intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Ương nuôi ấu trùng - MĐ06: Sản xuất giống tôm sú

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:83

271
lượt xem
67
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Ương nuôi ấu trùng được biên soạn theo Chương trình mô đun Ương nuôi ấu trùng của nghề Sản xuất giống tôm sú trình độ sơ cấp. Giáo trình nhằm giới thiệu nội dung lý thuyết và thực hành các bước công việc kiến thức và kỹ năng nghề về ương nuôi ấu trùng tôm sú từ Nauplius đến Post 15.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Ương nuôi ấu trùng - MĐ06: Sản xuất giống tôm sú

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ƢƠNG NUÔI ẤU TRÙNG MÃ SỐ: MĐ05 NGHỀ: SẢN XUẤT GIỐNG TÔM SÚ Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 05
  3. 2 LỜI GIỚI THIỆU Sản xuất giống tôm sú là nghề đƣợc bà con ngƣ dân các địa phƣơng ven biển lựa chọn để phát triển kinh tế gia đình. Tuy nhiên, không ít ngƣời hành nghề với những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp đƣợc trang bị qua “chỉ vẽ” lẫn nhau hoặc tự mày mò nên hiệu quả chƣa cao, chất lƣợng con giống chƣa đạt đầy đủ tiêu chuẩn kỹ thuật. Xây dựng chƣơng trình, biên soạn giáo trình dạy nghề Sản xuất giống tôm sú trình độ sơ cấp là một trong những hoạt động triển khai Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 để đào tạo trình độ sơ cấp và dạy nghề dƣới 3 tháng cho ngƣời làm nghề sản xuất tôm sú giống P15 và bà con lao động khác có nhu cầu nhằm giảm bớt rủi ro, hƣớng tới hoạt động sản xuất tôm sú giống P15 phát triển bền vững. Chƣơng trình, giáo trình dạy nghề Sản xuất giống tôm sú trình độ sơ cấp do Trƣờng Trung học Thủy sản chủ trì xây dựng, biên soạn từ tháng 8/2012 đến tháng 12/2012 theo quy trình đƣợc hƣớng dẫn tại Thông tƣ số 31/2010/TT- BLĐTBXH ngày 08/10/2010 của Bộ trƣởng Bộ Lao động-Thƣơng binh và Xã hội hƣớng dẫn xây dựng chƣơng trình, biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp. Chƣơng trình dạy nghề Sản xuất giống tôm sú trình độ sơ cấp gồm các mô đun: Mô đun 01. Xây dựng trại sản xuất giống Thời gian thực hiện 64 giờ Mô đun 02. Chuẩn bị sản xuất giống Thời gian thực hiện 60 giờ Mô đun 03. Nuôi vỗ tôm bố mẹ thành thục Thời gian thực hiện 64 giờ Mô đun 04. Cho tôm đẻ Thời gian thực hiện 48 giờ Mô đun 05. Ƣơng nuôi ấu trùng Thời gian thực hiện 68 giờ Mô đun 06. Phòng trị bệnh ấu trùng tôm Thời gian thực hiện 80 giờ Mô đun 07. Thu hoạch và tiêu thụ tôm giống Thời gian thực hiện 80 giờ Giáo trình Ương nuôi ấu trùng đƣợc biên soạn theo Chƣơng trình mô đun Ương nuôi ấu trùng của nghề Sản xuất giống tôm sútrình độ sơ cấp. Giáo trình nhằm giới thiệu nội dung lý thuyết và thực hành các bƣớc công việc kiến thức và kỹ năng nghề về ƣơng nuôi ấu trùngtôm sú từ Nauplius đến Post 15. Nội dung giảng dạy đƣợc phân bổ trong thời gian 68 giờ và gồm 7 bài: Bài 1. Tìm hiểu các giai đoạn phát triển của ấu trùng tôm sú Bài 2. Nuôi cấy tảo và ấp Artemia Bài 3. Chuẩn bị bể ƣơng ấu trùng
