intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

KIẾN THỨC THÁI ĐỘ THỰC HÀNH PHÒNG NGỪA LÂY NHIỄM Ở THÂN NHÂN CỦA NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS

Chia sẻ: Van Tien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

151
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xác định tỉ lệ người thân đang sống chung với người nhiễm HIV/AIDS có kiến thức, thái độ, và thực hành đúng trong phòng ngừa HIV/AIDS. Thiết kế nghiên cứu Cắt ngang mô tả Địa điểm Huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang Phương pháp Tất cả những người thân ở độ tuổi ≥ 15 tuổi đang sống chung một nhà với người đang nhiễm HIV/AIDS, trong năm 2005. Kết quả Nguồn thông tin về phòng lây nhiễm HIV/AIDS mà đối tượng tiếp cận nhiều nhất là truyền hình (90,77%). ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: KIẾN THỨC THÁI ĐỘ THỰC HÀNH PHÒNG NGỪA LÂY NHIỄM Ở THÂN NHÂN CỦA NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS

  1. KIẾN THỨC THÁI ĐỘ THỰC HÀNH PHÒNG NGỪA LÂY NHIỄM Ở THÂN NHÂN CỦA NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS TÓM TẮT Mục tiêu Xác định tỉ lệ người thân đang sống chung với người nhiễm HIV/AIDS có kiến thức, thái độ, và thực hành đúng trong phòng ngừa HIV/AIDS. Thiết kế nghiên cứu Cắt ngang mô tả Địa điểm Huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang Phương pháp Tất cả những người thân ở độ tuổi ≥ 15 tuổi đang sống chung một nhà với người đang nhiễm HIV/AIDS, trong năm 2005. Kết quả Nguồn thông tin về phòng lây nhiễm HIV/AIDS mà đối tượng tiếp cận nhiều nhất là truyền hình (90,77%). Đối với kiến thức về đường lây, khả năng điều trị, phòng lây nhiễm HIV, phần lớn đều sai. Thái độ chấp nhận các biện pháp phòng lây nhiễm là rất cao như về bao cao su trong quan hệ tình dục (87,69%), sử dụng các dụng cụ cá nhân (≥90%), đối xử với người thân bị nhiễm (78,46%). Thực hành đúng trong phòng lây nhiễm là tốt, nhưng an toàn trong quan hệ tình dục ngoài hôn nhân là chưa cao. Những yếu tố liên quan đến thực hành đúng là nam giới, tuổi từ 40 trở
  2. lên, học vấn trên lớp 5, và kiến thức đúng (ở nhóm trình độ học vấn từ lớp 5 trở xuống). Kết luận Giáo dục sức khỏe cần được tăng cường nhiều hơn nữa cho những thân nhân của người nhiễm HIV/AIDS, trong đó, đẩy mạnh vai trò của nhân viên y tế, đặc biệt trong tương lai, khi người nhiễm nói riêng và cộng đồng nói chung có nhu cầu tư vấn về HIV/AIDS. ABSTRACT Objective To identify the proportion of relatives living together with HIV/AIDS subjects having correct knowledge, attitude, and practices in prevention of HIV/AIDS. Study design Descriptive cross-sectional study Setting Tinh Bien district, An Giang province Methods All the relatives living together with HIV/AIDS subjects, aged 15 years and above, in 2005. Results The most accessible source of information of HIV/AIDS prevention was television (90.77%). Most of the study subjects had incorrect knowledge about HIV/AIDS regarding route of transmission, curability, and measures of prevention. Positive attitudes toward measures of prevention were high, such as using condom (87.69%), not sharing personal utensils
