intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Trồng và chăm sóc ổi - MĐ03: Trồng xoài, ổi, chôm chôm

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:101

410
lượt xem
75
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Trồng và chăm sóc ổi đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, đã cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất xoài, ổi, chôm chôm tại các địa phương trong cả nước, do đó có thể coi là cẩm nang cho người đã, đang và sẽ trồng xoài, ổi, chôm chôm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Trồng và chăm sóc ổi - MĐ03: Trồng xoài, ổi, chôm chôm

  1. B N N N TT NN N T N T N UN T ỒN C Ă SÓC Ổ Ã SỐ: 03 N Ề: T ỒN X ,Ổ ,C C T :S TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
  2. 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dẫn dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. Mã tài liệu: MĐ 03
  3. 2 LỜ Ớ T U Ở Việt Nam, có rất nhiều giống cây ăn quả ngon, tiềm năng của cây ăn quả rất lớn. Điều kiện thời tiết thuận lợi, người nông dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, vì vậy quy hoạch sản xuất những vùng trái cây đặc sản như cây ổi là việc làm cần thiết cho kế hoạch phát triển nền nông nghiệp bền vững, nhằm đáp ứng cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu, vì thế đẩy mạnh phát triển nghề trồng cây ăn trái là một hướng đi đúng góp phần tạo ra sản phẩm nông nghiệp hàng hóa cạnh tranh với các nước trong khu vực là rất quan trọng. Chương trình đào tạo nghề “Trồng xoài, ổi, chôm chôm” cùng với bộ giáo trình được biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, đã cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất xoài, ổi, chôm chôm tại các địa phương trong cả nước, do đó có thể coi là cẩm nang cho người đã, đang và sẽ trồng xoài, ổi, chôm chôm. Bộ giáo trình gồm 6 quyển: 1) Giáo trình mô đun Chuẩn bị trước khi trồng 2) Giáo trình mô đun Trồng và chăm sóc xoài 3) Giáo trình mô đun Trồng và chăm sóc ổi 4) Giáo trình mô đun Trồng và chăm sóc chôm chôm 5) Giáo trình mô đun Thu hoạch và bảo quản 6) Giáo trình mô đun Tiêu thụ sản phẩm Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Vụ Tổ chức Cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Ban Giám Hiệu, Ban chủ nhiệm xây dựng chương trình nghề, các Thầy, Cô khoa Trồng trọt – BVTV trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ, Phòng Nông nghiệp huyện Cái Bè. Đồng thời chúng tôi cũng nhận được các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các Trung Tâm, Viện cây Ăn Quả Miền Nam, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các chuyên gia đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ giáo trình này. Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Trồng Xoài, ổi, chôm chôm”. Các thông tin trong bộ giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức và giảng dạy các mô đun một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy học. Giáo trình “Trồng Xoài, ổi, chôm chôm” giới thiệu khái quát về đặc điểm đất trồng; cách thiết kế, xây dựng vườn ươm, vườn trồng ổi , công tác chọn và nhân giống, kỹ thuật trồng chăm sóc, kỹ thuật xử lý ra hoa và biện pháp quản lý dịch hại trên cây xoài, ổi, chôm chôm kết hợp việc thu hoạch và bảo quản, để có được sản
  4. 3 phẩm đạt chất lượng tốt đáp ứng cho tiêu thụ nội địa và xuất khẩu hiện nay. Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn: 1. Nguyễn Tiến Huyền (chủ biên); 2. Nguyễn Thị Quyên; 3. Nguyễn Văn Dũng; 4. Trần Phạm Thanh Giang; 5. Nguyễn Hữu Luyến.
