intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Trồng, chăm sóc, thu hoạch và tiêu thụ hành - MĐ03: Trồng cây làm gia vị

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:111

198
lượt xem
73
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Trồng cây làm gia vị mô đun số 3: Trồng, chăm sóc, thu hoạch và tiêu thụ hành" kết hợp giữa kiến thức lý thuyết cơ bản và kỹ năng thực hành về kỹ thuật trồng, bón phân, tưới nước, vun xới và phòng trừ sâu bệnh hại hành, nhằm củng cố và ứng dụng cụ thể phần lý thuyết đã học, rèn luyện kỹ năng tay nghề về trồng, chăm sóc, thu hoạch bảo quản và hạch toán thu chi cho hành.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Trồng, chăm sóc, thu hoạch và tiêu thụ hành - MĐ03: Trồng cây làm gia vị

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN TRỒNG, CHĂM SÓC, THU HOẠCH VÀ TIÊU THỤ HÀNH MÃ SỐ: MĐ03 NGHỀ: TRỒNG CÂY LÀM GIA VỊ Trình độ: Sơ cấp nghề Hà Nội, năm 2013
  2. 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có th ể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích v ề đào t ạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm MÃ TÀI LIỆU: MĐ03
  3. 3 LỜI GIỚI THIỆU Phát triển nghề trông cây làm gia vị có ý nghĩa cho vi ệc phát tri ển kinh ̀ tế xã hội, góp phần thúc đầy sản xuất nông nghiệp, phân bố s ắp x ếp l ực lượng lao động ở khu vực nông thôn và tăng thu nhập cho người trồng. Giáo trình mô đun MĐ03: Trồng, chăm soc, thu hoạch và tiêu th ụ hành ́ được biên soạn theo chương trình khung của nghề trồng cây làm gia v ị trình độ sơ cấp, giáo trình này được chia làm 6 bài: Trồng hành. Chăm sóc hành. Phòng trừ dịch hại hành. Thu hoạch, làm sạch và phân loại hành. Sơ ch ế và bảo quản hành. Tiêu thụ hành và hạch toán thu chi. Giáo trình mô đun MĐ03 kết hợp giữa kiến thức lý thuy ết cơ bản và kỹ năng thực hanh về kỹ thuật trồng, bon phân, tưới nước, vun xới và phòng ̀ ́ trừ sâu bệnh hại hành, nhằm củng cố và ứng dụng cụ th ể ph ần lý thuy ết đã học, rèn luyện kỹ năng tay nghề về trồng, chăm soc, thu hoạch bảo quản và ́ hạch toán thu chi cho hành. Nhân biêt được sâu bệnh h ại chủ y ếu và th ực ̣ ́ hiện được các biện pháp trong phòng trừ sâu bệnh hại hành nhằm đảm bảo năng suất cao và chât lượng củ tôt. ́ ́ Giáo trình mô đun Trồng, chăm soc, thu hoạch và tiêu thụ hành n ằm ́ trong chương trình khung nghề trồng cây làm gia vị do tập thể giáo viên khoa trồng trọt trường Đai hoc Nông - Lâm Bắc Giang biên soạn. ̣ ̣ Tuy vậy, với khuôn khổ nội dung cho phép của chương trình đào tạo. Do đó giáo trình mô đun Trồng, chăm soc, thu hoạch và tiêu thụ hành chắc ́ chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu của anh chị em đồng nghiệp và bạn đọc để chúng tôi bổ sung, sửa đổi cho giáo trình ngày càng hoàn thiện. Các tác giả bày tỏ sự biết ơn với Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội, Tổng Cục Dạy Nghề và các đồng nghiệp ở các trường bạn đã giúp đỡ để hoàn thành giáo trình này. Xin chân thành cảm ơn! Nhóm biên soạn 1. Hoàng Thị Chấp (Chủ biên) 2. Lê Duy Thành 3. Nguyễn Văn Vượng
  4. 4 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG MÃ TÀI LIỆU: MĐ03.........................................................................................2 ................................. 3 MỤC LỤC........................................................................................................... 4 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN: TRỒNG, CHĂM SÓC, THU HOẠCH VÀ TIÊU THỤ HÀNH...............................................................................................7 Bài 1: Trồng hành................................................................................................8 A. Nội dung: .......................................................................................................8 1. Thời vụ trồng hành......................................................................................... 8 1.2. Giới thiệu một số thời vụ trồng hành chủ yếu..........................................8 2. Xử lý hành giống trước khi trồng.................................................................. 9 2.1. Xử lý giống bằng cách ngâm nước.............................................................9 2.2. Xử lý củ giống bằng chất hóa học............................................................. 9 3. Mật độ và khoảng cách trồng hành................................................................9 3.1. Căn cứ xác định mật độ khoảng cách trồng hành...................................... 9 3.2. Mật độ, khoảng cách trồng cụ thể........................................................... 10 4. Kỹ thuật trồng hành......................................................................................12 4.1. Kỹ thuật trồng hành lá...............................................................................12 4.2. Trồng hành bằng củ (hành ta)................................................................... 