intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khái niệm và đặc điểm ODA

Chia sẻ: Do Hang | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:13

1.384
lượt xem
218
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

-Khái niệm: ODA là tên viết tắt của Official Development Assitance -Hỗ trợ phát triển chính thức hay Viện trợ phát triển chính thức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khái niệm và đặc điểm ODA

  1. 1. Khái niệm và đặc điểm ODA -Khái niệm: ODA là tên viết tắt của Official Development Assitance -Hỗ trợ phát triển chính thức hay Viện trợ phát triển chính thức. (Hỗ trợ phát triển chính thức là một hình thức đầu tư nước ngoài. Gọi là Hỗ trợ bởi vì các khoản đầu tư này thường là các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài. Đôi khi còn gọi là viện trợ. Gọi là Phát triển vì mục tiêu danh nghĩa của các khoản đầu tư này là phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi ở nước được đầu tư. Gọi là Chính thức, vì nó thường là cho Nhà nước vay.) ODA bao gồm các khoản viện trợ không hoàn lại, viện trợ có hoàn lại hoặc tín dụng ưu đãi của các chính phủ, các tổ chức liên chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức thuộc hệ thống Liên Hợp Quốc, các tổ chức tài chính quốc tế dành cho các nước đang và chậm phát triển. -Đặc điểm: -Có tính ưu đãi của các nước phát triển, các tổ chức quốc tế đối với các nước đang và kém phát triển (Vốn ODA có thời gian cho vay( hoàn trả vốn dài), có thời gian ân hạn dài. Chẳng hạn, vốn ODA của WB, ADB, JBIC có thời gian hoàn trả là 40 năm và thời gian ân hạn là 10 năm. Sự ưu đãi còn thể hiện ở chỗ vốn ODA chỉ dành riêng cho các nước đang và chậm phát triển, vì mục tiêu phát triển. Có hai điều kiện cơ bản nhất để các nước đang và chậm phát triển có thể nhận được ODA là: Điều kiện thứ nhất: Tổng sản phẩm quốc nội( GDP) bình quân đầu người thấp. Điều kiện thứ hai: Mục tiêu sử dụng vốn ODA của các nước này phải phù hợp với chính sách và phương hướng ưu tiên xem xét trong mối quan hệ giữa bên cấp và bên nhận ODA) -Thường kèm theo các điều kiện ràng buộc nhất định (ODA có thể ràng buộc ( hoặc ràng buộc một phần hoặc không ràng buộc) nước nhận về địa điểm chi tiêu. Ngoài ra mỗi nước cung
  2. cấp viện trợ cũng đều có những ràng buộc khác và nhiều khi các ràng buộc này rất chặt chẽ đối với nước nhận. Ví dụ, Nhật Bản quy định vốn ODA của Nhật đều được thực hiện bằng đồng Yên Nhật.) -Có khả năng gây nợ (Một số nước do không sử dụng hiệu quả ODA có thể tạo nên sự tăng trưởng nhất thời nhưng sau một thời gian lại lâm vào vòng nợ nần do không có khả năng trả nợ. Vấn đề là ở chỗ vốn ODA không có khả năng đầu tư trực tiếp cho sản xuất, nhất là cho xuất khẩu trong khi việc trả nợ lại dựa vào xuất khẩu thu ngoại tệ. Do đó, trong khi hoạch định chính sách sử dụng ODA phải phối hợp với các nguồn vốn để tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng xuất khẩu.) 2. Các hình thức của ODA 1.Theo hình thứ cung cấp(tính chất) • Không hoàn lại (nghĩa là nhận viện trợ không, và kèm theo một số điều kiện thỏa thuận) • Vay ưu đãi (lãi suất thấp hoặc không lãi suất)) • Vay hỗn hợp 2.Theo phương thức cung cấp (cách thức) •Hỗ trợ dự án •Hỗ trợ phi dự án •Chương trình 3.Theo nhà tài trợ (nguồn) •Song phương (Vốn ODA là của các chính phủ các nước phát triển hay của tổ chức cho chính phủ có nền kinh tế đang phát triển, ODA của chính phủ viện trợ gọi là viện trợ song phương) , •Đa phương (nếu là tổ chức (Ngân hàng thế giới, ngân hàng phát triển châu á, EU) là viện trợ đa phương.) 4.Theo mục đích •Hỗ trợ cơ bản
