intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

Chia sẻ: Hong Le | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:39

422
lượt xem
148
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Công khai báo cáo kiểm toán năm 2006,... hợp, kế thừa các kết quả nghiên cứu để tiết kiệm chi NSNN. Dự toán giao còn ... chi chuyển nguồn dùng để cải cách tiền lương 19.682 tỷ đồng, khoản chuyển nguồn ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

  1. KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hà Nội, ngày tháng 9 năm 2007 CÔNG KHAI BÁO CÁO KIỂM TOÁN NĂM 2006 VỀ NIÊN ĐỘ NGÂN SÁCH NĂM 2005 Căn cứ Luật Kiểm toán nhà nước, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; Kiểm toán Nhà nước công bố công khai Báo cáo kiểm toán năm 2006 về niên độ ngân sách năm 2005 như sau: I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN NĂM 2006 CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC Thực hiện Kế hoạch kiểm toán năm 2006, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã tiến hành kiểm toán 104 cuộc kiểm toán, gồm: Báo cáo quyết toán NSNN năm 2005 của 32 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (chiếm 49% tổng thu nội địa và 48,7% tổng chi ngân sách địa phương); báo cáo quyết toán NSNN của 10 bộ, cơ quan trung ương (chiếm 6,8% tổng chi NSTW cho các bộ, ngành); 16 dự án, chương trình trọng điểm; kiểm toán báo cáo tài chính của 22 Tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước, tổ chức tài chính - ngân hàng; báo cáo tài chính của 22 đơn vị thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng, tài chính Đảng; chuyên đề quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ giai đoạn 2001- 2005 và Báo cáo quyết toán NSNN năm 2005 tại Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (phụ lục số 01); Ngày 06/7/2007, Kiểm toán Nhà nước đã hoàn thành Báo cáo kiểm toán năm 2006 đối với niên độ ngân sách năm 2005, báo cáo Quốc hội và Chính phủ. II. KẾT QUẢ KIỂM TOÁN NĂM 2006 ĐỐI VỚI NIÊN ĐỘ NGÂN SÁCH NĂM 2005
  2. A. KẾT QUẢ KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN NSNN NĂM 2005 1. Lập và giao dự toán ngân sách nhà nước 1.1. Lập và giao dự toán thu ngân sách nhà nước (1) Công tác lập và giao dự toán cơ bản thực hiện theo đúng quy trình và thời gian quy định, hầu hết các địa phương đã có nhiều cố gắng trong quá trình lập và giao dự toán, dự toán thu nội địa do HĐND các tỉnh phê chuẩn đều cao hơn Trung ương giao, 14/32 tỉnh được kiểm toán giao cao hơn từ 15 - 30%(). (2) Một số địa phương lập và giao dự toán thu chưa chấp hành nghiêm túc và triệt để Chỉ thị số 18/CT - TTg ngày 31/5/2004 của Thủ tướng Chính phủ là phải tăng thu tối thiểu 12% so với mức thực hiện năm 2004. Nếu loại trừ các khoản thu về đất thì dự toán thu nội địa nhiều tỉnh thấp hơn mức thực hiện năm 2004 (Hải Dương bằng 92%, Long An 94%, Quảng Ngãi 95%...). Kiểm toán 32 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có 14/32 tỉnh dự toán thu nội địa (không kể thu từ đất) Trung ương giao cao hơn mức thực hiện 2004 và còn tới 18/32 tỉnh dự toán Trung ương giao thấp hơn thực hiện năm 2004(). Nguyên nhân chủ yếu là do một số địa phương ước thực hiện thu năm 2004 thấp, lập dự toán của một số khoản thu thiếu tích cực, công tác dự báo về diễn biến thị trường đối với một số mặt hàng xuất khẩu và tiêu thụ trong nước chưa tốt. (3) Các khoản thu để lại đơn vị chi quản lý qua NSNN ở các địa phương thuộc thẩm quyền của HĐND cấp tỉnh, hiện Trung ương không giao dự toán. Nhưng tại 32 tỉnh được kiểm toán cũng chỉ có 17 tỉnh giao dự toán, trong đó có 15 tỉnh giao thấp hơn so với mức thực hiện năm 2004(). (4) Việc lập và giao dự toán các khoản thu sự nghiệp thuộc NSNN tại các bộ, ngành còn thấp (Bộ Y tế dự toán thu viện phí, học phí năm 2005 được giao chỉ bằng 95% thực hiện 2004, thực hiện năm 2005 vượt 143% dự toán; Bộ Lao động TB & XH dự toán thu phí, lệ phí năm 2005 chỉ bằng 55% thực hiện 2004, thực hiện 2005 vượt 71% dự toán). Mặt khác, hiện tại Trung ương chỉ giao cho các bộ, ngành dự toán thu phí, lệ phí thuộc NSNN, các khoản thu từ hoạt động dịch vụ và thu sự nghiệp khác thuộc thẩm quyền tự chủ của các đơn vị nên nếu tính cả các khoản thu sự nghiệp khác không được giao dự toán, thì thực hiện năm 2005 tại một số bộ, ngành vượt nhiều so với dự toán được giao {Bộ Lao động TB & XH vượt 295% (196/49,6 tỷ đồng), Bộ Y tế vượt 78% (2.272/1.273 tỷ đồng)...}.
  3. 1.2. Lập và giao dự toán chi ngân sách nhà nước (1) Cơ bản các bộ, cơ quan trung ương, địa phương lập và giao dự toán chi ngân sách theo quy trình, quy định của Luật NSNN, đã bố trí đúng mục tiêu, cơ cấu ngành và cơ cấu nguồn vốn được giao, đảm bảo cân đối cơ cấu giữa chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên và chi theo lĩnh vực. Qua kiểm toán có 29/32 tỉnh bố trí dự toán chi vượt tổng mức so với dự toán Trung ương giao(). (2) Một số dự án của các bộ, ngành, địa phương được bố trí kế hoạch vốn khi chưa có quyết định đầu tư, thiếu thủ tục, chưa phê duyệt tổng dự toán; chưa bố trí thoả đáng vốn đầu tư để trả nợ tồn đọng; phân bổ vốn không đúng đối tượng buộc cơ quan tài chính các cấp phải điều chỉnh dự toán giảm 236 tỷ đồng, đồng thời bổ sung tăng dự toán 3.463 tỷ đồng (trong đó trung ương 646 tỷ đồng, địa phương 2.817 tỷ đồng); một số địa phương phân bổ nguồn thu tiền sử dụng đất để chi thường xuyên (Yên Bái 30 tỷ đồng, Hưng Yên 12,4 tỷ đồng...). (3) Dự toán chi KH&CN giai đoạn 2001 - 2005 bình quân chiếm 2% tổng chi NSNN (năm 2001: 2%, năm 2002: 2,1%, năm 2003 - 2005 dao động ở mức 2%). Sự phối hợp giữa Bộ KH&CN, Bộ Tài chính và Bộ KH&ĐT trong công tác lập và giao dự toán chi đầu tư phát triển cho KH&CN chưa chặt chẽ, chưa có sự thống nhất về quan điểm phân bổ vốn đầu tư phát triển cho KH&CN giữa Bộ KH&CN với Bộ KH&ĐT. Dự toán kinh phí còn mang tính bình quân nên việc đầu tư cho KH&CN còn manh mún, dàn trải. Chưa có sự phối hợp, kế thừa các kết quả nghiên cứu để tiết kiệm chi NSNN. Dự toán giao còn thiếu cơ sở và còn chậm về thời gian, ảnh hưởng đến tính chủ động trong quản lý, sử dụng ngân sách. Lập và giao dự toán còn sai đối tượng, sai nội dung và không đúng quy định của Luật NSNN; phân bổ dự toán cho cả đề tài khi chưa có đề cương được duyệt; giao dự toán cho cả đề tài không có tính khả thi… (4) Có 11/32 tỉnh được kiểm toán không phân bổ hết dự toán ngay từ đầu năm, để lại phân bổ nhiều lần trong năm không đúng quy định của Luật NSNN: 1.344 tỷ đồng(). (5) Một số địa phương quyết định dự toán chi chưa phù hợp với quy định, như: chưa giao cụ thể dự toán chi đầu tư XDCB cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ; quyết định dự toán thấp hơn số trung ương giao về chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo (TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Vĩnh Phúc...) và chi khoa học công nghệ (Hưng Yên, Đà Nẵng); bố trí dự phòng không đủ mức tối thiểu 2% tổng chi
