intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ ĐỘC LẬP TỰ CHỦ

Chia sẻ: Kool Nhoxinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

285
lượt xem
96
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hội nhập kinh tế quốc tế được thể hiện trước hết trong lĩnh vực thương mại với những cam kết thực hiện nghĩa vụ và lộ trình điều chỉnh các luật và định chế trong nước cho phù hợp với các công ước, các định chế trong khung khổ của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Vậy, những điều chỉnh đó sẽ có tác động như thế nào đến vấn đề phát triển bền vững nền kinh tế quốc dân, sâu xã hơn nữa là đến việc bảo vệ chủ quyền, độc lập dân tộc và CNXH ở Việt...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ ĐỘC LẬP TỰ CHỦ

  1. VNH3.TB5.790 HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ ĐỘC LẬP TỰ CHỦ PGS.TS. Phan Huy Đường Trường Đại học Kinh tế, ĐHQG Hà Nội Hội nhập kinh tế quốc tế được thể hiện trước hết trong lĩnh vực thương mại với những cam kết thực hiện nghĩa vụ và lộ trình điều chỉnh các luật và định chế trong nước cho phù hợp với các công ước, các định chế trong khung khổ của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Vậy, những điều chỉnh đó sẽ có tác động như thế nào đến vấn đề phát triển bền vững nền kinh tế quốc dân, sâu xã hơn nữa là đến việc bảo vệ chủ quyền, độc lập dân tộc và CNXH ở Việt Nam. 1. Thực chất về toàn cầu hóa kinh tế và vấn đề mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế Mở cửa, hội nhập, toàn cầu hóa kinh tế là những bước đi của quá trình tham gia của một nước vào phân công lao động quốc tế. Xét từ góc độ sản xuất hàng hóa, mở cửa, hội nhập kinh tế là một quá trình phá bỏ tính chất tự cung, tự cấp, khép kín của một quốc gia và trong phạm vi quốc gia, để mở rộng giao lưu buôn bán với các quốc gia khác. Như vậy, kéo theo và vượt lên trên các quan hệ thương mại, thì sự phân công lao động quốc tế đang ngày một hiện hữu trong đời sống kinh tế thế giới. Việc một quốc gia tự xác định những giá trị mà mình đóng góp vào giá trị chung của nhân loại là vấn đề cực kỳ quan trọng hiện nay. Vậy, về thực chất, toàn cầu hóa là hệ quả của quá trình phát triển lực lượng sản xuất với tính chất xã hội hóa ngày càng mang tính toàn cầu, mà động lực và tiền đề của nó là sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật và công nghệ. Cho dù toàn cầu hóa là quá trình phát triển chung của nhân loại, là một xu thế tất yếu, thì quá trình đó, cũng như các thành tựu của khoa học, công nghệ, luôn chịu ảnh hưởng mạnh của các thể chế chính trị. Thực tế đã chỉ rõ, người ta ủng hộ rất mạnh thị trường tự do mỗi khi sản phẩm của họ có sức cạnh tranh mạnh, nhưng lại quay về "điều tiết" núp dưới mọi hình thức trá hình làm biến dạng thương mại để bảo vệ lợi ích quốc gia và sản xuất trong nước mỗi khi thấy tự do hóa không đem lại lợi ích gì (những động thái can thiệp của các nhà nước vào nền kinh tế ngày càng thể hiện rõ vai trò bà đỡ, người tạo luật chơi, nhất là lúc kinh tế suy thoái, khủng hoảng. Việc cắt giảm lãi suất của Cục dự trữ Liên bang Hoa Kỳ những tháng đầu năm 2008 là một ví dụ cụ thể). 1
  2. Trong thương mại quốc tế, những gì họ chiếm ưu thế trong cạnh tranh thì quá trình tự do hóa diễn ra nhanh hơn, còn những gì bất lợi thì họ chần chừ, lẩn tránh dưới mọi thủ đoạn, làm biến dạng thương mại, trong đó Mỹ có nhiều vụ việc (chính sách nông nghiệp với các biến thu1 là một thí dụ). Bởi vậy, các thể chế trong hệ thống kinh tế toàn cầu vừa thống nhất trong đa dạng, vừa chứa đựng những mâu thuẫn gay gắt. Thống nhất trên những mục tiêu cơ bản, nhưng lại mâu thuẫn trên những hành động thực dụng, đặc biệt là giữa các nước công nghiệp phát triển. Bên cạnh đó tính chất hai mặt của mở cửa, hội nhập và toàn cầu hóa ngày càng bộc lõ rõ: một mặt, ngày càng đào sâu hố cách biệt giữa nước giàu và nước nghèo, nếu những năm 60 các nước công nghiệp hóa chỉ giàu gấp ba lần các nước đang phát triển, thì nay tỷ lệ đó đã tăng vọt lên 74 lần vào những năm đầu thiên niên kỷ XXI. Với đà mở rộng thương mại toàn cầu trong 25 năm gần đây, mức thu nhập bình quân đầu người ở các nước phát triển tăng 