  3. •Hỗ trợ kỹ thuật 5.Theo điều kiện •Không ràng buộc •Có ràng buộc ( kèm theo điều kiện) 3, VAI TRÒ CỦA VỐN ODA ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM. 1) Nhu cầu vốn ODA cho đầu tư phát triển kinh tế Việt Nam. (Đất nước ta đang thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH theo đường lối đề ra tại đại hội Đảng lần thứ VIII với mục tiêu tăng mức thu nhập bình quân đầu người lên mức 1500 USD vào năm 2020 tức là tăng gấp 7 lần so với mức năm 1995. Để thực hiện được mục tiêu này mức tăng trưởng GDP bình quân hàng năm phải là 8%/năm. Về mặt lý thuyết, muốn đạt được mức tăng trưởng này vốn đầu tư phải tăng ít nhất là 20%/năm cho đến năm 2015 tức là mức đầu tư cho năm 2000 phải gấp 2,5 lần năm 1995, cho năm 2005 phải gấp 6,2 lần tức là giai đoạn 2001- 2005 vào khoảng 60 tỷ USD. Trong đó vốn ODA khoảng 9 tỷ USD) Cụ thể: - Về năng lượng.( có 9 dự án với tổng vốn ODA dự kiến trên 1,2 tỷ USD trong đó lớn nhất là dự án thuỷ điện Đại Thi ở Tuyên Quang(360 triệu )) - Trong lĩnh vực giao thông vận tải đường bộ (có 33 dự án với trên 1,8 tỷ USD. Về cầu có 7 dự án với trên 150 triệu USD, lớn nhất là dự án cải tạo cầu Long Biên ( 72 triệu USD). Về đường biển có 10 dự án với số vốn 600 triệu USD lớn nhất là xây dựng cảng tổng hợp Thị Vải( 170 triệu USD). Đường sông có 4 dự án với hơn 450 triệu USD lớn nhất là cải tạo giao thông thuỷ, kè chỉnh trị Sông Hồng khu vực Hà Nội (255triệu USD). Đường sắt có 5 dự án với khoảng 1,4 tỷ USD trong đó riêng riêng xây dượng 2 tuyến đường sắt trên cao Tp Hồ Chí Minh và Hà Nội
  4. với tổng số vốn 1,13 tỷ USD. Cấp nước và vệ sinh đô thị có 50 dự án với trên 1 tỷ USD.) -Về nông nghiệp (có 33 dự án cần triển khai từ nay đến 2005 với tổng vốn ODA khoảng 700 triệu USD) - Lĩnh vực Y tế- xã hội ( có 42 dự án với khoảng 1 tỷ USD) - Văn hoá thông tin (có 11 dự án với khoảng 300 triệu USD lớn nhất là tháp truyền hình Hà Nội( 135 triêụ USD)) - Lĩnh vực khoa học - công nghệ - môi trường (có 35 dự án với trên 1,5 tỷ USD, lớn nhất là khu công nghệ cao Hoà Lạc( 480 triệu USD).) ……. 2) Tầm quan trọng của oda đối với phát triển kinh tế Việt Nam Thứ nhất, ODA là nguồn bổ sung vốn quan trọng cho đầu tư phát triển. (Sự nghiệp CNH, HĐH mà Việt Nam đang thực hiện đòi hỏi một khối lượng vốn đầu tư rất lớn mà nếu chỉ huy động trong nước thì không thể đáp ứng được. Do đó, ODA trở thành nguồn vốn từ bên ngoài quan trọng để đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển.) Thứ hai, ODA giúp cho việc tiếp thu những thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại và phát triển nguồn nhân lực. (Một trong những yếu tố quan trọng góp phần đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH đất nước đó là yếu tố khoa học công nghệ và khả năng tiếp thu những thành tựu khoa học tiên tiến của đội ngũ lao động. Thông qua các dự án ODA các nhà tài trợ có những hoạt động nhằm giúp Việt Nam nâng cao trình độ khoa học công nghệ và phát triển nguồn nhân lực) Thứ ba, ODA giúp cho việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế .
  5. (Các dự án ODA mà các nhà tài trợ dành cho Việt Nam thường ưu tiên vào phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển cân đối giữa các ngành, các vùng khác nhau trong cả nước. Bên cạnh đó còn có một số dự án giúp Việt Nam thực hiện cải cách hành chính nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước. Tất cả những điều đó góp phần vào việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế ở Việt Nam. ) Thứ tư, ODA góp phần tăng khả năng thu hút FDI và tạo điều kiện để mở rộng đầu tư phát triển. (Các nhà đầu tư nước ngoài khi quyết định bỏ vốn đầu tư vào một nước, trước hết họ quan tâm tới khả năng sinh lợi của vốn đầu tư tại nước đó. Do đó, một cơ sở hạ tầng yếu kém như hệ thống giao thông chưa hoàn chỉnh, phương tiện thông tin liên lạc thiếu thốn và lạc hậu, hệ thống cung cấp năng lượng không đủ cho nhu cầu sẽ làm nản lòng các nhà đầu tư vì những phí tổn mà họ phải trả cho việc sử dụng các tiện nghi hạ tầng sẽ lên cao.) II. Thực trạng sử dụng dòng vốn ODA ở ViệtNam 1. Thành tựu: Trên thế giới hiện nay có 4 nguồn cung cấp ODA chủ yếu ( Các nước thành viên của DAC; Liên Xô cũ và các nước Đông Âu; Một số nước arập và một số nước đang phát triển. Trong các nguồn này ODA từ các nước thành viên DAC là lớn nhất. Bên cạnh ODA từ các quốc gia thì ODA từ các tổ chức viện trợ đa phương cũng chiếm một khối lượng lớn trong đó bao gồm: Các tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc, Liên minh châu âu(EU), các tổ chức phi chính phủ(NGO), các tổ chức tài chính quốc tế( WB, ADB, IMF)…) Đến nay tại Việt Nam có trên 45 tổ chức tài trợ chính thức đang hoạt động với khoảng 1500 dự án ODA và trên 350 tổ chức phi chính phủ đang có tài trợ cho Việt Nam. Quy mô:
  6. -Tháng 11 –1992, chính phủ Nhật Bản tuyên bố nối lại ODA cho Việt Nam, tiếp sau đó là hội nghị về viện trợ dành cho Việt Nam diễn ra tại Paris dưới sự chủ trì của WB( Ngân hàng thế giới) đã mở ra cơ hội cho Việt Nam … -Cho đến nay, là một trong những nước thu hút được rất nhiều vốn ODA (Chẳng hạn, năm 2002 số vốn này đạt hơn 1571 triệu USD giảm 26% so với kết quả năm 2001. Như vậy, kể từ năm 1993 đến nay tổng số vốn ODA được các nhà tài trợ cam kết dành cho Việt Nam lên đến 22,43 tỷ USD chưa kể phần tài trợ riêng để thực hiện cải cách kinh tế.) 2.Tình hình quản lý và sử dụng ODA. (Nguồn vốn ODA đã có mặt ở Việt Nam từ rất lâu, song nguồn vốn này có một thời gian bị gián đoạn từ khi Liên Xô và Đông âu sụp đổ, cho đến cuối năm 1993 với việc bình thường hoá với quỹ tiền tệ quốc tế(IMF), Ngân hàng thế giới (WB) và Ngân hàng phát triển Châu á(ADB) các nguồn vốn ODA chuyển vào Việt Nam có triển vọng tăng nhanh.) -Trong tổng số vốn ODA các nhà tài trợ dành cho Việt Nam thì ba nhà tài trợ lớn nhất là Nhật Bản, WB và ADB chiếm trên 50% tổng số. Cụ thể: Nhật Bản 21,25%; WB 18,63%; ADB 10,56% còn lại là của các quốc gia và tổ chức tài trợ khác. Nguồn vốn ODA đã được tập trung hỗ trợ cho các lĩnh vực kinh tế, xã hội ưu tiên của chính phủ, đó là: Năng lượng 24%, giao thông vận tải 27,5 %, phát triển nông nghiệp, nông thôn bao gồm cả thuỷ sản, lâm nghiệp, thuỷ lợi 12,74% ngành cấp thoát nước 7,8%, các ngành y tế- xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học- công nghệ- môi trường 11,78%.