  4. ngân sách địa phương (Điện Biên, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế). Qua kiểm toán có 14/32 tỉnh phân bổ và giao dự toán một số khoản chi (sự nghiệp giáo dục và đào tạo, sự nghiệp khoa học công nghệ, chi đầu tư phát triển, dự phòng ngân sách) thấp hơn dự toán Trung ương giao, không đúng quy định tại Thông tư số 111/2004/TT-BTC ngày 19/11/2004 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện dự toán ngân sách 2005, số tiền 782 tỷ đồng(). (6) Thời gian phân bổ và giao dự toán của một số bộ, cơ quan trung ương còn kéo dài, vượt thời gian quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật NSNN. 2. Về chấp hành thu, chi ngân sách nhà nước 2.1. Về thu ngân sách nhà nước Hầu hết các khoản thu đều đạt và vượt dự toán (chỉ có 02 chỉ tiêu thu không đạt dự toán: Thu phí xăng dầu đạt 95% dự toán, giảm 207 tỷ đồng; phí và lệ phí đạt 91,5% dự toán, giảm 388 tỷ đồng). Tuy nhiên số tăng thu cao vẫn tập trung ở một số khoản thu đặc thù hay không ổn định như: thu từ dầu thô (chiếm 27,5% tổng số thu trong cân đối) tăng 61,9%; thu từ đất tăng 46,3%; số thu hoạt động sản xuất kinh doanh từ các khu vực kinh tế (chiếm 41,4% tổng số thu cân đối) chỉ tăng từ 5% đến 7%. Qua kiểm toán nổi lên một số vấn đề sau: (1) Tỷ trọng thu nội địa trong tổng số thu NSNN tiếp tục tăng (năm 2003 là 51,7%, năm 2004 là 53,4%, năm 2005 là 53,7%), nhưng tăng thu NSNN chủ yếu là thu từ dầu thô và các khoản thu từ đất, các khoản thu từ nền kinh tế còn tăng chậm chưa tương xứng với tiềm năng, tốc độ phát triển. Hầu hết các bộ, cơ quan trung ương, địa phương được kiểm toán đều thực hiện vượt dự toán và tăng khá lớn so với thực hiện năm 2004, nguyên nhân chủ yếu là do kết quả nỗ lực trong quản lý điều hành ngân sách của Chính phủ, các cấp, các ngành, nhất là sự cố gắng của cơ quan thuế các cấp, song cũng còn do việc lập và giao dự toán chưa tích cực như đã nêu ở trên. (2) Công tác quản lý thu của các địa phương đã có nhiều cố gắng, song ý thức chấp hành luật của không ít doanh nghiệp chưa nghiêm, việc kiểm tra, kiểm soát của các ngành trong quản lý thu còn thiếu chặt chẽ và chưa hiệu quả; thất thu ngân sách vẫn còn lớn ở một số địa bàn và lĩnh vực, KTNN kiến nghị
  5. tăng thu NSNN và tăng thu khác là 1.891,9 tỷ đồng (tăng thu NSNN là 1.880,8 tỷ đồng và tăng thu ngân sách quốc phòng, an ninh… là 11,1 tỷ đồng; chi tiết phụ lục số 03), cụ thể: - Tại các DNNN: Kiểm toán Nhà nước đã phát hiện và kiến nghị tăng thu NSNN là 1.280,2 tỷ đồng, trong đó: thuế GTGT là 92 tỷ đồng; thuế thu nhập doanh nghiệp là 342,6 tỷ đồng. Nguyên nhân tăng thu chủ yếu là do doanh nghiệp kê khai sai thuế suất thuế GTGT, hạch toán thiếu doanh thu chịu thuế, kê khai khấu trừ thuế đầu vào không đúng quy định, hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh các khoản chi phí không hợp lý, hợp lệ… - Tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Việc kê khai, nộp thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cơ bản thực hiện theo luật định, song thất thu NSNN từ lĩnh vực này cũng còn khá lớn. Nguyên nhân chủ yếu là do sai sót trong hạch toán kê khai thuế của doanh nghiệp và chất lượng công tác kiểm tra hồ sơ thuế bước 1 của cơ quan thuế còn hạn chế, chưa đầy đủ và toàn diện. Kiểm toán hồ sơ thuế của 225 doanh nghiệp tại Cơ quan Thuế ở 23 tỉnh, KTNN xác định số thuế phải nộp tăng thêm trên 36 tỷ đồng. Riêng tại huyện Thuỷ Nguyên - thành phố Hải Phòng, kiểm toán tình hình thực hiện nghĩa vụ với NSNN tại 14 doanh nghiệp xây dựng ngoài quốc doanh trên địa bàn phát hiện doanh thu không phát hành hoá đơn, không kê khai doanh thu 36,422 tỷ đồng và xác định thuế GTGT, thuế TNDN phải nộp tăng thêm 3,445 tỷ đồng. - Các khoản thu về đất: Tại một số đơn vị được kiểm toán xác định giá đất, các khoản hỗ trợ trừ vào tiền thu sử dụng đất, đấu giá không đúng quy định, KTNN xác định tăng thêm các khoản thu liên quan về đất trên 88,2 tỷ đồng; thu tiền đất dưới hình thức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng còn để ở tài khoản tiền gửi của KBNN hoặc còn để ở xã, phường chưa nộp vào ngân sách, với tổng số tiền là 172,378 tỷ đồng(). (3) Cơ bản các cơ quan thuế địa phương đã thực hiện đúng quy trình hoàn thuế, miễn giảm thuế, song tại 15/32 địa phương hoàn thuế sai quy định 8,547 tỷ đồng do xác định sai thuế GTGT đầu vào, sai đối tượng được hoàn thuế hoặc sai thuế suất. Có 10/32 địa phương miễn giảm thuế không đúng đối tượng, kiểm toán kiến nghị thu hồi trên 20 tỷ đồng(). (4) Nợ đọng thuế: Theo báo cáo của Tổng cục Thuế, tổng số nợ đọng thuế đến 31/12/2005 là 3.853 tỷ đồng (nợ không có khả năng thu 1.640 tỷ đồng tăng 15,4% (+219 tỷ đồng) so với năm 2004; nợ chờ xử lý là 1.670 tỷ đồng), ngoài ra còn 4.072 tỷ đồng là nợ luân chuyển. Qua kiểm toán tại 32 tỉnh và 12 Cục
  6. Thuế địa phương cho thấy các đơn vị chưa điều chỉnh kịp thời nợ thuế theo số phát sinh thực tế, nên báo cáo nợ thuế thường thấp hơn thực tế. KTNN xác định tổng số nợ đọng thuế đến 31/12/2005 tăng so với số báo cáo của cơ quan thuế là 1.076 tỷ đồng()(cơ quan thuế có theo dõi trên sổ chi tiết, nhưng chưa tổng hợp vào tổng số nợ đọng). Ngoài ra nợ đọng tiền thu sử dụng đất của một số địa phương đến 31/12/2005 là 737,2 tỷ đồng, trong đó có một số địa phương năm 2006 và 2007 đã có nhiều biện pháp tổ chức thu hồi và xử lý theo Luật định. Trong năm 2005 Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan đã xử lý giảm 25% nợ thuế nội địa hoá xe máy và xử lý giảm 7,3% nợ thuế cho các doanh nghiệp giải thể, được phá sản, nhưng nợ đọng thuế xuất nhập khẩu đến 31/12/2005 vẫn còn 3.357 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2004. Ngoài ra số thuế xuất nhập khẩu tạm thu đến 31/12/2005 là 4.197 tỷ đồng (hàng tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập). Ngoài ra, tính đến ngày 31/12/2005 các doanh nghiệp và các địa phương chưa thực hiện nộp về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp Trung ương là 1.313 tỷ đồng (số phải nộp 1.351 tỷ đồng, số đã nộp 38 tỷ đồng). (5) Số dư các khoản tạm thu, tạm giữ của các cơ quan tài chính, thuế, hải quan, thanh tra, quản lý thị trường… đến 31/12/2005 là: 4.784 tỷ đồng (tạm thu 1.296 tỷ đồng, tạm giữ 3.488 tỷ đồng), trong đó: cơ quan tài chính 633 tỷ đồng (tiền phạt 51 tỷ đồng), cơ quan thuế 425 tỷ đồng (truy thu thuế và tiền phạt 55,2 tỷ đồng), cơ quan hải quan 168 tỷ đồng… (6) Một số đơn vị sự nghiệp có thu chưa hạch toán đầy đủ thu nhập và xử lý chênh lệch thu chi theo quy định, KTNN đã kiến nghị bổ sung kinh phí hoạt động hơn 18 tỷ đồng(). Trung tâm Lao động ngoài nước thuộc Cục Quản lý Lao động ngoài nước - Bộ Lao động TB & XH là đơn vị sự nghiệp hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, quy định mức thu (mua vé máy bay, làm lý lịch tư pháp, phí quản lý...) của người lao động đi làm việc chưa phù hợp với thực tế, dẫn đến chênh lệch thu chi từ các khoản thu của người lao động đến 31/12/2005 trên 35 tỷ đồng. 2.2. Về chi ngân sách nhà nước a. Về chi đầu tư phát triển Kết quả kiểm toán đã kiến nghị xuất toán thu hồi nộp NSNN, giảm cấp phát và giảm khác 537,8 tỷ đồng. Qua kiểm toán cho thấy:
  7. (1) Tại hầu hết các bộ, ngành, địa phương được kiểm toán đều thực hiện đạt và vượt dự toán, trong đó một số tỉnh vượt cao chủ yếu do bổ sung từ nguồn vượt thu và vay để đầu tư (Phú Thọ vượt 295% dự toán, Ninh Bình 256%, Yên Bái 94%...); song cũng còn một số tỉnh không đạt dự toán, chủ yếu do công tác giải phóng mặt bằng không đảm bảo tiến độ, một số chủ đầu tư lúng túng trong việc thực hiện các quy định mới của Nhà nước về trình tự, thủ tục đầu tư và công tác đấu thầu (Bến Tre chỉ đạt 98% dự toán, Đăk Nông 88%, Bình Phước 85%...). (2) Công tác quy hoạch vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập. Khu công nghiệp nuôi tôm ven đường 14 thành phố Hải Phòng quy hoạch chồng chéo với dự án khác gây lãng phí 8,587 tỷ đồng; Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 6 do chủ trương đầu tư không nhất quán gây lãng phí 3,3 tỷ đồng... (3) Việc lập và thẩm định dự án đầu tư còn nhiều thiếu sót, quá trình thực hiện phải điều chỉnh nhiều lần làm kéo dài thời gian và tăng tổng mức đầu tư, như: Dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội giai đoạn I tăng 1.278 tỷ đồng, Dự án đầu tư mới dây chuyền sản xuất giấy bao gói công nghiệp 25.000 tấn/năm tại Công ty Giấy Việt Trì tăng 171 tỷ đồng... (4) Quyết định đầu tư còn nhiều tồn tại, sai sót, như: Quyết định đầu tư sai mục đích, vượt thẩm quyền (riêng Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Hoà Bình - Sơn La do Bộ GTVT làm chủ đầu tư đã quyết định đầu tư không đúng mục tiêu của Dự án và vượt thẩm quyền là 86,6 tỷ đồng); Quyết định đầu tư không cân nhắc đến khả năng nguồn vốn, dẫn đến có nhiều dự án hoàn thành không đúng tiến độ, khối lượng đầu tư dở dang lớn (tỉnh Quảng Ninh nhu cầu vốn năm 2005 cho các dự án chuyển tiếp và hoàn thành 1.700 tỷ đồng, trong khi kế hoạch vốn được UBND tỉnh giao chỉ có 796,8 tỷ đồng; Quyết định đầu tư vượt tiêu chuẩn, định mức (13 dự án xây dựng trụ sở làm việc của các cơ quan tỉnh Bạc Liêu vượt 20.057 m2 tương ứng số tiền 34,241 tỷ đồng); Quyết định đầu tư không phù hợp nhu cầu thực tế gây lãng phí NSNN (Dự án Trung tâm Hội nghị tỉnh Bạc Liêu với tổng mức đầu tư 28,69 tỷ đồng xây dựng xong hầu như không sử dụng; hạng mục "éường hầm" Dự án cải tạo và mở rộng Viện Hải dương học Nha Trang - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đầu tư 7,068 tỷ đồng hoàn thành từ năm 2002 nhưng đến nay vẫn chưa được khai thác sử dụng...). (5) Tại hầu hết các bộ, ngành, địa phương được kiểm toán việc bố trí và tạm ứng vốn cho các dự án vẫn còn để xảy ra nhiều sai sót như các năm trước nhưng chậm được khắc phục, như: Đầu tư phân tán, dàn trải (tỉnh Bắc Ninh, éắk Lắk, Sóc Trăng, Bình éịnh, éồng Nai, Yên Bái, Thanh Hoá, Bà Rịa - Vũng Tàu,
  8. Bình Dương, Quảng Ninh...); Bố trí kế hoạch vốn đầu tư kéo dài thời gian so với quy định (năm 2005 có 178 dự án nhóm B và 654 dự án nhóm C đầu tư kéo dài vượt thời gian quy định, trong đó Dự án xây dựng, cải tạo, mở rộng Trường Cao đẳng sư phạm Hà Nam quyết định thời gian thực hiện đầu tư 11 năm; Dự án xây dựng Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội thời gian thực hiện đầu tư 15 năm...); Ghi kế hoạch vốn cho công trình, dự án khởi công mới khi chưa có quyết định đầu tư hoặc bố trí kế hoạch vốn nhưng không thực hiện dự án; Chưa tập trung ưu tiên bố trí vốn trả nợ cho các công trình đã hoàn thành và công trình chuyển tiếp; Tạm ứng vốn cho các dự án vượt chế độ quy định, hoàn ứng không kịp thời; Sử dụng vốn sai mục đích (tỉnh Quảng Ninh dùng 5 tỷ đồng nguồn vốn hạ tầng kinh tế cửa khẩu đầu tư cho Dự án cải tạo nâng cấp trụ sở Thường trực HĐND và UBND tỉnh; tỉnh Bình éịnh sử dụng 37,38 tỷ đồng, trong đó trung ương bổ sung có mục tiêu 20,5 tỷ đồng thuộc nguồn vốn đầu tư XDCB để chi lương và một số nhiệm vụ khác…). (6) Công tác khảo sát thiết kế, lập dự toán và thẩm định thiết kế, dự toán của hầu hết các dự án được kiểm toán chưa đáp ứng được yêu cầu nên phải thay đổi, bổ sung, điều chỉnh dự toán và tổng mức đầu tư. Dự án đầu tư Nhà máy điện Phú Mỹ 4 có 4 hạng mục không có bản vẽ thiết kế kỹ thuật với giá trị hơn 1,7 tỷ đồng; Bộ GTVT phê duyệt đề cương và dự toán khảo sát, lập dự án khả thi Dự án cải tạo nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Hoà Bình - Sơn La sau khi đã hoàn thành toàn bộ công việc khảo sát, lập dự án khả thi...; Dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội giai đoạn I phải chỉnh sửa thay đổi thiết kế nhiều lần, giải phóng mặt bằng và tiến độ thi công chậm gây lãng phí NSNN 90 tỷ đồng chi phí dịch vụ tư vấn nước ngoài; Hầm bộ hành nút giao thông Ngã Tư Vọng thiết kế không phù hợp phải đình chỉ thi công gây lãng phí 6,45 tỷ đồng...; Thẩm định thiết kế kỹ thuật chậm làm kéo dài thời gian đầu tư (Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư Nam Trung Yên chậm 35 tháng, Dự án xây dựng cải tạo nút giao thông Ngã Tư Sở chậm 29 tháng...); Còn đưa vào dự toán một số khoản chi phí không đúng chế độ (Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc Lộ 6 đoạn Hoà Bình - Sơn La đưa vào dự toán các gói thầu xây lắp chính chi phí đảm bảo giao thông, chi phí hỗ trợ tư vấn giám sát 22,9 tỷ đồng trái quy định); Phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán, nhưng không có đầy đủ thiết kế kỹ thuật và dự toán của dự án mà chỉ dựa vào dự toán của một số hạng mục và ước toán trong dự án đầu tư (Dự án Phòng Thí nghiệm trọng điểm công nghệ Gen và Dự án Viện Hải dương học Nha Trang thuộc Viện KH&CN Việt Nam; Dự án Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, Dự án Viện Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ sơ sinh - Bộ Y tế)...
