intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kinh tế chính trị "Nền kinh tế tri thức"

Chia sẻ: Nguyen Dang Phuc Long | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

712
lượt xem
272
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế; tạo ra của cải nâng cao chất lượng cuộc sống.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kinh tế chính trị "Nền kinh tế tri thức"

  1. Vấn đề 1: Nền kinh tế tri thức là gì? Từ thập niên 80 thế kỷ XX đến nay, do tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu...nền kinh tế thế giới đang biến đổi sâu sắc, nhanh chóng về cơ câu, chức năng và phương thức hoạt động. Đây là một bước ngoặt lịch sử có ý nghĩa đặc biệt: lực lượng sản xuất xã hội đang chuyển từ kinh tế tài nguyên sang kinh tế tri thức, nền văn minh của loài người chuyển từ văn minh công nghiệp sang văn minh trí tuệ. Vậy nền kinh tế tri thức là gì?Có nhiều định nghĩa khác nhau,nhưng dễ chấp nhận nhất hiện nay là định nghĩa của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đưa ra năm 1995: Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế; tạo ra của cải nâng cao chất lượng cuộc sống. Với định nghĩa trên, có thể hiểu kinh tế tri thức là trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất xã hội, theo đó trong quá trình lao động của từng người lao động và toàn bộ lao động trong xã hội, trong từng sản phẩm và trong tổng sản phảm quốc dân thì hàm lượng lao động cơ bắp, hao phí lao đọng cơ bắp giảm đi vô cùng nhiểutong khi hàm lượng tri thức,hao phí lao đọng trí óc tăng lên vô cùng lớn. Trong nền kinh tế tri thức 2 ngành Công nghiệp và Nông nghiệp (cũ) chiếm tỉ lệ thấp và chiếm đa số là các ngành kinh tế dựa vào tri thức,dựa vào thành tựu mới nhất của khoa học kỹ thuật và công nghệ. Đó có thể là những ngành mới như công nghệ thônh tin (công nghiệp phần cứng, công nghiệp phần mềm) các ngành công nghiệp, dịch vụ mới dựa vào công nghệ cao và cũng có thể là các ngành truyền thống(nông nghiệp)được cải tạo bằng khoa học công nghệ cao. Ví dụ: Nông nghiệp sử dụng công nghệ sinh học, tự động hóa để sản xuất,hầu như không có người lao động. Ngành công nghiệp dệt may sử dụng internet để sản xuất và cung cấp hàng may mặc theo yêu cầu của khác hàng trên toàn thế giới. Một ngành kinh tế có thể coi là đã trở thành ngành kinh tế tri thức khi giá trị do tri thức tạo ra chiếm tỉ lệ áp đảo (khoảng 70%) trong tổng giá trị sản xuất của ngành kinh tế đó. Một nền kinh tế được coi là đã trở thành nền kinh tế tri thức khi tổng sản phẩm các ngành kinh tế tri thức chiếm khoảng 70% tổng sản phẩm trong nước (GDP).
  2. Trên thế giới hiện nay, ở các nước thuộc tổ chức OECD, các ngành kinh tế tri thức đã đóng góp trên 50% GDP (Mỹ 55.3%, Nhật Bản 53% ...). Nhiều nước công nghiệp mới và các nước đang phát triển cũng đang hướng mạnh vào kinh tế tri thức, tập trung nỗ lực để phát triển nhanh một số ngành kinh tế tri thức, như công nghệ thông tin, internet,thương mại điện tử... Vấn đề 2: Những đặc điểm cơ bản của nền kinh tế tri thức Cho tới nay, nhiều nhà chiến lược kinh tế hàng đầu trên thế giới đều thống nhất kinh tế tri thức có 10 đặc điểm chính sau đây: 1. Ý tưởng đổi mới và phát triển công nghệ mới trở thành chìa khóa cho việc tạo ra việc làm mới và nâng cao chất lượng cuộc sống. Nền kinh tế tri thức có tốc độ tăng trưởng cao, cơ cấu dịch chuyển nhanh. 