intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ năng Làm Chủ Bản Thân

Chia sẻ: Angle Angel | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:20

659
lượt xem
320
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

A. Kỹ năng ra quyết định bản thân I. Kỹ năng ra quyết định là gì? Kỹ năng ra quyết định là một loạt các kết luận và hoạt động của bản thân để đưa ra một quyết định đảm bảo đạt được một kết quả nào đó theo mong muốn của bản thân. Những người thành công thích cảm giác tự tin do biết cách lựa chọn khôn ngoan thích hợp. Cùng với việc rèn luyện, bạn có thể cải thiện khả năng đưa ra những quyết định tốt cho mình trong mọi lĩnh vực của cuộc sống - riêng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ năng Làm Chủ Bản Thân

  1. Diễn đàn thảo luận Kỹ Năng Mềm Kỹ năng Làm Chủ Bản Thân CHƯƠNG 1: KỸ NĂNG RA QUYẾT ĐỊNH A. Kỹ năng ra quyết định bản thân I. Kỹ năng ra quyết định là gì? Kỹ năng ra quyết định là một loạt các kết luận và hoạt động của bản thân để đưa ra một quyết định đảm bảo đạt được một kết quả nào đó theo mong muốn của bản thân. Những người thành công thích cảm giác tự tin do biết cách lựa chọn khôn ngoan thích hợp. Cùng với việc rèn luyện, bạn có thể cải thiện khả năng đưa ra những quyết định tốt cho mình trong mọi lĩnh vực của cuộc sống - riêng tư, tài chính và nghề nghiệp - vì cuộc sống bao gồm rất nhiều quyết định và những lựa chọn tốt nhất là chìa khoá cho sự thành công của bạn. Khả năng đưa ra quyết định tốt có thể giúp bạn: • Đạt được mục đích ở nơi làm việc và trong cuộc sống riêng tư. • Tránh được những sai lầm có thể để lại hậu quả không tốt cho bạn. Với vị thành niên, đưa ra một quyết định chín chắn là rất có lợi và đó là một trong những dấu hiệu bạn đã trở thành người lớn. Cho dù bạn đang học, đang làm việc, kiếm tiền hay đang đi chơi cùng bạn bè thì điều quan trọng là vẫn phải nghĩ về những hậu quả trước khi bạn đưa ra một quyết định. Sau đây là một ví dụ: Hãy tưởng tượng bạn đang đi chơi cùng bạn bè, một người bạn mời bạn một điếu thuốc lá, bạn sẽ từ chối hay nhận lời mời? Hoặc vào một ngày nghỉ cuối tuần, một nhóm bạn bè đến rủ bạn đi uống rượu, bạn sẽ từ chối? nhận lời? Hay bạn phải nghĩ đến một giải pháp nào đó? Cuộc sống là vậy đó! Chúng ta luôn phải đưa ra quyết định và phải có trách nhiệm với quyết định của mình. Quyết định là quá trình lựa chọn bạn phải làm gì bằng việc xem xét các hậu quả của những lựa chọn khác nhau mà có thể xảy ra. II. Các bước để đưa ra một quyết định Trong cuộc sống, chúng ta thường xuyên phải đưa ra các quyết định của bản thân. Quyết định có thể sẽ rất đơn giản, chỉ cần một "tích tắc" là chúng ta đã có thể cho "ra đời" một quyết định đúng. Ví dụ như: sẽ quyết định hôm nay mình phải mặc bộ quần áo nào đến trường? Nhưng cũng có những quyết định rất phức tạp đời hỏi chúng ta phải suy nghĩ, có thể hàng ngày hàng giờ và đôi khi còn cần phải tham khảo các ý kiến từ những người khác. Vậy với những quyết định phức tạp thì bạn sẽ làm gì để đưa ra một quyết định chín chắn cho mình? Trong trường hợp này, bạn hãy tham khảo và làm theo những "nấc bước" sau đây: Trang 1
