intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 l

Chia sẻ: Bui Manh Cuong | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:25

839
lượt xem
301
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 là cụm từ được giới báo chí sử dụng để chỉ tình trạng bất ổn định tài chính như đói tín dụng và thu hồi nợ, mất giá tiền tệ, sụt giá chứng khoán diễn ra đồng thời nhiều nơi trên thế giới từ tháng 8 năm 2008. Cuộc khủng hoảng này là sự phát triển và lan tỏa của cuộc Khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ năm 2007 và nó tiếp tục diễn ra cho đến tháng 1 năm 2009....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 l

  1. Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 là cụm từ được giới báo chí sử dụng để chỉ tình trạng bất ổn định tài chính như đói tín dụng và thu hồi nợ, mất giá tiền tệ, sụt giá chứng khoán diễn ra đồng thời nhiều nơi trên thế giới từ tháng 8 năm 2008. Cuộc khủng hoảng này là sự phát triển và lan tỏa của cuộc Khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ năm 2007 và nó tiếp tục diễn ra cho đến tháng 1 năm 2009. Cuộc khủng hoảng tài chính đã ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế các nước, gây ra suy thoái kinh tế ở nhiều nơi và tăng trưởng kinh tế chậm lại ở hầu hết các nước khác. Mục lục [ẩn] 1 Ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hoa Kỳ • 2 Tác động đến thị trường chứng khoán các châu • lục 3 Các nỗ lực cứu vãn của các chính phủ • 4 Chú thích • 5 Xem thêm • 6 Đọc thêm • o 6.1 Tiếng Việt o 6.2 Tiếng Anh 7 Liên kết ngoài • [sửa] Ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hoa Kỳ Sau khi ước tính có đến 1.200 tỷ USD biến mất khỏi phố Wall do thị trường sụt giảm[1], các dữ liệu u ám về kinh tế Hoa Kỳ được công bố sau đó đã đẩy giới đầu tư vào một đợt hoảng loạn mới, khiến chỉ số Dow Jones có ngày sụt giảm lớn thứ hai trong lịch sử và cuốn phăng thêm 1.000 tỷ USD khỏi phố Wall[2]. [sửa] Tác động đến thị trường chứng khoán các châu lục Tại các thị trưòng chứng khoán châu Á, trong số các chỉ số quan trọng, chỉ số Nikkei 225 của Nhật, Hang Seng của thị trường Hong Kong, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ và Singapore đều sụt giảm mạnh, trồi sụt liên tục do tác động từ Hoa Kỳ. Các thị trường châu Âu cũng không thoát khỏi xu hướng đi xuống. Chỉ số FTSE 100 tại Anh, DAX của Đức, CAC-40 của Pháp... đều diễn biến tương tự. [sửa] Các nỗ lực cứu vãn của các chính phủ Mặc dù một kế hoạch chi 700 tỷ USD có tên Bailout được thông qua, các thị trường vẫn không phục hồi nhanh chóng và nhiều ngân hàng tiếp tục lâm vào nguy cơ phá sản. Người ta nhận định đây là tình
  2. trạng suy thoái kinh tế kéo dài và sẽ ảnh hưởng tới toàn cầu. Jacky Choi, giám đốc quản lý quỹ Value Partners nói: “Người ta mất tinh thần rất nhanh. Người dân mất lòng tin từng ngày”[3]. Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 là cụm từ được giới báo chí sử dụng để chỉ tình trạng bất ổn định tài chính như đói tín dụng và thu hồi nợ, mất giá tiền tệ, sụt giá chứng khoán diễn ra đồng thời nhiều nơi trên thế giới từ tháng 8 năm 2008. Cuộc khủng hoảng này là sự phát triển và lan tỏa của cuộc Khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ năm 2007 và nó tiếp tục diễn ra cho đến tháng 1 năm 2009. Cuộc khủng hoảng tài chính đã ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế các nước, gây ra suy thoái kinh tế ở nhiều nơi và tăng trưởng kinh tế chậm lại ở hầu hết các nước khác. Mục lục [ẩn] 1 Ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hoa Kỳ • 2 Tác động đến thị trường chứng khoán các châu • lục 3 Các nỗ lực cứu vãn của các chính phủ • 4 Chú thích • 5 Xem thêm • 6 Đọc thêm • o 6.1 Tiếng Việt o 6.2 Tiếng Anh 7 Liên kết ngoài • [sửa] Ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Hoa Kỳ Sau khi ước tính có đến 1.200 tỷ USD biến mất khỏi phố Wall do thị trường sụt giảm[1], các dữ liệu u ám về kinh tế Hoa Kỳ được công bố sau đó đã đẩy giới đầu tư vào một đợt hoảng loạn mới, khiến chỉ số Dow Jones có ngày sụt giảm lớn thứ hai trong lịch sử và cuốn phăng thêm 1.000 tỷ USD khỏi phố Wall[2]. [sửa] Tác động đến thị trường chứng khoán các châu lục Tại các thị trưòng chứng khoán châu Á, trong số các chỉ số quan trọng, chỉ số Nikkei 225 của Nhật, Hang Seng của thị trường Hong Kong, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ và Singapore đều sụt giảm mạnh, trồi sụt liên tục do tác động từ Hoa Kỳ. Các thị trường châu Âu cũng không thoát khỏi xu hướng đi xuống. Chỉ số FTSE 100 tại Anh, DAX của Đức, CAC-40 của Pháp... đều diễn biến tương tự. [sửa] Các nỗ lực cứu vãn của các chính phủ
  3. Mặc dù một kế hoạch chi 700 tỷ USD có tên Bailout được thông qua, các thị trường vẫn không phục hồi nhanh chóng và nhiều ngân hàng tiếp tục lâm vào nguy cơ phá sản. Người ta nhận định đây là tình trạng suy thoái kinh tế kéo dài và sẽ ảnh hưởng tới toàn cầu. Jacky Choi, giám đốc quản lý quỹ Value Partners nói: “Người ta mất tinh thần rất nhanh. Người dân mất lòng tin từng ngày”[3]. Nưoc mau đo la nuoc bi suy thoai kt, mau hồng là những nước chịu ảnh hưởng Thứ Tư, 31/12/2008 - 10:29 AM Năm 2008 - năm của những cuộc khủng hoảng (Dân trí) - Nếu năm 2007 được gọi là năm của những bất ổn, thì năm nay sẽ có tên năm của những cuộc khủng hoảng. Khủng hoảng từ nguồn lương thực đến nhiên liệu, từ tài chính đến chính trị, từ môi trường đến an ninh, ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn của nhân loại. Khủng hoảng giá lương thực Đầu năm 2008, thế giới bàng hoàng trước cơn bão có tên là giá lương thực, dù đã được dự báo. Đã có có ít nhất 37 nước trên thế giới phải đối mặt với tình trạng khủng hoảng lương thực. Đến những ngày tháng Tư, giá gạo - lương thực chính của hơn nửa dân số trên toàn thế giới, đột ngột tăng từ 550 USD/tấn lên 760 USD/tấn rồi 1.000 USD/tấn đã khiến hàng triệu người ở châu Mỹ, châu Phi và cả ở châu Á - “vựa lúa của thế giới” lâm vào cảnh thiếu đói. Nguồn gạo giảm mạnh, dân số không ngừng tăng  Chính phủ các nước hầu như không thể tiếp tục trợ giá lương thực. Trung Quốc phải mở kho dự trữ gạo để kiểm soát giá. Những trận xô xát ở Ai Cập khiến hai người chết, cuộc bạo loạn ở Buốckina Phaxô và Camơrun đều có nguyên nhân là thiếu lương thực... Nguồn gạo dự trữ của thế giới trong vụ mùa này hiện đã giảm
