intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc?

Chia sẻ: Nguyen Lan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

149
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề xuất đàm phán, ký kết Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Việt Nam – Hàn Quốc được Hàn Quốc đưa ra từ năm 2009. Sau đó, hai bên đã nhất trí nghiên cứu khả năng thúc đẩy và tính khả thi của Hiệp định này nhằm mở rộng kinh tế thương mại đầu tư giữa hai nước. Cho đến nay, Nhóm Công tác Chung về FTA Việt Nam – Hàn Quốc đã hoàn thành Báo cáo đánh giá tác động của một Hiệp định thành lập Khu vực mậu dịch tự do song phương giữa Việt Nam và...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc?

  1. Khuyến nghị chính sách Hiệp định thương mại tự do  Việt Nam – Hàn Quốc? 
  2. Đề xuất đàm phán, ký kết Hiệp định Thương mại tự do (FTA) Việt Nam – Hàn Quốc được Hàn Quốc đưa ra từ năm 2009. Sau đó, hai bên đã nhất trí nghiên cứu khả năng thúc đẩy và tính khả thi của Hiệp định này nhằm mở rộng kinh tế thương mại đầu tư giữa hai nước. Cho đến nay, Nhóm Công tác Chung về FTA Việt Nam – Hàn Quốc đã hoàn thành Báo cáo đánh giá tác động của một Hiệp định thành lập Khu vực mậu dịch tự do song phương giữa Việt Nam và Hàn Quốc đối với hai nền kinh tế. Nghiên cứu1 dưới đây thể hiện quan điểm của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nhân danh cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam về chủ trương đàm phá, ký kết hiệp định này. 1 Nghiên cứu này được thực hiện với sự hỗ trợ tài chính của Liên minh châu Âu. Quan điểm trong Nghiên cứu này là của các tác giả và do đó không thể hiện quan điểm chính thức của Liên minh châu Âu hay Bộ Công Thương 2
  3. 1. Về quan điểm tiếp cận Hội nhập kinh tế quốc tế là một tiến trình quan trọng và không thể đảo ngược của Việt Nam. Gia nhập WTO, tiếp tục các đàm phán trong khuôn khổ WTO và đàm phán, ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA) với các đối tác thương mại lớn là một trong những phương thức tất yếu của quá trình hội nhập này. Do đó, việc Chính phủ xem xét, xúc tiến đàm phán và ký kết các FTAs với các đối tác quan trọng nhằm mang lại cho Việt Nam những cơ hội ưu tiên để cải thiện năng lực cạnh tranh toàn cầu, góp phần phát triển kinh tế xã hội là rất cần thiết. Mặc dù vậy, việc lựa chọn đối tác và thời điểm đàm phán, ký kết FTA là rất quan trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của các FTA với tiến trình hội nhập và sự phát triển của Việt Nam nói chung. Điều này xuất phát từ thực tế: - Việt Nam hiện đang đàm phán Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TTP) và đứng trước rất nhiều lựa chọn về đối tác ký FTA (EU, Liên minh hải quan Nga-Belarus-Kazakhstan, Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Sỹ, EFTA, A-rập Xê- út, GCC…) trong khi nguồn lực (nhân lực, vật lực) của Việt Nam là rất hạn chế. Việc cùng lúc đàm phán, ký kết nhiều FTA hầu như là không khả thi; - Thực tế Việt Nam đã ký kết tổng cộng 7 FTA với 16 đối tác (trong đó chỉ có duy nhất một FTA song phương với Nhật Bản, số còn lại trong khuôn khổ ASEAN) nhưng việc tận dụng tối đa hiệu quả kinh tế tổng thể từ việc thực thi các FTA này vẫn còn là vấn đề khó khăn. Vì vậy, Chính phủ (thông qua Bộ Công thương) cần có bước đi thận trọng, tiến hành các nghiên cứu đánh giá tác động của FTA Việt Nam – Hàn Quốc trước khi quyết định có bắt đầu đàm phán FTA với Hàn Quốc hay không. 3