  9. (7) Thời gian đầu tư của hầu hết các dự án được kiểm toán đều bị kéo dài hơn so với phê duyệt, làm giảm hiệu quả vốn đầu tư, như: Công trình Cục Thuế Hà Nội kéo dài quá 3 năm làm tăng chi phí thuê trụ sở 6,294 tỷ đồng (hiện tại chưa hoàn thành). (8) Chủ đầu tư và Ban Quản lý dự án thiếu các biện pháp hữu hiệu trong thực hiện giải phóng mặt bằng làm chậm tiến độ thực hiện dự án, công tác đền bù giải phóng mặt bằng còn để xảy ra nhiều sai phạm như đền bù sai chế độ, kiểm kê diện tích và tài sản chưa chính xác. Riêng Dự án Cầu Vĩnh Tuy, KTNN kiến nghị giảm trừ 14,635 tỷ đồng, Dự án đường 5 kéo dài 28,099 tỷ đồng do đền bù giải phóng mặt bằng sai chế độ. (9) Tại một số đơn vị được kiểm toán tình trạng vi phạm quy chế đấu thầu hoặc thực hiện không tốt công tác đấu thầu còn diễn ra khá phổ biến, nổi bật là các sai phạm như: éấu thầu bị lộ thông tin; Vẫn còn hiện tượng thông thầu, dàn xếp thầu giữa các nhà thầu; Kéo dài thời gian xét thầu, phê duyệt kết quả trúng thầu gây lãng phí ngân sách; Công tác kiểm tra, thẩm định và phê duyệt kế hoạch đấu thầu không chặt chẽ dẫn đến phê duyệt giá gói thầu không chính xác; Tình trạng đấu thầu hạn chế còn diễn ra khá phổ biến, trong đó có nhiều gói thầu đấu thầu hạn chế sai quy định, làm giảm hiệu quả của công tác đấu thầu; Chỉ định thầu không đúng quy định; Chia nhỏ gói thầu để chỉ định thầu trái quy định; Điều chỉnh tăng giá trúng thầu sai quy định... (10) Công tác quản lý điều hành dự án của các Ban QLDA vẫn còn những hạn chế, nên không phát hiện được những sai sót, như: Ký hợp đồng kinh tế với nhà thầu vượt số lượng theo kết quả trúng thầu (Ban QLDA Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương thuộc Bộ Y tế 3,984 tỷ đồng); Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng còn có tình trạng chia nhỏ diện tích đất rừng để chuyển nhượng, chuyển hoá thành đất ở… làm thay đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp đã được quy hoạch là rừng phòng hộ, đặc dụng; công tác quản lý dự án, bảo vệ rừng chưa tốt nên tình trạng mất rừng vẫn xảy ra ở các tỉnh, thành phố là 11.081 ha (Bình Thuận 3.220 ha, Ninh Thuận 3.448 ha, Sơn La 2.533 ha…); Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Hoà Bình - Sơn La sử dụng Tư vấn giám sát không có giấy phép kinh doanh (Ban QLDA 5); Giám sát chất lượng chưa chặt chẽ (Ban QLDA 1, Ban QLDA 5…); Một
  10. số đoạn đường chất lượng chưa đảm bảo, đang phải sửa chữa khắc phục (Ban QLDA đường bộ II); Mặt đường bị lún, nứt, hư hỏng nhiều (gói thầu 20 đoạn do Ban QLDA 1 quản lý). Quốc lộ 37 tuyến đảm bảo giao thông để thi công Quốc lộ 6 (Gia Phù- Cò Nòi) chưa bàn giao cho đơn vị sử dụng nhưng đến nay đã xuống cấp nghiêm trọng, mặt đường bị bong bật và sụt lở ở nhiều nơi (Ban QLDA đường bộ II); Giám sát kỹ thuật thi công không có Nhật ký giám sát, không có báo cáo giám sát hàng kỳ theo quy định về quản lý chất lượng công trình (Ban QLDA đường bộ II thuộc Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Hoà Bình - Sơn La); Giá trị khối lượng nghiệm thu thanh toán cho các nhà thầu của hầu hết các dự án, công trình được kiểm toán đều phải giảm trừ: sai sót phổ biến là tính trùng khối lượng, nghiệm thu không đúng thực tế thi công và thanh toán sai chế độ...; một số nhà thầu tham gia Dự án phát triển thuỷ lợi đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 1999-2005 xuất hoá đơn không có thuế GTGT, gây thất thu thuế GTGT 6,8 tỷ đồng. (11) Nợ đọng xây dựng của các địa phương bước đầu đã có những chuyển biến. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, số nợ đọng XDCB của các địa phương đến 31/12/2005 là 11.608 tỷ đồng giảm 523 tỷ đồng so với năm 2004. Tuy nhiên số nợ đọng vẫn còn lớn chủ yếu là do một số địa phương chưa chú trọng bố trí vốn trả nợ XDCB từ năm 2004 trở về trước theo quy định của Chính phủ, bên cạnh đó lại phát sinh nợ mới. Riêng tại 24/32 tỉnh được kiểm toán số nợ đọng do KTNN xác định là 8.142 tỷ đồng(). (12) Nhiều tỉnh được kiểm toán đã thực hiện đúng quy định của Luật NSNN về trình tự, thủ tục và mức dư nợ vốn vay đầu tư xây dựng cơ bản. Dư nợ vốn vay của 32 tỉnh được kiểm toán 6.916 tỷ đồng, song 21/32 tỉnh có dư nợ vay vượt so với quy định của Khoản 3 Điều 8 Luật NSNN(). Một số địa phương chưa đưa vào quyết toán ngân sách khoản vay đầu tư XDCB 471,7 tỷ đồng(), sau khi có ý kiến của KTNN các địa phương đã tiếp thu đưa vào quyết toán NSNN năm 2005. (13) Tình trạng quyết toán vốn đầu tư chậm vẫn diễn ra khá phổ biến. Tớnh đến 31/12/2005, một số bộ, ngành, địa phương có 8.042 dự án đã hoàn thành chưa lập báo cáo hoặc đã lập nhưng chưa được phê duyệt, chiếm 28,8% tổng số dự án hoàn thành trong năm (4.336 dự án chưa nộp báo cáo quyết toán và 3.706 dự án đã có báo cáo quyết toán). Ninh Bình có 07 dự án hoàn thành trước năm 2000 với số vốn đã được thanh toán 86,309 tỷ đồng, Hoà Bình có 464 dự án thuộc tỉnh quản lý hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng từ năm 1991-2005 đã quá thời hạn lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư, nhưng đến 31/12/2005 chưa
