intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hồi ký - Những kỷ niệm nghề châm cứu thuốc nam - Lê Văn Sửu

Chia sẻ: Xuan Van Phan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:119

237
lượt xem
37
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tập truyện ngắn “Những kỷ niệm nghề thuốc nam, châm cứu” này là hồi ký của một người vốn làm nghề Mỹ thuật. Các câu chuyện được kể lại chân thật tuyệt đối, trải dài suốt quãng đời đầy sôi động của ông. Những kinh nghiệm quý, những thủ thuật hay, những tìm tòi sáng tạo giá trị, những điều tâm đắc, những yếu lĩnh cốt lõi, những trải nghiệm đắt giá, những cách định hướng chuẩn bệnh chuẩn xác, các lập luận biện chứng thí trị hiệu quả. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hồi ký - Những kỷ niệm nghề châm cứu thuốc nam - Lê Văn Sửu

Hồi ký - Những kỷ niệm nghề châm cứu thuốc nam<br /> <br /> Thư ngỏ<br /> Gửi những người, những miền đất tôi đã một thời chung sống. Tập hồi ký “ Những kỷ niệm nghề châm cứu, thuốc nam . là kỷ niệm của riêng tư, là lòng yêu mến, kính trọng những người, những miền đất tôi đã có một thời chung sống. Đến ngày nay ai còn, ai đã mất, tôi đều không được biết tin. Miền đất nào còn hoang sơ, nguyên vẹn, hay tất cả đã đổi thịt, thay da, tôi cũng chưa có dịp ghé qua, thăm lại. Thấm thoát đã gần 40 năm xa cách, cuộc đời tôi nhiều vật lộn, thăng trầm. Nhưng từ mùa thu năm 2002, có những lúc nỗi niềm trỗi dậy, thúc giục tôi nhớ đến truyện những ngày xưa. Nỗi nhớ, niềm thương cứ xen vào công việc, nên gần 4 năm trôi đi, tôi mới ghi được ngần này. Chừng một vài tên ai đó tôi không còn nhớ ra được, mong kẻ còn, người đã mất, thấu cảnh, thương tình mà đại xá cho tôi. Cúi xin thành tâm kính cáo. Hà Nội, ngày xuân 2006. Khiên Ngưu Tử - Lê Văn Sửu.<br /> <br /> Lời tựa<br /> Tập truyện ngắn “ Những kỷ niệm nghề thuốc nam, châm cứu” này là hồi ký của một người vốn làm nghề Mỹ thuật. Nghề Mỹ thuật của tôi được đào tạo bài bản, chính quy trong một nhà trường danh tiếng đất ngàn năm văn hiến : Trường Cao đẳng Mỹ Thuật Việt Nam ( tức trường Đại học Mỹ Thuật Hà Nội ngày nay ). Thủa còn nhỏ, tôi rất ham mê tập vẽ. Từ khi có hoạ sỹ thương binh Ngô Thúc Dung về làng nghỉ dưỡng, ông dạy chữ và dạy vẽ cho chúng tôi, lòng ham mê học vẽ trong tôi càng được nhân lên gấp bội. Năm 1953, khi vừa đủ tuổi đầu quân, tôi nhập ngũ tại Phòng Quân y Sư đoàn 320, định mệnh nghề Y đã bắt đầu dành cho tôi từ đó. Nhưng thật trớ trêu, tôi đâu sớm nhận ra điều ấy. Sau khi hòa bình lập lại, tôi vẫn còn ham muốn nghề vẽ trong lòng. Giải ngũ về quê được chừng một năm rưỡi (1960), tôi đã khăn gói quả mướp lên Hà Nội, thi đậu vào trường Mỹ Thuật Việt Nam. Định mệnh