  3. (≥90%), treating the infected relative (78.46%). Practices were proper in many of preventive measures, but not safe sex in illegitimate relationship. Factors associated with correct practices were male, aged 40 years and above, having educational level above grade 5, and having correct knowledge (among the group of educational level lower than grade 5). Conclusion Health education needs to be intensified among relatives of HIV/AIDS subjects, and the role of health professionals has to be strengthened to be ready for the future when more HIV/AIDS counseling is needed by the community. Đặt vấn đề An Giang là tỉnh đứng hàng thứ 5 trong số 10 tỉnh có số trường hợp người nhiễm HIV/AIDS cao nhất nước. Từ năm 1993 đến nay, luỹ tích số trường hợp nhiễm HIV/AIDS là 5.858, trong đó có 2.635 đã chuyển sang AIDS, số tử vong do AIDS là 2.192. Những trường hợp nhiễm HIV/AIDS là ở nhóm tuổi 15-49, cao nhất ở nhóm 20-39 [1]. Tịnh Biên là 1 trong 5 huyện biên giới, có một cửa khẩu quốc tế tại xã Xuân Tô, thông thương qua lại với Campuchia, nơi có tần suất nhiễm HIV/AIDS rất cao trong khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Tỉ lệ nhiễm HIV/AIDS (lưu hành độ/ 10.000 dân) của Tịnh Biên đứng hàng thứ 7/11 huyện thị trong toàn tỉnh. Theo thống kê của Đội Y Tế Dự Phòng huyện Tịnh Biên, từ 4 trường hợp
  4. nhiễm HIV đầu tiên vào năm 1996, đến ngày 31/12/2004 đã có 224 trường hợp phát hiện nhiễm HIV, chuyển sang AIDS 188 trường hợp, trong đó đã chết 147 trường hợp. Dịch xuất hiện ở 12 xã, 2 thị trấn trong toàn huyện, và phát triển theo xu hướng tăng dần. Các trường hợp nhiễm HIV/AIDS đa số tập trung vào giới lao động chân tay (86,16%, trong đó bốc vác, làm mướn 27,97%, làm ruộng 26,42%), và thất nghiệp là 9,37% (Nguồn số liệu báo cáo thống kê năm 2004 của Đội YTDP huyện Tịnh Biên – An Giang). Hành vi lây nhiễm đa số là do quan hệ tình dục (72,32%). Hoạt động mãi dâm lén lút vẫn còn tồn tại ở một số nơi không kiểm soát được, mặc dù chính quyền địa phương đã cương quyết triệt phá. Đặc biệt là sự hoán chuyển liên tục đối tượng gái mãi dâm từ các nơi khác ở ngoài địa phương đến Tịnh Biên, trong đó có cả gái mãi dâm từ Campuchia về, góp phần tăng nguy cơ lây nhiễm. Với số trường hợp mắc mới tăng theo từng năm cho thấy nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng huyện Tịnh Biên rất cao. Đặc biệt đáng quan tâm là những người thân trong gia đình người nhiễm HIV/AIDS, bởi họ là những người tiếp xúc trực tiếp với người bị nhiễm nên sự thiếu kiến thức kèm theo thái độ, thực hành không đúng sẽ là yếu tố nguy cơ lây nhiễm. Đã có nhiều công trình nghiên cứu và can thiệp trên các đối tượng nguy cơ cao như mãi dâm, ma túy, tiếp viên nhà hàng, v.v., tuy nhiên, hầu như chưa có trên đối tượng người thân trong gia đình người bị nhiễm HIV/AIDS. Điều tra kiến