  4. 2. Về các ý kiến cụ thể 2.1. Dự thảo thiếu các phân tích về lý do tại sao Việt Nam ưu tiên đàm phán FTA với Hàn Quốc mà không phải là với các đối tác khác Toàn bộ Dự thảo hiện tại tập trung vào việc phân tích quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc (hiện tại và trong tương lai với FTA) để từ đó làm rõ những lợi ích (đặc biệt là về thương mại của FTA này). Đây là việc rất cần thiết và phù hợp. Mặc dù vậy, như đã đề cập, Việt Nam hiện đứng trước nhiều khả năng đàm phán, ký kết FTA khác nhau, trong đó có những FTA với những đối tác lớn tương tự hoặc hơn Hàn Quốc, với những lợi ích dự báo là không hề nhỏ. Vì vậy, để đủ sức thuyết phục, Dự thảo cần bổ sung phần nội dung quan trọng phân tích tại sao chúng ta nên ưu tiên chọn đàm phán ký kết FTA với Hàn Quốc mà không phải là với những đối tác khác với những lợi ích được cho là lớn hơn, đặc biệt trong hoàn cảnh: - Một số các đối tác FTA (ví dụ EU, GCC …) là những khu vực thuế quan rộng lớn, bao gồm nhiều nền kinh tế lớn và vì vậy việc ký kết FTA với những đối tác có thể là một “bước đi tắt” hiệu quả để có được FTA cùng lúc với hàng chục thị trường quan trọng2 mà ở đó Việt Nam chắc chắn có lợi ích lâu dài; - Việt Nam đã có FTA với Hàn Quốc thông qua ASEAN (AKFTA) với mức độ mở cửa từ phía Hàn Quốc tương đối mạnh3 và có không ít ý kiến rằng 2 Quan điểm e ngại rằng những đối tác này thiếu đồng nhất trong nội bộ và có thể sẽ khiến cho quá trình đàm phán FTA kéo dài, làm các đối tác đàm phán tốn nhiều nguồn lực có thể là không phù hợp. Ví dụ, việc đàm phán FTA mà EU đạt được với Hàn Quốc được thực hiện từ 5/2007 đến 10/2009 với 8 Vòng đàm phán, không dài hơn so với quá trình đàm phán các FTA song phương bình thường giữa các nước. 3 Theo Phụ lục I – Hiệp định khung về thương mại hàng hóa ASEAN – Hàn Quốc thì Hàn Quốc sẽ loại bỏ 70% dòng thuế trong Nhóm thông thường (Normal Track) vào thời điểm AKFTA có hiệu lực (2007), 95% các dòng thuế trong Nhóm thông thường vào 1/1/2008 và loại bỏ hoàn toàn các dòng thuế trong Nhóm thông thường vào 1/1/2010. Cam kết này của Hàn Quốc áp dụng chung cho tất cả các nước ASEAN, không phụ thuộc vào việc nước ASEAN đó có thuộc nhóm ASEAN 6 (phải thực hiện cam kết sớm hơn các nước ASEAN còn lại) hay không. 4
  5. Việt Nam trước mắt cứ tận dụng tốt nhất các cam kết từ AKFTA này là đã tốt rồi, nguồn lực nên tập trung vào các FTA cấp bách hơn. - Việt Nam đã và đang nhập siêu từ Hàn Quốc (thậm chí tốc độ nhập siêu còn gia tăng mạnh hơn sau AKFTA), FTA với Hàn Quốc được dự báo sẽ khiến cho hiện tượng này tiếp tục gia tăng. Lợi ích thu được từ việc có thể mua nguyên vật liệu từ Hàn Quốc với giá rẻ liệu có đủ bù đắp cho bất lợi này? Điều này cần được cân nhắc kỹ lưỡng bởi nếu có FTA với các thị trường lớn mà Việt Nam đang xuất siêu và có mức bảo hộ qua thuế quan thực tế còn lớn, lợi ích Việt Nam với tư cách là nền kinh tế “định hướng xuất