intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

GÓC NHÌN HỌA TIẾT TRỐNG ĐỒNG ẨN CHỨA TRIẾT LÝ, HỌC THUẬT PHƯƠNG ĐÔNG

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

123
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trống đồng là di vật biểu tượng văn minh Việt cổ, biểu trưng văn hóa Đông Sơn đã được nhiều người trong, ngoài nước nghiên cứu. Những hình khắc họa trên mặt và tang trống vẫn còn bí ẩn bởi nó chứa đựng mật mã của một nền văn minh rực rỡ từ cội nguồn sâu thẳm thời tiền sử Đông Nam á nói chung, Việt Nam nói riêng, theo công trình nghiên cứu “Địa đàng ở Phương Đông” của Stephen. Oppenheimer nó đã bị chìm đắm ở dưới đại dương bởi biến cố khủng khiếp do những cuộc...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: GÓC NHÌN HỌA TIẾT TRỐNG ĐỒNG ẨN CHỨA TRIẾT LÝ, HỌC THUẬT PHƯƠNG ĐÔNG

  1. GÓC NHÌN HỌA TIẾT TRỐNG ĐỒNG ẨN CHỨA TRIẾT LÝ, HỌC THUẬT PHƯƠNG ĐÔNG
  2. Trống đồng là di vật biểu tượng văn minh Việt cổ, biểu trưng văn hóa Đông Sơn đã được nhiều người trong, ngoài nước nghiên cứu. Những hình khắc họa trên mặt và tang trống vẫn còn bí ẩn bởi nó chứa đựng mật mã của một nền văn minh rực rỡ từ cội nguồn sâu thẳm thời tiền sử Đông Nam á nói chung, Việt Nam nói riêng, theo công trình nghiên cứu “Địa đàng ở Phương Đông” của Stephen. Oppenheimer nó đã bị chìm đắm ở dưới đại dương bởi biến cố khủng khiếp do những cuộc đại hồng thủy gây nên. Báo Thời đại số 15 ngày 16-4-2008 đăng bài Góc nhìn thời đại: Thông điệp của các vua Hùng tác giả với cách nhìn mới “Trống đồng là một quyển lịch “âm lịch”. Thật là thú vị, nó đã bổ sung cho cách nhìn trước đây khi trống đồng không chỉ là một công cụ gõ, một biểu tượng quyền uy của các tù trưởng (thường là thủ lĩnh kiêm nhà pháp thuật) mà còn gợi mở cho việc dùng triết lý và học thuật Phương Đông để rọi vào tầng văn hóa của quá khứ xa xăm ấy. Quê hương trống đồng: Tìm hiểu nơi xuất xứ, cũng là tìm hiểu văn hóa của người sáng tạo để hiểu chính nó. Quê hương trống đồng còn có nhiều ý kiến khác nhau: Từ Trung Quốc, ấn Độ, các bộ lạc bà con người Chiêm Thành, hay chính người Chiêm Thành ở miền Nam ấn Độ, Trung Quốc. Vào thế kỷ 19 đầu 20 các học giả Phương Tây và Phương Đông như F Heger (nhà khảo cổ học áo) với tác phẩm Những trống đồng kim loại cổ đại ở Đông Nam á - 1902,
  3. Đêgoot (nhà Hán học Hà Lan) Parmentier (nhà khảo cổ học) Từ Tùng Thạch (nhà khảo cổ học TQ) đều cho rằng xuất xứ trống đồng ở Việt Nam. Đặc biệt 2 ông Từ Tùng Thạch và H.gldern đều căn cứ vào một số thư tịch Trung Quốc và đặc biệt là Hậu Hán Thư cho rằng quê hương trống đồng ở miền Bắc Việt Nam (Đào Duy Anh 2005- 327). Trống đồng là sản phẩm văn hóa độc đáo cũng có mặt ở nhiều nước cùng Đông Nam á (Lào, Campuchia, In đônêxia, Malaixia, Thái Lan, Miến Điện, riêng Việt Nam có tới 500 chiếc trong vài nghìn chiếc ở khu vực. Ngoài ra cũng có mặt ở miền Nam Trung Quốc (Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, Quý Châu, Phúc Kiến...). Tính đến năm 2000 Đất Tổ Hùng Vương đã có 75 chiếc và thật là thú vị chân núi Hùng năm 1990 đã phát hiện 1 chiếc trống Đông Sơn loại I lớn nhất ở Việt Nam và ĐNA với kích thước đường kính mặt 93cm, cao 66cm. Di tích Làng Cả thành phố Việt Trì, trước đó và khu cư trú, sau là khu- mộ táng nổi tiếng bậc nhất di chỉ văn hóa Đông Sơn, khai quật năm 1966 mộ số 42 đã phát hiện ra 4 khuôn đúc đồng 2 mang, cùng một số nồi nấu đồng và róc đồng. Di chỉ làng Cả, di tích khảo cổ thời tiền Hùng Vương và Hùng Vương đã được công nhận di tích quốc gia và nay quy hoạch thành khu bảo tồn với quy mô 65.566m2 để xứng tầm với kinh đô Nhà nước Văn Lang cổ, phục vụ du lịch về cội nguồn. Điều ngạc nhiên nữa, di vật xỉ đồng tìm thấy ở nền văn hóa Phùng Nguyên tại Gò Bông xã Thượng Nông, huyện Tam Nông, Phú Thọ qua 2 lần khai quật năm 1966 và 2008 chứng tỏ nghề đúc đồng đã có cách
