intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp xây dựng và phát triển vườn ươm doanh nghiệp ở Việt Nam trong khuôn khổ chương trình hỗ trợ khu vực tư nhân Việt Nam do EU tài trợ

Chia sẻ: Sdgsxf Sdgsxf | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:87

184
lượt xem
30
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp xây dựng và phát triển vườn ươm doanh nghiệp ở Việt Nam trong khuôn khổ chương trình hỗ trợ khu vực tư nhân Việt Nam do EU tài trợ nêu một số vấn đề lý luận về vườn ươm doanh nghiệp: khái niệm, đặc điểm, phân loại, vai trò, kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng và phát triển vườn ươm doanh nghiệp. Thực trạng xây dựng và phát triển vườn ươm doanh nghiệp ở Việt Nam. Định hướng và kiến nghị xây dựng và phát triển vườn ươm doanh nghiệp ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp xây dựng và phát triển vườn ươm doanh nghiệp ở Việt Nam trong khuôn khổ chương trình hỗ trợ khu vực tư nhân Việt Nam do EU tài trợ

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VƢỜN ƢƠM DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM TRONG KHUÔN KHỔ CHƢƠNG TRÌNH HỖ TRỢ KHU VỰC TƢ NHÂN VIỆT NAM DO EU TÀI TRỢ Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thùy Linh Lớp: Anh 17 Khóa: K 43 Giáo viên hƣớng dẫn: PGS.TS Vũ Chí Lộc Hà nội, 6/2008 1
  2. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 CHƢƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VƢỜN ƢƠM DOANH NGHIỆP ............................................................................................ 3 1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÂN LOẠI ....................................................3 1.1.1. Khái niệm .......................................................................................... 3 1.1.2. Đặc điểm............................................................................................ 6 1.1.3. Phân loại vƣờn ƣơm doanh nghiệp ................................................... 8 1.2. VAI TRÒ CỦA VƢỜN ƢƠM DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ ...... 10 1.2.1. Vƣờn ƣơm doanh nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời, phát triển doanh nghiệp, nâng cao tinh thần kinh doanh .......................... 11 1.2.2. Vƣờn ƣơm doanh nghiệp góp phần thúc đẩy sáng tạo, đổi mới và chuyển giao công nghệ, thƣơng mại hóa ý tƣởng kinh doanh, liên kết kinh doanh .................................................................................... 11 1.2.3. Vƣờn ƣơm doanh nghiệp đóng góp vào phát triển kinh tế địa phƣơng ................................................................................................. 12 1.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VƢỜN ƢƠM DOANH NGHIỆP .................................... 12 1.3.1. Thành tựu và xu hƣớng phát triển của các vƣờn ƣơm doanh nghiệp trên thế giới ......................................................................... 12 1.3.2. Một số bài học kinh nghiệm chủ yếu .............................................. 16 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VƢỜN ƢƠM DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM ........................................ 18 2.1. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VƢỜN ƢƠM DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM ........................................................... 18 2
  3. 2.1.1. Thực trạng xây dựng và phát triển vƣờn ƣơm doanh nghiệp ở Việt Nam ................................................................................................ 18 2.1.2. Đánh giá thành tựu và hạn chế ........................................................ 27 2.2. VƢỜN ƢƠM DOANH NGHIỆP TRONG KHUÔN KHỔ CHƢƠNG TRÌNH HỖ TRỢ KHU VỰC TƢ NHÂN VIỆT NAM DO EU TÀI TRỢ ..................................................................................... 30 2.2.1. Liên minh Chấu Âu tại Việt Nam ................................................... 30 2.2.2. Chƣơng trình khu vực tƣ nhân Việt Nam do EU tài trợ.................. 33 2.2.3. Vƣờn ƣơm doanh nghiệp chế biến thực phẩm Hà nội và ƣơm tạo phần mềm Quang Trung......................................................... 