khẩu” thu được sẽ cao hơn, lâu dài hơn. 2.2. Về đánh giá chính sách FTA của Hàn Quốc (Mục 2 trang 3) Những trình bày trong Dự thảo về chiến lược và tình hình ký kết các FTA của Hàn Quốc đã bước đầu cho thấy Hàn Quốc dường như chủ trương đàm phán, ký kết càng nhiều FTA càng tốt, với cả các đối tác phát triển và đang phát triển, ở hầu hết các khu vực trên thế giới. Tuy nhiên, những thông tin này trong Dự thảo mới chỉ là nêu hiện trạng mà chưa có phân tích cụ thể về các vấn đề quan trọng như: - Nội dung cơ bản và quan điểm tiếp cận thị trường đối tác của Hàn Quốc thông qua các FTA đã ký kết của nước này Đây là những yếu tố có thể cho phép chúng ta hình dung tốt hơn về mô hình FTA với Việt Nam mà phía Hàn Quốc mong muốn, từ đó có thể định hình kịch bản đàm phán gần hơn với thực tế và những đánh giá tác động tiềm tàng của FTA này vì thế cũng sẽ tiệm cận hơn với tác động thực trong tương lai; 5
  6. - Hiệu quả thực tế của các FTA mà Hàn Quốc đã ký kết và thực hiện đối với nền kinh tế và sự phát triển của các nền kinh tế đối tác Các thông tin thực tế này (đặc biệt với các FTA mà Hàn Quốc đã thực hiện được một thời gian như FTA với Chi lê, Singapre, EFTA…) sẽ có giá trị tham khảo đặc biệt với Việt Nam khi quyết định có đàm phán và ký kết FTA với Hàn Quốc hay không. Vì vậy, Dự thảo cần bổ sung các nội dung quan trọng cũng như những phân tích liên quan, để từ đó có lập luận thuyết phục về đàm phán, ký kết FTA với Hàn Quốc hay không. 2.3. Về phần đánh giá những lợi ích của Việt Nam khi ký kết FTA với Hàn Quốc (Mục 4 trang 6) (i) Về lợi ích chính trị, ngoại giao (Điểm 4.1 trang 6) Việc đàm phán, ký kết và thực hiện các FTA luôn là một bước đi có ý nghĩa trong việc tăng cường quan hệ chính trị, ngoại giao theo hướng thực chất. Tuy nhiên, nếu nói rằng cần ký FTA với Hàn Quốc để “khẳng định và tăng cường mối quan hệ “Đối tác hợp tác chiến lược” giữa hai nước thì không hẳn bởi nếu điều này là đúng thì sẽ thật khó giải thích tại sao Việt Nam chưa có quyết định tương tự với các đối tác chiến lược khác (hiện tại, trừ các nước đang đàm phán hoặc đã ký FTA với Việt Nam, chúng ta đang có quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Anh, đối tác chiến lược hướng tới tương lai với Tây Ban Nha4). Bên cạnh đó, lập luận trong Dự thảo rằng “việc tăng cường quan hệ hợp tác, qua đó tăng cường lợi ích kinh tế của Hàn Quốc tại Việt Nam sẽ giúp ta củng 4 Theo trả lời phỏng vấn Tạp chí Thế giới & Việt Nam của Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh ngày 28/8/2011. Trên thực tế, ngoài danh sách này, báo chí trong nước còn nhiều lần đề cập đến tuyên bố đối tác chiến lược giữa Việt Nam và EU, Pháp của các lãnh đạo cấp cao nước ta trong những dịp sang thăm các đối tác này. 6
