intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Vệ sinh gia súc: Phần 2 - NXB Nông Nghiệp

Chia sẻ: Hoa La Hoa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:87

386
lượt xem
85
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần hai Giáo trình Vệ sinh gia súc tiếp tục giới thiệu đến bạn đọc nội dung phần thứ hai vệ sinh gia súc học chuyên khoa được thể hiện từ chương 4 đến chương 9, với các vấn đề cụ thể như: Vệ sinh chuồng trại, vệ sinh thức ăn chăn nuôi, vệ sinh chăn thả, thân thể và vận chuyển gia súc, vệ sinh đối với từng loại gia súc, vệ sinh chất thải trong chăn nuôi và công tác vệ sinh phòng dịch bệnh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Vệ sinh gia súc: Phần 2 - NXB Nông Nghiệp

  1. Phần thứ hai VỆ SINH GIA SÚC HỌC CHUYÊN KHOA Chương 4 VỆ SINH CHUỒNG TRẠI Trong hình thức chăn nuôi tập trung, phần lớn thời gian sống của súc vật nuôi là ở trong chuồng, đặc biệt đối với tiểu gia súc (lợn) và gia cầm (gà). Do vậy, chuồng nuôi là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đối với sức khoẻ và sức sản xuất của động vật. Chuồng trại được quy hoạch, thiết kế, xây dựng hợp lý, đúng địa điểm, đúng hướng, đúng quy cách vv.., kết hợp với chăm sóc, nuôi dưỡng tốt sẽ góp phần nâng cao sức khoẻ và sức sản xuất của gia súc. 4.1. NGUYÊN TẮC CHỦ YẾU KHI XÂY DỰNG CHUỒNG TRẠI 4.1.1. Chuồng trại phải phù họp với đặc điểm sinh lý và chức năng sản xuất của vật nuôi Tuỳ theo đặc điểm sinh lý, mỗi loại gia súc sẽ có những yêu cầu khác nhau về chuồng trại. Ví dụ: lợn nái sinh sản và lợn con sơ sinh yêu cầu chuồng nuôi phải ấm áp (28 – 0 33 C), khô ráo, ánh sáng thích hợp và yên tĩnh để không ảnh hưởng đến khả năng cho sữa của lợn mẹ, đồng thời đáp ứng yêu cầu phòng bệnh phân trắng cho lợn con. Lợn đực giống yêu cầu chuồng nuôi phải rộng rãi, thoáng mát, chắc chắn, có sân vận động. Chuồng nuôi lợn thịt phải đảm bảo sự yên tĩnh, ánh sáng dịu để tránh ảnh hưởng đến khả năng tích luỹ mỡ trong giai đoạn lợn vỗ béo. Do vậy, khi quy hoạch xây dựng cho một trại chăn nuôi có nhiều loại lợn thì các loại chuồng cần có thiết kế riêng, đáp ứng yêu cầu phù hợp với đặc điểm sinh lý và chức năng sản xuất của từng loại. 4.1.2. Chuồng trại phải đảm bảo vệ sinh đề phỏng dịch bệnh Một số trại chăn nuôi thường xuyên bị thiệt hại kinh tế nghiêm trọng do dịch bệnh gia súc xảy ra. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc quy hoạch, thiết kế, xây dựng chuồng trại không có tính khoa học và thực tiễn. Trại chăn nuôi không có khu tân đảo dành cho gia súc mới nhập về, khu cách ly dành cho những gia súc mắc bệnh và nghi mắc bệnh, hệ thống xử lý nước sinh hoạt, chất thải chăn nuôi không hợp lý, quy trình vệ sinh, phòng bệnh áp dụng không phù hợp với thực tiễn, không thực hiện nghiêm túc vv … vì vậy mỗi cơ sở chăn nuôi nên áp dụng điều kiện vệ sinh thú y đối 69
  2. với cơ sở theo tiêu chuẩn ngành như sau: Địa điểm cơ sở: Phải được cấp có thẩm quyền cho phép, theo quy hoạch của chính quyền địa phương. - Ở vị trí cao ráo dễ thoát nước, có thể bằng phẳng hoặc hơi dốc, xa ao hồ sông ngòi để không ảnh hưởng đến ẩm độ của chuồng nuôi, nền chuồng cách mặt nước ngầm tối thiểu 2m và tránh được các nguồn gây ô nhiễm. - Cách khu dân cư, bệnh viện, trường học, đường giao thông chính và các công trình công cộng khác theo quy định như sau: Cơ sở có quy mô từ 50 - 200 con, cách tối thiểu 200m Cơ sở có quy mô từ trên 200 - 1000 con, cách tối thiểu 500m Cơ sở có quy mô từ trên 1000 con, cách tối thiểu 1000m - Phải có đủ nước dùng cho chăn nuôi. Nguồn nước, đất không bị ô nhiễm. - Địa thế chuồng nên thấp hơn nhà ở của khu hành chính nhưng phải cao hơn hệ thống cống rãnh và khu vực xử lý chất thải chăn nuôi. - Có đủ diện tích, điều kiện xử lý chất thải rắn, nước thải. Bố trí cơ sở chăn nuôi: Có tường bao quanh cơ sở chăn nuôi. Tường phải đủ cao để ngăn chặn người, động vật xâm nhập vào cơ sở. - Có tường ngăn cách khu hành chính với khu chăn nuôi. - Có đường nội bộ để vận chuyển gia súc, thức ăn, chất thải. - Khu chế biến, kho chứa thức ăn chăn nuôi: Khu chế biến thức ăn chăn nuôi và các kho chứa nguyên liệu, thức ăn chăn nuôi thành phẩm được bố trí cách biệt với khu chăn nuôi, nơi để các hoá chất độc hại, chất gây cháy nổ. Kho chứa phải khô ráo, thoáng mát, có biện pháp diệt chuột, mối mọt. Các bao thức ăn phải được xếp trên giá gọn gàng, để riêng thức ăn cho từng loại gia súc, gia cầm. - Khu chăn nuôi phải đảm bảo các yêu cầu sau: + Lối ra vào cơ sở và khu chăn nuôi có hố tiêu độc chứa hoá chất sát trùng, có hiệu lực tiệt trùng cho người và phương tiện vận chuyển đi qua. + Khu chăn nuôi được chia thành các khu vực riêng cho từng loại gia súc. Ví dụ: khu chăn nuôi lợn gồm thứ tự các khu như sau: Lợn nái đẻ, lợn nái mang thai, lợn con sau cai sữa, lợn thịt, lợn đực giống, lợn hậu bị. Chuồng nái đẻ bố trí ở đầu hướng gió. + Khoảng cách giữa các dãy chuồng tối thiểu bằng 2 - 2,5 lần chiều cao chuồng + Có khu cách ly gia súc mới nhập từ nơi khác về để theo dõi kiểm dịch trước khi 70
