intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Văn hóa kinh doanh: Phần 1

Chia sẻ: Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:301

294
lượt xem
80
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Văn hóa kinh doanh" nhằm trang bị cho người học những kiến thức chung về văn hóa kinh doanh và những kỹ năng cần thiết để tổ chức, ứng dụng và phát triển các kiến thức về văn hóa kinh doanh trong hoạt động kinh tế, kinh doanh. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 1 cuốn sách.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Văn hóa kinh doanh: Phần 1

  1. ỳ ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN GT. 0000025481 IA QUẢN T R Ị KINH DOANH BỘ MÔN VĂN HÓA KINH DOANH Chủ biên: PGS.TS. Dương Thị Liễu Giáo trình VđN HÓA KINH DOANH .2 _ , ,, r (Tái bản lần thứ nhất, có sửa đổi bổ sung) ____I
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH T Ế QUỐC DÂN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH BỘ MÔN VĂN HÓA KINH DOANH Chủ biên: PGS.TS Dương Thị Liễu GIAO TRINH VẤN HÓA KINH DOANH (Tái bản lần thứ nhất, có sửa đồi bổ sung) NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC KINH T Ế QUỐC DÁN 2012
  3. TẬP THẾ TÁC GIẢ * Chủ biên: PGS.TS Dương Thị Liễu * Tham gia biên soạn. TS. Trương Thị Nam Thắng TS. Nguyễn Thị Ngọc Anh ThS. Phạm Hương Thảo ThS. Trần Đức Dũng ThS. Nguyễn Thu Ngà
  4. LỜI M Ở ĐẦU Ngày nay không chỉ các nhà kinh tế mà các nhà văn hóa cũng đều thống nhất cho rằng, văn hoá vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tể, kinh doanh. Nếu văn hoá là nền tảng tinh thần đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội, thì văn hoá kinh doanh chính là nền tảng tinh thần, là linh hồn cho hoạt động kinh doanh của một quốc gia. Trong thời đại toàn cầu hoá sôi động hiện nay, xây dựng một nền văn hoá kinh doanh với bản sac riêng của mình sẽ góp phần đưa nền kinh tế các nước hội nhập vào đời sống kinh tế, chính trị toàn cầu. Văn hóa kinh doanh hiện nay đã trờ thành một yếu tố quan trọng và ngày càng trở nên quan trọng đối với không chỉ năng lực cạnh tranh cùa doanh nghiệp mà còn cả đối với quyết định cùa người tiêu dùng. Văn hóa kinh doanh tự nó là một nhu cầu của văn minh thị trường và là đòi hòi của phát triển. Xây dựng văn hoá kinh doanh vừa là mục tiêu vừa là thách thức lớn đối với hầu hết các doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam trong xu hướng phát triển, gia nhập WTO và toàn cầu hoá hiện nay. Xây dựng một nền văn hóa kinh doanh Việt Nam tiên tiến chính là nội dung, biện pháp quan trọng hàng đầu để xây dụng, củng cổ lại nội lực, tạo tư thế mới làm tiền đề và điểm tựa cho việc hội nhập của mỗi doanh nghiệp. Như vậy, trong xu thế toàn cầu hoá kinh tế hiện nay, muốn đảm bảo sự phát triển bền vững cho hoạt động kinh doanh của một quốc gia, một doanh nghiệp, hon lúc nào hết, càng cần có sự tim hiểu và nghiên cứu thấu đáo về vãn hoá kinh doanh, để góp phần định hướng đúng đắn cho hoạt động kinh tế, kinh doanh. Nghiên cứu, giảng dạy và học tập văn hoá kinh doanh là một biện pháp thiết thực để nâng cao nhận thức về vai trò của văn hoá trong hoạt động kinh tế, kinh doanh, tạo dựng những kỹ năng cần thiết để vận dụng 3
  5. các nhân tố văn hoá vào trong hoạt động kinh tê và kinh doanh. Giáo trình môn học Văn hoá kinh doanh nhăm trarm bị cho người học những kiến thức chung về văn hoá kinh doanh và những kỹ năng cân thiết đê tô chức, ứng dụng và phát tnên các kiên thức vê văn hoá kinh doanh trong hoạt động kinh tê. kinh doanh. Giáo trình Văn hoá kinh doanh nham mục đích cho người học: - Nắm vững những kiến thức cơ bàn và kinh nghiệm trên thê giới về văn hoá kinh doanh và nhận thức được vai trò, ành hưởng cùa văn hoá kinh doanh như một nhân tổ quan trọng đôi với sự phát triên kinh doanh, nâng cao tầm nhìn quàn lý. - Hiêu được sự phong phú, đa dạng và vai trò