  4. 3 Bài 4. Chăm sóc ấu trùng Nauplius và quản lý môi trƣờng bể ƣơng Bài 5. Chăm sóc ấu trùng Zoea và quản lý môi trƣờng bể ƣơng Bài 6. Chăm sóc ấu trùng Mysis và quản lý môi trƣờng bể ƣơng Bài 7. Chăm sóc hậu ấu trùng Post larvae và quản lý môi trƣờng bể ƣơng Trong quá trình biên soạn, dù đã nhận đƣợc nhiều góp ý của các chuyên gia, các hộ sản xuất giống tôm sú, của bạn bè, đồng nghiệp trong ngành, của lãnh đạo Trƣờng Trung học Thủy sản và Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhƣng do lần đầu biên soạn nên giáo trình không tránh khỏi những thiếu sót, các tác giả rất mong nhận đƣợc các ý kiến đóng góp để giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn./. Tham gia biên soạn Chủ biên: Lê Tiến Dũng
  5. 4 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG LỜI GIỚI THIỆU 2 MỤC LỤC 4 CÁC THUẬT NGỮ CHUY N M N, CHỮ VI T TẮT 7 M ĐUN: ƢƠNG NU I ẤU TRÙNG 8 Bài 1. TÌM HIỂU CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN ẤU TRÙNG T M 9 1. Ấu trùng Nauplius 9 2. Ấu trùng Zoea 11 3. Ấu trùng Mysis 13 4. Hậu ấu trùng Post larvae 14 Bài 2. NU I CẤY TẢO VÀ ẤP ARTEMIA 16 1. Nuôi cấy tảo 16 1.1. Chuẩn bị bể nuôi tảo 17 1.2. Chuẩn bị dụng cụ 18 1.3. Cấp nƣớc và môi trƣờng dinh dƣỡng vào bể 19 1.4. Cấy tảo và theo dõi phát triển của tảo 21 1.5. Thu hoạch và xử lý tảo 25 2. Ấp Artemia 26 2.1. Chuẩn bị bể ấp, dụng cụ 29 2.2. Xử lý trứng 29 2.3. Ấp trứng, thu ấu trùng 31 2.4. Vỗ béo (làm giàu) ấu trùng 32 2.5. Bảo quản ấu trùng Artemia 33 Bài 3. CHUẨN BỊ BỂ ƢƠNG ẤU TRÙNG 36 1. Vệ sinh bể và dụng cụ 36 1.1. Vệ sinh bể 36 1.2. Vệ sinh dụng cụ 36 2. Bố trí sục khí, bạt 37 2.1. Bố trí sục khí 37 2.2. Che bạt 37
  6. 5 3. Cấp nƣớc vào bể 37 3.1. Cấp nƣớc 37 3.2. Kiểm tra chất lƣợng nƣớc 37 Bài 4. CHĂM SÓC ẤU TRÙNG NAUPLIUS VÀ QUẢN LÝ M I TRƢỜNG BỂ ƢƠNG 40 1. Thu ấu trùng Nauplius 40 2. Xử lý và chuyển ấu trùng Nauplius vào bể ƣơng 41 2.1. Đếm mẫu 41 2.2. Xử lý (tắm) Nauplius 42 2.3. Chuyển ấu trùng Nauplius vào bể ƣơng 44 3. Chăm sóc ấu trùng 44 4. Quản lý môi trƣờng bể ƣơng 45 Bài 5. CHĂM SÓC ẤU TRÙNG ZOEA VÀ QUẢN LÝ M I TRƢỜNG BỂ ƢƠNG 48 1. Cho ấu trùng Zoea ăn 48 1.1. Cho ăn tảo tƣơi 48 1.2. Cho ăn tảo khô 49 1.3. Cho ăn thức ăn tổng hợp 49 2. Chăm sóc ấu trùng Zoea 50 3. Quản lý môi trƣờng bể ƣơng 52 Bài 6. CHĂM SÓC ẤU TRÙNG MYSIS VÀ QUẢN LÝ M I TRƢỜNG BỂ ƢƠNG 57 1. Cho ấu trùng Mysis ăn 57 1.1. Cho ăn tảo, thức ăn tổng hợp 57 1.2. Cho ăn Artemia 57 2. Chăm sóc ấu trùng Mysis 58 3. Quản lý môi trƣờng bể ƣơng 59 Bài 7. CHĂM SÓC HẬU ẤU TRÙNG POST LARVAE VÀ QUẢN LÝ M I TRƢỜNG BỂ ƢƠNG 64 1. Cho hậu ấu trùng ăn 64 2. Chăm sóc hậu ấu trùng 64 2.1. Đặt lƣới bám 65 2.2. Xử lý hiện tƣợng hậu ấu trùng nhảy 65
  7. 6 2.3. Kiểm tra hậu ấu trùng 66 3. Quản lý môi trƣờng bể ƣơng 70 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY M ĐUN 73 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP Error! Bookmark not defined. DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP Error! Bookmark not defined.