  7. 3. Hạn chế 3.1 Tốc độ giải ngân: BIỂU ĐỒ CAM KẾT, KÝ KẾT, GIẢI NGÂN TỪ 1993 –2008  TỐC độ giải ngân chậm (giải ngân có nghĩa là: ( Như được minh hoạ ở Hình thứ 1, vốn ODA giải ngân đã tăng hơn 4 lần trong thời gian từ 1993 đến 2008. Hầu hết sự gia tăng dài hạn của vốn giải ngân là ở vốn vay hơn là vốn không hoàn lại. Gần một nửa (49%) nguồn vốn vay có lãi suất thấp hơn 1%/ năm và thời gian trả nợ ít nhất là 30 năm, trong đó có 10 năm ân hạn. Một phần ba nguồn vốn vay là với lãi suất hàng năm từ 1% đến 2,5% (MPI, 2007). Hơn nữa, phần lớn khoản vay ODA sẽ được xem xét trong điều kiện hạn chế khả năng trả nợ bên ngoài của Việt Nam. Tổng nợ quy đổi của Việt Nam khoảng 37%GDP năm 2007 (MPI, 2007), điều này cho thấy không có dấu hiệu nguy hiểm của khủng hoảng nợ ở Việt Nam)
  8.  Tuy tốc độ giải ngân tăng liên tục qua các năm nhưng nhìn chung thì tốc độ giải Ngân còn chậm (dựa vào biểu đồ tốc độ giải ngân). Tỷ lệ giải ngân còn thấp (dựa vào bảng 1). (Giải ngân là sự chuyển giao tiền của nước viện trợ cho nước nhận viện trợ) Có một vài nguyên nhân giải thích vì sao ODA lại giải ngân chậm ở Việt Nam. Thứ nhất, về thời gian (thông thường phải mất một thời gian dài để các chương trình và dự án ODA được triển khai.) Thứ hai, năng lực quản lý và giám sát thực hiện dự án và chương trình ODA của Việt Nam (còn hạn chế và bất cập, đặc biệt là ở khi có sự tham gia của chính quyền địa phương. ) Thứ ba, khuôn khổ pháp lý về quảnlý và sử dụng vốn ODA (chưa đồng bộ và việc hiểu các văn bản này cũng không thống nhất)
  9. Hơn nữa, sự khác nhau trong nhận thức giữa các đối tác Việt Nam và các nhà tài trợ còn lớn,làm hạn chế việc thực hiện các dự án.  Nhìn chung, trong thời gian vừa qua lượng ODA vào Việt Nam không nhiều nhưng có ý nghĩa quan trọng và có tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước: - Đối với một số ngành, lĩnh vực kinh tế ODA đóng góp trực tiếp vào quá trình phát triển thông qua các chương trình, dự án đầu tư bằng vốn ODA - ODA đã thực sự trở thành một nguồn vốn quan trọng đáp ứng những nhu cầu cấp bách về cân đối ngân sách, cán cân xuất nhập khẩu, đầu tư phát triển. - Nhiều cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng đã và đang được hình thành bằng nguồn vốn ODA. - ODA tác động tích cực đến quá trình phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương và các vùng lãnh thổ. Nguồn vốn ODA cũng giúp cải thiện điều kiện về vệ sinh, y tế, cung cấp nước sạch, bảo vệ môi trường, phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, phát triển nông nghiệp, xoá đói giảm nghèo v.v Tuy nhiên, trong quá trình vận động, tiếp nhận và sử dụng vốn ODA vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Cụ thể là:
  10. 3.2. Nhận thức về ODA -Những nhận thức sai lệch: + ODA là cho không + Trách nhiệm trả nợ thuộc về chính phủ. 3.3. Năng lực quản lý và tình trạng thất thoát -Nhìn chung còn kém so với khu vực và Thế giới (Sử dụng: Còn nhiều lãng phí cơ chế quản lý có nhiều kẽ hở, dẫn tới hiện tượng bòn rút tiền của dự án thông qua khai khống,