  5. thức, thái độ, thực hành của người thân đang sống chung với người nhiễm HIV/AIDS là vấn đề ưu tiên trong công tác phòng chống HIV/AIDS hiện nay ở huyện Tịnh Biên. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định tỉ lệ kiến thức, thái độ, và thực hành của người thân từ 15 tuổi trở lên đang sống chung một nhà với người đang nhiễm HIV/AIDS, và các mối liên quan giữa kiến thức, thái độ, và thực hành với các đặc tính của đối tượng nghiên cứu. Đối tượng và phương pháp Đây là một nghiên cứu cắt ngang mô tả trong năm 2005 tại huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, với mẫu là toàn bộ dân số mục tiêu (những người thân đang sống chung một nhà với người đang nhiễm HIV/AIDS) hiện có trong thời điểm điều tra. Có 65 trong tổng số 71 người thân được chọn với tiêu chí đưa vào là từ 15 tuổi trở lên, thường trú trong gia đình, đang sống chung với người nhiễm HIV tại huyện Tịnh Biên vào thời điểm điều tra; và tiêu chí loại ra là không có mặt ngay thời điểm điều tra, không có khả năng giao tiếp (bệnh tâm thần, câm điếc, các bệnh trong giai đoạn nặng), hoặc từ chối phỏng vấn. Dữ kiện được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp với một bộ câu hỏi soạn sẵn. Các biến số nghiên cứu gồm có nguồn thông tin, kiến thức (về điều trị, đường lây, và phòng lây nhiễm HIV/AIDS); thái độ (về việc sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục ngoài hôn nhân, sử dụng các dụng cụ cá nhân, đối xử với người thân bị nhiễm), và thực hành (về quan
  6. hệ tình dục, các dụng cụ cá nhân). Thực hành đúng về quan hệ tình dục là không quan hệ tình dục, hoặc nếu có thì luôn luôn dùng bao cao su, về các dụng cụ cá nhân thì luôn luôn dùng riêng. Những biến số đặc tính của đối tượng nghiên cứu gồm có nhóm tuổi, giới, trình độ học vấn, nghề nghiệp, mối quan hệ với người nhiễm. Dữ kiện được phân tích với phần mềm STATA 8. Kiến thức, thái độ, và thực hành của bệnh nhân được mô tả bằng tần số và tỉ lệ. Phép kiểm chi bình phương được sử dụng để so sánh các tỉ lệ. Mức độ kết hợp giữa kiến thức, thái độ với thực hành được ước lượng bằng tỉ số số chênh (OR), và khoảng tin cậy (KTC) 95%, kiểm soát theo các đặc tính nền của đối t ượng nghiên cứu, với phương pháp phân tích đa biến hồi qui logistic. Kết quả Bảng 1. Những đặc tính của mẫu nghiên cứu, tần số và (%) Tần Đặc tính số (%) Tuổi 15 – 39 36 (55,38) Giới 30
  7. Nam (46,15) ≤ lớp Học vấn 38 5 (53,52) Tự do Nghề 55 (84,62) Theo giờ 10 hành (15,38) chánh hệ với Quan người nhiễm Vợ, chồng 14 (21,54) Khác 51 (78,46) Bảng 2. Các nguồn truyền thông tiếp cận, tần số và (%)
  8. Tần số (%) Kênh truyền thông Truyền hình 59 (90,77) Phát thanh 27 (41,54) Báo chí 10 (15,38) Pa nô, áp phích, tờ rơi 13 (20,00) Trường học 12
  9. (18,46) Gia đình, bạn bè 18 (27,69) Nhân viên y tế 30 (46,15) Bảng 3. Kiến thức đúng về phòng lây nhiễm, tần số và (%) Loại kiến thức Tần số (%) Đường lây 23 (35,38) Khả năng điều trị 26 (40,00) Phòng lây nhiễm 22 HIV (33,85) Kiến thức chung 31 đúng (47,69)
  10. Bảng 4. Thái độ chấp nhận đối với các biện pháp phòng lây nhiễm, tần số và (%) Lọai thái độ Tần số (%) Luôn luôn sử dụng 57 bao cao su trong quan hệ (87,69) tình dục Sử dụng riêng bàn 60 chải răng (92,31) Sử dụng riêng dao 60 cạo râu (92,31) Sử dụng riêng kềm 59 cắt móng (90,77) Gần gũi, tiếp xúc với 54 người thân bị nhiễm (83,08) An ủi, động viên 57 người thân bị nhiễm (87,69)
  11. Đối xử chung với 51 người thân bị nhiễm (78,46) Thái độ chung đúng 55 (84,62) Bảng 5. Thực hành phòng lây nhiễm, tần số và (%) Loại thực hành Tần số Có quan hệ tình dục 04 ngoài hôn nhân (11,10) Sử dụng bao cao su 03 khi quan hệ tình dục ngoài (75,00) hôn nhân Đúng trong quan hệ 35 tình dục(n=36) (97,22) Sử dụng riêng dao 27 cạo râu (ở nam)(n=30) (90,00)