  3. cho nhập đàn. + Có khu nhốt riêng lợn ốm để chữa trị, trong khu này bố trí nơi mổ khám, lấy mẫu xét nghiệm, chẩn đoán bệnh. + Có nơi tiêu huỷ gia súc chết, nơi này cách xa khu chăn nuôi, ở phía cuối nguồn nước, cuối hướng gió. + Có nơi vệ sinh, khử trùng tiêu độc dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển. + Có khu xử lý chất thải, tất cả các chất thải rắn, chất thải lỏng đều phải được đưa về khu vực này để xử lý trước khi đưa ra khỏi cơ sở chăn nuôi. Thiết bị dụng cụ dùng trong cơ sở chăn nuôi: Thiết bị, dụng cụ sản xuất chứa đựng thức ăn chăn nuôi, máng ăn, máng uống, núm uống phải được vệ sinh hàng ngày và định kỳ khử trùng tiêu độc theo quy định của cơ sở chăn nuôi. - Bố trí riêng biệt dụng cụ chăn nuôi cho từng khu chăn nuôi. - Phương tiện vận chuyển dùng trong nội bộ cơ sở phải được bố trí riêng biệt cho khu chăn nuôi và các khu khác. Trang bị bảo hộ lao động: - Cán bộ nhân viên, khách tham quan phải được tắm bằng nước khử trùng, mặc quần áo, mang mũ, khẩu trang, ủng nylon hoặc ủng cao su đã được tiệt trùng trước khi vào khu chăn nuôi. - Công nhân chăn nuôi và cán bộ thú y khi làm việc trong khu chăn nuôi phải mặc quần áo bảo hộ lao động, đội mũ, đeo khẩu trang, đi ủng. Trang bị bảo hộ lao động phải được vệ sinh sạch sẽ và khử trùng tiêu độc sau mỗi lần sử dụng. 4.1.3. Chuồng trại phải tận dụng được nguồn phân bón Phân gia súc, chất độn chuồng sau khi được xử lý, chế biến đúng kỹ thuật sẽ là nguồn phân bón rất tốt cung cấp cho cây trồng. ở các cơ sở chăn nuôi hiện nay đang tồn tại hai khuynh hướng xử lý phân, chất thải chăn nuôi: - Ủ phân hiếu khí hoặc yếm khí để diệt mầm bệnh và cho quá trình nitrat hoá xảy ra hoàn toàn, sau thu hoạch, sử dụng cho cây trồng. - Xây dựng hệ thống hầm ủ biogas để tận dụng nguồn khí đốt sinh học, đồng thời vẫn đảm bảo vệ sinh tiêu độc, khử trùng và nitrat hoá các hợp chất hữu cơ tồn dư trong phân. Do vậy, khi quy hoạch xây dựng chuồng trại chăn nuôi, ngoài các yêu cầu vệ sinh kể trên, phải chú ý thêm cả mục đích sử dụng nguồn phế thải chăn nuôi để thiết kế, xây dựng cho phù hợp, đảm bảo vệ sinh môi trường. 71
  4. 4.1.4. Chuồng trại can được xây dựng hợp lý Chuồng trại hợp lý sẽ góp phần tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Vì vậy, khi thiết kế xây dựng chuồng trại phải chú ý đến hướng sử dụng các công cụ cải tiến, cơ giới vv.., sẽ dùng trong quá trình chăn nuôi, để thuận tiện cho việc trang bị thiết bị cơ giới hoá, tự động hoá sau này. Lối đi cho gia súc ăn và thu dọn vệ sinh phải đủ rộng để các phương tiện thủ công cũng như cơ giới hoạt động thuận tiện. Cửa chuồng phải thiết kế sao cho đóng mở dễ dàng nhưng phải chắc chắn. Máng ăn, hệ thống nước uống phải bố trí ở nơi thuận tiện, dễ vệ sinh vv… 4.1.5. Chuồng trại cần đơn giản nhưng bền vững Kinh phí đầu tư để xây dựng chuồng trại thường là rất lớn, cho nên cần phải tính toán kỹ để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành xây dựng. Khi chọn vật liệu cần đảm bảo nguyên tắc: Có sức dẫn nhiệt thấp, thoáng khí, không hút ẩm và khí độc, bền vững, có sẵn ở địa phương để thuận tiện cung ứng. Quy hoạch, thiết kế, xây dựng các trang trại chăn nuôi cần xác định rõ phương hướng phát triển, phạm vi mở rộng khu vực trong giai đoạn trước mắt và lâu dài. 4.2. NHỮNG ĐIỂM CẦN CHÚ Ý KHI QUY HOẠCH, XÂY DỰNG CHUỒNG TRẠI 4.2.1. Địa điểm Địa điểm phải được cấp có thẩm quyền cho phép, theo quy hoạch của chính quyền địa phương. 