  4. xuống còn 70 triệu tấn - mức thấp nhất trong vòng 25 năm qua và chưa bằng một nửa lượng gạo dự trữ năm 2000. Thời tiết bất ổn là một trong những yếu tố gây nên tình trạng này. Ngoài ra còn có sự biến động mạnh của kinh tế toàn cầu, bao gồm giá dầu tăng cao, dự trữ lương thực giảm và nhu cầu tiêu thụ ngày càng gia tăng ở các nước như Trung Quốc và Ấn Độ. Khủng hoảng an toàn thực phẩm Tháng 9 năm ngoái, Chính phủ Trung Quốc cho điều tra xem có phải hai công ty ở một thành phố ven biển của nước này xuất khẩu thuốc đánh răng chứa chất độc có nguy cơ gây chết người hay không, thì đến đúng tháng 9 năm nay, Tập đoàn Tam Lộc ở nước này thừa nhận rằng sữa bột của họ có chứa độc tố melamine – nguyên nhân dẫn đến cái chết của ít nhất 6 em nhỏ và làm gần 300.000 em khác bị ảnh hưởng, châm ngòi cho cuộc tranh cãi và điều tra có quy mô toàn cầu về vấn đề an toàn thực phẩm. Các kệ bán các sản phẩm từ sữa trên hầu khắp thế giới bị xới tung. Một loạt các nước phát động chiến dịch kiểm tra chất độc hại từ mọi sản phẩm thực phẩm. Sau đó, khoảng 15 ngàn chó lai chồn, được nuôi để lấy lông chết vì suy thận sau khi được cho ăn đồ ăn có chất melamine. Melamine lại được phát hiện có trong cả thức ăn gia súc, trứng gà và đến cuối năm, người tiêu dùng bắt đầu tẩy chay hoa quả… Khủng hoảng nhiên liệu
  5. Giá dầu thô thế giới những ngày cuối năm 2008 ngày càng giảm sâu và đến ngày 3/12 đã tụt xuống dưới 45 USD/thùng - mức thấp nhất kể từ tháng 2/05, tức là gần 4 năm qua. Ít ai ngờ chỉ trước đó vài tháng, mà đỉnh điểm là tháng 7, giá một thùng dầu thô gấp 3,5 lần như vậy, tác động khủng khiếp đến sinh hoạt, tiêu dùng và thói quen đi lại của hàng tỷ người dân từ châu Á, châu Âu cho đến tận châu Phi, châu Mỹ Latinh. Thế giới bội thực dầu mỏ ­ tin chưa chắc đã tốt  Giá dầu thô đã giảm khoảng 70% do tình trạng suy giảm kinh tế đang lan rộng tác động tới nhu cầu năng lượng toàn cầu. Theo nhà phân tích Phil Flynn thuộc Công ty Alaron Trading, giá dầu đang phải vật lộn để trụ vững trước sức ép tăng trưởng chậm chạp của kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng đến nhu cầu năng lượng. Theo dự báo hàng tháng mới nhất của Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng Toàn cầu (CGES), có trụ sở tại London, năm 2008 là lần đầu tiên trong 25 năm qua nhu cầu dầu mỏ toàn cầu bị giảm sút. Khủng hoảng tài chính Từ đầu năm đến hết tháng 5, khắp thế giới dường như chỉ tồn tại hai từ “lạm phát”. Lạm phát tại những quốc gia thuộc khu vực sử dụng đồng Euro đạt mức
  6. cao kỷ lục trong lịch sử. Tại châu Á, lạm phát đã lên tới 7,5% - gần bằng mức cao nhất trong 9 năm qua và cao gấp hơn 2 lần so với mức 3,6% của một năm trước, mà nguyên nhân chính là giá năng lượng và giá lương thực tăng cao. Khủng hoảng tài chính khiến đồng USD ngày càng mất giá   Càng về cuối năm, cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ bắt nguồn từ việc “vỡ nợ” tín dụng bất động sản càng chứng tỏ sức tàn phá ghê gớm của với hệ thống tài chính thế giới. Nước Mỹ chiếm tới 25% GDP của toàn cầu và một tỷ lệ lớn hơn trong các giao dịch tài chính quốc tế, nên tác động của cuộc khủng hoảng ở Mỹ không chỉ ở trong nước Mỹ mà còn vượt cả ra ngoài biên giới Mỹ, tác động tới nhiều nền kinh tế khác trên thế giới. Chính Mỹ rồi lần luợt đến Singapore, Nhật Bản, rồi đến các nước dùng đồng euro cùng tuyên bố suy thoái. Một loạt các nước phải tung ra những gói hỗ trợ kinh tế nhiều tỷ USD mà đỉnh điểm là hồi tháng 10, Cục dự trữ Liên bang Mỹ, Ngân hàng Trung ương Châu Âu và 4 ngân hàng trung ương các nước khác đã đồng loạt cắt giảm lãi suất, nhằm giảm ảnh hưởng nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất từ cuộc Đại suy thoái năm 1929-1933. Khủng hoảng chính trị
  7. Nếu như đánh dấu khủng hoảng chính trị bằng một điểm đỏ trên bản đồ, thì bản đồ chính trị của thế giới năm 2008 đồng màu với sàn chứng khoán Mỹ đang phải nếm trải nhiều thất vọng nhất trong nhiều năm trở lại đây. Từ đầu năm là cuộc khủng hoảng chính trị tại Italia, khiến chính phủ phải tuyên bố giải tán quốc hội với chỉ 23 tháng tồn tại. Tiếp đến là liên tiếp các cuộc khủng hoảng chính trị ở Gruzia, Libăng, Zimbabwe, Mông Cổ, Ukraine, Nam Phi…, khiến tình hình thế giới, vốn đang phải vật lộn với cơn bão khủng hoảng tài chính từ Mỹ, vô hình chung cũng bị tác động không nhỏ. Người biểu tình chiếm giữ và làm tê liệt sân bay quốc tế Bangkok trong 8 ngày  Diễn biến căng thẳng và dai dẳng nhất là cuộc khủng hoảng trên chính trường Thái Lan. Cuộc chiến chưa ngã ngũ này bắt đầu từ cuối năm 2005, khi lực lượng đối lập phát động làn sóng biểu tình chống Chính phủ của cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, và lên đến đỉnh điểm khi quân đội hậu thuẫn phe đối lập đã tiến hành cuộc đảo chính quân sự lật đổ ông Thaksin tháng 9/2006. Đến năm nay, Lực lượng đối lập Liên minh Nhân dân vì Dân chủ (PAD) đã tìm mọi cách buộc Thủ tướng Samak Sundaravej rồi đến Thủ tướng Somchai từ chức với những cáo buộc vi phạm luật chống tham nhũng và gian lận trong bầu cử. Khủng hoảng an ninh Trong khi Trung Đông vẫn giữ nguyên danh hiệu “lò thuốc súng”, Iraq và Afganistan “đã quá quen” với những vụ đánh bom liều chết đẫm máu, thì điểm đỏ
  8. nhất trong bảng màu khủng hoảng an ninh năm nay dường như nằm ở Pakistan và Ấn Độ. Khủng bố tấn công khách sạn Taj Mahal nổi tiếng của Ấn Độ ngày 26/11   Liên tiếp trong năm nay, Ấn Độ trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công khủng bố tàn bạo, mà khủng khiếp nhất là vụ ngày 13/5 ở Jaipur và vụ ngày 26/11 ở Mumbai. Một loạt vụ nổ bom đã phá huỷ các ngôi chợ đông đúc ở thành phố du lịch Jaipur, thủ phủ bang Rajasthan, Tây Bắc Ấn Độ, đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 80 người, trong khi các vụ tấn công đồng loạt ở thành phố tài chính Mumbai làm gần 200 người thiệt mạng khiến cả thế giới phẫn nộ và ý thức về mức độ tàn bạo của chủ nghĩa khủng bố. Cùng năm nay, hồi cuối tháng 9, tại Pakistan đã xảy ra một vụ đánh bom khủng bố đẫm máu nhằm vào khách sạn năm sao Marriott khiến khoảng hơn 300 người chết và bị thương. Cuộc xung đột giữa Nga và Gruzia xung quanh vấn đề Nam Ossetia hồi trung tuần tháng 8 cũng là một nhân tố nữa góp phần làm nghiêm trọng thêm cuộc khủng hoảng an ninh thế giới. Khủng hoảng môi trường Cho đến nay, người ta chỉ nghe và nói nhiều đến hiện tượng tị nạn chính trị, tị nạn tôn giáo hay tị nạn kinh tế. Nhưng ngày nay, còn thêm một loại tị nạn mới và được coi như một hiện tượng thời đại “Người tị nạn khí hậu”.