13 4.3. Trồng hành tây............................................................................................15 5. Tủ luống sau trồng........................................................................................16 6. Tưới nước sau trồng.....................................................................................17 B. Câu hỏi và bài tập thực hành...................................................................... 18 1. Câu hỏi trắc nghiệm.....................................................................................18 2. Bài thực hành.................................................................................................19 Bài 2: Chăm sóc hành........................................................................................23 A. Nội dung: .....................................................................................................23 1. Giặm tỉa hành sau trồng................................................................................23 1.1. Mục đích của giặm, tỉa..............................................................................23 1.2. Giặm hành.................................................................................................. 23 1.3. Tỉa hành...................................................................................................... 23 2. Làm cỏ, xới đất.............................................................................................23 2.1. Tac hai cua cỏ dai ...................................................................................... 23 ́ ̣ ̉ ̣ 2.2. Tác dụng của xới xáo đất..........................................................................23 2.3. Yêu câu kỹ thuât lam co, xới đất............................................................... 24 ̀ ̣ ̀ ̉ 3. Tưới nước cho hành......................................................................................25 3.1. Căn cứ để tưới nước................................................................................. 25 3.2. Chuẩn bị các nguồn lực để tưới............................................................... 27 3.2. Tiêu nước................................................................................................... 28
  5. 5 4. Bón phân........................................................................................................29 4.1. Nguyên tắc sử dụng phân bón...................................................................29 4.2. Kỹ thuật bón phân thúc cho hành.............................................................. 30 4.3. Thực hiện quy trình bón phân thúc cho hành............................................ 32 B. Câu hỏi và bài tập thực hành....................................................................... 32 ̉ 1. Câu hoi...........................................................................................................32 2. Bài thực hành ................................................................................................32 C. Ghi nhớ:........................................................................................................ 36 Bài 3: Phòng trừ dịch hại hành......................................................................... 37 A. Nội dung: .....................................................................................................37 1. Phòng trừ sâu bệnh hại hành........................................................................ 37 1.1. Điều tra sâu bệnh hại hành........................................................................37 1.3. Nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh hại hành................................................. 39 1.4. Phòng trừ một số loại sâu bệnh hại chính................................................40 2. Phòng trừ cỏ dại .......................................................................................... 52 2.1. Tác hại của cỏ dại đối với hành...............................................................52 2.2. Biện pháp phòng trừ cỏ dại hại hành....................................................... 52 B. Câu hỏi và bài tập thực hành....................................................................... 52 Câu hỏi ôn tập:..................................................................................................52 Bài thực hành số 3.3.1: Điều tra sâu bệnh hại hành thành phần.................... 52 C. Ghi nhớ: ....................................................................................................... 56 Bài 4: Thu hoạch, làm sạch và phân loại hành................................................ 57 A. Nội dung: .....................................................................................................57 1. Thu hoạch hành.............................................................................................57 1.1. Xác định thời điểm thu hoạch................................................................... 57 1.2. Dự tính sản lượng......................................................................................58 1.3. Chuẩn bị điều kiện thu hoạch...................................................................59 1.3.1. Chuẩn bị nguồn lao động....................................................................... 59 1.3.2. Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện thu hoạch........................................... 59 1.4. Kỹ thuật thu hoạch.................................................................................... 