71%, trong khi ở các nước nghèo chỉ tăng được 6%. Mặt khác, nhiều nghiên cứu đã tổng kết là, một quốc gia nào đó đứng ngoài tiến trình này cũng có nghĩa là tự cô lập mình với thế giới, kinh tế không những không phát triển được, mà thậm chí còn ngày càng tụt hậu xa hơn. 2. Bảo đảm được tính bền vững trong phát triển kinh tế Thực tiễn nhiều quốc gia trên thế giới đã làm rõ một nguyên lý cơ bản của KTTT là, đâu có cầu thì ở đó có cung, sản xuất những gì thị trường cần, chứ không cung cấp cho thị trường những gì mình có. Khi bất kỳ một vật phẩm nào đã được trả tiền thì dù đó là hủy hoại nguồn lực của loài người vẫn được coi là hiệu quả vì nó đã đem lại lợi nhuận. Nguyên lý đó đang tạo ra tính giới hạn của mọi nền sản xuất - điều mà từ cuối thế kỷ thứ XIX C.Mác đã phát hiện ra, đó là: “Cái giới hạn thật sự của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa chính là bản thân tư bản, điều đó có nghĩa là: tư bản và việc làm cho tư bản tự nó tăng thêm giá trị là điểm xuất phát và điểm cuối cùng, là động cơ và mục đích của sản xuất, sản xuất chỉ là sản xuất cho tư bản, chứ không phải ngược lại; những tư liệu sản xuất không phải đơn thuần là những phương tiện cho quá trình sinh sống thường xuyên mở rộng của xã hội những người sản xuất.”2 Thường là, muốn tăng trưởng kinh tế nhanh phải có phương thức huy động tối đa mọi tiềm năng, nguồn lực hiện có cho đầu tư phát triển. Nhiều nước đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao nhờ đầu tư lớn, khai thác mạnh các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Thế nhưng, việc chạy theo những chỉ tiêu về tốc độ thường kéo theo đầu tư tràn lan, tạo ra tình trạng thiếu hiệu quả và tham nhũng... dẫn đến mất cân đối trong phát triển, đến một mức nào đó khi khủng hoảng xảy ra sẽ làm tiêu tan rất nhanh chóng những gì đã đạt được. 1 Variable levies: Hệ thống phức hợp các phụ thu nhập khẩu nhằm bảo đảm giá sản hẩm trên thị trường nội địa không thay đổi cho dù giá giao động trên thị trường thế giới. 2 C. Mác và Ph. Ăng-ghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 1994, t 25 Phần 1, tr 380 2
  3. Bởi vậy, KTTT ngày nay không thể không có bàn tay can thiệp của con người với ý thức, trách nhiệm cao trong việc bảo đảm lợi ích cho cả trước mắt và lâu dài. Vai trò điều tiết của nhà nước là không thể thiếu được, mô hình kinh tế hỗn hợp đang trở thành một xu thế chung, nhưng trong đó bản chất của các nhà nước khác nhau sẽ đem lại những kết quả phát triển khác nhau. Mô thức KTTT có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam sẽ là một câu trả lời tối ưu cho việc thực hiện thành công mục tiêu phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững. Vào đầu những năm 70 của thế kỷ XX, các quốc gia trên thế giới, nhất là các nước phát triển, thi nhau khai thác tài nguyên thiên nhiên, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và tìm kiếm thị trường để làm giàu. Trước xu hướng đó, xã hội loài người sẽ đương đầu với nhiều nguy cơ và thảm hoạ trong tương lai gần, đó là ô nhiễm môi trường sống, trái đất đang nóng dần lên do phát thải khí (từ sản xuất công nghiệp và giao thông) gây hiệu ứng nhà kính, đào sâu hố ngăn cách giữa nhóm người giàu và nhóm người nghèo, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên (chẳng hạn, chỉ với 6 tỉ dân trên toàn thế giới như hiện nay, nếu tất cả các quốc gia đều phát triển, có mức sống và lối sống như người Mỹ, thì nguồn tài nguyên cần thiết cho quá trình phát triển ấy sẽ lớn bằng 15 lần Trái đất của chúng ta đang có). Trước nguy cơ đó, phản ứng đầu tiên là phải giảm sử dụng tài nguyên và sản xuất. Càng tăng trưởng thì môi trường sinh thái và tài nguyên thiên nhiên càng bị xâm hại ngày một nghiêm trọng, nguy cơ quả đất đang nóng dần do phát thải công nghiệp, lở đất do công nghệ trồng trọt lạc hậu và khai phá rừng, nguồn nước đang bị ô nhiễm ngày một tăng, bùng nổ dân số... Thế nhưng, tăng trưởng lại cũng là một nhu cầu không thể dừng lại được. Nước nghèo và chậm phát triển thì lo ngại mất cơ hội nâng cao mức sống vật chất, nước giàu thì không thể giải quyết việc làm và bị hấp dẫn bởi các món lợi nhuận khổng lồ đang hứa hẹn