  9. Đất đai sẽ cằn cỗi hơn, hoặc sẽ lụt lội hơn  Đây là một thuật ngữ mới, nhưng đằng sau thuật ngữ này là hiện tượng không có gì mới. Đó là hàng nghìn người bỗng trở thành kẻ vô gia cư sau những trận động đất ngày 12/5 ở Tứ Xuyên (Trung Quốc). Đó cũng là những bộ tộc du mục buộc phải di chuyển về các ốc đảo phía Nam vì vùng phía Nam sa mạc Sahara quá khô cằn, những ngư dân ở hồ Sát (diện tích mặt nước của hồ trữ nước ngọt lớn thứ tư Châu Phi này đã giảm đi 90% chỉ trong vòng 40 năm). Đó là những người dân phải rời bỏ những đảo thấp nằm ở Thái Bình Dương do bị biển xâm thực hay nước biển dâng lên nhấn chìm cả hòn đảo. Sông băng Byrd ở Đông Nam Cực đang trôi ra biển với tốc độ nhanh kỷ lục trong 50 năm qua, hay những dòng nước biển dâng lên theo chu kỳ ở những con phố, từ Lào đến Thuỵ Sĩ. Chưa bao giờ con người ý thức về tầm quan trọng của môi trường như thế, nhưng cũng chưa năm nào, những vấn đề về môi trường lại ảnh hưởng đến con người như thế. Sự thay đổi nhiệt độ trên toàn cầu trong các thế kỷ tới có thể sẽ làm tuyệt chủng nhiều loài động, thực vật. Các chuyên gia nghiên cứu sự thay đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc đưa ra lời cảnh báo: 1/3 các giống sinh vật trên trái đất có nguy cơ tuyệt chủng nếu nhiệt độ trái đất tăng 2 độ bách phân. Khủng hoảng kinh tế Hoa Kỳ và Chu kỳ kinh tế! MONDAY, 26. MAY 2008, 09:56:55                , HOA KỲ,              ,   TRIẾT HỌC THẾ GIỚI KINH T      Ế Do yêu cầu của sakura nên làm 1 entry về chủ đề này. Do kiến thức về kinh tế có hạn nên chắc sẽ ko còn nhiều vấn đề không đầy đủ và ... có thể không đúng. Mong 
  10. mọi người góp ý, bổ sung. Dr.Slump Trước tiên phải đặt câu hỏi: Hoa KỲ đã thực sự lâm vào khủng hoảng chưa? Và nếu rồi thì nó sẽ kéo dài bao lâu?  Nhiều dấu hiệu cho thấy kinh tế Mỹ đã đi vào suy thoái. Theo nguyên tắc thông thường, được gọi là suy thoái khi  GDP giảm liên tục 2 quí. Tuy nhiên cơ quan có thẩm quyền xác định là NBER (Phòng Nghiên cứu Kinh tế là một tổ chứ vô vị lợi phi chính phủ) cũng có thể du di như cho rằng khủng hoảng đã xảy ra năm 2001 dù GDP chỉ giảm 1  quí, và khi tuyên bố thì nền kinh tế đã ra khỏi suy thoái. Cuối tuần qua, công ty tài chính Bear and Sterns coi như phá sản, giá có lúc lên tới 6 tỷ đã được JP Morgan cứu vớt, mua với giá 270 triệu và với bảo đảm của FED về việc  trả nợ. Rõ ràng khi nhà nước Mỹ ra tay cứu như thế này thì tình hình tài chính rất trầm trọng. Giá các chứng khoán  đã giảm trên một ngàn tỷ và hiện nay đang có 900 ngàn các căn hộ phá sản vì mất khả năng chi trả, bằng 10% số nhà cửa ở Mỹ. Không những thế con số này đang tăng. Hoạt động sản xuất cũng rõ ràng đang bị ảnh hưởng.  Theo một cuộc điều tra lấy ý kiến giám đốc tài chính 475 công ty (13/3/08) của báo tài chính Wall Street Journal,  hơn một nửa đã tin rằng kinh tế Mỹ đã suy thoái vào lúc này và sẽ tiếp tục cho đến hết năm 2009, với lý do là  công ty của họ có khó khăn trong việc mượn tiền và do đó họ chỉ có ý định tăng chi đầu tư khoảng 3,3% năm nay,  tức là chỉ đủ thay thế tài sản cố định thải hồi. Một cuộc điều tra khác, cũng của tờ báo trên, với 51 nhà kinh tế chuyên làm dự báo, 70% cho rằng kinh tế Mỹ đã đang suy thoái. Đây là những phán đoán chủ quan của chuyên  gia. Về chứng cớ khách quan từ các cơ quan thống kê Mỹ, GDP quí 4 năm 2007 đã giảm mức tăng đáng kể, chỉ tăng 0,6%, so với mức tăng 4,9% quí 3. Giá tiêu dùng tăng vào tháng giêng là 0,4% (so với cùng tháng năm 2007 là  4,3%) nhưng giá sản xuất tăng 1% như thế khả năng giá tiêu dùng sẽ tăng mạnh hơn vào những tháng tới, dù  rằng giá tiêu dùng không tăng vào tháng hai. Số việc làm ngoài khu vực nông nghiệp không tăng vào tháng 1 và  giảm 63.000 vào tháng 2. Doanh thu bán lẻ cũng giảm 0,6% vào tháng 2. Thiếu thanh khoản (liquidity) ở Mỹ Nói  chung, nền kinh tế Mỹ đang thiếu thanh khoản. Theo báo chí, hiện nay Mỹ có khoảng 6.000 tỷ cho vay địa ốc,  trong đó 2.000 tỷ là dưới chuẩn. Khoảng 700 tỷ dưới chuẩn hiện là do hệ thống ngân hàng Mỹ nắm giữ trong tổng  tích sản là 11 ngàn tỷ, phần còn lại là các quỹ đầu tư, các công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí và nước ngoài nắm giữ.  Riêng ngân hàng Mỹ nếu các khoản cho vay dưới chuẩn mất hết (tức là giá trị hiện bằng zero) thì vốn tự có cũng  sẽ gần bằng zero. Coi bảng dưới ta thấy thí dụ nếu chứng khoán dưới chuẩn mất giá, chỉ còn bằng zero chẳng  hạn (thực ra hiện nay gần như không bán được), thì vốn tự có ở bên trái cũng giảm một giá trị tương tự vì tổng tích  sản luôn luôn bằng tồn tiêu sản + vốn tự có. Bảng cân đối tài sản ngân hàng Mỹ vào cuối tháng 12 năm 2007  Tích sản (asssets) Tiêu sản (liabilities) Cho vay 6,8 Tiêu sản  10,7 Chứng khoán 4,8 Vốn tự có (equity) 0,9 0,7 Trong đó dưới chuẩn Tổng tích sản 11.6 Tổng tiêu sản 11,6 Vốn tự có của ngân hàng theo luật phải bằng ít nhất 6% tổng tiêu sản (liability) tức là cũng khoảng 600 tỷ. Như vậy thì ngân hàng phải nâng vốn tự có để đáp ứng được việc rút tiền của khách hàng. Chính vì thế hiện nay ngân  hàng phải giảm mức cho vay, thu hồi các khoản vay ngắn hoặc trung hạn đã đến kỳ phải trả. Nền kinh tế do đó 
  11. thiếu thanh khoản. Làm sao để giải quyết? Phải chăng nhà nước sẽ phải cứu, hoặc là ngân hàng sẽ phải tăng số cổ phiếu, bán ra thị trường, nhằm gây thêm vốn. Những cổ phiếu hiện tại tất sẽ giảm giá, lợi nhuận cổ phiếu trong  tương lai giảm và do đó giá giảm. Đây là điều ngân hàng phải trả cho hành động phiêu lưu của mình. Tất nhiên họ muốn chính phủ cứu hơn là tự bán ra thêm cổ phiếu. FED đang cố tạo niềm tin để từ đó nâng giá các trái phiếu  dưới chuẩn, nhưng cho đến nay chưa thành công. Đây là tình trạng khủnh hoảng bảng cân đối tài sản ở Nhật,  thậm chí vốn tự có của doanh nghiệp nói chung âm vì giá trị tài sản (đặc biệt là địa ốc) giảm mạnh. Lãi suất do đó  là zero cũng không thúc đẩy nổi doanh nghiệp tăng vay mượn để sản xuất, họ phải giảm vay mượn để gây dựng  lại vốn tự có. Khủng hoảng ở Nhật kéo dài hơn 10 năm mới tạm được giải quyết. (Độc giả muốn biết thêm xin đọc  cùng tác giả: http://www.tapchithoidai.org/200401_VQViet_book.htm).  Ở Mỹ hiện nay, không phải chỉ hệ thống  ngân hàng thiếu thanh khoản, mà các công ty tài chính đầu tư phiêu lưu với độ rủi ro cao (được gọi là hedge  funds) cũng thiếu thanh khoản để trả cho những người đầu tư muốn bán phần chứng khoán của mình để rút vốn,  nhưng điều này khó thực hiện vì không biết giá chúng là bao nhiêu, bởi vì các loại dưới chuẩn hiện nay gần như không có người mua. Các công ty này hiện nay có tổng tích sản bằng ½ tổng tích sản hệ thống ngân hàng và  nhiều công ty lớn đã phá sản và đang trong giai đoạn phá sản. Mới nhất là Bear and Sterns, Quỹ đầu tư Carlyle.  