  5. 4 ỤC LỤC Ề ỤC TRANG TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN .............................................................................................1 LỜI GIỚI THIỆU.............................................................................................................2 BÀI 1: TRỒNG MỚI ỔI ................................................................................................7 1. Đặc điểm của cây ổi ......................................................................................... 7 1.1 Nguồn gốc và phân bố ................................................................................... 7 1.2 Yêu cầu về sinh thái đối với cây ổi ............................................................... 8 1.3 Giá trị dinh dưỡng và kinh tế của cây ổi ...................................................... 9 1.4 Tình hình sản xuất ổi ..................................................................................... 12 1.5 Giới thiệu một số giống ổi trồng phổ biến .................................................... 12 1.6 Đặc tính thực vật của cây ổi .......................................................................... 15 2. Thực hiện trồng ổi ........................................................................................... 17 2.1 Đặt cây vào hố ............................................................................................... 17 2.2 Lấp đất .......................................................................................................... 19 2.3 Cắm cọc giữ cho cây đứng vững ................................................................ 20 2.4 Tưới nước giữ ẩm cho cây sau trồng............................................................ 21 2.5 Che nắng cho cây sau trồng.......................................................................... 21 2.6 Phủ (tủ) gốc cho cây mới trồng .................................................................... 22 BÀI 2: TƯỚI VÀ TIÊU NƯỚC CHO ỔI .....................................................................26 1. Xác định nhu cầu nước của cây....................................................................... 26 2. Tưới nước cho ổi ............................................................................................. 27 3. Tiêu nước cho cây ổi ....................................................................................... 33 BÀI 3: LÀM CỎ, BÓN PHÂN CHO ỔI .......................................................................38 1. Làm cỏ cho ổi ............................................................................................................38 1.1 Tác hại của cỏ dại .......................................................................................... 38 1.2 Giới thiệu một số loại cỏ dại chính trong vườn ổi ........................................ 39 1.3 Phòng cỏ dại trong vườn ổi .......................................................................... 40 1.4 Trừ cỏ dại trong vườn ổi .............................................................................. 40 2. Bón phân cho ổi............................................................................................... 43 2.1 Xác định nhu cầu dinh dưỡng của cây ổi ...................................................... 43 2.2 Xác định loại phân bón.................................................................................. 47 2.3 Chuẩn bị trước khi bón ............................................................................... 50 2.4 Bón phân cho ổi............................................................................................. 53 BÀI 4: TỈA CÀNH, TẠO TÁN CHO ỔI ......................................................................56 1. Mục đích tỉa cành, tạo tán ............................................................................... 56 2. Định hình tán cây ............................................................................................ 57 3. Tỉa cành ........................................................................................................... 57 3.1 Xác định cành cần tỉa .................................................................................... 57 3.2 Chuẩn bị dụng cụ cắt cành ............................................................................ 58 3.3 Chọn phương pháp cắt cành .......................................................................... 59
  6. 5 3.4 Tiến hành cắt cành......................................................................................... 61 3.5 Chăm sóc, kiểm tra sau khi cắt tỉa................................................................. 64 4. Tạo tán cho ổi .................................................................................................. 65 BÀI 5: PHÒNG TRỪ DỊCH HẠI .................................................................................68 1. Phòng trừ sâu hại ổi ........................................................................................ 68 1.1 Ruồi đục quả ( Bactrocera dorsalis) ............................................................. 68 1.3 Rầy phấn trắng (Aleurodicus sp) ................................................................... 73 1.4 Rầy mềm (Aphis gossypii)............................................................................. 