từ tăng trưởng kinh tế... Đại thể, lý do của các quốc gia đưa ra rất khác nhau, nhưng những cảnh báo có cơ sở khoa học đã trở thành một tiếng chuông cảnh tỉnh nhận thức chung của mọi người. Trước những cảnh báo về nguy cơ đối với sự sống trên trái đất do chính bàn tay con người gây nên, năm 1972, Hội nghị Liên hợp quốc về môi trường tại Stockholm (Thụy Điển) đã được triệu tập. Khái niệm mới ra đời, đó là “phát triển tôn trọng môi sinh” với nội hàm là bảo vệ môi trường, tôn trọng môi sinh, quản lý hữu hiệu tài nguyên thiên nhiên, thực hiện công bằng và ổn định xã hội. Những cảnh báo khoa học nghiêm túc đã làm cho các quốc gia dần từng bước ý thức được mối liên hệ nhân quả giữa lối sống của loài người với môi trường sinh thái, giữa phát triển kinh tế-xã hội với bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Đầu thập niên 80 của thế kỷ XX, khái niệm phát triển bền vững xuất hiện. Đến năm 1987, Uỷ ban Thế giới về Môi trường và Phát triển mới tiếp thu và triển khai trong Bản phúc trình mang tựa đề “Tương lai của chúng ta”, trong đó đã đưa ra định nghĩa: “Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa 3
  4. mãn các nhu cầu hiện tại nhưng không làm tổn hại đến khả năng của các thế hệ tương lai trong việc đáp ứng nhu cầu của chính họ”. Năm 1992, Liên hợp quốc tổ chức Hội nghị thượng đỉnh về Trái đất tại Rio de Janeiro, Brazil. Tại đây các quốc gia đã thỏa thuận một chương trình nghị sự về phát triển bền vững cho thế kỷ XXI (gọi tắt là Agenda 21), và cũng đã thông qua được Công ước chung, theo đó viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho các nước nghèo thuộc thế giới thứ ba cần phải chiếm ít nhất 0,7% tổng sản phẩm quốc dân (GNP) của các quốc gia công nghiệp phát triển. Mười năm sau, năm 2002, Liên hợp quốc lại tổ chức Hội nghị khác tại Johannesburg, Nam Phi, đã xác định phải xúc tiến và thực hiện Agenda 21 và đề ra các mục tiêu cho Thiên niên kỷ. Trong phát triển bền vững mà hiện nay các quốc gia đều theo đuổi, có ba nội dung cơ bản là: - Bảo đảm phát triển kinh tế nhanh, và duy trì tốc độ ấy trong một thời gian dài. - Môi trường sinh thái được bảo vệ một cách tốt nhất. - Đời sống xã hội được bảo đảm hài hòa. Trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, mà trước hết là đổi mới về tư duy kinh tế, đóng một vai trò cực kỳ quan trọng, đã làm thay đổi một cách căn bản nhận thức của toàn xã hội về CNXH hiện thực ở Việt Nam. Chúng ta chủ trương chuyển nền kinh tế từ vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Về phương diện lý luận, nền KTTT được vận hành do tác động của những quy luật và các phạm trù kinh tế đặc thù của nó, mà bất kỳ quốc gia nào muốn phát triển nó cũng đều phải tuân thủ và vận dụng, chẳng hạn quy luật giá trị - giá cả thị trường, quan hệ cung-cầu, cạnh tranh thị trường... Phát triển KTTT là biện pháp, là phương tiện để đạt được mục đích kinh tế - phát triển nhanh, hiệu quả. Nhưng những hạn chế, những mặt trái hay thất bại của KTTT, tự thân nó, không thể bảo đảm cho sự phát triển bền vững. Trong KTTT, con người có thể kiếm được nhiều tiền lãi bằng hành động hủy hoại ngay cả một nguồn của cải có ích nào đó do chính bàn tay con người chế tạo ra. Chẳng hạn, có nước phát triển đã đổ xuống biển hàng chục nghìn tấn khoai tây để chống rớt giá. Những bế tắc của KTTT đang đặt ra vấn đề cần có sự thay đổi một cách căn bản, có tính cách mạng trong phương thức sản xuất, tác động vào giới tự nhiên để tạo ra các giá trị sử dụng cần thiết cho con người phải đi đôi với việc định hướng tiêu dùng, xây dựng văn hóa tiêu dùng. Nguyên lý “cứng nhắc” của thị trường về sự khan hiếm sẽ bị thu hẹp tầm ảnh hưởng trong tương lai bằng sự xuất hiện những thành tựu mới về công nghệ, năng lượng, vật liệu, kinh tế tri thức... Hay nói cách khác, các lợi thế về tài nguyên thiên nhiên sẽ lùi dần vào vị trí thứ yếu, thay vào đó là nguồn lực trí tuệ của con người đang tìm kiếm những nguồn 4