59 2. Làm sạch và phân loại hành......................................................................... 64 2.1. Làm sạch và phân loại hành lá.................................................................. 64 2.2. Làm sạch và phân loại hành củ ta............................................................. 65 2.3. Làm sạch và phân loại hành tây................................................................ 66 B. Câu hỏi và bài tập thực hành....................................................................... 67 Câu hỏi:............................................................................................................. 67 Bài thực hành số 3.4.1: Thu hoạch hành lá...................................................... 67 Bài 5: Sơ chế và bảo quản............................................................................... 71 A. Nội dung: .....................................................................................................71 1. Sơ chế và bảo quản hành lá sau khi thu hoạch........................................... 71 1.1. Đặc điểm của hành lá sau thu hoạch........................................................ 71 1.2. Sơ chế và bảo quản hành lá .................................................................... 71 2. Sơ chế và bảo quản hành củ........................................................................73 2.1. Sơ chế hành................................................................................................73
  6. 6 2.2. Làm khô hành củ........................................................................................75 2.4. Phân loại hành củ khô................................................................................76 2.5. Bảo quản hành củ khô...............................................................................77 B. Câu hỏi và bài tập thực hành....................................................................... 81 Câu hỏi:............................................................................................................. 81 Bài thực hành số 3.5.1: Sơ chế và bảo quản hành củ.....................................81 C. Ghi nhớ:........................................................................................................ 82 Bài 6: Tiêu thụ hành và hạch toán thu chi........................................................ 83 A. Nội dung của bài:.........................................................................................83 1. Tiêu thụ hành.................................................................................................83 1.1. Những căn cứ xác định phương thức tiêu thụ hành..................................83 1.2. Các phương thức tiêu thụ hành tươi......................................................... 85 1.3. Phân phối và tiêu thụ hành.........................................................................90 2. Hạch toán thu chi trong sản xuất hành.........................................................97 2.1. Công thức tính............................................................................................ 97 2.2. Cách tính các chỉ tiêu..................................................................................97 B. Câu hỏi và bài tập thực hành....................................................................... 98 1. Câu hỏi.......................................................................................................... 98 2. Phần thực hành..............................................................................................99 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN........................................................101 II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN: .............................................................................. 101 III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: ............................................................................ 102 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành.......................................... 102 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập.......................................................104 VI. Tài liệu tham khảo....................................................................................108 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ NGẮN HẠN NGHỀ TRỒNG CÂY LÀM GIA VỊ.............................110 DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU...................................................110 CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ TRỒNG CÂY LÀM GIA VỊ...........................................................................110
  7. 7 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN: TRỒNG, CHĂM SÓC, THU HOẠCH VÀ TIÊU THỤ HÀNH Mã mô đun: MĐ 03 Giới thiệu mô đun: Trồng, chăm sóc, thu hoạch và tiêu thụ hành (MĐ03) là mô đun tr ọng tâm của chương trình dạy nghề trồng cây làm gia vị, cung cấp nh ững kiến thức và trực tiếp rèn luyện kỹ năng về kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và tiêu thụ hành. Những công việc c ủa h ọc viên th ực hi ện trong mô đun này có liên quan tr ực ti ếp đ ến năng su ất và ch ất l ượng s ản ph ẩm hành. Việc tổ chức dạy – học các bài trong mô đun hi ệu qu ả nh ất khi th ực hi ện ngay trên thực địa gắn li ền v ới mùa vụ gieo tr ồng. Mô đun 03: trồng, chăm sóc, thu hoạch và tiêu thụ hành có thời gian học tập là 100 giờ, trong đó có 22 giờ lý thuyết, 70 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Môđun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: trồng, chăm sóc, phòng trừ dịch hại, thu hoạch và tiêu thụ hành đạt ch ất lượng và hiệu quả cao.