39 2.3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT ................................... 56 CHƢƠNG III: ĐỊNH HƢỚNG VÀ KIẾN NGHỊ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VƢỜN ƢƠM DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM ............. 59 3.1. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƢỚNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VƢỜN ƢƠM DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM .................................... 59 3.2. KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VƢỜN ƢƠM DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM .................................... 60 3.2.1. Cần xây dựng các thể chế hỗ trợ thành lập và vận hành vƣơm doanh nghiệp ở Việt Nam ......................................................................... 60 3.2.2. Cần nâng cao nhận thức về vƣờn ƣơm doanh nghiệp, áp dụng các chuẩn mực, kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng và phát triển vƣờn ƣơm doanh nghiệp ở Việt Nam ................................................................. 63 3.2.3. Cần xác định lộ trình cụ thể xây dựng và phát triển vƣờn ƣơm doanh nghiệp Việt Nam, thí điểm và nhân rộng mô hình vƣờn ƣơm hiệu quả ..................................................................................................... 64 3.2.4. Cần nâng cao công tác giám sát, đánh giá hiệu qủa hoạt động của các vƣờn ƣơm doanh nghiệp............................................................... 65 3.2.5. Cần phát huy hơn nữa vai trò của các cơ quan, tổ chức tham gia thành lập và vận hành vƣờn ƣơm HBI và SBI ........................... 65 3
  4. 3.2.6. Phát triển chiến lƣợc tạo nguồn thu cho vƣờn ƣơm, hƣớng tới tự chủ về tài chính và phát triển bền vững ................................................ 66 3.2.7. Khẩn trƣơng tìm kiếm, huy động các nguồn tài trợ để HBI và SBI có thể hoạt động bình thƣờng ................................................ 67 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 69 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 71 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 73 4
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BDM Giám đốc phát triển kinh doanh BDM Giám đốc phát triển kinh doanh BDS Dịch vụ phát triển kinh doanh CEO Giám đốc điều hành CNC Công nghệ cao DNN&V Doanh nghiÖp nhá vµ võa EU Liên minh Châu Âu FDI Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài GHP Quy phạm thực hành vệ sinh tốt GMP Quy phạm thực hành sản xuất tốt HACCP hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn HAPI Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Hà Nội HAPRO Tổng Công ty Thƣơng mại Hà Nội HBI Vƣờn ƣơm doanh nghiệp chế biến và đóng gói thực phẩm Hà Nội HCA Hội tin học Tp. Hồ Chí Minh ICT Công nghệ thông tin và truyền thông MPI Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ NBIA Hiệp hội vƣờn ƣơm doanh nghiệp Quốc gia Mỹ ODA Hỗ trợ phát triển chính thức OWP Kế hoạch hoạt động tổng thể và ngân sách PSC Ban chỉ đạo chƣơng trình SBI Vƣờn ƣơm doanh nghiệp phần mềm Quang Trung UNIDO Tổ chức Phát triển Công nghiệp của Liên Hiệp Quốc VPSSP Chƣơng trình hỗ trợ khu vực tƣ nhân Việt Nam VƢDN Vƣờn ƣơm doanh nghiệp 5
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH Bảng 1.1: Thống kê VƢDN tại một số quốc gia Châu Á 2003 ....................... 13 Bảng 1.2: Một số xu hƣớng phát triển mô hình VƢDN tại Mỹ....................... 15 Bảng 2.1: Thống kê các VƢDN ở Việt Nam giai đoạn 2004-2008................. 18 Bảng 2.2: Tóm tắt Chƣơng trình hỗ trợ khu vực tƣ nhân Việt Nam................ 34 Bảng 2.3: Các kết quả dự kiến của Hợp phần 2 ............................................... 36 Hình 1.1: Thống kế VƢDN ở khu vực Bắc Mỹ............................................... 12 Hình 2.1: Mô hình VƢDN Phú Thọ ................................................................ 22 Hình 2.2: Mô hình ƣơm tạo và quan hệ giữa các đối tƣợng và chủ thể tham gia CRC ................................................................................................... 24 Hình 2.3: Quan hệ thƣơng mại EU - Việt Nam (2000-2006) .......................... 31 Hình 2.4: Tổng vốn FDI thực hiện (tính đến hết năm 2006) ........................... 33 Hình 2.5: Sơ đồ tổ chức thực hiện chƣơng trình VPSSP ................................. 38 Hình 2.6: Cơ cấu tổ chức của HBI ................................................................... 49 Hình 2.7: Quy trình ƣơm tạo trong ngành CNTT tại SBI ................................ 50 6