  5. nhiên liệu mới, những loại vật liệu mới, những công nghệ tiêu tốn ở mức thấp nhất nhiên liệu... nghĩa là nới rộng dần giới hạn khan hiếm cố hữu của cách tiếp cận thị trường. Chúng ta vừa chủ trương vừa tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường, vừa không ngừng đổi mới và nâng cao hiệu lực quản lý kinh tế của Nhà nước. Trong những nội dung của quá trình xây dựng thể chế KTTT, Nhà nước Việt Nam có quan điểm rõ ràng về phát triển bền vững. Tư tưởng chiến lược trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam là phát triển kinh tế nhanh, có hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Như vậy, có thể khẳng định rằng, phát triển bền vững là một nội dung quan trọng của định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Để góp phần luận bàn sâu thêm vấn đề trên, bước đầu xin nêu mấy nội dung sau: Một là, điểm yếu nhất của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là ở chỗ nó không bảo đảm cho sự phát triển bền vững. Trong phát triển bền vững, nhiều quốc gia trên thế giới thể hiện thái độ phê phán đối với chủ nghĩa tư bản, cho rằng phương thức sản xuất này là nguyên nhân chính gây ra các thảm họa về xã hội, môi trường... và làm tiêu tan những ước muốn của loài người có một xã hội lý tưởng, công bằng hơn, hợp lý hơn. Nhiệm vụ của chúng ta là phải tăng cường hợp tác với các trào lưu tiến bộ trên thế giới, mở cửa hơn nữa nền kinh tế để làm phong phú thêm nội dung của phát triển bền vững trong nền KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa, quán triệt quan điểm tiếp thu những giá trị tiến bộ trong việc phân tích những điểm tương đồng theo phương châm “cầu đồng, tồn dị” về mục tiêu và phương thức thực hiện phát triển bền vững của các thể KTTT khác nhau. CNXH sẽ không trở thành hiện thực nếu chúng ta không bảo đảm được phát triển bền vững. Nhưng có phát triển bền vững chưa đủ để có CNXH. Vậy, sự khác nhau ở đây chính là ở bản chất của CNXH có nội hàm rộng lớn hơn, bao gồm tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, giải phóng và phát triển toàn diện con người. Hai là, phát triển kinh tế nhanh là một yêu cầu cấp bách của đất nước bởi vì nền kinh tế nước ta có điểm xuất phát thấp. Từ Đại hội lần thứ VII Đảng ta đã thấy được một trong bốn nguy cơ đối với đất nước là tụt hậu xa hơn về kinh tế. Bất luận, trong mọi tình huống, để tụt hậu xa hơn về kinh tế cũng là chệch hướng, không đúng với định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển KTTT ở nước ta. Nhưng tạo được chính sách phát triển kinh tế nhanh lại phải tính đến sự bền vững của nó, làm sao để nền kinh tế không rơi vào tình trạng quá nóng (như Trung Quốc hiện đang phải đương đầu), nghĩa là phải hài hòa và đồng bộ trên các mặt: Tài nguyên, năng lượng, nguồn nhân lực, thị trường ... không để rơi vào tình trạng thừa hoặc thiếu do tăng trưởng nhanh gây ra. Cũng như không vì thiếu vốn đầu tư trước mắt, mà khai thác các nguồn tài nguyên của đất nước một cách thiếu cân nhắc, sử dụng một cách lãng phí, xuất khẩu tài nguyên thô. Quy hoạch tổng thể phải chỉ rõ cái gì hôm nay cần sử dụng, cái gì để dành cho con cháu thì sẽ được sử dụng hiệu quả hơn. Cần sớm khắc phục những trào lưu chạy theo những con số khuếch trương về lượng, trong khi lại xem nhẹ yếu tố về chất, trình độ công nghệ nhập khẩu của các dự án đầu tư. 5
  6. Nếu không, gánh nặng nợ nần không những sẽ trút lên vai các thế hệ mai sau, mà còn biến Việt Nam thành bãi thải công nghệ. Ba là, có một mối quan hệ bổ trợ cho nhau giữa phát triển bền vững với định hướng xã hội chủ nghĩa. Khi nói KTTT là một thành tựu của nền văn minh nhân loại, thì cũng phải thấy được CNXH cũng là một sản phẩm của tư duy con người, thực hiện ước mơ ngàn đời của con người vươn tới cái đẹp, cái tốt, cái bền vững. Và chính các bền vững đó của CNXH là cơ sở cho sự tồn tại xã hội - một xã hội khác hẳn với nguyên lý khan hiếm các nguồn lực trong KTTT. Vậy những nhân tố mới có thể làm cho các nguồn lực sẽ trở nên không còn khan hiếm nữa là gì? Bằng thực tiễn chúng ta phải chứng minh được rằng, chỉ có bằng con đường đi lên CNXH mới bảo đảm tốt nhất cho phát triển bền vững. Từ cách đặt vấn đề như vậy mới có thể có nhiều phương án xử lý một cách không giáo điều, xơ cứng các vấn đề còn vướng mắc cả về lý luận và thực tiễn hiện nay trên con đường phát triển KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Bốn