cùa các nhân tô văn hoá kết tinh trong hoạt động kinh doanh để xây dựng các mối quan hệ kinh doanh lành mạnh, hướng đến nhừne lợi ích bên vững. - Nắm vừng được phươna pháp xây dựng vãn hoá kinh doanh ờ một chù thể kinh doanh cụ thể, góp phần làm cho kinh doanh đạt được kết quà cao và phát triển bền vững. Với mục tiêu trên, Giáo trình Văn hoú kinh doanh được biên soạn thành 5 chươrm với nội dung chính như sau: Chương ỉ: Trinh bày kiến thức tong quan về văn hoá kinh doanh như: khái niệm, đặc diêm, vai trò, các nhân tố tác động... làm nên tảng kiên thức cho các chương sau. (Do PGS.TS Dương Thị Liễu biên soạn). Chương 2: Trinh bày các yen to cẩu thành văn hóa kinh doanh bao gồm triết lý kinh doanh, dạo đức kinh doanh, vãn hoá doanh nhân, văn hoá doanh nghiệp, văn hóa ứng xứ tronu kinh doanh. Chương này cung cô thêm cho sinh viên nhừne kỹ năng cần thiết để tổ chức, ứng dụng và phát triển các kiến thức vò vãn 4
  6. hoá kinh doanh trong quá trình kinh doanh. (PGS.TS Dương Thị Liễu bicn soạn các phần 3 và phần 5, Th.s Phạm Hương Thảo biên soạn phần 1 và phần 2, Th.s Trần Đức Dũng biên soạn phần 4). Chương 3: Phân tích sự đa dạng, phong phú của văn hóa kinh doanh quốc tế trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế, cung câp những kỹ năng cần thiết để xây dựng văn hóa kinh doanh trong bối cảnh hội nhập quốc tế. (Do TS Trương Thị Nam Thang biên soạn). Chương 4 : Phác thảo đời sống văn hóa kinh doanh Việt Nam, đặt ra các vấn đề cần suy ngẫm, lý giải của văn hóa kinh doanh Việt Nam đương đại. (Do TS. Nguyễn Thị Ngọc Anh biên soạn). Chương 5: Tập hợp các tình huống của văn hóa kinh doanh. (Do PGS.TS Dương Thị Liễu, Th.s Trần Đức Dũng, Th.s Nguyễn Thu Ngà đồng biên soạn) Nội dung cùa 5 chương trên được thể hiện bằng các hình thức diễn giải, phân tích kết hợp với các minh hoạ, mô hình, biểu, bảng. Cuối mỗi chương đều có phần tóm lược và câu hỏi ôn tập nhàm giúp người học củng cố lại và phát triển các kiến thức đã học. Giáo trình Văn hoả kinh doanh được xây dime từ các nuuồn: giáo trình về đạo đức kinh doanh, văn hoá doanh nghiệp, tinh thần kinh doanh của các tác giả có uy tín thuộc các trường đại học lớn trên thế giới; các công trình nghiên cứu của các nhà kinh tế học, vãn hoá học, xã hội học, triết học, tâm lý học... trone và ngoài nước về mọi khía cạnh của vãn hoá kinh doanh; các công trình khảo sát và tổng kết thành công cũng như thất bại của các doanh nghiệp nổi tiếng trong và ngoài nước... Trong quá trình biên soạn, bài giảng đã được các nhà khoa học trong và ngoài trườníi góp ý, thẩm định, đánh giá và nhất trí. Giáo trình Văn hoá kinh doanh khi chuyển tải tới người học sẽ được thực hiện bời sự kết họp giữa việc giàne dạy cùa giảng 5
  7. viên Bộ môn Văn hoá kinh doanh với toạ đàm. trao đòi. nói chuyện rmoại khoá với các nhà văn hoá học. kinh tẻ học và các doanh nhân; băng các phưcmiì pháp và các phươne tiện giang dạy hiện đại nhâm khuyến khích sự sáng tạo cao nhât cua người học. Tập thê tác giả chân thành cảm cm Ban Giám hiệu. Hội đỏng khoa học. Nhà xuất bàn trường Đại học Kinh tế Quốc dân, các nhà khoa học trong và naoài trường và các nhà doanh nghiệp đã đóng góp các ý kiên quý báu và giúp đỡ, ùng hộ đê cuõn Giáo trình Vãn hoá kinh doanh được ra măt bạn dọc. Xây dụng Giáo trình Vãn hoá kinh doanh là một cône việc mới mẻ, đòi hòi sự nỗ lực rất cao. Tập thê tác già đã dành nhiêu thời gian và công sức với cô căng cao nhât đẻ hoàn thành giáo trình. Tuy nhiên, do sự hạn chê về thời gian và trình độ cùa những người biên soạn, nên không thê tránh khòi nhừrm thiếu sót. Tập thể tác già rất mong sự chi giáo, đóng góp. xây dựrm của bạn đọc đê Bộ môn Văn hoá kinh doanh tiếp tục bỏ sung, hoàn thiện eiáo trình với nội dune rmày càng tốt hơn. Xin trân trọng cảm oml Thay mặt tập thể tác uia. PGS.TS. Dương Thị Liễu (Trường Bộ môn 11ỈKD Khoa Q u á n trị kinh doanh Đại học KTOD) 6
