intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kinh nghiệm học Tiếng Anh (VIP)

Chia sẻ: Nguyen The Tich | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:48

1.073
lượt xem
499
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Có rất nhiều phương pháp học tiếng Anh. Tùy theo cách học và điều kiện của mỗi người mà sẽ có những phương pháp riêng phù hợp và hiệu quả. Dưới đây tôi xin chia sẻ với các bạn những kinh nghiệm của riêng mình sau một số năm đi học và giảng dạy.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kinh nghiệm học Tiếng Anh (VIP)

  1. KINH NGHIỆM HỌC TIẾNG ANH KN I MỤC LỤC VỊ TRÍ 1. Phương pháp học tốt tiếng Anh............................................................................................................2 2. Mẹo để học Tiếng Anh hứng thú hơn..................................................................................................3 3. 10 lời khuyên hữu ích để nói và viết tiếng Anh..................................................................................5 4. Kinh nghiệm học tốt tiếng Anh........................................................................................................... 6 5. Một vài kinh nghiệm học Tiếng anh chia sẽ các bạn.........................................................................8 6. 15 lời khuyên học tiếng Anh ............................................................................................................. 10 7. 10 chỉ dẫn để học ngoại ngữ thành công...........................................................................................11 8. 7 kinh nghiệm học tốt tiếng Anh........................................................................................................14 9. Phương pháp học tiếng anh từ A-Z...................................................................................................15 10. Những điều cơ bản cần lưu ý..............................................................................................................17 11. Bí quyết để nghe tiếng Anh ................................................................................................................18 12. NGHE BẰNG TAI...............................................................................................................................20 13. Nghe Tiếng Anh....................................................................................................................................21 14. Kinh nghiệm dịch ................................................................................................................................25 15. Tầm quan trọng của đọc và nghe ......................................................................................................27 16. “Chìa khóa vạn năng” cho kỹ năng speaking...................................................................................28 17. Chiến thuật làm giàu vốn từ vựng ....................................................................................................30 18. Đọc thế nào cho hiệu quả? ...............................................................................................................31 19. 10 mẹo học từ vựng ! ...........................................................................................................................32 20. 5 lỗi thường gặp khi học tiếng Anh....................................................................................................33 21. M.U.R.D.E.R - Một phương pháp học hiệu quả ..............................................................................34 22. Học từ vừng bằng phương pháp... không học gì cả .........................................................................35 23. Dễ dàng vượt qua bài test đánh giá ..................................................................................................37 24. Học tiếng Anh ở shop – tại sao không? ............................................................................................37 25. Phân biệt sự khác nhau giữa Anh anh và anh mỹ ...........................................................................40 26. Đòn bẩy cho việc học tiếng Anh ........................................................................................................41 27. Học tiếng Anh qua phương pháp Thiền........................................................................................... 44 28. Những suy luận và sự chính xác trong việc sử dụng tiếng Anh......................................................46 29. Bí quyết trở thành một người học thông minh.................................................................................47 Sưu tầm bởi Nguyễn Từ Ngữ Trang 1/48 email: ntnpro@gmail.com
  2. Phương pháp học tốt tiếng Anh Có rất nhiều phương pháp học tiếng Anh. Tùy theo cách học và điều kiện của mỗi người mà sẽ có những phương pháp riêng phù hợp và hiệu quả. Dưới đây tôi xin chia sẻ với các bạn những kinh nghiệm của riêng mình sau một số năm đi học và giảng dạy cũng như kinh nghiệm của rất nhiều người đã từng học tiếng Anh hiệu quả trước đó. Bài viết này chỉ xin bàn về những vấn đề cơ bản nhất đối với người học ngoại ngữ không chuyên. Học phát âm Phát âm không đúng là một trong những điểm yếu lớn nhất của số đông người học tiếng Anh. Học phát âm là một phần cực kỳ quan trọng vì có nói đúng thì mới nghe tốt và truyền đạt ý tưởng của mình đến người nghe chính xác nhất. Đặc biệt đối với những người mới bắt đầu học tiếng Anh, phát âm chuẩn là ưu tiên hàng đầu để tránh những lỗi sai rất khó sửa về sau này. Trước khi nói hay, ta cần học cách nói đúng trước đã. * Lời khuyên: Các bạn cần nắm vững Hệ thống Phiên âm Quốc tế (International Phonetic Symbols - IPS) có in đằng sau các cuốn từ điển và tập thói quen luôn luôn tra cứu phiên âm mỗi khi bắt gặp một từ mới để có thể phát âm đúng nhất. Ngoài giờ học trên lớp với các thầy cô, các bạn nên tự học phát âm ở nhà qua phần mềm Speech Solutions và tham khảo thêm phần phát âm của đĩa CD-ROM Cambridge Advanced Learners’ Dictionary được bày bán rất nhiều tại các cửa hàng vi tính. Học từ vựng Nguyên tắc học từ vựng phổ biến là học trong cụm từ trong câu, tránh học từ chết. Ví dụ học từ “corner” phải học trong nhóm từ “on the corner of”, học “interested” phải nhớ cụm “be interested in” thì mới biết cách đặt câu cho đúng. Để nhớ được từ vựng thì không có cách nào hiệu quả bằng cách sử dụng chúng. Một cách học thông minh là bạn hãy cố gắng “chen” những từ vừa mới học vào khi tập nói hay khi tập viết email bằng tiếng Anh. Có thể lúc đầu bạn còn rất lúng túng và thiếu tự nhiên nhưng chính những lúc như vậy bạn sẽ nhớ từ được nhiều nhất và theo thời gian, bạn sẽ sử dụng được ngày càng nhiều từ vựng hay một cách thành thạo. Cốt lõi vấn đề ở đây chính là bạn đang tự giúp mình tạo ra những tình huống để có thể sử dụng ngay những từ mới học. Bạn không nhất thiết phải viết từ ra giấy nhiều lần vì việc này chỉ giúp bạn nhớ được chính tả của từ mà thôi. Bạn cũng cần luôn mang theo một cuốn sổ nhỏ ghi chép từ vựng mới bên mình để tranh thủ học khi rảnh rỗi. Hãy đặt cho mình mục tiêu mỗi ngày học vài từ tùy theo khả năng của mình và nhớ là ôn tập thường xuyên theo định kì (3 ngày, 1 tuần hay một tháng). Cố gắng ôn lại từ vựng đã học ít nhất là 3 lần mới có thể nhớ tốt được chúng. Để ý cách trình bày từ vựng: sử dụng nhiều màu viết khác nhau, vẽ hình hay sơ đồ theo chủ đề càng nhiều càng tốt. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sách tự học từ vựng rất hay. Tôi xin giới thiệu các bạn tham khảo bộ sách sau: Basic Vocabulary in Use, Vocabulary for Intermediate Students, Vocabulary for Upper - Intermediate Students. Học nói Nói là kỹ năng quan trọng và thú vị nhất của bất cứ một ngôn ngữ nào. Chúng ta luôn có cảm giác tiến bộ to lớn và rõ rệt nhất khi có thể giao tiếp lưu loát trực tiếp bằng ngôn ngữ nói. Theo tôi, để học nói các bạn đừng quá vội vàng. Có nhiều người may mắn sống trong môi trường tiếng Anh nên họ có thể học nói ngay từ mới bắt đầu học ngoại ngữ. Tuy nhiên, đối với phần lớn mọi người thì chúng ta nên cần có một nền tảng ngôn ngữ nhất định (từ vựng, ngữ pháp, phát âm, cấu trúc câu) ít nhất là 6 tháng trước khi bước vào một khóa học nói thực thụ. Mother-mẹ, từ ngữ được coi là đẹp nhất trong tiếng Anh. Sưu tầm bởi Nguyễn Từ Ngữ Trang 2/48 email: ntnpro@gmail.com