nghề y cứ lặng lẽ bám theo tôi, nó xuất hiện dần dần, từ việc bản thân tôi mắc bệnh vặt, tôi đã tự chữa cho tôi, rồi đến mọi người nhờ tôi chữa bệnh vặt cho họ. Tôi vừa học nghề Mỹ thuật, vừa đọc sách Đông y, và tôi chữa bệnh theo những gì học được trong sách. Tôi tốt nghiệp trường Mỹ Thuật, cũng là khi cuộc chiến tranh chống Mỹ đã đến hồi ác liệt (1966), tôi tình nguyện vào công tác ở Miền Nam. Hơn 6 tháng trời tôi đi trên đường Trường Sơn, tiếp theo là gần tròn 6 năm ở vùng<br /> <br /> Cực Nam Trung Bộ. Thấy có mặt tôi ở đâu, lập tức cán bộ quân y, dân y đều vui vẻ với tôi. Chúng tôi, khi thì cùng nhau xử lý một bệnh khó, nhưng không có thuốc đặc hiệu để chữa, khi thì họ giảng giải bệnh học theo sách Tây y cho tôi nghe. Tình nghĩa với nhau cứ như tôi đã là đồng nghiệp của họ từ xa xưa rồi, chẳng còn gì là cách biệt nữa. Năm 1972, tôi được lệnh trở ra miền Bắc an dưỡng. Tới đầu năm 1974, sức khoẻ tôi đã tạm phục hồi, tôi về lại nghành Mỹ thuật làm công tác là lẽ đương nhiên, cơ quan tổ chức nghành và tôi đều dễ dàng đồng ý. Cơ quan tôi mới về làm việc là Cục Mỹ thuật, chức danh của tôi là cán sự. Sau đó ít lâu (1978), tôi được điều động sang Trường Cao đẳng Mỹ Thuật, làm giảng viên trong khoa Điêu Khắc, nơi trước đó 12 năm, tôi từ đấy ra đi. Cho tới năm 1981, tôi chủ động xin nghỉ hưu, đề nghị của tôi lập tức được Giám đốc trường chấp thuận. Có ai biết được rằng, từ khi trở về nghành cũ làm công tác, tôi vẫn không bỏ nghề chữa bệnh hàng ngày. Có người chỉ coi đó là nghề tay trái của tôi. Một sự đột biến mới của đời tôi đã sảy ra vào năm 1983. Đó là việc Học viện Quân y thuộc Bộ Quốc Phòng tìm đến tôi. Họ mời tôi tham gia đề tài cấp nhà nước số 48070203, do khoa Sinh lý Lao động Quân sự của Học viện phụ trách. Họ trao cho tôi làm cố vấn lý luận Phương Đông trong Y học, Võ thuật và Dưỡng sinh học cổ truyền. Từ đây, thần định mệnh nghề Y đã kéo tôi tuột khỏi bàn tay vị thần cai quản nghệ thuật, nhấn sâu đời tôi vào mọi công việc nghề y. Thế rồi những việc đọc sách, làm thực nghiệm theo yêu cầu của đề tài, dạy lý luận, chữa bệnh, truyền kinh nghiệm thực hành chữa bệnh, tôi đều phải làm xen kẽ nhau, làm liên tục không ngừng. Khi ảnh hưởng của công việc tôi làm ngày càng rộng mở, một yêu cầu mới đã đặt ra cho tôi cần phải tiến hành ngay. Đó là những kiến giải riêng trong nghiên cứu, những bài giảng lý luận, những phương huyệt chữa bệnh hiệu quả, tôi gom chúng thành từng chuyên đề, in thành sách, cho phát hành rộng rãi. Nhận thấy, ở trong phần “ những phương huyệt kinh nghiệm ” lấy từ các bộ sách quý, tôi đều ghi chép vào cẩn thận, khá nhiều. Khi hướng dẫn tìm huyệt ở trên người thật, tôi luôn nhắc về tác dụng phối hợp