intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ năng ghi nhớ

Chia sẻ: Angle Angel | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

441
lượt xem
219
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kỹ năng ghi nhớ. Để cải thiện khả năng ghi nhớ thông tin bạn có thể dựa vào năm nguyên tắc cơ bản sau đây: - Môi trường xung quanh, - Tâm trạng, - Thời gian tạm nghỉ hợp lí, - Khả năng nắm được vấn đề và cách thức học hỏi chủ động. 1. Môi trưòng xung quanh: Trí nhớ chính là ngữ cảnh phụ thuộc, về cơ bản nó có liên quan đến vị trí mà bạn học. Ví dụ chúng ta sẽ thử nghiên cứu một môi trường tương tự với môi trường mà bạn sẽ bị kiểm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ năng ghi nhớ

  1. Kỹ năng ghi nhớ. Để cải thiện khả năng ghi nhớ thông tin bạn có thể dựa vào năm nguyên tắc cơ bản sau đây: - Môi trường xung quanh, - Tâm trạng, - Thời gian tạm nghỉ hợp lí, - Khả năng nắm được vấn đề và cách thức học hỏi chủ động. 1. Môi trưòng xung quanh: Trí nhớ chính là ngữ cảnh phụ thuộc, về cơ bản nó có liên quan đến vị trí mà bạn học. Ví dụ chúng ta sẽ thử nghiên cứu một môi trường tương tự với môi trường mà bạn sẽ bị kiểm tra để làm tăng khả năng ghi nhớ thông tin của mình: • Môi trường học tập có tác động đến trí nhớ của bạn do đó hãy chắc chắn rằng bạn có môi trường học tập phù hợp với bạn. • Không gian học tập của bạn nên: + Cách xa những nơi có quá nhiều sự xao lãng. + Có nhiệt độ thích hợp với không khí thoáng mát. + Có đầy đủ ánh sáng. + Có đầy đủ dụng cụ phục vụ cho việc học tập. Bạn cũng nên chắn chắn rằng bạn đã thoải mái để học tập mà không cảm thấy bị đói hay khát nước trong thời gian học tập của mình. 2. Tâm trạng của bạn: • Tâm trạng có ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ những thông tin mà bạn đã học. Khi học tập có thể bạn thấy lo lắng một chút nhưng điều này là khá bình thường và khiến bạn tập trung chú ý hơn. • Tuy nhiên nếu như bạn lo lắng quá trong việc chuẩn bị cho quá trình kiểm tra thì điều này sẽ ngăn trở khả năng gợi nhớ thông tin của bạn. • Nếu như bạn gặp khó khăn do lo lắng hãy liên hệ với Trung tâm hướng dẫn để có lời khuyên cho việc thư giãn. Thời gian nghỉ ngơi hợp lí. • Hãy có thời nghỉ ngơi hợp lí trong quá trình bạn học những điều gợi nhớ lại thông tin. Kết hợp với việc ôn lại hợp lí bạn sẽ thấy rằng mình sẽ nhớ được thông tin tốt hơn nhiều. • Một lời khuyên phổ biến là bạn hãy học trong một khoảng thời gian từ 20 đến 40 phút rồi nghỉ một lúc rồi sau đó xem khoảng thời gian nào hợp lí với bạn nhất. • Nên học một chút rồi nghỉ ngơi sau đó học nhiều thêm.