  3. Đối với những người không có điều kiện sống hay làm việc trong môi trường tiếng Anh thì ta nên tranh thủ luyện nói như sau: - Tận dụng tối đa những giờ luyện tập trên lớp tại các trung tâm ngoại ngữ (tập nói càng nhiều với bạn bè dù là những cấu trúc đơn giản nhất, đừng chỉ thực tập qua loa chiếu lệ vì càng luyện nói nhiều ta càng nhớ bài lâu hơn và tạo được cho mình phản xạ nhanh nhẹn khi gặp những tình huống tương tự trong đời sống). - Khắc phục tính nhút nhát và sợ sai của mình. Cứ mạnh dạn nói tiếng Anh bất cứ khi nào có thể. - Tìm một bạn học hay nhóm học ưng ý và sắp xếp thời gian học nhóm với nhau. Có nhiều bạn hẹn nhau đến lớp sớm 30 phút và chỉ ngồi nói chuyện bằng tiếng Anh với nhau mà thôi. Đây là một cách học rất tốt và giúp nhau cùng tiến bộ. - Tham gia các câu lạc bộ tiếng Anh vào cuối tuần. Học nghe Để nghe tốt một bài khóa trong sách tiếng Anh ta thường phải trải qua các bước sau. Trước khi nghe, bạn hãy suy nghĩ về đề tài đó để giúp bạn hình dung và phán đoán được những gì sắp nghe, nghe ý chính trước tiên để trả lời câu hỏi tổng quát, nghe những từ chính rồi đoán, không nhất thiết phải nghe ra từng từ từng từ một, sau đó nghe lại nhiều lần để biết được càng nhiều chi tiết càng tốt để có thể hoàn tất các câu hỏi trong bài. Tuyệt đối không xem trước nội dung bài khóa trước khi nghe. Chỉ khi nghe xong rồi bạn mới vừa nghe vừa đọc bài để kiểm tra lại và học thêm từ mới cũng như tăng cường các cách diễn đạt hay có trong bài. Bạn cũng nên đọc theo băng nhiều lần sau khi nghe xong để luyện phát âm và nhớ bài tốt hơn. Nguyên tắc chung cho việc rèn luyện kỹ năng nghe hiệu quả là nghe càng nhiều càng tốt. Tranh thủ mọi tài liệu và cơ hội nghe có thể (nghe băng, nghe nhạc, nghe radio, xem TV, xem phim Mỹ có phụ đề tiếng Anh …). Trên thị trường hiện nay cũng bán rất nhiều sách luyện nghe tiếng Anh để bạn có thể tự học thêm ở nhà. Ngoài ra, còn có một công cụ vô cùng hữu hiệu để rèn luyện mọi kỹ năng cho người học tiếng Anh ngày nay, đó chính là Internet. Bạn có thể đọc báo, nghe tin tức, tìm tài liệu online bằng tiếng Anh. Ngoài ra, trên Internet còn có rất nhiều trang web cung cấp các bài học tiếng Anh miễn phí rất thú vị và tiện lợi. Tóm lại, nguyên tắc cơ bản nhất để học tốt tiếng Anh là thực tập và sử dụng cũng như tiếp xúc với tiếng Anh càng nhiều càng tốt. Mỗi ngày, bạn hãy đặt ra cho mình một khoảng thời gian nhất định (từ 30 phút đến 1 tiếng) để học tiếng Anh và duy trì lịch học như vậy đều đặn và thường xuyên. Sau một thời gian kiên trì áp dụng những nguyên tắc trên, tôi tin rằng tiếng Anh của bạn sẽ tiến bộ một cách nhanh chóng và bạn sẽ thêm yêu cái thứ tiếng thú vị và rất cần thiết cho tương lai của bạn sau này. (Theo VietNamNet) Mẹo để học Tiếng Anh hứng thú hơn Bạn đã học tiếng Anh khá lâu và đã đạt được một trình độ nhất định nhưng trong suốt một khoảng thời gian dài qua, bạn thấy mình không tiến bộ được gì nhiều. Bạn bắt đầu thấy nản lòng hay lo lắng vì điều đó? Sau đây sẽ là một vài mẹo nhỏ giúp bạn lấy lại cảm hứng cho việc học tiếng Anh của mình. Sưu tầm bởi Nguyễn Từ Ngữ Trang 3/48 email: ntnpro@gmail.com
  4. 1. Tự hỏi bản thân xem mình muốn học gì trong tuần này? Bạn hãy tự hỏi bản thân mình câu hỏi hàng ngày, hàng tuần. Hãy cân nhắc xem lúc này bạn cần và muốn học gì nhất? Tập trung vào một bài đang học trên lớp hay một bài tập ngữ pháp cụ thể sẽ rất dễ dàng phải không nào? Nếu mỗi tuần bạn lại dành chút thời gian để suy nghĩ và thiết lập mục tiêu nho nhỏ cho mình, bạn sẽ thấy mình tiến bộ qua từng tuần và chính sự tiến bộ đó lại là động lực giúp bạn học Tiếng Anh hiệu quả hơn. Bạn sẽ thấy ngạc nhiên vì chính cảm giác thành công này còn thôi thúc bạn học tiếng Anh tốt hơn rất nhiều. Nhưng hãy lưu ý đặt những mục tiêu thật đơn giản và thiết thực để bạn có thể thực hiện được mà không cảm thấy quá sức nhé! 2. Xem xét lại tất cả những thông tin quan trọng đã học trong ngày trước khi đi ngủ Một nghiên cứu chỉ ra rằng bộ não của chúng ta xử lý các thông tin mới ngay cả khi chúng ta đang ngủ. Trước khi đi ngủ hãy xem qua một vài bài tập ngữ pháp hay bài tập đọc, bạn chỉ cần liếc qua rất nhanh những gì mà bạn vừa mới học và bộ não sẽ xử lí những thông tin này khi bạn ngủ. Cách này vừa hiệu quả lại không mất quá nhiều thời gian và công sức của bạn. 3. Luyện nói tiếng Anh trước gương hay đọc to các bài khoá tiếng Anh Hãy nói lên những gì bạn nghĩ ở trong đầu.Vì cũng như khi chơi tennis, việc bạn biết tất cả những kĩ năng cơ bản của việc chơi không có nghĩa là bạn là một tay chơi tennis cừ. Tiếng Anh cũng vậy, biết tất cả các cấu trúc ngữ pháp và nhiều từ vựng cũng không có nghĩa là bạn có thể nói tiếng Anh một cách thành thạo, tự nhiên. Điều này chỉ có thể đạt được khi bạn thực hành nói một cách thường xuyên. Luyện nói trước gương, đọc to những bài khoá sẽ giúp bạn phát âm tốt hơn, có kiến thức nhiều hơn và ghi nhớ các cách diễn đạt một cách tự nhiên. 4. Luyện nghe tiếng Anh 4 lần mỗi tuần, mỗi lần khoảng từ năm đến mười phút Việc học nghe tiếng Anh cũng giống như việc đi bộ. Nếu bạn đi vài cây số chỉ trong một ngày và sau đó lại chẳng hề đi lấy một bước trong cả tháng thì việc đi bộ chẳng những không giúp bạn có được một thân hình cân đối mà còn khiến bạn đau chân thêm. Kỹ năng nghe cũng vậy. Nếu bạn quyết định học nghe thật chăm chỉ trong vòng vài giờ và sau đó bạn không hề làm thêm bất kì bài luyện nghe nào thì kỹ năng nghe của bạn không thể tiến bộ được. Nhưng ngược lại, nếu bạn chỉ nghe trong vài phút nhưng thường xuyên (mỗi ngày nghe năm đến mười phút) thì chẳng bao lâu bạn sẽ rèn luyện được thói quen nghe tiếng Anh và chắc chắn bạn sẽ tiến bộ rất nhiều. 5. Tìm cách thực hành các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết trong thực tế Đây có lẽ là lời khuyên quan trọng nhất. Bạn cần sử dụng tiếng Anh trong những tình huống thực tế. Học tiếng Anh trên lớp rất quan trọng nhưng thực tế làm sao để sử dụng tiếng Anh trôi chảy còn quan trọng hơn rất nhiều. Bạn có thể tự tạo cho mình những tình huống bằng cách sử dụng Internet để nghe tin, nói chuyện với người nước ngoài, viết ý kiến của mình lên các forum, trao đổi thư điện tử bằng tiếng Anh với những người bạn, v.v. Đây là cách mà bạn có thể luyện được khả năng sử dụng tiếng Anh chủ động và thực tế. Trên đây là một vài mẹo nhỏ giúp bạn hào hứng trở lại với việc học tiếng Anh. Bạn cũng có thể áp dụng những mẹo này thành một phương pháp học mới xem sao. Chúc bạn học tập hiệu quả! (Theo lucky_star_1213) Sưu tầm bởi Nguyễn Từ Ngữ Trang 4/48 email: ntnpro@gmail.com
  5. 10 lời khuyên hữu ích để nói và viết tiếng Anh “Học tiếng Anh cũng giống như tập đi xe đạp, ít ai có thể đi xe đap thành thạo khi chưa ngã vài lần”. Sau những lần vấp váp đó, Matt Purland đã rút ra một vài lời khuyên có thể sẽ hữu ích cho bạn trong việc học tiếng, nhất là hai kỹ năng nói và viết. 1- Luôn luôn kiểm tra bài của mình. Hãy kiểm tra lại ngay cả khi bạn nghĩ bài làm của mình đã hoàn thiện. Sử dụng từ điển để kiểm tra lại những từ mà bạn chưa chắc chắn. 2- Đến lớp và làm bài tập thường xuyên. Bạn có thể đề nghị giáo viên ra thêm bài tập vào cuối tuần hoặc tự trang bị cho mình những quyển sách có các các dạng bài tập phù hợp với chương trình học. Trên lớp hãy hỏi ngay thầy cô nếu bạn có vấn đề gì còn vướng mắc. Ngoài giờ học, bạn có thể thảo luận bằng tiếng Anh với bạn bè về các chủ điểm đơn giản, hoặc các phương pháp để học tốt hơn. 3- Trong khi viết tiếng Anh: Hãy thực hiện đúng theo yêu cầu của đề bài. Việc này sẽ không mấy khó khăn nếu bạn đọc kỹ câu hỏi. Có thể đề bài sẽ yêu cầu bạn điền từ; khoanh tròn phương án trả lời đúng trong các phương án a, b, c, d cho trước hay viết về gia đình bạn. Điều quan trọng là bạn hiểu đề bài muốn bạn làm gì và làm như thế nào. 4- Dành thời gian hợp lý cho việc học từ vựng. Bạn cần biết ý nghĩa cũng như cách viết của các từ chỉ ngày tháng, thức ăn, quần áo... Bạn có thể học từ vựng theo chủ điểm. Nếu chuẩn bị kỹ ở nhà thì khi đến lớp bạn sẽ thấy mọi việc trở nên dễ dàng hơn. 5- Phác thảo ý chính trước khi đặt bút viết một bài luận. Hãy suy nghĩ về những gì bạn muốn diễn đạt trong bài viết và vạch ra những ý chính. Bạn có thể bắt đầu với một đoạn giới thiệu ngắn, rồi sau đó viết đoạn cho từng ý. Đoạn cuối phải tóm lại được ý chính của bài văn. Độ dài mỗi đoạn văn khoảng 4-5 câu là vừa phải. 6- Dành thời gian học các động từ cơ bản - động từ có quy tắc và bất quy tắc. Đặc biệt là 4 động từ bất quy tắc quan trọng “to be”, “to go”, “to have”, “to do”. Học các thì khác nhau của động từ: thì