  7. LỜI MỞ ĐẦU Doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng của nền kinh tế, là bộ phận chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP) và từng bƣớc trở thành nhân tố chủ chốt thúc đẩy kinh tế phát triển. Hoạt động của các doanh nghiệp đã có bƣớc phát triển đột biến, góp phần giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế xã hội, góp phần quyết định vào phục hồi và tăng trƣởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách và tham gia giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội nhƣ tạo việc làm, xoá đói, giảm nghèo... Nhận thức đƣợc tầm quan trọng này, trong những năm qua, Đảng và Nhà nƣớc đã ban hành nhiều chủ trƣơng, chính sách tạo điều kiện, môi trƣờng kinh doanh thuận lợi cho sự ra đời và phát triển của các doanh nghiệp. Trong số đó, sự hình thành các doanh nghiệp mới và hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển thông qua hình thức ƣơm tạo doanh nghiệp dần trở thành công cụ phổ biến và hiệu quả ở các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nƣớc phát triển. Nhận thức đƣợc tính đa dạng và phức tạp trong việc ƣơm tạo doanh nghiệp, từ tập trung ƣơm tạo các ngành công nghệ cao cho đến các ngành là nền tảng cơ sở của xã hội, Khóa luận sẽ tập trung vào nghiên cứu một số vấn đề lý luận về vƣờn ƣơm doanh nghiệp (VƢDN), kinh nghiệm quốc tế và những bài học kinh nghiệm có thể vận dụng đƣợc ở Việt Nam; đánh giá thực trạng xây dựng và phát triển VƢDN Việt Nam nói chung và các VƢDN trong khuôn khổ Chƣơng trình hỗ trợ khu vực tƣ nhân Việt Nam nói riêng, trên cơ sở đó, đƣa ra các quan điểm và giải pháp phát triển VƢDN ở Việt Nam. Để hoàn thành nghiên cứu này, tôi xin chân thành cảm ơn sự hƣớng dẫn tận tình của PGS.TS Vũ Chí Lộc và sự giúp đỡ của Chƣơng trình hỗ trợ khu vực tƣ nhân Việt Nam, đặc biệt là sự hỗ trợ của VƢDN Hà nội và VƢDN Tp. Hồ Chí Minh. 1
  8. Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của Khóa luận này gồm 3 chƣơng: Chƣơng I: Một số vấn đề lý luận về vƣờn ƣơm doanh nghiệp Chƣơng II: Thực trạng xây dựng và phát triển vƣờn ƣơm doanh nghiệp ở Việt Nam Chƣơng III: Định hƣớng và kiến nghị xây dựng và phát triển vƣờn ƣơm doanh nghiệp ở Việt Nam Mục tiêu nghiên cứu: Làm rõ một số vấn đề lý luận về vƣờn VƢDN; đánh giá thực trạng xây dựng và phát triển VƢDN ở Việt Nam, đặc biệt là tập trung vào các VƢDN trong khuôn khổ Chƣơng trình hỗ trợ khu vực tƣ nhân Việt nam (VPSSP) do Liên minh Châu Âu (EU) tài trợ, qua đó nêu lên các nhóm quan điểm và kiến nghị xây dựng và phát triển VƢDN ở Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Các VƢDN ở Việt Nam và VƢDN trong khuôn khổ Chƣơng trình hỗ trợ khu vực tƣ nhân Việt Nam do EU tài trợ. Phương pháp nghiên cứu: Phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp, thống kê tổng hợp kết hợp với phƣơng pháp thống kê định tính và định lƣợng, phân tích so sánh, điều tra… Nguồn dữ liệu nghiên cứu: Khóa luận sử dụng nguồn dữ liệu sơ cấp qua phỏng vấn trực tiếp và phiếu điều tra tại VƢDN Hà nội và Tp. Hồ Chí Minh. Nguồn dữ liệu thứ cấp đƣợc thu thập chủ yếu qua các văn kiện, báo cáo của dự án và các VƢDN. 2
  9. CHƢƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VƢỜN ƢƠM DOANH NGHIỆP 1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÂN LOẠI 1.1.1. Khái niệm Theo Hiệp hội Vƣờn ƣơm doanh nghiệp Quốc Gia (NBIA)1, Vƣờn ƣơm doanh nghiệp đầu tiên đƣợc thành lập vào năm 1959 tại Batavia, New York, Mỹ bởi Joseph L. Mancuso. Ban đầu, do không tìm kiếm đƣợc khách hàng có khả năng thuê lại toàn bộ tòa nhà, Mancuso chia nhỏ tòa nhà thành các không gian làm việc riêng lẻ và qua đó, không chỉ cung cấp các không gian làm việc cho các doanh nghiệp mà còn cung cấp thêm các dịch vụ tƣ vấn kinh doanh, các dịch vụ văn phòng dùng chung và giúp các doanh nghiệp có