intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khi con 6 tháng tuổi – Tuần 5

Chia sẻ: Hoa Bi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

59
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Con đã sẵn sàng để khám phá rồi đây mẹ ạ! Bé sẽ sử dụng mọi giác quan của mình để tìm hiểu thế giới xung quanh, mẹ có thể giúp bé bằng cách giới thiệu với con những món đồ chơi và trò chơi phù hợp, hoặc cả đọc sách cho bé (dù có thể bé chưa hứng thú lắm với việc này đâu).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khi con 6 tháng tuổi – Tuần 5

  1. Khi con 6 tháng tuổi – Tuần 5
  2. Con đã sẵn sàng để khám phá rồi đây mẹ ạ! Bé sẽ sử dụng mọi giác quan của mình để tìm hiểu thế giới xung quanh, mẹ có thể giúp bé bằng cách giới thiệu với con những món đồ chơi và trò chơi phù hợp, hoặc cả đọc sách cho bé (dù có thể bé chưa hứng thú lắm với việc này đâu). Ngoài ra, hãy dành thời gian để chăm sóc chính mình nữa mẹ nhé! Kích thích các giác quan của bé Bé dùng tất cả giác quan của mình để khám phá thế giới xung quanh - Ảnh: Inmagine Bé dùng tất cả các giác quan của mình để khám phá và tìm hiểu thế giới. Hãy đảm bảo những thứ xung quanh bé đều an toàn để bé có thể sờ mó, cho vào miệng và chơi với chúng. Bé có thể sẽ thích bóp chiếc kèn đồ chơi cho nó kêu tít tè, vuốt ve chú gấu nhồi bông, hoặc gặm vòng ngậm dành cho bé mọc răng.
  3. Một trò chơi thú vị cho bé: Sưu tầm nhiều chất liệu vải khác nhau và đặt các miếng vải sát nhau trên nền nhà rồi quan sát biểu hiện của bé khi bé di chuyển lại phía các miếng vải đó. Cùng bé đọc sách Cùng xem sách với bé sẽ giúp bé phát triển kỹ năng ngôn ngữ và sở thích đọc sách sau này. Việc chọn sách loại nào không quan trọng. Bạn có thể chọn loại sách có nhiều màu sắc và làm bằng giấy bìa chắc chắn hoặc loại sách khi mở ra có các hình ảnh xòe bung lên. Bé phải từ 9 đến 12 tháng tuổi mới đủ khéo léo để mở hoặc lật trang sách và bé cũng không đủ kiên nhẫn để ngồi yên trong lúc bạn đọc truyện cho bé nghe nhưng đừng đầu hàng. Dù bé đang ở độ tuổi nào, đọc sách cho bé nghe là một cơ hội tốt để bé thích nghi với xã hội. Thức ăn bốc Bắt đầu từ bây giờ, bé có thể sẽ chụp lấy muỗng khi bạn đang đút bé ăn hoặc bốc thức ăn trên đĩa. Đó là dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng thử ăn thức ăn bốc. Bạn hãy bỏ vài ba miếng thức ăn lên đĩa của bé xem thế nào. Bé có thể thèm ăn nhưng lại chưa có nhiều răng nên mới đầu bạn hãy cho bé những thức ăn có thể nghiền được bằng nướu hoặc có thể tan trong miệng dễ dàng. Khi bé lớn hơn, bạn có thể cho bé nếm thử các thức ăn của bạn.
  4. Bé đã có thể ăn những thức ăn mềm bằng cách bốc tay - Ảnh: Inmagine Hãy nhớ rằng bé đang tìm hiểu các chất liệu, màu sắc và mùi vị, vì vậy bạn hãy cho bé thử nhiều loại thức ăn khác nhau. Một vài loại thức ăn bốc bé có thể thích là chuối, xoài chín, lê, đào, dưa gang hoặc dưa hấu bỏ hạt, nho, dâu, đậu hũ, nui, phô mai, một số loại rau củ luộc như cà rốt, bí ngòi, khoai tây, khoai lang, bông cải, đậu que… Cuộc sống của bạn: Dành thời gian cho bản thân Với hầu hết các bà mẹ trẻ, chăm sóc con cái, việc cơ quan, việc nhà luôn được dành ưu tiên trước nhất và cuối cùng mới đến chăm sóc bản thân. Tuy nhiên chăm sóc bản thân cũng rất quan trọng bởi nếu bạn không làm như vậy, bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi thực hiện các việc kia. Có thể ví điều này như việc bạn cố vận hành một chiếc xe không có xăng vậy.
  5. Mẹ hãy dành thời gian cho riêng mình nữa nhé - Ảnh: Inmagine Vì một ngày chỉ có 24 tiếng đồng hồ không hơn nên bạn chỉ có thể phân bổ lại quỹ thời gian bạn có. Tự hỏi bản thân có việc gì mình có thể bỏ đi không. Ví dụ bạn có đang tình nguyện làm công việc gì có thể tạm thời dừng một thời gian không. Một cách khác để có thêm thời gian là tiết kiệm thời gian trong các hoạt động hàng ngày. Mỗi tuần chỉ cần nấu ăn vài lần rồi bỏ vào ngăn đá ăn dần. Thỉnh thoảng có thể mua thức ăn chế biến sẵn. Đừng lo nếu nhà cửa bạn không được ngăn nắp như trước, và hãy nhờ người khác giúp đỡ (đồng thời cũng chấp nhận đề nghị giúp đỡ từ người khác) khi cần. Cùng làm việc với nhau sẽ giảm tải áp lực cho bạn. Mọi người trong gia đình có thể thay phiên nhau chăm sóc bé. Lên kế hoạch dành riêng cho mình một hoạt động thường xuyên nào đó, ví dụ tham gia một lớp thể dục hoặc ăn trưa với bạn bè. Hãy học cách tận dụng từng phút từng giây khoảng thời gian mà bạn có bằng cách lập một danh
  6. sách tất cả những thói quen mà đã lâu bạn không có thời gian để làm (đọc sách, thêu thùa, lướt web) rồi tranh thủ làm bất cứ khi nào có thể. Làm quen với những phụ huynh khác để tìm hiểu xem họ xoay sở như thế nào để tranh thủ thời gian và làm cho cuộc sống thoải mái hơn. Bạn cũng có thể tham gia các cộng đồng mạng xã hội dành riêng cho các bà mẹ chăm sóc con nhỏ như mình.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2