4.2.2. Hướng chuồng Hướng chuồng có ảnh hưởng rất lớn tới tiểu khí hậu trong chuồng nuôi, nhất là đối với những chuồng áp dụng kỹ thuật thông thoáng tự nhiên và do đó tác động lực tiếp đến quá trình sinh trưởng và sức sản xuất của gia súc, gia cầm. Nước ta nằm trong khu vực nội chí tuyến (hay nhiệt đới bắc bán cầu), chịu ảnh hưởng của 3 loại gió mùa và tín phong bắc bán cầu (còn gọi là gió mậu dịch) cho nên có đặc điểm của khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, mưa nhiều. Vì vậy, chuồng trại của gia súc, gia cầm nên hướng về phía Đông Nam hoặc hướng chính Nam để luôn nhận được ánh nắng mặt trời vào mỗi buổi sáng, đón gió Đông Nam mát mẻ, giữ được nhiệt độ thích hợp, đồng thời hạn chế ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Như vậy, chuồng nuôi sẽ đảm bảo thoáng mát trong mùa hè và ấm áp trong mùa đông. 4.2.3. Khoảng cách giữa các chuồng Trong một khu chăn nuôi, có thể xây dựng song song với nhiều dãy chuồng. Qua những nghiên cứu thực tế, nhiều nhà chuyên môn đã đi đến kết luận rằng để thực hiện tốt quy trình vệ sinh, phòng dịch bệnh cho gia súc, gia cầm thì khoảng cách giữa các 72
  5. dãy chuồng tối thiểu bằng 2 - 2,5 lần chiều cao của mỗi chuồng, yêu cầu thông thoáng, các dãy chuồng không chắn ánh sáng và gió của nhau. Cũng có thể tận dụng khoảng trống này để trồng một số cây xanh hoặc thiết kế sân vận động cho gia súc (ví dụ như trong quy hoạch xây dựng chuồng lợn). Đầu của các dãy chuồng phải cách xa nhau từ 4 - 6m. 4.2.4. Sân vận động (ngoài trời) Sân vận động (sân chơi) của gia súc có thể bố trí ở khoảng đất trống ngăn cách giữa các dãy chuồng hoặc ở hai đầu các dãy chuồng nuôi. Đây là khu vực rất cần thiết với gia súc non và gia súc đực giống (ví dụ với lợn đực giống). Sân vận động lát gạch hoặc láng bằng xi măng dễ làm vệ sinh nhưng không phù hợp với gia súc vì cứng, trơn, lại rất nóng trong mùa hè. Sân vận động nền đất đỏ, hoặc đất pha cát có cỏ mọc tự nhiên sẽ rất thích hợp, không quá cứng, ít trơn trượt, nền cỏ mát, ngoài ra còn có thể bổ sung một số nguyên tố khoáng đa, vi lượng cho gia súc thu hoạch trong quá trình vận động tìm kiếm thức ăn thêm. Tuy nhiên, sân vận động kiểu này phải có hệ thống thoát nước hợp lý để tránh lầy lội, tù đọng và yêu cầu định kỳ tiêu độc, khử trùng để giảm số lượng mầm bệnh. Xung quanh chuồng nuôi, sân vận động, dọc đường đi nên trồng nhiều cây xanh có bóng mát để cải tạo bầu tiểu khí hậu khu vực chuồng nuôi. Khu vực vận động cũng yêu cầu xa khu dân cư, chợ, bệnh viện, trường học, đường giao thông chính để hạn chế người qua lại, đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh phòng ngừa dịch bệnh cho gia súc. Chỉ tiêu vệ sinh diện tích sân vận động đối với từng loại gia súc cụ thể như sau: Bò trưởng thành 20m2/con; lợn trực giống 30m2/con; lợn nái sinh sản 12 - 15m2/con; lợn con 4 - 5m2/con; lợn thịt 6m2/con; bê, cừu 4m2/con. Chỉ tiêu Vệ Sinh đối Với gà nuôi theo hình thức bán chăn thả (nuôi nhốt có sân vận động), diện tích chuồng cho đàn nhỏ (dưới 50 con) cần đảm bảo 0,3m2/gà; đàn lớn (trên 50 con), 0,2m2/gà. Mật độ sân vận động với đàn nhỏ (dưới 50 con) cần đảm bảo 0 75m2/gà; với đàn trung bình (từ 50 - 100 con), diện tích sân chơi 0,55m2/gà; đàn lớn (trên 100 con), 0,4m2/gà. Chỉ tiêu vệ sinh đối với gà nuôi theo hình thức chăn thả tự do, bãi chăn có cỏ tự nhiên, có các cây bụi để tránh mưa, nắng, nếu đảm bảo mật độ đàn trung bình từ 125 - 150 gà/ha sẽ cho kết quả tốt, có thể sử dụng bãi chăn liên tục trong nhiều năm, gà ít bị nhiễm ký sinh trùng (ví dụ các bệnh ngoại ký sinh trùng, giun sán, bệnh cầu trùng gà vv...). 4.3. ĐÁNH GIÁ VỆ SINH ÁNH SÁNG CHUỒNG NUÔI Ánh sáng trong chuồng nuôi hợp lý giúp cho gia súc khoẻ mạnh, sinh trưởng, phát dục tốt. ánh nắng mặt trời buổi sáng ngoài tác dụng sưởi ấm cho gia súc trong mùa đông hoặc mỗi khi thời tiết lạnh giá còn có vai trò giúp gia súc tăng cường hoạt động trao đổi chất, tổng hợp vitamin D và hạn chế tiêu diệt mầm bệnh trong chuồng 73
  6. nuôi, trên sân vận động, trên cơ thể gia súc. Để đánh giá tình hình ánh sáng chuồng nuôi có đạt các yêu cầu vệ sinh hay không, thường dùng một số chỉ tiêu sau: 4.3.1. Hệ số chiếu sáng Là tỷ số giữa diện tích cửa sổ và diện tích nền.chuồng. Tỷ số càng lớn thì chuồng càng nhận được nhiều ánh sáng tự nhiên. Chỉ tiêu vệ sinh quy định cho các loại chuồng nuôi như sau: Bảng 4.l: Quy định hệ số chiếu sáng tự nhiên đối với chuồng nuôi một số loại gia súc, gia cầm (Theo Đỗ Ngọc Hoè, 2005) TT Loại chuồng nuôi gia súc Tỷ số chiếu sáng tự nhiên 1 Chuông bò sữa 1/12 2 Chuồng bê 1/16 3 chuông dê, cừu 1/20 - 1125 4 chuồng nái sinh sản 1/10 5 Chuồng lợn thịt 1/15 6 chuông gà 1/20 4.3.2. Góc nhập xạ Góc tạo thành giữa mép trên của cửa sổ chuồng nuôi với điểm giữa của nền chuồng. A: Mép trên của của sổ; B: Điểm giữa của nền chuồng; C: Điểm chân tường cửa sổ. Góc ABC là góc nhập xạ (hình 3). 74