  12. Sử dụng riêng kềm 55 cắt móng tay (84,62) Sử dụng riêng bàn 63 chải răng (96,92) Thực hành chung 35 đúng (53,85) Bảng 6. Các yếu tố liên quan đến thực hành, phân tích đa biến Yếu OR p tố (KTC 95%) Kiến 22,71 0,02 thức đúng (ở (1,81- học 284,61) nhóm vấn ≤ lớp 5) Có 3,42 0,36 thái độ chấp (0,24- nhận các 47,07)
  13. biện pháp phòng lây nhiễm Nam 97,47 < (10,24- 0,001 927,02) Tuổi 0,08 0,02 dưới 40 (0,01-0,67) Làm 0,62 0,76 nghề tự do (0,02- 14,08) Không 1,71 0,61 phải vợ, (0,21- chồng của 13,84) người nhiễm Học 61,09 < vấn > lớp 5 (3,98-937,4) 0,01
  14. Đa số đối tượng trong mẫu khảo sát là nữ, tuổi từ 15-39, học vấn ≤ lớp 5, làm nghề tự do, và quan hệ với bệnh nhân là thân nhân (Bảng 1). Nguồn thông tin về phòng lây nhiễm HIV/AIDS mà đối tượng tiếp cận nhiều nhất là truyền hình (90,77%) (Bảng 2). Đối với kiến thức (về đường lây, khả năng điều trị, phòng lây nhiễm HIV) phần lớn đều sai, và tỉ lệ có kiến thức đúng chung cũng thấp (Bảng 3). Kiến thức chung là đúng khi đối tượng là đúng trong từng kiến thức riêng. Thái độ chấp nhận các biện pháp phòng lây nhiễm là rất cao như về bao cao su trong quan hệ tình dục (87,69%), sử dụng các dụng cụ cá nhân (≥90%), đối xử với người thân bị nhiễm (78,46%) (Bảng 4). Thái độ chung, khi có thái độ tích cực trong tất cả thái độ riêng lẻ, do đó, có tỉ lệ cao. Tỉ lệ sử dụng riêng các dụng cụ cá nhân là trên 80% (Bảng 5). Có 4 người là nam giới trong 65 đối tượng cho biết có quan hệ tình dục ngoài hôn nhân, trong đó, có 3 người luôn luôn sử dụng bao cao su. Với định nghĩa an toàn tình dục là không quan hệ ngoài hôn nhân, hoặc nếu có thì luôn luôn sử dụng bao cao su thì tỉ lệ thực hành tình dục an toàn là 97,22%. Khi đánh giá thực hành chung trong phòng lây nhiễm HIV/AIDS, một đối tượng được coi là thực hành đúng khi đúng trong tất cả thực hành riêng lẻ, do đó, tỉ lệ thực hành chung là thấp. Những yếu tố tăng thực hành đúng là nam giới, tuổi từ 40 trở
  15. lên, học vấn trên lớp 5, riêng ở nhóm trình độ học vấn từ lớp 5 trở xuống, người có kiến thức đúng sẽ thực hành tốt hơn (Bảng 6). Bàn luận Nghiên cứu đã chọn tất cả những người thân của những người nhiễm HIV/AIDS đang được quản lý tại huyện Tịnh Biên, An Giang trong năm 2005, là toàn bộ dân số mục tiêu của nghiên cứu. Nguồn thông tin từ đài truyền hình chiếm tỉ lệ rất cao, ngược lại cán bộ y tế, cộng tác viên, và đài truyền thanh thì quá thấp chứng tỏ hiệu quả sử dụng đa dạng các phương tiện truyền thông chưa cao (Bảng 2). Điều này là quan trọng nếu người dân cần tư vấn trực tiếp qua nhân viên y tế. Khi khảo sát về kiến thức, đối tượng nghiên cứu được hỏi về đường lây (quan hệ tình dục, đường máu, tiêm chích ma túy, mẹ truyền sang con), HIV/AIDS là bệnh có thể được điều trị khỏi, và những biện pháp phòng lây nhiễm như an toàn tình dục, sử dụng riêng những vật dụng cá nhân, v.v. Đây là những kiến thức rất kinh điển được khảo sát trong rất nhiều nghiên cứu từ trước đến nay [2] [3] [6] [7]. Tuy nhiên, tỉ lệ có kiến thức đúng là rất thấp (Bảng 3). Điều này có thể được lý giải do trình độ học vấn phổ thông của đối tượng nghiên cứu còn thấp (Bảng 1).