giữa huyệt này cùng với một, hoặc nhiều huyệt nào đó, sẽ có thêm nhiều tác dụng khác nhau. Nhưng học viên dễ nhớ nhất vẫn là những câu truyện chữa bệnh cụ thể. Vì thế, tôi nảy ra ý định viết lại những kinh nghiệm của tôi tiến hành chữa bệnh ở đâu đó, trong thời gian hơn 40 năm qua. Chữa bệnh đã là nghề tay trái của tôi, viết lách về nghề chữa bệnh lại là bên trái của tay trái tôi. Nhưng tôi vẫn cứ viết. Bởi vì mỗi lần tôi chữa cho một người bệnh ở một vùng khác nhau, hoàn cảnh sống của họ khác nhau, thời gian khác nhau, nhưng tất cả đều là kỷ niệm sống động, khó quên của riêng tôi. Tôi viết lại những kỷ niệm này vừa là cho riêng tôi, lại còn là những ví dụ cụ thể cho người tập chữa bệnh bằng phép châm cứu. Cho nên ở mỗi bệnh, từ chứng biểu hiện, diễn biến của chứng trạng, đến chẩn đoán bệnh danh, chọn phương huyệt, dùng thủ pháp bổ hay tả, kết quả chữa ra sao, tất thảy tôi đều ghi lại rất rõ ràng. Phải đánh vật với chữ nghĩa, nên văn tôi viết không tránh khỏi lỗi vần, sai luật. Nhưng những gì về kinh nghiệm chữa bệnh, tôi thật lòng không dám dấu nghề mà mô tả đơn sai. Đôi lời tâm huyết, mong người đọc sách mở lòng. Tác giả<br /> <br /> Lời đề dẫn<br /> Sau khi tập hồi ký “Những kỷ niệm nghề châm cứu, thuốc Nam” của tôi hoàn thành được phần đầu, nhân ngày 20 tháng 11 năm 2005, tôi đã cho anh chị em môn sinh các khoá sao chép. Tôi cũng sao chép một số bản, đem tặng bạn bè. Những ý kiến phản hồi cho biết, 30 câu truyện là 30 bài kinh nghiệm chữa bệnh rất cụ thể, rất có ích cho người trong nghề. Đầu năm 2006, Hội người cao tuổi Việt Nam, gửi giấy mừng thọ 70 tuổi cho tôi. Tôi chợt thấy thời gian còn lại ở đời của mình rất đáng quý. Tôi phải ghi lại những gì trước khi tuổi già có thể làm tôi quên đi. Mong muốn những kỷ niệm của cá nhân tôi sẽ đem lại một đôi điều có ích cho mọi người, nên tôi đã ghi lại được thêm 34 mẩu truyện nữa, đó cũng là 34 bài kinh nghiệm chữa bệnh. Với 30 truyện ở tập trước, có thêm 34 truyện ở tập này, gộp lại thành 64 truyện. Trong đó, có nội dung của nhiều mặt bệnh và phép chữa bệnh ở đủ các khoa: Nam, phụ, lão, ấu, ngoại cảm, nội thương ... Có bạn hỏi tôi : “Đã qua hơn 40 năm, chắc hẳn, số người được ông chữa cho khỏi bệnh, không phải chỉ có 64. Nhưng vì sao những chuyện ông viết lại, ông đã dừng ở con số đó?” Tôi trả lời người bạn của tôi rằng : Kinh Dịch có 64 quẻ, mỗi quẻ gồm 2 quái, quái thượng và quái hạ. Mỗi quái lại có 3 hào, vị chi mỗi quẻ dịch có 6 hào. Do vị trí của hào dương, hào âm ở trong mỗi quái khác nhau, biến hoá âm dưong đó làm cho kinh Dịch đủ sức diễn tả mọi biến hoá của vạn sự, vạn vật trong vũ trụ. Người làm tướng, nhờ có tài biến hoá âm dương của quân cơ, quân ngũ ở 