  7. cố trạng thái cân bằng trong quan hệ với các đối tác chủ chốt” (Đoạn 3 trang 7) có lẽ chưa thật rõ ràng, và vì vậy không hẳn đã thuyết phục (hiện nay chúng ta có nguy cơ gì trong việc cân bằng quan hệ với các đối tác chủ chốt? tại sao việc đưa lợi ích của Hàn Quốc tại Việt Nam lên mức độ cao hơn lại giúp củng cố trạng thái cân bằng đó?). (ii) Về lợi ích kinh tế, thương mại, đầu tư (Điểm 4.2 trang 7) - Về lợi ích chung với môi trường kinh doanh (hoàn thiện môi trường kinh doanh, phân bổ sử dụng nguồn lực xã hội hiệu quá, thúc đẩy tái cấu trúc…): Lập luận tại Dự thảo có lẽ chưa thật thuyết phục nếu nhìn từ góc độ quy mô và tầm ảnh hưởng của đối tác FTA này. Trên thực tế, ngay cả FTA với Nhật Bản, một đối tác lớn hơn so với Hàn Quốc, dường như cũng chưa mang lại lợi ích đáng kể cho Việt Nam trong vấn đề này, vậy chúng ta liệu có thể đặt kỳ vọng này vào FTA Việt Nam – Hàn Quốc không? - Về lợi ích đối với hoạt động xuất khẩu: Về nguyên tắc, FTA sẽ mang lại những lợi ích to lớn về xuất khẩu thông qua cam kết cắt bỏ hầu hết các dòng thuế của đối tác. Vì vậy, việc Việt Nam kỳ vọng về lợi ích xuất khẩu ở Hàn Quốc thông qua FTA này là hoàn toàn hợp lý. + Mặc dù vậy, để thuyết phục rằng FTA Việt Nam – Hàn Quốc sẽ mang lại lợi ích lớn cho xuất khẩu Việt Nam (so với FTA với các thị trường khác) cần có thêm những phân tích về mức độ bảo hộ hiện nay của Hàn Quốc với các sản phẩm của Việt Nam (có tính đến AKFTA) mà Dự thảo hiện chưa nêu được (mức thuế suất trung bình, mức thuế suất bình quân gia quyền đối với hàng hóa Việt Nam, mức thuế suất cụ thể đối với những mặt hàng mà Việt Nam đang có thế mạnh xuất khẩu). Nếu hiện tại Hàn Quốc đã áp dụng mức thuế quan tương đối thấp với hàng hóa xuất khẩu Việt Nam thì lợi ích thu được từ FTA ở góc độ xuất khẩu sẽ thấp hơn nhiều so với trường hợp ngược lại. 7
  8. + Lập luận cho rằng “Nếu hai nước (Indonesia và Malaysia) đạt được FTA song phương trước với Hàn Quốc, môi trường cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam tại Hàn Quốc sẽ càng thêm khó khăn, nhất là khi các nước này có cơ cấu sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với hàng hóa của ta” cần xem xét lại bởi: Theo số liệu Trade Map của International Trade Centre, thì top 5 sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Indonesia năm 2009 là dầu mỏ và khí đốt, các sản phẩm nông nghiệp (dầu cọ là chủ yếu), cao su, máy móc thiết bị, giấy và bột giấy; của Malaysia là đồ điện tử, máy móc thiết bị, dầu mỏ và khí đốt, nông nghiệp (dầu cọ là chủ yếu), cao su; còn của Việt Nam lần lượt là dầu mỏ, dệt may, giầy dép5, đồ điện tử và thiết bị xây dựng - đồ nội thất. Ngoài ra, ngay cả khi một nước A có cơ cấu hàng xuất khẩu cạnh tranh với hàng Việt Nam tại thị trường B và có thể có FTA giữa A và B, điều này không có nghĩa là Việt Nam phải lập tức tính đến chuyện ký FTA với B. Việt Nam làm sao chạy đua hết với các đối thủ cạnh tranh trong việc ký các FTA (trừ khi là thị trường rất lớn, không thể bỏ qua, và đối thủ cạnh tranh quá nặng ký)? + Phân tích cho rằng “hiện nay Hàn Quốc đã có thỏa thuận FTA với hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới như Hoa Kỳ, EU, Úc, Canada, GCC… nếu Việt Nam ký kết FTA với Hàn Quốc, chúng ta sẽ có cơ hội thông qua Hàn Quốc tiếp cận các thị trường lớn trên thế giới với điều kiện ưu đãi” (Đoạn 4 trang 8) cần được xem xét lại một cách thấu đáo hơn. Lý do là: Thứ nhất, hiện Hàn Quốc mới chỉ có 7 FTA đã ký và có hiệu lực với Chi lê, Singapore, EFTA, ASEAN, Ấn Độ, EU và Peru (trong đó chỉ có EU là đáng kể, các trường hợp khác hoặc là Việt Nam đã có FTA, hoặc là đang đàm phán FTA); FTA của Hàn Quốc với Hoa Kỳ dù đã hoàn thành đàm phán và 5 Cũng theo thống kê Trade Map của ITC thì năm 2009 tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam là khoảng gần 10 tỷ USD trong khi của Malaysia là khoảng 1 tỷ USD và Indonesia khoảng 5,5 tỷ USD; số liệu kim ngạch xuất khẩu giầy dép lần lượt là 6,7 tỷ USD (Việt Nam), 1,7 tỷ USD (Indonesia) và 206 triệu USD (Malaysia). 8