74 1.5 Sâu đục trái (Conogethes punctiferalis): ....................................................... 75 1.6 Sâu đục cành (Zeuzera coffeae) .................................................................... 76 1.8 Sâu ăn lá ổi (Archips micaceana)................................................................. 78 1.9 Bọ trĩ (Selenothrips rubrocinctus) ............................................................. 79 2. Phòng trừ bệnh hại ổi .................................................................................... 80 2.1 Bệnh thán thư ( Do Nấm Glomerella psidii) ............................................. 80 2.2 Bệnh đốm mắt ếch (Do nấm Cercospora psidii) ......................................... 81 2.3. Bệnh rỉ sắt ( Do nấm Puccinia psidii) .......................................................... 82 2.4 Bệnh ghẻ ( Do nấm Venturia inaequalis) ...................................................... 83 2.5 Bệnh sương mai ( Do nấm Phytophthora parasitica) .................................... 84 2.6 Bệnh muội đen (bồ hóng) (Do nấm Capnodium sp) .................................... 85 2.7 Bệnh đốm rong (Do tảo Cephaleuros virescens)............................................... 85 2.8 Bệnh héo khô ( Do nấm Fusarium oxysporum) ................................................ 86 2.9 Bệnh thối đen trái ( Do nấm Phyllosticta psidijcola) ........................................ 87 2.10. Bệnh nám trái .............................................................................................. 87 3. Tuyến trùng sần rễ (Melodogyne spp) ............................................................ 88 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN ......................................................................91 I. Vị trí, tính chất của mô đun ........................................................................................91 II. Mục tiêu mô đun .......................................................................................................91 III. Nội dung mô đun .....................................................................................................91 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành ................................................. 92 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập ........................................................................96 VI. Tài liệu tham khảo......................................................................................... 98
  7. 6 UN: T ỒN C Ă SÓC Ổ ã mô u : 03 iới t iệu mô u Mô đun trồng và chăm sóc ổi là mô đun chuyên môn nghề, mang tính tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành trồng ổi; nội dung mô đun trình bày các đặc điểm thực vật học của cây ổỉ, tình hình sản xuất, yêu cầu ngoại cảnh cách trồng mới và chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên cây ổi. Đồng thời mô đun cũng trình bày hệ thống các bài tập, bài thực hành cho từng bài dạy và bài thực hành khi kết thúc mô đun. Học xong mô đun này, học viên có được những kiến thức cơ bản về các bước công việc trồng ổi và có kỹ năng thực hiện việc trồng ổi theo đúng trình tự, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, an toàn; phát hiện và xử lý được các hiện tượng sâu bệnh hại của ổi đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
  8. 7 BÀI 1: T ỒN Ớ Ổ Mục tiêu: - Xác định được các đặc tính cơ bản của cây ổi và tình hình sản xuất, tiêu thụ ổi tại thời điểm trồng. - Thực hiện được các thao tác kỹ thuật trồng ổi như: đặt cây, lấp đất, giữ cho cây đứng vững sau trồng, tưới nước, che nắng và phủ gốc cho cây ổi mới trồng. A. N i du 1. ặ iểm ủa ây ổi 1.1 Nguồn gốc và phân bố - Nguồn gốc: Cây ổi có tên khoa học là Psidium guajava L. Ổi có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Mỹ, hiện được trồng ở nhiều nơi. Đây là một loại quả bình dân, giàu Vitamin C. Ổi chủ yếu dùng để ăn tươi và gần đây là làm mứt, sấy khô, đóng hộp, chế biến trà ổi. - Sự phân bố của cây ổi Họ Sim (Myrtaceae) có khoảng 3.000 loài, phân bổ trong 130-150 chi. Chúng phân bổ rộng khắp ở vùng nhiệt đới và ôn đới ấm áp trên thế giới. Chi Ổi (Psidium) có nguồn gốc ở Trung và Nam Mỹ với khoảng 100 loài cây bụi. Trong đó có nhiều loài cây có quả ăn được và có giá trị kinh tế lớn. Cây ổi (Psidium guajava) còn gọi là cây Ổi thường (Common guava) hay cây Ổi táo (Apple guava) là loài cây có chất lượng quả ngon nhất trong Chi Ổi, có nguồn gốc ở Trung Mỹ và vùng phụ cận (Mexico, vùng vịnh Caribbean, Trung và Nam Mỹ). Cây ổi được trồng ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới khắp thế giới kể từ khi Châu Âu chiếm đóng Châu Mỹ. Hiện nay cây ổi được trồng nhiều ở các nước thuộc Châu Phi , Nam Á , Đông Nam Á , vùng Caribbean, cận nhiệt đới của Bắc Mỹ, và Úc. Qua quá trình trồng trọt và chọn lọc giống, hiện nay các giống ổi cũng rất phong phú, đa dạng. Ngoài giống ổi thường (Psidium guajava) phổ biến khắp thế giới, còn có những giống ổi đặc biệt của địa phương như: ổi trâu, ổi bo, ổi xá lị có quả to nhưng kém thơm ngọt; ổi mỡ, ổi găng, ổi đào, ổi nghệ tuy quả nhỏ nhưng ngọt và rất thơm. Ở Việt Nam cây ổi thường (Psidium guajava) được nhập vào trồng từ lúc nào không rõ và nó được phát triển trên khắp cả nước từ đồng bằng ven biển cho đến vùng núi có độ cao khoảng 1500 m trở xuống.
