intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu than và tập đoàn công nghiệp thanh - khoáng sản Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Chia sẻ: Hgfghff Hgfghff | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:108

242
lượt xem
39
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu than và tập đoàn công nghiệp thanh - khoáng sản Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế trình bày tổng quan ngành thanh Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, thực trạng hoạt động xuất khẩu than của Tập đoàn Công nghiệp than; Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu than của tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu than và tập đoàn công nghiệp thanh - khoáng sản Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THAN CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Sinh viên thực hiện : Phùng Thị Thái Bình Lớp : Anh 1 Khóa : K43A Giáo viên hướng dẫn : ThS. Phạm Thị Hồng Yến Hà Nội, 06 – 2008
  2. MỤC LỤC Lời nói đầu .................................................................................................... 1 Chƣơng 1: Tổng quan về ngành than VIệt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế .............................................................................................. 4 I. Tổng quan về ngành than ........................................................................................ 4 1. Tổng quan thị trƣờng than thế giới .................................................. 4 1.1. Đặc điểm thị trường than thế giới.................................................. 4 1.2. Tình hình khai thác và tiêu thụ than trên thế giới .......................... 7 2. Thực trạng ngành than Việt Nam trong thời gian qua .................... 9 2.1. Tài nguyên than Việt Nam ............................................................. 9 2.2. Đặc điểm than Việt Nam .............................................................. 11 2.3. Vị trí của ngành than Việt Nam trên thị trường nội địa và quốc tế ........................................................................................................... 13 2.4. Tình hình khai thác và tiêu thụ than tại Việt Nam ........................ 15 3. Lợi ích của xuất khẩu than đối với Việt Nam ................................ 19 3.1. Lợi ích của xuất khẩu than đối với nền kinh tế quốc dân ............. 19 3.2. Lợi ích của xuất khẩu than đối với các doanh nghiệp thuộc ngành than .................................................................................................... 20 II. tổng quan ngành than việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế .......... 22 1. Lợi thế so sánh của Việt Nam trong xuất khẩu than ..................... 23 1.1. Về giá nhân công ......................................................................... 23 1.2. Vị trí địa lý .................................................................................. 24 1.3. Về cước phí vận tải ...................................................................... 24 1.4. Chất lượng sản phẩm than........................................................... 25 2. Những cơ hội và thách thức chính đối với nghành than Việt Nam25
  3. 2.1. Những cơ hội ............................................................................... 26 2.2. Những thách thức ........................................................................ 27 Chƣơng 2: thực trạng hoạt động xuất khẩu than của tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam ........................................................... 30 I. Tổng quan về Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam .................. 30 1. Lịch sử hình thành và phát triển của Tập đoàn ............................. 30 2. Cơ cấu tổ chức của Tập đoàn .......................................................... 32 3. Ngành nghề kinh doanh của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam .......................................................................... 35 II. Thực trạng hoạt động xuất khẩu than của Tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam trong thời gian gần đây........................................................................ 37 1. Các nhân tố ảnh hƣởng tới hoạt động xuất khẩu than ................. 37 1.1. Nhóm nhân tố bên trong .............................................................. 37 1.1.1. Nhân tố quản trị doanh nghiệp .............................................. 37 1.1.2. Lực lượng lao động ............................................................... 37 1.1.3. Sản phẩm của doanh nghiệp .................................................. 38 1.1.4. Các nhân tố khác ................................................................... 