  7. Trong trường hợp mái chuồng nuôi kéo dài hơn mép trên của cửa sổ gây cản trở luồng ánh sáng chiếu vào nền chuồng thì khi đó, góc A’BC sẽ là góc nhập xạ (hình 4). Góc nhập xạ cho chúng ta biết khả năng ánh sáng có thể đi vào trong chuồng. Góc nhập xạ lớn thì chuồ ng nuôi sẽ nhận được nhiều ánh sáng tự nhiên hoặc ngược lại. Có thể tính được góc n n theo tang của góc: ABC hoặc A’BC Tiêu chuẩn vệ sinh yêu cầu góc nhập xạ của chuồng nuôi gia súc phải đảm bảo ≥270. 4.3.3. Góc thấu quang Góc hợp thành giữa mép trên, mép dưới của cửa sổ chuồng nuôi gia súc với điểm giữa nền chuồng. Góc n ABD là góc thấu quang, D là mép dưới của cửa sổ chuồng nuôi (hình 5). Nếu ở trước cửa sổ có cây xanh che khuất mép dưới cửa sổ chuồng nuôi thì đi đó góc n ABD ' sẽ là góc thấu quang (hình 6). Chỉ tiêu góc thấu quang sẽ cho biết khả năng thực tế của ánh sáng tự nhiên chiếu vào trong chuồng nuôi gia súc. Có thể tính được góc thấu quang n ABC hoặc n ABD ' theo tang của góc: ABD = n Góc n n . Trong đó n ABC - BDC ABC là góc nhập xạ. Tiêu chuẩn vệ sinh của góc thấu quang chuồng nuôi gia súc phải đảm báo ở mức 0 ≥5 . 75
  8. 4.4. ĐÁNH GIÁ VỆ SINH THÔNG THOÁNG CHUỒNG NUÔI Lưu lượng không khí tự nhiên trao đổi ra, vào qua chuồng nuôi nhiều hay ít chứng tỏ tình trạng thông gió ở trong khu vực chuồng nuôi gia súc, gia cầm tốt hay xấu, có đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh hay không. Chuồng nuôi gia súc thông thoáng sẽ làm cho bầu tiểu khí hậu trong chuồng được cải thiện, không khí được trao đổi thường xuyên. Gió sẽ xua đuổi hơi ẩm và khí độc ra khỏi khu vực chuồng nuôi, đồng thời cung cấp nguồn dưỡng khí trong lành từ môi trường tự nhiên cho gia súc. Về mùa hè, khi nhiệt độ tăng cao, gió sẽ giúp cơ thể gia súc toả nhiệt tốt hơn. Phương pháp tính lượng thông gió bằng sự chênh lệch của hàm lượng khí CO2 giữa chuồng nuôi với môi trường tự nhiên: Công thức tổng quát: Trong đó: L: Lượng thông gió (m3/h). K: Lượng khí cacbonic do gia súc bài xuất qua hơi thở ở trong chuồng. C2: Nồng độ cacbonic đo được ở trong chuồng nuôi. C1: Nồng độ cacbonic đo được ở ngoài chuồng nuôi. Trong trường hợp chuồng nuôi chưa thu dọn vệ sinh, các chất thải của gia súc tồn đọng nhiều thì giá trị L sẽ được nhân thêm hệ số 1,2. Đây là hệ số tính cho nồng độ khí CO2 do vi sinh vật phân huỷ các hợp chất hữu cơ sản sinh ra trong chuồng nuôi. Tính lượng thông gió bằng sự chênh lệch hơi nước : Trong đó : L: Lượng thông gió (m3/h). Q: Lượng hơi nước do gia súc bài xuất qua hơi thở, mồ hôi và hơi nước của nền chuồng. e2: Độ ẩm tuyệt đối của không khí trong chuồng. el : Độ ẩm tuyệt đối của không khí ngoài chuồng. Chỉ tiêu vệ sinh.yêu cầu lượng thông gió trong chuồng nuôi cho một đại gia súc (ví dụ như trâu, bò) từ 60 - 70m3 không khí tự nhiên/giờ, cho tiểu gia súc (ví dụ với lợn) khoảng 25m3 không khí tự nhiên/giờ. 76
  9. Nói chung, đối với kiểu chuồng nuôi thông thoáng tự nhiên thì điều kiện tiên quyết là phải chọn đúng hướng. Mặc dù vậy, cũng rất khó khắc phục một số nhược điểm cố hữu, như về mùa hè thường không đảm bảo sự thông thoáng khí, còn trong mùa đông thì không giữ được nhiệt độ ấm áp và ẩm độ thích hợp của bầu tiểu khí hậu, đặc biệt thấy rõ trong chăn nuôi bò sữa, lợn nái sinh sản, lợn thịt và trong chăn nuôi gia câm. 4.5. ĐÁNH GIÁ VỆ SINH VẬT LIỆU KIẾN TRÚC VÀ CÁC BỘ PHẬN CỦA CHUỒNG NUÔI GIA SÚC 4.5.1. Vệ sinh vật liệu kiến trúc Yêu cầu vệ sinh chủ yếu đối với vật liệu kiến trúc là phải giảm được độ ẩm, giữ nhiệt độ thích hợp trong chuồng nuôi, chắc chắn, dễ cung ứng, thay thế, kinh tế VV.., tức phải có các điều kiện cụ thể như: - Sức dẫn nhiệt thấp. - Có tính chất thông thoáng khí. - Không hút không khí ẩm. - Vững chắc, có thể sử dụng được lâu dài, dễ cung ứng khi sửa chữa. Nói chung, các vật liệu xây dựng như đá, gạch, bê tông có sức dẫn nhiệt cao hơn so với gỗ, tre, rơm, rạ. Do vậy, tường chuồng kết cấu bằng các vật liệu gạch hoặc đá xây sẽ tương đối lạnh trong mùa đông và nóng trong mùa hè. 4.5.2. Vệ sinh đối với các bộ phận trong chuồng 4.5.2.1. Tường Tường có tác dụng chính là bảo vệ gia súc, che chăn gió, mưa vv.., giữ cho chuồng có nhiệt độ, ẩm độ ổn định. Do vậy, chất liệu và kiến trúc tường phải đảm bảo