  8. 8 Bài 1: Trồng hành Mã bài: MĐ03 -01 Mục tiêu: Học xong bài này học viên có khả năng: - Xác định được thời vụ thích hợp để trồng hành - Xử lý được hành giống trước khi trồng theo đúng quy trình - Thực hiện trồng và chăm sóc hành sau trồng đúng quy trình A. Nội dung: 1. Thời vụ trồng hành 1.1. Căn cứ xác định thời vụ trồng hành 1.1.1. Căn cứ vào đặc điểm của giống hành Căn cứ vào thời gian sinh trưởng dài hay ngắn, khả năng sinh trưởng, phát triển nhanh hay chậm; khả năng chịu rét, chịu nóng, chịu ẩm của các loại giống hành khác nhau để chọn thời vụ trồng cho thích hợp. 1.1.2. Căn cứ vào yêu cầu sinh thái của cây hành Hành là cây ưa ánh sáng, ánh sáng đầy đủ cây sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất cao, chất lượng tốt. Ngược lại thiếu ánh sáng, cây sinh tr ưởng kém, năng suất thấp. 1.1.3. Căn cứ vào cơ cấu mùa vụ Những vùng chuyên hành, có thể trồng quanh năm đối với giống hành lá. Ngược lại những vùng không chuyên canh, trồng 2 vụ lúa s ớm 1 v ụ hành Thu – Đông. Hoặc trồng 2 vụ lúa sau đó trồng vụ hành Đông – Xuân. 1.2. Giới thiệu một số thời vụ trồng hành chủ yếu * Thời vụ trồng hành lá: Thời vụ gieo trồng từ tháng 1 đến tháng 10 dương lịch *Thời vụ trồng hành củ ta Thời vụ trồng từ giữa tháng 9 đến giữa tháng 10 dương lịch *Thời vụ trồng hành tây - Vụ sớm, gieo vào cuối tháng 8, trồng cuối tháng 9 dương lịch. - Chính vụ gieo từ giữa tháng 9, trồng từ giữa tháng 9 đến hết tháng 10 dương lịch. - Vụ muộn, gieo cuối tháng 9, trồng cuối tháng 10 đến đầu tháng 11 dương lịch.
  9. 9 2. Xử lý hành giống trước khi trồng Xử lý giống trước khi trồng là biện pháp kỹ thuật rất quan trọng được áp dụng nhiều trong sản xuất cây rau nói chung và cây hành nói riêng. X ử lý củ trước khi gieo trồng nhằm thúc đẩy mầm, kích thích mầm m ọc nhanh, tăng cường sự trao đổi chất trong củ, thúc đẩy sinh trưởng phát tri ển, h ạn chế tác hại của sâu bệnh. Có nhiều phương pháp xử lý nh ư: ngâm n ước, x ử lý hóa chất… 2.1. Xử lý giống bằng cách ngâm nước Củ giống được ngâm nước trước khi cấy chắc chắn sẽ mọc mầm nhanh hơn, sinh trưởng tốt hơn, làm tăng độ đồng đều của cây giống. Dùng nước sạch, ít tạp khuẩn để ngâm. Thời gian ngâm củ hành giống từ 2 – 3 giờ, sau đó vớt để cho ráo nước mới đem cấy (trồng). Không nên ngâm nước quá lâu vì sẽ làm các chất hòa tan trong củ bị thất thoát. Sau khi ngâm nước các ánh hành giống được cắm vào đất có đủ độ ẩm. Nếu đất khô quá phải được tưới đảm bảo đủ ẩm mới được cắm hành. 2.2. Xử lý củ giống bằng chất hóa học Xử lý các ánh hành bằng chát hóa học là biện pháp kỹ thuật rất quan trọng được ứng dụng rộng rãi trong trồng trọt nhằm hạn chế nấm bệnh. - Xử lý củ giống bằng dung dịch thuốc Nativo 750 WG nồng độ 1% (3gr/3lít nước) + thuốc trừ vi khuẩn Kasumin 2L (1%) phun ướt đều cho củ hành giống trước khi trồng. - Hoặc xử lý củ giống bằng cách ngâm vào dung dịch Rovral 50 WP 2% + Kasumin 2 L (1%) trong thời gian 5 – 10 phút. 3. Mật độ và khoảng cách trồng hành 3.1. Căn cứ xác định mật độ khoảng cách trồng hành Tùy theo tình hình cụ thể để lựa chọn mật độ và khoảng cách trồng cho phù hợp. Nguyên tắc chung là: - Không trồng quá dầy, cây sẽ sinh trưởng, phát triển yếu - Không trồng quá thưa, lãng phí đất, nhiều cỏ dại, năng suất trên đ ơn vị diện tích thấp. Các căn cứ chủ yếu để xác định mật độ khoảng cách trồng hợp lý: * Dựa vào thời gian sinh trưởng và khả năng sinh trưởng của giống: Giống có thời gian sinh trưởng dài, khả năng sinh trưởng mạnh thì trồng thưa hơn. * Dựa vào độ màu mỡ của đất đai: - Đất tốt, nhiều dinh dưỡng, tưới tiêu thuận lợi thì trồng thưa.