8 cửa trận, nên đã vây hãm được quân địch. Chúng ở trong trận đồ bát quái trùng trùng, điệp điệp mà không tìm thấy lối ra. Cuối cùng, chúng dành chịu bó giáo quy hàng. 64 câu truyện tôi viết lại, tuyệt nhiên không có ý định làm ra y án.Vì đã là y án, tất phải có dương án, âm án. 64 phương huyệt trong truyện được tôi ngụ ý như 64 quẻ Dịch. Mỗi huyệt trong một phương được coi như một hào trong quẻ dịch. Một huyệt trong mỗi phương khác nhau, lại dùng đến tác dụng chủ trị khác nhau của nó, như sử dụng tính chất âm dương khác nhau của mỗi hào, trong mỗi quái của quẻ Dịch. Nhưng về truyện, lại là những kỷ niệm rất riêng tư, đáng nhớ, ở nhiều thời gian và hoàn cảnh sống khác nhau của đời tôi. Trong các truyện kể trên, còn một điều tôi tâm đắc là: “Muốn chữa bệnh bằng châm cứu đạt kết quả, phải chẩn đoán đúng, lấy huyệt đúng, và làm thủ pháp châm kim đúng. Về phía người bệnh, cần phải đặt lòng tin vào thầy thuốc và tuân theo những điều thầy thuốc hướng dẫn kiêng khem trong ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi...” Những kinh nghiệm tôi đã viết ra đó, tuy có nói đến các thủ pháp, nhưng chưa nói cụ thể thao tác khác nhau của từng thủ pháp khác nhau. Cho nên ở cuối tập này, tôi trích thêm phần “Thủ pháp bổ, tả của châm kim” trong sách “Cẩm nang chẩn trị Đông y – Dùng thuốc và châm cứu” đưa vào cho trọn vẹn mong muốn của tôi. Bạn bè và đồng nghiệp đọc tập hồi ký này, xin cho tôi đôi lời chỉ giáo. Tôi thật lòng cảm tạ.<br /> <br /> Phần thứ nhất 1 - Chữa bệnh mắt vàng<br /> <br /> Một buổi chiều mùa thu năm1965, thủa tôi còn là sinh viên trường Cao đẳng Mỹ thuật Hà Nội, theo trường sơ tán về thôn Hữu Định, xã Quang Minh, huyện Hiệp Hoà, tỉnh Hà Bắc cũ (phần đất Bắc Giang ngày nay). Trong lúc tôi đang làm việc, bỗng có ông Tô Duy là bạn học cùng khóa, bên khoa hội hoạ đến tìm tôi, nhờ tôi sang chữa bệnh cho con gái chủ nhà, nơi ông ở nhờ. Khi tôi tới, ông Tô Duy gọi cô gái chừng 13-14 từ trong buồng bước ra. Tôi hơi sửng sốt, khi nhìn thấy mắt cô ta rất lạ. Lòng trắng mắt cô như một tàu lá vàng ươm. Lòng đen mắt cũng đã bắt đầu chớm vàng. Thần của mắt cũng hơi đờ đẫn. Tôi hỏi ông Tô duy xem ông đã phát hiện ra chứng này ở cô bé từ bao lâu. Ông Tô nói : “Có lẽ chưa đầy một giờ đồng hồ, bởi vì mới xế trưa nay tôi còn thấy mắt cô bé rất bình thường.” Tôi chợt tính rằng ở đây cách bệnh viện huyện trên phố Thắng dài hơn tám cây số đường đồi, trời lại sắp tối, cần gặp ông chủ nhà để bàn cách đưa đưa cô bé đi bệnh viện ngay. Vừa lúc đó thì ông chủ về, tôi liền nói với ông như quyết định : “Ông đi mượn ngay một cái võng, hai cái xe đạp, chuẩn bị một cây tre buộc võng, để đưa cô bé đi bệnh viện cho kịp thời.” Trong khi