thể huy động vốn kinh doanh và đầu tƣ. Trong vòng 5 năm sau đó, toàn bộ tòa nhà này đã đƣợc lấp đầy khách hàng và đƣợc gọi dƣới tên là Trung tâm Công nghiệp Batavia. Phần lớn các khách hàng đầu tiên gia nhập là doanh nghiệp non trẻ (chicken company), do vậy tòa nhà này còn đƣợc gọi là “lồng ấp” hay “vƣờn ƣơm” (“incubator”). Nhƣ vậy, Mancuso không chỉ đề xƣớng một mô hình kinh doanh mới mà còn đặt tên tòa nhà là “vƣờn ƣơm doanh nghiệp” (“business incubator”). Sau đó, mô hình này phát triển mạnh tại Mỹ và tiếp đó lan rộng sang Châu Âu, Bắc Mỹ và các nƣớc đang phát triển Châu Á. Hiện vƣờn ƣơm này vẫn còn hoạt động với hơn 110 khách hàng và 1.000 khu làm việc cho khách hàng ƣơm tạo. Cùng với sự phát triển nhanh về số lƣợng và đa dạng về loại hình, hiện có nhiều định nghĩa khác nhau về vƣờn ƣơm doanh nghiệp tùy theo vai trò, chức năng của chúng trong hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp trong từng thời kỳ cũng nhƣ mục tiêu và tôn chỉ hoạt động của mỗi vƣờn ƣơm doanh nghiệp trên thế giới. 1 NBIA là một tổ chức tƣ nhân hoạt động phi lợi nhuận có trụ sở tại Athens, Ohio, Mỹ. 3
  10. Theo NBIA, “vƣờn ƣơm doanh nghiệp là nơi nuôi dƣỡng doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp sống sót và trƣởng thành trong giai doanh khởi nghiệp thông qua cung cấp các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh và các nguồn lực cần thiết”. Theo Tổ chức Phát triển Công nghiệp của Liên hiệp quốc (UNIDO)2 thì “ Vƣờn ƣơm là một tổ chức tiến hành một cách hệ thống quá trình tạo dựng các doanh nghiệp mới, cung cấp cho các doanh nghiệp này một hệ thống toàn diện và thích hợp các dịch vụ để hoạt động thành công” Ủy ban châu Âu (EU) thì cho rằng3, “Vƣờn ƣơm doanh nghiệp là một khu vực có kết cấu hạ tầng, trong đó các doanh nghiệp mới khởi sự hoạt động tại một diện tích hạn chế, nhƣng có thể cải tạo và mở rộng đƣợc theo kiểu các mô đun, sử dụng chung các dịch vụ liên quan đến hạ tầng cơ sở, quản lý, ban thƣ ký và các nhân viên giúp việc”. Theo Mun Hou CHEW, “vƣờn ƣơm doanh nghiệp là một công cụ hữu hiệu giúp đỡ các doanh nhân thành lập doanh nghiệp thông qua liên kết chặt chẽ về nhân lực, công nghệ, vốn và tri thức”4. Có ý kiến khác cho rằng, “vƣờn ƣơm doanh nghiệp một mặt là tập hợp các kết cấu hạ tầng cần thiết, không thể thiếu đƣợc cho hoạt động sản xuất nhƣ năng lƣợng, nƣớc sạch, viễn thông, Internet, giao thông, xử lý nƣớc thải, v.v., mặt khác còn cung cấp các dịch vụ tƣ vấn mà ngày nay đã trở thành một yếu tố không thể thiếu đƣợc cho hoạt động thành công của một doanh nghiệp”. Tuy nhiên, định nghĩa sau đƣợc xem là toàn diện nhất, phản ánh bản chất chung nhất của vƣờn ƣơm doanh nghiệp: “Vườn ươm doanh nghiệp là một mô hình hỗ trợ doanh nghiệp toàn diện được thiết kế nhằm tạo điều 2 http://www.unido.org/en/doc/3736, UNIDO/Business incubators 3 http://ec.europa.eu/enterprise/entrepreneurship/support_measures/incubators/index.htm 4 Mun Hou CHEW, iAxil Pte Ltd, Forum on Incubator, Peple’s Committee of Ho Chi Minh City, Sai Gon High-Tech Park, Board of Management, 25 October 2005 4
  11. kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khởi sự và mới được thành lập phát triển và hội nhập vào thị trường trong nước cũng như quốc tế thông qua cung cấp các dịch vụ dùng chung, đào tạo, hỗ trợ tài chính, trang thiết bị và nhà xưởng để các doanh nghiệp phát triển”. Nhƣ vậy, có thể thấy, mục đích của một vƣờn ƣơm doanh nghiệp là nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp trong cộng đồng nhằm thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp và cải thiện khả năng cạnh tranh, góp phần tạo việc làm và giảm nghèo. Vƣờn ƣơm doanh nghiệp là một công cụ phục vụ việc phát triển doanh nghiệp và phát triển kinh tế địa phƣơng thông qua việc thành lập doanh nghiệp mới, tạo việc làm và nâng cao năng suất giá trị gia tăng. Thông thƣờng, về mặt vật lý, vƣờn ƣơm doanh nghiệp là một toà nhà, ở đó ngƣời ta kết hợp phƣơng tiện của nhà nƣớc và vốn của khu vực tƣ nhân nhằm đáp ứng các nhu cầu của các doanh nghiệp tại những thời điểm quan trọng trong quá trình phát triển, đặc biệt là giai đoạn khởi nghiệp gặp nhiều khó khăn của doanh nghiệp. Vƣờn ƣơm