intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

HƯỚNG DẪN ĐẦU TƯ LĨNH VỰC CHỨNG KHOÁN

Chia sẻ: Trần Ngọc Sang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:293

192
lượt xem
100
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một trong những khía cạnh thú vị của thị trường chứng khoán là lúc nào cũng có người mua vào và người bán ra, nhưng cả hai bên đều cho rằng mình thật khôn khéo. Thu nhập của một khoản đầu tư là phần chênh lệch giữa kết quả thu được sau một khoảng thời gian đầu tư và vốn gốc mà nhà đầu tư phải bỏ ra ban đầu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: HƯỚNG DẪN ĐẦU TƯ LĨNH VỰC CHỨNG KHOÁN

  1. HƯỚNG DẪN ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN Đầu tư chứng khoán như thế nào Phỏng vấn Ông Trần Đắc Sinh, Phó Giám đốc thường trực Trung tâm Giao dịch chứng khoán TP. HCM: VASC theo báo Tuổi Trẻ Thưa ông, có quá nhiều khái niệm về chứng khoán (CK) mà đại đa số người dân chưa hiểu, vậy Trung tâm Giao dịch chứng khoán (TTGDCK) đi vào hoạt động thì người dân sẽ được gì? Có nhiều cái được mà thị trường chứng khoán (TTCK) sẽ mang lại, nhưng, nói ngắn gọn đó là một cơ hội để mọi người trong chúng ta có thể đầu tư. Nếu trước đây anh A hoặc chị B muốn bỏ tiền ra mua cổ phiếu của một công ty X nhưng
  2. ngại vì không biết sau này bằng cách nào để rút vốn về, bán lại cổ phiếu đó ở đâu; nay họ có thể yên tâm mua, khi cần lấy lại tiền có thể bán nó ở TTGDCK hoặc các thị trường khác mà tới đây Nhà nước sẽ xây dựng. Hoặc ông C có chút tiền muốn mua trái phiếu của Ngân hàng (NH) Đầu tư Phát triển nhưng kỳ hạn lại đến năm năm, thời gian quá dài trong khi đột xuất ông cần tiền để chi xài thì sao? Có TTCK, ông cứ yên tâm mua, chưa đủ năm năm ông vẫn có thể rút tiền về bằng cách bán lại, như vậy người mua lại trái phiếu của ông C đã thay ông C cho NH Đầu tư Phát triển vay số tiền mà trước đó ông C đã cho NH vay. Hoặc anh A, chị B có chút vốn muốn làm ăn kiếm lãi, có thể nghe ngóng, hôm nay mua vào loại CK này, ngày mai giá cao hơn bán ra kiếm lãi... Người ta gọi TTCK
  3. là thị trường vốn là thế. Công ty A phát hành cổ phiếu, tức là tiền đã góp vào công ty. Nhưng không phải ai cũng có khả năng để tiền mãi tại một công ty. Nhưng họ cứ mua, ông A sở hữu cổ phiếu được năm tháng bán lại cho ông B, ông B giữ được hai tháng lại bán cho ông C... Cứ thế công ty có vốn làm ăn, còn người dân hay nhà đầu tư thì có thể bỏ vốn vào lấy vốn ra dễ dàng. Có thị trường, nhu cầu mua và nhu cầu bán gặp nhau đầy đủ hơn và như vậy cũng có nghĩa bán đúng giá hơn. Ví dụ tới đây những người muốn mua hoặc muốn bán cổ phiếu của Ree, Sacom, Transimex, Hapaco sẽ không còn phải băn khoăn rằng mình đã bán đúng giá hoặc có mua hớ không bởi mọi nhu cầu mua, bán các loại CK này đã được tập trung tại TTGDCK.