  8. 7 CÁC THUẬT NG CHUYÊN MÔN CH VI T TẮT 1. Post 15: Post larvae 15, hậu ấu trùng 15 ngày tuổi.
  9. 8 MÔ ĐUN: ƢƠNG NUÔI ẤU TRÙNG Mã mô đun: MĐ05 Mô đun 05 “Ƣơng nuôi ấu trùng” có thời gian học tập 68 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 44 giờ thực hành, 04 giờ kiểm tra định kỳ và 04 giờ kiểm tra kết thúc mô đun. Mô đun này trang bị cho ngƣời học kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc nuôi cấy tảo và ấp Artemia, chuẩn bị bể ƣơng ấu trùng, chăm sóc ấu trùng Nauplius, Zoea, Mysis và Post larvae và quản lý môi trƣờng bể ƣơng đạt chất lƣợng và hiệu quả cao. Mô đun đƣợc tích hợp giữa lý thuyết và thực hành. Phần lý thuyết của mô đun đƣợc trình bày ở lớp học và học viên đƣợc thực hành tại các trại sản xuất giống tôm sú. Kết quả học tập của học viên đƣợc đánh giá qua trả lời các câu hỏi kiến thức lý thuyết và thực hiện thao tác của các công việc nuôi cấy tảo và ấp Artemia, chuẩn bị bể ƣơng ấu trùng, chăm sóc ấu trùng Nauplius, Zoea, Mysis và Post larvae và quản lý môi trƣờng bể ƣơng.
  10. 9 Bài 1. TÌM HIỂU CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN ẤU TRÙNG TÔM Mã bài: MĐ 05-01 Các giai đoạn ấu trùng tôm sú có hình dạng, tập tính sống và sử dụng thức ăn khác nhau. Việc tìm hiểu đặc điểm các giai đoạn phát triểnấu trùng tôm sú sẽ giúp áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp vào quá trình ƣơng nuôi ấu trùng, cho ra đàn tôm giống có tỷ lệ sống cao và đạt các tiêu chuẩn của tôm sú giống P15. Mục tiêu: - Trình bày đƣợc các giai đoạn phát triển của ấu trùng tôm sú. - Nhận diện đƣợc ấu trùng Nauplius, Zoea, Mysis và hậu ấu trùng Post larvae. A. Nội dung Ấu trùng tôm sú trải qua 3 giai đoạn trong khoảng 10-12 ngày là Nauplius, Zoea và Mysis. Các giai đoạn ấu trùng có những đặc điểm hình dạng khác nhau qua các lần lột xác. 1. Ấu trùng Nauplius Ấu trùng Naupliuscó dạng hình quả lê, kích thƣớc 0,43-0,58mm, một điểm mắt, các đôi phụ bộ râu và hàm có nhiều lông cứng. Tự dinh dƣỡng bằng noãn hoàng. Bơi không liên tục từng quãng ngắn bằng các phụ bộ. Có tính hƣớng quang. Gồm 6 giai đoạn phụ kéo dài 36-60 giờ tùy theo nhiệt độ môi trƣờng. Nauplius 1 có dạng tròn. Có 1 đôi gai đuôi (1+1), chiều dài gai đuôi ngắn hơn ½ chiều dài thân. Phần giữa đôi gai đuôi lồi ra. Nauplius 1