  2. • Chúng ta sẽ nhớ được nhiều hơn khi chúng ta học những phần nhỏ mà chúng ta có thể hiểu được rồi sau đó tiếp tục với những phần khó hơn. • Hãy làm cho thời gian nghỉ ngơi là bắt buộc ngay cả khi bạn rất yêu thích việc học hay đọc bởi vì sự nghỉ ngơi không những giúp đỡ bạn tiếp thu thông tin dễ hơn mà chúng còn làm bạn đỡ mệt mỏi khiến bạn có thể học lâu hơn. Nắm rõ những gì đã học: • Bạn sẽ không thể nhớ được những gì đã học nếu như bạn không thực sự hiểu chúng . • Đôi khi từ điển và các tài liệu tham khảo có thể giúp bạn trong việc nắm các khái niệm cơ bản tồn tại dướicác khái niệm phức tạp hơn. Học tập một cách chủ động: • Đừng quá mải mê với các thông tin như là một tấm bọt biển hút nước vậy, điều này sẽ dẫn đến việc “học tập thụ động“ • Hãy làm gì đó với những điều mà bạn đang cố nhớ và gắn liền với chúng . • Đặt ra các câu hỏi và đặt chủ đề trong mối liên hệ với những kinh nghiệm riêng của bạn, diễn đạt lí thuyết theo ngôn từ của bạn hoặc là trao đổi vấn đề với các bạn trong lớp. Luyện trí nhớ như thế nào? Hồ Hữu Tường là một Học giả nổi tiếng và là người có trí nhớ đáng phục. Bộ não ông được xem như là một thư viện sống. Theo ông thì: nếu bảo rằng trí nhớ con người giống như một cái bọc có giới hạn, chỉ có thể nhớ đến một số lượng vấn đề nào đó thôi thì quả là sai lầm vì bộ óc con người là nơi làm công việc ghi nhận chớ không phải là cái bình chứa thụ động. Do đó càng làm việc, càng cố ghi nhận tìm hiểu thì ta càng nhớ được lâu hơn, nhiều hơn. Nếu chúng ta biếng suy nghĩ, không chịu để trí óc hoạt động thì trí nhớ sẽ mỗi ngày một kém đi mà thôị. Tuy nhiên cái mà các bạn quan tâm, muốn hiểu rõ nhất là làm thế nào để nhớ được lâu hơn, được nhiều là phải tập cho trí não hoạt động? Trước tiên, để giúp trí não hoạt động bạn hãy làm theo các điều sau đây: a. Phải biết rõ vấn đề nêu ra: Nếu bạn nghe ai kể một câu chuyện hay, đọc một cuốn sách hay, bạn cố thử tìm hiểu xem vấn đề cốt lõi là gì.Vì nhiều khi ta chỉ hiểu mù mờ thôi mà đã gọi là nghe hết, đọc hết, hiểu hết do đó sự xét đoán suy luận và kết luận đều không đúng. Như thế là vô tình tập cho trí óc ta làm việc không đến nơi đến chốn, lộn xộn, mơ hồ. b. Khi lý luận đừng để thành kiến, sự thiếu sáng suốt tác động nên làm cho sự suy
  3. luận của bạn trở nên sai lệch đi: Phải để trí óc làm việc tự nhiên, phải chịu khó suy nghĩ, phải để cho trí óc làm việc ở mọi khía cạnh của vấn đề, có thế sự nhận xét của bạn mới trung thực. Nếu tập quan được như thế trí óc bạn sẽ loại bỏ những cản trở của so đo suy tính cân nhắc khi nhận xét và trí nhớ trở nên lộn xộn, lu mờ làm phát sinh sự quên. c. Dĩ nhiên muốn trí nhớ tốt hơn cả thì không gì hơn là tập trung tư tưởng: Đừng nên suy nghĩ nhiều vấn đề trong một lúc. Nên nghĨ điều gì thì trí óc bạn hướng về vấn đề ấy, đừng để vấn đề khác chen vào làm chồng chéo khó nhớ. d. Trước tiên bạn thử tập nhớ: Một câu chuyện của ai kể, cố nhớ luôn cả lời đối thoại (chuyện ngắn thôi). Hoặc bạn đọc một đoạn văn ngắn trong cuốn sách 2 lần và gấp sách lại để nói ý và nói thử chi tiết xem