là, mối quan hệ giữa phát triển kinh tế bền vững với vấn đề bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống. Thực tiễn một số địa phương ở Việt Nam đã chỉ rõ, trong lúc đang cố gắng để đẩy nhanh tốc độ đầu tư và đô thị hóa theo hướng hiện đại, thì đồng thời sự phát triển lại bắt đầu chững lại, nguyên nhân là do làm mất đi các giá trị truyền thống về văn hóa, sinh thái và tính hoang sơ tự nhiên của môi trường, mà chính đây lại đang là động lực tăng trưởng. Văn hóa phải trở thành nội dung quan trọng trong phát triển bền vững thì mới bảo đảm tính độc lập tự chủ. Sự gắn kết giữa kinh tế với văn hóa chỉ có thể bảo đảm được bền vững nếu phát triển luôn đi liền giữ gìn bản sắc văn hóa, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại. Trong văn hóa cuộc sống, lối sống có cả nội dung định hướng giá trị trong tiêu dùng. Một lối tiêu dùng thân thiện môi trường và bền vững cần được tôn trọng, nhân rộng. Một hãng bút chì có thể phá sản khi bị người tiêu dùng nhất loạt tẩy chay sản phẩm vì sử dụng gỗ có nguồn gốc phá rừng tự nhiên. Ngược lại, ai cũng muốn có một bộ áo lông thú, thì không thể bảo tồn thiên nhiên... Bởi vậy, cần phát huy hơn nữa mối liên hệ nhân quả giữa định hướng tiêu dùng, xây dựng văn hóa tiêu dùng thân thiện với môi sinh, môi trường trong phát triển bền vững và xây dựng xã hội ưu việt trong tương lai. Cũng cần nói thêm rằng, tiết kiệm trong tiêu dùng khác hẳn với nghịch lý của sự tiết kiệm trong KTTT - càng tiêu dùng mạnh thì càng kích thích tăng cầu và tăng trưởng. 3. Bảo đảm được độc lập tự chủ trong hội nhập là có tính nguyên tắc và xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn Chủ trương của Việt Nam là: “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH), xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp”. Có thể nói đây là tư tưởng chiến lược quan trọng, bởi vì muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) từ một nước nông nghiệp, không qua chế độ tư bản chủ nghĩa, chúng ta phải tiến hành CNH để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH. 6
  7. Nhưng CNH ở nước ta lại được tiến hành trong bối cảnh một số nước phát triển trên thế giới đã kết thúc giai đoạn phát triển đại công nghiệp và bước sang phát triển kinh tế tri thức, do đó đòi hỏi chúng ta phải lựa chọn bước đi thật thích hợp, có bước tuần tự, có bước nhảy vọt, tranh thủ đi tắt đón đầu để hiện đại hoá những ngành, những khâu, những lĩnh vực cần thiết khi có điều kiện cho phép. Công cuộc CNH, HĐH nền kinh tế nước ta đang diễn ra trong xu thế toàn cầu hoá kinh tế, các quốc gia đều mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại. Thực chất đó là một nấc thang phát triển cao của lực lượng sản xuất, mà cụ thể là của quá trình phân công lao động quốc tế, và chính nó đang làm cho sự tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế tăng lên. Mặc dầu từ Hội nghị giữa nhiệm kỳ của Đảng (khoá VII) cũng đã đưa ra tư tưởng “giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại”, Đại hội VIII tiếp tục khẳng định quan điểm chỉ đạo ấy, và Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương khoá VIII nêu quan điểm “…kiên trì đường lối kinh tế đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở…”, nhưng tại Đại hội IX, lần đầu tiên Đảng ta chủ trương xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong quá trình tiến hành đổi mới, hội nhập, mở rộng quan hệ đối ngoại. Độc lập tự chủ không có nghĩa là đóng cửa, khép kín, bài ngoại mà là chủ động hội nhập vào kinh tế khu vực và quốc tế, không phụ thuộc vào sức ép từ bên ngoài. Đại hội khẳng định : “… trước hết là độc lập tự chủ về đường lối, chính sách, đồng thời có tiềm lực kinh tế đủ mạnh; có mức tích luỹ ngày càng cao từ nội bộ nền kinh tế; có cơ cấu kinh tế hợp lý, có sức cạnh tranh; kết cấu hạ tầng ngày càng hiện đại và có một số ngành công nghiệp nặng then chốt; có năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ; giữ vững ổn định kinh tế – tài chính vĩ mô ; bảo đảm an ninh lương thực, an toàn năng lượng, tài chính, môi trường…”3. Để có được quan điểm như vậy Đảng đã xuất phát từ kinh nghiệm thực tế của