ông chủ nhà đi mượn võng và xe đạp, tôi mở quyển sách Châm cứu tư sinh kinh, tra đến mục “Mục hoàng.” Sách viết rằng : “Não hộ, Chí dương, Đảm du, ý xá, trị mục hoàng.” Tôi vội lấy kim, sát trùng rồi châm các huyệt kể trên, lưu kim, vê kim kích thích tả pháp, lần lượt theo đúng thứ tự trước sau. Qua chừng mươi phút, ông chủ nhà và bà con dắt về hai xe đạp đã buộc sẵn võng, dựa ở tường hoa trước sân. Cũng lúc ấy, ông Tô Duy reo lên kinh ngạc : “ồ mắt đã trắng trở lại rồi.” Chả là khi tôi châm kim, ông Tô Duy và vài người nữa ngồi phía trước mặt cô gái, họ chăm chú theo dõi đôi mắt của cô. Nghe tiếng reo ấy, tôi cũng ngừng tay vê kim, đứng dậy đi vòng sang phía trước cô gái để quan sát. Quả nhiên thấy đúng như thế. Lúc này ông chủ và bà con từ ngoài sân ùa cả vào nhà.Tôi nói với ông chủ một cách nửa tin tưởng, nửa dè chừng rằng : “Có lẽ chưa nên đưa em đi bệnh viện ngay lúc này, cũng không nên trả xe đạp và võng. Hãy đợi tối nay tôi sang châm cho em một lần nữa, nếu sáng mai bệnh không trở lại thì ta có thể yên tâm chữa ở nhà. Nếu thấy bệnh trở lại, ta đưa em đi bệnh viện cũng còn kịp, vì hiện giờ này thấy bệnh của em đã đỡ nhiều.” Sáng hôm sau tôi sang thăm bệnh cho cô gái, thấy mắt cô trắng và thần thì trong sáng như chưa có bệnh. Tuy vậy tôi vẫn châm cho cô gái một lần nữa, từ đó bệnh khỏi hẳn. Cuối năm 1973, sau khi từ chiến trường Miền Nam ra, tôi trở lại thăm thôn Hữu Định, thăm chủ nhà tôi ở nhờ, và thăm bà con trong thôn, những người đã giúp đỡ tôi thời gian sơ tán ấy. Trong lúc tôi đang vui chuyện cũ, mới với mọi người, chợt thấy một ông tóc đã muối tiêu nhảy vọt qua bức tường hoa, từ sân nhà bên ông đi tắt sang cho nhanh. Ông nhìn tôi và hỏi tôi : “Anh Sửu còn nhớ tôi không?.”Rồi không đợi tôi trả lời, ông đã nói tiếp : “Tôi là bố con bé bị bệnh mắt vàng mà anh đã chữa cho ngày ấy. Cháu đã lấy chồng, có con rồi . Anh Sửu à, suốt từ đấy đến bây giờ mắt của cháu không bị vàng lại nữa.” Ngày nay, với học viên, mỗi khi dậy đến bệnh gan, mật, tôi thường kể lại chuyện này để nhắc cho học viên biết quý bộ sách Tư sinh kinh. Nhiều phương kinh nghiệm của cổ nhân ghi trong sách đó, tôi dùng chữa cho bệnh nhân đều có hiệu quả mãn ý. . Tôi cũng không quên nhắc lại một nguyên tắc<br /> <br /> : Muốn khai thác giá trị của phương kinh nghiệm, trước hết, phải khai thác từ mỗi du huyệt trong phương đó. Theo phần Du huyệt học trong sách này, cũng như ở các bộ sách dạy châm cứu khác nói chung, tác dụng chủ trị của huyệt đều được ghi đầy đủ. Các tác dụng đó được quy vào mấy mặt sau đây : 1- Tác dụng vào bệnh tạng phủ bên trong tương ứng với vị trí của huyệt (nếu huyệt nằm ở vùng lưng trên, lưng dưới, ngực, bụng). 