intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hôn mê do tăng đường máu

Chia sẻ: Colgate Colgate | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

117
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các loại hôn mê tăng đường huyết: là tình trạng mất bù nặng khiến đường máu tăng cao và thường có kèm theo mất nhiều nước. Nguyên nhân: 1. Bỏ insulin hoặc thuốc uống hạ đường huyết không theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. 2. Mắc các bệnh lý cấp tính không được điều trị thích hợp như nhiễm trùng, tai biến mạch máu liệt nửa người, nhồi máu cơ tim. 3. Do dùng 1 số thuốc làm tăng đường máu như corticoid, lợi tiểu mạnh... * Hôn mê nhiễm toan ceton = thiếu insulin trầm trọng Triệu chứng xuất hiện...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hôn mê do tăng đường máu

  1. Hôn mê do tăng đường máu Các loại hôn mê tăng đường huyết: là tình trạng mất bù nặng khiến đường máu tăng cao và thường có kèm theo mất nhiều nước. Nguyên nhân: 1. Bỏ insulin hoặc thuốc uống hạ đường huyết không theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  2. 2. Mắc các bệnh lý cấp tính không được điều trị thích hợp như nhiễm trùng, tai biến mạch máu liệt nửa người, nhồi máu cơ tim. 3. Do dùng 1 số thuốc làm tăng đường máu như corticoid, lợi tiểu mạnh... * Hôn mê nhiễm toan ceton = thiếu insulin trầm trọng Triệu chứng xuất hiện từ từ 1 tuần, có khi sau 2 - 3 ngày. - Mệt nhọc, chuột rút. - Uống, đái nhiều bất thường, mất nước, da khô và đái ít đi. - Khó thở không rõ lý do. Thở nhanh, hơi thở có mùi táo thối. - Buồn nôn và nôn. - Đau bụng có thể nhầm với viêm ruột thừa. Chẩn đoán: đường máu tăng cao, có nhiều đường và ceton trong nước tiểu. Điều trị: nhanh chóng đưa đến bệnh viện, các cơ sở chuyên khoa đáng tin cậy. Dự phòng: khi có các triệu chứng uống và đái nhiều, đường máu tăng cao cần phải tiêm thêm insulin nhanh (loại trong) từ 6- 10 đơn vị/3-6 giờ/1 lần cho đến
  3. khi hết triệu chứng (vẫn giữ nguyên liều cũ). Uống đủ nước. Ăn thức ăn dạng lỏng, đến viện khám ngay khi có thể. * Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu = mất nước trầm trọng: Thường xuất hiện ở người ĐTĐ týp 2 nhiều khi không để ý đến vì cho rằng do người “già”. Bệnh diễn biến từ từ: - Đái nhiều, uống nhiều, khát nước, môi lưỡi khô. - Lờ đờ, vật vã, lú lẫn, chậm chạp, hôn mê có thể có co giật. - Buồn nôn và nôn. Đầy bụng, đau bụng. - Sốt cao hoặc ngược lại da lạnh, hạ thân nhiệt, tụt huyết áp. Điều trị dự phòng: - Bù đủ số nước bằng đường uống khi còn tỉnh. Sau mỗi lần đi tiểu hoặc đi ngoài phân lỏng phải uống một lượng nước tương đương. Lưu ý là người già thường không đòi uống nước do giảm cảm giác khát và “sợ phiền” đến người khác. - Đến ngay bệnh viện để tìm hiểu và điều trị nguyên nhân gây tăng đường máu bất thường (nhiễm trùng phổi, tiết niệu, tai biến mạch não, tim...). Ths, Bs Nguyễn Huy Cường. BV Nội tiết TƯ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2