39 1.2. Nhóm nhân tố bên ngoài ............................................................. 40 1.2.1. Chính sách mở cửa hội nhập kinh tế thế giới ......................... 40 1.2.2. Các chính sách, pháp luật của Nhà nước ............................... 41 1.2.3. Cung - Cầu về than trên thị trường ........................................ 42 1.2.4. Khách hàng ........................................................................... 43 2. Tình hình xuất khẩu than của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam giai đoạn 2001 - 2007 ...................................... 43 2.1. Kim ngạch xuất khẩu ................................................................... 44 2.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu ........................................................ 47
  4. 2.2.1. Thị trường Trung Quốc ......................................................... 49 2.2.2. Thị trường Nhật Bản ............................................................. 50 2.2.3. Thị trường Tây Âu ................................................................ 50 2.3. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu ......................................................... 51 2.4. Giá than xuất khẩu ...................................................................... 53 III. Đánh giá chung về thực trạng hoạt động xuất khẩu than của Tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản việt nam............................................................................. 57 1. Những thành tích đã đạt đƣợc ........................................................ 57 1.1. Về mức đóng góp vào tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước ........... 57 1.2. Về chất lượng than xuất khẩu ...................................................... 58 1.3. Về phân phối than xuất khẩu ....................................................... 60 1.4. Về công tác thị trường ................................................................. 62 2. Những tồn tại ................................................................................... 63 2.1. Về công nghệ khai thác chế biến than .......................................... 63 2.2. Về chất lượng than xuất khẩu ...................................................... 63 2.3. Về phân phối than xuất khẩu ....................................................... 64 2.4. Về công tác thị trường ................................................................. 65 Chƣơng 3 : phƣơng hƣớng phát triển và một số giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu than của tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản việt nam trong thời gian tới ............................................................................. 67 I. Triển vọng thị trƣờng Than thế giới và khả năng đáp ứng của Việt Nam........... 67 1. Triển vọng thị trƣờng than thế giới ................................................ 67 1.1. Dự báo về sản lượng ................................................................... 67 1.2. Dự báo về nhu cầu tiêu thụ than .................................................. 69 2. Khả năng đáp ứng của Việt Nam .................................................... 71
  5. II. Định hƣớng của Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam trong thời gian tới ....................................................................................................................... 72 1. Định hƣớng chiến lƣợc phát triển ................................................... 72 2. Một số mục tiêu phát triển .............................................................. 73 2.1. Mục tiêu tổng quát ....................................................................... 73 2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................ 73 III. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu than của Tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam. ............................................................................ 76 1. Những giải pháp trƣớc mắt cho ngành than .................................. 76 1.1. Về phía Tập đoàn: ....................................................................... 76 1.1.1. Giải pháp về sản phẩm ......................................................... 76 1.1.2. Giải pháp về công nghệ ......................................................... 80 1.1.3. Giải pháp về nguồn nhân lực ................................................. 81 1.1.4. Giải pháp về thị trường.......................................................... 84 1.1.5. Giải pháp về xúc tiến thương mại .......................................... 85 1.2. Một số kiến nghị đối với Nhà nước .............................................. 88 2. Giải pháp cho ngành than trong tƣơng lai ..................................... 89 2.1. Dự báo tình hình ngành than Việt Nam từ năm 2015 ................... 89 2.2. Một số đề xuất cho ngành than trong tương lai .......................... 91 Kết luận....................................................................................................... 97