  9. 8 Ngày nay ngoài giống ổi ta bình thường, ở Việt Nam còn trồng các giống ổi mới như ổ Xá lị nhập từ Trung Quốc và ổi không hạt được phổ biến gần đây nhờ công nghệ chọn giống hiện đại. 1.2 Yêu cầu về sinh thái đối với cây ổi - N iệt Cây ổi có thể phát triển trong giới hạn nhiệt độ từ 15,5°C đến 32°C. Chính vì vậy, mặc dù ổi có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới, nhưng nó vẫn có thể phát triển trong khu vực cận nhiệt đới ở độ cao lên đến 1700 m. Khả năng thích ứng này đã dẫn đến nó được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới và ở một số nơi ổi được xem như là một loài cỏ dại xâm lấn. Ổi không chịu được rét, nhiệt độ thấp kéo dài dưới -2oC cả cây lớn cũng chết. Ở những nơi có nhiệt độ ban đêm mùa đông là 5-7°C trong vài giờ/đêm thì sự tăng trưởng ngừng và lá chuyển sang màu tím. Nhiệt độ thấp dưới 18 - 20oC quả bé, phát triển chậm chất lượng kém. Nhiệt độ tối ưu để tăng tỷ lệ đậu trái là 23-28°C, ngoài giới hạn nhiệt này thì sự đậu trái giảm đáng kể. - Ánh sáng Ổi là cây ưa sáng. Tuy nhiên cường độ ánh sáng quá cao sẽ làm nám trái, cây sinh trưởng kém dẫn đến tuổi thọ ngắn. - Ẩm Ổi thích khí hậu ẩm, nếu lượng mưa hàng năm 1.500 – 4.000 mm phân bố tương đối đều thì không phải tưới. Bộ rễ của ổi thích nghi tốt với sự thay đổi đột ngột độ ẩm trong đất. Nếu trời hạn, mực nước ngầm thấp, ổi có khả năng phát triển nhanh một số rễ thẳng đứng ăn sâu xuống đất tận 3 – 4 m và hơn. Nếu mưa nhiều, mực nước dâng cao ổi đâm nhiều rễ ăn trở lại mặt đất do đó không bị ngạt. Thậm chí bị ngập hẳn vài ngày ổi cũng không chết. - t ai Ổi trồng được ở nhiều loại đất, pH thích hợp từ 4,5 đến 8,2. Tuy nhiên muốn đạt sản lượng cao chất lượng tốt phải chọn đất tốt, sâu và phải bón phân đủ và hợp lý. Ổi mọc tốt nhất trên đất phì nhiêu, có cơ cấu nhẹ như đất phù sa, đất cát pha có tầng canh tác sâu (tối thiểu 0,5 m). Đất tốt, tầng canh tác dày thì cây sẽ cho nhiều quả, chất lượng tốt nhưng cây ổi lại thường được trồng trên vùng đất đồi dốc, đất lẫn sỏi đá… Vì vậy, nguyên tắc cơ bản của việc chọn đất là tầng đất canh tác phải đủ dày để bảo đảm bộ rễ cây phát triển tốt, độ dốc không quá 20 o, gần nguồn nước tưới…
  10. 9 1.3 Giá trị dinh dưỡng và kinh tế của cây ổi a. Giá trị dinh dưỡng Khi nói về thành phần dinh dưỡng của quả ổi, người ta xem nó như một loại thực phẩm chức năng do trong thịt quả có chứa một hàm lượng vitamin C gấp 3 lần so với cam và một lượng chất xơ rất cao, do đó năng lượng do chúng cung cấp thấp so với trọng lượng (55KJ/100g thịt quả). Ngoài ra, thịt quả còn chứa một số chất có hoạt tính sinh học quan trọng tự nhiên rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể như vitamin niacin, axit pantothenic, thiamin, riboflavin và vitamin A cùng với các khoáng chất như phốtpho, canxi, sắt, và protein. Ổi là loại quả có hàm lượng nước chiếm tỷ lệ tương đối cao (82 - 85%). Hàm lượng gluxit trong ổi ở mức thấp (7,1 - 7,9%), trong đó hàm lượng đường ở mức trung bình đối với một số loại quả thông thường (6 - 9%), phần còn lại là glucosa và fructoza với tỷ lệ tương đương nhau. Lượng axit hữu cơ trong ổi không đáng kể (0,2 - 0,3%), trong đó