2- Tác dụng vào bệnh tại chỗ, lân cận và những nơi đường kinh đó đi qua. Đồng thời tác dụng đến tạng phủ sở thuộc của đường kinh đó. 3- Tác dụng đặc hiệu đến nơi có bệnh ở rất xa (gọi là tác dụng viễn đạo), hoặc bệnh ở những đường kinh khác, không có quan hệ tạng phủ, kinh lạc biểu lý nhau với đường kinh sở thuộc. 4- Có những huyệt không nằm trên đường kinh nào, nhưng lại có tác dụng đặc hiệu lạ lùng, gọi là Kinh ngoại kỳ huyệt. 5- Nhiều sách xuất bản gần đây, sau những chủ trị của huyệt, còn ghi thêm tác dụng phối hợp của huyệt, thực chất là những phương kinh nghiệm. Trong đó, có phần tác dụng của bản huyệt góp vào cùng tác dụng của các huyệt khác trong phương. Về trị liệu, ta thấy : Một huyệt có tác dụng chủ trị nhiều loại bệnh; một bệnh có thể dùng nhiều huyệt để trị. Do vậy, một phương trị hiệu quả bệnh nào đó, thường là một tập họp giá trị đặc hiệu của số huyệt trong phương với bệnh đó. Từ đây cho tới hết tập truyện, mỗi phương kinh nghiệm, ta đều cùng nhau phân tích theo cách nêu trên. Bắt đầu từ phương huyệt chữa bệnh mắt vàng này. - Huyệt Não hộ - Cấm châm đứng kim, cấm cứu. Cứu làm cho người ta câm. Châm đứng kim vào não là chết ngay. Phải châm kim luồn dưới da, mũi kim chếch từ dưới lên. Chủ trị :... mặt đỏ mắt vàng; ,,, Huyệt Chí dương. Chủ trị : viêm gan, viêm túi mật, giun chui ống mật...vàng da - Huyệt Đảm du - Chủ trị : Viêm gan, viêm túi mật, giun chui ống mật, mát vàng, hoàng đản - Huyệt ý xá - Chủ trị : bệnh gan, viêm gan, viêm túi mật, mình nóng mắt vàng. Tổng hợp tác dụng chủ trị của 4 huyệt trong phương, đã cho hiệu qủa chữa chứng mắt vàng rất tốt. Cũng qua đây, ta lại thấy được, các cụ xưa nhận thức đúng như khoa học ngày nay : Chứng mắt vàng là do bệnh ở gan, mật.<br /> <br /> 2 - Chữa bệnh sốt rét sưng lá lách<br /> Mùa thu năm 1966, đoàn cán bộ mang ký hiệu K.19 của tôi đi B6, hành quân trên đường mòn Hồ Chí Minh, đến địa phận binh trạm 4. Theo thường lệ, hàng ngày, khi tới bãi khách, chúng tôi lo nấu cơm ăn, căng tăng võng nghỉ ngơi. Tối hôm đó, ông Hiếu, dược sỹ cao cấp, công tác ở trường Đại học Y Khoa Hà Nội, đi cùng đoàn (bấy giờ chúng tôi thường gọi nhau bằng đồng chí, hoặc anh, đến nay ông cũng trạc tuổi tôi rồi, nên tôi gọi bằng ông cho phải) tới nói với tôi :“ Đồng chí Sửu à, tôi vừa gặp một ông chính uỷ binh trạm 4. Ông là người đồng hương Hà Tĩnh của tôi. Ông ấy bị sốt rét, lá lách sưng độ bốn, người yếu lắm. Ông đang có cơn sốt mà vẫn phải vào binh trạm 5 để họp. Từ hôm nay, ông ấy đi cùng cung đường với đoàn ta. Khi gặp tôi ( tức ông Hiếu ), biết tôi là dược sỹ cao cấp chính hiệu, lại là đồng hương, ra đi từ Hà Nội, ông ấy hỏi tôi<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2