  9. ký tắt từ tháng 6 năm 2007 nhưng qua hai đời Tổng thống Hoa Kỳ vẫn chưa được thông qua để có hiệu lực chính thức, và nếu có được thông qua chính thức đi nữa thì Việt Nam cũng đang tiến hành đàm phán TPP với Hoa Kỳ rồi; các FTA còn lại đều đang trong quá trình đàm phán (7 FTA, trong đó có 2 trường hợp đã có FTA với Việt Nam) hoặc mới chỉ ở giai đoạn xem xét nghiên cứu tiền khả thi (11 FTA, trong đó 5 trường hợp đã có FTA với Việt Nam). Với tình hình này, xét một cách thực chất thì Việt Nam dường như không có nhiều hy vọng ở việc thu lợi gián tiếp từ các FTA của Hàn Quốc; Thứ hai, việc tận dụng cơ hội gián tiếp từ các FTA sẵn có của đối tác liệu có hiện thực không khi mà Việt Nam còn chưa tận dụng được những lợi ích trực tiếp từ các FTA của chính mình. Ngoài ra, với thực tế các FTA với quy tắc xuất xứ chặt chẽ như hiện nay (ví dụ trong FTA EU-Hàn Quốc, yêu cầu tỉ lệ giá trị nội địa để hưởng ưu đãi đối với phần lớn hàng hóa là 50-55%) và với thực tế là xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc chủ yếu là thành phẩm (dệt may, giầy dép, đồ gỗ, nông sản, thủy sản), việc thông qua Hàn Quốc để tiếp cận các thị trường khác với điều kiện ưu đãi liệu có khả thi? - Về lợi ích đối với nhập khẩu Đối với thương mại hàng hóa, thông thường thị trường nội địa được xem là nơi hứng chịu các bất lợi chủ yếu từ các FTA (do phải cắt giảm thuế quan cho hàng hóa nhập khẩu từ đối tác). Tuy nhiên, thị trường nội địa cũng có thể được hưởng các tác động tích cực từ FTA khi mà người tiêu dùng và các ngành sản xuất có thể mua được hàng hóa, nguyên vật liệu, trang thiết bị sản xuất với giá rẻ hơn. Vì vậy, nếu Hàn Quốc chủ yếu xuất sang Việt Nam các loại máy móc, nguyên phụ liệu thiết yếu phục vụ sản xuất ở Việt Nam thì FTA với nước này hứa hẹn sẽ mang đến cho Việt Nam những lợi ích đáng kể. Mặc dù vậy, những lập luận trong Dự thảo về vấn đề này cần phải xem xét thêm bởi: 9
  10. + Theo số liệu tại Báo cáo kinh tế - xã hội 2010 của Chính phủ thì năm 2010 “nhập khẩu từ Hàn Quốc đạt 8,7 tỷ USD, chiếm 12,2% (tổng giá trị nhập khẩu) và tăng 42,4% với sắt thép đạt 1,1 tỷ USD; vải 1 tỷ USD; máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng 978 triệu USD; máy vi tính và linh kiện 1,5 tỷ USD”. Như vậy, không hẳn là trên 70% trị giá nhập khẩu từ Hàn Quốc là nguyên, nhiên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất như Dự thảo đề cập (trang 5), đặc biệt khi sắt thép hay máy vi tính, linh kiện không phải là mặt hàng mà Việt Nam có nhu cầu thực sự lớn về nguồn cung. + Lợi ích dạng này Việt Nam có thể thu được từ FTA với các đối tác mạnh về công nghệ (ví dụ EU) mà lại không phải đứng trước nguy cơ lớn về gia tăng nhập siêu như đối với Hàn Quốc. Vì vậy, những