chủ yếu là axit citric. Ngoài ra còn có các axit malic, fumaric, glycollic tạo cho ổi có vị hơi chua dịu. Các nghiên cứu cho thấy có khoảng 154 hợp chất bay hơi đã được tìm thấy trong quả ổi tạo ra hương thơm hấp dẫn mà chủ yếu là các hợp chất của carbonyl, este của rượu thơm, cồn, hydrocarbon và hỗn hợp các chất bay hơi khác. Một trong số chúng là methyl benzoat, pphenylethyl axetat, cinnamyl axetat, hexanon và β-ionon, đặc biệt cinnamyl axetat là một trong những hợp chất bay hơi chính tạo nên hương thơm đặc trưng cho ổi. Ngoài các thành phần có giá trị dinh dưỡng, trong quả ổi có chứa một lượng pectin đáng kể (chiếm khoảng 1,0 - 1,5%). Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, trong 100 g phần ăn được của quả ổi thường chứa các chất như sau: Bảng 3.1.1 Thành phần dinh dưỡng trong quả ổi Quả ổi, iố Apple Guava, tí t eo 100 ầ ă ượ Năng lượng 36-50 cal Hàm lượng nước 77-86 g Xơ tiêu hóa 2,8-5,5 g Protein 0,9-1,0 g Chất béo 0,1-0,5 g Tro 0,43-0,7 g
  11. 10 Carbohydrat 9,5-10 g Calcium 9,1–17 mg Phospho 17,8–30 mg Sắt 0,30-0,70 mg Carotene (Vitamin A) 200-400 I.U Axit ascorbic (Vitamin C) 200–400 mg Thiamin (Vitamin B1) 0,046 mg Riboflavin (Vitamin B2) 0,03-0.04 mg Niacin (Vitamin B3) 0,6-1,068 mg Nguồn: healthaliciousness.com b. Giá trị kinh tế *Lá non và quả ổi được dùng làm rau Do lá non và quả non của cây ổi có nhiều tanin nên có vị chát, ít được dùng làm rau. Tuy nhiên trong một số trường hợp ở một số địa phương cũng dùng lá và quả ổi non làm rau trong những món ăn đặc biệt. *Quả ổi chua và ổi chín dùng để ăn tươi - Quả ổi có thể được ăn tươi hoặc chế biến thành mứt đông hay đồ hộp nước ổi. Tuỳ theo từng giống ổi mà quả ổi chín có thể có vị ngọt hay chua. - Ở nhiều nước, quả ổi chua (ổi già) và ổi chín dùng để ăn sống như một loại quả ăn chơi. Ổi chua được chấm với muối ớt, muối tiêu hoặc hổn hợp gia vị masala. Quả ổi được xem là loại trái cây quốc gia mùa đông của Pakistan. - Ở Đài Loan ổi là một món ăn chơi phổ biến tại Đài Loan, được bán trên nhiều góc phố và chợ đêm trong thời tiết nóng. - Ở Đông Nam Á, ổi thường được ăn kèm với hỗn hợp bột khô mận chua ngọt. - Ở Việt Nam quả ổi muối chua cũng là món ăn được nhiều người ưa thích.
  12. 11 a) b) c) Hình 3.1.1 Các sản phẩm từ ổi a. ổi ăn tươi, b. Mứt ổi, c. Nưới ổi * Quả ổi được chế biến thành thực phẩm, trà và nước giải khát -Ở Mexico, thức uống trái cây (agua Fresca) rất phổ biến và nổi tiếng, các loại thức uống từ quả ổi được xuất khẩu sang Mỹ, Canada và Tây Âu. Ngoài thức uống vô chai hoặc đóng hộp, Mexico còn sản xuất nước sốt dùng nóng hoặc lạnh, kẹo thủ công, đồ ăn nhẹ khô, thức uống có cồn từ quả ổi được dùng rất phổ biến trong các quán bar trái cây ở khắp cả nước. - Món uống trà lá cây với dịch quả ổi chín được gọi là món “Trà ổi” và món thạch rau câu với nước ép ổi thịnh hành ở các nước Brazil, Colombia và Venezuela. Món thạch ổi được dùng làm nhân bánh mì lát để ăn điểm tâm và ăn dặm kết hợp với uống nước “trà ổi” là cách ăn rất phổ biến ở Nam Mỹ như là thức ăn-bài thuốc của thời đại ô nhiễm. c. Giá trị dược liệu Các bộ phận của cây ổi như búp non, lá non, quả, vỏ rễ và vỏ thân đều được