  2. Diễn đàn thảo luận Kỹ Năng Mềm Kỹ năng Làm Chủ Bản Thân Bước 1: Hiểu vấn đề • Bạn phải quyết định điều gì? • Đảm bảo là bạn phải tập trung chính xác vào vấn đề mà gây ra sự rắc rối. Bước 2: Nhận định các giải pháp • Những lựa chọn của bạn là gì? • Nghĩ đến các cách mà bạn có thể giải quyết được vấn đề. • Tham khảo ý kiến từ những người khác, có thể là bố mẹ, thầy cô, bạn bè hoặc những người mà bạn cảm thấy tin tưởng. • Lắng nghe những ý kiến góp ý và phân tích trên cơ sở thực tế của bản thân. Bước 3: Đưa ra các lý lẽ tán thành và phản đối của mỗi lựa chọn • Lựa chọn một số giải pháp thực thi. • Suy nghĩ và so sánh đến ưu điểm, nhược điểm của từng giải pháp. • Xác định hậu quả tiềm tàng và các kết quả có thể đạt được cho mỗi lựa chọn và ảnh hưởng của nó đối với người khác. Bước 4: Quyết định đâu là giải pháp tốt nhất, sau đó làm theo giải pháp đó • Kết hợp tất cả các thông tin để quyết định đâu là sự lựa chọn tốt nhất. • Quyết định và thực hiện. • Chịu trách nhiệm về quyết định và hành động của mình. Một số quyết định làm và không làm: • Trung thực trong việc xác định và đánh giá vấn đề • Chấp nhận trách nhiệm cho các quyết định trong cuộc sống của mình • Sử dụng thời gian một cách khôn ngoan khi bạn quyết định – Sử dụng tối đa thời gian mà bạn cần để không tạo thêm vấn đề mới • Có sự tự tin trong khả năng đưa ra quyết định của mình – và khả năng học hỏi từ những sai lầm của bạn nữa. Không làm: • Có những mong muốn không thực tế cho bản thân bạn – chắc chắn sớm hay muộn bạn cũng sẽ có quyết định sai • Có quyết định “trong chốc lát” trừ khi thật cần thiết. Thay vào đó hãy tuân thủ theo 4 bước khi đưa ra quyết định • Hành động không cần thiết khi phương hướng hành động tốt nhất là không làm gì cả Trang 2
  3. Diễn đàn thảo luận Kỹ Năng Mềm Kỹ năng Làm Chủ Bản Thân • Lừa gạt bản thân mình bằng cách chọn những giải pháp dễ dàng và thuận lợi – nhưng không giải quyết được vấn đề Đưa ra quyết định thì dễ – Nhưng để đưa ra quyết định đúng yêu cầu phải có kiến thức và kỹ năng. Một số câu hỏi và trả lời: Thế nào là Tôi đưa ra quyết định sai? Lỗi lầm có thể là những bậc thầy tốt nhất – Hãy tận dụng chúng cho bạn! Tìm xem cái gì sai, và tập hợp các thông tin này lại để sử dụng cho các quyết định trong tương lai của bạn sau này. Thế nào là Tôi phải quyết định “trong chốc lát”? Tất nhiên là không phải lúc nào cũng có thời gian để sử dụng 4 bước. Nhưng sử dụng chúng khi có thể bạn cũng sẽ xây dựng được năng lực đưa ra quyết định “trong chốc lát”. Tại sao lại liều lĩnh đưa ra quyết định mạnh bạo? Né tránh các quyết định dường như lúc nào cũng dễ dàng hơn. Nhưng tự đưa ra quyết định cho riêng mình là cách duy nhất mà bạn phải chịu trách nhiệm với cuộc sống và thành công của bạn. Hãy nhớ là: chịu trách nhiệm cho các quyết định của mình là tính cách cơ bản của người lớn! Mời bạn hãy đọc kĩ tình huống sau để hiểu rõ hơn về kĩ năng ra quyết định: Lan là một học sinh cấp 3, năm nay Lan đã 18 tuổi. Thời gian gần đây Lan có quen một người bạn trai và hai người cũng đã có thời gian để gặp gỡ và tìm hiểu nhau. Đến một