chắc chắn, hợp lý để có thể dễ dàng thực hiện công tác vệ sinh, tiêu độc khử trùng. Tường đá xây: Khô ráo, không thấm nước, bền chắc nhưng sức dẫn nhiệt cao, không khí không thể đi qua nên về mùa đông trong chuồng tương đối lạnh. Tường gạch: Bền chắc, sức dẫn nhiệt thấp, không khí có thể đi qua, chuồng xây bằng gạch tương đối ấm trong mùa đông. Tường đá ong: Đá ong có cấu trúc nhiều lỗ nhỏ từ 3 - 6mm bên trong chứa đất sét nên ít hút ẩm, không khí có thể đi qua, sức dẫn nhiệt thấp hơn đá thường nhưng độ chắc, bền không bằng vật liệu đá hoặc gạch. Đây cũng là vật liệu có thể sử dụng để làm tường. Tường gỗ. Hay gặp ở các tỉnh miền núi phía Bắc, những nơi có nhiều cây gỗ cứng (gỗ núi đá, gỗ nghiến, đinh, lim vv...) chủ yếu ở chuồng của đại gia súc (ngựa, trâu, bò). Gỗ sử dụng thường để nguyên cây hoặc xẻ thành ván mỏng có kích cỡ từ 5 - 77
  10. 6cm, giữa các khe hở được bịt kín bằng vôi, rơm trộn bùn. Tường chuồng bằng gỗ có nhiều ưu việt do tính dẫn nhiệt thấp nên đảm bảo đặc tính mát về mùa hè, ấm áp trong mùa đông. Tuy nhiên, nếu như vật liệu gỗ không tốt sẽ bị ngấm nước, nhanh mục nát, không đảm bào yêu cầu vệ sinh, chóng hỏng. Hơn nữa, kiều tường chuồng bằng gỗ thường đòi hỏi chi phí cao hơn so với các chuồng có kết cấu tường bằng gạch. Tường đất nện, tường vách trộn đất, vôi, rơm: ở đồng bằng, chuồng nuôi gia súc có thể được làm bằng vật liệu đất trộn vôi, rơm. Nói chung, kiểu tường chuồng này có chi phí thấp nhưng không chắc chán, không chịu được nước mưa, lại giữ ẩm cao nên không còn phù hợp trong điều kiện chăn nuôi hiện nay. 4.5.2.2. Nền chuồng và chỗ nằm của gia súc Nền chuồng, chỗ nằm của gia súc phải khô ráo, bằng phẳng, không nên quá cũng (ví dụ cứng như nền bằng đá hoặc bê tông), không được trơn, phải chắc chắn, thuận tiện cho vệ sinh, tiêu độc khử trùng. Nền chuồng phải cao hơn rãnh nước thải ở bên ngoài tối thiểu 20cm. Nền chuồng bằng đá: Có sức dẫn nhiệt can làm gia súc dễ bị lạnh trong mùa đông, tạo điều kiện để bệnh đường hô hấp phát triển. Nói chung nền đá không đảm bảo yêu cầu về tiêu chuẩn vệ sinh gia súc. Nén chuồng bằng xi măng: Đã khắc phục được một số hạn chế của loại nền chuồng bằng đá. Tuy nhiên, đây cũng không phải loại nền chuồng ưu việt đối với sức khoẻ của gia súc. Để chống ẩm và lạnh trong mùa đông, cần trải ổ bằng rơm hoặc cỏ khô cho gia súc nằm và thường xuyên thay đổi. Nền chuồng đất sét nện: Có ưu điểm dễ làm, chí phí thấp nhưng dễ bị nhiễm bẩn, ẩm ướt, khó thực hiện vệ sinh tiêu độc, khử trùng. Do vậy, cần trải ổ cho gia súc và thường xuyên thay đổi. Nói chung, nền chuồng đất sét nện chỉ tương đối phù hợp với ngựa, dê, không thích hợp với trâu, bò, lợn do lượng chất thải, phân, nước tiểu nhiều. Nền chuồng bằng gạch: Nền chuồng bằng gạch có sức dẫn nhiệt khá cao, hay thấm nước nên cần giữ khô ráo. Nền gạch hay được sử dụng, tuy nhiên cũng phải chú ý trải ổ cho gia súc trong mùa đông, thường xuyên thay độn chuồng và vật liệu trải ổ để đảm bảo điều kiện vệ sinh. Nền chuồng bằng gỗ: Thường dùng cho chuồng ngựa, dê, gà. ưu điểm của gỗ có sức dẫn nhiệt thấp nên mùa đông tương đối ấm, mùa hè thoáng mát, mặt gỗ không quá cứng nên không ảnh hưởng đến móng của gia súc. Nhược điểm do khả năng thấm nước lớn nên trơn, dễ bị ô nhiễm. Do vậy, sử dụng nền gỗ phải chú ý giữ vệ sinh, tránh ẩm ướt. Đối với chuồng nuôi gà, diện tích sàn gỗ chiếm từ 2/3 - 3/4 tổng diện tích nền. Sàn gỗ được làm bằng những thanh gỗ tốt, bào trơn, có kích cỡ 2,5cm x 2,5cm. Khung gỗ sàn là các rầm có kích cỡ 5cm x 7,5cm được kết cấu với nhau tuỳ theo 78
  11. kích thước và diện tích chuồng nuôi nhưng chiều rộng thường không quá l,2m, còn chiều dài tuỳ thuộc chuồng nuôi. Sàn gỗ thường cao cách mặt nền 70cm. Tất .cả máng ăn, máng uống, tổ đẻ đều được bố trí trên sàn gỗ. Mật độ trung bình 0,185m2 sàn/gà (với gà sinh sản). 4.5.2.3. Mái chuồng Để đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh, mái chuồng nuôi nên chọn loại vật liệu tương đối nhẹ nhưng phải bền, chắc chắn, có khả năng chịu mưa nắng cao. Mái nên có trần, đặc biệt đối với chuồng nuôi đại gia súc, gia cầm. ở nước ta hầu hết các trại chăn nuôi hiện nay đều không làm trần mái nên gia súc thường bị lạnh về mùa đông và nóng trong mùa hè. Ghi chú: ROOFANGLE (góc mái) Hình 7. Chuồng gia súc kiểu “một mái” nghiêng 200 – 250 (mặt cắt ngang, tỷ lệ 1 : 100) 79