Khủng hoảng tài chính hiện nay ở Mỹ ở mức độ hiện nay là điều chưa từng xảy ra ở Mỹ. Các hành động giảm liên  tục lãi suất để người vay mượn có thể trả nợ chưa làm thị trường khá hơn. Ngay cả FED cho ngân hàng vay bằng  200 tỷ US bằng trái phiếu (nhằm tránh đẩy mạnh lạm phát) thị trường vẫn chưa chịu tin. Điều chính là hệ thống  ngân hàng thiếu thanh khoản mà FED không thể tăng tín dụng quá đáng vì sẽ đẩy mạnh lạm phát, hiện đã đang ở mức trên 4% (đối với Mỹ là cao). Vốn nước ngoài cũng có dấu hiệu tháo chạy và đồng đô la mất giá mạnh  thêm Sự kiện khủng hoảng kinh tế Mỹ có nguồn gốc từ tiêu nhiều hơn có, kéo dài từ ít nhất từ 1990 đến nay. Vì  tiêu nhiều, nhập ngày càng cao hơn xuất, thiếu hụt đã lên tới gần 6% GDP (800 tỷ một năm) và để tiếp tục chi  tiêu, Mỹ cần thu hút nguồn tài chính nước ngoài. Chính sách FED cũng đã phạm sai lầm trước đây là giữ lãi suất  quá lâu sau khi giảm để cứu cuộc khủng hoảng trên thị trường chứng khoán, gây ra do sự tụt giá mạnh của chứng  khoán công nghệ thông tin (được thổi phồng quá đáng). Chính sách lãi suất thấp cùng với tình trạng mở rộng các  phương tiện tài chính quá tự do mà không có kiểm soát đã đẩy giá nhà đất lên tận trời và việc phải đến đã đến: nó  phải trở về giá trị thực của nó. Nhu cầu thu hút tiền nước ngoài để tiêu đã từ từ làm mất giá trị đồng đô la, và do  đó khi khủng hoảng xảy ra, các đồng ngoại tệ khác bỏ chạy, đồng đô lại càng mất giá. Thanh khoản lại càng thiếu  hụt. Đó là tình trạng hiện nay. Sự kiện đổ tiền vào Mỹ đã chuyển chiều khá rõ vào quí 3 năm 2007, là thời gian có  thông tin mới nhất từ Cục Phân tích Kinh tế Mỹ (cơ quan trách nhiệm biên soạn Tài khoản Quốc gia, nhưng độc  lập với Cục Thống kê). Trước đây nước ngoài mua nợ, không phải là trái phiếu Bộ tài chính, đã là (243 tỷ), thì bây  giờ họ bán tống đi (44 tỷ). Cổ phiếu cũng vậy, họ bán cổ phiếu Mỹ thay vì mua vào. Do khó khăn, đầu tư tài chính  của Mỹ ra nước ngoài cũng giảm: lượng mua chứng khoán nước ngoài giảm từ 40,4 tỷ xuống 35,7 tỷ; mua trái  phiếu giảm 82,2 tỷ xuống 78,8 tỷ. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Mỹ giảm từ 78 tỷ xuống 56,3 tỷ. So sánh  thông tin quí 3 với quí 2 năm 2007 cho thấy cảnh tượng khó khăn của kinh tế Mỹ và thế giới; nói chung, tài sản (tài  chính và phi tài chính) do đầu tư của Mỹ ra nước ngoài chỉ tăng 156 tỷ so với quí trước đó là 465 tỷ. Ngược lại tài  sản nước ngoài đầu tư vào Mỹ chỉ tăng 249 tỷ so với 619 tỷ vào quí 2. Điều này cho thấy trao đổi về tài chính qua  lại giữa Mỹ và thế giới đều giảm mạnh. Tuy nhiên đầu tư tài chính của nước ngoài vào Mỹ giảm mạnh hơn. Ảnh  hưởng trên kinh tế Nhật và châu Âu Vốn tháo chạy khỏi Mỹ, lượng cầu đồng Mỹ giảm, vì vậy đồng đô la giảm  giá. Điều này có lợi cho Mỹ vì hàng hóa Mỹ sẽ rẻ đi so với hàng hóa Nhật và châu Âu, giúp kinh tế Mỹ điều chỉnh  lại thị trường, giảm nhập khẩu và tăng xuất khẩu. Nhưng điều này lại gây khó khăn cho Nhật, châu Âu và các  nước khác. Kinh tế Nhật có vẻ đang thoát khỏi tình trạng trì trệ kéo dài hơn 10 năm. Ba năm qua, kinh tế Nhật  phục hồi, GDP tăng hơn 2,0% một năm. Tuy vậy, hơn một nửa tốc độ tăng là do xuất khẩu. Chỉ trong vòng năm  qua, đồng Yen lên giá khoảng 15% so với đồng Mỹ (chỉ hai tháng đầu năm 2008 đã lên giá 8%), và Yen cũng lên 
  12. giá khoảng 7% so với đồng Euro. Chỉ số chứng khoán từ đầu năm đến nay giảm 19%. Điều này cho thấy Nhật sẽ có khó khăn tăng xuất khẩu và do đó tốc độ tăng GDP sẽ bị ảnh hưởng trong thời gian sắp tới. Lãi suất ở Nhật  hiện chỉ có 0,5%, có giảm thêm cũng không có tác dụng, cho nên việc sử dụng chính sách tiền tệ có thể nói gần  như đã bị triệt tiêu. Đồng đô la xuống giá khoảng 20% so với đồng Euro cũng trong vòng năm qua. Hàng Mỹ do đó  rẻ đi và hàng châu Âu đắt lên, cũng đang ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu vào Mỹ và tốc độ tăng GDP sẽ bị ảnh hưởng. Nói chung mọi dấu hiệu cho thấy vốn tiếp tục bị rút khỏi Mỹ và do đó đồng đô la Mỹ tiếp tục mất giá.  Hầu hết các nước sẽ có tốc độ tăng GDP giảm trong năm tới. Và Việt Nam Vấn đề khó khăn kinh tế Việt Nam ở một mức nhất định khá giống Mỹ: tiêu nhiều hơn có (ngân sách thiếu hụt lớn, có thể là 6%), xuất ngày càng thấp  hơn nhập (thiếu hụt lớn tới 10% GDP), giá địa ốc lên tới trời. Đáng lẽ thiếu thanh khoản như Mỹ, nhưng do đầu tư tài chính nước ngoài đổ vào nên làm lạm phát tăng mạnh, đồng tiền thay vì mất giá như ở Mỹ lại lên giá, càng làm  cho thiếu hụt cán cân thanh toán lớn hơn và các mất cân đối phình to thêm. Việc tăng giá đồng tiền Việt là điều  khó tránh, nó giúp giảm áp lực lạm phát nhưng nó không thể là công cụ thị trường đưa nền kinh tế đến chỗ tự cân  đối như ở Mỹ. Bởi vì các mất cân đối lớn về ngân sách và xuất nhập khẩu là do bàn tay nhà nước tạo ra, nằm  ngoài sự điều động của thị trường. Thu hút dòng vốn nước ngoài vào có tác dụng như đổ thêm dầu vào lửa khi cơ chế không có khả năng xử lý. Có lẽ một cơ hội nữa lại bị bỏ lỡ chăng? Và điều này không phải do chính sách thù  nghịch của nước ngoài gây ra. Vậy khủng hoảng kinh tế là gì? Khủng hoảng kinh tế, là sự suy giảm các hoạt động  kinh tế kéo dài và trầm trọng hơn cả suy thoái trong chu kỳ kinh tế. Một định nghĩa khác với cách hiểu ngày nay là  trong học thuyết Kinh tế chính trị của Mác­Lênin. Từ ngữ chỉ này khoảng thời gian biến chuyển rất nhanh sang giai  đoạn suy thoái kinh tế. Bài viết này chủ yếu về khái niệm Khủng hoảng kinh tế của Karl Marx vốn vẫn được dùng  thịnh hành trong Kinh tế chính trị Marx. Khủng hoảng kinh tế đề cập đến quá trình tái sản xuất đang bị suy sụp  tạm thời. Thời gian khủng hoảng làm những xung đột giữa các giai tầng trong xã hội thêm căng thẳng, đồng thời  nó tái khởi động một quá trình tích tụ tư bản mới. Nhiều nhà quan sát sự áp dụng của học thuyết Marx cho rằng tự bản thân Karl Marx không đưa ra kết luận cuối cùng về bản chất của khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản.  Thực vậy, những nghiên cứu của ông gợi ý nhiều lý luận khác nhau mà tất cả chúng đều gây tranh cãi. Một đặc  điểm chủ yếu của những lý luận này là khủng hoảng không phải ngẫu nhiên và không tự nhiên mà nó bắt nguồn  từ bản chất của chủ nghĩa tư bản với vai trò là một hình thái xã hội. Marx viết, “cản trở của nền sản xuất tư bản  chính là tư bản”. Những lý luận này bao gồm: * Xu hướng suy giảm tỷ suất lợi nhuận. Tích tụ tư bản gắn liền xu  hướng chung của mức độ tập trung tư bản. Điều này tự nó làm giảm tỷ suất lợi nhuận rồi kìm hãm chủ nghĩa tư bản và có thể đưa đến khủng hoảng. * Tiêu thụ dưới mức. Nếu giai cấp tư sản thắng thế trong cuộc đấu tranh giai  cấp với mục đích cắt giảm tiền lương và bóc lột thêm lao động, nhờ đó tăng tỷ suất giá trị thặng dư, khi đó nền  kinh tế tư bản đối mặt với vấn đề thường xuyên là nhu cầu tiêu dùng không tương xứng với quy mô sản xuất và  tổng cầu không tương xứng với tổng cung. * Sức ép lợi nhuận từ lao động. Tích tụ tư bản có thể đẩy nhu cầu thuê  mướn tăng lên và làm tăng tiền lương. Nếu tiền lương tăng cao sẽ ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận và khi đạt đến  một mức độ nhất định sẽ gây ra suy thoái kinh tế. Về mặt lý luận, ít nhất những quan điểm trên không mâu thuẫn  với nhau và có thể đóng vai trò là những nội dung trong một học thuyết tổng hợp về khủng hoảng kinh tế. Đúng  vậy, hình thái kinh tế nào cũng trải qua một thứ gọi là chu kỳ kinh tế. Chu kỳ kinh tế, còn gọi là chu kỳ kinh doanh,  là sự biến động của GDP thực tế theo trình tự ba pha lần lượt là suy thoái, phục hồi và hưng thịnh (bùng nổ).  Cũng có quan điểm coi pha phục hồi là thứ yếu nên chu kỳ kinh doanh chỉ gồm hai pha chính là suy thoái và hưng  thịnh (hay mở rộng) Các pha của chu kỳ kinh tế