  6. DANH MỤC BẢNG BIỂU – SƠ ĐỒ Bảng 1 - Khối lượng than tiêu thụ của TKV từ 2001-2007 ........................... 16 Bảng 2 - Khối lượng than tiêu thụ của các hộ lớn từ 2001-2007 .................. 17 Bảng 3 - Sản lượng và giá trị XK của TKV giai đoạn 2001 – 2007 ............... 43 Bảng 4 - Thị trường xuất khẩu của TKV giai đoạn 2001 -2007 .................... 47 Bảng 5 - Cơ cấu mặt hàng than XK của TKV giai đoạn 2001 – 2007 ........... 51 Bảng 6 - So sánh giá than xuất khẩu và giá than nội địa bình quân ............. 53 Bảng 7 - Kim ngạch xuất khẩu than của TKV/Tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước giai đoạn 2001 – 2007 ................................................................... 55 Bảng 8 - Dự kiến nhu cầu than tiêu thụ của các hộ trong nước.................... 68 Bảng 9 - Mục tiêu sản lượng than thương phẩm toàn ngành đến 2025 ........ 71 Bảng 10 - Nhu cầu vốn đầu tư đến năm 2025 ............................................... 72 Bảng 11 - Dự báo nhu cầu tiêu thụ than trong nước và khả năng đáp ứng của ngành than ............................................................................................ 86 Hình 1 - Sản lượng than xuất khẩu của TKV giai đoạn 2001 -2007 ............ 45 Hình 2 - Giá trị than xuất khẩu của TKV giai đoạn 2001 -2007 ................... 45 Hình 3 - Biểu đồ về tiêu thụ các nguồn năng lượng của thế giới .................. 67 Sơ đồ 1 - Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của TKV ............................ 33
  7. Kho¸ luËn tèt nghiÖp LỜI NÓI ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài: Ngày nay, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là đặc trưng và xu hướng phát triển chủ yếu của nền kinh tế thế giới. Những hoạt động này đang diễn ra hết sức nhanh chóng và sâu sắc, thu hút được nhiều nước tham gia bất luận nền kinh tế nước đó có quy mô và trình độ phát triển ra sao, thuộc chế độ chính trị – xã hội nào. Cùng hoà mình vào xu thế ấy, trong thời gian qua, các doanh nghiệp Việt Nam đã không ngừng hướng ra thị trường nước ngoài, đẩy mạnh việc sản xuất và xuất khẩu các ngành hàng có thế mạnh của cả nước, mà than đá là một mặt hàng như vậy. Than Việt Nam không chỉ thoả mãn, đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước như sản xuất xi măng, điện, giấy… và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân từ nhiều năm nay mà còn phục vụ cho nhu cầu nhập khẩu của các bạn hàng nước ngoài với quy mô ngày càng lớn. Với sản lượng sản xuất và tiêu thụ trên 40 triệu tấn/năm trong đó xuất khẩu đạt trên 20 triệu tấn, mặt hàng than hiện nay đang được xác định là một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam và có đóng góp ngày càng to lớn trong sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân. Trong những đóng góp của ngành than không thể không nói đến sự đóng góp của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) – doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu than chủ yếu ở nước ta. Hàng năm, Tập đoàn đã đóng góp vào ngân sách nhà nước hàng ngàn tỷ đồng và giải quyết việc làm cho hơn 12 vạn lao động. Tuy nhiên có một thực tế là, hoạt động xuất khẩu than của Tập đoàn vẫn còn rất nhiều bất cập, chưa phát triển tương ứng với tiềm năng do năng lực khai thác thấp, giá xuất khẩu còn thấp hơn nhiều so với mức giá trung bình của thế giới, khâu dịch vụ còn nhiều thiếu sót, sự thay đổi chính sách của Đảng và Nhà nước… Vì thế, việc nghiên cứu thực trạng, để từ đó đề xuất ra những giải pháp nâng cao hiệu quả xuất 1
  8. Kho¸ luËn tèt nghiÖp khẩu than của TKV theo hướng hợp lý là điều vô cùng hữu ích và thiết thực không chỉ với sự phát triển của Tập đoàn mà còn với cả ngành than nói chung, nhất là trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra sâu sắc. Xuất phát từ thực tiễn trên, em đã lựa chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu than của Tập đoàn Công nghiêp Than – Khoáng sản Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu của khoá luận là để tìm hiểu thực tế ngành than Việt Nam cũng như của thế giới trong thời gian qua đồng thời phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu than của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam để từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu than của Tập đoàn theo hướng phát triển bền vững, phù hợp với đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là ngành Than Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam và hoạt động xuất khẩu than của Tập đoàn trong giai đoạn 2001 - 2007. Nội dung của khoá luận đề cập đến tổng quan về ngành Than, những lợi thế và thách thức chính đối với ngành than Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Trong đó, nội dung chính của khóa luận là nghiên cứu tổng quan về Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và thực trạng xuất khẩu than của Tập đoàn trong những năm gần đây đồng thời đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu than của Tập đoàn. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu dựa trên các phương pháp sau: 2