  8. Chương 1 TỔNG QỈIAN VỀ VĂN HOÁ KINH DOfiNH Vãn hoá là một lĩnh vực đa dạng và phức tạp. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về văn hoá nên việc nghiên cứu và lựa chọn một cách tiếp cận văn hoá có ý nghĩa quan trọng cho việc tiếp cận những nội dung tiếp theo liên quan đến văn hoá kinh doanh. Lý luận và thực tiễn đã chứng minh, việc phát huy đúng đắn và có hiệu quả các giá trị của văn hoá vào hoạt động kinh doanh là một trong những nhân tố quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững cùa các chủ thể kinh doanh. Đồng thời, sự phát triển của hoạt động kinh doanh cũng ngày càng khẳng định: Kinh doanh không chỉ đon thuần vì lợi nhuận mà còn nhàm nâng cao đời song vật chất và tinh thần cho con người - tức là hướng tới yếu tố văn hoá. Đây chính là những cơ sở thực tiễn để hình thành nên một lĩnh vực nghiên cứu mới: Văn hoá kinh doanh. Mục tiêu của chưtmg: Trình bày những kiến thức lý luận khái quát nhất về văn hoá và văn hoá kinh doanh, giúp người học hình thành nên cách nhìn tổng quan về văn hoá và văn hoá kinh doanh, và là chìa khoá để nghiên cứu những chương tiếp theo. N hững nội dung cơ bản: o Nhĩmc kiến thức khái quát chung về văn hoá: khái niệm văn hoá; các yếu tổ cấu thành văn hoá; chức năng và vai trò của văn hoá đổi với sự phát triển xã hội. o Nhừne kiến thức khái quát chung về văn hoá kinh doanh: khái niệm, đặc trưne, các nhân tô tác độne và vai trò của văn hoá kinh doanh. 7
  9. 1.1. KHÁI Q U Á T C H U N G VÈ VĂN HÓA 1.1.1. Khái niệm văn hóa Văn hoá gắn liền với sự ra đời cùa nhân loại, nói một cách khác, văn hoá có từ thuở bình minh cùa xã hội loài người. Cùng với quá trinh phát triển nhân loại, khái niệm văn hóa càng được bổ sung thêm những nội dung mới. Năm 1952 hai nhà nhân chủng học người Mỹ là A.L.Kroeber và K.Kluckolm đã sưu tâm được 164 định nghĩa khác nhau về văn hoá. Cho đên nay, con sô định nghĩa chẳc vẫn đang tiếp tục tăng lên. Tại Hội nghị về văn hoá UNESCO tại Mêhicô năm 1982, người ta cũng đã đưa ra 200 định nghĩa về văn hoá. Hiện nay thì số lượng khái niệm về văn hoá ngày càng tăng thêm đến vô vàn, khó mà thông kê hết được. Văn hóa là một thuật ngừ đa nghĩa. Đó là do bản thân các vấn đề văn hoá rất phức tạp, đa dạng, do vậy, các nhà nehiên cứu có những cách tiếp cận khác nhau nên dẫn đến nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm văn hoá. - Tiếp cận về ngôn ngữ. Truy xét từ nguyên, tức là gốc từ, thuật neừ văn hoá bắt nguồn từ Châu Âu, tiếng Pháp và tiếng Anh gọi là Culture, tiếng Đức gọi là Kultur. Các tiếng này lại xuất phát từ tiếne La tinh là cultus. Cultus có nghĩa là trồng trọt theo hai nghĩa: Agriculture là trồng trọt cây trái, thảo mộc và cultus animis la trồng trọt tinh thần. Vậy từ Cultus - văn hoá hàm chứa hai khía cạnh: trỏne trot cây trái tức là thích ứng với tự nhiên, khai thác tự nhiên và eiáo dục, đào tạo con người hoặc một cộng đỏng để họ trơ nên tốt đẹp hơn. Ờ Phương Đông, trong tiếng Hán cổ, từ văn hóa bao gồm văn là vẻ đẹp của nhân tính, cái đẹp cùa tri thức, tri tuệ con người có thể đạt được bàng sự tu dưỡng cùa bàn thân va cách thức cai trị đúng đan cùa nhà câm quyền. Còn chừ hoá trone vãn hoá là việc đem cái ván (cái đẹp, cái tôt, cái đúng) đẻ cam hoá 8
  10. giáo dục và hiện thực hoá trong thực tiễn, đời sống. Như vậy, văn hoá trong từ nguyên cùa cả phương Đông và phương Tây đêu có một nghĩa chung căn bàn là sự giáo hoá, vun trong nhân cách con người (bao gồm cá nhân, cộng đồng và xã hội loài người), cũng có nghĩa là làm cho con người và cuộc song trở nên tôt đẹp hơn. N hư vậy, dù ở Phương Đông hay Phương Tây thì văn hỏa đêu được coi là hoạt động tinh thần hướng tới việc sản xuất ra các giá trị Chân, Thiện, Mỹ. - Tiếp cận về quan niệm và cách hiểu. Khái niệm văn hóa được dùng theo nhiều nghĩa, nhưng có thể quy về hai cách hiểu chính: nghĩa hẹp