hôm, anh bạn trai có hỏi Lan rằng: “em có yêu anh không”? Lan đã trả lời là “có” và Lan cũng hỏi lại người bạn trai ấy như vậy. Anh ta lại hỏi Lan rằng: “em có dám làm chuyện đó với anh không”? Lan đã trả lời là “không”. Và anh ta nói: “vậy em có yêu anh thật lòng không? Đến khi nào em dám làm chuyện đó với anh thì mới chứng tỏ được tình yêu của em” và khi đó anh cũng sẽ yêu em thật lòng”....!!! Với những lời nói của bạn trai đã khiến Lan phải suy nghĩ rất nhiều. Vì Lan cũng thích anh ấy, nên Lan rất băn khoăn về quyết định của mình. Không biết có nên làm “chuyện đó” với anh ấy để chứng tỏ tình yêu của mình không? Một mặt Lan muốn chứng tỏ tình yêu của mình, nhưng mặt khác Lan lại không muốn làm “chuyện đó”. Lan nghĩ rằng: Nếu làm chuyện đó thì mình sẽ chứng tỏ được tình cảm của mình và sẽ có được tình yêu của anh ấy - người mà mình rất thích. Nhưng nếu làm “chuyện đó” thì chưa thực sự sẵn sàng vì còn đang học và nếu có quan hệ tình dục sớm - trước hôn nhân Trang 3
  4. Diễn đàn thảo luận Kỹ Năng Mềm Kỹ năng Làm Chủ Bản Thân thì có thể sẽ gây ra những hậu quả như: Mang thai sớm, có nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, có thể sẽ phải bỏ học....Nếu không làm “chuyện đó” thì mình sẽ không có được tình yêu của anh ấy nhưng mình lại không gặp phải các hậu quả không tốt. Mặc dù đã suy nghĩ rất nhiều nhưng Lan vẫn cảm thấy bối rối, không biết nên quyết định như thế nào, những suy nghĩ cứ mâu thuẫn, đan xen...Và Lan đã quyết định tâm sự những băn khoăn của mình với người chị gái họ - người mà Lan rất tin tưởng và hay tâm sự. Người chị của Lan đã nói với Lan rằng: “không nên có quan hệ tình dục trước hôn nhân vì có thể mang đến những hậu quả như: mang thai sớm, có thể bị mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục...nếu gia đình, bố mẹ và bạn bè mà biết chuyện đó thì sao? Hơn nữa làm sao em có thể tin rằng, anh ta yêu em thật lòng? Không thể coi chuyện quan hệ tình dục nam nữ là bằng chứng của tình yêu được em ạ. Mà tình yêu thật sự phải là tình cảm yêu thương trân thành mà một người đó dành cho em. Trong đó còn chứa đựng cả sự tin yêu, tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau để cùng nhau tiến bộ và điều quan trọng nữa là phải biết gìn giữ cho người mình yêu. Đó mới là một tình yêu”. Sau khi nhận được lời khuyên như vậy Lan đã quyết định sẽ không làm chuyện đó với anh ấy cho dù không có được tình cảm của anh ấy đi chăng nữa. Và Lan cũng cảm thấy thật thoải mái và tự tin hơn khi đã nói KHÔNG với quan hệ tình dục trước hôn nhân. Sau đây là câu hỏi dành cho bạn: • Hãy thử đặt bạn vào tình huống của Lan, bạn sẽ làm gì? • Bạn có cân nhắc kĩ trước khi đi đến quyết định của mình không? • Bạn có nghĩ đến các cách mà bạn sẽ giải quyết không? • Với mỗi phương án giải quyết bạn có cân nhắc và lường trước các kết quả và hậu quả của nó không? • Khi cảm thấy mình chưa tự tin trong quyết định của mình, bạn có cảm thấy thoải mái và tự tin khi tham khảo ý kiến từ những người khác không? Nếu những câu hỏi trên trả lời là có thì bạn có thể yên tâm trong các quyết định của mình. Trang 4