  13. Các pha của chu  kỳ kinh tế * Suy thoái là pha trong đó GDP thực tế giảm đi. Ở Mỹ và Nhật Bản, người ta quy định rằng, khi tốc độ tăng trưởng GDP thực tế mang giá trị âm suốt hai quý liên tiếp thì mới gọi là suy thoái. * Phục hồi là pha trong đó  GDP thực tế tăng trở lại bằng mức ngay trước suy thoái. Điểm ngoặt giữa hai pha này là đáy của chu kỳ kinh tế. *  Khi GDP thực tế tiếp tục tăng và bắt đầu lớn hơn mức ngay trước lúc suy thoái, nền kinh tế đang ở pha hưng thịnh  (hay còn gọi là pha bùng nổ). Kết thúc pha hưng thịnh lại bắt đầu pha suy thoái mới. Điểm ngoặt từ pha hưng  thịnh sang pha suy thoái mới gọi là đỉnh của chu kỳ kinh tế. Thông thường, người ta chỉ nhận ra hai điểm đáy và  đỉnh của chu kỳ kinh tế khi nền kinh tế đã sang pha tiếp sau điểm ngoặt với dấu hiệu là tốc độ tăng trưởng GDP  thực tế đổi chiều giữa mức âm và mức dương. Trong thực tế, các nhà kinh tế học cố tìm cách nhận biết dấu hiệu  của suy thoái vì nó tác động tiêu cực đến mọi mặt kinh tế, xã hội. Một số đặc điểm thường gặp của suy thoái là: *  Tiêu dùng giảm mạnh, hàng tồn kho của các loại hàng hóa lâu bền trong các doanh nghiệp tăng lên ngoài dự kiến.  Việc này dẫn đến nhà sản xuất cắt giảm sản lượng kéo theo đầu tư vào trang thiết bị, nhà xưởng cũng giảm và  kết quả là GDP thực tế giảm sút. * Cầu về lao động giảm, đầu tiên là số ngày làm việc của người lao động giảm  xuống tiếp theo là hiện tượng cắt giảm nhân công và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. * Khi sản lượng giảm thì lạm phát  sẽ chậm lại do giá đầu vào của sản xuất giảm bởi nguyên nhân cầu sút kém. Giá cả dịch vụ khó giảm nhưng  cũng tăng không nhanh trong giai đoạn kinh tế suy thoái. * Lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm mạnh và giá  chứng khoán thường giảm theo khi các nhà đầu tư cảm nhận được pha đi xuống của chu kỳ kinh doanh. Cầu về vốn cũng giảm đi làm cho lãi suất giảm xuống trong thời kỳ suy thoái. Còn khi nền kinh tế hưng thịnh thì các dấu  hiẹu trên biến thiên theo chiều ngược lại. Trước đây, một chu kỳ kinh doanh thường được cho là có bốn pha lần  lượt là suy thoái, khủng hoảng, phục hồi và hưng thịnh. Tuy nhiên, trong nền kinh tế hiện đại, khủng hoảng theo  nghĩa kinh tế tiêu điều, thất nghiệp tràn lan, các nhà máy đóng cửa hàng loạt, v.v… không xảy ra nữa. Vì thế, toàn  bộ giai đoạn GDP giảm đi, tức là giai đoạn nền kinh tế thu hẹp lại, được gọi duy nhất là suy thoái. Ở Việt Nam cho  đến đầu thập niên 1990, trong một số sách về kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa, khi nói về chu kỳ kinh tế thường  gọi tên bốn pha này là khủng hoảng, tiêu điều, phục hồi và hưng thịnh. Nay không còn thấy cách gọi này nữa. 
  14. Ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế Chu kỳ kinh tế là những biến động không mang tính quy luật. Không có hai chu  kỳ kinh tế nào hoàn toàn giống nhau và cũng chưa có công thức hay phương pháp nào dự báo chính xác thời gian,  thời điểm của các chu kỳ kinh tế. Chính vì vậy chu kỳ kinh tế, đặc biệt là pha suy thoái sẽ khiến cho cả khu vực  công cộng lẫn khu vực tư nhân gặp nhiều khó khăn. Khi có suy thoái, sản lượng giảm sút, tỷ lệ thất nghiệp tăng  cao, các thị trường từ hàng hóa dịch vụ cho đến thị trường vốn...thu hẹp dẫn đến những hậu quả tiêu cực về kinh  tế, xã hội. Nguyên nhân và biện pháp đối phó với chu kỳ kinh tế Chu kỳ kinh tế khiến cho kế hoạch kinh  doanh của khu vực tư nhân và kế hoạch kinh tế của nhà nước gặp khó khăn. Việc làm và lạm phát cũng thường  biến động theo chu kỳ kinh tế. Đặc biệt là trong những pha suy thoái, nền kinh tế và xã hội phải gánh chịu những  tổn thất, chi phí khổng lồ. Vì thế, chống chu kỳ là nhiệm vụ được nhà nước đặt ra. Tuy nhiên, vì cách lý giải  nguyên nhân gây ra chu kỳ giữa các trường phái kinh tế học vĩ mô không giống nhau, nên biện pháp chống chu kỳ  mà họ đề xuất cũng khác nhau. * Chủ nghĩa Keynes cho rằng chu kỳ kinh tế hình thành do thị trường không hoàn  hảo, khiến cho tổng cầu biến động mà thành. Do đó, biện pháp chống chu kỳ là sử dụng chính sách quản lý tổng  cầu. Khi nền kinh tế thu hẹp, thì sử dụng các chính sách tài chính và chính sách tiền tệ nới lỏng. Khi nền kinh tế khuếch trương thì lại chuyển hướng các chính sách đó sang thắt chặt. Hình 1 minh họa một sự suy thoái do tổng  cầu giảm: tổng cầu dịch chuyển từ AD sang AD' khiến cho sản lượng giảm từ Q xuống Q' và giá cả giảm từ P đến  P' (lạm phát giảm). * Các trường phái theo chủ nghĩa kinh tế tự do mới thì cho rằng sở dĩ có chu kỳ là do sự can  thiệp của chính phủ hoặc do những cú sốc cung ngoài dự tính. Vì thế, để không xảy ra chu kỳ hoặc để nền kinh tế nhanh chóng điều chỉnh sau các cú sốc cung, chính phủ không nên can thiệp gì cả. Hình 2 minh họa một trường  hợp suy thoái do tổng cung giảm: vì lý do nào đó (ví dụ giá đầu vào tăng đột biến) tổng cung giảm từ AS xuống  AS' khiến cho sản lượng giảm từ Q xuống Q' nhưng giá cả lại tăng từ P lên P' (lạm phát tăng). Một số lý thuyết  chính lý giải nguyên nhân của chu kỳ kinh tế là: * Lý thuyết tiền tệ: cho rằng chu kỳ kinh tế là do sự mở rộng hay  thắt chặt của chính sách tiền tệ và tín dụng. Đại diện tiêu biểu của lý thuyết này là nhà kinh tế học đoạt giải Nobel  kinh tế năm 1976, người đứng đầu trường phái Chicago Milton Friedman. Lý thuyết này tỏ ra phù hợp với cuộc suy  thoái của kinh tế Mỹ 1981­1982 khi Cục Dự trữ Liên bang tăng lãi suất danh nghĩa tới 18% để chống lạm phát. *  Mô hình gia tốc ­ số nhân: do Paul Samuelson đưa ra, mô hình này cho rằng các biến động ngoại sinh được lan  truyền theo cơ chế số nhân kết hợp với sự gia tốc trong đầu tư tạo ra những dao động có tính chu kỳ của GDP. *  Lý thuyết chính trị: đại diện là các nhà kinh tế học William Nordhaus, Michał Kalecki,... Lý thuyết này quy cho các  chính trị gia là nguyên nhân gây ra chu kỳ kinh tế vì họ hướng các chính sách tài khóa và tiền tệ để có thể thắng  cử. * Lý thuyết chu kỳ kinh doanh cân bằng: với những đại diện như Robert Lucas, Jr., Robert Barro, Thomas  Sargent...phát biểu rằng những nhận thức sai lầm về sự vận động của giá cả, tiền lương đã khiến cho cung về lao  động quá nhiều hoặc quá ít dẫn đến các chu kỳ của sản lượng và việc làm. Một trong những phiên bản của lý  thuyết này là tỷ lệ thất nghiệp cao trong suy thoái là do mức lương thực tế của công nhân cao hơn mức cân bằng  của thị trường lao động. * Lý thuyết chu kỳ kinh doanh thực tế: lập luận rằng những biến động tích cực hay tiêu  cực về năng suất lao động trong một khu vực có thể lan tỏa trong nền kinh tế và gây ra những dao động có tính  chu kỳ. Những người ủng hộ lý thuyết này là nhà kinh tế học đoạt giải Nobel năm 2004 Edward Prescott, Charles  Prosser,... Tuy vậy, cho dù mỗi lý thuyết trên đây đều có tính hiện thực, không có lý thuyết nào tỏ ra đúng đắn ở mọi lúc, mọi nơi. Ngày nay, quan sát các chu kỳ kinh tế ở các nền kinh tế công nghiệp phát triển, người ta phát  hiện ra hiện tượng pha suy thoái càng ngày càng ngắn về thời gian và nhẹ về mức độ thu hẹp của GDP thực tế.  