và nghĩa rộng. + Hiêu theo nghĩa hẹp: Văn hóa là hệ tư tường, các hệ thống và các thể chế đi theo nó như văn hóa, nghệ thuật, khoa học, triết học, đạo đức học v.v. Theo nghĩa hẹp, văn hoá được giới hạn theo bề sâu hoặc bề rộng, theo không gian, thời gian hoặc chủ thể. Giới hạn theo bề sâu, văn hoá được hiểu là những giá trị tinh hoa, mang tính chất tinh thần (nếp song văn hoá, văn hoá nghệ thuật...). Giới hạn theo bề rộng, văn hoá được dùng để chi những giá trị trong từng lĩnh vực (vãn hoá âm thực, văn hóa kinh doanh) hoặc kiến thức (trình độ văn hoá, học văn hóa), ứng xử (nếp song văn hoá). Giới hạn theo không gian, văn hoá được dùng đê chi những giá trị đặc thù cùa từng vùng (ván hoá Nam Bộ, văn hoả Phương Đông..). Giới hạn theo thời eian, văn hoá được dùng đê chi những giá trị cùa từng dân tộc, từng nhóm xã hội... ( văn hoá Việt Nam, văn hoá đại chủng, văn hoá công ty...) Xét về phạm vi thì văn hoá theo nehĩa hẹp thườne được đồng nhất với văn hoá tinh hoa. Văn hoá tinh hoa là một tiểu văn hoá chứa những giá trị đáp ứng các nhu cầu bậc cao của con người. Quy luật chung là những giá trị đáp ứng các nhu cầu càng xa nhữne đòi hỏi vật chất, đời thường, nhất thời bao nhiêu thì tính 9
  11. giá trị, tính người càng cao bấy nhiêu, và do vậy cànc mang tính tinh hoa về văn hoá. Theo niihĩa này, văn hoá thườnn được dông nhât với các loại hình nghệ thuật, văn chương. Xét về hoạt động thì văn hoá theo nghĩa hẹp thường được đồng nhất với văn hoá ứng xử. Theo hướng này, văn hóa thường được hiểu là cách sống, cách nghĩ và cách đối xừ với người xung quanh. + H iế u th e o n g h ĩa r ộ n g Trong khoa học nghiên cứu về văn hoá, văn hoá được hiêu theo nghĩa rộng. Theo nghĩa này, định nghĩa văn hoá cũng có rât nhiều. Năm 1874, trong công trình Văn hỏa nguyên thủy (xuất bản lần đầu năm 1871), nhà nhân chùng học người Anh Edward Burnett Tylor (1832-1917) đưa ra định nghĩa: "Văn hoá là một tổng thế phức tạp gồm trí thức, tín ngiãmg, nghệ thuật, đạo đức, luật lệ, phong tục và tất cà những khủ năng, thỏi quen, tập quán mù con ngircji đạt được với tư cách là thành viên cùa một xã hội" [8, trang 4], Cho đến nay, phần lớn các nhà nghiên cứu văn hóa đều xem đây là định nghĩa khoa học đầu tiên về khái niệm văn hóa, mặc dù danh rù văn hóa - cultura đã xuất hiện khá sớm trong đời sống ngôn nsừ ờ ca phương Đông và phương Tây. Vào năm 1943, Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ thiên tài của dân tộc Việt Nam đưa ra định nghĩa: “Vì lẽ sinh tồn cũng như vì mục đích cuộc sống, loài người mới sáng tao va phát minh ra ngôn ngừ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa h o c , tô n ịĩião văn hoá, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ntỊÙy vê' măc ăn ở và các phương tiện, phương thức sừ dụng Toan hô những sảng tạo và phát minh đó tức là văn hoả. "[10, tranu 43 1 ; Theo định nghĩa của UNESCO (được chấp nhận tại hội ntíhi liên chính phủ các chính sách văn hóa họp năm 1970 tại Yenise) thì văn hoá bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sàn phẩm tinh vi hiện đại nhát cho 10
  12. đến tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lối sòng và lao động. Tháng 12 năm 1986, UNESCO phát triển thêm định nghĩa về văn hóa: “ Văn hóa là tong thể song động các hoạt động sáng tạo cùa các cá nhân và các cộng đong trong quá khứ, hiện tại qua các thế kỳ hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên hệ thong các giả trị, các truyền thong và cách thê hiện, đó là những yêu tô xác định đặc tính riêng cùa moi dân tộc”. Qua định nghĩa của UNESCO ta thấy văn hóa là một tồng thể bao gồm tất cà những gì con người kiến tạo nên, văn hóa chính là những nét khác biệt giữa các dân tộc về vật chất cũng như tinh thần. Trong Từ điển tiếng Việt, văn hóa được định nghĩa: “ Vãn hóa là tông thê nói chung những giá trị vật chất và tinh thân do con ngirời