  4. TTGDCK chỉ là nơi tập trung mua bán các loại CK đáp ứng được các yêu cầu do Uỷ ban CK nhà nước đưa ra. Gọi TTGDCK là "chợ ' chứ thật ra không phải ai cũng được đến chợ mà phải theo nguyên tắc mua bán qua trung gian, tức nhờ các công ty CK đi chợ giùm mình. Mọi người đang nắm giữ CK đủ điều kiện để mua bán tại trung tâm không đến mua bán trực tiếp tại TTGDCK mà phải giao cho các công ty CK thay mình làm việc này. Muốn mua thì đặt lệnh mua, bán thì đặt lệnh bán kèm theo giá cả, đăng ký cho công ty CK. Nhận được lệnh này, các công ty CK sẽ đưa vào TTGDCK để mua bán. Nhiều người hỏi rằng cần bao nhiêu tiền mới có thể đầu tư CK? Tất cả những ai có tiền đều được mua CK. Mệnh giá cổ phiếu được qui định là
  5. 10.000 đồng, còn trái phiếu thì tối thiểu là 100.000 đồng. Như vậy anh A chỉ có vài chục ngàn đồng cũng có thể sở hữu vài cổ phiếu của một công ty tên tuổi nào đó. Trước đây Bộ Tài chính có in một số loại cổ phiếu có mệnh giá 100.000 đồng. Với các trường hợp này không có gì khó khăn cả, khi khách hàng đưa cổ phiếu có mệnh giá 100.000 đồng vào thì tự động các công ty CK sẽ ghi vào sổ khách hàng đó có 10 cổ phiếu. Nhưng thưa ông, chúng tôi, những người đầu tư vẫn có thói quen là sau khi mua được tờ cổ phiếu là cất ngay vào tủ chờ cuối năm đến công ty để được chia lãi... Vì chưa có TTCK nên hoạt động mua đi bán lại cũng không nhộn nhịp nên người sở hữu cổ phiếu chưa thấy được một khoản lợi, đó là chênh lệch do cổ phiếu có giá.
  6. Do vậy, việc họ mua cổ phiếu và cất vào tủ là chuyện dễ hiểu. Nay đã có TTGDCK, người nắm giữ cổ phiếu dễ dàng thấy được sự lên xuống của các loại cổ phiếu này. Giá cổ phiếu không chỉ lên mà còn xuống nữa, do vậy người đầu tư cũng không nên để mãi cổ phiếu ở trong tủ. Thật ra với CK, cổ tức chỉ là một khoản nhỏ trong lợi nhuận mà nhà đầu tư có thể thu được, cái chính vẫn là trị giá của CK đó trên TTCK. Ông A mua cổ phiếu của công ty X ban đầu mệnh giá là 10.000 đồng, công ty dự kiến tỉ lệ lãi sẽ chia là 10%/năm. Thế nhưng chỉ ba tháng sau giá cổ phiếu của công ty này tăng lên 11.500 đồng, ông A bán ngay, như vậy chỉ mới trong ba tháng đã lãi được 1.500 đồng, tức 15%. Ông B mua cổ phiếu mệnh giá 10.000 đồng sau đó về cất ở tủ. Công ty kinh doanh khó
  7. khăn, nửa năm sau giá chỉ còn 9.500 đồng... Theo tôi, đã có TTCK công chúng đầu tư phải thay đổi xu hướng đầu tư. Nhiều người cũng lo rằng liệu có xảy ra chao đảo tại TTCK hoặc những "ngày thứ sáu đen tối" giá CK tụt giảm thê thảm như đã xảy ra ở nước ngoài? Giá CK sẽ do cung - cầu trên thị trường quyết định. Thị trường của chúng ta giao dịch theo một nguyên tắc giá đã được Nhà nước xác định là không vượt quá và cũng không giảm quá 5% so với giá của ngày hôm trước. Ví dụ giá cổ phiếu X ngày hôm trước là 10.100 đồng/ cổ phiếu thì giá ngày hôm sau không thể vượt quá 10.605 đồng/cổ phiếu hoặc cũng không thể giảm dưới 9.595 đồng/cổ phiếu. Người đầu tư khi đưa ra lệnh đặt mua hoặc bán CK cũng phải nắm nguyên tắc biên độ cộng trừ 5%
  8. để không đưa ra giá quá mức này. Trong trường hợp giá cổ phiếu của công ty nào đó giảm hoặc tăng sát với mức biên độ cho phép liên tục trong nhiều ngày thì TTGDCK đưa CK đó vào diện kiểm soát, theo dõi và yêu cầu công ty phải nhanh chóng công bố các thông tin giải thích. Theo ông, người đầu tư nên bắt đầu "cuộc chơi" CK này như thế nào? Người đầu tư nên đặt quan hệ với các công ty CK và công ty niêm yết để tìm hiểu, không nên đến các thị trường tự phát. Thị trường tự phát do không có cơ sở pháp lý, lại thiếu thông tin nên rủi ro rất cao. Người có CK nên gửi CK vào các công ty CK (hay còn gọi là lưu ký CK). Các công ty này sẽ giúp những người đang nắm giữ cổ phiếu nhiều việc như thực hiện các quyền của cổ đông (quyền nhận cổ tức,