  11. 10 Nauplius 2 dài hơn Nauplius 1. Có 1 đôi gai đuôi (1+1), chiều dài gai đuôi dài hơn ½ chiều dài thân. Phần giữa đôi gai đuôi hơi lõm vào. Nauplius 2 Nauplius 3 có thân kéo dài ở phần sau. Có 3 đôi gai đuôi (3+3). Nauplius 3 Nauplius 4 có thân lớn và kéo dài hơn Nauplius 3. Có 4 đôi gai đuôi (4+4), phần giữa các đôi gai đuôi lõm vào nhiều hơn. Nauplius 4
  12. 11 Nauplius 5 có phần thân sau nhỏ và hẹp hơn phần đầu rõ rệt. Có 6 đôi gai đuôi (6+6). Nauplius 5 Nauplius 6 có 7 đôi gai đuôi (7+7). Cuối giai đoạn này, hệ tiêu hóa bắt đầu hoạt động. Gai đuôi của Nauplius 6 Hình 5.1.1. Các giai đoạn phụ của ấu trùng Nauplius Ghi nhớ: Ấu trùng Nauplius có hình quả lê, có tính hƣớng quang, tự dƣỡng bằng noãn hoàng, 6 giai đoạn phụ kéo dài 36-60 giờ tùy theo nhiệt độ môi trƣờng. 2. Ấu trùng Zoea Cơ thể phát triển dài ra. Phần đầu tròn. Phần bụng dài và hẹp. Các phụ bộ dinh dƣỡng và hệ thống tiêu hóa phát triển và hoạt động. Bắt đầu sử dụng thức ăn ngoài là thực vật phiêu sinh (tảo) nên thƣờng có dải phân dài ở phía sau cơ thể. Ấu trùng sống nổi, bơi liên tục bằng các phụ bộ hàm và râu. Zoea có 3 giai đoạn phụ. Ở 280C, mỗi giai đoạn phụ kéo dài 20-30 giờ.
  13. 12 Zoea 1 dài khoảng 1mm. Đôi mắt kép còn dính sát nhau tạo thành điểm mắt. Chƣa có cuống mắt, chủy. Zoea 1 Zoea 2 dài khoảng 1,7mm. Đôi mắt kép tách rời nhau với cuống mắt nhô ra. Xuất hiện chủy ở phần trƣớc đầu, giữa đôi cuống mắt. Có dải phân ở phía sau thân. Zoea 2 Zoea 3 dài khoảng 2,58mm. Xuất hiện đôi chân đuôi phân nhánh, nhánh trong hơi ngắn hơn nhánh ngoài. Bắt đầu ăn động vật phiêu sinh. Zoea 3 Hình 5.1.2. Các giai đoạn phụ của ấu trùng Zoea Ghi nhớ: Ấu trùng Zoea có 3 giai đoạn phụ, mỗi giai đoạn phụ kéo dài 20-30 giờ ở nhiệt độ 280C, có dải phân ở phía sau cơ thể, hƣớng quang, ăn tảo.