Một trong những nguyên nhân quan trọng là chính phủ các nước này đã hiểu biết và vận dụng tốt hơn những hiểu  biết về kinh tế vĩ mô. Bằng cách kết hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, nhà nước có thể ngăn  chặn một cuộc suy thoái biến thành khủng hoảng. Chu kỳ kinh doanh khốc liệt tàn phá chủ nghĩa tư bản trong  những thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản đã được chế ngự.[2] 
  15. Kinh tế suy thoái do giảm tổng cung Dự báo chu kỳ kinh tế Các chuyên gia kinh tế đã tìm cách xây dựng và phát triển  công cụ dự báo những thay đổi trong nền kinh tế. Những mô hình đơn giản nhất dựa trên số liệu dễ thu thập như sản lượng một số tư liệu sản xuất quan trọng (thép,...), khối lượng hàng hóa vận chuyển... rồi công thức hóa số liệu thống kê để đưa ra chỉ số có tính chất dự báo. Dần dần, với sự phát triển của công nghệ thông tin, người ta  đã xây dựng những mô hình kinh tế lượng phức tạp với hàng chục nghìn biến số cùng những hệ phương trình  phức tạp để dự báo. Đi tiên phong trong sự phát triển công cụ dự báo là những nhà kinh tế học Jan Tinbergen (giải  Nobel năm 1969), Lawrence Klein (giải Nobel năm 1980). Nhờ đó, dự báo biến động kinh tế vĩ mô đã có độ tin cậy  lớn hơn mặc dù nó chưa đạt độ chính xác cao khi có những thay đổi về những chính sách lớn. Các loại chu kỳ  kinh tế khác Ngoài chu kỳ kinh tế như vừa trình bày, kinh tế học còn nói đến chu kỳ Juglar, chu kỳ Kuznets, chu  kỳ Kondratiev, và chu kỳ Kitchen. Tuy nhiên, ngày nay người ta hầu như không dùng các chu kỳ này để mô tả xu  thế biến động kinh tế nữa do chúng không còn phù hợp với điều kiện hiện đại. Kinh tế chính trị Marx­Lenin cho  rằng một chu kỳ kinh tế của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa gồm bốn pha là: khủng hoảng, tiêu điều, phục hồi và  hưng thịnh. Theo dự đoán của tỷ phú Warren Buffett, khủng của Mỹ sẽ còn kéo dài. Cho đến nay, các chuyên gia  vẫn còn tranh cãi liệu nền kinh tế Mỹ đã suy thoái hay chưa. Tuy nhiên, với kinh nghiệm lâu năm trên thương  trường, mới đây người giàu nhất thế giới Warren Buffett khẳng định Mỹ đã rơi vào suy thoái, và cuộc khủng hoảng  sẽ kéo dài lâu hơn dự đoán. Trả lời phỏng vấn tạp chí Der Spiegel (Đức), tỉ phú Buffett khẳng định tình trạng "suy  thoái" ở đây có thể không theo định nghĩa của các nhà kinh tế (hai quí liên tiếp trong năm tăng trưởng âm). "Tuy  nhiên, người dân Mỹ đã và đang cảm nhận được ảnh hưởng của sự suy thoái. Nó sẽ kéo dài lâu hơn và trầm  trọng hơn nhiều người nghĩ”. Ông Buffett cho rằng vấn đề là các tổ chức tài chính Mỹ đã đưa ra những công cụ tài  chính mà họ không thể kiểm soát được. Theo ông, các thị trường tài chính cần phải được quản lý chặt chẽ hơn  nữa. Cuộc khủng hoảng tín dụng và nhà đất khiến nền kinh tế Mỹ lao đao, tiêu dùng sụt giảm mạnh trong những  tháng qua. Theo báo New York Times, Mỹ cũng đang phải đối mặt với nguy cơ lạm phát ngày càng lớn. Cuối tuần  qua, giá dầu lần đầu tiên vượt mức 135 USD/thùng. Chỉ số giá sản xuất (PPI ­ chỉ số giá bán sỉ) tăng với tốc độ
  16. cao nhất trong vòng hai thập niên qua. Các nhà kinh tế dự báo tình trạng lạm phát sẽ còn tiếp tục gia tăng tại Mỹ trong 12 tháng tới. Mới đây, Quĩ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng đưa ra dự báo nhận định kinh tế Mỹ sẽ rơi vào suy  thoái nhẹ, và chỉ tăng trưởng với tốc độ rất thấp: 0,5% trong năm 2008 và 0,6% trong năm 2009. Mới đây, Cục Dự trữ liên bang (FED) cũng dự đoán GPD của Mỹ năm 2008 chỉ đạt mức tăng 0,3­1,2%, thấp hơn rất nhiều so với  con số dự báo 1,3­2,8% trước đó. Tài liệu tham khảo: [1] Vũ Quan Việt ­ Khủng hoảng kinh tế Mỹ lan mạnh trên  toàn thế giới. http://www.diendan.org/the­gioi/khung­hoang­kinh­te­my/  [2] Wikipedia ­ Khủng hoảng kinh tế http://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%E1%BB%A7ng_ho%E1%BA%A3ng_kinh_t%E1%BA%BF  [3] Wikipedia ­ Chu kỳ  kinh tế http://vi.wikipedia.org/wiki/Chu_k%E1%BB%B3_kinh_t%E1%BA%BF  [4] Tuoitre.com.vn  http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=259606&ChannelID=2   Hoa Kỳ đang phải đối diện với khủng hỏang kinh tế nghiêm trọng nhất từ sau Thế chiến thứ hai Thanh Hà Bài đăng ngày 11/11/2008 Cập nhật lần cuối ngày 12/11/2008 08:36 TU Nền kinh tế tại siêu cường số một thế giới sa sút đến mức tổng thống tân cử Barack Obama phải xem việc mang lại thịnh vượng cho nước Mỹ là ưu tiên hàng đầu trong nhiệm kỳ bốn năm sắp tới. Phân tích của giáo sư Trần Hữu Dũng, đại học Dayton, Hoa Kỳ In bài Gửi bài Bình luận bài Chưa khi nào mà dự phóng tăng trưởng tại cả ba đầu tàu kinh tế thế giới là Hoa Kỳ, Châu Âu và Nhật Bản lại đen tối như trong giai đoạn này. Tình hình ở Mỹ xấu đến nỗi tất cả các nhà nghiên cứu đều coi đây là một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất trong hơn 50 năm qua. Ông Barack Obama sẽ chỉ chính thức lên lãnh đạo nước Mỹ vào ngày 20 tháng giêng năm tới, nhưng 3 ngày sau khi đắc cử, tổng thống vừa được bầu lên của Hoa Kỳ đã tuyên bố : giải quyết khủng hoảng kinh tế, tái lập tăng trưởng và thịnh vượng cho nước Mỹ sẽ là ưu tiên hàng đầu trong nhiệm kỳ tổng thống 4 năm sắp tới. Tổng thống tương lai của Hoa Kỳ có thể làm những gì để vực dậy nền kinh tế số một của thế giới ? Chấn hưng kinh tế : ưu tiên hàng đầu. Trong suốt thời kỳ vận động tranh cử, ứng cử viên đảng Dân chủ đưa ra kế hoạch chấn hưng kinh tế bao gồm những biện pháp như gia tăng ngân sách cho các tiểu bang đang gập khó khăn tài chính, tăng trợ cấp cho thành phần thất nghiệp, giảm thuế cho các hộ gia đình có thu nhập dưới 150 ngàn đô la một năm, giảm thuế đánh vào các doanh nhiệp nhằm khuyến khích đầu tư và tuyển dụng nhân công. Trong cuộc họp báo đầu tiên tại Chicago ngày 07/11/2008 Barack Obama nhấn mạnh đến việc thông qua một kế hoạch kích thích kinh tế nhằm tạo thêm công việc làm, tạo thêm sức mua cho các hộ gia đình trung lưu, làm tất cả để bảo vệ các doanh nghiệp cỡ vừa và nhỏ ở Mỹ không bị lôi vào vòng xoáy của khủng hoảng, trợ giúp cho nền công nghiệp, như ngành công nghệ xe hơi đang bị lao đao.