hiện tại/quá khứ đơn, thì hiện tại/quá khứ tiếp diễn, và thì hiện tại/quá khứ hoàn thành... Học kỹ quá khứ phân từ của những động từ bất quy tắc quan trọng như have/had, do/done. Như vậy bạn có thể thoải mái diễn tả những hoạt động hay câu chuyện nào đó về bản thân mà không lo bị bí từ. 7- Đọc sách báo, tạp chí viết bằng tiếng Anh. Đừng bỏ qua những ký hiệu và biển báo hay những mấu quảng cáo nho nhỏ bằng tiếng Anh. Viết lại những từ và cụm từ mà bạn chưa hiểu để tra từ điển. Nên có một cuốn sổ tay để ghi chép lại và đọc lại thường xuyên. Vốn từ của bạn sẽ được tích luỹ dần dần giống như tiền tiết kiệm trong ngân hàng vậy. 8- Xem những kênh truyền hình bằng tiếng Anh. Kết hợp nghe và đọc phụ đề và chú ý các cấu trúc hay. Nếu có thể, hãy thu lại chương trình và khi xem lại có thể tạm ngừng những đoạn quá nhanh với bạn. Sử dụng Internet để tìm thông tin bạn quan tâm bằng tiếng Anh. Không những thể bạn có thể vào những website để chơi các trò chơi bằng tiếng Anh như trắc nghiệm giới từ, ô chữ... 9- Thường xuyên thực hành. Nếu bạn muốn nhớ những gì đã học, hãy sử dụng chúng hàng ngày. Luyện tập nghe, nói, đọc, viết bằng tiếng Anh. Nếu có thể hãy gia nhập một câu lạc bộ, hoặc làm tình nguyện viên để có thể giao tiếp với người bản xứ. 10- Đừng từ bỏ! Nhiều khi bạn sẽ cảm thấy mình học nhưng không vào. Hãy kiên nhẫn bởi ai cũng thấy việc học không hề dễ dàng nhưng chỉ những người kiên trì theo đuổi tới cùng mới có cơ hội tận hưởng những thành quả ngọt ngào của việc học mà thôi. Sưu tầm bởi Nguyễn Từ Ngữ Trang 5/48 email: ntnpro@gmail.com
  6. (Theo Dân trí) Kinh nghiệm học tốt tiếng Anh Hội đồng Anh, học tiếng Anh không nhất thiết chỉ tập trung vào học ngữ pháp và làm bài tập. Cái chính là phải chọn cách học hợp lý, Đôi khi những công việc đơn giản hàng ngày cũng giúp ta luyện tập tiếng Anh. Dưới đây là kinh nghiệm sau nhiều năm giảng dạy Anh văn của ông. 1. Thích nói tiếng Anh và thoải mái khi nói Khi sử dụng tiếng Anh, bạn đừng sợ mắc lỗi. Nếu bạn không mắc lỗi, có nghĩa là bạn không học được gì. Thường thì khi bạn sẽ mắc những lỗi nho nhỏ khi nói tiếng Anh với người nước ngoài. Nhưng điều quan trọng là những gì bạn rút ra sau khi mắc lỗi. Cũng giống như các em bé sẽ không thể tự bước đi được nếu như sợ vấp ngã. 2. Xác định xem bạn thích hợp với cách học nào Nghiên cứu gần đây cho thấy rất nhiều người có cách học riêng mà mình yêu thích. Nếu bạn là người yêu thích hình ảnh, bạn có thể tạo ra một mối liên hệ giữa tiếng Anh và hình ảnh ví dụ bạn có thể xem phim có phụ đề tiếng Anh, cố gắng hình dung mình đang ở trong ngữ cảnh cần sử dụng tiếng Anh, liên tưởng các từ cần học với các hình ảnh. Nếu bạn là người có sở thích nghe, thì bạn hãy nghe càng nhiều bài hát tiếng Anh càng tốt và xem các phim tiếng Anh. Còn nếu bạn là người có đầu óc phân tích, hãy dành nhiều thời gian để học ngữ pháp và so sánh tiếng Việt với tiếng Anh. Dĩ nhiên, một người học tiếng Anh tốt sẽ dành thời gian cho tất cả những việc này. Đáng tiếc là trên thế giới, rất nhiều người vẫn bị dạy theo cách truyền thống là chỉ chú trọng vào ngữ pháp và nghe. 3. Học cách ghi nhớ Bạn có thể luyện trí nhớ của mình qua rất nhiều sách hướng dẫn. Hầu hết tất cả các học sinh giỏi tiếng Anh đều rất coi trọng việc này. 4. Tạo ra cho mình một môi trường tiếng Anh Một doanh nhân thành đạt người Tây Ban Nha đã học tiếng Anh bằng cách dán những mẩu giấy vàng khắp nơi trong nhà mình để đi tới đâu dù là xuống bếp pha một tách cà phê, vào nhà tắm cạo râu hay dùng điều khiển ti-vi để đổi kênh, anh đều nhìn thấy những từ ghi trên đó. Khi anh đã thuộc những từ này rồi, anh thay bằng những từ mới. Bằng cách này, ngày nào anh cũng học được khoảng 10 từ, cả 7 ngày trong tuần. Bạn hãy tranh thủ đọc, nghe và nói tiếng Anh ở mọi nơi, mọi lúc. 5. Hãy nối mạng Một cô gái người ngoại thành Hà Nội. Cứ 3 lần một tuần, cô đi xe máy đến một nơi mà cô có thể nói tiếng Anh với những người bạn của mình tại Anh, Úc và Mỹ. Đó là một quán cà phê Internet có dịch vụ voice chat. Internet đã mang đến nhiều lợi ích cho người học ngoại ngữ. Bạn có thể tìm thấy rất nhiều website hữu dụng để học ngữ pháp, từ vựng, phát âm và bây giờ, quan trọng hơn cả là: giao tiếp. 6. Học từ vựng một cách có hệ thống Xin bạn lưu ý rằng học tiếng Anh không chỉ đơn thuần là học ngữ pháp. Khi giao tiếp, bạn lựa chọn từ vựng, kết hợp chúng và tạo thành câu để biểu đạt ý kiến của mình. Khi học từ vựng, bạn hãy bố trí sổ ghi chép của mình sao cho hợp lý. Đừng liệt kê một dãy dài các từ, ngữ mới mà hãy chia sổ của bạn ra thành từng mục chẳng hạn: Chủ đề: shopping, holidays, money vv… Sưu tầm bởi Nguyễn Từ Ngữ Trang 6/48 email: ntnpro@gmail.com
  7. Động từ và danh từ đi liền kề: do your homework, make a cake vv… Động từ kép: to grow up, to fell off, to look after vv... Ngữ cố định: on the other hand, in my opinion, by the way vv... Thành ngữ: once in a blue moon, to be over the moon, out of the blue vv… Ngữ có giới từ: at night, at the weekend, in March, in 2003 vv….. 7. Bạn hãy phấn khích lên Bạn hãy khởi động và làm ngay những việc bạn có thể làm ngày hôm nay, đừng để đến ngày mai. Hồi còn ở London, tôi có một cô bạn người Thái Lan theo học nghành thiết kế thời trang. Cô ấy nói tiếng Anh rất siêu. Từ khi cô 15 tuổi, cô đã tự xác định mục đích và ước mơ của mình là học ngành thời trang ở London. Cô đã tìm hiểu mức điểm IELTS cần thiết để có thể vào trường mà cô mơ ước rồi bắt tay vào học tiếng Anh ngay lập tức. Đến năm 19 tuổi, nghĩa là đã đủ tuổi để được nhận vào học, thì cô đã sẵn sàng mọi thứ. Sự khởi đầu sớm của cô quả là khôn ngoan vì một năm sau, khi khoá học kết thúc, cô trở về Thái Lan thì lúc đó bạn bè cô vẫn đang cần mẫn học tiếng Anh chờ thời điểm đi nước ngoài. Bây giờ thì cô ấy đã là một người nói tiếng Anh thành thạo, có trình độ và thành đạt. Đào tạo tiếng Anh qua internet đã có mặt tại Việt Nam hơn 2 năm nay. Tiếp cận cách học mới này, nhiều học viên lúng túng không biết khai thác thế nào cho hiệu quả. Dưới đây là những kinh nghiệm học tiếng Anh trực tuyến hiệu quả. 1. Những kinh nghiệm chung - Học đều đặn hàng ngày theo cách “mưa dầm thấm lâu”, chứ không nên học dồn vào một lúc mà lại ngắt quãng số lần học quá lâu. Sở dĩ cần đưa điều này lên trước là vì khóa học tiếng Anh trực tuyến không đòi hỏi về thời gian “lên lớp” nên nhiều người không chủ động được thời gian học tập. Hãy chủ động học tập hàng ngày với thời gian hợp lí, bạn vừa duy trì được thói quen học tập nề nếp, lại thấy được sự tiến bộ của mình hàng ngày. - Hãy tận dụng tối đa những tiện ích mà internet và chương trình đào tạo tiếng Anh trực tuyến mang lại để học tập hiệu quả nhất: sử dụng từ điển trực tuyến, tìm kiếm qua google để học bằng các mẫu vật, hình ảnh, đọc các trang web tiếng Anh... - Gọi cho trung tâm hỗ trợ học viên của các chương trình đào tạo tiếng Anh qua internet để nhận được trợ giúp nhanh hơn và được tư vấn nhiều hơn. 2. Kinh nghiệm để học tốt tiếng Anh giao tiếp quốc tế Theo cô Nguyễn Thị Thúy, để học tốt tiếng Anh giao tiếp quốc tế thông qua internet các bạn học viên cần lưu ý: Chương trình đào tạo đã có các bước học tập rất khoa học. Vì thế, khi học tập, các bạn nên học theo hướng dẫn của hệ thống. Chú ý luyện nói nhiều bằng cách luyện ngữ âm và luyện các mẫu câu thông dụng, tận dụng tối đa sự hỗ trợ của audio, video hay flash để học tập, giúp rèn luyện các kĩ năng nghe nói đọc viết một cách tốt nhất. 3. Học tiếng Anh trung học và ôn thi đại học như thế nào cho tốt? Những kinh nghiệm học tiếng Anh của các bạn trung học được cô Vũ Bích Thanh, giáo viên online của trang đào tạo tiếng Anh trung học trên internet phổ biến: - Khi học tập và ôn thi trắc ngiệm, các bạn học sinh nên ôn từng dạng bài trước cho nhuần nhuyễn rồi mới làm bài tập tổng hợp. Và nên ôn tập từ lớp 10, đến lớp 12, không nên nhảy cóc. Bởi vì, khi học tập và ôn luyện theo trình tự lớp học các bạn sẽ có cơ sở để hệ thống kiến thức và tận dụng tối đa tư liệu đã có trên trang tiếng Anh trung học này. 4. Kinh nghiệm để học tốt tiếng Anh chuyên ngành qua internet - Khi học tiếng Anh chuyên ngành qua internet, các bạn nên tận dụng tối đa sự hỗ trợ của hệ thống audio để học và luyện Sưu tầm bởi Nguyễn Từ Ngữ Trang 7/48 email: ntnpro@gmail.com