saọ.. Dần dần bạn cứ tập cho dài hơn, rồi vài ngày sau bạn thử nhớ lạị e. Có người trí nhớ cần đi kèm hình ảnh mới nhớ được: Điều này thật ra ai cũng đều cần đến. Đến thăm nhà ai một lần, lỡ quên số nhà lần sau đến, ta vẫn có thể tìm ra nhà vì trước đó ta nhớ cái nhà ấy ở đầu đường hoặc có cây bàng to lớn hoặc có treo cái bảng hiệu màu xanh..v...v.. Nếu bạn học ở trường bài học của bạn muốn cho mau nhớ bạn nên tự mình chép bài lấy, và học ở vở mình chớ đừng học ở vở của bạn. Chữ của bạn có những nét quen thuộc với bạn hơn. Bạn cũng đừng chăm sóc những trang vở đã viết đầu chữ của bạn quá sạch sẽ, đơn điệu vì nó giúp bạn thuộc bài mau hơn. Một bài học dài dễ làm bạn chán nản khiến tại cảm tưởng lâu thuộc vì dài quá. Bạn có thể tìm những từ cần nhớ để gạch đít khiến cho bài như bị cắt đoạn thành khúc tạo cảm tưởng như ngắn lại hơn. Do đó, những bài học có ngắt đoạn hay có hình ảnh kèm theo thường làm phân đoạn khiến ta mau thuộc và mau nhớ vì nhờ hình ảnh kèm theọ f. Không nên học thuộc lòng ngay, mà trước đó phải học lấy ý chính rồi sau đó biết được nội dung bạn có thể lấy ý mình để tạo một bài mới tuy có khác lời nhưng không sai ý. Đây là cách học dành cho các bài học như Toán, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Điạ... còn những bài Giảng văn, thơ văn thì bạn phải học thuộc lòng từng lời, từng chữ, từng câụ g. Kinh nghiệm của những người học sinh ngữ, thường mỗi khi học thuộc lòng một đoạn văn, họ không đọc như vẹt mà phải dịch ra tiếng Việt để rồi tập dịch từ tiếng Việt ra tiếng nước ngoài đang học và đối chiếu bản chính cho đến khi dịch được thông suốt. Có thế khi đọc thuộc lòng họ dễ kiểm soát câu trong đoạn cần học thuộc mau hơn. Hãy nhớ những gì bạn đọc
  4. “Dường như tôi không thể nhớ được các kiến thức để làm bài thi” “Tôi luôn gặp rắc rối với những cái tên, tôi không thể nhớ được chúng” “Có quá nhiều hàng hoá đến nỗi tôi không nhớ hết được giá” Đã bao giờ bạn gặp phải những trường hợp như vậy chưa? Ngoài ra, trong các kì thi cuối kì bạn thường gặp khó khăn trong việc nhớ các kiến thức quan trọng, tại sao lại như vậy ? Tại sao có những kiến thức lại khó nhớ hơn những kiến thức khác ? Bạn có thể nhớ các sự việc nếu như bạn cần và muốn nhớ. Nói một cách khác, nếu bạn cần phải nhớ thì bạn sẽ có thể nhớ được. Có lẽ bạn không nhớ được tên thầy giáo nhưng bạn lại dễ dàng nhớ tên các cô gái bạn đã từng gặp trong bữa tiệc tuần trước hay một thông tin nào đó đặc biệt phải nhớ. Bạn không thể nhớ những yếu tố địa lý một đất nước bạn không thích nhưng những đặc điểm của đất nước mà bạn ao ước được đến thăm vào mùa hè tới thì lại rất dễ nhớ. Vì sao lại như vậy ? Đó là vì khi bạn có một lý do đặc biệt nào đó (chẳng hạn như việc nhớ về đất nước nào đó do mục đích cụ thể), bạn có động lực hơn và điều đó giúp bạn tập trung. Như vậy là càng tập trung bạn càng dễ nhớ hơn. Việc tập trung giúp bạn quyết định những thông tin nào là cần nhớ bởi nó hướng sự chú ý của bạn tới những gì bạn cần biết. Đọc đoạn văn dưới đây một lần, giả dụ như mục đích đọc của bạn là để