  10. 10 - Đất xấu, nghèo dinh dưỡng, không chủ động được tưới tiêu thì trồng dày để tăng số cây, tăng năng suất tổng thể. * Dựa vào khả năng đầu tư thâm canh: - Nếu có khả năng chăm sóc tốt, mức độ đầu tư thâm canh cao thì nên trồng mật độ thưa hơn. - Nếu khả năng chăm sóc, mức độ đầu tư thâm canh có hạn thì nên trồng mật độ vừa phải đến trồng dầy hơn. * Dựa vào phương thức canh tác: - Nếu trên luống chỉ trồng thuần một mình cây hânh thì m ật độ khoảng cách trồng dày hơn. (hình 1) Hình số 3.1.1. Ruộng hành trồng thuần hành - Nếu trên ruộng ngoài trồng hành còn trồng xen các cây trồng khác trên luống hành như: ớt, rau cải, rau xà lách...thì mật độ khoảng cách trồng hành nên thưa hơn. (Hình 2) Hình số 3.1.2: Ruộng hành trồng xen với ớt, rau cải 3.2. Mật độ, khoảng cách trồng cụ thể *Đối với hành lấy củ: Đối với hành lấy củ thường trồng khoảng cách hàng cách hàng 12- 15cm, cây cách cây 10 - 15cm. Mật độ khoảng 4.000 – 4.500 cây/1000m2, trồng 1 – 2 củ/hốc.
  11. 11 12 – 15cm 10 – 15cm Hình số 3.1.3: Khoảng cách trồng hành củ Ghi chú: Vị trí trồng cây: Khoảng cách cây trên hàng (cm) Khoảng cách 2 hàng cây trên luống (cm) Tùy từng điều kiện cụ thể để xác định khoảng cách trồng thích hợp. *Đối với hành ăn lá (hành hoa): Hành lá có thời gian sinh trưởng ngắn hơn, được trồng với khoảng cách giữa các cây là 20cm x 10cm. Khoảng cách giữa các cây Hình số 3.1.4: Khoảng cách trồng hành lá *Đối với hành tây: Hành tây được trồng với khoảng cách hàng cách hàng 22 - 25cm, cây
  12. 12 cách cây 13 - 15cm. Mật độ đạt khoảng 21 – 22 v ạn cây/ha. Tr ồng th ưa làm cho thân lá phát triển mạnh, cây chậm ra củ, số cây phát triển to, cây lâu chín già, lâu khô. Khoảng cách giữa các cây Hình số 3.1.5: Khoảng cách trồng hành tây 4. Kỹ thuật trồng hành 4.1. Kỹ thuật trồng hành lá Đất trồng hành sau khi đã cày bừa, lên luống, rạch hàng bón phân lót theo tiêu chuẩn của quy trình đề ra (nội dung này đã được giới thi ệu tại mô đun 02 – Chuẩn bị đất trồng hành). Tùy theo phương th ức trồng b ằng cây gốc hoặc gieo hạt mà có kỹ thuật trồng khác nhau. *Trồng bằng cây gốc Các bước và cách thức thực hiện công việc: Bước 1: Chọn cây già, gốc to, không quá non mềm, lá cứng, có phấn trắng để trồng. Bước 2: Trồng theo hàng đã bón phân lót, theo khoảng cách đã định, dùng ngón tay moi một hố sâu khoảng 5 – 6 cm, rộng 5 – 7 cm để đặt gốc hành. Bước 3: Đặt gốc hành vào hố trồng. Một tay giữ cho thẳng đứng, một tay l ấp đất nhỏ vào hố và ấn đất xung quanh gốc. Bước 4: Dùng tay xoa phẳng đất mặt luống. Tiếp tục trồng cây khác. Bước 5: Sau khi trồng xong dùng ô doa tưới ngay bằng nước sạch cho đẫm. *Gieo từ hạt
  13. 13 Dùng hạt gieo trực tiếp trên luống, phủ rơm hoặc trấu lên trên và tưới nước giữ ẩm. Sau khi cây mọc có thể nhổ tỉa cây con đem trồng hoặc tỉa dần đem bán. (a) (b) Hình số 3.1.6 (a) Trồng hành lá từ cây gốc, (b) Trồng hành lá từ hạt 4.2. Trồng hành bằng củ (hành ta) Trồng hành củ được tiến hành theo các bước sau: Bước 1: Chọn củ giống Chọn các củ hành chắc, đáy tròn, không sâu bệnh, không mọc rễ non. Hình số 3.1.7: Củ hành giống chưa tách Bước 2: Tách và lựa chọn các ánh - Dùng dao nhỏ bóc và cắt đầu chóp các ánh hành. - Chọn những ánh hành to đều, chắc, loại bỏ những ánh lép, nh ỏ, ánh sâu bệnh và giập nát.