  8. phát âm từ mới (từ chuyên ngành thường khó phát âm và khó nhớ). Khi gặp các chuyên ngành lạ, học viên nên dựa vào hình ảnh video để hiểu nội dung và nghĩa nhanh hơn. - Với mỗi bài học trong tiếng Anh chuyên ngành, học viên cũng nên tận dụng hệ thống internet để tìm kiếm các bài có chủ đề (topic) tương tự để bổ sung vốn từ, rèn lại các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ. - Thường xuyên làm thêm phần ngân hàng bài tập của chương trình đào tạo để mở rộng vốn từ của mỗi chuyên ngành. Sau đó hãy tập nói lại theo nội dung để luyện nói và sử dụng các từ, cấu trúc mới học. - Muốn học tốt tiếng Anh chuyên ngành, trước hết, các học viên cũng phải có hiểu biết về kiến thức nền của chuyên ngành đó bằng tiếng Việt thì mới dễ dàng hiểu nó bằng tiếng Anh. 5. Những “thủ thuật” để loại bỏ thời gian chờ đợi khi học tập qua mạng internet - Chọn trang web học tập của bạn làm trang chủ (vào Tools, chọn internet options, gõ địa chỉ trang web vào ô address, sau đó chọn apply, và chọn ok, là bạn đã có một trang chủ như mong muốn) để tiện lợi hơn cho học tập và đây cũng là một lời nhắc nhở dành cho các bạn khi các bạn lên mạng mà “quên” không học tập! - Khi bạn sử dụng phần hỗ trợ audio hay video của hệ thông để học tập, có thể bạn phải chờ hơi lâu (khoảng 15 giây) do khi soạn bài, các giáo viên online thường để phần âm thanh rất tốt, nên dung lượng lớn và có thể do có nhiều người cùng chọn nghe một lúc. Nếu không muốn chờ đợi, khi hệ thống báo “buffering…” (đang tải dự liệu về máy), các bạn hãy nhấn vào nút stop, sau đó nhấn vào play để không phải chờ đợi. Kinh nghiệm học tiếng Anh vốn đã có rất nhiều và đã được xuất bản thành nhiều cuốn sách khác nhau. Tuy nhiên, kinh nghiệm để học qua internet thì không phải là ai cũng đã biết. Hi vọng bài viết này giúp các bạn học online học tập hiệu quả hơn và yêu thích hình thức học tập mang tính thời đại này. Chúc Các Bạn Thành Công Một vài kinh nghiệm học Tiếng anh chia sẽ các bạn Bạn có thể học tốt môn tiếng anh theo những cách sau nhé: 1.Thích nói Tiếng Anh và thoải mái khi nói: Khi sử dụng Tiếng Anh, bạn đừng sợ mắc lỗi, vì nếu không mắc lỗi, có nghĩa là bạn chẳng học được gì. Nhưng điều quan trọng là những gì bạn rút ra sau khi mắc lỗi.Cũng giống như một em bé sẽ không thể đi được nếu như sợ bị vấp ngã. 2.Xác định xem bạn thích hợp với cách học nào: Nghiên cứu gần đây cho thấy rất nhiều người có cách học riêng mà mình yêu thích. Nếu bạn là người yêu thích hình ảnh,bạn có thể tạo ra một mối liên hệ giữa Tiếng Anh và hình ảnh. Ví dụ, bạn có thể xem phim có phụ đề Tiếng Anh, cố gắng hình dung mình đang ở trong ngữ cảnh cần sử dụng Tiếng Anh, liên tưởng các từ cần học với các hình ảnh. Nếu bạn là người yêu âm nhạc thì nghe các bài hát Tiếng Anh theo sở thích hoặc theo trình độ càng nhiều càng tốt là sự lựa chọn hoàn hảo. Còn nếu bạn là người có đầu óc phân tích, hãy dành nhiều thời gian để học ngữ pháp va so sánh Tiếng Việt với Tiếng Anh.Cool 3.Học cách ghi nhớ: Sưu tầm bởi Nguyễn Từ Ngữ Trang 8/48 email: ntnpro@gmail.com
  9. Bạn có thể luyện trí nhớ của mình qua các sách hướng dẫn.Muốn trở thành học sinh giỏi Anh Văn thì nhất thiết phải chú trọng đến việc này đó các bạn ạ. 4.Tạo ra cho mình một môi trường Tiếng Anh: Ai cũng có góc học tập phải không nào?Ở cái góc học tập ấy, bạn hãy ghi những từ mới cần học. Mỗi lúc ngồi vào bàn là lại nhìn thấy, ai mà quên được,phải không nàoBig Grin. Bao giờ thuộc hết rồi thì thay từ khác Bạn hãy tranh thủ đọc,nghe và nói Tiếng Anh ở mọi lúc, mọi nơi nha. 5.Hãy nối mạng: Internet đã mang đến nhiều lợi ích cho người học ngoại ngữ. Bạn có thể tìm thấy rất nhiều website hữu dụng cho việc học ngữ pháp, từ vựng, phát âm và bây giờ, quan trọng hơn cả là: giao tiếp.Nhưng phải nhớ, cái gì cũng có chừng mực, các bạn chỉ nên lên mạng nhiều nhất là 4 tiếng một ngày thôi nhé. 6.Học từ vựng một cách có hệ thống: Xin bạn lưu ý rằng học Tiếng Anh không chỉ đơn thuần là học ngữ pháp. Khi giao tiếp, bạn lựa chọn từ vựng, kết hợp chúng và tạo thành câu để biểu đạt ý kiến của mình.Khi học từ vựng, bạn hãy bố trí sổ ghi chép của mình sao cho hợp lý. Đừng nên liệt kê một dãy dài các từ ngữ mới mà hãy chia sổ của bạn ra từng mục chẳng hạn: _Chủ đề: shopping, holidays, money, weather... _Động từ và danh từ đi liền kề: do your homework, make a cake... _Động từ kép:to grow up, to fell off, to look after... _Ngữ cố định:on the other hand, in my opinion,b y the way... _Thành ngữ:once in a blue moon, to be over the moon, out of the blue... _Ngữ có giới từ:at nigh, at the weekend,i n March,i n 2008... Trên đây là các kinh nghiệm học môn Anh Văn của Uno.Môn Tiếng Anh cũng không phải là môn học "khó xơi"lắm đâu. Nói chung, môn Anh có 5 cái quan trọng nhất ! Listening: Mình thường xuyên nghe đài BBC. Siêng nữa thì thu băng lại để nghe kỹ nhiều lần: lần đầu nghe để nắm sơ lược nội dung, lần sau nghe ngữ điệu, phát âm và từ mới. Nghe đi nghe lại nhiều lần sẽ học được cách đọc nối từ và ngữ điệu toàn câu, điều không hề có trong tiếng Việt. Hiện nay truyền hình cáp và KTS đều có các kênh nói tiếng Anh, chất lượng âm thanh tốt hơn nhiều, việc luyện Listening theo tôi ko đến nỗi quá khó. Thư giãn thì nghe nhạc tiếng Anh, nhưng không phải nghe không mà chú ý cả cách sử dụng từ vựng trong bài. Cũng có khi nghe chỉ để thưởng thức âm nhạc, nhưng việc chú ý đến nội dung, theo tôi, là rất quan trọng. Nếu không dễ xảy ra tình trạng thích bài nhạc nào đó, hát nghêu ngao mà không cần biết nội dung như thế nào, người khác nghe được sẽ cười cho!!! Nếu có thời gian rảnh hơn thì thu băng giọng mình nói, một dạng kiểu "spoken diary", cũng khá thú vị, vừa kiểm tra được ngữ điệu và vốn từ vựng của mình. Speaking: Listening và Speaking liên quan mật thiết với nhau. Một người nghe hỏi mà ko hiểu thì làm sao có thể trả lời được? Vậy nên từ vựng vô cùng cần thiết. Ngữ pháp theo tôi không quan trọng lắm! Dĩ nhiên nói đúng ngữ pháp sẽ khiến người nghe dễ hiểu hơn và thể hiện trình độ của người nói hơn. Tuy nhiên lưu ý ngôn ngữ nói có ngữ pháp riêng của nó. Cũng giống như tiếng Việt, ngữ pháp trong ngôn ngữ nói rất đa dạng, uyển chuyển. Ta có thể nói chỉ một từ người nghe cũng hiểu được, ko cần lúc nào cũng là một câu hoàn chỉnh. Như vậy tóm lại Speaking cần 2 điều: từ vựng và phản xạ nói. Từ vựng ở đây bao gồm cả cách phát âm đúng và sử dụng từ đúng ngữ cảnh. Phản xạ nói bao gồm nhịp độ trả lời và cách trả lời cho phù hợp. Không phải cứ nhanh là đúng! Nhưng chắc hẳn không nói ra thì ko bao giờ có thể đúng được! Vì thế ta đừng quá ngại ngùng, rụt rè khi có cơ hội giao tiếp, nhưng cũng cần để ý đến lỗi sai để sửa, tránh dùng sai riết thành quen, sau này khi muốn sửa lại sẽ rất khó! Vậy ngay từ bây giờ hãy nói chuyện với bạn bè, thầy cô, người nước ngoài bằng tiếng Anh càng nhiều càng tốt! Reading: Hãy đọc thật nhiều sách báo tiếng Anh bản gốc, để ý cách dùng từ, chơi chữ, văn phong của tác giả. Đọc nhiều Sưu tầm bởi Nguyễn Từ Ngữ Trang 9/48 email: ntnpro@gmail.com
  10. chuyên mục, lĩnh vực, tìm hiểu thêm về những thuật ngữ thường dùng trong đời sống hằng ngày. Reading giúp ích rất nhiều cho Writing, vì thế nếu có thời gian, nên dành 1/2g mỗi ngày đọc một cái gì đó bằng tiếng Anh! Writing: Viết nhật ký bằng tiếng Anh là một cách học hay và có kết quả. Muốn giỏi viết thì ko có cách nào khác hơn là viết nhiều và sửa nhiều. Một nhà báo nổi tiếng muốn viết một bài xã luận hay còn phải viết đi viết lại 4 lần. Mình bình thường thì chỉ cần 3 lần cũng tốt rồi! Lần đầu nháp, lần hai viết hoàn chỉnh, lần ba sửa lỗi. Những bước này tôi đều áp dụng với các lớp học môn Writing và thấy có hiệu quả. Ngữ pháp rất quan trọng trong môn Writing. Để có giọng văn uyển chuyển, ta cần phải nắm vững các quy tắc ngữ pháp và sử dụng chúng thật thành thạo. Từ vựng cũng rất quan trọng, chú ý ko sai chính tả. Ngoài ra muốn văn hay thì người viết phải có óc quan sát và tổ chức tốt. Óc quan sát nhằm mô tả sinh động, còn tổ chức tốt nhằm biểu đạt khúc chiết những điều mình muốn nói. Quy tắc 1-2-3 là một quy tắc rất hay! Nếu chưa nghĩ ra 3 ý để phát triển bài văn thì khoan hãy viết! Và vì 3>1 nên ý hay nhất nên để dành nói sau cùng ("save the best for the last"!) Học tốt cả 4 kỹ năng tức không thể bỏ qua phần từ vựng và ngữ pháp. Ngữ pháp muốn giỏi thì học kỹ các quy tắc, làm nhiều bài tập và cuối cùng là sử dụng thật nhiều trong văn nói và viết. Từ vựng cũng thế! Biện pháp sau của tôi tuy cũ nhưng rất hữu ích: các bạn nên chịu khó luôn mang theo bên mình quyển sổ tay nhỏ, khi thấy có vật gì hay điều gì muốn diễn đạt bằng tiếng Anh ko được thì nên ghi chép lại để về tra cứu thêm. Quyển sổ cũng để ghi chú những từ vựng hay, những chủ đề các bạn