  9. quyền bỏ phiếu, lãi trái phiếu...). Bản thân các công ty CK này cũng có trách nhiệm thúc đẩy việc tạo lập thị trường bằng cách tư vấn, hướng dẫn nhà đầu tư và các công ty cổ phần tham gia TTCK. Thông qua các công ty CK, người đầu tư có thế tiếp cận được các thông tin cần thiết để đưa ra quyết định bán hoặc mua. Hàng hóa còn ít quá cũng có nghĩa khả năng lựa chọn của người đầu tư bị thu hẹp? Cần có nhiều giải pháp để tạo thêm "hàng" cho TTCK. Quan trọng nhất là các công ty CK phải xúc tiến tìm ra các công ty cổ phần có tiềm năng đủ điều kiện để thêm "hàng" bằng cách giảm bớt phần vốn mà Nhà nước đang sở hữu tại các công ty cổ phần hóa đã được cấp phép niêm yết. Các công ty này không thuộc diện Nhà
  10. nước phải giữ nhiều cổ phần. Ngoài ra cũng, cần có chính sách đế khuyến khích công ty cổ phần niêm yết CK như giảm phí, thuế, thậm chí có biện pháp hành chính như nếu đã đủ điều kiện thì phải niêm yết ở TTCK... Xin cảm ơn ông. 10 điều cần biết về đầu tư chứng khoán Dưới đây là những kinh nghiệm, thực tiễn rút ra từ các thị trường chứng khoán nước ngoài. VASC theo SGTT, tác giả: Võ Đặng Quang 1. Kinh doanh dài hạn, cổ phiếu vượt xa tất cả các dạng đâù tư khác. Từ 1926 đến 1999, thị trường chứng khoán Mỹ có tỷ suất thu nhập trung bình 11,4% hàng năm. Loại tài sản tốt nhất kế tiếp là trái
  11. phiếu mang lại 5,1%. Nếu năm 1926 đầu tư 100 đô la vào cổ phiếu thì lãi sẽ mang lại 264.600 đôla vào năm 1999. Cũng trong thời gian đó, 100 đôla đầu tư vào trái phiếu mang lại 3.800 đôla. 2. Trong ngắn hạn, cổ phiếu có thể nguy hại cho sức khoẻ tài chính của bạn. Trong ngày tồi tệ nhất lịch sử thị trường chứng khoán Mỹ (19.10.1987), 22,6% tổng giá trị của các cổ phiếu bị mất trong sáu giờ rưỡi giao dịch. 3. Các khoản đầu tư rủi ro thường mang lại lợi nhuận nhiều hơn các khoản an toàn. Người đầu tư đòi hỏi tỷ suất lợi nhuận cao hơn để nhận lấy rủi ro. Đó là một lý do tại sao cổ phiếu vốn được coi như rủi ro hơn trái phiếu, thường mang lại lợi nhuận nhiều hơn. 4. Yếu tố quyết định lớn nhất và duy
  12. nhất đến giá trị cổ phiếu là lợi nhuận. Trong ngắn hạn, giá cổ phiếu dao động dựa trên mọi thứ từ lãi suất đến tâm lý người đầu tư. Nhưng trong dài hạn, lợi nhuận là quyết định. Nếu lợi nhuận của một cổ phiếu tăng cao trong suốt 10 năm thì giá của nó cũng sẽ tăng. 5. Thời gian và mức độ biến động của cổ phiếu lớn hơn nhiều so với trái phiếu. Trong năm 1994, năm tồi tệ nhất gần đây của trái phiếu, trái phiếu trung hạn kho bạc Mỹ giảm 1,8% và năm sau đã tăng lại 14,4%. 6. Lãi suất tăng là điều xấu cho giá trị trái phiếu. Khi lãi suất tăng, giá trái phiếu giảm. Tại sao? bởi vì người mua sẽ không trả cho loại trái phiếu cũ lãi suất 6% bằng với mức trái phiếu mới có lãi suất 7%. Ngược lại, khi lãi suất giảm, trái phiếu sẽ
  13. tăng. 7. Lạm phát là mối đe dọa lớn nhất cho các khoản đầu tư dài hạn của bạn. Mức lạm phát trong lịch sử ở Mỹ trung bình làm mất đi giá trị đồng tiền khoảng 3,2 % một năm. Với mức này 264.000 đôla thu được vào năm 1999 từ đầu tư cổ phiếu trên sẽ chỉ tương đương 26.500 đôla năm 1926. 8. Trái phiếu chính phủ là một đầu tư chắc chắn nhất. Các loại trái phiếu chính phủ thường được coi là an toàn nhất vì Nhà nước có thể in thêm tiền để trả nợ nếu cần. 9. Một danh mục đầu tư đa dạng sẽ ít rủi ro hơn một danh mục đầu tư tập trung vào một hay một ít loại đầu tư. Đa dạng hoá - nghĩa là dàn trải tiền của bạn ra các loại đầu tư khác nhau - làm giảm rủi ro bởi vì nếu một số khoản đầu tư của bạn đi
