intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hasso Plattner - Nhà chiến lược của tập đoàn phần mềm SAP

Chia sẻ: Nguyễn Thành Danh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:0

397
lượt xem
76
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hasso Plattner hơn hẳn nhiều người ở tính kiên nhẫn. Ông không sớm bỏ cuộc trước thất bại ban đầu. Từ một kỹ sư tin học, Hasso Plattner không chỉ trở thành một nhà chiến lược tài ba của tập đoàn SAP từ hơn 30 năm nay, ông còn là một ví dụ mẫu mực làm giàu từ tay trắng. Trong danh sách những người giàu nhất thế giới, Plattner hiện đứng thứ 72 với tổng tài sản lên tới 5,1 tỉ Euro. ......

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hasso Plattner - Nhà chiến lược của tập đoàn phần mềm SAP

  1. Hasso Plattner - Nhà chiến lược của tập đoàn phần mềm SAP Hasso Plattner hơn hẳn nhiều người ở tính kiên nhẫn. Ông không sớm bỏ cuộc trước thất bại ban đầu. Từ một kỹ sư tin học, Hasso Plattner không chỉ trở thành một nhà chiến lược tài ba của tập đoàn SAP từ hơn 30 năm nay, ông còn là một ví dụ mẫu mực làm giàu từ tay trắng. Trong danh sách những người giàu nhất thế giới, Plattner hiện đứng thứ 72 với tổng tài sản lên tới 5,1 tỉ Euro. Lĩnh vực tin học nói chung cũng như phần mềm máy tính dường như được coi là lãnh địa của các tập đoàn Mỹ với những đại gia khổng lồ như Microsoft hay Oracle. Nhưng thực tế không hoàn toàn như thế. Cựu lục địa châu Âu chưa hề chịu khuất phục mà tiêu biểu là SAP, tập đoàn lớn nhất châu Âu trong lĩnh vực phần mềm tin học. Một trong 5 người đồng sáng lập và hiện là người duy nhất còn trực tiếp điều hành Tập đoàn SAP là Hasso Plattner. Câu chuyện về sự thành công của SAP thực sự là một kỳ tích mẫu mực cho một doanh nghiệp. Từ một doanh nghiệp rất nhỏ, SAP đã trở thành tập đoàn phần mềm lớn nhất châu Âu. Hiện nay SAP có trên 30.000 nhân viên ở nhiều nước trên thế giới. Chủ yếu trong số họ là những kỹ sư tin học và những lập trình viên cự phách. SAP hiện được đánh giá là tập đoàn hàng đầu thế giới về công nghệ xử lí thông tin. Các sản phẩm phần mềm của SAP được thiết kế và phát triển cho các doanh nghiệp khác nhau đến từ mọi lĩnh vực công nghiệp, ngân hàng, dịch vụ, thương mại. Mỗi năm SAP đạt hơn 7 tỉ Euro doanh thu bán các sản phẩm phần mềm. Không chỉ là một trong những đồng chủ sở hữu lớn nhất, quan trọng nhất của SAP, Hasso Plattner còn được coi là cha đẻ của các sản phẩm phần mềm mang thương hiệu SAP. Truyền thống học giỏi Lớn lên trong một gia đình trí thức, Hasso Plattner lúc đầu cũng chưa hề có ý định kinh doanh. Hasso Plattner năm nay vừa đúng 60 tuổi. Ông sinh ra trong một gia đình trí thức có truyền thống. Cha ông là tiến sĩ y khoa, bác sĩ nhãn khoa tài năng Horst Plattner. Còn ông nội Hasso là linh mục Johann Plattner và cũng là nhà văn rất có tiếng vào đầu thế kỷ 20. Kế tục truyền thống gia đình, Hasso Plattner đã tỏ ra ham học và ông học giỏi. Tốt nghiệp phổ thông, Hasso Plattner học đại học chuyên ngành kỹ thuật truyền thông. Tại đây, ông đã say mê tìm hiểu và khai phá thế giới tin học đầy mới mẻ và hấp dẫn. Ông đặc biệt đi sâu vào lĩnh vực lập trình, viết các phần mềm cho máy tính. Hasso Plattner đã bảo vệ luận án tiến sĩ về tin học. Sau này Hasso Plattner còn được bổ nhiệm làm giáo sư. Và như vậy, ông là một trường hợp rất hiếm khi vừa là một