  9. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Thu thập, nghiên cứu các tài liệu trong và ngoài nước kết hợp với khảo sát thực tế tình hình sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam cùng một số doanh nghiệp trực thuộc Tập đoàn. Ngoài ra, khoá luận còn sử dụng nhiều phương thức khác, bao gồm: Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Mác - Lênin, phương pháp tổng hợp và phân tích, phương pháp diễn giải và quy nạp, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh và phương pháp phỏng vấn. 5. Bố cục của khoá luận: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, phụ lục và tài liệu tham khảo, đề tài có kết cấu gồm 3 chương: Chƣơng I: Tổng quan ngành than Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Chƣơng II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu than của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam. Chƣơng III: Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu than của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam trong thời gian tới. Qua đây, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo – Thạc sỹ Phạm Thị Hồng Yến đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Đồng thời, em cũng xin chân thành cảm ơn Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đã tạo điều kiện cho em có những tài liệu cần thiết cho bài khoá luận. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt thời gian cũng như năng lực nghiên cứu và kinh nghiệm thực tế nên khoá luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp chỉ bảo của các thầy cô giáo để khoá luận được hoàn thiện hơn. 3
  10. Kho¸ luËn tèt nghiÖp CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH THAN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ I. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH THAN 1. Tổng quan thị trƣờng than thế giới Mảng màu than luôn nổi lên lớn nhất trong bức tranh năng lượng bởi hơn 1/4 nguồn năng lượng trên thế giới được cung cấp từ than. Trên thực tế than là nguồn năng lượng có dự trữ lớn nhất trong các dạng nhiên liệu hóa thạch (dầu mỏ, khí đốt, uran …) và chiếm khoảng 68% nguồn dự trữ năng lượng trên thế giới, trong đó chưa tính đến những nguồn năng lượng vô tận song chưa được khai thác để phục vụ đại chúng như năng lượng mặt trời, năng lượng gió… Đây chính là nét nổi bật trong bức tranh về nguồn tài nguyên than trên thế giới. 1.1. Đặc điểm thị trường than thế giới Than là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng trên thế giới. Tổng mức đầu tư trong lĩnh vực năng lượng đến năm 2030 của thế giới được đánh giá khoảng 16000 tỷ USD, trong đó đầu tư cho lĩnh vực sử dụng năng lượng than là 1878 tỷ USD. Xét trên khía cạnh khác, nếu trong vòng 25 năm (1980 – 2005) toàn bộ nhu cầu về than của thế giới chỉ tăng có 40%, thì chỉ trong 3 năm (2001 – 2004) đã tăng tới 25%, hay tương đương với 1,1 tỷ tấn. Báo cáo về “Triển vọng năng lượng thế giới năm 2007” của Tổ chức năng lượng quốc tế IEA (International Energy Agency) đã nhận định, để đáp ứng mức tăng trưởng cao trong những năm gần đây, nhu cầu tiêu thụ than đá của thế giới sẽ tăng mạnh tới 75% trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2030. Trong đó, chỉ 3 nước Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ đã chiếm tới 90% trong sự gia tăng sử dụng than trong tương lai. 4
  11. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Bên cạnh đó. trong báo cáo có tiêu đề “Than: Giải pháp tổng thể cho những đòi hỏi toàn cầu”, ông Gregory H.Boyce – Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Năng lượng tư nhân Peabody Energy (có doanh thu năm 2004 là 3,6 tỷ USD, cung cấp 10% than nhiên liệu cho phát điện ở Mỹ, chiếm 3% của thế giới) đã khẳng định: “Than là nhiên liệu duy nhất tạo ra sự phát triển bền vững cho toàn cầu. Nhưng chúng ta vẫn cho rằng, vì cần bảo vệ môi trường, việc sử dụng than trong thời gian qua đã bị hạn chế do lượng phát thải khi đốt than là lớn nhất. Tuy nhiên, trong tương lai, sử dụng than sẽ tăng và mức phát thải sẽ giảm xuống gần bằng 0 do than sẽ được điều chế thành khí và dầu bằng các công nghệ “chuyển hóa