  14. 14 Hình số 3.1.8: Tách hành giống Bước 3: Ngâm củ hành vào nước sạch Ngâm các ánh hành giống vào nước lã sạch từ 2 – 3 giờ, sau đó v ớt hành cho ráo nước. Hình số 3.1.9: Ngâm hành giống trong nước Bước 4: Cắm hành - Cắm các múi hành lên luống theo khoảng cách đã định. - Nếu đất cát cắm củ vừa ngập mặt đất, nếu đất sét cắm củ sâu 2/3 lớp mặt.
  15. 15 Hình số 3.1.10: Cắm các ánh hành 4.3. Trồng hành tây Các bước và cách thức thực hiện công việc: Bước 1: + Chọn cây cao từ 15-18cm, lá thẳng, cứng, xanh, rễ thẳng, cây có từ 4 - 5 lá thật, không sâu bệnh. + Cây con đem trồng phải đúng tuổi từ 30 - 40 ngày tu ổi có 4 - 5 lá m ới nhổ trồng, nếu trồng sớm hành mau bén rễ và sớm cho thu hoạch nhưng củ nhiều nước khó bảo quản. Bước 2: Trồng theo hàng đã bón phân lót, theo khoảng cách đã định, dùng ngón tay moi một hố sâu khoảng 3 – 5 cm, rộng 4 – 5 cm để đặt cây con. Bước 3: Đặt cây con vào hố trồng. Một tay giữ cây con thẳng đứng, một tay lấp đất nhỏ vào hố xung quanh cây con vừa kín đế (2 – 3cm). Bước 4: Hai bàn tay ấn nhẹ đất xung quanh gốc cây con Bước 5: Dùng tay xoa phẳng đất mặt luống. Tiếp tục trồng cây khác. Bước 6: + Sau khi trồng xong tưới ngay bằng nước sạch + Những ngày đầu tưới 2 – 3 lần/ngày + Các ngày sau tưới 1 lần/ngày duy trì độ ẩm 70 – 80%
  16. 16 Hình số 3.1.11: Trồng hành tây Ghi nhớ: - Đất trước khi trồng phải đủ ẩm - Nên trồng cây con vào những ngày dâm mát hoặc trồng lúc chiều mát là tốt nhất. - Trồng ngay hàng thẳng lối, đúng khoảng cách, mật độ đã xác định. 5. Tủ luống sau trồng Sau khi trồng xong cần tiến hành tủ kín đất mặt luống đ ể giữ ẩm, gi ữ nhiệt (về mùa đông) cho đất, giúp cây chóng bén rễ hồi xanh; h ạn ch ế đ ược cỏ dại mọc trên luống. - Vật liệu dùng để tủ: Tùy điều kiện cụ thể, có thể dùng các vật liệu nh ư: R ơm, rạ, ... đ ể t ủ lên mặt luống ngay sau khi trồng xong. - Yêu cầu cần đạt: + Tủ kín đều mặt luống + Độ dầy lớp vật liệu phủ: 4 – 5 cm + Không che lấp, không làm gãy nát cây con
  17. 17 Hình số 3.1.12: Tủ rơm mặt luống sau khi trồng hành Chú ý: Khi vật liệu tủ khan hiếm hoặc không có thì có th ể không c ần t ủ m ặt luống. Tuy nhiên cần tưới nước để giữ ẩm liên tục cho đất ruộng hành. 6. Tưới nước sau trồng Sau khi trồng và phủ rơm, rạ thì tưới đẫm nước trên mặt rạ hoặc trấu, giữ ẩm cho mầm mọc nhanh và duy trì đủ ẩm để cây sinh trưởng t ốt. Có nhiều phương pháp tưới nước: tưới trên mặt, tưới rãnh, tưới phun mưa… Hình số 3.1.13: Tưới nước cho hành củ sau khi trồng