nhớ các lợi ích của bài tập thể dục càng nhiều càng tốt : “Các bài tập thể dục làm tăng các chức năng tim và phổi, giúp bạn kiểm soát trọng lượng cơ thể mình, giảm bớt căng thẳng đồng thời giúp bạn giảm mệt mỏi.” Vậy bạn nhớ được bao nhiêu lợi ích? Bạn có nghĩ rằng bạn sẽ nhớ được nhiều hơn khi bạn đang tìm kiếm thông tin đó? Hay nếu như bản thân bạn quan tâm đến ? Bạn hãy tham khảo qua về những mục đích, động lực nào giúp chúng ta nhớ và các phương pháp làm tăng khả năng ghi nhớ: - Kết hợp : khi làm việc bạn sẽ kết hợp những thứ cần nhớ vào với nhau theo nhiều cách. Trong trường hợp bạn biết rõ mục đích nghiên cứu của mình hay những thông tin bạn đang tìm kiếm bạn có thể nhớ bằng cách xếp chúng vào những loại chung. - Hình dung : Việc hình dung giúp bạn có được một trí nhớ tốt, rõ ràng. Thử hình dung trong đầu những gì bạn muồn nhớ, ví dụ như là nhớ tên một người đàn ông bằng cách ghi nhớ mắt mũi ông ta kết hợp với nhớ tên. Bạn có thể nhớ một ngày lịch sử quan trọng (có thể là một trận chiến hay một buổi thương thuyết hoà bình) bằng cách liên tưởng cảnh đó trong đầu cùng với ngày tháng rõ ràng . - Tập trung : Thế nào là tập trung ? Mọi người thường cho rằng họ không thể tập trung và rằng họ sẽ không bao giờ có khả năng học cách tập trung cao. Thường là do cách sống của chúng ta làm mất khả năng này. Trẻ con thường có khả năng tập trung cao. Bạn đã từng thấy một đứa trẻ quá mải mê chơi điện tử, đọc sách, mơ mộng hay tưởng tượng đến nỗi mà bố mẹ gọi chúng cũng không nghe thấy ? Bị phạt rồi nó sớm nhận ra rằng nó không nên mải mê quá như vậy mà lần sau có lẽ nên chú ý xem có ai gọi hay không. Hãy
  5. tập trung chú ý vào một việc và chỉ một việc mà thôi. Cũng như khi bạn làm bài tập hãy chỉ tập trung vào việc làm bài. Vậy bạn học cách tập trung hơn như thế nào ? Việc liên tưởng sẽ có tác dụng bởi nó giúp bạn tập trung vào một vấn đề duy nhất. Nếu bạn cố tưởng tượng chứ không phải nhớ lại những gì bạn đọc thì chính điều này sẽ giúp bạn chú tâm hơn. Không phải nhớ lại mà là ép mình tập trung hơn để có thể nhớ ngay được. Xác định mục đích để cố gắng tập trung. Khi bạn nghiên cứu vì một mục đích rõ ràng bạn sẽ tập trung đọc hơn vì khi đọc bạn luôn tự nhủ : ”Việc này có giúp ích gì cho mình không?’’ - Lặp lại : Bạn thấy khó có thể nhớ được các kiến thức trong sách ? Bạn nên sử dụng quy trình: Kết hợp, Hình dung và Tập trung. Ví dụ, bước đầu tiên để nhớ một danh sách là phân loại nó (kết hợp) và hình dung (việc này bắt buộc bạn phải tập trung). Làm một lần rồi sau đó lặp lại y hệt, nó sẽ giúp bạn ghi nhớ thông tin. Vậy bạn áp dụng các cách : Kết hợp, Hình dung, Tập trung và Lặp lại như thế nào để nhớ được các lý thuyết trong sách ? 1. Cố gắng hiểu lý thuyết cơ bản của chương đó để nắm rõ kiến thức của chương trong kiến thức chung. 2. Hình dung những gì bạn đọc và cố gắng tưởng tượng ra. 3. Tập trung nghiên cứu, cố gắng đọc một lần không xem lại mà vẫn có thể nhẩm lại. 4. Lặp lại những gì cần ghi nhớ. Hãy nhớ những gì bạn đọc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2