sáng tạo ra trong quá trình lịch sứ". Phát triên cách tiếp cận văn hóa theo nghĩa rộng, GS.TS Trần Ngọc Thêm định nghĩa: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ những giá trị vật chất và tinh thần do con ngưòi sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con ngưòi vói môi trưòng tự nhiên và xã hội của m ình”. [26, trane 25]. Định nghĩa này khăne định văn hoá là những sáng tạo của con người, mang lại giá trị cho con người, trong đó bao gồm cà giá trị vật chat và giá trị tinh thần. Những giá trị văn hóa này lăne đọng và kết tinh từ đời sống thực tiễn cùa con neười trong sự tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội mà họ đans sông. Điều đó cũntỉ có nghĩa, không phải tất cả những gì do con niĩười tạo ra đều là văn hoá, mà chi có những cái đà kêt tinh thành giá trị thì cái đó mới là văn hoá. Văn hỏa được xem là tât cả các giá trị vật chảt do con người sáng tạo ra nshĩa là văn hỏa bao gôm toàn bộ những giá trị sáng tạo cùa con người được biêu hiện, được kêt tinh trong các cùa cài vật chat do con người tạo ra như sản phâm hàng hoá, cône cụ lao độne. tư liệu tiêu dùng, cơ sờ hạ tâng kinh tế như eiao 11
  13. thông, thông tin, nguồn năng lượng; cơ sở hạ tầng xã hội như chăm sóc sức khoè, nhà ở, hệ thông giáo dục và cơ sớ hạ tâng tài chính như ngân hàng, bào hiểm, dịch vụ tài chính trong xã hội. Không có sản phẩm tinh thần nào lại không được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định và cũng như không có một sản phẩm vật chất nào lại không mang trong nó những giá trị tinh thần. Văn hóa được xem là tất cả các giá trị tinh thần do con người sáng tạo có nghĩa là văn hóa bao gôm các sàn phâm tinh thần mà các cá nhân hay cộng đồng sáng tạo ra trong lịch sử. Văn hóa là toàn bộ những hoạt động tinh thần cùa con người và xã hội bao gồm kiến thức, các phong tục, tập quán; thói quen và cách ứng xử, ngôn ngừ (bao gồm cả ngôn ngữ có lời và ngôn ngừ không lời); các giá trị và thái độ; các hoạt động văn học nghệ thuật; tôn giáo: giáo dục; các phương thức giao tiếp, cách thức tổ chức xã hội. Ket luận trên cũng chính là định nghTa về văn hóa mà các tác giả của nhóm biên soạn Giáo trình lựa chọn làm cơ sờ để phân tích những vấn đề tiếp theo cùa môn học văn hóa kinh doanh vì khái niệm này không đi vào liệt kê, cũng khône quá mức trừu tượng, chung chung, đồng thời khá cụ thể và thuận tiện để phân tích các vấn đề của văn hóa kinh doanh. Văn hoá có m ột sổ đặc trưng tiêu biểu sau: - Văn hoá mang tính tập quán: Văn hoá quy định nhừne hành vi được chấp nhận hay không được chấp nhận tronc một xã hôi cu thể. Có những tập quán đẹp. tồn tại lâu đời như một sự khăniỉ đinh những nét độc đáo cùa một nên văn hoá này so với nên văn hoá kia, như tập quán “mời trầu” cùa người Việt Nam. tập quán các thiếu nữ Nga mời khách bánh mỳ và muối. Song cũng co những tập quán không dễ gì cảm thông ngay như tập quán “cà răng căng tai” của một số dân tộc thiểu sô cùa Việt Nam. - Vãn hoá mang tính cộng đồng: Văn hoá không thê tôn tại 12
  14. do chính bản thân nó mà phải dựa vào sự tạo dựng, tác động qua lại và cùng cố cùa mọi thành viên trong xã hội. Văn hoá như là một sự quy ước chung cho các thành viên trong cộng đồng. Đó là những lề thói, nhưng tập tục mà một cộng đồng người cùng tuân theo một cách rất tự nhiên, không cần phải ép buộc. Một người nào đó làm khác đi sẽ bị cộng đồng lên án hoặc xa lánh tuy ràng xét về mặt pháp lý những việc làm của anh ta chẳng có gì là phi pháp cả. Văn hóa có được do chia sẻ. Con người là thành viên của một nhóm, một tổ chức hay xã hội cùng chia sẻ một nền văn hỏa, nó không có tính cụ thể trong từng cá thể riêng lẻ. - Văn hoả mang tính dân tộc: Văn hoá tạo nên nếp suy nghĩ và cảm nhận chung của từng dân tộc mà người dân tộc khác không dễ gì hiểu được. Vì thế mà một câu chuyện cười có thê !