  12. Hình 8. Chuồng gia súc kiểu “bán mái” mái trước dốc 450, mái sau 350 (mặt cắt ngang, tỷ lệ 1:100) Mái chuồng nên cao vừa phải, cao quá gia súc dễ bị lạnh (về mùa đông) nhưng nếu thấp quá sẽ không thông thoáng, gia súc sẽ bị nóng (về mùa hè). Mái cần có đủ độ dốc cần thiết để nhanh thoát nước mưa. Tuỳ theo từng loại vật liệu làm mái nhưng nói chung, mái chuồng nuôi gia súc thường có độ dốc từ 20 – 250 với kiểu chuồng một mái hoặc 350 với kiểu chuồng bán mái (hình 7, 8, 9). Có nhiều vật liệu để làm mái như lá cọ, tôn, tấm lợp fibro xi măng, ngói đỏ 4.5.2.4. Cửa chuồng Cửa chuồng nuôi (nhốt) gia súc phải đảm bảo chắc chắn, đủ cho gia súc qua lại từng con hoặc cả đàn cùng một lúc. Cửa phải đủ rộng, không gây trở ngại cho việc đi 80
  13. lại, vệ sinh, chăm sóc và nuôi dưỡng gia súc. Cửa có tác dụng giữ ấm cho các ô chuồng nuôi gia súc trong mùa đông, không được sắc cạnh gây tổn thương cho gia súc và nên thiết kế mở ra phía ngoài chuông nuôi. Thông thường, với chuồng nuôi trâu, bò cứ 25 con phải có 1 cửa lớn; chuồng lợn nái 10 - 15 con có 1 cửa lớn; chuồng nuôi lợn sau cai sữa 40 - 60 con có 1 cửa lớn chuồng nuôi lợn thịt, lợn vỗ béo cứ 75 - 100 con cần 1 cửa lớn. Diện tích cửa tiêu chuẩn: Đối với chuồng trâu, bò cửa rộng từ 2 - 2,2m, cao 2 - 2,2m; chuồng lợn cửa rộng từ 1,5 - 1 ,6m, cao 2 - 2,2m. Để tránh cho gia súc không bị vướng, ngã, ngưỡng cửa nên bố trí sao cho bằng với một nền trong chuồng nuôi. Do nền chuồng đã được thiết kế cao hơn so với bên ngoài khoảng 20cm để đảm bảo các yêu cầu vệ sinh, cho nên để thuận tiện cho gia súc mỗi khi ra vào, ngưỡng cửa đã được thiết kế tạo thành một mặt phẳng có độ dốc từ 3 - 5% hướng ra bên ngoài chuồng nuôi. 4.5.2.5. Cống, rãnh thoát nước Nền chuồng phải có độ dốc nhất định, thường tập trung hướng về phía cống thoát nước thải được thiết kế xuyên tường, sau đó đổ vào rãnh thoát nước (thường bố trí ở ngay đằng sau của mỗi ô chuồng, dọc theo dãy chuồng nuôi), sau đó tất cả chất thải chăn nuôi sẽ được thu gom, tập trung dồn vào hố ủ compost hoặc hầm biogas để xử lý sinh vật học. Độ dốc tiêu chuẩn đối với nền chuồng trâu, bò thường từ 1 - 2%, với rãnh thoát nước thải cũng tương tự, phải đạt từ 1 - 2%, có nghĩa nếu chiều dài của rãnh là im thì độ chênh lệch giữa đoạn đầu và cuối tương ứng phải đạt 1 - 2cm. Đối với chuồng lợn, do lượng nước thải, chất thải nhiều cho nên độ dốc nền chuồng phải cao hơn, từ 3 - 4%. Tương tự như vậy, độ dốc của rãnh thoát nước thải cũng phải đảm bảo từ 3 - 5%. Độ dốc thấp hơn sẽ không đáp ứng được yêu cầu thoát nước nhưng nếu quá dốc lại gây trở ngại cho quá trình vận động của gia súc. Cống rãnh thoát nước thải có thế thiết kế theo kiểu chìm hoặc nổi. Kiểu rãnh chìm, có nắp kín gọn gàng, thường ít gây ô nhiễm, hạn chế mùi nhưng đòi hỏi thiết kế khoa học, chi phỉ tốn kém và xử lý vệ sinh tương đối phức tạp trong trường hợp bị tắc. Kiểu rãnh nổi, lộ thiên dễ bảo quản vệ sinh, thuận tiện khi thông tắc, có khả năng lợi dụng được ánh sáng mặt trời để diệt khuẩn nhưng phải chú ý xử lý mùi tránh để côn trùng tụ tập. Ngoài ra, cần lưu ý không được bố trí rãnh nước thải đi qua khu sân chơi hoặc đường đi lại của gia súc. Độ dốc của rãnh nước thải phải đảm bảo yêu cầu thoát nước nhanh, không gây ứ đọng. Chuồng nuôi đại gia súc, kiểu rãnh thoát nước thải bằng xi măng, độ dốc tiêu chuẩn 1%, rãnh xây bằng gạch dốc 1,5%. Chiều rộng của rãnh: Chuồng trâu, bò 1,5 - 20cm; chuồng lợn 1,3 – 1,5cm. 4.5.2.6. Hố ủ phân và hầm biogas 81
  14. Hố ủ chất thải chăn nuôi (phân, nước tiểu, chất độn chuồng, nước uống, nước tắm rửa, vệ sinh vv… ) nên thiết kế xây bằng gạch hoặc xi măng. Hố ủ hoặc hầm biogas phải bố trí cách chuồng nuôi gia súc ít nhất 50m, cách nguồn nước sinh hoạt tối thiểu 100m. Hố ủ và hầm biogas phải được xây, trát kín không để nước và các chất thải ô nhiễm thoát ra ngoài, nước mưa không được chảy vào trong hố. Đối với các trang trại chăn nuôi gia cầm, ngoài hố ủ phân hoặc hầm biogas, còn phải thiết kế thêm lò thiêu hoặc hố huỷ xác. Tiêu chuẩn vệ sinh quy định hố huỷ xác sử dụng để loại bỏ xác của những gà chết hoặc chất thải có nguy cơ gây bệnh. Hố huỷ được bố trí ở phía sau của trại, cuối hướng gió, cách xa khu vực chăn nuôi ít nhất 500m. Tuỳ theo số lượng gia cầm cần tiêu huỷ nhưng thông thường, kích thước trung bình của hố huỷ như sau: Độ sâu từ 1,5 - 2m, hố có dạng hình vuông, kích thước mỗi chiều 2m, có nắp đậy kín bằng bê tông, chính giữa nắp có đặt một ống có nắp đậy để bỏ xác gà xuống hố kèm với vôi bột. Nói chung hố huỷ xác thường được áp d~mg hơn so với lò thiêu do chi phí thấp, thiết kế, xây dựng và sử dụng đơn giản. 4.6. YÊU CÂU VỆ SINH ĐỐI VỚI TỪNG LOẠI GIA SÚC 4.6.1. Chuồng trâu, bò Chỗ nằm: Được thiết kế, xây dựng sao cho khi trâu, bò đứng trong chuồng, chân sau phải sát rãnh nước thải để phân, nước tiểu sẽ rơi thẳng xuống rãnh không gây ô nhiễm cho chỗ gia súc nằm. Kích thước tiêu chuẩn chỗ nằm của gia súc như sau: 82