  2. nhà tỉ phú lại vừa có học vị và học hàm cao. Mặc dù rất bận rộn với công việc kinh doanh nhưng Hasso Plattner cũng vẫn nhận lời tham gia thỉnh giảng ở nhiều trường đại học lớn ở châu Âu. Hasso Plattner còn có riêng một viện nghiên cứu khá lớn mang tên ông, chuyên về công nghệ và kỹ thuật cho các hệ thống phần mềm. Chính tại viện nghiên cứu này, ông cũng đào tạo ra rất nhiều tài năng tin học trẻ tuổi. Hasso Plattner dự định trong tương lai, khi không trực tiếp điều hành SAP nữa, ông sẽ dành nhiều thời gian hơn cho nghiên cứu và đào tạo. Lớn lên trong một gia đình trí thức, Hasso Plattner lúc đầu cũng chưa hề có ý định kinh doanh. Ông kiếm những đồng lương đầu tiên của mình vào năm 1968 tại chi nhánh Mannheim của hãng máy tính IBM nổi tiếng. Tại đây, Hasso chuyên làm công việc lập trình, phát triển các chương trình phần mềm. Hasso Plattner đã bắt đầu thể hiện tài năng của mình khi ông viết thành công chương trình quản lý kinh doanh cho “Big Blue”. Chương trình này được tiếp tục phát triển và tiêu chuẩn hoá để được ứng dụng hỗ trợ về quản lý kinh doanh và điều hành cho các doanh nghiệp vừa và lớn. Bộ óc chiến lược của SAP Hasso Plattner có khả năng phân tích sâu sắc và chặt chẽ của một nhà khoa học. Đồng thời ông lại có sự nhạy bén chính xác với các diễn biến của thị trường. Không bằng lòng với những gì có được tại hãng IBM, năm 1972, Hasso Plattner cùng với 4 đồng nghiệp rời bỏ hãng IBM và thành lập nên Công ty SAP. 5 người bạn chí cốt và tài năng đã cùng nhau xây dựng và phát triển SAP thành một tập đoàn phần mềm khổng lồ. Cả 5 người sau này đều thành các tỉ phú nhờ SAP và đều có công rất lớn với những kỳ tích vô cùng kinh ngạc của tập đoàn. Tuy vậy, cả 4 đồng nghiệp còn lại cũng phải thừa nhận vai trò đặc biệt quan trọng của Hasso Plattner. Không phải ngẫu nhiên mà người đàn ông tuy vui tính nhưng lại ngại tiếp xúc với công luận này lại được gọi với cái tên kính trọng “ngài SAP”. Trong nội bộ tập đoàn, Hasso Plattner được coi là nhà chiến lược, là bộ óc của cả tập đoàn từ khi khai sinh ra SAP đến nay. Và chính Hasso Plattner là người duy nhất trong số 5 người còn trực tiếp điều hành SAP đến nay với vai trò là Chủ tịch ban điều hành. Cùng với các thành viên sáng lập khác, Hasso Plattner đã tính toán và thực hiện chiến lược đưa cổ phiếu SAP lên niêm yết trên thị trường chứng khoán một cách rất thành công. Khi đó Hasso Plattner là Phó chủ tịch trực tiếp phụ trách chiến lược phát triển và sản phẩm mới của SAP. Các chương trình phần mềm quản lý doanh nghiệp R1, R2, R3 ngày càng được hoàn thiện và nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường châu Âu. Không dừng ở đó, SAP đã tiếp cận thị trường Mỹ và đã giảm được đáng kể thị phần của đối thủ này. Những chiến lược phát triển sản phẩm và thị trường của SAP mà Hasso Plattner là người chủ xướng đã thuyết phục được các nhà đầu tư.