  5. Diễn đàn thảo luận Kỹ Năng Mềm Kỹ năng Làm Chủ Bản Thân B. Phụ lục: Kỹ năng ra quyết định dành cho nhà quản trị I. KHÁI NIỆM CHUNG 1. Khái niệm Ra quyết định liên quan đến giải quyết vấn đề và giải quyết vấn đề cần phải ra quyết định. Vì vậy không cần thiết phải tách hai từ này ra. Chúng ta sẽ đồng thời xem xét việc giải quyết vấn đề và việc ra quyết định. Nhà quản trị luôn luôn ra quyết định, và ra quyết định là một trong những kỹ năng chủ yếu của nhà quản trị. Bạn luôn luôn được mời ra quyết định và thực hiện quyết định. Chất lượng và kết quả của quyết định của bạn có khả năng ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến nhân viên và tổ chức của bạn. Điều chủ yếu là bạn phải biết tối đa hóa khả năng ra quyết định của bạn nếu bạn muốn trở thành một thà quản trị thực sự có hiệu quả. 2. Phân loại: - Quyết định theo chuẩn : các quyết định có tính hằng ngày, dựa vào qui trình có sẵn, đã hình thành tiền lệ. - Quyết định cấp thời. - Quyết định có chiều sâu : cần suy nghĩ, ra kế hoạch. Ví dụ Chuyến bay đến trễ. Giám đốc hãng hàng không Vietnam Airlines phải gặp hành khách và quyết định xem nên để họ chờ / cho họ về nhà. (cấp thời) Mua 1 máy in cho cô thư ký đánh máy vi tính. (theo chuẩn) Mua 10 máy vi tính cho các nhân viên gồm 6 kỹ sư & 4 cô thư ký. (có chiều sâu) 2.1 Quyết định theo chuẩn Quyết định theo chuẩn bao gồm những quyết định hàng ngày theo lệ thường và có tính chất lặp đi lặp lại. Giải pháp cho những quyết định loại này thường là những thủ tục, luật lệ và chính sách đã được quy định sẵn. Quyết định loại này tương đối đơn giản do đặc tính lặp đi lặp lại của chúng. Bạn có khuynh hướng ra những quyết định này bàng cách suy luận logic và tham khảo các qui định có sẵn. Vấn đề có thể phát sinh nếu bạn không thực hiện theo đúng các qui tắc sẵn có. Dĩ nhiên là có những quyết định theo chuẩn không được trực tiếp giải quyết bằng những qui trình của tổ chức. Nhưng bạn vẫn có khuynh hướng ra những quyết định loại này gần như một cách tự động. Vấn đề thường chỉ nẩy sinh nếu bạn không nhạy cảm và không biết tác động đúng lúc. Một lời cảnh giác cho bạn : không nên để những quyết định theo chuẩn trở thành những chứng cứ biện hộ cho những quyết định cẩu thả hoặc tránh né. 2.2 Quyết định cấp thời Quyết định cấp thời là những quyết định đòi hỏi tác động nhanh và chính xác và cần Trang 5
  6. Diễn đàn thảo luận Kỹ Năng Mềm Kỹ năng Làm Chủ Bản Thân phải được thực hiện gần như tức thời. Đây là loại quyết định thường nảy sinh bất ngờ không được báo trước và đòi hỏi bạn phải chú ý tức thời và trọn vẹn. Tình huống của quyết định cấp thời cho phép rất ít thời gian để hoạch định hoặc lôi kéo người khác vào quyết định. 2.3 Quyết định có chiều sâu Quyết định có chiều sâu thường không phải là những quyết định có thể giải quyết ngay và đòi hỏi phải có kế hoạch tập trung, thảo luận và suy xét. Đây là loại quyết định thường liên quan đến việc thiết lập định hướng hoạt động hoặc thực hiện các thay đổi. Chúng cũng là những quyết định gây ra nhiều tranh luận, bất đồng và xung đột. Những quyết định có chiều sâu thường đòi hỏi nhiều thời