  4. đây khoảng 4000 năm. Vậy ý kiến cho rằng quê hương trống đồng ở Bắc Việt Nam đã có một số cơ sở thuyết phục. Họa tiết trống đồng ẩn chứa triết lý học thuật phương Đông về những vòng tròn, chiều ngược kim đồng hồ các họa tiết trên mặt trống đồng Người nguyên thủy tồn tại, phải dựa vào thiên nhiên, hòa đồng với nó và cho rằng thiên nhiên làm được con người cũng làm được. Họ làm pháp thuật để gọi mưa, gọi gió, sấm sét. Họ có thói quen “Ngẩng xem thiên văn, cúi xét địa lý” với con mắt lạ thường có thể nắm vững một số hiện tượng cực kỳ bí ẩn đến mức trở thành một nghệ thuật đặc biệt. Họ có thiên tài về bố cục tổng thể đẹp mắt chính xác (Mặt trống đồng dự đoán và mô hình hóa các hiện tượng tới mức kinh ngạc Hà Đồ, Lạc Thư). Ngày 5/12/2007 VTV3 đưa hình ảnh thi trí nhớ của con người và con tinh tinh - con tinh tinh hơn hẳn nhớ (vị trí của 10 chữ số) Đó là một gợi ý lý thú đó sao! Về hiện tượng tự nhiên, ném hòn đá xuống nước, ta thấy từ tâm lan truyền ra những vòng tròn đồng tâm từ nhỏ đến lớn. Cũng thế khi thắp ngọn nến ánh sáng lan ra xung quanh theo mọi phương mọi hướng. Đó là quy luật lan truyền của tự nhiên của tạo hóa. Quy luật này cũng tìm thấy trong mô hình sắp xếp con số vòng ngoài ở Hà Đồ: Trong đó số 5 (+), 10 (-), ở trung tâm; con số 7 (+), 9 (+), 8(-), 6 (-) ở vòng ngoài. Từ 5 (+) lan ra đến 7 (+) tận cùng số 9 (+) theo chiều tăng dần. Từ 10 (-) lan ra đến 8 (-) tận cùng số 6 (-). Tức là từ tâm lan ra tăng dần cho đến cùng cực, tương ứng với hiện tượng tự nhiên vòng tròn to dần từ tâm
  5. ra. Sự lan truyền này theo chiều mở nút chai (ngược kim đồng hồ) là “mô hình mở”; mô hình từ tâm lan truyền ra là “Lý thuyết tâm truyền”. Đến đây ta giải thích được vì sao trống đồng lại bố cục hình tròn đặc (tâm) có nét khắc những sao chỉ hướng đi ra (trống đồng Ngọc Lũ Hà Nam, Hy Cương Phú Thọ, Sơn Hùng Thanh Sơn Phú Thọ, cũng có trống khắc đơn giản hơn chỉ là 1 đoạn thẳng trống đồng Xuân Đài, Thu Ngạc Thanh Sơn Phú Thọ...) Họa tiết trống đồng, những vòng tròn và chiều quay ngược kim đồng hồ là quy luật lan truyền của vạn vật, từ phải sang trái, “mô hình mở”, ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng của Phương Đông. ở Trung Quốc chữ Hán viết từ phải sang trái theo chiều dọc, cách thức này kéo dài đến mấy ngàn năm lịch sử. Mãi đến năm 1917 Tiến Huyền Đồng gửi thư cho Trần Độc Tú đề xuất viết ngang đọc từ trái sang phải, thư công khai trên tờ báo (Tân Thanh Niên) và được chấp nhận từ hồi ấy - (Trần Bình - 2002 - 175). Tư tưởng về trung chính Trung là ở giữa cả bốn bề, trong, ngoài, trên, dưới, chính là chính vị, chính đáng. Cái được gọi là ở “Tâm” thì bao giờ cũng “trung” và “chính” mới cân bằng được mọi hướng. Tư tưởng đó dẫn đến thuyết vũ trụ luận của Phương Đông coi cấu trúc không gian vũ trụ “Thiên - Địa - Nhân” mà trong đó “Nhân” là trung tâm. Vì vậy hiểu được con người là hiểu được trời đất, họ đi tìm phương
  6. pháp tu luyện để hiểu sự vật và hiện tượng, lấy rèn luyện đạo đức của chính bản thân mình, để trị nước “Tề gia trị quốc bình thiên hạ”. Thuật phong thủy chọn đất để xây dựng cùng tư duy theo hướng đó. Chiếu rời đô của Lý Công Uẩn “ở vào thế trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi...” Từ góc nhìn triết lý học thuật Phương Đông, một tia sáng rọi vào quá khứ xa xăm để tìm lời giải mã, bí ẩn họa tiết trống đồng, biểu tượng của nền minh Đông Sơn rực rỡ thời đại các vua Hùng. Nguyễn Xuân Đài
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD


ERROR:connection to 10.20.1.100:9315 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.100:9315 failed (errno=111, msg=Connection refused)

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2