  11. lập xong báo cáo quyết toán…; Dự án "Thử nghiệm trồng rừng gieo hạt thẳng bằng máy bay" của Ban quản lý dự án Viện Điều tra quy hoạch rừng - Bộ NN&PTNT tại 2 tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang (giai đoạn I từ năm 1995-1998) và tại 2 tỉnh éiện Biên, Sơn La (giai đoạn II từ năm 1999-2000) với tổng số kinh phí là 14 tỷ đồng, nhưng đến nay không thực hiện quyết toán vốn. b. Về chi thường xuyên Kết quả kiểm toán kiến nghị giảm chi, thu hồi nộp NSNN, giảm cấp phát và giảm khác, số tiền: 661,8 tỷ đồng. Qua kiểm toán nổi lên một số vấn đề sau: (1) Chi quản lý hành chính 18.762 tỷ đồng vượt dự toán 42% (tăng 5.548 tỷ đồng), trong đó NSTW vượt 6% (tăng 217 tỷ đồng), NSĐP vượt 40,9% (tăng 5.331 tỷ đồng). Hầu hết các địa phương được kiểm toán đều vượt dự toán, một số địa phương vượt dự toán lớn, như: Cà Mau vượt 136% DTTW (55% DTĐP), Lào Cai 135% DTTW (56% DTĐP), Bà Rịa - Vũng Tàu 134% DTTW (55% DTĐP), Ninh Bình 125% DTTW (73% DTĐP), Bắc Ninh 123% DTTW (80% DTĐP)...). Nguyên nhân chủ yếu do một số địa phương sử dụng nguồn tăng thu, dự phòng ngân sách bổ sung thêm nhiệm vụ chi, bên cạnh đó còn chi vượt tiêu chuẩn, định mức về mua sắm, hội nghị, khánh tiết, hỗ trợ... (2) Tình trạng sử dụng ngân sách để cho vay, tạm ứng không đúng quy định còn diễn ra khá phổ biến, nhất là những khoản cho vay tạm ứng dây dưa, KTNN đã có kiến nghị từ những lần kiểm toán trước nhưng đến nay vẫn chưa thu hồi được. Trong 32 tỉnh được kiểm toán có 22 tỉnh đã sử dụng ngân sách để cho vay, tạm ứng đến 31/12/2005 chưa thu hồi được là 1.518 tỷ đồng (trong đó cho các DNNN vay là 801 tỷ đồng, tạm ứng là 708 tỷ đồng) trái với Khoản 4 Điều 8 Luật NSNN(). (3) Việc sử dụng các khoản vượt thu, tăng thu của các địa phương cơ bản đúng mục đích quy định, song vẫn còn có 17/32 tỉnh được kiểm toán sử dụng chưa đúng với Khoản 1 Điều 59 Luật NSNN, số tiền 733 tỷ đồng (nguồn vượt thu: 42 tỷ đồng; tăng thu: 691 tỷ đồng)(). (4) Chi ứng trước dự toán: Năm 2004, ngân sách trung ương đã ứng trước dự toán năm 2005 cho các đơn vị, số tiền 7.357 tỷ đồng (ứng chi đầu tư XDCB 6.474 tỷ đồng, ứng chi thường xuyên 883 tỷ đồng). Cơ bản các Bộ, ngành đã thực hiện thu hồi số kinh phí ứng trước dự toán năm 2005, riêng Bộ Giao thông - Vận tải số ứng 391,9 tỷ đồng, mới thu hồi được 201,9 tỷ đồng, chưa thu hồi được 190 tỷ đồng của
  12. Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (ứng 280 tỷ đồng, thu hồi 90 tỷ đồng). Năm 2005, ngân sách trung ương đã ứng trước dự toán năm 2006 cho các đơn vị với số tiền 5.038,7 tỷ đồng (ứng chi đầu tư XDCB 3.799,8 tỷ đồng, ứng chi thường xuyên 1.238,9 tỷ đồng), giảm 32% so với năm 2004. (5) Tại 25/32 tỉnh được kiểm toán trong năm 2006, còn sử dụng dự phòng ngân sách chưa phù hợp với quy định tại Điều 18 Mục IV Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính là 183 tỷ đồng, dùng để chi cho một số nhiệm vụ chưa thực sự cấp bách (như bổ sung chi thường xuyên, hỗ trợ khác 146,7 tỷ đồng, chi mua ô tô 5 tỷ đồng, chi hỗ trợ 13,1 tỷ đồng…). (6) Tại các đơn vị được kiểm toán tình trạng chi không đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức vẫn còn diễn ra khá phổ biến, qua kiểm toán đã xuất toán thu hồi nộp ngân sách 62,8 tỷ đồng và giảm trừ dự toán 89,3 tỷ đồng. (7) Tại 22/32 tỉnh và 01/10 bộ được kiểm toán còn tình trạng chi hỗ trợ không đúng chế độ, không thuộc nhiệm vụ chi, với số tiền 84,3 tỷ đồng. (8) Qua kiểm toán các bộ, ngành, địa phương cho thấy một số đơn vị mua sắm tài sản có giá trị lớn không thực hiện đấu thầu theo quy định, sử dụng tài sản không đúng mục đích, sử dụng ôtô vượt định mức (Văn phòng Bộ Y tế vượt định mức 10 xe; BQL Trung ương dự án thuỷ lợi (CPO) thuộc dự án phát triển thuỷ lợi đồng bằng sông Cửu Long vượt 5 xe; Văn phòng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Trung tâm Kỹ thuật 1 thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ vượt định mức 02 xe; Viện Khoa học công nghệ xây dựng và Viện Quy hoạch đô thị nông thôn vượt 04 xe, Đại học Kiến trúc Hà Nội vượt 03 xe...). (9) Hầu hết các đơn vị được kiểm toán cơ bản thực hiện tỷ lệ trích nộp và sử dụng các khoản phí, lệ phí theo quy định, song việc xác định tỷ lệ được để lại của một số khoản phí, lệ phí lớn dẫn đến đơn vị không sử dụng hết còn tồn dư tại đơn vị rất lớn, như: Cục Quản lý lao động Ngoài nước thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội số phí, lệ phí được để lại còn dư đến 31/12/2005: 73 tỷ đồng; Cục Sở hữu Trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ: 11,8 tỷ đồng... (10) Qua kiểm toán chi sự nghiệp khoa học công nghệ giai đoạn 2001-2005, cho thấy: Nhiều cơ quan, đơn vị quản lý nguồn kinh phí KH&CN chưa tuân thủ các quy định của Luật NSNN và các văn bản pháp luật về quản lý kinh phí KH&CN; điều chỉnh nội dung chi khi chưa được sự đồng ý của Bộ KH&CN 9,629 tỷ đồng; sử dụng kinh phí sự nghiệp KH&CN để phục vụ các hoạt động quản lý nhà nước... 53,575
  13. tỷ đồng; chưa quản lý chặt chẽ các sản phẩm thu được của các đề tài do NSNN đầu tư dễ dẫn đến thất thoát, lãng phí tài sản của Nhà nước. Bộ KH&CN, các Ban chủ nhiệm chương trình chưa thực hiện thanh lý hợp đồng đối với tất cả các đề tài, dự án đã được nghiệm thu cấp Nhà nước; toàn bộ tài sản được mua sắm từ kinh phí đề tài, dự án của tất cả các Chương trình KHCN trọng điểm cấp Nhà nước chưa được xử lý theo quy định; xác định tỉ lệ trích và sử dụng kinh phí quản lý KHCN để phục vụ công tác quản lý không thống nhất; công tác quản lý nguồn kinh phí viện trợ, nguồn thu sự nghiệp chi cho KH &CN chưa chặt chẽ. (11) Qua kiểm toán cho thấy còn có 16/32 địa phương ban hành tới 42 văn bản trái quy định, chủ yếu đưa ra những định mức chi phụ cấp, hỗ trợ, thưởng... không đúng với quy định chung của Nhà nước (Phụ lục số 06). c. Về chi chuyển nguồn Số chi chuyển nguồn năm 2005 sang năm 2006 là 50.781,4 tỷ đồng (trong đó có 214 tỷ đồng là số chênh lệch thu lớn hơn chi của NSTW, được Quốc hội quyết định chi chuyển nguồn sang năm 2007 để bổ sung đầu tư, cải tạo một số cơ sở giam giữ của Bộ Công an và đầu tư xây dựng một số cầu quy mô vừa và nhỏ…), bằng 22,1% dự toán chi NSNN, chiếm 16,2% tổng số chi NSNN, trong đó có một số khoản chi chuyển nguồn từ năm 2004 sang năm 2005 nhưng vẫn chưa thực hiện được, lại tiếp tục chuyển sang năm 2006 số tiền 900 tỷ đồng (từ nguồn tăng thu NSNN 2004: 510 tỷ đồng, cho vay làm nhà đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên 350 tỷ đồng, tỉnh Bắc Ninh 40 tỷ đồng). Số chi chuyển nguồn từ 2005 sang 2006 tại 32 tỉnh được kiểm toán là 9.853 tỷ đồng(), bằng 14% tổng chi cân đối NSĐP. ở Trung ương chỉ có Bộ Y tế có số chi chuyển nguồn (Phòng chống dịch cúm gia cầm ở người), số tiền 935 tỷ đồng. Ngoại trừ số chi chuyển nguồn dùng để cải cách tiền lương 19.682 tỷ đồng, khoản chuyển nguồn từ tăng thu ngân sách năm 2005 được tập trung thực hiện vào 6 tháng đầu năm 2006 là 12.516 tỷ đồng, số chi chuyển nguồn lớn chủ yếu do nhiều địa phương, đơn vị chưa tích cực triển khai thực hiện các dự án, các nhiệm vụ trong dự toán trong năm là 18.369,7 tỷ đồng, chiếm 5,96% tổng chi NSNN năm 2005. Chi chuyển nguồn lớn đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và tạo ra “trùng lắp” trong chỉ tiêu tổng thu, tổng chi ngân sách hàng năm. Đây là vấn đề rất đáng lưu ý hiện nay. d. Việc thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ tại một số đơn vị còn chậm (Bộ y tế chỉ có 10/60 đơn vị sự nghiệp có thu được giao quyền tự