nhiệt”. Cũng theo báo cáo này, sản lượng than sẽ tăng nhanh hơn 5 lần so với dự báo và trữ lượng than có thể đáp ứng được cả cho nhu cầu thậm chí ở mức cao hơn. Trong khi nguồn dầu mỏ ngày càng cạn kiệt dần thì việc dùng than thay dầu bằng cách chế biến than thành các sản phẩm có công dụng như dầu mỏ là một giải pháp được quan tâm đặc biệt. Nhìn chung, có 5 lý do khiến người ta thấy rõ giá trị của vàng đen đối với sự phát triển của nhân loại: Thứ nhất, hiện nay thế giới đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng dầu lửa lớn chưa từng có. Đứng ở góc độ chính trị, cuộc khủng hoảng này sẽ còn kéo dài do hơn 70% lượng tài nguyên này tập trung ở những khu vực bất ổn nhất của thế giới, những nơi mà bạo lực và chiến tranh không ngừng gia tăng là: Trung Đông, Nga và Trung Á. Trước tình hình giá dầu không ngừng leo thang, các chuyên gia nghiên cứu về năng lượng, các nhà sản xuất đang phải gấp rút tìm ra những giải pháp tổng thể để tìm nguồn năng lượng mới thay thế dầu mỏ. Một trong số những giải pháp được coi là có hiệu quả đó là sử dụng than làm nguyên liệu thay vì sử dụng dầu mỏ và chế biến than thành các sản phẩm như dầu mỏ. 5
  12. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Thứ hai, than đá là nguồn tài nguyên phong phú và có trữ lượng rất lớn trên trái đất và nguồn tài nguyên này gần như được phân bố đồng đều cho các khu vực có nhu cầu tiêu thụ lớn: Một phần ba cho châu Mỹ, một phần ba cho khu vực giáp ranh Âu - Á, một phần ba còn lại cho khu vực châu Á giáp Đại Tây Dương. Hiện có khoảng 50 nước có trữ lượng than lớn mà đứng đầu là Mỹ, nước có trữ lượng than chiếm khoảng 27,1% trữ lượng than trên toàn thế giới. Sau đó là Nga với 17,3%, Trung Quốc 12,6%, Ấn Độ 10,2%, Australia 8,6%, Nam Phi 5,4%. Sự phân bổ than theo địa lý đã giúp chúng ta giảm bớt mối lo về những rủi ro chính trị trong lĩnh vực năng lượng so với dầu khí. Thứ ba, bước phát triển mang tính quyết định trong các công nghệ mới đã hứa hẹn cắt giảm mạnh những rủi ro của việc sử dụng than trong công nghiệp và thương mại đối với các vấn đề môi trường, một vấn đề bức bách đang được toàn thế giới quan tâm. Thứ tư, nguồn năng lượng tái sinh chưa được sử dụng phổ biến do cần vốn đầu tư lớn và trước mắt khó sử dụng trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp. Nhiều người tin rằng việc lợi dụng sức gió, năng lượng mặt trời và nhiên liệu vi sinh chưa thể một sớm một chiều thay thế các nguồn năng lượng hiện nay. Theo Bộ năng lượng Mỹ, các nguồn năng lượng mới như gió, mặt trời, thủy điện cùng các nguồn năng lượng truyền thống như củi, phân gia súc mới chỉ giải quyết được 7,4% nhu cầu năng lượng toàn cầu năm 2004 trong khi năng lượng hóa thạch gồm dầu mỏ, khí đốt và than cung cấp tới 86%. Thứ năm, đó là sự phát triển nhanh chóng của các cường quốc công nghiệp mới như Trung Quốc và Ấn Độ, là những nước có nhu cầu năng lượng ngày càng tăng. Cho đến nay, Trung Quốc là nước tiêu thụ than lớn nhất trên thế giới, tiêu thụ lượng than tương đương tổng lượng than mà Mỹ, Liên Minh châu Âu và Nhật Bản cộng lại. Nền kinh tế của Trung Quốc phụ thuộc rất nhiều vào nguồn năng lượng này: khoảng 75% nguồn điện của Trung Quốc là từ than. Ấn Độ cũng đang trên cùng hướng phát triển ấy. Đất nước này đang 6
  13. Kho¸ luËn tèt nghiÖp không ngừng tự trang bị cho mình nguồn năng lượng than đá và có kế hoạch thực hiện các dự án tầm cỡ như xây dựng nhà máy nhiệt điện than lớn nhất thế giới với tổng vốn đầu tư vào khoảng 8,5 tỷ Euro. Nhu cầu tiêu thụ than đốt nhiệt của châu Á dự kiến tăng 6,3% trong năm 2008 phần lớn do nhu cầu tăng từ hai nước này. 1.2. Tình hình khai thác và tiêu thụ than trên thế giới Ước tính tổng cộng trữ lượng than trên toàn thế giới hiện còn khoảng 1031 tỷ tấn. Các nước có trữ lượng than lớn trên thế giới là Nga, Mỹ, Trung Quốc và các nước vùng Tây Âu, Đông Âu, vùng Biển Đông, Ôxtraylia, Nam Phi ... Nếu khai thác như mức năm 1995 là 4,53 tỷ tấn thì có thể khai thác được khoảng 250 năm nữa. Khoảng thời gian 250 năm kéo dài được vài thế hệ song chỉ là một khoảnh khắc so với chiều dài của nhân loại. Do đó cần phải có những tính toán để khai thác và sử dụng than một cách hiệu quả để thế hệ mai sau không bị thiếu năng lượng nếu như chưa có cách gì để tận dụng năng lượng mặt trời, sức gió hay thủy triều tốt hơn chúng ta. Từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX trở lại đây, mỗi năm con người lấy lên từ lòng đất 3 tỷ tấn than, một khối lượng lớn hơn nhiều so với dầu mỏ. Các nước có trữ lượng lớn nhất và cũng là những nước khai thác nhiều nhất là Trung Quốc chiếm 20%, Mỹ 18%, Trung Âu 18%. Hàng năm, thế giới khai thác và tiêu thụ các loại than chủ yếu sau:  Than nhiệt năng: Khối lượng giao dịch than nhiệt năng chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng giao dịch than trên toàn thế giới. Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc là các nhà nhập khẩu than nhiệt năng lớn nhất thế giới trong khi Trung Quốc, Inđônêsia và Úc là các nhà xuất khẩu chính.  Than coking: Than coking đắt hơn than nhiệt năng và khối lượng buôn bán trên thị trường thế giới rất hạn chế. Than coking chủ yếu được sử dụng trong sản xuất sắt thép. Úc là nhà cung cấp than coking lớn nhất thế giới, chiếm trên 51% tổng khối lượng xuất khẩu của thế giới. 7