  16. Hầu hết đối tượng nghiên cứu có thái độ rất tích cực đối với những biện pháp phòng lây nhiễm HIV/AIDS (Bảng 4). Với vật dụng cá nhân, người dân dễ chấp nhận sử dụng riêng vì đây là những vật dụng mà cá nhân thường có riêng. Về thái độ đối xử với thân nhân bị nhiễm, tỉ lệ có thái độ tích cực là cao, có thể vì người nhiễm là thân nhân đang sống chung trong gia đình. Tỉ lệ này chưa tuyệt đối 100%, vì cho dù là người thân nhưng có thể họ vẫn còn những nhìn nhận hạn chế về người nhiễm HIV/AIDS, hoặc không hẳn họ đã hoàn toàn yên tâm về khả năng sẽ bị lây. Điều đáng quan tâm nhất là tỉ lệ chấp nhận sử dụng bao cao su trong quan hệ t ình dục ngoài hôn nhân, dù cao, nhưng vẫn chưa tuyệt đối. Có thể chúng ta không đòi hỏi an toàn tình dục là không quan hệ ngoài nhôn nhân, nhưng sử dụng bao cao su trong tình huống đó là tuyệt đối quan trọng, vì đó là một trong những đường lây chính của HIV/AIDS [4] [5] [8]. Tỉ lệ đúng của riêng từng loại thực hành là cao, tuy nhiên, thực hành tình dục an toàn ở những người có quan hệ ngoài hôn nhân là không cao lắm, chỉ 75% (Bảng 5). Kết quả này có thể chưa chính xác, do sai lệch thông tin, vì quan hệ tình dục ngoài hôn nhân là điều nhạy cảm. Kết quả phân tích đa biến (Bảng 6) cho thấy nam giới thực hành tốt hơn nữ, có thể, do lối sống phóng túng hơn, quan hệ rộng hơn, nên nam giới nhận thức về nguy cơ của bản thân là cao hơn nữ giới, từ đó, có nhiều thực hành đúng hơn. Người lớn tuổi, từ 40 trở lên,
  17. người có trình độ học vấn cao có thực hành đúng hơn người có trình độ học vấn thấp, và ở nhóm trình độ học vấn thấp, người có kiến thức đúng về HIV/AIDS có thực hành đúng nhiều hơn. Với một nghiên cứu cắt ngang, kết luận về quan hệ nhân quả là không chắc chắn, tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy sự cần thiết trong tăng cường giáo dục sức khỏe về phòng lây nhiễm cho những đối tượng ưu tiên. Nghiên cứu này có một số hạn chế. Dù khảo sát toàn bộ dân số mục tiêu, nhưng cỡ mẫu nhỏ đã hạn chế khả năng phân tích thống kê. Sai lệch thông tin có thể xảy ra với những câu hỏi về quan hệ tình dục. Đây là một nghiên cứu lần đầu tiên khảo sát về kiến thức, thái độ, và thực hành phòng chống lây nhiễm ở thân nhân những người nhiễm HIV/AIDS tại huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, là một cộng đồng có số hiện nhiễm cao. Kết quả cho thấy kiến thức là chưa tốt, nhưng thái độ là tích cực. Thực hành nói chung là tốt, nhưng thực hành an toàn tình dục ngoài hôn nhân là chưa cao. Nhân viên y tế chưa đóng góp nhiều trong việc cung cấp thông tin cho người dân. Giáo dục sức khỏe cần được tăng cường nhiều hơn, trong đó, đẩy mạnh vai trò của nhân viên y tế, đặc biệt trong tương lai, khi người nhiễm nói riêng và cộng đồng nói chung có nhu cầu tư vấn về HIV/AIDS.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2