  14. chủ tài chính; tỉnh Bình Phước giao quyền tự chủ cho 19/45 đơn vị sự nghiệp có thu cấp tỉnh, các huyện, thị xã trực thuộc hầu như chưa thực hiện); nhiều đơn vị sự nghiệp chưa xây dựng được phương án tự chủ tài chính hoặc có phương án nhưng không được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Một số đơn vị không đủ điều kiện tự chủ tài chính, không có nguồn thu hoặc nguồn thu không ổn định, nhưng vẫn được giao nhiệm vụ tự chủ tài chính nên không có khả năng thực hiện. Nhiều đơn vị sự nghiệp chưa tổng hợp đầy đủ doanh thu và chi phí vào báo cáo tài chính, chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với NSNN. B. KẾT QUẢ KIỂM TOÁN CÁC TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC VÀ CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Kiểm toán 277/523 doanh nghiệp của 21 Tổng công ty và tổ chức tài chính - ngân hàng, trong đó có 212 đơn vị thành viên kinh doanh có lãi, bằng 76,5% số doanh nghiệp được kiểm toán (Riêng Công ty mẹ - TCT Dầu khí Việt Nam lãi năm 2005 là 23.137 tỷ đồng), có 64 đơn vị thành viên kinh doanh lỗ, bằng 23,1% số doanh nghiệp được kiểm toán. (1) Về cơ bản các doanh nghiệp đã chấp hành quy chế quản lý tài chính, kế toán của Nhà nước, nhiều doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, tổng lợi nhuận trước thuế đạt 24.503 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu bình quân 19,2%, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 21,3%, đóng góp nhiều cho NSNN (TCT Dầu khí VN trên 60.000 tỷ đồng; TCT Thuốc lá VN 3.118 tỷ đồng; Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam (NHNoVN): 408 tỷ đồng, TCT Sông Đà: 363 tỷ đồng, TCT Lương thực Miền Bắc: 139 tỷ đồng...); đã bảo toàn và phát triển vốn, tạo việc làm và thu hút nhiều lao động (TCT Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh, Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long, NHNoVN, TCT Thuốc lá Việt Nam). Một số doanh nghiệp có quy mô hoạt động lớn, thị trường rộng và nhiều tiềm năng, khẳng định được thương hiệu (NHNoVN, TCT Sông Đà), góp phần thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu xoá đói, giảm nghèo và tạo việc làm (Ngân hàng Chính sách - Xã hội); từng bước đã tích luỹ vốn, tài sản, tiếp cận được với công nghệ tiên tiến nhất của thế giới trong lĩnh vực XDCB, có kinh nghiệm quản lý các dự án quốc tế đòi hỏi tiến độ và chất lượng cao (TCT XD công trình giao thông 1, TCT Sông Đà). (2) Báo cáo tài chính của hầu hết các doanh nghiệp được kiểm toán phản ánh chưa đúng tình hình tài chính (kiểm toán xác định tổng doanh thu tăng 1.429 tỷ đồng, giảm 19.991 tỷ đồng; tổng chi phí tăng 1.374 tỷ đồng, giảm 20.296 tỷ đồng; tổng lợi nhuận trước thuế tăng 889 tỷ đồng, giảm 536 tỷ đồng). Một số Tổng công ty chưa tổng hợp và phản ánh đầy đủ tài sản, nguồn vốn của các đơn vị thành viên, chưa tổng hợp số liệu của các Công ty liên kết khi tổng hợp Báo cáo tài chính. Qua kiểm toán xác định chỉ tiêu
  15. thuế và các khoản phải nộp NSNN của 23 Tổng công ty và tổ chức tài chính - ngân hàng tăng thêm trên: 1.143,2 tỷ đồng (phụ lục số 03). (3) Theo dõi nợ phải thu, phải trả chưa chính xác, một số đơn vị không xác định được đầy đủ đối tượng nợ; hầu hết các doanh nghiệp chưa thực hiện đầy đủ việc đối chiếu, xác nhận các khoản nợ phải thu, phải trả, cá biệt có đơn vị không tiến hành đối chiếu xác nhận công nợ; chưa thực hiện phân loại các khoản phải thu làm cơ sở quản lý và trích lập dự phòng. (4) Nợ phải thu, phải trả lớn, cụ thể: Đến thời điểm 31/12/2005 tổng số nợ phải thu là 43.757 tỷ đồng chiếm 10% tổng tài sản, bằng 37,8% vốn chủ sở hữu; tổng số nợ phải trả 97.518 tỷ đồng chiếm 22,3% tổng nguồn vốn. Vốn chủ sở hữu của 23 Tổng công ty và tổ chức tài chính - ngân hàng là 115.714 tỷ đồng chỉ bằng 26,5% tổng nguồn vốn. Chỉ tính riêng 05 đơn vị thành viên của 04 Tổng công ty còn khá nhiều khoản nợ phải thu khó đòi tồn đọng từ nhiều năm không được thu hồi hoặc xử lý dứt điểm, số tiền: 56,994 tỷ đồng(). (5) Công tác quản lý tài chính DNNN còn khá nhiều bất cập, yếu kém: Quản lý nợ phải thu, phải trả thiếu chặt chẽ, định mức quản lý vật tư hàng hoá chưa xây dựng đầy đủ hoặc đã quá lạc hậu, hạch toán nguyên giá và khấu hao TSCĐ thiếu chính xác, chế độ kiểm kê sản phẩm dở dang, tài sản, vật tư còn lỏng lẻo; Đầu tư chiều sâu, đầu tư mở rộng sản xuất thiếu tính toán quy hoạch, kế hoạch, hiệu quả đầu tư thấp, sử dụng máy móc thiết bị, TSCĐ kém hiệu quả; Công nghệ quản lý của các Ngân hàng thương mại còn lạc hậu, chưa phát triển các dịch vụ gia tăng ít rủi ro để tăng tỷ trọng thu phí từ hoạt động dịch vụ Ngân hàng, chưa xây dựng hệ thống các chỉ tiêu phân tích, đánh giá để quản trị rủi ro, tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng giá trị tài sản của các Ngân hàng đều thấp hơn mức quy định. (6) Khá nhiều doanh nghiệp, nhất là trong lĩnh vực XDCB hiệu quả kinh doanh thấp, thậm chí thua lỗ kéo dài, 6/21 Tổng công ty được kiểm toán thua lỗ trong năm 2005 là 351,356 tỷ đồng (lỗ luỹ kế đến 31/12/2005 là 985 tỷ đồng)(). Nguyên nhân do giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào tăng, quản lý chi phí sản xuất và giá thành còn bất cập, vốn vay lớn, chi phí trả lãi cao; nợ đọng XDCB kéo dài làm hạn chế vốn sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng nên phải vay vốn và trả lãi cao. (7) Hầu hết các đơn vị được kiểm toán thực hiện cổ phần hoá còn chậm, thời gian hoàn tất thủ tục kéo dài, tỷ lệ cổ phần bán ra chưa đạt kế hoạch. (8) Kết quả kiểm toán báo cáo tài chính năm 2005 của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, việc quản lý các khoản chi phí của Ngân hàng Nhà nước tương đối chặt chẽ, chi tiêu theo kế hoạch được duyệt, công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ được chú trọng. Chênh lệch thu chi đến 31/12/2005 là 460,833 tỷ đồng