2. Tìm các công nghệ mới trở thành loại hình hoạt động quan trọng nhất. Doanh nghiệp nào cũng có thể tìm ra công nghệ mới; không còn sự phân biệt giữa phòng thí nghiệm với công xưởng, đồng thời xuất hiện nhiều doanh nghiệp chuyên về sản xuất công nghệ. 3. Công nghệ thông tin được tiến hành rộng rãi trong mọi lĩnh vực, mạng thông tin phủ khắp nước và trên thế giới, liên kết các tổ chức, gia đình và các quốc gia. Thông tin trở thành nguồn tài nguyên quan trọng. Mọi lĩnh vực hoạt động của con người đều có sự tác động của thông tin. 4. Dân chủ hóa được thúc đẩy vì mọi người đều dễ dàng truy cập thông tin mà mình cần. Mọi người dân đều có thể biết được các chủ trương, chính sách một cách chính xác, kịp thời. Các cơ quan chức năng không thể hoạt động trái luật. Mối liên kết giữa chính quyền và người dân bền vững. 5. Về giáo dục và đào tạo (đầu tư cho con người): được đầu tư cao hơn hẳn so với các dự án đầu tư về cơ sở vật chất (nhà máy, công xưởng, khai thác nguyên nhiên liệu...). Mọi người học tập thường xuyên bằng các loại hình đào tạo đa dạng: học ở trường, học từ xa, học trên mạng thông tin. 6. Tri thức trở thành vốn quý nhất và là nguồn lực hàng đầu để tăng trưởng. Vốn tri thức không giống như các loại vốn vật chất khác (máy móc, tiền, vàng...) dễ hư hao hoặc mất đi khi sử dụng, tri thức và thông tin dễ chuyển giao và chia sẻ. Tri thức thể hiện ở các ý tưởng, sáng chế, phát minh quy trình,… trong sản xuất và đời sống. Trên phương diện hành vi có thể quan sát được thì tri thức
  3. là khả năng của một cá nhân hay một nhóm người trong việc hướng dẫn, thuyết phục những người khác thực hiện một quy trình tạo ra sự chuyển hoá. Trên phương diện kinh tế, tri thức là tư liệu sản xuất. Nó được sinh ra, trao đổi và sử dụng sản xuất để tạo ra sản phẩm và dịch vụ. Tri thức phải được đánh giá, có giá trị và được mua bán trên thị trường. Đo lường và đánh giá tri thức là một việc khó. Vì nó là sản phẩm vô hình, trừu tượng, chuyển tải bằng thông tin (vì vậy, có người quan niệm nền kinh tế tri thức là nền kinh tế thông tin) và trong kinh tế thị trường, giá cả phải được hình thành và xác định thông qua thị trường, qua thoả thuận giữa người mua và người bán. Muốn thế, tri thức phải xác định được sở hữu và giá trị được đảm bảo trong xã hội thực thi nghiêm ngặt sở hữu trí tuệ. Như vậy, xã hội được tổ chức quản lý cao theo phương thức thị trường, đặc biệt là thị trường khoa học công nghệ là một cột trụ của kinh tế tri thức. Tri thức có được khi con người rút ra kinh nghiệm trong sản xuất và đời sống, học hỏi người khác và từ hoạt động nghiên cứu, triển khai khoa học công nghệ. Vì vậy, một cột trụ nữa của nền kinh tế tri thức là nguồn nhân lực với chất lượng cao. 7. Chu kỳ đổi mới của xã hội ngày càng ngắn, càng nhanh, năng lực sáng tạo của con người mở ra vô tận. Công nghệ đổi mới rất nhanh, có khi chỉ tính từng ngày, từng tháng. Vì vậy, các doanh nghiệp muốn tồn tại phải luôn đi tìm công nghệ mới và phải luôn đổi mới công nghệ và sản phẩm. 8. Các doanh nghiệp vừa phải cạnh tranh, vừa phải hợp tác để phát triển ở cả trong nước và quốc tế. Triết lý "cả hai cùng có lợi" thấm rộng trong mọi hoạt động của con người. 9. Các sản phẩm và thị trường ngày càng có tính toàn cầu. Nhiều nước cùng tham gia vào sản xuất một sản phẩm. Một sản phẩm được tiêu thụ ở nhiều thị trường nhiều nước. 10. Dù xu hướng thông tin, tri thức mang tính toàn cầu hóa nhưng bản sắc văn hóa dân tộc phải được chú ý giữ gìn để tránh bị hòa tan, để tạo thêm sức mạnh nội sinh. Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập kinh tế tri thức với những thách thức to lớn trước mắt. Chúng ta cần thấy được thời cơ và từng bước tiến vào nền kinh tế tri thức, san bằng khoảng cách phát triển với thế giới, đưa đất nước tiến nhanh, mạnh trong những thập kỷ tới.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2