  17. Trọng tâm thứ ba được tổng thống tân cử nhắc đến là việc giúp nạn nhân của cuộc khủng hoảng tín dụng địa ốc nhiều rủi ro giữ được nhà thay vì phải bán đổ bán tháo bất động sản để trả nợ ngân hàng. Cuối cùng, chính sách của ông Obama còn nhấn mạnh đến nhiều dự án đầu tư công cộng, đặc biệt là trong các lĩnh vực hạ tầng cơ sở, môi trường, y tế hay giáo dục. Tất cả các đầu máy kinh tế cua Hoa Kỳ đều đang gặp trở ngại. Cũng phải nói là ông Obama chuẩn bị lên cầm quyền trong một giai đoạn cực kỳ khó khăn : các dự báo tăng trưởng của các chế quốc tế như quỹ tiền tệ FMI hay ngân hàng thế giới, của các viện nghiên cứu hàng đầu ở Mỹ không chút lạc quan, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, khủng hoảng tín dụng địa ốc nhiều rủi ro kéo dài, chỉ số tin tưởng của người dân Mỹ xuống đến mức thấp kỷ lục theo như nhận xét của thông tín viên Pierre Yves Dugas của đài RFI từ Washington : « Kể từ ngày các nhà kinh tế bắt đầu đo lường chỉ số tin tưởng của người dân, yếu tố quyết định cho việc mua sắm, chưa bao giờ tinh thần của người Mỹ lại rơi xuống thấp đến như trong hai tháng 9 và 10 vừa qua. Lần đầu tiên kể từ năm 2001, sức tiêu thụ ở Mỹ sụt giảm. Tệ hơn nữa, đây là đà suy giảm mạnh nhất tính từ những năm 1980 đến nay. Trong tháng 10, tập đoàn General Motors bán ra chưa đầy 200 chiếc xe hơi, mức tệ nhất kể từ năm 1975. Hồi đầu tháng 9 hai ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ, McCain và Obama còn ngang ngửa với nhau. Nhưng với sự kiện thị trường chứng khoán Wall Street sụp đổ - lại cũng một sự kiện lịch sử chưa từng xảy ra từ năm 1931- khủng hoảng địa ốc kéo dài, tín dụng ngày thêm khan hiếm … đã trở thành những yếu tố quyết định dẫn đến thắng lợi của ông Obama. Hiện nay có rất nhiều chuyên gia cho rằng nước Mỹ đang bước vào giai đoạn suy thoái kinh tế trầm trọng nhất từ sau Đệ Nhị Thế Chiến ». Việc làm khan hiếm trên thị trường lao động. Tỷ lệ thất nghiệp tại Hoa Kỳ trong tháng 10 đột nhiên tăng vọt, đặt mức kỷ lục 6.5%. Từ 14 năm nay chưa khi nào ở Mỹ có đến hơn 10 triệu người không có việc làm. Nền kinh tế hàng đầu thế giới đã giải tán đến 240 ngàn công việc làm nội trong tháng 10. Theo thống kê của bộ lao động Mỹ, từ đầu năm đến nay, hàng tháng, các công ty cũng như các văn phòng hành chính sa thải thay vì tuyển dụng nhân viên. Trong 10 tháng đầu năm nước Mỹ đã đánh mất 1,2 triệu công ăn việc làm. Đặc biệt, trong ba tháng trở lại đây, số người bị mất việc tăng rất nhanh. Nhìn đến từng lĩnh vực, chỉ có ngành giáo dục, công nghệ hầm mỏ, y tế và một vài cơ quan hành chính thu nhận thêm nhân viên. Dịch vụ vốn thu hút đến 85% nguồn lao động ở Hoa Kỳ bị tác động mạnh hơn cả : hơn 100 ngần chỗ làm bị giải tán trong tháng 10, chủ yếu là nhân viên phục vụ tại các cửa hàng mua bán lẻ do mức tiêu thụ của Mỹ sụt giảm đáng kể. Ngoài ra các ngành tài chính, ngân hàng cũng đã sa thải hàng loạt. Chưa có dấu hiệu phục hồi. Đáng lo ngại hơn cả là các giới chức kinh tế ở Washington tiếp tục dự phóng số người thất nghiệp ở Hoa Kỳ tiếp tục gia tăng trong những tháng tới, ít nhất là cho đến hết quý một đầu 2009. Viện nghiên cứu High Frequency Economics không loại trừ khả năng tỷ lên thất nghiệp ở Mỹ tăng đến 7% hay 9% vào đầu năm tới. Về phần quỹ tiền tệ quốc tế FMI dự báo tổng sản phẩm nội địa Hoa Kỳ vào năm tới có thể bị co cụm lại với tỉ lệ trừ 0.7%. Chính trong bối cảnh kém thuận lợi này, tổng thống tân cử Obama chia chính sách kinh tế của ông ra làm hai giai đoạn. Ở giai đoạn một, ông chủ trương phải đưa ra những biện pháp để gọi là "chữa cháy" bước kế tiếp mới là điều chỉnh sâu rộng để hệ thống an sinh xã hội, chính sách bảo hiểm y tế hay năng lượng … Biện pháp "chữa cháy". Trình bày với báo giới hôm thứ sáu vừa qua, tổng thống thứ 44 tương lai của Hoa Kỳ cho biết ưu tiên trước mắt của ông là bằng mọi giá tạo lại niềm tin trên thị trường lao động. Để thực hiện điều này ông Obama dựa trên ba hướng : một là mở rộng hệ thống trợ cấp thất nghiệp đến nhiều thành phần, hai là đưa ra các biện pháp nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp vì đây là động cơ tạo ra công ăn việc làm cho người dân và hướng thứ ba là tạo điều kiện cho các chính quyền địa phương mạnh dạn đầu tư, tuyển dụng thêm nhân viên …
  18. Chính mục tiêu duy trì công việc làm, giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp là động cơ khiến tổng thống tân cử Hoa Kỳ đặc biệt quan tâm đến ngành công nghệ xe hơi, vốn được coi là "cột sống" của mạng lưới công nghiệp Mỹ. Hiện nay bốn triệu rưỡi người lao động ở Hoa Kỳ, tương đương với 2.9 % người đang đi làm phục vụ trong ngành sản xuất xe hơi. Trong khi đó General Motors, tập đoàn công nghệ xe hơi lớn nhất của Mỹ cho biết có nguy có thiếu hụt tiền mặt kể từ những tháng đầu năm 2009 và đã phải từ bỏ kế hoạch mua lại một Chrysler. Về phần hãng xe Ford tiếp tục làm ăn thua lỗ trong quý ba, buộc phải sa thải đến 10% nhân viên ở Mỹ. Số xe bán ra trên thị trường trong tháng 10 giảm 32% so với cùng thời kỳ năm ngoái, tức là rơi xuống mưc thấp nhất kể từ chiến tranh vùng Vịnh năm 1991. Nhìn đến một đầu máy kinh tế khác của Hoa Kỳ là khu vực dịch vụ, thống kê mới nhất cho thấy hoạt động trong lĩnh vực này đang bị giảm mạnh. Toản cảnh u ám như trên, theo giới phân tích bắt nguồn từ nỗi hoang mang của người tiêu dùng sau khi thị trường tài chính lớn nhất thế giới Wall Street sụp đổ hồi đầu tháng 9, từ tình trạng tín dụng ngày càng trở nên khan hiếm … Chính vì vậy một trong những trọng trách đầu tiên của tổng thống tân cử Obama là làm thế nào để tái tạo niềm tin nơi người tiêu dùng và giới đầu tư. Giai đọan kế tiếp. Ngoài các biện pháp gọi là chữa cháy như trên, tổng thống tương lai của Hoa Kỳ cũng phải quan tâm đến vấn đề cân bằng trong ngân sách của chính quyền Liên bang, theo như nhận xét của kinh tế gia Jacques Mistral thuộc viện nghiên cứu quan hệ quốc tế