  16. (Phải nộp NSNN: 229,851 tỷ đồng; trích quỹ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia theo quy định: 230,982 tỷ đồng). III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN KIẾN NGHỊ CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo các bộ, ngành và các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm các vi phạm, thu hồi các khoản trốn, lậu thuế, các khoản chi sai chế độ. Bộ Tài chính, Kiểm toán Nhà nước đã phối hợp tích cực trong công tác kiểm tra, xử lý việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán, nhờ đó việc thực hiện kiến nghị kiểm toán của KTNN có nhiều tiến bộ. Nhiều bộ, ngành, địa phương, đơn vị được kiểm toán đã thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và kịp thời các kết luận và kiến nghị của KTNN, xử lý về tài chính và thực hiện các giải pháp khắc phục những sai phạm. Theo kết quả kiểm tra của KTNN và tổng hợp của Bộ Tài chính tình hình thực hiện kiến nghị kiểm toán của KTNN của các đơn vị đối với niên độ ngân sách năm 2004 đến ngày 30/6/2007 như sau: 1. Về các kiến nghị xử lý các khoản thu, chi NSNN Đơn vị tính: tỷ đồng Nội dung Số kiến nghị Số thực Tỷ lệ (%) hiện Tổng cộng 3.852,7 3.813 98 1. Các khoản phát hiện, kiến nghị tăng thu 789,4 773,8 98 2. Các khoản xuất toán, giảm cấp phát 187 162,9 87 3. Các khoản chuyển quyết toán năm sau 274,5 274,5 100 4. Các khoản kiến nghị ghi thu ghi chi NSNN 2.164,5 2.164,5 100 5. Các khoản thuế nợ đọng phát hiện tăng thêm 437,3 437,3 100 Trong đó: Các địa phương thực hiện đạt 98,5% (1.560,1 tỷ đồng/1.583,3 tỷ đồng); các bộ, cơ quan Trung ương và dự án đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện đạt 97,2% (2.150,2 tỷ đồng/2.212,9 tỷ đồng)… 2. Về các kiến nghị huỷ bỏ và sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách Các cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương đã tiếp thu, sửa đổi bổ sung 07 văn bản theo kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước và 02 địa phương (Hà Tĩnh và Cao Bằng) đã huỷ bỏ 02 văn bản hướng dẫn trái với quy định của Luật NSNN.
  17. IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Năm 2005 tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục ổn định và phát triển; các bộ, ngành, địa phương được kiểm toán đã cơ bản hoàn thành các mục tiêu tài chính - ngân sách năm 2005 được Quốc hội và Hội đồng nhân dân quyết định và có nhiều cố gắng tuân thủ pháp luật trong quản lý, điều hành ngân sách. Những thành tựu nổi bật trong quản lý thu, chi NSNN năm 2005 là: (1) Thu cân đối NSNN vượt 22% dự toán và tăng 19% so với năm trước, đạt tỷ lệ động viên 23,8% GDP, đã bố trí tăng 8.179 tỷ đồng cho chi đầu tư phát triển, bội chi NSNN bằng 4,86% GDP; Tỷ trọng thu nội địa trong tổng số thu NSNN tiếp tục tăng (năm 2003 là 51,7%, năm 2004 là 53,4%, năm 2005 là 53,7%), nhất là thu từ DNNN sau 02 năm liền không đạt dự toán đã vượt 5,3% dự toán, đóng góp chung vào tăng trưởng GDP năm 2005 đạt gần 8,5% và bình quân 7,5% cho cả giai đoạn 5 năm 2001 - 2005 theo Nghị quyết Đại hội IX của Đảng. Đạt được kết quả trên chủ yếu do các doanh nghiệp sau khi sắp xếp cổ phần hóa dần ổn định, trong đó có khá nhiều doanh nghiệp và tổ chức tài chính ngân hàng hoạt động có hiệu quả, đóng góp nhiều cho NSNN. (2) Chi cân đối NSNN vượt 12,2% dự toán (trong đó chi đầu tư phát triển vượt 12,4%, chi thường xuyên vượt 8,5%). Hầu hết các nhiệm vụ chi của NSTW và NSĐP đã tuân thủ dự toán do Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp quyết định; Chính phủ và chính quyền các cấp ở địa phương đã sử dụng nguồn tăng thu ngân sách, dự phòng ngân sách để bổ sung cho các nhiệm vụ quan trọng và tăng chi đầu tư phát triển…; Công tác quản lý chi tiêu ngân sách ở hầu hết các đơn vị được kiểm toán có nhiều tiến bộ, đã tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách nhằm tăng quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị cấp dưới, công khai, minh bạch về NSNN. (3) Tình hình thực hiện kết luận và kiến nghị của KTNN có những chuyển biến tích cực cả về việc sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách, hoàn thiện hệ thống quản lý, kiểm soát nội bộ tại các đơn vị được kiểm toán cũng như thực hiện các khoản tăng thu, giảm chi ngân sách theo kết quả và kiến nghị kiểm toán. (4) Trong quá trình triển khai nhiệm vụ kiểm toán năm 2006 đối với niên độ ngân sách 2005, các bộ ngành, địa phương đều đã tích cực triển khai các giải pháp tuyên truyền và thực hiện Chương trình hành