  14. Kho¸ luËn tèt nghiÖp  Antraxit: Antraxit hiện tại chỉ chiếm một vị trí nhỏ trên thị trường nhiên liệu cứng của thế giới với tổng số lượng khai thác và tiêu thụ hàng năm khoảng 340 - 400 triệu tấn. Các nhà sản xuất antraxit lớn nhất thế giới có thể kể đến là Trung Quốc, Việt nam, Ukraina và Nga. Sản lượng của từng nước năm 2006 cụ thể là: 200 triệu tấn, 36,9 triệu tấn, 19,98 triệu tấn và 8,98 triệu tấn. Trong những năm gần đây, Nga và Việt Nam đã vươn lên thành hai nhà cung cấp Antraxit dẫn đầu thế giới. Nga chủ yếu cung cấp tại khu vực thị trường Đại Tây Dương trong khi Việt Nam đã trở thành nhà cung cấp chính tại châu Á, thay thế vị trí này của Trung Quốc từ năm 2004. Năm 2007, lượng than xuất khẩu của Việt Nam đạt gần 25 triệu tấn trong khi Trung Quốc chỉ xuất khẩu gần 7 triệu tấn.  Các loại than khác: như than non, than Abitum, chủ yếu được sử dụng tại các nhà máy điện tại nơi sản xuất nên khối lượng buôn bán quốc tế hiện nay rất nhỏ bé. Về tiêu thụ than, trong 50 năm (1957 - 2007) sản lượng than trên toàn thế giới đã tăng gấp 3 lần, cùng với nó giao dịch than quốc tế được mở rộng nhanh chóng và đây là một trong những yếu tố quan trọng làm giảm vai trò của dầu mỏ. Bất chấp quy luật khai thác ngày một khó khăn của ngành khai khoáng, nhờ vào tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sản lượng của mỏ sau bao giờ cũng cao hơn mỏ trước. Trong vài thập kỷ qua, than chiếm khoảng 30% khối lượng năng lượng của thế giới và chắc chắn sẽ còn tăng cao trong những thập kỷ mới. Người ta dự đoán rằng trong giai đoạn 1995 – 2020, nhu cầu than toàn thế giới có thể tăng với tỷ lệ trung bình hàng năm là 2,2%. Xét trên phương diện kinh tế học, tiêu thụ than thể hiện sự bất bình đẳng giữa các quốc gia trên thế giới. Các nước thuộc thế giới thứ 3 chiếm tới 3/4 dân số thế giới nhưng chỉ tiêu thụ 1/4 năng lượng hiện có. Ngược lại các nước công nghiệp phát triển chỉ chiếm 1/4 dân số thế giới thì lại dùng đến 3/4 khối lượng năng lượng tạo ra. 8
  15. Kho¸ luËn tèt nghiÖp 2. Thực trạng ngành than Việt Nam trong thời gian qua 2.1. Tài nguyên than Việt Nam Khi nhắc đến than ở Việt Nam, người ta thường nghĩ đến địa danh Quảng Ninh như là một nơi sản xuất than lớn nhất cả nước. Thực tế cho thấy, tại Quảng Ninh sản lượng than khai thác được hàng năm chiếm đến 90% sản lượng than cả nước. Bể than Quảng Ninh được phát hiện và khai thác từ rất sớm, bắt đầu cách đây gần 100 năm dưới thời Bắc thuộc. Nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, kéo dài từ Phả Lại qua Đông Triều đến Hòn Gai - Cẩm Phả - Mông Dương – Cái Bầu – Vạn Hoa dài khoảng 130 km, rộng từ 10 đến 30 km, có tổng trữ lượng than khoảng 10,5 tỷ tấn. Trong đó, qua công tác tìm kiếm thăm dò khá chi tiết, trữ lượng than tính đến mức -300 m là 3,5 tỷ tấn và hiện đang là đối tượng cho khai thác. Tính đến mức sâu -1000 m có trữ lượng dự báo khoảng 7 tỷ tấn đang được đầu tư tìm kiếm thăm dò. Than khai thác được ở bể than Quảng Ninh chủ yếu là than Antraxit. Than Antraxit Quảng Ninh có chất lượng tốt, phân bố gần cảng biển, đầu mối giao thông… rất thuận lợi cho khai thác và tiêu thụ than. Tuy nhiên trong những năm tới, việc khai thác than ở Quảng Ninh sẽ ngày càng khó khăn do phạm vi khai thác than chuyển dần từ nông xuống phần sâu kéo theo nhiều đơn vị phải thay đổi công nghệ khai thác lộ thiên sang khai thác hầm lò. Trong năm 2006, được sự chỉ đạo của Tập đoàn Công nghiệp than khoáng sản Việt Nam (viết tắt là TKV), Công ty cổ phần tin học, Công nghệ, Môi trường – TKV (VITE) đã phối hợp cùng viện Dầu khí – Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tiến hành tổng hợp, phân tích các tài liệu địa chất liên quan đến trầm tích chứa than ở thềm lục địa Việt Nam. Bộ tài liệu “Đánh giá triển vọng than thềm lục địa Việt Nam” có ý nghĩa quan trọng để các nhà nghiên cứu có kế hoạch, chiến lược cho quá trình ổn định và phát triển lâu dài của than Việt Nam cũng như chính sách an ninh năng lượng quốc gia. Theo các tài liệu phân tích đã xác định, vùng thềm lục địa Việt Nam với diện tích 9