Pháp IFRI : "Chính sách kinh tế của Barack Obama trước hết sẽ mang tính thực tiễn. Tổng thống tân cử của Hoa Kỳ ý thức được mức độ nghiêm trọng của vấn đề và ông cũng dư biết là phương tiện tài chính thì có hạn. Tuy nhiên điều mà tại Washington mọi người cùng ngầm chấp nhận đó là trong giai đoạn khó khăn, thì chính phủ phải có trách nhiệm tìm ra những giải pháp, đưa nền kinh tế Mỹ đi lên. Trong bối cảnh trên, chắc chắn ông Obama sẽ tìm cách dung hòa một bên là những mục tiêu ngắn hạn : gia tăng ngân sách chi tiêu nhà nước để thổi thêm sinh lực vào nền kinh tế, và bên kia là giới hạn thâm thủng ngân sách của chính quyền liên bang. Đây là việc mà Bill Clinton đã từng làm ở những năm 1990". Trả lời phỏng vấn tạp chí kinh tế Capital chuyên gia tài chính thuộc cơ quan quản lý đầu tư Newton Investment Management, Simon Laing tin rằng rút tỉa được những bài học từ hai nhiệm kỳ Bush, ở giai đoạn hai chính quyền của ông Barack Obama sẽ chú trọng vào việc lành mạnh hóa hệ thống tài chính Hoa Kỳ, giới hạn thâm thủng ngân sách của chính phủ liên bang. Có nhiều khả năng trong hai năm sắp tới nước Mỹ sẽ thoát khỏi khủng hoảng, khi đó chính sách kinh tế của nhiệm kỳ 4 năm Obama mới thực sự hình thành. Có lẽ phải đợi đến khi đó ong Obama mới bất đầu xét đến các vấn đề như cải tổ hệ thống bảo hiềm y tế, rà soát lại các biện pháp an sinh xã hội. Thứ 7, 07/03/2009, 09:48 Khủng hoảng kinh tế toàn cầu và những điều rút ra cho Việt Nam
  19. "Tình hình kinh tế không thể tồi tệ vĩnh viễn, không sớm thì mu ộn nó s ẽ phải ph ục h ồi". Ý ki ến của TS. Lê Hồng Giang, TS. Trần Vinh Dự và TS. Vũ Thành T ự Anh v ề v ấn đ ề này. TS. Lê Hồng Giang - Quản lý danh mục đầu tư ngoại tệ cho Công ty Tactical Global Management ở Úc Bao giờ đến đáy? Việc GDP các nước hiện đang giảm không phải là điều đáng ngạc nhiên. Trong các nền kinh tế phát triển, hệ thống tài chính là huyết mạch của nền kinh tế nên khi gặp khủng hoảng nó sẽ làm tất cả các hoạt động kinh tế khác đình trệ. Một ví dụ cụ thể là khi các ngân hàng giảm mạnh việc mở tín dụng thư (L/C) cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong quí 4-2008, ngay lập tức làm định trệ các lĩnh vực sản xuất và kinh doanh hàng xuất nhập khẩu, cho dù cầu của các mặt hàng này vẫn còn. Bên cạnh đó, khi hệ thống tài chính khủng hoảng kéo theo giá cổ phiếu và giá bất động sản suy giảm sẽ làm người dân mất một khoản tài sản lớn, dẫn đến tổng cầu của toàn nền kinh tế giảm. Cho nên câu hỏi quan trọng nhất ở thời điểm này là liệu các hoạt động kinh tế đã giảm đến đáy chưa? Nếu chưa thì tình trạng suy thoái này còn kéo dài đến khi nào và sẽ còn sụt giảm đến đâu? Đây là vấn đề gây nhiều tranh cãi giữa các nhà kinh tế. Phe lạc quan cho rằng kinh tế thế giới sẽ sụt giảm đến đáy trong nửa đầu năm 2009 và sẽ bắt đầu phục hồi trong nửa sau năm nay, cùng lắm đến năm 2010 sẽ thoát khỏi suy thoái. Nhóm này tin vào sự phục hồi nhanh vì cho rằng hệ thống tài chính đã qua khỏi cơn nguy cấp và bắt đầu có dấu hiệu phục hồi.
  20. Dấu hiệu quan trọng nhất là chênh lệch tín dụng (credit spreads) đã giảm xuống dưới ngưỡng tháng 9- 2008. Nhà đầu tư đã bắt đầu chấp nhận rủi ro, ví dụ các hoạt động tận dụng chênh lệch tỷ giá và lãi suất (carry trade) đã xuất hiện trở lại. Trong tháng 1-2009 số liệu bán lẻ ở nhiều nước đã có dấu hiệu tăng trưởng và lượng hàng tồn đã vượt qua đỉnh và sẽ giảm trong quí 2-2009. Giá năng lượng và nguyên vật liệu thô (commodity) tuy giảm nhiều nhưng đã bắt đầu ổn định. Chỉ số vận tải biển quốc tế BDI đã bắt đầu phục hồi trong hai tháng đầu năm. Điều này cho thấy những chính sách giải cứu và kích thích kinh tế của các nước đưa ra từ cuối năm 2008 đã phát huy hiệu quả. Ngược lại, nhóm những người bi quan cho rằng thế giới sẽ rơi vào một cuộc suy thoái kéo dài, một tình hình như Nhật Bản thập kỷ 1990, nếu không phải là một cuộc đại suy thoái lần thứ hai giống như giai đoạn 1929-1933. Nhóm này cho rằng những chính sách giải cứu và kích thích kinh tế đã và đang được đưa ra quá chậm và quá yếu nên sẽ không có tác dụng. Các nền kinh tế lớn sẽ rơi vào tình trạng vòng xoáy nợ - giảm phát, điều mà Irving Fisher đã chỉ ra là nguyên nhân của cuộc đại khủng hoảng 1929-1933, tức là giá tài sản sụt giảm buộc các nhà đầu tư và cả các doanh nghiệp phải bán tháo bớt tài sản để trả nợ, điều này lại tiếp tục đẩy giá tài sản xuống thấp nữa. Một khi các chính phủ nhận thấy chính sách kích cầu của mình không hiệu quả họ sẽ đưa ra các chính sách “lợi mình hại người” (beggar-thy-neighbor) như bảo hộ mậu dịch hay đua nhau phá giá đồng nội tệ. Điều này sẽ tiếp tục làm tình hình kinh tế xấu đi và ngăn cản các nỗ lực phối hợp quốc tế giải cứu kinh tế. Để trả lời cho câu hỏi kinh tế thế giới sẽ đi về đâu, tôi xin trích dẫn một lời phát biểu mới đây của Dennis Lockhart, Giám đốc Fed Atlanta: tình hình kinh tế không thể tồi tệ vĩnh viễn, không sớm thì muộn nó sẽ phải phục hồi. Chu kỳ kinh doanh luôn luôn có đỉnh và đáy. Hiện tại chúng ta chưa biết đã xuống đến đáy chưa nhưng chắc chắn chúng ta sẽ còn đạt được những đỉnh khác cao hơn những gì chúng ta đã đạt được trong quá khứ. Một điều gần như chắc chắn là trào lưu tân laissez-faire (học thuyết cho rằng nhà n ước không nên can thiệp vào kinh tế) khởi đầu từ kỷ nguyên Thatcher-Reagan sẽ chấm dứt. Ngay cả Alan Greenspan, người đã rất tích cực ủng hộ cho các chính sách gỡ bỏ các quy định (deregulation) trong thập kỷ 1990, đã phải thừa nhận tái lập hệ thống các quy tắc trong hệ thống tài chính là điều nên làm và cần làm. Tự do hóa thương mại vẫn sẽ được hầu hết các nhà kinh tế ủng hộ, nhưng dòng chảy vốn sẽ bị siết chặt hơn để giảm bớt các bất cân đối quốc tế. Vấn đề phối hợp quốc tế trong các chính sách kinh tế sẽ được xem trọng hơn, do đó vai trò của các tổ chức quốc tế như IMF, OECD, G7/G20 sẽ nổi bật hơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2