lợi ích đối với nhập khẩu cần được xem xét, cân nhắc kỹ hơn trong Dự thảo, đặc biệt trong hoàn cảnh Việt Nam đang nhập siêu rất lớn từ Hàn Quốc (giá trị nhập khẩu cao gấp 3 lần so với xuất khẩu theo số liệu tại trang 5 Dự thảo). - Về lợi ích đối với đầu tư Những lập luận trong Dự thảo về các mục tiêu trong việc gia tăng đầu tư nước ngoài (FDI) từ Hàn Quốc cũng như thu hút làn sóng đầu tư mới từ nước này là hoàn toàn hợp lý. Mặc dù vậy, Dự thảo chưa phân tích được tại sao FTA với Hàn Quốc có thể giúp chúng ta đạt được những mục tiêu quan trọng này. Ví dụ tại sao FTA với Hàn Quốc có thể “chắc chắn thúc đẩy FDI từ Hàn Quốc vào Việt Nam” (Đoạn 2 trang 9)? Thông thường, FDI có xu hướng gia tăng trong các trường hợp một nước gia nhập WTO (do điều này mở ra thị trường lớn với trên 150 nước đồng thời có những cải thiện cơ bản về môi trường đầu tư) hoặc có những cam kết bảo đảm đầu tư và các yếu tố liên quan (ví dụ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ). Tuy nhiên trong trường hợp cụ thể này, Hàn Quốc không phải nước đặt nặng vấn đề IP hay yêu cầu cao về cam kết đầu tư trong các FTA? 10
  11. - Lợi ích định lượng (theo mô hình cân bằng tổng thể CGE) Những phát hiện trong báo cáo của CIEM nêu trong Dự thảo cho thấy FTA với Hàn Quốc hứa hẹn mang đến những lợi ích định lượng đáng kể. Mặc dù vậy, nhiều chuyên gia đã phát biểu rằng từ góc độ kinh tế, tự do hóa thương mại (mà FTA là một biểu hiện) luôn mang lại lợi ích. Do đó, kết quả trong báo cáo này là điều có thể dự đoán trước. Quan trọng hơn có lẽ là Dự thảo cần đánh giá lợi ích định lượng mà FTA với Hàn Quốc mang lại trong so sánh với lợi ích định lượng mà các FTA với các đối tác khác có thể mang lại cho Việt Nam để có kết luận cụ thể hơn. 2.4 Về phần đánh giá những thách thức đối với Việt Nam khi ký kết FTA với Hàn Quốc (Mục 5 trang 11) Dự thảo đã có đánh giá toàn diện về những thách thức mà FTA với Hàn Quốc có thể gây ra đối với Việt Nam. Mặc dù vậy, những giải pháp cho những thách thức này lại chưa được xem xét một cách thấu đáo và vì vậy dường như thiếu hiện thực. Ví dụ: - Đối với thách thức nhập siêu từ Hàn Quốc: Dự thảo không đưa ra giải pháp mà cho rằng điều này là có lợi vì cơ cấu nhập khẩu chủ yếu là nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, như đã nêu trong phần trên của Công văn này, thách thức nhập siêu dường như không đơn thuần được “giải quyết” theo cách này; - Đối với thách thức trong cạnh tranh nội địa (đối với các ngành cạnh tranh trực tiếp): Dự thảo có rằng “ta có thể giảm thiểu các tác động tiêu cực nhờ lộ trình giảm thuế và phạm vi cam kết phù hơp”. Tuy nhiên, trong một FTA đàm phán và ký kết vào giai đoạn hiện nay liệu có nhiều khoảng trống cho khả năng này? 11
  12. 3. Về kiến nghị chung (Mục 8 – trang 13) Với những quan ngại nêu trên, cần có những nghiên cứu sâu hơn, phân tích đầy đủ, chi tiết hơn về các tác động của FTA Việt Nam – Hàn Quốc cũng như so sánh FTA này với các FTA khác mà Việt Nam đang cân nhắc trước khi có thể đi đến đề xuất cụ thể về việc Việt Nam có nên ký kết FTA với Hàn Quốc hay không và với các nguyên tắc nào. 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2