yêu thích hoặc đơn thuần chỉ là những từ tình cờ học được. Việc ghi ra có thể giúp một số bạn; một số bạn khác cần có hình ảnh, màu sắc mới nhớ thì có thể vẽ hoặc tạo một ký hiệu nào đấy để dễ học. Đây là cơ cấu não bộ của riêng mỗi người, các bạn nên linh động thay đổi sao cho phù hợp. Tóm lại, theo tôi, nếu xem việc học nhẹ nhàng, vui vẻ thì hiệu quả đạt được sẽ cao hơn. Tiếng Anh cũng giống như các môn học khác, muốn thấm sâu, thấm lâu thì cần phải có một thời gian đầu tư nhất định. Đừng quá nôn nóng vội vã mà hãy lên kế hoạch cho việc học của mình mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng và quyết tâm thực hiện thật gắt gao. Sau một thời hạn nhất định, bạn sẽ thấy ngạc nhiên với kết quả mình đạt được. Chúc các bạn thành công, yeah!! 15 lời khuyên học tiếng Anh Bạn từng nghĩ tiếng Anh là môn học khó nuốt? Thật ra không phải như vậy đâu. Hãy làm theo những lời khuyên sau đây, bạn sẽ thấy hiệu quả ngay thôi. 1. Tích cực xem truyền hình, video, nghe đài, đọc báo chí tiếng Anh hoặc nói chuyện với người bản ngữ bất cứ khi nào bạn có cơ hội. 2. Sử dụng tiếng Anh ở nhiều nơi chứ không phải chỉ trong lớp học. 3. Chơi trò chơi và tập các bài hát tiếng Anh. 4. Khi nói chuyện bằng tiếng Anh, cố gắng diễn đạt bằng mọi cách có thể được kể cả dùng điệu bộ. 5. Nên hỏi lại hoặc đề nghị ngườ nói nhắc lại nếu chưa hiểu rõ nghĩa. 6. Đừng bao giờ sợ mắc lỗi khi nói và viết tiếng Anh 7. Áp dụng từ và cấu trúc mới học được trong nhiều tình huống khác nhau. Sưu tầm bởi Nguyễn Từ Ngữ Trang 10/48 email: ntnpro@gmail.com
  11. 8. Đọc các bài viết khác nhau về cùng một chủ điểm. Tập nói và viết theo các chủ điểm đó. 9. Cố gắng đoán nghĩa của từ, câu bằng cách can cứ nội dung bài đọc, bài nghe hoặc tình huống giao tiếp (không nên quá phụ thuộc vào từ điển). 10. So sánh để hiểu được sự khác nhau giữa tiếng Anh và tiếng Việt. 11. Tự chữa lỗi trước khi được bạn hoặc thầy chữa. 12. Học theo nhóm hoặc theo cặp là tốt nhất. 13. Học thuộc các quy tắc ngữ pháp, từ mới hay các đoạn hội thoại mẫu. 14. Nghe băng và tập viết chính tả thường xuyên. 15. Thử áp dụng các phương pháp trên trong khoảng 2 - 3 tháng, bạn sẽ biết ngay kết quả học tập của mình. 10 chỉ dẫn để học ngoại ngữ thành công Làm cách nào để bắt đầu học một ngoại ngữ (NN)? Những “kinh nghiệm” của người đi trước trong việc học một NN là gì? Liệu tôi có thể học một ngoại ngữ để giao tiếp lưu loát với người bản xứ không? Nếu bạn là người học NN lần đầu tiên, bạn nên biết rằng có nhiều điều ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn. Khi bạn hiểu một nội dung nào đó hoặc bắt đầu nắm được một NN nào đó, bạn cảm thấy rất say mê. Tuy nhiên, những cảm giác này cũng thường được tiếp nối theo sau là cảm giác không hài lòng và thiếu can đảm để học tiếp. Trong suốt khoảng thời gian bạn cảm thấy không hài lòng, bạn không nắm vững kiến thức và khó có khả năng hiểu và giao tiếp một cách hiệu quả. Dưới đây là một số phương pháp đã được kiểm chứng qua nghiên cứu và đã được thử nghiệm sẽ giúp bạn giảm bớt cảm giác không hài lòng và sẽ làm tăng khả năng thành công trong việc học NN của bạn. 1/ Thiết lập những ước muốn thực tế: Có cảm giác không thoải mái và e ngại trong lớp học NN là một điều hết sức tự nhiên. Hãy nhớ lại những cảm giác đầu tiên khi bạn ở trong những lớp học mà NN được dùng như những hình thức giao tiếp và hướng dẫn? Trong một khoá học NN, các tình huống giao tiếp được diễn ra như thực tế nhưng những chỉ dẫn về các tình huống đó mới là trọng tâm. Hiểu theo cách này thì một khoá học NN khác hơn so với hầu hết tất cả các khoá học khác mà bạn đã từng tham gia. Không nắm được vấn đề và mắc lỗi trong lớp học được coi là học tập không tích cực trong những khoá học khác – nhưng đây lại là một phần rất tự nhiên trong tiến trình học NN. Hãy chấp nhận sự thật rằng bạn sẽ không hiểu Sưu tầm bởi Nguyễn Từ Ngữ Trang 11/48 email: ntnpro@gmail.com
  12. mọi thứ. Sự thật là vào thời điểm bắt đầu, bạn sẽ không hiểu được gì mấy cả. Nhớ rằng trong suốt khoảng thời gian ban đầu, tai và tâm trí của bạn đang được điều chỉnh để thích nghi với âm thanh và âm điệu của ngôn ngữ. Dù bạn không hiểu tất cả những gì đã nói, bạn sẽ bất ngờ về sự tiến bộ của bạn vì sự nhạy bén về NN của mình. Hãy nhớ rằng học NN phải thông qua thực hành, thực hành và thực hành nhiều hơn. Trong những khoá học có thực hành như vậy, bạn sẽ có thể mắc lỗi…và bạn sẽ học hỏi được từ chính những lỗi đó. 2/ Chia thời gian học ra thành nhiều khoảng: Nghiên cứu cho thấy học NN thường xuyên, trong những khoảng thời gian ngắn hiệu quả hơn khi học không thường xuyên trong những khoảng thời gian kéo dài. Hãy cố gắng học mỗi ngày, vào bất cứ khi nào có thể và một vài lần trong ngày. Nghĩa là làm một số bài tập ở nhà mỗi ngày hơn là làm tất cả những bài tập được giao ở nhà vào buổi tối trước khi nó đến hạn nộp. Thêm vào đó, bạn có thể làm cùng một lúc được nhiều việc trong lúc tâm trí ‘nhàn rỗi’. Ví dụ như bạn có thể ôn lại từ vựng trong khi ăn sáng, đọc thuộc lòng bảng chữ cái trong khi tắm, đếm những bước chân của bạn trong khi đi bộ giữa những lớp học, nêu tên những điều mà bạn có thể, nói về mục tiêu học NN của bạn trên đường bạn đến trường, làm những tấm thẻ cầm tay ghi từ vựng trong những chuyến đi. Trong một ngày bạn có thể dành ra một ít phút cho thời gian thực hành NN. Nhắc lại các nội dung đã học sẽ giúp bạn thân thuộc với các nội dung đó một cách nhanh hơn, cho đến khi nó thực sự trở thành phản xạ. 3/ Học từ vựng một cách hiệu quả: Từ vựng là một phần thiết yếu nhất trong giao tiếp. Bạn càng biết nhiều từ thì bạn càng có thể nói và hiểu tốt hơn. Cách tốt nhất để học từ vựng là thông qua việc sử dụng những tấm thẻ ghi nhớ cầm tay mà chính bạn tự tạo ra. Mua những tấm thẻ kích cỡ bỏ túi (sao cho dễ dàng mang đi mọi nơi). Hãy viết những từ vựng lên mặt trước và định nghĩa tiếng Anh của nó lên mặt sau. Như thế bạn có thể học được nhiều thông tin hơn ở mỗi từ (chẳng hạn những hình thức số nhiều của danh từ, những phần về nguyên tắc chia động từ), bạn có thể thêm những thông tin này trên những tấm thẻ. Có rất nhiều cách mà bạn có thể sử dụng những tấm thẻ cầm tay giống như một công cụ học tập. Để giúp bạn học và nhớ được các loại từ, bạn có thể sử dụng những tấm thẻ có màu sắc, hoặc sử dụng mực có màu. Khi học, sắp xếp các từ theo các nhóm nghĩa phù hợp. Sắp xếp những tấm thẻ hoặc những nhóm thẻ để bạn có thể dùng những chồng thẻ theo trật tự khác nhau. Những tấm thẻ học từ vựng nhanh như vậy rất có lợi. Hãy tận dụng ưu điểm đó. 4/ Thực hành từ vựng một cách chủ động: Bất cứ khi nào có thể, hãy tập giao tiếp bằng NN hơn là chỉ học thuộc lòng nó. Đọc những từ vựng vang to ra ngoài, đọc rành mạch những đoạn văn nhỏ trong một bài văn, thực hiện những hoạt động phát âm bằng miệng, không phải đọc thầm. Viết ra những câu trả lời cho những hoạt động đó hơn là lướt qua các từ đó trong đầu bạn. Đọc lớn toàn bộ các câu trong một hoạt động hơn là chỉ đọc phần điền vào câu trả lời. Chuyển những từ vựng từ tâm trí bạn sang miệng bạn là một kỹ năng đòi hỏi một sự nỗ lực to lớn trong việc thực hành. 5/ Làm bài tập về nhà một cách chu đáo: Trong những khoá học về đàm thoại, nội dung của khoá học không tập trung nhiều vào ngữ pháp. Nên làm bài tập ở nhà cung cấp cho bạn cơ hội vàng để thực hành ngữ pháp một cách thận trọng. Khi thực hành các bài tập ở nhà, bạn hoàn toàn có thể chủ động về thời gian. Hãy tham khảo những từ vựng và nguyên Sưu tầm bởi Nguyễn Từ Ngữ Trang 12/48 email: ntnpro@gmail.com