àm cho người dân các nước Phương Tây cười chày nước mất mà người dân châu Á chẳng thấy có gì hài hước ờ đó cả. Vì vậy, cùng một thông điệp mà ờ nhiều nước lại có thể mang ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. - Văn hoá có tín h chù q u a n : Con người ở các nền văn hoá khác nhau có suy nghĩ, đánh giá khác nhau về cùng một sự việc. Cùng một sự việc có thể được hiểu một cách khác nhau ờ các nền văn hoá khác nhau. Một cừ chi thọc tay vào túi quan và neồi gếch chân lên bàn để giảng bài của một thầy giáo có thê được coi là rất bình thường ờ nước Mỹ, trái lại là không thê châp nhận được ờ nhiều nước khác. - Văn hoá có tính khách quan: Văn hoá thê hiện quan diêm chủ quan của từns dân tộc, nhưng lại có cả một quá trình hình thành mane tính lịch sử, xã hội được chia sẻ và truyền từ thế hệ này sane thế hệ khác, không phụ thuộc vào ý muốn chù quan của mồi người. Văn hoá tồn tại khách quan ncay cả với các thành viên trong cộng đồng. Chúng ta chi có thể học hòi các nền văn hoá. chấp nhận nó, chứ không thể biến đổi chúne theo ý muốn chù 13
  15. quan cùa minh. Chẳng hạn, quan niệm "trọng nam khinh nữ dã ăn rât sâu trong lịch sử Việt Nam, không dê gi xoá bó được. - Văn hoủ có tinh kế thừa: Văn hoá là sự tích tụ hàng ưãm. hàng ngàn năm của tất cà các hoàn cành. Mỗi thế hệ đều cộng thêm đặc trung riêng biệt cùa mình vào nên văn hoá dân tộc trước khi truyên lại cho thế hệ sau. Ờ mồi thế hệ, thời gian qua đi. những cái cũ có thể bị loại trừ và tạo nên một nền văn hoá quảng đại. Sự sàng lọc và tích tụ qua thời gian đã làm cho vốn văn hoá cùa một dàn tộc trờ nên giàu có, phong phú và tinh khiết hơn. Văn hóa được tích lũy và truyền qua các thê hệ khác nhau. - Văn hoá có thê học hỏi được: Văn hoá khône chì được truyền lại từ đời này qua đời khác, mà nó còn phải do học mới có. Đa số những kiến thức (một biểu hiện cùa văn hoá) mà một người có được là do học mà có hơn là bẩm sinh đã có. Do vậy, con người ngoài vốn văn hoá có được từ nơi mình sinh ra và lớn lên, có thê còn học được từ những nơi khác, những nền vãn hóa khác. Văn hóa không phải do di truyền và có tính sinh học nó được tiếp thu qua học hòi và kinh nghiệm. - Văn hoá luôn tiến hoá: Một nền văn hoá khônc bao eiờ tĩnh tại và bất biến. Ngược lại văn hoá luôn luôn thay đổi và rất năng động. Nó luôn tự điều chinh cho phù hợp với trinh độ và tình hình mới. Trong quá trình hội nhập và giao thoa với các nền văn hoá khác, nó có thê tiêp thu các giá trị tiến bộ, hoặc tích cực cùa các nền văn hoá khác. Ngược lại, nó cũng tác độne anh hương tới các nền văn hoá khác. Văn hóa dựa trên kha nãnu thav đôi hay thích nghi cùa con người, và nó khác với quá trinh thích nghi bằng thay đồi gen ờ động vật. Việc nắm bắt được những nét đặc trưng cùa văn hoa cho chúng ta có một tầm nhìn bao quát, rộng mờ và một thai đò hết sức quan trọng và thận trọng với những vấn đề văn hoa. Moi SLr kết luận vội vàng hoặc một sự thiếu trách nhiệm đều CO the lam 14
  16. thui chột khả năne sáne tạo văn hoá. Nhận biêt đây đù và sâu sãc nhữne đặc trưne này sẽ ciủp chúng ta xác định được biêu hiện và vai trò cùa văn hoá trong đòi sống xã hội nói chung và trong hoạt động kinh doanh nói riêng. 1.1.2. Các yếu tố cấu thành văn hóa Văn hoá là một đổi tượne phức tạp và đa dạnc. Đê hiêu bản chất của vãn hoá. cằn xem xét các yêu tô câu thành văn hoá. Xem xét nền văn hóa của một quôc gia từ bẽn naoài có thê là một công việc đầy thừ thách. Nhuns chia nhò nền văn hóa này thành các yếu tố cấu thành và hiêu xem mỗi yếu tố liên hệ với tône thê như thế nào có thể eiúp chúng ta eiải thích được nhừne điều khó hiêu và cho chúne ta hiêu được một số nguyên nhân và động lực phía sau các hành vi, bao gồm cả hành vi kinh doanh. Có nhiêu cách phàn loại các yêu tô câu thành văn hoá. Trone khuôn khô môn học, sừ dụne cách riếp cận phô biến trone nghiên cứu quản trị kinh doanh ưên thế giới hiện nay là hợp lý. Theo cách tiếp cận này, các yéu tố cấu thành vãn hóa quan ưọr )2 liên quan tới các hoạt độne kinh doanh eồm 8 yếu tố được thê hiện qua hình 1.1 dưới đây: Hình 1.1: Các yêu tô câu thành văn hóa