chúng ta và của nhiều quốc gia khác, từ nhận thức sâu sắc về nhiều mặt của quá trình toàn cầu hoá kinh tế hiện nay. Quan niệm đó vừa đúng về mặt nguyên tắc, quan điểm, đường lối, vừa xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn, không chỉ để bảo đảm có một nền chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh độc lập tự chủ vững chắc, giữ vững định hướng XHCN, mà còn là cơ sở bảo đảm cho sự phát triển bền vững của đất nước, làm cho việc mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả. Thực tế cho thấy, mở cửa, hội nhập và toàn cầu hóa chứa đựng cả thời cơ và thách thức. Thời cơ là ở chỗ chỉ bằng con đường hội nhập mới có thể tiếp cận được với những thành tựu mới nhất về khoa học, công nghệ, và chỉ có thể bằng cách đó thì các nước nghèo và chậm phát triển mới có cơ hội để vươn lên, tránh được tụt hậu xa hơn, mà phần lớn các thành tựu ấy, cũng như một lực lượng vật chất khổng lồ của nhân loại, nằm trong số các nước giàu. Thách thức là ở chỗ, hàng hóa rẻ từ những quốc gia có nền kinh tế phát triển hơn, có năng suất lao động cao hơn, cạnh tranh bóp chết các ngành sản xuất non trẻ và lạc hậu trong nước... Nhưng tựu chung, không hội nhập hoặc đứng ngoài quá trình toàn cầu hóa thì sự thua thiệt còn lớn hơn những khó khăn nảy sinh trong quá trình hội nhập. Không còn 3 Văn kiện Đại hội IX, Sđd, tr 91 - 92 7
  8. sự lựa chọn nào khác, các nước nghèo và đang phát triển phải vừa hợp tác, vừa đấu tranh để bảo vệ quyền lợi của mình. Đành rằng, toàn cầu hóa kinh tế là xu thế tất yếu, nhưng đặc thù của toàn cầu hóa kinh tế trong giai đoạn trước mắt là các thế lực tư bản chủ nghĩa đang lợi dụng xu thế phát triển khách quan này và bằng những ưu thế về vốn, công nghệ ráo riết thực hiện ý đồ biến quá trình toàn cầu hóa kinh tế thành quá trình thôn tính kinh tế và đô hộ kinh tế tiến tới đô hộ về chính trị của chủ nghĩa tư bản trên toàn thế giới. Bởi vậy, Nhà nước Việt Nam đã sáng suốt xác định chủ trương xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ gắn liền với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Người Việt Nam đã tạo dựng nên những giá trị vật chất và tinh thần mang đậm sắc thái Việt Nam, có thế giới tinh thần phong phú, đời sống tư tưởng, tình cảm riêng. Đặc biệt là trải qua nhiều biến động lịch sử, thiên tai, địch hoạ, các thế lực ngoại xâm đã bao lần muốn đồng hóa bằng các cuộc xâm lăng chính trị, quân sự và đô hộ thuộc địa, nhưng những giá trị dân tộc Việt Nam không hề bị phai nhạt. Đó là độc lập dân tộc. Độc lập dân tộc được giữ vững chính là nhờ dân tộc Việt Nam rất chăm lo xây dựng kinh tế. Không thể có độc lập dân tộc nếu không có một nền kinh tế độc lập tự chủ. Lệ thuộc về kinh tế là lệ thuộc về chính trị, và khi đã không độc lập được về chính trị thì độc lập dân tộc cũng không còn. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu một chân lý: "Không có gì quý hơn độc lập, tự do", đồng thời Bác cũng chỉ rõ độc lập, tự do mà người dân không được ấm no, hạnh phúc thì độc lập và tự do ấy cũng chẳng có nghĩa lý gì. Muốn bảo đảm được định hướng xã hội chủ nghĩa thì trước hết phải xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ. Đây không phải là mối quan hệ nhân quả mà là quan hệ biện chứng, bởi vì muốn có thể tự mình lựa chọn mục tiêu phát triển, định hướng phát triển, tự mình xác định chủ trương, chính sách và lựa chọn mô hình phát triển thích hợp, không bị động và lệ thuộc vào bên ngoài, thì nhất thiết phải có một tiềm lực kinh tế đủ mạnh. Nhưng đồng thời muốn có tiềm lực kinh tế ngày càng mạnh thì lại phải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hiện có và thu hút các nguồn lực từ bên ngoài. Không có một chế độ chính trị hay thế lực chính trị nào thoát ly khỏi những cơ sở kinh tế. Cơ sở kinh tế càng hùng mạnh và vững chắc thì chế độ chính trị ấy càng bền lâu, đồng thời môi trường chính trị xã hội càng ổn định thì sự phát triển lại càng bền vững. Nhiều quốc gia đeo đuổi mục tiêu trở thành giàu có cũng đã lựa chọn cho mình con đường riêng, nhưng trong quá trình thực hiện cũng không ít quốc gia không giữ được độc lập tự chủ nên cuối cùng gặp phải thất bại, nhất là để đất nước rơi vào tình trạng lệ thuộc nặng nề. Trạng thái kinh tế trái ngược với độc lập, tự chủ là lệ thuộc. Kinh nghiệm của các nước cho thấy tình trạng lệ thuộc có nhiều sắc thái khác nhau, nhưng theo chúng tôi có ba vấn đề đáng lưu ý, như sau : - Lệ thuộc do vay nợ nhiều để phát triển, nhưng quá trình sử dụng kém hiệu quả dẫn đến mất khả năng trả nợ. Vay để đầu tư phát triển là công việc không thể thiếu của mỗi quốc gia. Tư bản nước ngoài không chỉ đơn thuần là tiền hay là vật, mà trong đó chứa đựng 8