  11. khai tăng, cố ý chi tiêu quá mức để có thể có tiền hoa hồng phần trăm .Đợi quyết định từ cấp trên. Điều này làm chậm tiến trình, gây lãng phí rất nhiều thời gian… . ) -Đứng thứ 3 trong số những nước tham nhũng nhất châu Á (theo Forbes số tháng 7/2010) 3.4. Phân cấp -Thiếu thống nhất giữ TW và Địa phương -Năng lực của cán bộ địa phương 3.5. Trả nợ -Tổng nợ Việt Nam 2009 là 27.928 tỷ USD, khoảng 39% GDP (theo MPI), 80% là nợ từ nguồn vốn ODA Nợ nước ngoài của Việt Nam: Những con số mới nhất III. Xu hướng thu hút và sử dụng ODA ở ViệtNam 1. Xu hướng ODA vào Việt Nam
  12. -Việt Nam đã thoát khỏi các nước LICs và trở thành nước LMICs nên các khoản vay ưu đãi sẽ giảm dần và thay vào đó là các khoản vay kém ưu đãi hơn. - 31.12.2009, cam kết ODA vào Việt Nam năm 2010 đạt 8.063 tỷ USD. (Đây là kỷ lục mới về cam kết ODA cho Việt Nam với mức tăng tới hơn 36% so với kỷ lục cũ năm 2009 (5,9 tỷ USD, đã bao gồm cam kết muộn của Nhật Bản) và vượt ra ngoài dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trước đó (dự báo ODA năm 2010 chỉ tăng từ 10 - 15% Trong số hơn 8 tỷ USD mà các nhà tài trợ cam kết, có 1,4 tỷ USD là viện trợ không hoàn lại (trong đó có toàn bộ phần cam kết của Australia gần 100 triệu USD, Anh hơn 82 triệu USD, Mỹ 138 triệu USD) và khoảng 6,6 tỷ USD là nguồn vốn vay ưu đãi). 2. Địnhhướng 2.1. Nhóm giải pháp đẩy mạnh thu hút ODA -Nhận thức đúng về nguồn ODA -Xác định cơ chế hiệu quả để đàm phán các điều ước quốc tế về ODA -Tổ chức tốt các hội Nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ -Xây dựng hạn mức vay, dự kiến tổng dư nợ phải trả, chuẩn bị phương án trả nợ, … -Phải chứng tỏ rằng: “Chúng tôi thực sự cần nguồn vốn đó và có khả năng giải ngân.” -Tạo dựng mối quan hệ đối tác tin cậy với các nhà tài trợ 2.2. Vấn đề sử dụng 2.2.1. Phát triển Nông nghiệp và nông thôn 2.2.2. Xây dựng về hạ tầng Kinh tế đồng bộ theo hướng hiện đại -Điện -Giao thông -Bưu chính, viễn thông
  13. -Cấp, thoát nước và phát triển đô thị 2.2.3. Xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội -Y tế, dân sốvà phát triển -Giáo dục và đào tạo 2.2.4. Môi trường và nguồn tài nguyên thiên nhiên 2.2.5. Tăng cường năng lực thể chế và phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực nghiên cứu và triển khai 2.2.6. Việc làm, an sinh xã hội, thực hiện quyền bình đẳng giới và bảo vệ quyền lợi của trẻ em Nâng cao nhận thức và hiểu đúng về bản chất ODA, nâng cao trình độ quản lý và sử dụng ODA Sử dụng ODA có chọn lọc Đẩy mạnh tốc độ giải ngân ODA Tối đa hóa hiệu quả và tác động lan tỏa của ODA Mở rộng diện thụ hưởng ODA tới khu vực tư nhân để thực hiện và chương trình và dự án phục vụ lợi ích công cộng Xây dựng kế hoạch hợp lý cho việc phân cấp ODA Tăng cường theo dõi và quản lý ODA Xây dựng kế hoạch giảm dần ODA với thời gian trả nợ ngắn và gắn với điều kiện chặt chẽ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2