  16. Kho¸ luËn tèt nghiÖp khoảng 1 triệu km2 có 8 bể trầm tích chứa than lớn đó là : bể Đồng bằng sông Hồng, bể Hoàng Sa, bể Phú Khánh, bể Tư Chính – Vũng Mây, bể Cửu Long, bể Nam Côn Sơn và bể Mã Lai – Thổ Chu. Trong đó, hai bể là Đồng bằng sông Hồng và Mã Lai – Thổ Chu có triển vọng khai thác hơn cả. Bể than đồng bằng sông Hồng: Nằm gọn trong vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng, với tổng diện tích vào khoảng 3500 km2, trải dài từ Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình … rồi kéo thẳng ra biển. Đỉnh là Việt Trì và cạnh đáy là đường bờ biển kéo dài từ Ninh Bình đến Hải Phòng. Khu vực này có vài chục vỉa than với tổng trữ lượng dự báo khoảng 210 tỷ tấn. Qua khảo sát, khu vực Khoái Châu với diện tích 80 km2 đã được tìm kiếm thăm dò với trữ lượng khoảng 1,5 tỷ tấn, trong đó khu vực Bình Minh với diện tích 25 km2 đã được thăm dò sơ bộ với trữ lượng khoảng 500 triệu tấn và hiện đang được tập trung nghiên cứu công nghệ khai thác để mở mỏ đầu tiên. Việc tiến hành khai thác mỏ tại Bình Minh (Khoái Châu) nằm trong “Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam giai đoạn 2003 – 2010 có xét đến triển vọng đến năm 2020” đã được chính phủ phê duyệt. Tại đây, các vỉa than thường được phân bố ở độ sâu –100 đến –3500 m và có khả năng còn sâu hơn nữa. Hiện nay trên thế giới một số nước đã có công nghệ khai thác than ở độ sâu - 1000 m, nhưng ở nơi có cấu tạo địa chất bền vững. Còn khu vực đồng bằng sông Hồng có cấu tạo địa chất không ổn định, lớp đất đá và vách trụ mềm gây khó khăn cho việc khai thác. Tuy nhiên, khi tìm ra được giải pháp khai thác than có hiệu quả sẽ mang lại nhiều lợi ích cho ngành than và các ngành công nghiệp khác do than ở Đồng bằng sông Hồng là loại than năng lượng, có nhiệt lượng cao (6.000 kcalo) và lưu huỳnh bình quân chỉ ở mức 0,5%, chất bốc trên 40% nên thích hợp cho việc phát điện, sử dụng trong các ngành sản xuất hóa chất, xi măng. Bể than Mã Lai – Thổ Chu: Phân bố ngoài khơi thuộc khu vực giáp ranh với vùng biển Thái Lan và Indonesia. Tổng diện tích phân bố các vỉa 10
  17. Kho¸ luËn tèt nghiÖp than đã được xác định là 33.144,737 km2. Qua phân tích các giếng khoan gặp than có xác định các vỉa than có chiều dày từ 13 m đến 165 m, trung bình 43,72 m. Hiện nay, một số nước trong khu vực đã khai thác đến mức sâu dưới đáy biển như Trung Quốc, Nhật Bản... thì việc xem xét triển vọng khai thác than tại thềm lục địa Việt Nam là có cơ sở. Để có cơ sở tin cậy về triển vọng khai thác than tại các bể than thềm lục địa phục vụ việc quy hoạch thăm dò, khai thác, đáp ứng nhu cầu năng lượng cho sự phát triển trong tương lai của nền kinh tế, cần có sự đầu tư của Nhà nước, sự phối hợp của các cấp ngành và các đơn vị để có thể bổ sung cho công trình nghiên cứu chi tiết hơn. 2.2. Đặc điểm than Việt Nam Việt Nam là quốc gia có nhiều tài nguyên khoáng sản quý báu như than, đồng, chì, sắt, kẽm,vàng, bạc, đá quý, các nguồn nước khoáng. Trong những nguồn tài nguyên ấy, than đá vẫn là một trong những tài nguyên giá trị và có trữ lượng lớn nhất. Việt Nam có trữ lượng than lớn và được phân bố rải rác trên khắp cả nước. Than Việt Nam khá đa dạng với nhiều chủng loại như than nâu, than bùn, than mỡ, nhưng xuất khẩu chủ yếu vẫn là than Antraxit. Cụ thể, mặt hàng than Việt Nam bao gồm:  Than Antraxit: Dùng để tạo ra năng lượng cho ngành công nghiệp luyện thép, nhiệt điện, công nghiệp hóa chất, xây dựng… Mỗi chủng loại than sẽ thích ứng với một mục đích sử dụng khác nhau. Antraxit hiện đang là loại than được xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam. Đây là loại than có nhiệt lượng cao, không khói, độ tro thấp và hàm lượng lưu huỳnh và nitơ thấp, ít gây ô nhiễm môi trường nổi tiếng trên thế giới. Điều này đã được chứng thực khi tổ chức Quản lý chất lượng quốc tế (International Quality Management) cấp giấy chứng nhận và huy chương bạc cho than Antraxit Việt Nam về chất lượng và những đóng góp trong việc bảo vệ môi trường. Than Antraxit Việt Nam hầu hết tập trung 11
  18. Kho¸ luËn tèt nghiÖp ở tỉnh Quảng Ninh (chiếm 90%), hiện đang được khai thác để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.Trữ lượng than Antraxit ở đây dự báo khoảng 10 tỷ tấn, trong đó có 3,5 tỷ tấn ở mức –350 m. Than Antraxit Việt Nam được chia làm nhiều loại khác nhau với số lượng, cỡ hạt, thành phần, độ ẩm, độ tro khác nhau. Và đối với mỗi thị trường thì tùy theo mục đích sử dụng khác nhau mà người ta lựa chọn từng loại than cho phù hợp.  Than bùn: Than bùn ở Việt Nam nằm rải rác từ Bắc đến Nam, nhưng chủ yếu tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long với hai mỏ lớn là U – Minh - Thượng và U - Minh – Hạ. Từ trước tới nay than bùn được khai thác chủ yếu dùng làm chất đốt sinh hoạt và làm phân bón với quy mô nhỏ. Tuy nhiên, khai thác than bùn làm chất đốt hay phân bón đều không mang lại hiệu quả cao và việc khai thác còn làm ảnh hưởng xấu đến môi trường.  