doanh nghiệp khuyến khích các sáng kiến kinh doanh nhỏ và tận dụng khả năng phát triển kinh tế địa phƣơng, với mục đích hỗ trợ phát triển kinh tế các vùng và các doanh nghiệp khởi sự tìm giải pháp cho riêng mình. Nguyên tắc hoạt động là tạo cho một môi trƣờng thuận lợi cho khởi nghiệp kinh doanh trong những năm đầu quan trọng nhất. Sau khoảng thời gian nhất định hay kết thúc quá trình ƣơm tạo, thƣờng là từ 2-4 năm tùy theo từng lĩnh vực/ngành nghề ƣơm tạo, các doanh nghiệp ƣơm tạo sẽ rời khỏi vƣờn ƣơm và nhƣờng chỗ cho các doanh nghiệp mới. Về cơ bản, vƣờn ƣơm tạo ra ba loại giá trị gia tăng: Hỗ trợ các doanh nghiệp trong giai đoạn mới bắt đầu thành lập, trong quá trình trƣởng thành và lớn mạnh trong thị trƣờng; đóng góp cho sự phát triển kinh tế địa phƣơng và 5
  12. vùng; bản thân vƣờn ƣơm cũng là một loại hình doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kinh doanh. Bên cạnh đó, còn có khái niệm về vƣờn ƣơm doanh nghiệp công nghệ (Technology Business Incubator - TBI). Đây là một loại hình vƣờn ƣơm doanh nghiệp đặc biệt, chuyên ƣơm tạo các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao và có khái niệm hẹp hơn vƣờn ƣơm doanh nghiệp. Hiện có khá nhiều cách định nghĩa về TBI đang tồn tại trên thế giới. Theo Tổ chức Phát triển Công nghiệp của Liên Hợp Quốc (UNIDO) thì "TBI là một tổ chức tiến hành một cách hệ thống quá trình tạo dựng các doanh nghiệp mới, cung cấp cho các doanh nghiệp này một hệ thống toàn diện và thích hợp các dịch vụ để hoạt động thành công"5. TBI khác biệt so với VƢDN thông thƣờng ở một số điểm nhƣ có mối liên kết chặt chẽ với các đối tác chiến lƣợc trong hoạt động, đặc biệt có sự cam kết bảo trợ, hợp tác mạnh của các trƣờng đại học, viện nghiên cứu khoa học công nghệ; đƣợc thành lập trong trƣờng đại học kỹ thuật, trung tâm công nghệ, khu công nghệ cao, hoặc các nơi gần nguồn lực hỗ trợ kỹ thuật; đƣợc giám sát, điều hành bởi các chuyên gia có kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp công nghệ; thƣờng cung cấp các dịch vụ chuyên môn kỹ thuật và các thiết bị chuyên dùng, các phòng thí nghiệm… Ngoài ra, trên thế giới còn có một số khái niệm khác về các tổ chức, định chế có chức năng hỗ trợ doanh nghiệp tƣơng tự nhƣ Trung tâm sáng tạo (Innovation Centre), Trung tâm khởi nghiệp (Start-up Centre), Công viên khoa học (Science Park), Công viên công nghệ (Technology Park),… 1.1.2. Đặc điểm Từ những khái quát lý luận về VƢDN trên đây, đồng thời do tính đặc thù của VƢDN với tƣ cách là một công cụ hỗ trợ doanh nghiệp nên VƢDN 5 http://www.bachkhoadanang.net/forum/viewtopic.php?t=1362, truy cập ngày 19/4/2008 6
  13. trƣớc hết có các đặc điểm chung nhƣ các hình thức hỗ trợ doanh nghiệp khác và có đặc điểm riêng của mình, phản ánh bản chất của VƢDN. Các đặc điểm của một vƣờn ƣơm doanh nghiệp:  Các khách hàng tham gia VƢDN có thể tiếp cận các cơ sở sản xuất, sử dụng chung trang thiết bị, thiết bị văn phòng và các dịch vụ tƣ vấn mà không buộc phải chứng minh nguồn lực tài chính hoặc những cam kết lâu dài; qua đó, thúc đẩy hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp một cách hiệu quả;  Các nhà tƣ vấn có năng lực có thể đƣa ra những chẩn đoán sớm và giải pháp cho những nguy cơ và cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp thông qua một mạng lƣới rộng khắp gồm các nhân viên và cán bộ chuyên môn trong cộng đồng kinh doanh địa phƣơng;  Bản thân VƢDN hoạt động và phát triển nhƣ một doanh nghiệp với triển vọng trở thành tổ chức tự trang trải, phát triển bền vững và có khả năng tự chủ về tài chính;  Phần lớn những hỗ trợ ban đầu thƣờng do Chính phủ hoặc chính quyền địa phƣơng cung cấp và hỗ trợ dƣới dạng cho thuê các toà nhà với mức phí thấp (hoặc miễn phí), bao cấp hoạt động cho đến khi các khoản tiền đi thuê và các khoản phí từ khách hàng bắt đầu tạo đủ doanh thu cho vƣờn ƣơm. Ngoài ra, những đặc điểm sau của vƣờn ƣơm doanh nghiệp giúp dỡ bỏ những trở ngại đối với việc hình thành và phát triển các doanh nghiệp quy mô nhỏ và siêu nhỏ:  Không gian toà nhà đƣợc tổ chức theo các mô hình có thể đƣợc biến đổi dễ dàng tuỳ theo nhu cầu của khách hàng. Tính chất linh hoạt về không gian và việc không yêu cầu phải có sự cam kết lâu dài đối với một vị trí cụ thể nào đó càng làm tăng khả năng biến đổi;  Các doanh nghiệp có thể tiếp cận trực tiếp hàng loạt các dịch vụ nhằm hỗ trợ sự phát triển của họ trong những năm đầu hoạt động, chính điều đó sẽ giúp các doanh nghiệp này tránh đƣợc tình trạng quá tải nhân viên và mua sắm những thiết bị không cần thiết. Điều đó cũng sẽ giúp các doanh 7