gian và những thông tin đầu vào đặc biệt. Điểm thuận lợi đối với quyết định loại này là bạn có nhiều phương án và kế hoạch khác nhau để lựa chọn. Quyết định có chiều sâu bao gồm quá trình chọn lọc, thích ứng, và sáng tạo hoặc đổi mới. Việc chọn lọc từ những phương án của quyết định cho phép đạt được sự thích hợp tốt nhất giữa quyết định sẽ được thực hiện và một số giải pháp đã được đem thực nghiệm. Tính hiệu quả của bạn tùy thuộc vào việc bạn chọn quyết định, quyết định này phải được chấp thuận nhiều nhất, sinh lợi và hiệu quả nhất. II. MÔ HÌNH RA QUYẾT ĐỊNH - Xác định vấn đề. - Phân tích nguyên nhân - Đưa ra các phương án / giải pháp - Chọn giải pháp tối ưu. - Thực hiện quyết định. - Đánh giá quyết định. 1. Xác định vấn đề Giai đoạn đầu tiên khi ra quyết định là phải nhận ra được rằng vấn đề đang tồn tại đòi hỏi một quyết định. Trước khi bạn bắt đầu quá trình ra quyết định, hãy chắc chắn là quyết định mà bạn sắp đưa ra thật sự là quyết định mà bạn phải làm. Nếu không là như vậy thì bạn hãy để mặc vấn đề. Bạn thường nghĩ rằng đã là một nhà quản trị thì mọi người rất rộng lượng chia sẽ các vấn đề cùng với bạn, và nếu có thể, họ sẽ cất dỡ gánh nặng của những vấn đề ấy! 1.1 Nhận biết vấn đề Trang 6
  7. Diễn đàn thảo luận Kỹ Năng Mềm Kỹ năng Làm Chủ Bản Thân - Tìm xem có những khác biệt nào giữa thực tế đang tồn tại và điều mà bạn cho là “tiêu biểu”. - Xem xét nối quan hệ nhân - quả. - Hỏi ý kiến những người trong cương vị để đưa ra được những triển vọng khác nhau hoặc để hiểu biết đúng bản chất của tình huống ra quyết định. - Xem xét tình huống từ những góc độ khác nhau. - Phải cởi mở khi chấp nhận rằng thậm chí bạn có thể là một phần của nguyên nhân gây ra vấn đề. - Quan tâm theo dõi kết quả công việc nếu như nó không diễn ra như kế hoạch. - Chú ý các vấn đề xảy ra có tình chất lặp đi lặp lại. Điều này thường cho thấy là chúng ta chưa hiểu vấn đề một cách đầy đủ Vấn đề có thể được nhận biết sớm hơn nhờ : - Lắng nghe và quan sát nhân viên để biết được những lo ngại của họ đối với công việc, công ty và những cảm nghĩ của họ đối với các đồng nghiệp và ban quản lý. - Để ý đến hành vi không bình thường hoặc không nhất quán; điều này phản ánh một số vấn đề còn che đậy bên dưới. - Nếu được, tiếp tục nắm bắt các thông tin về những việc mà đối thủ hoặc người khác đang làm. Một khi bạn nhận biết được vấn đề hoặc tình huống “thực”, và hiểu những nguyên nhân của nó thì bạn phải đưa ra một trong những quyết định đầu tiên của bạn. Quyết định xem có phải : - Không làm gì cả hay không (việc quyết định “không đưa ra quyết định gì cả” cũng là một quyết định). - Chỉ quan sát vấn đề và trở lại vấn đề vào một ngày khác. - Thử kiểm tra vấn đề. - Cứ tiến tới tìm kiếm một giải pháp và đưa ra nhiều quyết định hơn. 1.2 Những khó khăn trong giai đoạn xác định vấn đề - Thành kiến thiên lệch do nhận thức : + Bảo thủ + Ảnh hưởng chính trị bởi người khác + Mô hình trí năng : mỗi người nhận thức vấn đề với một khía cạnh khác nhau. - Kỷ năng phân tích kém : hay gán cho cho nó 1 vấn đề gì đó.⇒+ Không rõ những gì đang xảy ra + Thiếu thời gian. + Tình huống phức tạp. + Coi giải pháp là vấn đề. 1.3 Xác định vấn đề một cách hiệu quả Trang 7