  3. Cổ phiếu của SAP tăng mạnh và liên tục. Chỉ ít năm sau khi niêm yết, SAP được coi là một trong những công ty niêm yết quan trọng nhất, gía cổ phiếu SAP là một trong 30 cổ phiếu được dùng để tính chỉ số DAX của thị chường chứng khoán Frankfurt. Hasso Plattner có khả năng phân tích sâu sắc và chặt chẽ của một nhà khoa học. Đồng thời ông lại có sự nhạy bén chính xác với các diễn biến của thị trường. Đồng nghiệp và nhân viên luôn khâm phục sự uyên bác của Hasso Plattner. Quyết tâm và làm việc hết mình Hasso Plattner là một con người của công việc. Ông làm việc không biết mệt mỏi. Không chỉ là các vấn đề to tát như chiến lược hay thị phần mà ông còn trực tiếp tham gia cả những việc được coi là điều hành hàng ngày. Mỗi khi tập đoàn có vấn đề gì về khách hàng và nhân sự là ông muốn tự mình có mặt giải quyết. Hasso Plattner có rất ít thời gian rỗi. Ông chỉ có thú vui duy nhất ngoài công việc là đi chèo thuyền. Thế nhưng sở thích này ông lại chỉ thực hiện gần như rất ít lần trong năm với hơn 10 ngày nghỉ phép. Là một người nhìn xa, Hasso Plattner đã có những tính toán cụ thể cho tương lai khi không còn trực tiếp điều hành nữa. Ông đã lựa chọn được Kagermann là người kế tục xứng đáng mình trong cương vị Chủ tịch Ban điều hành SAP. Dù chỉ còn làm Chủ tịch Hội đồng quản trị nhưng ông đã khẳng định trước đại hội cổ đông mới đây rằng ông vẫn là con người làm việc không ngừng và làm việc trước hết cho SAP, vì SAP. Trong đầu của Plattner vẫn luôn đầy ắp các ý tưởng sản phẩm, chiến lược thị trường. Không chỉ là một tấm gương cần cù làm việc, Hasso Plattner còn được nhắc nhiều về sự tự tin và ý chí quyết tâm cao độ của mình. Mỗi khi nghe tin một phi vụ làm ăn hay một hợp đồng không được nhân viên dưới quyền đàm phán thành công là Hasso Plattner đều muốn hẹn đối tác để thương thuyết lại. Và ông đã chứng tỏ tài năng đàm phán thương mại của mình khi không ít lần đảo ngược được tình thế. Với kinh doanh, Hasso Plattner quyết tâm và tự tin bao nhiêu thì với báo chí và công luận ông lại tỏ ra thận trọng bấy nhiêu. Hasso Plattner hơn hẳn nhiều người ở tính kiên nhẫn. Ông không sớm bỏ cuộc trước thất bại ban đầu. Ngược lại, người ta thấy ông lạc quan và tự tin một cách ghê gớm khi đàm phán. Hasso Plattner có giọng nói tương đối nhỏ nhưng ông biết dùng đúng từ, đúng câu để đàm phán. Ông chọn điểm nhấn khi cần thiết, chọn lúc nói to hơn rất hợp lí và kết quả là đã thuyết phục được đối tác. Với kinh doanh, Hasso Plattner quyết tâm và tự tin bao nhiêu thì với báo chí và công luận ông lại tỏ ra thận trọng bấy nhiêu. Hasso Plattner đã nhiều lần tuyên bố rằng triết lí của ông là làm rồi mới nói. Không như nhiều công ty khác thường đã có những hoạt động quảng cáo, khuếch trương rùm beng khi bắt đầu một kế hoạch mới, Hasso Plattner thường lảng tránh trước những câu hỏi về chiến lược hay sản phẩm của SAP. Bí mật với những dự định
  4. và kế hoạch chưa làm là một điều dễ hiểu. Nhưng ông Chủ tịch của SAP lại chủ trương kín tiếng cả với những gì đã tương đối rõ. Một trường hợp tiêu biểu là chương trình phần mềm quản lý hệ thống với tên gọi Mysap.com. Ông cứ âm thầm lặng lẽ cho nghiên cứu, phát triển sản phẩm thế hệ mới sau thế hệ R3 này. Kể cả khi báo chí tò mò hỏi ông vẫn không muốn nói nhiều khi cho rằng vẫn chưa hoàn thiện xong. Trước kia, SAP thường bị tiếng là không cởi mở, thậm chí là bảo thủ khi rất ít tham gia vào các dự án chung với các tập đoàn khác. Nhưng Hasso Plattner cũng đã nhìn nhận ra vấn đề này. Đã có một số lĩnh vực như việc xây dưng các cơ sở dữ liệu thông tin là SAP phải cần tới sự