  14. nghiệp nhỏ và những doanh nghiệp mới đƣợc thành lập giảm đƣợc chi phí hoạt động, đồng thời các dịch vụ tƣ vấn và tập huấn giúp các doanh nghiệp tồn tại và phát triển.  Các hợp đồng khách hàng có tính linh hoạt giúp các doanh nghiệp có thể dễ dàng tham gia và rời bỏ vƣờn ƣơm. 1.1.3. Phân loại vƣờn ƣơm doanh nghiệp Tùy theo tiêu chí và mục đích phân loại, hiện có rất nhiều cách phân loại các VƢDN trên thế giới. Nghiên cứu của Midland Bank năm 1997 đã chia ra bốn loại VƢDN nhƣ sau: - Technopoles: VƢDN thuộc loại này là một bộ phận của một dự án tổng thể bao gồm các đơn vị giáo dục và (hoặc) các viện nghiên cứu và một loạt các tổ chức khác có quan tâm đến việc phát triển của khu vực. - Các VƯDN mang tính đặc thù ngành: Các VƢDN này hƣớng tới việc khai thác các nguồn lực đặc thù của địa phƣơng để phát triển các doanh nghiệp mới trong một ngành cụ thể. Vì vậy, các VƢDN loại này tập trung vào sự tăng trƣởng kinh tế của địa phƣơng. - VƯDN thông thường: các vƣờn ƣơm thuộc loại này phục vụ cho một phạm vi rộng các doanh nghiệp mà không chuyên môn vào một lĩnh vực cụ thể mặc dù chúng có nhấn mạnh vào đổi mới. - Xây dựng doanh nghiệp: Các VƢDN loại này hƣớng tới mục tiêu tạo ra các doanh nghiệp bằng cách xây dựng một đội ngũ quản lý thích hợp để khai thác các cơ hội kinh doanh đặc thù cũng nhƣ chọn lọc ra những ngƣời thành công và bồi dƣỡng họ. Có ít nhất 5 loại hình VƢDN đã xuất hiện trong vòng 40 năm trở lại đây và đƣợc Campbell (1985)6 mô tả chi tiết nhƣ sau: 6 Campbell, C., R. C. Kendrick, and D. S. Samuelson 1985. Stalking the Latent Entrepreneur: Business Incubators and Economic Development. Economic Development Review 3(2). 8
  15. - VƯDN công nghiệp: Các vƣờn ƣơm loại này đƣợc các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức phi lợi nhuận tài trợ. Mục tiêu của chúng là tạo công ăn việc làm để giải quyết tình trạng thiếu việc hay thất nghiệp nói chung. Các vƣờn ƣơm công nghiệp thƣờng đƣợc thấy ở các nhà máy, nhà kho, trƣờng học, các trung tâm văn phòng đƣợc cải tạo, nâng cấp lại nơi có tình trạng thừa lao động và thiếu tài sản. - Các VƯDN liên quan đến các trường đại học: Các vƣờn ƣơm này đƣợc thiết lập với mục đích thƣơng mại hoá các tài sản dƣới dạng khoa học công nghệ và tri thức đƣợc tạo ra trong quá trình nghiên cứu của trƣờng đại học, viên nghiên cứu. Các vƣờn ƣơm có liên quan đến các trƣờng đại học này cung cấp cho các công ty mới các dịch vụ sử dụng phòng thí nghiệm, máy tính, thƣ viện và các chuyên gia hỗ trợ từ phía các khoa và sinh viên. Một số các vƣờn ƣơm loại này do trƣờng đại học tài trợ, nhƣng chủ yếu các vƣờn ƣơm tồn tại dƣới dạng góp vốn của một số ngƣời đầu tƣ. - Các VƯDN kinh doanh bất động sản: Các vƣờn ƣơm loại này cung cấp các diện tích văn phòng cũng nhƣ nhà xƣởng và các dịch vụ. Một số công ty kinh doanh bất động sản đã tham gia để phát triển thị trƣờng cao cấp, chúng hƣớng tới các doanh nghiệp mới thành lập có tƣơng lai trong ngành công nghiệp phần mềm, internet và trong ngành cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp. Các nhà đầu tƣ phát triển bất động sản có quan tâm đầu tiên đến thu nhập từ tiền cho thuê và sự tăng lên về giá trị của tài sản cố định. - Các VƯDN đầu tư kiếm lời: đây là cách đơn giản hơn cho một doanh nghiệp có vốn đầu tƣ và các nhà đầu tƣ rót vốn vào các công ty tại một địa điểm. Hình thức này cho phép các công ty có sự quan tâm lớn hơn và có thể tạo ra sự phối hợp trong danh mục đầu tƣ của họ, điều này cũng là điều mà hình thức tổ hợp (conglomerate) mong muốn làm đƣợc nhƣng kết quả còn nhiều hạn chế. - Các VƯDN liên kết kinh doanh: Đây là mô hình phát triển nhanh nhất và có nhiều thành công nhất trong các mô hình vƣờn ƣơm. Các công ty 9