  15. Bảng 4.2: Kích thước chỗ nằm của một số loại gia súc (Theo Đô Ngọc Hoè, 2005) Loại gia súc Kích thước chiều dài (cm) Kích thước chiều rộng (cm) Trâu, bò trưởng thành, bò 160 - 170 105 - 115 ữ Trâu, bò trên 6 tháng tuổi 140 - 150 80 - 100 Trâu, bò đực giống 170 - 190 110 - 125 Ngăn chuồng: Giữa hai ô chuồng (mỗi ô nhốt một con) phải thiết kế vách ngăn cao từ 80 – l00cm (với trâu, bò đực giống ngăn chuồng phải cao hơn, từ 150 - 160cm). Chiều dài ngăn chuồng bằng 2/3 chiều dài chỗ nằm của gia súc. Vật liệu ngăn chuồng có thể bằng gỗ hoặc bằng tre. Hình l0: Chỗ nằm của bò sữa trong chăn nuôi công nghiệp Máng ăn: Máng ăn phải đảm bảo không thấm nước, chắc chắn, thuận tiện cho công tác vệ sinh, tiêu độc khử trùng. Với chuồng nuôi gia súc theo kiểu truyền thống, thường thiết kế máng ăn cố định bằng xi măng, có đáy tròn. Thông thường, chiều rộng của máng đôi bằng chiều rộng chỗ nằm (phải trừ đi phần cửa ra vào), miệng rộng từ 50 - 60cm, thành trước cao 30cm, thành sau cao 83
  16. 50cm, đáy máng cao hơn mặt nền từ 3 - 5cm. Mỗi đầu máng có một van tháo nước để tiện cho việc vệ sinh tiêu độc Bố trí kiểu máng đơn cho từng gia súc: Chiều rộng miệng 35cm, rộng đáy 25cm, thành trước cao hiếm, thành sau cao 40cm, chiều dài 30 - 35cm. Ngày nay có nhiều loại máng ăn được thiết kế sử dụng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, có thể bằng gỗ, nhựa tổng hợp hoặc bằng kim loại không gỉ (máng ăn của bò sữa) vv Sử dụng loại nào dựa trên các điều kiện như: Loại gia súc, độ lớn của trang trại, vật tư, vốn sẵn có. Vì thông thường chi phí thức ăn chiếm từ 70 - 80% giá thành sản phẩm nên dụng cụ cho ăn phải thoả mãn một số yêu cầu như làm giảm thấp nhất sự rơi vãi gây lãng phí thức ăn, bền chắc, tránh ô nhiễm vi sinh vật gây bệnh hoặc hoá chất độc hại vv… Hình 11 : Máng ăn kiểu bán tự động trong chăn nuôi bò sữa Máng uống (hoặc vòi uống nước tự động): Nước uống là dinh dưỡng quan trọng cho gia súc, gia cầm đảm bảo sự sinh trưởng, phát triển bình thường. Nếu thiếu thức ăn, gia súc, gia cầm sẽ bị hao khoảng 40% khối lượng cơ thể rồi mới chết nhưng khi thiếu nước uống chúng sẽ chết rất nhanh. Ngày nay, để đảm bảo vệ sinh, thường sử dụng kiểu vòi nước uống có van tự động (có núm uống), khi gia súc (trâu, bò, lợn, dê, cừu vv…) ấn lưỡi vào đầu núm, 84
  17. nước sẽ tự động chảy ra (xem hình 1.2). Với gia cầm thường sử dụng máng uống tự động kiểu tròn (gallon) có nguồn nước kín hoặc máng uống kiểu dài có nguồn nước hở. Đường đi: Đường đi trong chuồng trâu, bò (kiểu chuồng nuôi truyền thống) phải rộng tối thiểu từ 80 - 90cm. Nếu thiết kế sử dụng xe chuyên chở thức ăn, đường phải rộng 120cm. Đường đi lại để thu dọn vệ sinh, thu gom phân rác, chất thải phải thấp hơn chỗ .nằm của gia súc 5 em, chiều rộng 120cm (với chuồng một dãy) từ 140 - 150 cm (với chuồng hai dãy). Các công trình khác: Trong khu vực chăn nuôi trâu, bò tập trung, ngoài chuồng nhốt giữ gia súc, phải bố trí thêm một số công trình phục vụ khác như: - Khu vực chế biến thức ăn. - Khu vực dành cho trâu, bò đẻ (cứ 10 trâu, bò được bố trí một ngăn riêng). - Chuồng nuôi cách ly gia súc ốm, gia súc tân đảo (gia súc mới nhập phải nuôi cách ly để theo dõi, kiểm tra tình trạng sức khoẻ). - Phòng kỹ thuật thú y. 85