  17. 1.1.2.1. Ngôn ngữ Ngôn ngừ là hệ thống các ký hiệu có ý nghĩa chuân giúp cho các thành viên trong xã hội có thể truyền đạt được với nhau. Ngôn ngữ là sự thể hiện rõ nét nhất của văn hóa vì nó là phương tiện quan trọng nhất để chuyển giao văn hóa, làm cho văn hóa có thê được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ngôn ngừ ảnh hưởng đến những cảm nhận, suy nghĩ của con người về the giới đồng thời truyền đạt cho cá nhân những chuẩn tắc, giá trị, sự chấp nhận quan trọng nhất cùa một nền văn hóa. Chính vì thế, việc du nhập một ngôn ngừ mới vào một xã hội trở thành vấn đề nhạy cảm tại nhiều nơi trên thế giới và là tiêu điểm của các cuộc tranh luận về vấn đề xã hội. Neu coi ngôn ngữ và hành vi là cái vỏ bên ngoài của văn hóa thì ngôn ngữ là yếu tố văn hóa cực kỳ quan trọng. Trone đàm phán kinh doanh giữa các doanh nghiệp có chung một quốc tịch thì vấn đề ngôn ngữ không phải là một khó khăn đáng kể. Nhung đối với các cuộc đàm phán quốc tế, ngôn ngữ thực sự có thể trở thành một vũ khí hay một khó khăn đối với các đoàn đàm phán. Người Mỹ đã sai lầm trong các cuộc đàm phán khi cho ràng đa số người Nhật thường không hiểu tiếng Anh tốt đến mức có thể đàm phán trực tiếp được. Trong thực tế, đa số các doanh nhân Nhật đều có thể hiểu và sử dụng thành thạo tiếng Anh nhưna trong các cuộc đàm phán, nhất là những cuộc đàm phán quan trọng thì họ vẫn thường sử dụng phiên dịch. Sử dụng phiên dịch là eiúp các người Nhật có nhiều thời gian suy nghĩ và cân nhấc thône tin do đối tác đưa ra, đồng thời họ cũng có nhiều thời gian hơn đẻ quan sát phản ứng của đối phương khi phiên dịch đang chuyên nhũng ý kiên của họ từ tiêng Nhật sang tiêng Anh. Bên cạnh sự khác biệt của các ngôn ngừ khác nhau thì cùng một thứ tiếne ờ các nước khác nhau cũng được hiêu khác nhau. Từ tambo ờ Bolivia Colombia, Ecuador và Peru có nghĩa là đầm lầy, ẩm ướt. con ờ 16
  18. Chile, tambo lại được hiểu là những nhà chứa mại dâm. Một hãng hàng không muốn quảng cáo chất lượng dịch vụ của mình băng khẩu hiệu “Bay lên với những cánh chim” (Fly with leather) thi các khách hàng Mỹ La Tinh lại hiểu “Bay là không cần quần áo” (fly naked). Ờ những nước có nhiều ngôn ngữ người ta cũng thấy có nhiều nền văn hoá. Ví dụ, ờ Canada có 2 nền văn hoá: nền văn hoá tiếng Anh và nền văn hoá tiếng Pháp. Tuy nhiên, không phải lúc nào sự khác biệt về ngôn ngừ cũng dẫn đến sự khác biệt về xã hội. Trong hoạt động kinh doanh, nhất là kinh doanh quốc tế, sự biết về ngôn ngừ địa phương, sự hiểu biết về những thành ngữ và cách nói xã giao hàng ngày, sự hiêu biêt vê dịch thuật là rất quan trọng. Một công ty đã không thành công khi quảng cáo bột giặt của mình đã đặt hình ảnh quần áo bẩn ở bên trái hộp xà phòng và hình ảnh quần áo sạch sẽ ở bên phải vì ở nước này người ta đọc từ phải qua trái, và điều đó được hiểu là xà phòng làm bẩn quần áo! Ngôn ngừ có ngôn ngừ nói và ngôn ngữ viết. Mọi nền văn hóa đều có ngôn ngừ nói nhung không phải tất cả đều có ngôn ngừ viết. Ở nhữne nền văn hóa có cả hai loại ngôn ngữ thì ngôn ngừ nói cũng khác với ngôn ngừ viết. Ngôn ngừ không chi là những từ được nói hoặc viết ra mà bản thân ngôn ngừ rất đa dạng, nó bao gồm ngôn ngừ có lời (verbal language) và neôn ngừ không lời (non - verbal language). Thông điệp được chuyên giao bàng nội dung của từ ngừ, bàng cách diễn tả các thông tin đó (âm điệu, ngừ đ iệ u ...) và bàng các phương tiện không lời như cử chi, tư thế, ánh mat, nét mặt... Tất cả các hình thức như ciao tiếp phi ngôn neữ, cừ chi, ngôn ngừ cơ thể, nét mặt đều chuyền tải những thông điệp nhất định. Neu không hiêu bối cảnh văn hóa trong đó nhìmg cuộc eiao tiếp phi ngôn ngừ dạng này xày ra, bạn không n h ữ n ơ có the gặp phái rủi rn là k h ô n g hiểu được Ị TV, T 5 í ( V ' T ’ ; Ắ ì l i O - Y t N