  13. tắc ngữ pháp mà bạn không biết. Hãy tham khảo những nguồn tài liệu sẵn có khác đối với bạn. Hãy đọc những phản hồi, những chỉ dẫn cho bài tập ở nhà và đọc những câu hỏi một cách rõ ràng nếu cần thiết. Tận dụng tối đa lợi ích việc làm bài tập ở nhà của bạn đối với việc học NN của bạn. 6/ Hình thành những nhóm học tập: Gặp gỡ các bạn học cùng lớp một cách thường xuyên để cùng nhau thực hiện các công việc được giao ở nhà, để học từ vựng, chuẩn bị bài kiểm tra, hay thực hành nói NN. Khi học NN, mọi người đều có những điểm mạnh, yếu riêng của mình. Việc học cùng với những người khác giúp giảm những lỗ hổng kiến thức và mang đến cho bạn những cơ hội để thảo luận một cách tích cực về những nội dung và tài liệu trong lớp học, do đó, những cơ hội như vậy sẽ giúp bạn ghi nhớ được các từ vựng. Bạn sẽ học được những kiến thức và khả năng của các bạn cùng lớp cũng như họ cũng sẽ học được từ bạn. 7/ Xác định phong cách học tập của bạn: Mỗi người phải có phong cách học tập của riêng mình và mỗi người học với một tốc độ khác nhau. Đừng mất tinh thần nếu như trong lớp có một ai đó tiến bộ một cách nhanh chóng hơn cả bạn. Bạn có thể nhận thấy rằng bạn đã có một sở trường riêng về ngữ pháp nhưng lại gặp khó khăn trong việc nói. Hoặc bạn có thể nhận thấy rằng bạn hiểu hoàn toàn mọi thứ trong lớp học nhưng khi đến phần bài tập được giao ở nhà thì bạn lại cảm thấy khó khăn. Cố gắng để nhận ra những điểm mạnh của chính bạn, để từ đó có thể giúp cho bạn trong tiến trình học tập. Tại thời điểm thời gian như nhau, hãy cố gắng để nhận ra những rào cản trong việc học tập của bạn và tạo ra nỗ lực để vượt qua những điều đó. Chẳng hạn như, nếu bạn luôn có xu hướng im lặng trong các lớp học và thường thu mình trong những lúc thực hành, hãy ngồi ở hàng ghế đầu, chính giữa lớp học. 8/ Tối đa hoá khả năng ngôn ngữ của bạn: Nếu như mục tiêu cơ bản của bạn là thành thạo NN, hãy sử dụng ngoại ngữ đó để giao tiếp càng nhiều càng tốt. Bạn có thể bắt đầu việc giao tiếp đơn giản với các bạn học. Bạn có thể tham gia vào giờ đàm thoại tuỳ theo hình thức nào phù hợp. Thuê một bộ phim dùng NN mà bạn đang nhắm tới hoặc nghe trực tuyến một băng video hay âm thanh chuẩn xác. Hãy nhớ rằng bạn có thể sẽ không hiểu được tất cả mọi thứ và bạn có thể không hiểu được nhiều thứ ở ngay lần đầu tiên. Tuy nhiên, những kinh nghiệm này sẽ làm cho bạn trở nên quen thuộc một cách nhanh chóng với các âm thanh, âm điệu và ngữ điệu của ngôn ngữ. Tăng khả năng của bạn và thực hành một cách tích cực sẽ giúp cho bạn phát triển những kỹ năng một cách nhanh chóng hơn. 9/ Sử dụng thời gian có mục tiêu: Sử dụng thời gian bạn có trên lớp mỗi tuần để thực hành những kỹ năng ngoại ngữ của bạn. Nếu như bạn kết thúc một hoạt động với bạn cùng lớp sớm, sử dụng thời gian còn lại để cố gắng tích luỹ thêm kiến thức bằng chủ đề có liên quan hoặc làm những bài tập viết ở nhà hoặc học từ vựng định kỳ hàng tuần. Cố gắng làm những bài viết ở nhà hàng tuần hay tìm hiểu một số địa điểm văn hoá bằng NN. Hãy sử dụng thời gian một cách hiệu quả cho việc học NN của bạn. 10/ Giao tiếp với người hướng dẫn của bạn: Hãy nhận trách nhiệm đối với việc học tập của bạn. Giao tiếp với người hướng dẫn của bạn về bất cứ vấn đề gì có liên quan đến việc học của bạn hay những khó khăn cụ thể mà bạn đang gặp phải liên quan đến tài liệu học tập. Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ ngay lập tức nếu bạn thấy cần. Sưu tầm bởi Nguyễn Từ Ngữ Trang 13/48 email: ntnpro@gmail.com
  14. Sưu tâm bởi shihamoni 7 kinh nghiệm học tốt tiếng Anh 1. Thích nói tiếng Anh và thoải mái khi nói Khi sử dụng tiếng Anh, bạn đừng sợ mắc lỗi. Nếu bạn không mắc lỗi, có nghĩa là bạn không học được gì. Thường thì khi bạn sẽ mắc những lỗi nho nhỏ khi nói tiếng Anh với người nước ngoài. Nhưng điều quan trọng là những gì bạn rút ra sau khi mắc lỗi. Cũng giống như các em bé sẽ không thể tự bước đi được nếu như sợ vấp ngã. 2. Xác định xem bạn thích hợp với cách học nàoNghiên cứu gần đây cho thấy rất nhiều người có cách học riêng mà mình yêu thích. Nếu bạn là người yêu thích hình ảnh, bạn có thể tạo ra một mối liên hệ giữa tiếng Anh và hình ảnh ví dụ bạn có thể xem phim có phụ đề tiếng Anh, cố gắng hình dung mình đang ở trong ngữ cảnh cần sử dụng tiếng Anh, liên tưởng các từ cần học với các hình ảnh. Nếu bạn là người có sở thích nghe, thì bạn hãy nghe càng nhiều bài hát tiếng Anh càng tốt và xem các phim tiếng Anh. Còn nếu bạn là người có đầu óc phân tích, hãy dành nhiều thời gian để học ngữ pháp và so sánh tiếng Việt với tiếng Anh.Dĩ nhiên, một người học tiếng Anh tốt sẽ dành thời gian cho tất cả những việc này. Đáng tiếc là trên thế giới, rất nhiều người vẫn bị dạy theo cách truyền thống là chỉ chú trọng vào ngữ pháp và nghe. 3. Học cách ghi nhớBạn có thể luyện trí nhớ của mình qua rất nhiều sách hướng dẫn. Hầu hết tất cả các học sinh giỏi tiếng Anh đều rất coi trọng việc này. 4. Tạo ra cho mình một môi trường tiếng AnhMột doanh nhân thành đạt người Tây Ban Nha đã học tiếng Anh bằng cách dán những mẩu giấy vàng khắp nơi trong nhà mình để đi tới đâu dù là xuống bếp pha một tách cà phê, vào nhà tắm cạo râu hay dùng điều khiển ti-vi để đổi kênh, anh đều nhìn thấy những từ ghi trên đó. Khi anh đã thuộc những từ này rồi, anh thay bằng những từ mới. Bằng cách này, ngày nào anh cũng học được khoảng 10 từ, cả 7 ngày trong tuần. Bạn hãy tranh thủ đọc, nghe và nói tiếng Anh ở mọi nơi, mọi lúc.5. Hãy nối mạngMột cô gái người ngoại thành Hà Nội. Cứ 3 lần một tuần, cô đi xe máy đến một nơi mà cô có thể nói tiếng Anh với những người bạn của mình tại Anh, Úc và Mỹ. Đó là một quán cà phê Internet có dịch vụ voice chat. Internet đã mang đến nhiều lợi ích cho người học ngoại ngữ. Bạn có thể tìm thấy rất nhiều website hữu dụng để học ngữ pháp, từ vựng, phát âm và bây giờ, quan trọng hơn cả là: giao tiếp. 6. Học từ vựng một cách có hệ thốngXin bạn lưu ý rằng học tiếng Anh không chỉ đơn thuần là học ngữ pháp. Khi giao tiếp, bạn lựa chọn từ vựng, kết hợp chúng và tạo thành câu để biểu đạt ý kiến của mình. Khi học từ vựng, bạn hãy bố trí sổ ghi chép của mình sao cho hợp lý. Đừng liệt kê một dãy dài các từ, ngữ mới mà hãy chia sổ của bạn ra thành từng mục chẳng hạn:Chủ đề: shopping, holidays, money vv…Động từ và danh từ đi liền kề: do your homework, make a cake vv… Động từ kép: to grow up, to fell off, to look after vv...Ngữ cố định: on the other hand, in my opinion, by the way vv...Thành ngữ: once in a blue moon, to be over the moon, out of the blue vv…Ngữ có giới từ: at night, at the weekend, in March, in 2003 vv….. 7. Bạn hãy phấn khích lênBạn hãy khởi động và làm ngay những việc bạn có thể làm ngày hôm nay, đừng để đến ngày mai. Phương pháp học tiếng anh từ A-Z Lang thang trên mạng, cũng như thói quen hàng ngày, đọc những tâm sự của bạn bè trên những Bờ Lốc... Wow.. Thật may mắn, nhặt được bài chia sẻ Tiếng Anh thật tuyệt vời.. .. Mời các bạn xem nhé .... Sưu tầm bởi Nguyễn Từ Ngữ Trang 14/48 email: ntnpro@gmail.com
  15. 1. Học từ vựng: Đây là yếu tố quan trọng nhất khi học tiếng Anh. - Mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, lấy từ điển ra ghi nghĩa phổ biến của khoảng 10 từ mới vào cuốn sổ nhỏ. o Ghi cả các giới từ đi sau và ví dụ đặt câu nếu có. o Chỉ ghi những từ mà nghĩa của nó là những từ thường gặp trong tiếng Việt. Vì với những từ có nghĩa là những từ rất ít gặp trong tiếng Việt thì trong tiếng Anh mức độ phổ biến của nó cũng thấp. Học những từ này thì 90% là sẽ quên. o Một từ có thể có nhiều nghĩa rất khác nhau, việc nhớ tất cả các nghĩa của một từ là khó khăn và không hiệu quả. Với những nghĩa khác đó, ta có thể dùng một từ hoàn toàn khác để thay thế. Vì vậy, chỉ ghi lại những nghĩa phổ biến của một từ (Thường từ 1 – 2 nghĩa). o Cần ghi cả cách phiên âm từ. - Khi đã ghi từ xong, lên giường xem qua toàn bộ những từ đã ghi trước khi ngủ trong thời gian khoảng 10 phút. - Buổi sáng, nhớ để chuông báo thức sớm hơn 10 phút so với bình thường. Đừng bước ra khỏi giường vội! Nằm nhớ lại những từ đã xem tối hôm qua và đánh giá xem mình còn nhớ được bao nhiêu từ cùng cách dùng của nó. - Đem theo cuốn sổ và cuốn sách từ vựng đi làm. Mở ra xem bất cứ khi nào có thời gian rảnh và có hứng thú. - Tối hôm sau, trước khi bắt đầu ghi thêm 10 từ mới khác, nhẩm lại toàn bộ các từ đã học được trong ngày. - Vào Chủ nhật mỗi tuần nhẩm lại toàn bộ các từ cũng như cách dùng từ đã học trong tuần qua. Các lưu ý đối với phương pháp này: * Lấy từ điển Anh - Việt ra rồi mở ngẫu nhiên để tìm từ sẽ mất nhiều thời gian. Cách dễ dàng và nhanh chóng nhất là nghĩ xem ở tiếng Việt có từ nào hay được sử dụng mà mình chưa biết từ tương đương trong tiếng Anh rồi lấy Từ điển Lạc Việt ra tra Việt – Anh, sau đó tra ngược Anh - Việt là có ngay từ mình cần. Một từ trong tiếng Việt khi tra Việt – Anh sẽ có thể có nhiều từ có nghĩa tương đương trong tiếng Anh. Đừng ghi lại những từ có độ dài từ lớn trong tiếng Anh vì đây thường là những từ hiếm hoặc trang trọng, dù nghĩa của nó cũng như những từ ngắn hơn. * Sunflower nên được mua định kì. Đọc sunflower hay các tin tức trên internet cũng như các loại sách báo khác, không cần biết hết từ trong một bài, từ nào không biết cứ lướt qua và đoán trong văn cảnh. Việc liên tục tra từ điển khi đọc bài sẽ làm giảm hứng thú của việc đọc. Việc đọc phần lớn là để tận hưởng và gặp lại các từ đã biết để nhớ kỹ hơn. Khi gặp từ nào hay trong sunflower, cũng nên ghi vào sổ để có thế xem thường xuyên hơn. * Tận dụng mọi cơ hội để có thể sử dụng những từ đã học được. Nếu không có điều kiện giao tiếp để sử dụng các từ đã học thì cứ tự đưa ra ví dụ trong đầu cho chính mình để có điều kiện dùng từ. Những từ chỉ học mà không có điều kiện áp dụng cũng như không tự ra ví dụ cho mình, sau này nếu có nhớ thì nó hầu như chỉ giúp mình trong việc đọc hiểu còn khi sử dụng thì để giao tiếp thì sẽ gặp khó khăn. 2. Học nghe: - Đừng sử dụng bất cứ một cuốn băng hay giáo trình luyện nghe nào vì nội dung của những thứ này thường rất nhàm chán. Những cuốn sách listening strategy hay những thứ tương tự mua về chỉ tổ gây ân hận không đáng có vì tiêu tiền không hiệu quả. - Thường xuyên nghe nhạc, xem phim nhưng bên cạnh phần thưởng thức cần tăng cường sự tập trung vào phần thoại hay Sưu tầm bởi Nguyễn Từ Ngữ Trang 15/48 email: ntnpro@gmail.com