  16. lớn thu nhận các công ty con và cung cấp tài chính, trang thiết bị và chuyên gia và có thể cả việc bán sản phẩm để đổi lấy một phần vốn góp trong công ty. Tuy nhiên, phân loại sau đƣợc PricewaterhouseCooper nghiên cứu và tổng kết năm 1999 đƣợc xem là tổng hợp và toàn diện nhất, trong đó đã đƣa ra bốn tiêu chí để phân loại VƢDN dựa trên hình thức tổ chức cũng nhƣ xu hƣớng phát triển của các loại hình VƢDN (chẳng hạn, xu hƣớng phát triển của loại hình VƢDN ảo): - VƯDN độc lập: là loại vƣờn ƣơm đƣợc sở hữu và điều hành một cách độc lập chứ không phải là một bộ phận của một thực thể lớn hơn. - VƯDN lồng ghép: là vƣờn ƣơm đƣợc điều hành dƣới dạng một đơn vị kinh doanh trong một thực thể lớn hơn, chẳng hạn nhƣ các khu công nghệ, các tổ chức phát triển khu vực hay các trung tâm văn phòng. - VƯDN mạng lưới: là loại hình mà một vƣờn ƣơm hợp tác một cách chính thức với các vƣờn ƣơm khác dƣới dạng sở hữu hay quản lý chung, hoặc dƣới dạng cung cấp chung các dịch vụ hay chia sẻ thông tin. - VƯDN ảo: là loại vƣờn ƣơm cung cấp một khối lƣợng lớn các hỗ trợ và dịch vụ cho khách hàng thông qua internet. Các doanh nghiệp khách hàng thƣờng trải rộng trên một khu vực địa lý rộng lớn, thậm chí có thể trên các châu lục khác nhau. 1.2. VAI TRÕ CỦA VƢỜN ƢƠM DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ Với bản chất của VƢDN nêu trên, có thể thấy, việc phát triển VƢDN có ý nghĩa quan trọng và mang lại lợi ích to lớn đối với không chỉ các doanh nghiệp mà còn góp phần quan trọng đối với sự phát triển kinh tế địa phƣơng. Hơn nữa, VƢDN là công cụ kinh tế quan trọng và cơ bản để thúc đẩy các doanh nghiệp mới khởi sự hình thành và phát triển, trên cơ sở đó, thúc đẩy tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập và chuyển giao và đổi mới công nghệ. 10
  17. 1.2.1. Vƣờn ƣơm doanh nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời, phát triển doanh nghiệp, nâng cao tinh thần kinh doanh VƢDN giúp các doanh nghiệp giảm bớt các rủi ro trong đầu tƣ và kinh doanh, tăng khả năng “sống sót” thông qua cung cấp hoàng loạt các dịch vụ hỗ trợ nhƣ dịch vụ phát triển kinh doanh, dịch vụ tƣ vấn trƣớc, trong và sau quá trình ƣơm tạo, hỗ trợ hoặc cho thuê máy móc, thiết bị với giá ƣu đãi, giá cả thuê các dịch vụ dùng chung thấp… do đó, hỗ trợ và da dạng hóa các nguồn lực tài chính, thông tin, công nghệ, thị trƣờng, quản lý… Ngoài ra, các doanh nghiệp đƣợc ƣơm tạo trong một môi trƣờng văn hóa kinh doanh của VƢDN, trong đó bản thân mỗi doanh nghiệp là một thực thể kinh tế độc lập. Trong môi trƣờng đó, các doanh nghiệp có thể tiếp thu và nâng cao tinh thần kinh doanh trong cả một cộng đồng doanh nghiệp. 1.2.2. Vƣờn ƣơm doanh nghiệp góp phần thúc đẩy sáng tạo, đổi mới và chuyển giao công nghệ, thƣơng mại hóa ý tƣởng kinh doanh, liên kết kinh doanh VƢDN còn góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp sáng tạo, đổi mới công nghệ và thƣơng mại hóa ý tƣởng kinh doanh, công nghệ thông qua chiến lƣợc phát triển mạng lƣới của vƣờn ƣơm, đặc biệt trong mạng lƣới liên kết giữa trƣờng đại học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp vừa, nhỏ hoặc siêu nhỏ, các VƢDN có vai trò rất quan trọng trong việc đổi mới, chuyển giao công nghệ và tận dụng những ý tƣởng kinh doanh và biến các ý tƣởng này thành công. Vì bản thân các doanh nghiệp này không thể tiếp cận các nguồn thông tin, nguồn tài chính một cách hiệu quả cũng nhƣ năng lực tài chính phù hợp. VƢDN, đặc biệt là VƢDN công nghệ, còn có vai trò quan trọng trong liên kết chặt chẽ các trƣờng đại học - viện nghiên cứu - doanh nghiệp để nuôi dƣỡng ý tƣởng và thƣơng mại hóa ý tƣởng nghiên cứu. 11