  8. Diễn đàn thảo luận Kỹ Năng Mềm Kỹ năng Làm Chủ Bản Thân - Ý thức được những hạn chế về mặt nhận thức. - Xem xét các mối quan hệ nhân quả. - Thảo luận tình huống với các đồng sự. - Xem xét vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau. - Có đầu óc cởi mở, thậm chí chấp nhận rằng đôi khi chính bạn là một phần nguyên nhân của vấn đề. - Theo dõi kết quả công việc, kịp thời phát hiện những bất thường khi việc không diễn ra theo như kế hoạch. - Sử dụng công nghệ thông tin. 2. Phân tích các nguyên nhân - Tập hợp các dữ liệu về tình huống. - Xác định phạm vi vấn đề. - Ước lượng hậu quả của vấn đề. - Xem xét những hạn chế có thể có ảnh hưởng đến các giải pháp của vấn đề. 2.1. Tập hợp dữ liệu về tình huống Điều này đòi hỏi khả năng phân biệt giữa sự kiện và ý kiến. Đặc biệt trong các vấn đề giữa các cá nhân với nhau, ý kiến của mọi người có thể rất mạnh mẽ và bị ảnh hưởng bởi xúc cảm. Bạn cần phải thu thập và tổ chức dữ liệu thích hợp cho vấn đề. Trên thực tế bạn sẽ không thể nào tập hợp được mọi thông tin mà bạn muốn, do đó bạn phải biết ưu tiên chọn cái gì là quan trọng nhất. 2.2. Xác định phạm vi của vấn đề Bạn hãy xem xét ai và cái gì có liên quan. Đó vấn đề có khả năng ảnh hưởng đến toàn bộ tổ chức hoặc chỉ một vài thành viên ? Đó là một vấn đề giữa các cá nhân với nhau, một vấn đề về hệ thống hoặc một vấn đề thuộc nhóm ? Các nhân tố như vậy có thể có ảnh hưởng tới nguồn lực mà bạn cấp cho việc tìm kiếm giải pháp. Chẳng hạn, nếu vấn đề đe dọa sự tồn tại của tổ chức của bạn và đe dọa mất tiền thì bạn rõ ràng sẽ phải bỏ nhiều nguồn tài nguyên đáng kể vào việc giải quyết nguyên nhân này. Xác định phạm vi của vấn đề cũng sẽ giúp xác định được những người có liên quan. 2.3. Xác định hậu quả của vấn đề Quyết định những hậu quả có thể có của vấn đề để thấy có phải phân tích thêm nữa hoặc nhận thêm nguồn lực nữa hay không ? Trang 8
  9. Diễn đàn thảo luận Kỹ Năng Mềm Kỹ năng Làm Chủ Bản Thân 2.4. Xem xét những hạn chế có thể có ảnh hưởng đến giải pháp của vấn đề Có những yếu tố nào có thể ngăn cản một giải pháp đạt kết quả tốt hay không ? Nếu lãnh đạo đã thiết lập một chương trình đặc biệt và phân tích ban đầu chỉ vào tính không hiệu quả, thì việc này không đáng để bạn phải mất thời gian, nguồn lực, năng lượng (hoặc công việc) vào việc cố gắng giải quyết vấn đề này. Tập hợp dữ liệu để tách riêng rẽ những phức tạp của vấn đề. Giai đoạn tách riêng rẽ bao gồm phân tích hoặc chuẩn đoán vấn đề bạn đã nhận biết trong giai đoạn đầu : đào sâu hơn vào những nguyên nhân của vấn đề và cố gắng thử trình bày tỉ mỉ tại sao nó lại là một vấn đề. Bạn cũng có thể xem xét lại ai sẽ liên quan và có thể có những hậu quả và ràng buộc nào có thể ngăn cản những giải pháp của vấn đề. 3. Đưa ra các giải pháp Bạn sẽ chọn giải pháp tốt nhất, là giải pháp cho phép đạt được những mục tiêu của bạn và có lưu ý đến những ràng buộc của tình huống. Tìm kiếm các giải pháp cho vấn đề bao gồm hai quá trình : suy nghĩ sáng tạo và suy nghĩ phân tích. 3.1 Suy nghĩ sáng