  18. động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; phòng và chống tham nhũng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 khoá X; Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Luật Phòng, chống tham nhũng. (5) Báo cáo quyết toán thu, chi NSNN do Bộ Tài chính lập đã được tổng hợp từ báo cáo quyết toán ngân sách của 64 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (đã được HĐND phê chuẩn) và báo cáo quyết toán của các đơn vị dự toán cấp I trực thuộc NSTW đã được tiếp thu xử lý theo các kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước. Đạt được kết quả trên là do có sự tích cực chỉ đạo, điều hành, kiểm tra của Chính phủ, chính quyền các cấp, Bộ Tài chính, các bộ, ngành, các cơ quan của Quốc hội trong hoạt động phát triển kinh tế, quản lý điều hành ngân sách, sự cố gắng nỗ lực của ngành thuế trong quản lý thu nộp NSNN, đổi mới cơ chế chính sách thu NSNN…; nhất là Chính phủ đã tích cực chỉ đạo các tỉnh, bộ, ngành chấp hành Nghị quyết của Quốc hội và Luật NSNN tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong quản lý NSNN, góp phần quan trọng trong việc giải quyết khắc phục khó khăn, ổn định và phát triển kinh tế xã hội của đất nước, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, qua kiểm toán quyết toán NSNN niên độ năm 2005 vẫn còn những tồn tại, bất cập từ những năm trước nhưng chậm được khắc phục, cụ thể: (1) Về công tác lập và giao dự toán: Dự toán một số địa phương lập và được giao chưa tích cực và sát thực tế; dự toán thu sự nghiệp thấp hơn nhiều so với thực hiện năm trước; các khoản để lại chi quản lý qua ngân sách tại các địa phương không được giao dự toán, một số địa phương HĐND tỉnh có giao dự toán, nhưng còn thấp hơn nhiều so với thực tế; phân bổ dự toán không hết từ đầu năm, phân bổ một số khoản thấp hơn dự toán trung ương giao, phân bổ sai mục đích... (2) Về công tác quản lý thu ngân sách: Công tác quản lý thu mặc dù đã được tăng cường hơn trước, song tình trạng thất thu vẫn còn khá lớn (như: Thu từ doanh nghiệp ngoài quốc doanh, thu tiền sử dụng đất...); ý thức chấp hành luật thuế của các doanh nghiệp, cá nhân chưa nghiêm; chưa có nhiều biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn, nên số nợ đọng quá hạn còn lớn. Việc theo dõi, quản lý các khoản nợ đọng thuế của các cơ quan Thuế địa phương chưa được đầy đủ và kịp thời.
  19. (3) Về công tác quản lý chi ngân sách: Vay đầu tư XDCB vượt mức quy định; sử dụng ngân sách cho vay, tạm ứng sai quy định; sử dụng nguồn vượt thu, tăng thu không đúng quy định; sử dụng dự phòng không đúng mục đích; chi hỗ trợ sai quy định; chi hành chính, Đảng, đoàn thể ở nhiều địa phương còn vượt dự toán được Trung ương và địa phương giao đầu năm; chi chuyển nguồn quá lớn ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội trong năm và tạo ra “trùng lắp” trong chỉ tiêu tổng thu, tổng chi ngân sách hàng năm thậm chí nhiều khoản chi chuyển nguồn chưa đúng quy định của Luật NSNN; ghi thu, ghi chi ngân sách các khoản thu để lại chi quản lý qua ngân sách không kịp thời, đầy đủ; quản lý đầu tư XDCB còn nhiều bất cập, yếu kém và nhiều sai phạm gây lãng phí, thất thoát ngân sách. Thông qua kiểm toán, trong năm 2006 KTNN đã chuyển 02 hồ sơ sang cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an, để điều tra làm rõ các hành vi tham nhũng và lãng phí. (4) Về hoạt động kinh doanh và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước: Không ít doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ hoặc hiệu quả thấp, công tác quản lý kinh tế - tài chính và kế toán còn nhiều tồn tại và bất cập, đầu tư đổi mới công nghệ chưa mang lại hiệu quả; báo cáo tài chính còn phản ánh sai lệch tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Tình hình thực hiện cổ phần hoá tại các DNNN có quy mô lớn còn chậm, thời gian hoàn tất thủ tục kéo dài, tỷ lệ cổ phần bán ra chưa đạt; việc thu hồi vốn từ công tác cổ phần hoá của một số đơn vị chưa kịp thời; chưa làm thủ tục giao nhận vốn. Tổng hợp toàn bộ kết quả kiểm toán niên độ ngân sách 2005, KTNN phát hiện, kiến nghị xử lý về tài chính là 7.622,5 tỷ đồng, trong đó tăng thu NSNN và tăng thu khác là 1.891,9 tỷ đồng(), giảm chi NSNN là 1.339,5 tỷ đồng(), đưa vào quản lý qua NSNN (ghi thu, ghi chi) là 1.350,6 tỷ đồng, bổ sung kinh phí hoạt động là 18 tỷ đồng và kiến nghị xử lý các khoản tạm thu, tạm giữ là 286,7 tỷ đồng, cho vay tạm ứng không đúng quy định, sai phạm khác...là 2.735,8 tỷ đồng(). Ngoài ra KTNN còn xác định tổng số nợ đọng thuế tăng so với báo cáo của cơ quan thuế là 1.076 tỷ đồng và nợ tiền sử dụng đất của một số địa phương là 737,2 tỷ đồng (Số liệu chi tiết theo nội dung các khoản thu, chi và đơn vị được kiểm toán tại các phụ lục số 02, 03, 04 và 05 kèm theo). Việc xử lý các khoản phát hiện, KTNN có ý kiến như sau: - Đối với số tăng thu 1.880,8 tỷ đồng: Theo Khoản 2 Điều 62 Luật NSNN năm 2002, các khoản thu thuộc ngân sách các năm trước nộp trong năm sau phải ghi vào ngân sách năm sau, do đó khi thu được số
  20. tiền này sẽ được quyết toán vào NSNN niên độ ngân sách năm thực hiện kiến nghị, nên không ảnh hưởng đến tính trung thực của Báo cáo quyết toán NSNN năm 2005. - Đối với số giảm chi 1.339,5 tỷ đồng: Số đã thực hiện kiến nghị được phản ánh trong báo cáo quyết toán NSNN năm 2005, các khoản khác thực hiện ở niên độ nào sẽ được phản ánh vào báo cáo quyết toán NSNN niên độ đó. - Đối với các khoản ghi thu - ghi chi 1.350,6 tỷ đồng; theo quy định của Luật NSNN phải được phản ánh vào báo cáo quyết toán của bộ, cơ quan trung ương, báo cáo quyết toán NSNN của các địa phương tại thời điểm xử lý. 2. Kiến nghị 2.1. Về phê chuẩn Quyết toán ngân sách nhà nước năm 2005 Kiểm toán Nhà nước kiến nghị Quốc hội xem xét phê chuẩn quyết toán NSNN năm 2005, với các số liệu cơ bản như sau: - Tổng thu cân đối NSNN là 283.847 tỷ đồng; - Tổng chi cân đối NSNN là 313.479 tỷ đồng; - Bội chi NSNN là 40.746 tỷ đồng (không bao gồm chênh lệch thu lớn hơn chi của NSĐP là 11.114 tỷ đồng). 2.2. Về cơ chế và quản lý điều hành ngân sách KTNN đề nghị Chính phủ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội: a. Chỉ đạo Bộ Tài chính, các bộ, ngành, địa phương thực hiện đầy đủ, kịp thời các kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước đã nêu trong các Báo cáo kiểm toán; kiểm điểm trách nhiệm cá nhân, tổ chức đối với các khuyết điểm và sai phạm đã phát hiện trong kiểm toán. b. Xử lý về cơ chế và tài chính
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2