hợp tác của các doanh nghiệp khác. Và Hasso Plattner cũng đã vượt qua được một thói quen cẩn trọng quá mức trước kia là thực hiện được việc hợp tác cần thiết đó. Hasso Plattner không phải là người của những lời lẽ to tát trên các phương tiện đại chúng. Tuy vậy, người ta cũng đã chứng kiến một đôi lần hiếm hoi, ông Chủ tịch SAP lên tiếng thách thức với các đại gia nước Mỹ là Larry Ellison của Oracle và Bill Gates của Microsoft. Người ta càng thấy rõ hơn ý chí và tham vọng không hề kém của ông chủ tương đối “tiết kiệm lời” trước công chúng này. Các sản phẩm phần mềm thế hệ R3 khá hoàn hảo và các sản phẩm thế hệ sau đó của SAP đã chinh phục được không chỉ khách hàng châu Âu mà cả châu Mỹ. Đó chính là lí do và là cơ sở vững chắc để Plattner có thể tiếp tục chèo lái con tàu SAP sang cả thị trường châu Mỹ. tbktvn Ấp ủ kỳ vọng với chiếc máy bay A380 đầu tiên Chiếc máy bay A380 niềm tự hào của Tập đoàn sản xuất máy bay Airbus Với việc bắt đầu lắp ráp loại máy bay A380, Tập đoàn sản xuất máy bay Airbus của châu Âu đã mở ra 1 trang sử mới trong lịch sử hàng không dân dụng thế giới. Điều này cũng đánh dấu bước thành công trong chiến lược kinh doanh theo kiểu đón đầu được hãng này tiến hành từ hơn 25 năm nay. Cách đây 25 năm, tập đoàn này đã quyết định đầu tư nghiên cứu và chế tạo một thế hệ máy bay vận tải hành khách mới. Đương nhiên có thể dễ dàng chuyển sang phục vụ các mục đích quân sự, đáp ứng các yêu cầu như: nhanh hơn, hiện đại hơn, thẩm mỹ hơn, chở được nhiều hơn, tiêu thụ ít nhiên liệu hơn và nhiều tiện nghi hơn trong máy bay. Câu trả lời cho chiến lược này đã tiêu tốn của Airbus 10,7 tỷ USD và phải mất 25 năm nghiên cứu, thiết kế và thử nghiệm, mới cho ra đời loại máy bay Airbus A380 đầu tiên dự kiến vào năm 2005. Ngày đó, Airbus đã dự đoán là sau 25 năm, vận tải hàng không sẽ tăng lên gấp 3 lần, như vậy sẽ quá tải về đường bay trên không và công suất phục vụ dưới mặt đất cũng tăng lên tương ứng. Airbus cho rằng, giải đáp cho câu hỏi này phải là một loại máy
  5. bay vận tải khổng lồ, nhưng giá rẻ hơn và trong khuôn khổ kích thước phù hợp với đại đa số sân bay quốc tế hiện hành. Điều này có nghĩa là không chiếm nhiều diện tích hơn 80m x 80m và không cao quá 24m. Gặm nhấm ý tưởng này, Airbus quyết định tiến hành nhiều cuộc thăm dò nhu cầu hành khách thuộc nhiều diện khách hàng khác nhau, từ chính khách và thương gia giàu có đến khách du lịch bình thường. Từ người già đến trẻ em, từ người bị tàn tật đến những trọc phú... Cuối cùng, Airbus quyết định thiết kế loại máy này với chiều dài 73m và là chiếc máy bay đầu tiên có 3 tầng, chở được 555 hành khách, nhẹ hơn chiếc máy bay chở khách lớn nhất hiện tại gần 4 tấn. Trong khi mức sử dụng nhiên liệu tính theo một hành khách cho 100 km chỉ bằng một chiếc xe ô tô lớn loại trung bình và giá chỉ có 270 triệu USD. Chiếc A380 đầu tiên sẽ được xuất xưởng và bay thử vào đầu năm 2005, nếu mọi chuyện tốt đẹp thì sẽ bắt đầu sản xuất hàng loạt từ năm 2006. Đón đường các thượng đế và đầu tư vào tương lai đã chứng tỏ là một chiến lược kinh doanh thành công của Airbus. Chiếc A380 đầu tiên sẽ được bán cho hãng hàng không Singapore Airlines vào đầu năm 2006 và 129 chiếc khác sẽ được cung ứng cho 11 hãng hàng không khác. Với 130 chiếc đã được ký kết hợp đồng này thôi, Airbus cũng đã thắng thế cạnh tranh so với Boeing. Airbus dự tính sẽ bán được ít nhất thêm 620 chiếc nữa và nếu vậy thì sẽ bỏ xa Boeing, thực hiện được ước mơ đeo đẳng, thậm chí cả ám ảnh, tập đoàn suốt một phần tư thế kỷ qua.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2