dùng để làm thuốc. Các bài thuốc dân gian từ cây ổi được sử dụng ở Việt Nam, Trung Quốc, Hawaii, Trung Mỹ, Nam Mỹ, Caribe, Tây Phi... Nghiên cứu dược lý cho thấy dịch chiết các bộ phận của cây ổi đều có khả năng kháng khuẩn, làm săn se niêm mạc và cầm tiêu chảy. Theo Đông y: lá ổi có vị đắng, tính ấm, có tác dụng tiêu thũng giải độc, thu sáp chỉ huyết; quả ổi vị ngọt hơi chua sáp, tính ấm, có công dụng thu liễm, kiện vị cố tràng; các bộ phận của cây ổi thường được dùng để chữa các chứng bệnh như tả (đi lỏng), cửu lỵ (lỵ mạn tính), viêm dạ dày ruột cấp tính và mạn tính, thấp độc, thấp chẩn, sang thương xuất huyết, tiêu khát (tiểu đường), băng huyết... - Búp ổi, lá ổi là một vị thuốc đáp ứng rất tốt cho yêu cầu se da, giảm xuất tiết và cả giảm kích thích để làm dịu các triệu chứng cấp. Uống thêm nước cháo gạo lức rang có thêm vài lát gừng nướng và một chút
  13. 12 muối vừa bảo đảm yêu cầu bổ sung nước, vừa giữ ấm trung tiêu và kích thích tiêu hoá là những biện pháp đơn giản, ở trong tầm tay, nhưng có thể giải quyết được hầu hết các trường hợp. Ở Việt Nam kinh nghiệm dân gian nhiều nơi đã dùng lá ổi giã nát hoặc nước sắc lá ổi để làm thuốc sát trùng, chống nấm, chữa các trường hợp lở loét lâu lành, làm giảm sốt, chữa đau răng, chữa ho, viêm họng. Nghiên cứu của Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh cho biết: Lá ổi chứa tinh dầu (0,31%) trong đó có dl-limonen, β-sitosterol, acid maslinic, acid guajavalic. Trong lá ổi non và búp non còn có 7-10% tanin pyrogalic, khoảng 3% nhựa. Cây, quả ổi có pectin, vitamin C. Hạt có tinh dầu hàm lượng cao hơn trong lá. Vỏ thân có chứa acid ellagic. Thường được dùng trị viêm ruột cấp và mạn, kiết lỵ, trẻ em khó tiêu hóa. Lá tươi còn được dùng khi bị chấn thương bầm dập, vết thương chảy máu và vết loét. Lá ổi chữa tiêu chảy và đau bụng đi ngoài. Lá, búp ổi non còn được dùng chữa bệnh zona. 1.4. Tình hình sản xuất ổi - Hiện nay, trên thế giới các nước có diện tích trồng ổi lớn nhất là: Ấn Độ, Trung Quốc, Hawaii, Malaysia… Ở Việt Nam, hiện nay ổi đang được trồng và phát triển thành một cây mang tính chất thương mại. Tại Miền Bắc, ổi được trồng tập trung tại các vùng Gia Lộc, Tứ Kỳ, Thanh Hà của tỉnh Hải Dương, Chương Mỹ, Quốc Oai, Hoài Đức của Hà Tây và Đông Dư, Gia Lâm, Hà Nội. Các tỉnh phía Nam phát triển giống ổi quả to, nhiều thịt, thơm nhẹ và được trồng tập trung thành vườn lớn ở Miền Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. 1.5 Giới thiệu một số giống ổi trồng phổ biến Ở nước ta hiện nay trồng chủ yếu một số giống ổi sau: ổi Bo, ổi xá lị nghệ, ổi sẻ, ổi mỡ, ổi đào, ổi nghệ; ruột hồng (da láng, da sần) gần đây có một số giống mới không hạt như: ổi không hạt Đài Loan, ổi không hạt Thái Lan, ổi không hạt Mã Lai. Sau đây xin giới thiệu đặc điểm của một số giống ổi phổ biến ở nước ta: Bảng 3.1.2: Một vài đặc tính của các giống ổi được trồng phổ biến Mức phổ Đặc tính Đặc tính Stt Tên giống biến ưu điểm khuyết điểm Cây sinh trưởng mạnh, tỉ lệ Vỏ quả hơi sần Ổi xá lỵ đậu quả và năng suất cao, và lõi quả có hạt 1 Phổ biến nghệ quả hình quả lê ổn định, thịt cứng (tỉ lệ thịt quả màu trắng dòn, hương quả < 77%).
