intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hoài Thanh với Viện Văn học (Nhân 100 năm sinh Hoài Thanh (1909-2009))

Chia sẻ: Lulu Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

44
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ 1970 cho đến 1976, trước khi nghỉ hưu vào Thành phố Hồ Chí Minh, theo tôi nhớ, ông rất ít trở lại địa chỉ 20 Lý Thái Tổ. Những năm cuối đời, ông có tâm trạng buồn. Buồn vì sức khoẻ. Vì xa công việc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hoài Thanh với Viện Văn học (Nhân 100 năm sinh Hoài Thanh (1909-2009))

  1. Hoài Thanh với Viện Văn học (Nhân 100 năm sinh Hoài Thanh (1909-2009))
  2. Từ 1970 cho đến 1976, trước khi nghỉ hưu vào Thành phố Hồ Chí Minh, theo tôi nhớ, ông rất ít trở lại địa chỉ 20 Lý Thái Tổ. Những năm cuối đời, ông có tâm trạng buồn. Buồn v ì sức khoẻ. Vì xa công việc. Vì muốn làm việc, muốn sống có ích mà không có việc. Tâm trạng này ông gửi gắm vào thư từ gửi các con và bè bạn; và một đôi khi, cả vài nơi cần gửi, để mong tìm một việc làm, hoặc một... khoản trợ cấp chính đáng. Nhưng ngoài cái buồn vì sức khoẻ và công việc còn cái buồn cả về nhân tình thế thái. Chẳng hạn thư đi thư lại cho một địa chỉ đến ba lần trong nửa năm mà vẫn không có hồ i âm. Cái địa chỉ, đối với ông vốn là rất quen biết; còn với người nhận tuy bận “trăm công nghìn việc”, nhưng lại có cả một hệ thống người giúp việc. Thư cuối cùng, sau ba thư đã gửi, ông dành chỉ để nói lại chuyện đó: “Các anh đều có thư k ý riêng. Sao các anh không giao trách nhiệm cho thư ký? Nếu thư ký thứ nhất cũng bận không trả lời đ ược thì thư ký thứ hai, thứ ba trả lời”(5)... Hoặc việc làm một bộ Hợp tuyển thơ sau 1945 ông đã có thư gửi tới nhiều người, nhiều cơ quan ngay từ giữa năm 1977, với năm đề nghị cụ thể nhưng không nơi nào trả lời. Những chuyện buồn như vậy đã đến với ông hơi sớm, khi vừa vào tuổi nghỉ hưu; - có lẽ cũng là chuyện quen thuộc với nhiều người; một người từng trải như ông chắc là biết, nhưng vẫn làm ông sửng sốt. * Ngoài tình Thầ y - trò, tình đồng nghiệp trong cùng cơ quan, tôi muốn nói thêm một ít về tình bạn - là điều tôi thường hay quan tâm và ao ước cho mình - đó là tình bạn giữa Đặng Thai Mai và Hoài Thanh, trong những năm hai người có cùng một nhiệm sở 20 Lý Thái Tổ. Theo nhận thức và cảm tưởng của tôi lúc ấy: Họ đã sống và ứng xử với nhau trong sự quý mến và tôn trọng lẫn nhau, không phải chỉ v ì cả hai là đồng hương mà chủ yếu là vì họ cùng có nhiều điểm tương đồng trong tư cách của những trí thức chân chính, của Kẻ Sỹ xứ Ng hệ. Không chỉ là sự tôn trọng, mà dường như họ còn có cả sự bổ sung và hô ứng cho nhau. Trong kháng chiến chống Pháp, một người Giảng văn “Chinh phụ ngâm”, một người Nói chuyện thơ kháng chiến; một người viết Chủ nghĩa nhân văn dưới thời kỳ văn hóa Phục hưng, một người
  3. viết Quyền sống con người trong “Truyện Kiều”. Từ sau ngày về Viện, một người phụ trách văn học cổ điển, một ng ười chuyên lo văn học hiện đại và phê bình. Khỏi phải nói thêm hiện tượng Phan Bội Châu - nhà chí sĩ yêu nước xứ Nghệ, như là điểm giao thoa và tiếp tục giữa hai người; một người soạn Văn thơ Phan Bội Châu trước khi về Viện, một người viết truyện danh nhân Phan Bội Châu sau khi nghỉ hưu... Sự giống nhau hoặc “đồng điệu” giữa hai người còn có thể nhận ra ở cả những gì là “thái quá” hoặc “bất cập”, nó là hiện tượng diễn ra có tính phổ biến trong giới trí thức văn nghệ sĩ nói chung, sau một b ước ngoặt lịch sử như Tháng Tám 1945, mà cả hai vẫn không thể là