intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hành Trang du lịch Ai Cập

Chia sẻ: Võ Thị Ngọc Vinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

105
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Du hành đến một vùng đất mới lạ như Ai Cập, một trong những điều bạn cần chuẩn bị trong hành trang lên đường là những hiểu biết về tập tục, văn hóa địa phương để chuyến đi vui vẻ trọn vẹn. Nhưng có một điều các bạn nên xác định trước là du lịch sang Ai Cập là đi để khám phá chứ không phải đi để hưởng thụ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hành Trang du lịch Ai Cập

  1. Hành Trang du lịch Ai Cập Du hành đến một vùng đất mới lạ như Ai Cập, một trong những điều bạn cần chuẩn bị trong hành trang lên đường là những hiểu biết về tập tục, văn hóa địa phương để chuyến đi vui vẻ trọn vẹn. Nhưng có một điều các bạn nên xác định trước là du lịch sang Ai Cập là đi để khám phá chứ không phải đi để hưởng thụ. Du lịch Ai Cập là để khám phá chứ không phải để hưởng thụ. 1. Ngôn ngữ, tiền tệ
  2. Ngôn ngữ chính thức ở Ai Cập là tiếng Ả Rập. Tiếng Anh và Pháp là ngôn ngữ thứ hai. Ai Cập sử dụng đồng bảng Ai Cập (EGP). Một đồng EGP xấp xỉ 3.000 đồng Việt Nam. Giá cả hàng hoá ở Ai Cập cũng là điều đáng phải lưu ý. Mua bất cứ thứ gì bạn cũng phải mặc cả nếu không mức tiền bạn bỏ ra lên tận trời xanh. Mua bất cứ thứ gì ở Ai Cập bạn cũng phải mặc cả. 2. Ăn, ở: Điều kiện ăn ở tại Ai Cập không được đánh giá cao. Ai cập rất nóng, một năm chỉ mưa có 1 tháng và thường xuyên có bảo cát nên các khách sạn có bề ngoài rất dơ bẩn còn trong phòng thì tiện nghi cũng là điều làm nhiều du khách nản lòng. Nhiều khách sạn thiếu tiện nghi, nhà vệ sinh chật chội, hoen ố, khi tắm nước chảy tràn ra ngoài phòng không có khăn tắm, xà bông và bàn chải đánh răng.
  3. Món ăn Ai Cập cũng bị coi là khó nuốt, hoàn toàn khác với khẩu vị các món ăn Việt Nam. Là nước theo đạo Hồi nên người Ai Cập không ăn thịt heo hay uống rượu, món ăn truyền thống của họ là cá, tỏi, rau sống và trứng gà. Trong bữa ăn, việc cho thêm gia vị vào thức ăn là không nên vì nó đồng nghĩa với việc chê món ăn không ngon. Khác với một số nước, ở Ai Cập bạn không được ăn hết thức ăn ở trên đĩa mà phải để lại một ít, điều này cho thấy bạn đã ăn đủ, thể hiện sự lịch thiệp với chủ nhà. Người Ai Cập không ăn thịt heo hay uống rượu. 3. Ăn mặc, giao tiếp: Đa số người Ai Cập theo đạo Hồi. Vì vậy, quan điểm và cách ăn mặc của người Ai Cập rất khắt khe, đặc biệt là với phụ nữ. Du khách nữ không nên mặc váy ngắn khi vào các đền đài, lăng tẩm.. Để tỏ lòng tôn trọng và yêu mến đất nước Ai Cập, nhiều du khách muốn được mặc trang phục giống người bản xứ, nhất là các bộ
  4. trang phục truyền thống - tuy nhiên ở Ai Cập - đó là một điều cấm kỵ. Người Ai Cập quan niệm rằng tay trái là tay không sạch sẽ, vì thế bạn nên sử dụng tay phải trong mọi trường hợp hoặc ít ra là phải sử dụng cả hai tay. Bạn không được để ngón cái chỉ lên trên, cũng không được để lộ bàn chân ra, vì đó là cử chỉ xúc phạm người đối diện. Người Ai Cập có thói quen gặp gỡ trực tiếp, giáp mặt và đứng/ngồi gần nhau để trao đổi, nói chuyện. Khi chào hỏi, cần hết sức lưu ý trong việc gọi tên của người Ai Cập. Phụ nữ và nam giới không bao giờ bắt tay. 4. Du lịch Khi tham quan các kim tự tháp ở Cairo, 1 ngày chỉ cho có 150 du khách đầu tiên vào đại kim tự tháp còn lại thì chỉ có thể vào tiểu kim tự tháp nghe kễ chuyện bởi
  5. tất cả bảo vật đã đem về bảo tàng. Khi vào thăm viện bảo tàng phải mua vé cho máy quay phim, máy chụp hình và không được sử dụng đèn flash và bị khám xét trước khi vào bảo tàng. Hướng dẩn viên vừa đi vừa giải thích nên bạn phải chú ý theo đoàn, nếu dừng lại rất dễ bị lạc đường vì họ không chờ. Hơn nữa đây là đất nước hồi giáo nên đôi khi có rủi ro khủng bố xảy ra. Khắp nơi ở các điểm tham quan đều có cảnh sát du lịch đứng giữ an ninh, tuy nhiên họ không thân thiện với du khách và tiếng Anh của họ cũng rất tệ. Thu Huyền
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2