  19. người đối thoại với mình mà còn có thể phát đi những tín hiệu hoàn toàn sai lạc. Ví dụ một cái gật đầu là dấu hiệu của sự đòng ý, một cái nhãn mặt là dấu hiệu cùa sự khó chịu. Tuy nhiên, một số dấu hiệu của ngôn ngữ cừ chi lại bị giới hạn vê mặt văn hoá. Chãng hạn trong khi phần lớn người Mỹ và Châu Au khi giơ ngón cái lên hàm ý “mọi thử đều ổn” thì ở Hy Lạp, dâu hiệu đó là ngụ ý khiêu dâm. Trong khi người Mỹ cho ràng nhìn trực tiếp vào mắt người nào đó trong các cuộc đàm phán thê hiện sự chân thành và thành thực, người Anh lại cho rang khi chưa thiết lập được một mối quan hệ quen thuộc hom thì hành động này thể hiện sự bất lịch sự. Neu thông thạo ngôn ngữ cùa đối tác, bạn sẽ thu được 4 lợi ích lớn: Thứ nhất, bạn sẽ hiểu vấn đề một cách dễ dàng, thấu đáo nhờ có thê trao đổi trực tiếp với đối tác mà không cần thông qua người khác đê cảm nhận hay giải thích. Thứ hai, bạn có thể dễ dàng làm việc với đối tác nhờ có được ngôn ngừ chung. Thứ ba, có thê hiêu và đánh giá đúng được bàn chất, ý muốn và cả những ẩn ý của đối tác. Cuối cùng, bạn có thể hiểu và thích nehi với văn hóa của họ. Ngược lại, nếu không biết ngôn ngừ chung với đối tác, hoặc biết nhưng chưa thông thạo (khône hiểu được các thành ngừ, tiếng lóng, cách dùng đặc biệt...) bạn có thê gặp nhiều khó khăn, trở ngại, rủi ro trong công việc và trong cuộc sống. 1.1.2.2. Tôn giáo và tín ngưỡng Tôn giảo và tín ngưỡng là niềm tin sâu sấc vào một điều eì đó vô hình, nhưng nó chi phôi toàn bộ đời sốne con neười (ví dụ: Thiên chúa giáo - Chúa, Phật giáo - Phật Tô. Bồ Tát). Lich sử của xã hội loài người cô đại đã chiêm nghiệm nhữna cuôc Thập tự Chinh thân thánh cùa những con chiên neoan đạo muốn mở rộng sự ảnh hường cùa Đức chúa sang châu Á như một minh ch ú n s đẫm máu và man rợ cho ánh hường cùa tôn eiáo đối YCT1 18
  20. hành vi của con người. Tôn giáo, tín ngưỡng được nhận thức như một yếu tố nhạy cảm nhất của văn hóa. Tôn giáo và tín ngưỡng ảnh hưởng lớn đến cách sông, lôi sống, niềm tin, giá trị và thái độ, thói quen làm việc và cách cư xù của con người trong xã hội đối với nhau và với xã hội khác. Chăng hạn, ở những nước theo đạo Hồi, vai trò của người phụ nữ bị giới hạn trong gia đình, Giáo hội Thiên chúa giáo đến tận bây giờ vẫn tiếp tục cấm sử dụng các biện pháp tránh thai. Thói quen làm việc chăm chi cùa người Mỹ là được ảnh hường từ lời khuyên của đạo Tin lành. Các nước châu Á chịu ảnh hường mạnh mẽ của đạo Khổng nên coi trọng đạo đức làm việc. Thói quen ăn kiêng cùa một số tôn giáo ảnh hưởng từ thói quen làm việc. Ngay cả những ngày lễ trọng yếu cũng bị ràng buộc bởi tôn giáo, ví dụ nhiều người Mỹ trao đổi quà cho nhau vào ngày 25 tháng 12 (lễ Giáng Sinh); người Hà Lan tặng quà nhau vào ngày St. Nicolai Day (6 tháng 12); người Nga làm điều này vào ngày Frost Man s Day (1 tháng Giêng) Tôn giáo và tín ngưỡng dĩ nhiên có ảnh hường quyết định đên hành vi và ứng xử cùa các nhà kinh doanh. Đạo Hồi là một ví dụ điển hình. Mặc dù thế giới Đạo Hồi ngày nay có khoảng 1,2 tỳ người, tuy nhiên có thể tìm thấy rất nhiều các công ty xuyên quốc eia thường có các quyết định kinh doanh vi phạm các giá trị Hồi giáo. Hàng thời trang hàng đầu thế giới Channel đà gây ra sự phản íme gay gắt trong công chúng của các nước Đạo Hồi vì đưa những; họa tiết trang trí cho những tập trang phục mùa hè cho phụ nữ giống như các họa tiêt ờ trane bìa cùa Kinh Koran mùa hè năm 1997. Ket quà là nhà mẫu này đă phải hủv bò hoàn toàn nhữníĩ bộ sưu tập có eiá trị đó kèm theo cả âm bản. Một điều đánc neạc nhiên là trong thực tê, nhừne eì là giá trị tinh thần của một cá nhàn lại có thê là các câu chuvện vui của những người khác. Neu khône biết con bò có giá trị như thế nào 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2