  9. cả khoa học, công nghệ. Bởi vậy, muốn nền kinh tế tăng trưởng nhanh, thì bên cạnh việc huy động tối đa các nguồn lực trong nước, cần phải tạo môi trường thuận lợi, hấp dẫn để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Ngay như Nhật Bản hiện nay nợ nước ngoài đã lên đến mức rất cao, chiếm tới 130% GDP; hay như Bỉ nợ nhà nước cũng lên tới 110% GDP. Nhưng vấn đề cốt yếu của vay nợ lại nằm ở khả năng trả nợ, mà khả năng này chỉ có thể có được khi các quốc gia vay nợ sử dụng hiệu quả và hợp lý các khoản vay làm cho chúng sinh sôi nảy nở. - Để vay nợ, nhiều quốc gia đã đi đến chấp nhận các điều kiện của các chủ nợ, dần dần mất tính độc lập và tự chủ trong việc hoạch định chính sách phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước, nên càng vay, càng nợ, càng lệ thuộc. Chẳng hạn, một số nước châu Phi cải tổ cơ cấu hướng mạnh vào xuất khẩu những nguyên liệu, khoáng sản và sản phẩm sơ chế cần cho các nước phương Tây gắn với các điều kiện vay và trả nợ, trong khi đó nhập khẩu lại thiên về những hàng hóa tiêu dùng xa xỉ chuyên phục vụ nhu cầu của giới thượng lưu trong nước, và bức tranh tương phản với nó là cũng chính ở châu Phi số người nghèo đói đang đứng hàng đầu thế giới cả về con số tuyệt đối và tương đối. - Tình trạng “bong bóng” trong cơ cấu tăng trưởng, nhiều quốc gia tạo lập cơ cấu kinh tế quá thiên về xuất khẩu, coi nhẹ thị trường trong nước. Đến khi có biến động trên thị trường thế giới là nền kinh tế trong nước lao đao, thậm chí rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Do đó, muốn phát triển bền vững, bên cạnh sự chăm lo về môi trường, xã hội, về mặt kinh tế nền sản xuất phải đi, phải bám trụ được bằng hai chân: thị trường trong nước và thị trường ngoài nước. Trong cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ châu Á cuối thế kỷ 20 nhiều nhà bình luận4 đã cho rằng, do nạn vay nợ quá nhiều, sử dụng kém hiệu quả gây nên lệ thuộc về tài chính quá nặng. Cuộc khủng hoảng châu Á không còn là châu Á thuần túy, mà đã trở thành một cuộc khủng hoảng toàn cầu. Và căn bệnh chung là khu vực tư nhân bị phụ thuộc vào tài chính nước ngoài ngày một nhiều hơn, một căn bệnh được sinh ra do tự do hóa vốn quá nhanh và sự bành trướng không kìm hãm nổi của các luồng tài chính toàn cầu. Cuộc khủng hoảng ở Ac-hen-ti-na vào năm đầu của thế kỷ XXI, một lần nữa lại làm cho người ta phải suy nghĩ đến vấn đề vay nợ nước ngoài của các nền kinh tế phụ thuộc và lệ thuộc về đường lối, chính sách phát triển kinh tế. Các nhà phân tích của Ê-cu-a-do thì đi đến kết luận rằng qua sự kiện ở Ac-hen-ti-na lại càng củng cố một nguyên lý bất di bất dịch: "Một nước chỉ được chi tiêu những gì sản xuất ra và không được vay những khoản nợ không thể trả nổi"5. Những diễn biến về tài chính, tiền tệ trong năm 2007 và 2008 hiện nay cũng đang lặp lại chu kỳ 10 năm của sự lên xuống trong phát triển kinh tế đà hiện hữu ở Việt Nam (xem biểu đồ). 4 Xem: Nicola Bullard. Thuần dưỡng những con hổ/ IMF và cuộc khủng hoảng châu Á, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội: 1998, tr 18, 106, 102 và 129. 5 Báo Thương mại của Ecuador, ngày 25-12-2001. 9