  14. xuống thì số khác đi lên. 10. Các quỹ đầu tư chung theo chỉ số chứng khoán thường có kết quả tốt hơn các quỹ được quản lý tích cực (có tìm kiếm sàng lọc chứng khoán). Trong một quỹ chỉ số, người quản lý thiết lập danh mục đầu tư bằng cách bắt chước mua các chứng khoán làm nên một chỉ số thị trường thay vì tìm cách chọn lựa chứng khoán tốt. Một số khái niệm tài chính VASC tổng hợp từ Yahoo Finance Tài sản lưu động và công nợ phải trả Đây là những chỉ số quan trọng để đánh giá tình hình của một công ty trong ngắn hạn. Tài sản lưu động là tiền mặt, những tài sản có tính chất tương tự như tiền mặt, các khoản phải thu (khoản tiền mà khách hàng nợ công ty) và cả hàng tồn kho. Nhìn chung, đó là những tài sản có thể
  15. nhanh chóng chuyển đổi thành tiền mặt. Công nợ phải trả là bất cứ những gì công ty nợ trong ngắn hạn. Vấn đề cần quan tâm là khi 2 chỉ số này biến động quá lớn trong từng giai đoạn cụ thể. Nếu lượng tài sản lưu động tăng lên nhanh chóng, điều đó có nghĩa là công ty đang tăng lượng tiền mặt (một dấu hiệu tốt) hoặc cũng có thể là công ty đang gặp rắc rối với một số khoản nợ khó đòi (điều này không tốt chút nào). Còn việc công nợ phải trả tăng quá nhanh rất ít khi là một biểu hiện tốt ngoại trừ một số ít trường hợp khi công ty đang thực hiện một mục tiêu ngắn hạn nào đó. Tóm lại khi 2 chỉ số này biến động quá lớn, bạn cần phải xem xét lại tình trạng của công ty. Kiểm tra lại các nghiên cứu phân tích, các bản báo cáo tài chính... Thậm chí
  16. trong trường hợp này ban lãnh đạo cần phải giải thích cụ thể những thay đổi về điều kiện tài chính của công ty. Rủi ro và lợi nhuận Hẳn bạn muốn làm giàu trên thị trường chứng khoán? Tuy nhiên, trước khi quyết định đầu tư vào một danh mục chứng khoán, điều đầu tiên bạn phải chấp nhận là không bao giờ có sự đầu tư nào đem lại lợi nhuận mà không có rủi ro. Theo Webster, rủi ro là khả năng bị thua lỗ hoặc tổn thất. Trong đầu tư chứng khoán, rủi ro chính là sự thay đổi liên tục của giá cả chứng khoán. Nói cách khác khi đầu tư vào thị trường chứng khoán, bạn không thể chắc chắn về lợi nhuận thu được. Dù bạn quyết định đầu tư hay gửi tiết kiệm, bạn luôn phải đối mặt với những rủi
  17. ro. Bạn có thể cất tiền trong nhà nhưng bạn vẫn phải chấp nhận rủi ro mất trắng nếu nhà bạn cháy. Bạn có thể gửi tiền vào ngân hàng nhưng sức mua của đồng dôla có thể giảm do ảnh hưởng của lạm phát khiến giá trị thực tế của đồng đôla bạn nhận được còn thấp hơn cả khi gửi tiền. Đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu hoặc quỹ tương hỗ cũng có những rủi ro ở nhiều mức độ khác nhau. Thực tế thứ hai bạn phải đối mặt là để có được lợi nhuận càng lớn từ danh mục đầu tư, rủi ro bạn phải chấp nhận càng lớn. Gửi tiền tiết kiệm tuy ít có rủi ro nhưng ngược lại tiền lãi bạn nhận được cũng không đáng kể. Rủi ro khi đầu tư chứng khoán là không thể tránh khỏi nhưng chúng ta có thể kiểm soát được. Kiểm soát rủi ro tức là
  18. việc bạn có thể tăng tối đa lợi nhuận trong khi đó giảm thiểu rủi ro. Làm được như vậy có nghĩa là bạn đã có một lợi nhuận hợp lý với một mức rủi ro chấp nhận được. Vậy như thế nào là rủi ro chấp nhận được? Mỗi nhà đầu tư có một quan điểm khác nhau. Tuy nhiên, một quan niệm chung được nhiều nhà đầu tư thống nhất đó là khi bạn không phải tỉnh giấc lúc nửa đêm và lo lắng về quyết định đầu tư của mình. Nếu việc đầu tư làm bạn quá lo lắng tức là bạn cần phải xem xét lại quyết định của mình, xem xét lại mức độ rủi ro của các chứng khoán trong danh mục. Trái lại, khi bạn thấy mình thanh thản, điều đó có nghĩa là mức độ rủi ro để bạn có thể đạt được những mục tiêu tài chính của mình là chấp nhận được.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2