  18. 18 Hình số 3.1.14: Tát nước lên mặt luống tưới cho hành lá sau trồng B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi trắc nghiệm Đánh dấu x vào đáp án đúng nhất cho các câu sau đây: Câu 1. Thời vụ trồng hành hoa từ: A, Tháng 1 đến tháng 9 B, Tháng 2 đến tháng 8 C, Tháng 1 đến tháng 10 D, Tháng 2 đến tháng 11 Câu 2. Thời vụ trồng hành củ từ: A, Giữa tháng 7 đến giữa tháng 9 dương lịch B, Đầu tháng 8 đến đầu tháng 10 dương lịch C, Giữa tháng 9 đến giữa tháng 10 dương lịch D, Giữa tháng 10 đến giữa tháng 11 dương lịch Câu 3. Thời vụ trồng hành tây *Với vụ sớm từ: A, Cuối tháng 7 đến cuối tháng 9 dương lịch B, Cuối tháng 8 đến cuối tháng 9 dương lịch C, Giữa tháng 9 đến giữa tháng 10 dương lịch D, Giữa tháng 10 đến giữa tháng 11 dương lịch * Với vụ chính từ: A, Giữa tháng 9 đến hết tháng 10 dương lịch B, Cuối tháng 9 đến cuối tháng 11 dương lịch
  19. 19 C, Đầu tháng 10 đến đầu tháng 12 dương lịch D, Giữa tháng 10 đến giữa 12 dương lịch *Với vụ muộn từ: A, Cuối tháng 9 đến tháng 11 dương lịch B, Giữa tháng 9 đến đầu tháng 12 dương lịch C, Đầu tháng 9 đến cuối tháng 12 dương lịch D, Đầu tháng 10 đến cuối tháng 12 dương lịch Câu 4. Khoảng cách trồng hành *Giống hành củ trồng với khoảng cách là: A, Khoảng cách cây và hàng 15cm x 15cm. B, Khoảng cách cây và hàng 15cm x 20cm. C, khoảng cách cây và hàng 10cm x 15cm D, Tất cả A, B và C *Giống hành lá với khoảng cách là: A, Khoảng cách cây và hàng 20cm x 10cm. B, Khoảng cách cây và hàng 15cm x 20cm. C, Khoảng cách cây và hàng 20cm x 30cm D, Khoảng cách cây và hàng 10cm x 30cm *Giông hành tây trồng với khoảng cách là: A, Hàng cách hàng 20cm và cây cách cây 15cm B, Hàng cách hàng 15cm và cây cách cây 10cm C, Hàng cách hàng 30cm và cây cách cây 15cm D, Hàng cách hàng 30cm và cây cách cây 20cm 2. Bài thực hành Bài thực hành số 3.1.1: Trồng hành ta bằng củ *Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện công việc tách múi, ngâm nước, cắm hành, tủ luống và tưới nước sau khi trồng hành. *Nguồn lực: - Ruộng để thực hành của hộ gia đình - Phân bón vô cơ
  20. 20 - Giống hành - Hóa chất - Dụng cụ: xô, chậu, cuốc, xẻng, dao nhỏ, dụng cụ để pha hóa chất, cân đồng hồ loại 60kg, thùng, ô doa... - Bộ đồ bảo hộ lao động cho mỗi người - Phương tiện vận chuyển phân bón và dụng cụ - Giấy bút ghi chép - Máy tính cầm tay *Tiến hành Nội dung công việc Yêu câu và phương pháp thực hiện Bước 1: chọn củ giống và bóc ánh - Chọn củ chắc, đáy tròn, không sâu bệnh, không giập nát - Tách ra thành múi (ánh) Bước 2: Cắt bỏ chóp củ - Dùng dao nhỏ sắc cắt bỏ phần chóp củ - Lột bỏ vỏ bao ngoài củ Bước 3: Ngâm nước - Chọn những ánh to, chắc, không sâu bệnh, loại bỏ những ánh lép, ánh giập nát. - Ngâm các ánh hành vào nước lã sạch từ 2 – 3 giờ - Vớt hành cho ráo nước Bước 4: Cắm hành - Cắm các ánh hành lên luống theo khoảng cách đã định. - Nếu đất cát cắm củ vừa ngập mặt đất, nếu đất sét cắm củ sâu 2/3 lớp mặt. *Thời gian thục hiện: 7,5 giờ *Địa điểm thực hành: Ngoài đồng ruộng *Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm - Chọn được củ hành giống đúng tiêu chuẩn để trồng - Các thao tác tách ánh hành chuẩn xác
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2