  14. 13 3. Ấu trùng Mysis Ấu trùng có cơ thể chia làm 2 phần là phần đầu ngực và phần thân. Phần đầu ngực có năm đôi chân bò phát triển. Chân bơi hình thành và phát triển ở mặt bụng của phần thân. Có khuynh hƣớng sống sâu hơn. Bơi ngƣợc về phía sau. Ăn tảo và động vật phiêu sinh. Có 3 giai đoạn phụ. Mỗi giai đoạn phụ kéo dài khoảng 24 giờ. Mysis 1 dài khoảng 3,5mm. Năm chân bụng (chân bơi) bắt đầu xuất hiện dƣới dạng mầm. Mysis 1 Mysis 2 dài khoảng 3,9-4,4mm. Chân bụng có 2 nhánh. Mysis 2
  15. 14 Mysis 3 dài khoảng 3,9-4,7mm. Chân bụng phát triển, có 2 đốt. Đốt 2 dài hơn đốt 1 và có lông tơ. Mysis 3 Hình 5.1.3. Các giai đoạn phụ của ấu trùng Mysis Ghi nhớ: Ấu trùng Mysis có 3 giai đoạn phụ, mỗi giai đoạn phụ kéo dài 24 giờ ở nhiệt độ 280C, có khuynh hƣớng sống sâu hơn, ăn tảo và động vật phiêu sinh. 4. Hậu ấu trùng Post larvae Có hình dạng gần giống tôm trƣởng thành. Hoạt động nhanh nhẹn, bơi thẳng về phía trƣớc. Bắt mồi chủ động, chủ yếu là động vật phiêu sinh. Hình 5.1.4. Post larvae 1 Hậu ấu trùng đƣợc đặt tên theo ngày tuổi. Ví dụ: Hậu ấu trùng đạt 2 ngày tuổi gọi là Post 2, đạt 5 ngày tuổi là Post 5… Ghi nhớ: Hậu ấu trùng ăn động vật phiêu sinh và đƣợc đặt tên theo ngày tuổi. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Các câu hỏi Trình bày đặc điểm hình dáng và tính ăn của các giai đoạn ấu trùng Nauplius, Zoea, Mysis và hậu ấu trùng Postlarvae của tôm sú.
  16. 15 2. Các bài thực hành 2.1. Bài thực hành 5.1.1. Quan sát các giai đoạn ấu trùng tôm sú bằng kính hiển vi  Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các bƣớc công việc nhận diện ấu trùng Nauplius, Zoea, Mysisvà hậu ấu trùng Post larvae bằng kính hiển vi.  Nguồn lực: cho mỗi nhóm + Ấu trùng Nauplius, Zoea, Mysis và hậu ấu trùng Post larvae của tôm sú trong các bể ƣơng. + Kính hiển vi 01 cái + Lam kính, phiến kính nhỏ 01 hộp/loại + Ống nhỏ giọt 01 cái + Cốc, ca nhựa 01 cái  Cách thức tiến hành: chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5 học viên.  Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: Các nhóm thực hiện bài tập theo các bƣớc: + Thu mẫu ấu trùng tôm sú trong các bể ƣơng bằng cốc hoặc ca. + Làm tiêu bản ấu trùng theo hƣớng dẫn ở mục 3.1. Kiểm tra, đánh giá hoạt động đẻ trứng, bài Chọn tôm cho đẻ và quản lý bể đẻ của mô đun Cho tôm đẻ. + Quan sát ấu trùng bằng kính hiển vi theo hƣớng dẫn ở mục 3.1. Kiểm tra, đánh giá hoạt động đẻ trứng, bài Chọn tôm cho đẻ và quản lý bể đẻ của mô đun Cho tôm đẻ. + Kết luận về giai đoạn phát triển của ấu trùng trong bể.  Thời gian hoàn thành: 4 giờ  Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt đƣợc sau bài thực hành: Bài báo cáo về các giai đoạn ấu trùng tôm sú trong bể ƣơng. C. Ghi nhớ Ấu trùng Nauplius tự đƣỡng bằng noãn hoàng, chƣa sử dụng thức ăn ngoài. Ấu trùng Zoea sử dụng thức ăn ngoài là tảo. Ấu trùng Mysis sử dụng thức ăn ngoài là tảo và động vật phiêu sinh. Hậu ấu trùng Post larvae sử dụng thức ăn ngoài chủ yếu là động vật phiêu sinh.