  16. lời, tất nhiên thưởng thức vẫn là chính. Chú ý: Xem phim không có phụ đề đừng quá tập trung vào phần thoại. Vì phim là thứ khó nghe nhất (Nói nhanh, nói tắt, ngôn ngữ không chính thống…), nếu cứ tập trung quá vào phần thoại sẽ gây mệt mỏi và hoài nghi vào khả năng của bản thân. - Nghe BBC World, Discovery Channel, National Geographic Channel. Liên tục trong vòng 1 tháng sẽ thấy sự khác biệt rõ rệt. Thời gian đầu có thể không hiểu nhiều, nhưng sau khi đã quen với âm và cách nói thì sẽ thấy dễ dàng và hứng thú hơn. Ngoài ra, đây là tiếng Anh hoặc tiếng Mỹ chính thống. 3. Học nói: - Đăng kí một khoá học Tiếng Anh Tổng Quát ở Apollo (Thời gian khoảng 4 tháng) để có điều kiện vừa củng cố kiến thức, vừa tăng cường đàm thoại. - Khi mình nói, đừng quá chú ý vào văn phạm hay cấu trúc câu. Sự trôi chảy là yếu tố quan trọng. Tuy nhiên, hãy chú ý vào những lỗi mà người nói chuyện với mình mắc phải (việc này dễ làm hơn là tìm cái sai của mình) để tự sửa chữa cho mình. Đừng để những sai sót của mình làm mất tự tin. Cứ nói thoải mái. - Nhìn vào mắt người khác khi nói chuyện. Đây là một yếu tố quan trọng trong những kì thi nói (phần nói trong thi IELTS nó có yêu cầu điều này, gọi là eye contact). Ngoài ra, ở Việt Nam người ta chưa có văn hoá nhìn vào mắt nhau khi nói chuyện nên khi mình nhìn vào mắt người khác giống kiểu người nước ngoài hay làm sẽ làm cho người ta mất tự tin và phần tự tin đó sẽ chuyển qua cho mình từ đó mình sẽ nói thoải mái hơn. - Nghe nhiều sẽ giúp nói tốt hơn. 4. Học viết: - Đừng học gì cả vì rất khó viết ra cái gì đó khi mình không có hứng. Tự nhiên ép mình viết về một chủ đề nào đó chỉ làm cho mình mất tự tin về khả năng viết của bản thân. - Thỉnh thoảng viết Blog bằng tiếng Anh, viết tự do, viết thoải mái theo tâm trạng của mình. - Đọc nhiều sẽ viết tốt hơn. 5. Cuối cùng nhưng không phải là kém quan trọng nhất (Last but not least). Học văn phạm: - Đừng lấy sách văn phạm ra học kiểu như lúc còn học phổ thông một cách thường xuyên vì rất chán. Các cuốn sách văn phạm, như cuốn Oxford guide to English grammar chẳng hạn, chỉ nên dùng tới khi cần tra cứu các điểm ngữ pháp cũng như khi tất cả các cuốn sách khác đều đã làm mình mất hứng thú. - Cuốn “ABC Những lỗi văn phạm phổ biến” rất thực dụng để học văn phạm. - Phần Grammar In Use trong đĩa English Study dùng để học văn phạm cũng rất hay. - Không cần giỏi văn phạm, biết đủ sử dụng là được vì mình không học tiếng để đi dạy lại cho người khác. Ghi chú chung: * Học từ vựng cần được tiến hành thường xuyên. Nếu không có vốn từ phong phú thì cũng chẳng nghe, nói, đọc hay viết gì được. Sưu tầm bởi Nguyễn Từ Ngữ Trang 16/48 email: ntnpro@gmail.com
  17. * Nếu có một trong những điểm nào nêu trên không phù hợp thì đừng áp dụng. Hãy học theo cách mình thấy thoải mái nhất. Sưu tầm từ Blog "The Nought Những điều cơ bản cần lưu ý Bạn đang theo một khóa học Tiếng Anh khá hiệu quả tại một trung tâm nhưng quỹ thời gian của bạn khá hạn hẹp khiến cho hiệu quả học tập giảm đi, và bạn tìm đến một khoá học tiếng Anh online như một sự lựa chọn hoàn hảo? Phần 1 – Những điều cơ bản cần lưu ý Có rất nhiều cách để đăng ký tham gia học tiếng Anh đơn giản và dễ dàng. Bài viết này không đề cập đến việc đăng kí học thế nào mà chỉ tham vấn cho những học viên đã đăng kí học có thể tham gia một cách hiệu quả nhất. 1. Đăng nhập hệ thống Khá nhiều học viên có cảm giác e ngại khi đang nhập lần đầu bởi hệ thống yêu cầu khai báo các thông tin cá nhân, các học viên lại không muốn đăng kí bằng tên thật và địa chỉ e-mail của mình. Và vì thế, trong quá trình học tập khi gặp các vấn đề về kĩ thuật, nội dung học tập các giáo viên online sẽ khó lòng thông báo, tư vấn để bạn khắc phục, sửa chữa. Lời khuyên: Các học viên nên sử dụng đúng tên thật, điện thoại và e-mail thường dùng để tiện cho các giao dịch cần thiết và giảm thiểu các chi phí phát sinh khi học tập. Có nhiều phần tư vấn học tập, thông báo bài học mới hoặc ưu đãi được gửi cho học viên nhưng lại đến một địa chỉ e-mail mà bạn chẳng bao giờ check cả. Như thế hiệu quả học tập sẽ không cao và thiếu tính tương tác giữa học viên – giáo viên – hệ thống. Các học viên nên sử dụng đúng tên thật, điện thoại và e-mail thường dùng để tiện cho các giao dịch cần thiết và giảm thiểu các chi phí phát sinh khi học tập. Có nhiều phần tư vấn học tập, thông báo bài học mới hoặc ưu đãi được gửi cho học viên nhưng lại đến một địa chỉ e-mail mà bạn chẳng bao giờ check cả. Như thế hiệu quả học tập sẽ không cao và thiếu tính tương tác giữa học viên – giáo viên – hệ thống. 2. Cách chọn bài học Khi tham gia học online, hệ thống sẽ hiển thị toàn bộ các bài học điện tử mà nếu học viên ban đầu đăng kí sẽ khó lòng biết chọn bài học nào, và trình độ nào thì phù hợp. Hơn nữa, các bài học lại được cập nhật thường xuyên khiến cho học viên thấy nản chí vì lượng bài học quá nhiều mặc dù các bài học đã được phân chia theo các trình độ khác nhau. Lời khuyên: Các bạn nên sử dụng chức năng tìm kiếm trong hệ thống hoặc phần trình duyệt để tìm những bài cần học, còn nữa trước khi học bạn hãy tham gia làm bài kiểm tra trình độ để biết mình đang ở trình độ nào để tiện cho việc lên kế hoạch học tập. Các bạn nên sử dụng chức năng tìm kiếm trong hệ thống hoặc phần trình duyệt để tìm những bài cần học, còn nữa trước khi học bạn hãy tham gia làm bài kiểm tra trình độ để biết mình đang ở trình độ nào để tiện cho việc lên kế hoạch học tập. Sưu tầm bởi Nguyễn Từ Ngữ Trang 17/48 email: ntnpro@gmail.com
  18. 3. Theo dõi kết quả học tập Việc theo dõi kết quả học tập là rất cần thiết để học viên điều chỉnh lại kế hoạch học tập, hơn nữa hệ thống cũng sẽ cho bạn biết mức độ tiến bộ của bạn để tiếp tục học tập. Đồng thời việc xem thống kê kết quả học tập cũng cho bạn biết kết quả của từng nội dung học tập, bài học hoặc trình độ nào. Đây chính là điểm khác biệt giữa lớp học truyền thống và lớp học online. 4. Ôn luyện, thực hành Nhiều học viên chỉ cần học qua bài và học được nhiều bài thay vì sử dụng và học tập một cách có khoa học, chắc chắn. Điều này là không nên vì việc học tập, và thực hành các bài học cần thiết phải được tiến hành cùng lúc, thậm chí thời gian dành cho việc ôn luyện thực hành phải nhiều gấp 3 lần thời gian học từ vựng và cấu trúc, có như vậy việc học trực tuyến mới mang lại kết quả cao Bí quyết để nghe tiếng Anh A. Nghe thụ động: 1. - ‘Tắm’ ngôn ngữ. Nghe không cần hiểu: Hãy nghe! Đừng hiểu. Bạn chép vào CD một số bài tiếng Anh (vì dụ từ trên forum này). Mỗi bài có thể dài từ 1 đến 5 phút. Khi nào bạn ở nhà một mình, thì mở các bài đó ra vừa đủ nghe, và cứ lặp đi lặp lại mãi ra rả như âm thanh nền suốt ngày. Bạn không cần để ý đến nó. Bạn cứ làm việc của mình, đánh răng, rửa mặt, học bài làm bài, vào internet… với tiếng lải nhải của bài tiếng Anh. (thậm chí, trong lúc bạn ngủ cũng có thể để cho nó nói). Trường hợp bạn có CD player, USB player hay iPod, thì đem theo để mở nghe khi mình có thời gian chết - ví dụ: di chuyển lâu giờ trên xe, đợi ai hay đợi đến phiên mình tại phòng mạch. Công việc ‘tắm ngôn ngữ’ này rất quan trọng, vì cho ta nghe đúng với từng âm của một ngôn ngữ lạ. Tai của chúng ta bắt rất nhanh một âm quen, nhưng loại trừ những âm lạ. Ví dụ: Nếu bạn nghe câu: ‘mặt trời mọc cánh khi chim voi truy cập chén chó’, một câu hoàn toàn vô nghĩa, nhưng bảo bạn lặp lại thì bạn lặp lại được ngay, vì bạn đã quá quen với các âm ấy. Nhưng khi một người nói một câu bằng chừng ấy âm (nghĩa là 11 âm/vần), trong ngôn ngữ bạn chưa từng học, và bảo bạn lặp lại thì bạn không thể nào lặp lại được, và bảo rằng… không nghe được! (Bạn có điếc đâu! Vấn đề là tai bạn không nhận ra được các âm!) Lối 'tắm ngôn ngữ' đó chỉ là vấn đề làm quen đôi tai, và sau một thời gian (lâu đấy chứ không phải vài ngày) bạn sẽ bắt được các âm của tiếng Anh, và thấy rằng âm ấy rất dễ nghe, nhưng hoàn toàn khác với âm Việt. Đừng nản lòng vì lâu ngày mình vẫn không phân biệt âm: hãy nhớ rằng bạn đã tắm ngôn ngữ tiếng Việt ít ra là 9 tháng liên tục ngày đêm trước khi mở miệng nói được tiếng nói đầu tiên và hiểu được một hai tiếng ngắn của cha mẹ; và sau đó lại tiếp tục 'tắm ngôn ngữ' Việt cho đến 4, 5 năm nữa! 2 - Nghe với hình ảnh động. Nếu có giờ thì xem một số tin tức bằng tiếng Anh (một điều khuyên tránh: đừng xem chương trình tiếng Anh của các đài Việt Nam, ít ra là giai đoạn đầu, vì xướng ngôn viên Việt Nam, phần lớn, nói rất gần với âm Việt Nam (kể cả pronounciation), nên mình dễ quen nghe, và từ đó lỗ tai mình lại hỏng, về sau lại khó nghe người bản xứ nói tiếng Anh - thế là phải học lại lần thứ hai!). Các hình ảnh đính kèm làm cho ta ‘hiểu’ được ít nhiều nội dung bản tin, mà không cần phải ‘dịch’ từng câu của những gì xướng ngôn viên nói. Bạn sẽ yên tâm hơn, sau khi nghe 15 phút tin tức, tự tóm lược lại, Sưu tầm bởi Nguyễn Từ Ngữ Trang 18/48 email: ntnpro@gmail.com
