intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khéo tay pha nước chấm

Chia sẻ: Dalat Trangmat | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

138
lượt xem
32
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với người Việt thì nước chấm đã gắn bó đến mức nếu những món ăn không có nước chấm sẽ thiếu đi hương vi của nó. Nhưng để có một bát nước chấm như ý thì không phải dễ dàng. Tài liệu sau hướng dẫn bạn những công thức để pha chế nước chấm không những ngon mà còn đẹp mắt. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khéo tay pha nước chấm

  1. Khéo tay pha nước chấm
  2. Với người Việt thì nước chấm đã gắn bó đến mức không thể tưởng tượng nổi một bữa cơm mà không có nước chấm. Nhưng để có một bát nước chấm như ý thì không phải dễ dàng. Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn những công thức để pha chế nước chấm không những ngon mà còn đẹp mắt. Để có bát nước chấm đẹp mắt Trước hết bạn phải quan niệm rằng nước chấm là một thành phần quan trọng không kém gì các món ăn được chế biến cầu kỳ. Như vậy, bạn cũng cần có sự đầu tư cần thiết cho món nước chấm từ khâu mua gia vị đến khâu pha chế. Món ăn sẽ ngon hơn rất nhiều khi được chấm với nước chấm đầy đủ gia vị. Ví dụ như món cá rán, chả nướng, nem rán… Với những món ăn này cần phải ăn nóng ngay sau khi nấu xong. Vì vậy bạn nên pha nước chấm trước khi đồ ăn chín. Một số gia vị dùng để phối hợp làm nước chấm cần phải sơ chế sạch, ngâm giấm hoặc nước sôi để nguội trước khi pha ít nhất là 15 phút. Lá chanh thái chỉ, gừng đập nhỏ hoặc thái chỉ xong ngâm với nước lọc, tỏi, ớt băm nhỏ ngâm giấm… Tùy theo từng món ăn mà xác định mùi vị của loại nước chấm cho phù hợp. Cùng một loại nước chấm chua – cay - mặn - ngọt được pha bằng nước mắm - giấm - đường - tỏi - ớt, nhưng nếu dùng để ăn nem rán, chả nướng thì vị của nước chấm cân đối, chỉ chua dịu, hơi ngọt, không mặn quá. Nếu vẫn là loại nước chấm này mà đánh với bột đao làm xốt chua ngọt để chấm các món bao bột chiên thì khi pha phải đậm đà, nổi các vị hơn, để khi đun chín lên, mùi vị mới vừa. Đa số các loại nước chấm chưa pha chế gì như nước mắm, nước tương đều có vị mặn. Khi muốn pha loãng cho nhạt bớt phải tùy từng loại mà
  3. pha cho phù hợp. Với nước mắm nên pha loãng với nước đun sôi để nguội, với tương nên cho nước rồi vào đun sôi, sau đó nếu loãng quá có thể rắc thêm một chút thính gạo rang hoặc thính đậu tương. Để có bát nước chấm ngon Nhờ nước chấm mà hương vị của món ăn được tôn lên bội phần. Mỗi món ăn có một loại nước chấm riêng. Muốn nước chấn ngon không những phải có đầy đủ gia vị mà pha chế cũng phải đúng trình tự. Nước mắm chanh - ớt thường dùng để chấm rau muống luộc, thịt lợn luộc, cá rán. Khi pha, nên dùng chanh cốm vắt lấy nước, nhớ bỏ hạt. Cho ớt thái khoanh tròn nhỏ vào ngâm 15 phút với nước cốt chanh. Sau đó cho nước mắm ngon vào. Nếu nước mắm mặn thì pha một chút nước lọc, thêm chút đường. Mắm tôm – chanh - ớt hợp để chấm chả cá, thịt chó, đậu phụ rán. Nên chọn loại mắm tôm xanh, mịn, có mùi thơm đặc trưng. Cho đường, nước cốt chanh vào đánh kỹ với mắm tôm tới khi nổi bọt trắng mịn thì cho thêm ớt tươi thái khoanh nhỏ vào trộn đều. Nếu mắm tôm bị mặn có thể cho thêm chút nước sôi. Bạn nên đun cả nước và mắm tôm sôi đều sẽ đảm bảo vệ sinh hơn. Với các món nem rán, chả nướng, bánh tôm, bún bò khô… thì chấm với nước chấm có đủ các vị chua – cay – mặn – ngọt. Trước hết, đem băm nhỏ tỏi, ớt ngâm giấm khoảng 30 phút. Tiếp đến hòa nước sôi để nguội với đường, sau đó rót từ từ nước mắm vào. Cuối cùng đổ bát giấm, ớt, tỏi hòa cho đều.
  4. Để có các vị chua – cay – mặn – ngọt cân đối thì nên pha với tỷ lệ sau: 30g giấm, 30g đường, 30g nước mắm, 100g nước lọc, tỏi ớt vừa đủ sẽ được khoảng một bát ăn cơm nước chấm. Cùng một loại nước chấm chua – cay – mặn – ngọt như trên, nhưng nếu để chấm với các món bao bột như tôm bột rán, cá tẩm bột rán, đùi ếch tẩm bột… thì bạn chỉ cần giảm lượng nước xuống còn 50g, sau đó hòa chút bột đao, đem đun sôi, sẽ được nước chấm như ý.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2