  17. 16 Bài 2. NUÔI CẤY TẢO VÀ ẤP ARTEMIA Mã bài: MĐ 05-02 Tảo là thức ăn đầu tiên của ấu trùng tôm sú sau khi tiêu hết noãn hoàng. Có nhiều giống loài tảo đƣợc ấu trùng tôm sử dụng. Trong đó, tảo khuê (tảo si lic) thích hợp nhất để làm thức ăn cho ấu trùng. Trong sản xuất giống tôm sú, tảo Skeletonemacostatum, Chaetoceros sp đƣợc cho ăn phổ biến do ấu trùng ăn tảo này mau lớn, ít bệnh, tỷ lệ sống cao. Ở giai đoạn Mysis, ấu trùng tôm giảm ăn tảo mà chuyển dần sang ăn động vật phiêu sinh. Trong bể ƣơng, ấu trùng Mysis đƣợc cho ăn ấu trùng Artemia do có tỷ lệ đạm cao, ấp nở dễ dàng, cho ăn dƣ cũng không làm ô nhiễm nƣớc và gây hại cho ấu trùng tôm sú. Mục tiêu:  Nuôi cấy và thu đƣợc tảo đúng thời điểm thích hợp cho ấu trùng tôm ăn.  Ấp, thu, làm giàu và bảo quản đƣợc ấu trùng Artemia làm thức ăn cho ấu trùng tôm sú. A. Nội dung 1. Nuôi cấy tảo Tảo Skeletonemacostatum, Chaetoceros sp đƣợc nuôi sinh khối để cho ấu trùng Zoea và Mysis ăn. Tảo Skeletonemacostatum Tảo Chaetoceros Hình 5.2.1. Tảo khuê (tảo silic) là thức ăn cho ấu trùng tôm sú
  18. 17 1.1. Chuẩn bị bể nuôi tảo Tảo đƣợc nuôi trong các bể xi măng, bể nhựa, composit hình chữ nhật, vuông hoặc tròn. Các loại bể này cao khoảng 0,6- 0,8m, màu trắng hoặc là màu sáng để ánh sáng có thể phân bố đều khắp bể. Bể nuôi tảo bằng composit Thể tích bể khoảng 0,5-2m3 để có thể thu hoạch hoàn toàn một bể tảo một lần để cho ấu trùng tôm ăn. Bể đƣợc đặt ngoài trời hoặc trong nhà, bên trên có mái che bằng tấm nhựa trong hay bằng màng nhựa PE. Bể nuôi tảo bằng nhựa Bể đƣợc vệ sinh sạch bằng xà phòng. . Phơi khô bể, đậy bạt kín, chờ sử dụng. Bể nuôi tảo bằng xi măng Hình 5.2.2. Các loại bể nuôi tảo
  19. 18 1.2. Chuẩn bị dụng cụ  Vợt thu tảo: Làm từ lƣới GAZ 120 (120 lỗ/cm2). Đƣờng kính miệng vợt 25- 30cm, dài 40-50cm. Dùng để lọc, thu tảo từ các bể nuôi sinh khối. Hình 5.2.3. Vợt thu tảo  Kính hiển vi: Dùng để quan sát các giai đoạn phát triển của tảo Hình 5.2.4. Kính hiển vi
  20. 19  Ống nhựa dẻo, đƣờng kính 2- 3cm. Dùng để hút nƣớc tảo từ bể nuôi sinh khối vào vợt thu tảo. Hình 5.2.5. Ống nhựa dẻo 1.3. Cấp nước và môi trường dinh dưỡng vào bể 1.3.1. Cấp nƣớc vào bể  Cấp nƣớc biển đã qua xử lý sát trùng (nhƣ hƣớng dẫn ở bài 3. Xử lý nƣớc, mô đun Chuẩn bị sản xuất giống) vào bể bằng hệ thống cấp nƣớc của trại.  Cho 1-2 dây sục khí vào bể, sục khí nhẹ. 1.3.2. Cấp môi trƣờng dinh dƣỡng vào bể Cung cấp chất dinh dƣỡng cho bể nuôi tảo theo các cách:  Từ các dung dịch pha sẵn của môi trƣờng Walne do phòng thí nghiệm Nuôi trồng thủy sản của các viện, trƣờng pha chế. Hình 5.2.6. Các bình chứa dung dịch dinh dưỡng nuôi tảo được pha chế từ phòng thí nghiệm Môi trƣờng Walne nuôi tảo Skeletonemacostatum, Chaetoceros sp Môi truờng A: Môi trƣờng tăng trƣởng Nitrat kali KNO3 116 g hay nitrat natri NaNO3 100g
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2