Than mỡ: Trữ lượng tiềm năng được đánh giá sơ bộ là 27 triệu tấn, trong đó trữ lượng địa chất là 17,6 triệu tấn, tập trung chủ yếu ở hai mỏ Làng Cẩm (Thái Nguyên) và mỏ Khe Bố (Nghệ An). Than mỡ chủ yếu sử dụng cho ngành luyện kim với nhu cầu rất lớn sau năm 2000. Nhưng trữ lượng than mỡ ở nước ta là rất ít và điều kiện khai thác còn nhiều khó khăn.  Than ngọn lửa dài: Chủ yếu tập trung ở mỏ Na Dương (Lạng Sơn), với trữ lượng địa chất trên 100 triệu tấn. Đây là loại than có hàm lượng lưu huỳnh cao, có tính tự cháy nên việc khai thác, vận chuyển, chế biến sử dụng rất khó khăn và hạn chế.  Than Sub-bituminous: Sub-bituminus được phát hiện từ những năm 70 trong quá trình thăm dò dầu - khí ở đồng bằng sông Hồng và thềm lục địa. Trữ lượng dự báo từ vài 12
  19. Kho¸ luËn tèt nghiÖp chục tỷ đến vài trăm tỷ tấn ở độ sâu từ 200 m đến 4000 m. Kết quả điều tra thăm dò do Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam và NEDO Nhật bản thực hiện trong các năm 1998 - 2003 đã cho thấy chỉ riêng một phần đồng bằng sông Hồng đã có trữ lượng tới 30 tỷ tấn. Than ở đây có nhiệt lượng khoảng 6000 Kcal/kg, chất bốc trên 40%, hàm lượng lưu huỳnh bình quân 0,5%. Như vậy, mặt hàng than Việt Nam đa dạng về chủng loại, trữ lượng tương đối lớn, chính nhờ lợi thế này mà ngành than Việt Nam ngày càng mở rộng được thị trường tiêu thụ của mình. 2.3. Vị trí của ngành than Việt Nam trên thị trường nội địa và quốc tế  Vị trí của ngành than Việt Nam trên thị trường nội địa: Ngành than là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân thống nhất. Phát triển ngành than phải đặt trong tổng thể phát triển kinh tế xã hội của cả nước. Theo quan điểm này, phát triển ngành than là sự nghiệp của cả nước mà cán bộ công nhân ngành than chính là những người tiên phong. Và như vậy, cần có nhận thức và đánh giá đúng vai trò đích thực của ngành than trong sự nghiệp cách mạng to lớn đó. Đây là việc hết sức cần thiết vì ngành than có phát triển ổn định thì an ninh năng lượng quốc gia cũng như một số ngành công nghiệp của đất nước mới được đảm bảo. Vai trò của ngành than cần được xem xét theo quan điểm khoa học, tổng hợp, không bó hẹp trong phạm vị bản thân ngành than, một tỉnh Quảng Ninh hay một địa phương nào đó. Ở đây bao gồm hai khía cạnh: Thứ nhất, than là tài nguyên của đất nước, trữ lượng than không khói như nước ta trên thế giới là không nhiều, có giá trị là nguyên liệu cho ngành công nghiệp. Khai thác than là khai thác tiềm năng, sử dụng nội lực của bản thân chúng ta phục vụ cho sự phát triển của chúng ta, xuất phát từ điều kiện khách quan và yếu tố chủ quan của đất nước, không đơn thuần chỉ là nguyên liệu, nhiên liệu có tiền mua đâu cũng được. 13
  20. Kho¸ luËn tèt nghiÖp Thứ hai, Số lượng than khai thác được, giá trị sản xuất hoặc nộp ngân sách của ngành than chỉ là biểu hiện cục bộ của bản thân ngành than. Hiệu quả sản xuất than phải được nhìn nhận thông qua sự tác động của ngành than đến sự phát triển của các ngành kinh tế khác, đến việc hình thành một khu công nghiệp mũi nhọn, tam giác kinh tế phát triển ưu tiên, đến việc mang văn minh công nghiệp, tiến bộ xã hội đến cho địa phương … nghĩa là xem xét trên phạm vi toàn xã hội về mặt kinh tế – xã hội. Hiệu quả sản xuất của ngành than phải được xem xét trên cơ sở hiệu quả kinh tế xã hội của cả nước. Như vậy, than là một ngành công nghiệp có tính chất hạ tầng, làm tiền đề, cung cấp đầu vào cho nhiều ngành kinh tế phát triển. Là ngành công nghiệp hạ tầng, than cần có tính chất đặc thù cho cả đầu tư phát triển lẫn cho con người, đảm bảo cho nó phát triển vững chắc, đồng bộ với các ngành mà nó phục vụ. Ngành than khai thác được bao nhiêu phụ thuộc vào các ngành cần bao nhiêu, thị trường nước ngoài tiêu thụ bao nhiêu, phụ thuộc vào các điều kiện đảm bảo cho việc khai thác.  Vị trí ngành than Việt Nam trên thị trường thế giới: Xuất khẩu than của Việt Nam chủ yếu là than Antraxit dưới cái tên thương phẩm là: Hongai Antraxit Coal – Một cái tên khá nổi tiếng trên thị trường thế giới bởi đây là loại than có chất lượng cao. Tổng sản lượng Antraxit sản xuất hàng năm trên thế giới vào khoảng 340 - 400 triệu tấn, trong đó dành cho buôn bán khoảng 70 triệu tấn. Việt Nam mỗi năm xuất khẩu khoảng trên 20 triệu tấn, chiếm 25 – 30% thị phần thế giới. Từ năm 2004, Việt Nam vượt Trung Quốc và trở thành nhà cung cấp than Antraxit lớn nhất trên thế giới. Than Việt Nam hiện đang được xuất khẩu vào thị trường của khoảng 30 nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Thái Lan, Nam Phi, Úc Tây Âu… Như vậy, xuất khẩu chiếm một tỷ lệ đáng kể trong tổng sản lượng than khai thác được của Việt Nam. Bên cạnh đó giá than xuất khẩu thường cao hơn giá than bán trong nước. Vì vậy, có thể thấy rằng mở 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2