  18. 4.6.2. Chuồng ngựa Quy hoạch, thiết kế, xây dựng chuồng ngựa không khác nhiều so với chuồng của trâu, bò. Chỉ tiêu vệ sinh về diện tích chuồng cần cho một ngựa cụ thể như sau: - Với ngựa kẻo xe, ngựa thồ hàng: Chiều rộng chuồng nuôi 1,5m, dài 2,2m. - Với ngựa đực giống: Chiều rộng chuồng nuôi 1,7m, dài 2,8m. 4.6.3. Chuồng lộn 4.6.3.1. Hướng chuồng Do có ảnh hưởng lớn tới tiểu khí hậu chuồng nuôi, nhất là với kiểu chuồng truyền thống áp dụng kỹ thuật thông thoáng tự nhiên. Nên chọn hướng Đông Nam hoặc chính Nam vì có nhiều ưu điểm về ánh nắng mặt trời buổi sáng, nhiệt độ không khí và độ thông thoáng tự nhiên. Tuy nhiên, nếu địa thế bắt buộc, có thể sửa đổi quy hoạch, thiết kế, xây dựng, cho phép hướng chuồng lệch sang phía Đông Bắc một góc nhưng thường không vượt quá 300. 4.6.3.2. Diện tích chuồng nuôi Quy định diện tích chuồng nuôi thích hợp cho mỗi đầu lợn theo tiêu chuẩn cụ thể đối với từng loại hình sản xuất, tính biệt, giống, loài và lứa tuổi (xem bảng 4.3). Bảng 4.3: Quy định diện tích chuồng nuôi của một số loại lợn (Theo Đỗ Ngọc Hoè, 2005) Diện tích Số lợn Diện tích ô Diện tích sân vận Loại lợn cho 1 lợn trong 1 ô chuồng (m2) động (m2) (m2) (con) Lợn đức giống ngoại 8 8 1 30 trưởng thành Lợn ngoại 5 - 6 tháng 6-7 6-7 1 8 t ổi Lợn nái chửa 6 6 1 10 - 12 Lợn nái hậu bi 6 1,5 - 2 3-4 6 Lợn nuôi vỗ béo 1 1 1 0 Lợn con theo mẹ (mỗi 4 - 6 Theo kiểu truyền thống, hai ô chuồng cùng đàn/ô chuồng. chung ô chung sân vận động, đồng thời là nơi tập ăn, tập ăn) thường bố tri ở phía sau mỗi ô chuồng Lợn thịt 2 - 5 tháng tuổi 6 0,3 - 0,4 15 - 20 3 86
  19. 4.6.3.3. Nền chuồng và mặt nền Nền chuồng phải cao hơn mặt đường đi, rãnh thoát nước 30 - 40cm, khô, thoáng, bằng phẳng. Trước khi lát nền chú ý tạo những lỗ hổng, khe hở lớn bằng sỏi cuội, đá hộc hoặc xỉ than v.v..., để tránh hiện tượng dẫn nước theo mao quản làm hỏng mặt nền của chuồng nuôi. Sau đó dùng gạch đất nung (thường chọn gạch đỏ) để lát mặt nền. Không nên tạo mặt nền bằng xi măng do những trở ngại trong quá trình giữ nhiệt, khả năng thấm, thoát nước, độ cứng của nền. Nền chuồng phải đảm bảo độ dốc từ 3 - 5%. 4.6.3.4. ổ đẻ cho lợn nái sinh sản Chuồng nuôi lợn nái sinh sản kiểu truyền thống, trong mỗi ô chuồng thường được thiết kế có 1 ổ đẻ (dành cho những lợn nái chửa kỳ cuối đến hết giai đoạn nuôi con). Ổ đẻ được bố trí ở một góc chuồng tương đối yên tĩnh, khô ráo. Yêu cầu cụ thể đối với ổ đẻ của lợn sinh sản phải ấm áp, đảm bảo vệ sinh thú y, lợn mẹ và lợn con có thể nằm thoải mái trong ổ. Chất độn chuồng phải khô, thoáng, được thay đổi thường xuyên. Để đảm bảo sự ổn định về nhiệt độ và ẩm độ của tiểu khí hậu chuồng nuôi, những ngày đầu sau khi sinh trong ổ đẻ phải có chụp sưởi để đảm bảo nhiệt độ thích hợp từ 28 – 330C. Hình 13: Chuồng nuôi lợn nái sinh sản kiểu công nghiệp 4.6.3.5. Mái chuồng Chỉ tiêu vệ sinh tiêu chuẩn của chiều cao mái chuồng lợn quy định cụ thể như sau (hình 6, 7, 8): Chuồng một dãy: Chiều cao mái trước l,8m (có thể từ 1,8 - 2m). Chiều cao mái sau trung bình từ 1,5 - 1,8m. Đối với chuồng lợn xây dựng ở các tỉnh duyên hải, do đặc điểm ở gần biển nên mái chuồng được thiết kế thấp hơn để tránh bão. Chiều cao 87
  20. mái trước chỉ từ 1,6 - 1,7m, mái sau từ 1,4 - 1,6m. Chuồng hai dãy: Chiều cao của hai mái được thiết kế bằng nhau. ở các tỉnh đồng bằng và trung du, mái cao từ 1,7 - 1,8m, các tỉnh miền biển mái thường thấp hơn để tránh bão, chỉ cao từ 1,5 - 1,7m. 4.6.3.6. Hiên và lối đi Chiều rộng của hiên thường từ 1,2 - 1,4m để đảm bảo cho xe cải tiến hoặc công nhân gánh, vác đi lại thuận tiện. Mái hiên phía trước (với loại chuồng một dãy) hoặc hai bên (với loại chuồng hai dãy) phải đảm bảo rộng từ 0,6 - 0,7m để đáp ứng yêu cầu tránh không cho nước mưa hắt vào trong chuồng nhưng phải thuận lợi để thu nhận được ánh sáng tự nhiên. 4.6.3.7. Tường ngăn và chiều cao ô chuồng Tường ngăn nếu thiết kế quá thấp, lợn có thể vượt ra ngoài hoặc tấn công lẫn nhau, rất khó quản lý. Nếu xây quá cao sẽ lãng phí, đồng thời gây trở ngại cho sự thông thoáng lưu chuyển khí trong khu vực chuồng. Bảng 4.4: Quy định kích thước chiều cao tường ngăn chuồng nuôi của một số loại lợn (Theo Đỗ Ngọc Hoè, 2005) Loại lợn Chiều cao tường ngăn (cm) Lợn đực giống ngoại 120 - 150 Lợn nái sinh sản giồng ngoại 100 Lợn thịt giống ngoại 100 Lợn lai F1 100 Lợn nái sinh sản giống Móng Cái 70 - 80 Lợn nái nuôi con 70 - 80 Ngăn ô lợn con 30 Vật liệu sử dụng ngăn chuồng bằng gạch đất nung (gạch đỏ) rất phổ biến, một số vật liệu khác như gỗ, đá hoặc đất nện không được ưa dùng vì chi phí lớn (nếu ngăn bằng gỗ) hoặc không đảm bảo vệ sinh (nếu ngăn bằng đá hoặc đất nện). 4.6.3.8. Rãnh thoát nước Rãnh thoát chất thải chăn nuôi (phân, nước tiểu, nước vệ sinh gia súc, nước rửa nền chuồng vv.., nên bố trí đối xứng với sân vận động, rãnh rộng 20 - 30cm, sâu 15 - 20cm để có thể dùng xẻng hoặc chổi làm vệ sinh hàng ngày. Độ dốc của rãnh thoát phải đảm bảo ở mức từ 1 - 1,5%. 4.6.3.9. Máng ăn 88
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2