  14. 13 thơm và vị ngon. Cây sinh trưởng mạnh, tỉ lệ Lõi quả có hạt đậu quả khá cao và năng cứng (tỉ lệ thịt suất cao, quả hình quả lê ổn quả < 69%), vị Ổi ruột hồng 2 Phổ biến định, vỏ quả láng, thịt quả quả đôi khi có vị da láng màu hồng đỏ, khá dòn, chát. hương thơm và vị khá ngon. Cây sinh trưởng khá mạnh, Lõi quả có hạt tỉ lệ đậu quả khá cao và cứng và số Khá phổ năng suất cao, quả hình cầu hạt/quả trung 3 Ổi Đài Loan biến ổn định, vỏ quả láng, thịt bình (tỉ lệ thịt quả màu trắng, giòn, hương quả < 74%). thơm và vị rất ngon. Cây sinh trưởng khá mạnh, tỉ Quả nhỏ lệ đậu quả khá cao và năng (90%). 12kg, năm 2: 20- 25kg và năm 3: 35- 40kg/cây/năm). Cây sinh trưởng mạnh, thịt Tỉ lệ đậu quả quả màu trắng, giòn, vị ngọt không cao và hơi chua và không hạt (tỉ lệ năng suất trung Ổi không Ít phổ thịt quả cao >90%). bình, quả hình 6 hạt Mã Lai biến cầu hợi dẹp và lệch tâm, vỏ quả sần, quả thơm khá. Trong đó, giống ổi xá lỵ nghệ được trồng nhiều nhất do có những đặc điểm nổi bật như quả to, ít hạt, thịt dày, giòn, vị chua ngọt. Năng suất có thể đạt cây 2-
  15. 14 4 năm tuổi có thể đạt năng suất 20-60 tấn/ha/năm và cây từ 5 năm tuổi trở đi có thể đạt năng suất 70-80 tấn/ha/năm. Ổi không hạt Thái Lan cũng đang được phát triển do được thị trường ưa chuộng. Nếu chăm sóc tốt, năng suất có thể đạt 10 kg/cây/năm (Năm 1), 20-30 kg/cây/năm. Hình 3.1.2 Ổi xá lỵ Hình 3.1.4 Ổi không hạt Hình 3.1.3 Ổi Bo nghệ (Thái Lan) Hình 3.1.5 Ổi ruột Hình 3.1.7 Ổi không hạt Hình 3.1.6 Ổi Đài Loan hồng da láng Mã Lai Hình 3.1.8 Ổi đào Hình 3.1.9 Ổi mỡ Hình 3.1.10 Ổi sẻ
  16. 15 1.6 Đặc tính thực vật của cây ổi 1.6.1 Rễ cây ổi Rễ ổi là rễ cọc. Các giống ổi khi trồng bằng hạt thường có bộ rễ chính ăn sâu xuống đất. Bộ rễ của ổi thích nghi tốt với sự thay đổi đột ngột độ ẩm trong đất. Nếu trời hạn, mực nước ngầm thấp, ổi có khả năng phát triển nhanh một số rễ thẳng đứng ăn sâu xuống đất tận 3 – 4 m và hơn. Nếu mưa nhiều, mực nước dâng cao ổi đâm nhiều rễ ăn trở lại mặt đất do đó không bị ngạt. Hình 3.1.11 Bộ rễ cây ổi 1.6.2 Thân cây ổi Thân: Thân phân cành nhiều, cao 4-6 m, cao nhất 10 m, đường kính thân tối đa 30 cm. Những giống mới còn nhỏ và lùn hơn nữa. Thân cây chắc, khỏe, ngắn vì phân cành sớm. Thân nhẵn nhụi rất ít bị sâu đục, vỏ già có thể tróc ra từng mảng phía dưới lại có một lượt vỏ mới cũng nhẵn, màu xám, hơi xanh. Cành non 4 cạnh, khi già mới tròn dần. Hình 3.1.12 Thân cây ổi
  17. 16 1.6.3 Lá cây ổi Lá đơn, mọc đối, không có lá kèm. Phiến lá hình bầu dục, gốc thuôn tròn, đầu có lông gai hoặc lõm, dài 11-16 cm, rộng 5-7 m, mặt trên màu xanh đậm hơn mặt dưới. Bìa phiến nguyên, ở lá non có đường viền màu hồng tía kéo dài đến tận cuống lá. Gân lá hình lông chim, gân giữa nổi rõ ở mặt dưới. Cuống lá màu xanh, hình trụ dài 1- 1,3 cm, có rãnh cạn ở mặt trên Hình 3.1.13 Lá ổi 1.6.4 Hoa và quả ổi - Hoa: Hoa to, lưỡng tính, mọc từng chùm 2, 3 chiếc, ít khi ở đầu cành