ngoại lệ. Người say sưa với văn học cổ điển trong Giảng văn “Chinh phụ ngâm” cũng là người từng khe khắt với lịch sử văn học dân tộc: “Ta chưa có một nền văn học cao cấp vì ta chưa hề có một nền văn học bình dân”(6). Người say đắm Thơ mới rồi sẽ là người kết án rất sớm và rất gay gắt Thơ mới: “ Những câu thơ buồn nản hay vẩn vơ cũng đều là bạn đồng minh của giặc” (7). Được đọc rồi được tiếp xúc, được học việc rồi được công tác với những người mình yêu mến, kính trọng và ngưỡng mộ; tôi nghĩ đó là hạnh phúc không dễ lúc nào, thời nào cũng có được; và càng là không dễ, trong những năm tháng sống hôm nay. * Về sự nghiệp phê bình của Hoài Thanh, một sự nghiệp dài trên 50 năm, tính từ những bài viết đầu tiên của ông đăng trên các báo Le Peuple, Phổ thông, Sông Hương, Tràng An... trong đó đáng chú ý nhất là bài Thơ mới, đăng trên Tiểu thuyết thứ Bảy (số 31; 29-12-1934) cho đến Tuyển tập (2 Tập) năm 1982, cũng là năm ông qua đời ở Thành phố Hồ Chí Minh, tôi đã hai lần có cơ hội được đề cập. Lần thứ nhất, với bản Đề dẫn trong Hội thảo kỷ niệm 10 năm ngày mất Hoài Thanh và 50 năm cuốn sách Thi nhân Việt Nam, do Viện Văn học phối hợp với một số c ơ quan tổ chức(8), diễn ra trong suốt cả ngày 27-3 năm 1992 ở địa chỉ 20 Lý Thái Tổ. Lần thứ hai, kỷ niệm 90 năm sinh của ông do Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp với một số cơ quan tổ chức, vào ngày 1-7 năm 1999, tuy không có mặt ở Hà Nội, nhưng nhân cơ hội này, tôi đã hoàn thiện bài viết Hoài Thanh: sự nghiệp phê bình; với tôi, đây là bài tôi ưng ý nhất, và cảm thấy, cho đến nay vẫn chưa có gì phải thêm bớt, hoặc sửa
  4. chữa, với Phần I: Hoài Thanh trước 1945 - Con đường đi đến “Thi nhân Việt Nam”, và Phần II: Hoài Thanh sau 1945: Vui buồn nghề nghiệp. Ý tưởng cơ bản và xuyên suốt trong cả hai lần viết, cách nhau 7 năm, tôi muốn dẫn lại nh ư sau: “Có thể nói mà không phân vân: Ông đã chân thành và trung th ực đến cùng trong yêu mê và say Thơ mới; và ông c ũng đã chân thành và trung thực đến cùng trong phủ định Thơ mới và Thi nhân Việt Nam, khi đã nhận ra một chân lý nào đó. Có điều chân lý ông t ìm ra có khớp được với chân lý khách quan của cuộc sống hay không, lại là chuyện khác. Ông đã bị thời đại quy định nghiệt ngã, cũng như tất cả chúng ta, cũng như rộng ra khỏi chúng ta”(9)... “Người chủ trương chuyên đi t ìm cái hay để bình, chứ không phê; và bình với lối viết nhỏ nhẹ, tinh tế và tài hoa, đầy chất văn lại là người đã trải những sóng gió bên trong, thậm chí là những phủ định bản thân gay gắt, quyết liệt. Cũng là người đã phải chịu những áp lực bên ngoài, dẫu là vô hình và âm thầm, nhưng không thể nói là dễ chịu; và ông đã chịu đựng được trong một kiên tâm không dễ dãi. Cũng có thể hình dung ông là người kiên trì con đường đi tìm chân lý trong văn chương- học thuật; chân lý đó trong thế kỷ XX đầy những sự kiện, những biến động, những đổi thay, những cách mạng... là không dễ dàng tìm kiếm, và do vậy mà không thể dứt điểm một lần. Với Hoài Thanh, thật đúng cái định nghĩa: chân lý, kể cả chân lý trong văn chương- học thuật là cả một quá trình. Quá trình của khách quan, thông qua trải nghiệm chủ quan. Một chủ quan không chút dễ d ãi mà phải trải bao trăn trở, kiếm tìm. Có điều cuối cùng, trong kiếm t ìm, Hoài Thanh đã không tự đánh mất bản thân, và ông vẫn là ông”(10). Hành trình nghề nghiệp của Hoài Thanh như tôi hiểu là hành trình tiêu biểu, và có ý nghĩa điển hình cho giới trí thức Việt Nam thế kỷ XX
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2