  10. Biểu đồ: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam thống kê qua các năm và ước tính cho 2008 (Nguồn: Số liệu thống kê qua các năm) Nhưng mồi lửa châm ngòi lần này dường như lại xuất hiện từ nền kinh tế mạnh nhất hành tinh, đó là Mỹ, và bắt đầu từ vay nợ dưới chuẩn của một số ngân hàng lớn của nền kinh tế. Tình trạng lạm phát toàn cầu, giá dầu tăng liên tục (có dự bảo lên 250 USD/thùng vào năm 2009)... đang buộc các quốc gia phải đau đầu! Từ những phân tích trên đây chúng tôi cho rằng, muốn xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ đồng thời hội nhập thành công về kinh tế với khu vực và thế giới, thì mối quan hệ giữa phát triển bền vững và độc lập tự chủ có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Trước hết, nền kinh tế phải có tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng phải không ngừng được nâng lên. Khi đã có đủ sức cạnh tranh với thế giới, thì việc mở cửa sẽ thu hẹp thách thức, mở rộng thời cơ. Trên cơ sở tiềm lực kinh tế và duy trì tính bền vững của sự phát triển mà nền kinh tế không hoặc khó có thể rơi vào trạng thái khủng hoảng, khó khăn, để rồi phải cầu viện từ bên ngoài. Chẳng hạn, trong những tháng nửa đầu năm 2008 cũng đã có những ý kiến từ bên ngoài khuyên Việt Nam cầu đến sự trợ giúp của IMF (với trên dưới 100 các điều kiện khác nhau rất ngặt nghèo, nhưng Chính phủ Việt Nam kiên quyết từ chối và tự tin vào hiệu quả của những điều chỉnh chính sách vĩ mô ổn định nền kinh tế bằng 8 nhóm giải pháp lớn...). Nhưng trong dài hạn, đối với nền kinh tế Việt Nam để bảo đảm phát triển bền vững và độc lập tự chủ riêng về vấn đề kinh tế đang nổi lên mấy vấn đề và hướng giải quyết, như sau: Một là, muốn có nền kinh tế mạnh phải có những doanh nghiệp mạnh, có nhiều sản phẩm đủ sức cạnh tranh với hàng hóa của thế giới. Doanh nghiệp chỉ có thể có môi trường để vươn lên liên tục khi được tranh đua bình đẳng với nhau trong một môi trường cạnh tranh bình đẳng, tựa hồ như những vận động viên thể thao chạy đua trên cùng một sân, ai nhanh hơn người đó sẽ thắng. 10
  11. Hai là, chủ động thu hút vốn đầu tư nước ngoài phải đi đôi với việc sử dụng có hiệu quả từng đồng vốn đầu tư. Có thể nói rằng, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư có một phần đáng kể, nếu không nói là quyết định, tùy thuộc vào các doanh nghiệp. Chừng nào các doanh nghiệp còn chưa có đầy đủ các quyền quyết định đối với việc sử dụng tài sản của mình, chừng nào Nhà nước còn can thiệp dưới nhiều hình thức để điều chuyển vốn, tài sản, can thiệp vào quyết định cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản doanh nghiệp, thì cơ chế trách nhiệm cá nhân, cơ chế tài chính chưa đủ chặt chẽ và nghiêm minh để hạn chế tiêu cực. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp nhà nước hoạt động không hiệu quả (ước khoảng 31% số doanh nghiệp), nhưng vẫn được Nhà nước nâng đỡ cho tồn tại, thậm chí còn xóa nợ, khoanh nợ, đảo nợ, treo nợ hoặc tiếp tục cho hưởng nhiều hình thức bao cấp. Trên thực tế trách nhiệm trước việc sử dụng vốn vay là thuộc về doanh nghiệp, nhưng bằng nhiều cách, nhiều thủ thuật lại chuyển giao cho Nhà nước chịu trách nhiệm. Cho nên sự không công bằng cũng xuất hiện ngay trong số các doanh nghiệp nhà nước, giữa doanh nghiệp làm ăn giỏi với doanh nghiệp làm ăn kém và thua lỗ. Trong môi trường ấy động lực cho sự phát triển chẳng những không được nhân lên mà thậm chí còn có thể bị triệt tiêu. Ba là, xây dựng môi trường tiết kiệm, kiên quyết xoá bỏ cơ chế “xin-cho”, cơ chế lãng phí trong đời sống kinh tế. Thực tế hiện nay qua các vụ việc về gian lận thương mại, tệ nạn mua bán, chi tiêu, biếu xén tùy tiện bằng tài chính công, “hoa hồng”... chứng tỏ kỷ luật thu chi tài chính đang chứa đựng nhiều kẽ hở. Cụ thể là cơ chế đấu thầu biến thành “đấu giá” đơn thuần, hơn thế nữa là sự "đi đêm" móc ngoặc để cuối cùng không phải cái tốt nhất, rẻ nhất và nhanh nhất thắng thầu đã gây nhiều hậu quả tiêu cực trong đời sống kinh tế xã hội. Thiết nghĩ, nếu có cơ chế đủ hiệu lực để siết chặt kỷ luật thu-chi tài chính công, không để một đồng chi sai nguyên tắc có thể được quyết toán, có cơ chế thi thố tài năng thông qua cơ chế đấu thầu nghiêm ngặt... thì có thể không nhất thiết phải hô hào nhiều, mà đất nước vẫn tiết kiệm được hàng nghìn tỉ đồng mỗi năm để đầu tư tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngoài ra, công tác thanh tra, kiểm tra kỷ luật tài chính phải được làm thường xuyên, thành chế độ thì mới chấn chỉnh được công tác thực hành tiết kiệm chi tiêu đúng nguyên tắc, chống lãng phí, chống tham nhũng. 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2