mà thường ở nách lá. Cánh hoa màu trắng mỏng, dễ rụng khi hoa nở. Hoa thụ phấn chéo dễ dàng nhưng cũng có thể tự thụ phấn. Hình 3.1.14 Hoa ổi -Quả: Quả hình tròn, hình trứng hay hình quả lê, dài 3-10 cm tùy theo giống. Vỏ quả còn non màu xanh, khi chín chuyển sang màu vàng, thịt vỏ quả màu trắng, vàng hay ửng đỏ. Ruột trắng, vàng hay đỏ. Quả chín có vị chua ngọt hay ngọt và có mùi thơm đặc trưng, có thể ăn tươi, làm mứt hay làm nước giải khát. Hình 3.1.15 Quả ổi
  18. 17 - ạt: Hạt nhiều, màu vàng nâu hình đa giác, có vỏ cứng và nằm trong khối thịt quả màu trắng, hồng, đỏ vàng. Từ khi thụ phấn đến khi quả chín khoảng 100 ngày. Hình 3.1.16 Hạt ổi Hiện nay các nhà chọn tạo giống đã sản xuất ra giống ổi không hạt bằng phương pháp nuôi cấy mô. Hình 3.1.17 Giống ổi không hạt 2. T ự iệ t ồ ổi 2.1 ặt ây vào ố 2.1.1 Xử lý hố trồng Các loại thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu bệnh. (Vibasu 10H hoặc Basudin 10H + Dithane M – 45 80WP hoặc Mancozeb hoặc Ridomil Gold… liều lượng theo chỉ dẫn trên bao thuốc). Chú ý xử lý hố trước khi trồng khoảng 15 - 30 ngày. 2.1.2 Đảo phân trong hố trước khi trồng
  19. 18 Bón lót mỗi hố bón từ 10-15 kg phân chuồng hoai mục +0,5-1,0 kg lân super +0,1 kg đạm ure, 0,1 kg kali hoặc 5-10 kg phân vi sinh. Phân được đảo đều với đất bột (khoảng 2/3 độ sâu mô, hố), sau đó cho đất bột lên trên dày từ 10-15 cm. Việc lấp đất tiến hành trước khi đặt cây 7-10 ngày. Hình 3.1.18 Đảo phân trước khi trồng 2.1.3 Kiểm tra cây giống trước khi đặt Trước khi trồng tỉa hết các mầm dại ở gốc (nếu có), cắt bỏ các rễ cọc mọc ra khỏi bầu, nếu rễ cọc mọc xoắn trong bầu thì cũng tiến hành căt bỏ tới ngang phần xoắn. Tiến hành kiểm tra độ ẩm mô (hố) trước khi trồng (thọc tay xuống đáy hố đã lấp, nắm đất chặt, buông tay ra, đất vẫn giữ nguyên hình tay nắm là hố đủ ẩm để trồng cây). 2.1.4 Đặt cây vào hố - Dùng dao hoặc kéo sắc (bén) cắt rời phần đáy bầu (hình 3.1.19). Hình 3.1.19 Cắt đáy bầu
  20. 19 - Dùng dao rạch một đường theo chiều dọc của bầu để kéo bao nilon lên. Hình 3.1.20 Rạch bầu nilon - Đặt bầu cây vào giữa hố sao cho bầu cây thấp hơn mặt đất 1-2cm giữa mô (hố) đã lấp. Lấy bao nilong ra. Hình 3.1.21 Đặt cây vào hố Khi đặt cây phải xoay mắt ghép hướng về hướng gió chính để tránh cây bị tách chồi ghép. Sau trồng cần cắm cọc giữ chặt cây con. Chú ý: không lấp đất đến vị trí mắt ghép. Đối với cây chiết nên đặt cây nằm nghiêng một góc khoảng 45 0 để cây dễ phát triển cành và tán về sau. 2.2 L t Khi trồng cây con cần tiến hành lấp đất ngay, độ sâu lấp không quá cao cũng không nên quá thấp sẽ ảnh hưởng đến cây con. Cần lấp đất ngang bằng với mặt bầu để giữ cho cây đứng vững và bộ rễ phát triển tốt. Lớp đất mặt khi đào hố lấp trước, đất để lấp phải là đất tơi xốp, kết cấu khống quá to. Tiến hành loại bỏ đá và vật cứng tránh làm ảnh hưởng đến sự phát triển của rễ sau này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2