  19. thì mình thấy rằng mình đã nắm bắt được phần chính yếu của nội dung bản tin. Và đây là cách thư hai để tắm ngôn ngữ. B. Nghe chủ động. 1. Bản tin special english: - Thu một bản tin, và nghe lại rồi chép ra nhiều chừng nào hay chừng nấy… nhớ là đừng tra cứu tự điển hay tìm hiểu nghĩa vội. Đoán nghĩa trong nội dung câu, và nhớ lại âm thanh của từ, hay cụm từ đó, sau này tự nó sẽ rõ nghĩa, nếu trở đi trở lại hoài. (Ngày xưa, trên đài VOA, sau mỗi chương trình tôi thường nghe một cụm từ tương tự như: statue, statute hay statu gì đó, mà không biết viết thế nào, tuy vẫn hiểu đại loại là: hãy đợi đấy để nghe tiếp. Mãi sau này tôi mới biết rằng thuật ngữ rất quen thuộc ấy là 'stay tune', nhưng một thời gian dài, chính tả của chữ ấy đối với tôi không thành vấn đề!) 2. Chăm chú nghe lại một số bài mình từng nghe trong giai đoạn ‘tắm ngôn ngữ’ - Lấy lại script của những bài mình từng nghe, đọc lại và nhớ lại trong tưởng tượng lời đọc mà mình từng nghe nhiều lần. Sau đó xếp bản script và nghe lại để hiểu. Lần này: tự nhiên mình sẽ nghe rõ từng tiếng và hiểu. Trường hợp không hiểu một từ hay cụm từ, thì gắng lặp lại nhiều lần đúng như mình đã nghe, sau đó lật lại script để so sánh. 3. Một số bài Audio trong Forum này: nghe nhiều lần, trước khi đọc script. Sau đó, đọc lại script, chủ yếu kiểm tra những từ mình đã nghe hoặc đoán, hoặc những từ mà mình có thể phát âm lại nhưng không hiểu viết và nghĩa thế nào. Qua việc này, nhiều khi ta phát hiện rằng một từ mình rất quen thuộc mà từ xưa đến nay mình cứ in trí là phải nói một cách nào đó, thì thực ra cần phải nói khác hẳn và phát âm như thế thì mới mong nghe đúng và nói cho người khác hiểu. Sau đó, xếp bản script và nghe lại một hai lần nữa. (Ví dụ: hai chữ tomb, bury, khi xưa tôi cứ đinh ninh là sẽ phát âm là 'tôm-b(ơ), bơri' - sau này nghe chữ 'tum, beri' tôi chẳng hiểu gì cả - dù cho tôi nghe rõ ràng là tum, beri -cho đến khi xem script thì mới vỡ lẽ!) 4. Học hát tiếng Anh, và hát theo trong khi nghe. Chọn một số bài hát mà mình thích, tìm lyrics của nó rồi vừa nghe vừa nhìn lyrics. Sau đó học thuộc lòng và hát song song với ca sĩ, và gắng phát âm cũng như giữ tốc độ và trường độ cho đúng. Khi nào buồn buồn cũng có thể tự hát cho mình nghe (nếu không có giọng tốt và hát sai giọng một tí cũng không sao, vì chủ yếu là tập phát âm, tốc độ, trường độ và âm điệu tiếng Anh). Và nói cho đúng giọng (qua hát) cũng là một cách giúp mình sau này nhạy tai hơn khi nghe, vì thường thường ngôn ngữ trong các bài hát khó nghe hơn những câu nói bình thường rất nhiều. -------------- Trước khi tạm dừng topic này, tôi muốn nói thêm một điều. Có bạn bảo rằng hiện nay mình chưa hiểu, nên cố gắng nghe nhiều cũng vô ích, để mình học thêm, khi nào có nhiều từ vựng để hiểu rồi thì lúc đó sẽ tập nghe sau. Nghĩ như thế là HOÀN TOÀN SAI. Chính vì bạn chưa hiểu nên mới cần nghe nhiều hơn những người đã hiểu. Muốn biết bơi thì phải nhảy xuống nước, không thể lấy lý do rằng vì mình không thể nổi nên ở trên bờ học cho hết lý thuyết rồi thì mới nhảy xuống, và sẽ biết bơi! Chưa biết bơi mà xuống nước thì sẽ uống nước và ngộp thở đấy, nhưng phải thông qua uống nước và ngộp thở như thế thì mới hy vọng biết bơi. Muốn biết bơi, thì phải nhảy xuống nước, và nhảy khi chưa biết bơi. Chính vì chưa biết bơi nên mới cần nhảy xuống nước. Muốn biết nghe và hiểu tiếng Anh thì phải nghe tiếng Anh, nghe khi chưa hiểu gì cả! Và chính vì chưa hiểu gì nên cần Sưu tầm bởi Nguyễn Từ Ngữ Trang 19/48 email: ntnpro@gmail.com
  20. phải nghe nhiều. (Theo Trần Duy Nhiên) NGHE BẰNG TAI Khi tôi bảo rằng chúng ta gặp trở ngại khi học ngoại ngữ vì thông minh và có nhiều kinh nghiệm, có người cho rằng đó là nói theo nghĩa bóng. Không phải đâu, tôi nói theo nghĩa đen đó! Qua sự kiện sau (và ACE chắc chắn cũng từng gặp những trường hợp tương tự) ACE sẽ thấy ngay. Một người bạn từng dạy Anh Văn ở Trung Tâm Ngoại Ngữ với tôi, sau này sang định cư ở Mỹ. Anh cùng đi với đứa con 7 tuổi, chưa biết một chữ tiếng Anh nào. 11 năm sau tôi gặp lại hai cha con tại Hoa Kỳ. Con anh nói và nghe tiếng Anh không khác một người Mỹ chính cống Trong khi đó anh nói tiếng Anh tuy lưu loát hơn xưa, nhưng rõ ràng là một người nước ngoài nói tiếng Mỹ. Khi xem chương trình hài trên TV, con anh cười đúng với tiếng cười nền trong chương trình, trong khi đó anh và tôi nhiều khi không hiểu họ nói gì đáng cười: rõ ràng là kỹ năng nghe của con anh hơn anh rồi! Điều này chứng tỏ rằng khi sang Mỹ, anh đã có kinh nghiệm về tiếng Anh, và ‘khôn’ hơn con anh vì biết nhiều kỹ thuật, phương pháp học tiếng Anh, nên tiếp tục học tiếng Anh theo tiến trình phản tự nhiên; trong khi con anh, vì không ‘thông minh’ bằng anh, và thiếu kinh nghiệm, nên đã học tiếng Anh theo tiến trình tự nhiên mà không theo một phương pháp cụ thế nào để học vocabulary, grammar, listening, speaking cả. - Đi vào cụ thể từ vựng Anh. (Những phân tích sau đây là để thuyết phục ACE đi vào tiến trình tự nhiên - và điều này đòi hỏi phải xóa bỏ cái phản xạ lâu ngày của mình là học theo tiến trình ngược - và công việc xóa bỏ cái phản xạ sai này lại làm cho ta mất thêm thì giờ. ACE đọc để tin vào tiến trình tự nhiên, chứ không phải để nhớ những phân tích ‘tào lao’ này, khiến lại bị trở ngại thêm trong quá trình nâng cao kỹ năng của mình) - Xóa bỏ kinh nghiệm nghe nguyên âm: Tiếng Anh là tiếng phụ âm. Tiếng Anh chủ yếu là ngôn ngữ đa âm: một từ thường có nhiều âm. Lỗ tai chúng ta đã ‘bị điều kiện hóa’ để nghe âm tiếng Việt. Tiếng Việt là loại tiếng đơn âm, vì thế, mỗi tiếng là một âm và âm chủ yếu trong một từ là nguyên âm. Đổi một nguyên âm thì không còn là từ đó nữa: ‘ma, mi, mơ’ không thể hoán chuyển nguyên âm cho nhau, vì ba từ có ba nghĩa hoàn toàn khác nhau. Mặc khác, tiếng Việt không bao giờ có phụ âm cuối từ. Ngay cả những chữ mà khi viết có phụ âm cuối, thì người việt cũng không đọc phụ âm cuối; ví dụ: trong từ ‘hát’, nguyên âm mới là ‘át’, h(ờ)-át, chứ không phải là h(ờ)-á-t(ơ), trong khi đó từ ‘fat’ tiếng Anh được đọc là f(ờ)-a-t(ờ), với phụ âm ‘t’ rõ ràng. Trong tiếng Việt hầu như không có những từ với hai phụ âm đi kế tiếp (ngoài trừ ch và tr - nhưng thực ra, ch và tr cũng có thể thay bằng 1 phụ âm duy nhất) vì thế, tai của một người Việt Nam = chưa bao giờ làm quen với ngoại ngữ - không thể nhận ra hai phụ âm kế tiếp. Do đó, muốn cho người Việt nghe được một tiếng nước ngoài có nhiều phụ âm kế tiếp, thì phải thêm nguyên âm (ơ) vào giữa các phụ âm; ví dụ: Ai-xơ-len; Mat-xơ-cơ-va. Với kinh nghiệm (phản xạ) đó, một khi ta nghe tiếng Anh, ta chờ đợi nghe cho đủ các nguyên âm như mình NHÌN thấy trong ký âm (phonetic signs), và không bao giờ nghe được cả. Ví dụ: khi học từ America ta thấy rõ ràng trong ký âm: (xin lỗi vì không thể ghi phonetic signs vào trang này) ‘ơ-me-ri-kơ’, nhưng không bao giờ nghe đủ bốn âm cả, thế là ta cho rằng họ ‘nuốt chữ’. Trong thực tế, họ đọc đủ cả, nhưng trong một từ đa âm (trong khi viết) thì chỉ đọc đúng nguyên âm ở dấu nhấn (stress) - nếu một từ có quá nhiều âm thì thêm một âm có dấu nhấn phụ (mà cũng có thể bỏ qua) - còn những âm Sưu tầm bởi Nguyễn Từ Ngữ Trang 20/48 email: ntnpro@gmail.com

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2