  18. 1.2.3. Vƣờn ƣơm doanh nghiệp đóng góp vào phát triển kinh tế địa phƣơng Vƣờn ƣơm doanh nghiệp là một công cụ hữu hiệu để thúc đẩy và hỗ trợ các doanh nghiệp mới khởi nghiệp và thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, qua đó góp phần giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế-xã hội địa phƣơng nhƣ tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao năng suất giá trị gia tăng. Đồng thời, giúp các địa phƣơng tận dụng đƣợc tiềm năng phát triển kinh tế địa phƣơng nhƣ giữ gìn và phát triển các ngành nghề truyền thống, có thế mạnh và phát triển các ngành nghề mới. Với các dịch vụ hỗ trợ, VƢDN giúp các doanh nghiệp giảm bớt chi phí, rủi ro trong kinh doanh ngay từ bƣớc khởi sự doanh nghiệp, qua đó hạn chế đƣợc tình trạng phá sản doanh nghiệp cũng nhƣ những hiệu ứng tiêu cực kèm theo. Nhƣ vậy, các vƣờn ƣơm còn có thêm nhiều vai trò khác nữa, không chỉ phục vụ các doanh nghiệp mới khởi nghiệp đóng trong vƣờn ƣơm, mà còn hỗ trợ cho cả cộng đồng kinh tế địa phƣơng phát triển. 1.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VƢỜN ƢƠM DOANH NGHIỆP 1.3.1. Thành tựu và xu hƣớng phát triển của các vƣờn ƣơm doanh nghiệp trên thế giới Theo thống kê của NBIA, hiện thế giới có khoảng 5.000 VƢDN đang hoạt động. Tính đến 10/2006, Hình 1.1: Thống kê VƢDN ở Bắc Mỹ có khoảng 1.400 VƢDN ở Bắc Mỹ, trong đó, 1.115 VƢDN ở Mỹ, 119 ở Mexico và 120 ở Canada. Ban đầu, chỉ với 12 VƢDN ở Bắc Mỹ, sau đó các 12
  19. VƢDN phát triển mạnh ở Mỹ và các quốc gia ở Châu Âu và sau đó lan rộng sang Châu Á và Mỹ La tinh trong thập kỷ 90. Cũng đã có hàng trăm vƣờn ƣơm hoạt động theo mục tiêu lợi nhuận đƣợc hình thành dƣới dạng doanh nghiệp độc lập hoặc dƣới dạng tổ hợp (consortium) theo một quy định kế toán chung, hay theo tƣ vấn quản lý chung, hoặc có cổ đông góp vốn liên doanh hoặc dƣới sự quản lý của các công ty lớn chi phối các ngành công nghệ cao nhƣ Microsoft, Cisco Systems, Nokia và Oracle. Bảng 1.1: Thống kê VƢDN tại một số quốc gia Châu Á 2003 Quốc Trung Nhật Hàn Đài Sigap Hồng Ấn Tổng gia Quốc Bản Quốc Loan ore Kông Độ cộng Phi lợi 460 159 322 59 42 4 25 1.071 nhuận Vì lợi - 44 11 5 13 2 6 81 nhuận Tổng 460 203 333 64 55 6 31 1.152 cộng Số VƢDN 3.387 800 1.234 190 - 66 - 6.177 đã tốt nghiệp Nguồn: Hong KIM (2003), The improvement of Asian business incubator, KOBIA. Số lƣợng các vƣờn ƣơm tăng với tỷ lệ 6 vƣờn ƣơm/tháng trong giai đoạn từ tháng 1/1999 đến tháng 8/1999. Từ 9/1999 đến 12/2000, tỷ lệ tăng một cách nhanh chóng, trung bình khoảng 25 vƣờn ƣơm mới/ tháng ở Mỹ. Nếu tính cả số lƣợng vƣờn ƣơm của các nƣớc khác trên thế giới (80 tại Liên Xô cũ, 600 tại các nƣớc Tây Âu, 210 tại Đông Âu, 50 tại Úc, 200 tại Trung Quốc, 100 tại Ấn Độ) thì có khoảng 4.000 VƢDN đang hoạt động vào năm 20027. 7 Trần Ngọc Ca (2002), một số kinh nghiệm ƣơm tạo doanh nghiệp CNC, Viện KH&CN. 13
  20. Quốc gia có số VƢDN lớn nhất là Mỹ (khoảng 1.115, năm 2006), tiếp đến là Trung Quốc (khoảng gần 600, năm 2006)… Các nƣớc Châu Á khác nhƣ Hàn Quốc và Nhật Bản cũng có số VƢDN cao với khá nhiều doanh nghiệp đã tốt nghiệp và rời khỏi vƣờn ƣơm. Đáng chú ý là các doanh nghiệp sau khi tốt nghiệp có tỷ lệ thành công cao và phát triển trên thị trƣờng. Trung Quốc đƣợc xem là quốc gia có hệ thống VƢDN phát triển nhanh nhất thế giới (khoảng 10%/năm) trong một thời gian ngắn (từ 1987- nay). Nếu nhƣ năm 2001, Trung Quốc có khoảng gần 300 VƢDN thì đến năm 2006 đã có gần 600 VƢDN với tổng diện tích của các vƣờn ƣơm khoảng hơn 20 triệu m2 và đã ƣơm tạo đƣợc khoảng 41.434 doanh nghiệp, trong đó 19.896 doanh nghiệp đã rời vƣờn ƣơm và có hơn 50 doanh nghiệp đã niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán. Ấn Độ là quốc gia bắt đầu xây dựng VƢDN rất sớm ở Châu Á, từ những năm 80, nhƣng thành tựu đạt đƣợc lại rất hạn chế cả về số lƣợng và chất lƣợng ƣơm tạo. Tính đến 2003, số lƣợng chƣa đạt đƣợc 1/10 của Trung Quốc. Về loại hình VƢDN, các VƢDN công nghệ cao chiếm một số lƣợng lớn ở các nƣớc và thƣờng có quan hệ chặt chẽ với các trƣờng đại học, viện nghiên cứu với các lĩnh vực công nghệ cao, mang lại hàm lƣợng giá trị gia tăng lớn nhƣ công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học, môi trƣờng…. Đây cũng là lĩnh vực ƣơm tạo mà Trung Quốc và Mỹ cũng nhƣ một số quốc gia khác tập trung đầu tƣ và phát triển. Nhìn chung, các VƢDN hoạt động phi lợi nhuận chiếm tỷ trọng lớn, đặc biệt các nƣớc ở Châu Á, chiếm hơn 90% (xem bảng 1.1) và tỷ lệ này ở Bắc Mỹ là 94%8 trong năm 2006. Hơn nữa, phần lớn các VƢDN này đƣợc thành lập và vận hành dƣới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Bên cạnh đó, cũng có nhiều VƢDN tƣ nhân đƣợc thành lập dƣới sự quản lý của các 8 2006 State of the Business Incubation Industry, NBIA 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2