tạo Nếu bạn muốn khuyến khích sự sáng tạo và làm phát sinh nhiều giải pháp sáng tạo hơn thì bạn cần phải sẵn sàng thỏa được 4 tiêu chí. Đó là : - Sẵn sàng tiếp thu mọi ý kiến. - Chấp nhận rủi ro. - Kêu gọi người khác tham gia. - Chấp nhận phê bình. a. Sẵn sàng tiếp thu mọi ý kiến. Xử lý mỗi vấn đề như là một vấn đề mới và khác nhau. Bạn đừng đơn giản áp dụng những giải pháp đã có cho bất cứ một vấn đề nào mới nảy sinh. Hãy sẵn sàng lắng nghe các ý kiến khác nhau, cho đù những ý kiến này có vẻ kỳ quái. Một số trong đa số các quyết định có tính chất cải tiến và tác đông mạnh đã xuất phát từ những “hạt giống” như thế. Khuyến khích nhân viên của bạn sẵn sàng tiếp thu mọi gợi ý bằng cách cho phép họ bình luận hoặc chỉ trích “hiện trạng”. b. Chấp nhận rủi ro Trang 9
  10. Diễn đàn thảo luận Kỹ Năng Mềm Kỹ năng Làm Chủ Bản Thân Nhiều người trong chúng ta không phát biểu vì chúng ta không muốn cảm thấy ngượng trước người khác. Một số nhà quản trị hiện nay còn làm trầm trọng hơn những cảm giác này bầng cách chế giễu những đề nghị của nhân viên. Điều này ngăn cản nhân viên đóng góp ý kiến. Đừng để một việc chưa bao giờ được thực hiện trước đó ngăn cản bạn thử sử dụng nó. Bạn phải chuẩn bị tư tưởng chịu thất bại, và xem thất bại như một bài học kinh nghiệm. Mức độ rủi ro phải được tính toán liên quan tới chi phí, lợi nhuận và kết quả có thể có đối với tổ chức và đối với bạn c. Kêu gọi người khác tham gia Người khác có thể đưa ra một cách nhìn nhận sự việc rất khác với bạn. Đúng là chúng ta thường trở nên quá quen thuộc với các vấn đề của chúng ta nên không thể nhìn xa hơn một số ranh giới nào đó. Lôi cuốn người khác thường giúp loại trừ những rủi ro của cách suy nghĩ theo nhóm. d. Chấp nhận phê bình Hãy cố gắng không phản ứng lại trước các vấn đề mà giải pháp là hiển nhiên. Bạn nên khuyến khích gợi ý càng nhiều phương án càng tốt trước khi bạn đánh giá tính đúng đắn của các phương án. Nếu bạn đánh giá quá nhanh bạn sẽ làm nản lòng những đóng góp có tính chất cởi mở và gặp nguy cơ bỏ lỡ các giải pháp mang tính sáng tạo. e. Làm phát sinh các giải pháp Mọi hình thức sáng tạo đều đòi hỏi phải làm phát sinh một số lớn tư tưởng. Thường thì nguồn tư tưởng tốt nhất xuất phát từ nhân viên có tính hơi độc đáo. Như bạn có thể đã biết, quản lý hoặc lãnh đạo những cá nhân như thế có thể gặp rắc rối, nhưng nếu bạn muốn những tư tưởng sáng suốt, có tính cải tiến, thì việc này đáng để bạn bận tâm. Một trong những kỹ thuật tốt nhất để làm phát sinh các phương án là phương thức “động não” trong đó mọi thành viên nêu ý kiến rồi cùng bàn bạc. . Trang 10
  11. Diễn đàn thảo luận Kỹ Năng Mềm Kỹ năng Làm Chủ Bản Thân 3.2 Sử dụng phương thức động não Yêu cầu mỗi người tham gia đóng góp ý kiến một cách rõ ràng : “Ngọc, nghĩ gì ?” Liệt kê mọi ý kiến được đề cập đến, thậm chí ngay cả khi nó lặp lại đề nghị trước đây... Ghi lại ý kiến làm cho mọi người dễ đọc hơn. Thường xuyên khuyến khích những người tham gia đóng góp thêm nhiều ý kiến hơn khi chúng có vẻ “sắp cạn”. Bảo đảm rằng trước khi bạn dừng, mọi ý kiến đều được thông báo đầy đủ. Bạn thậm chí có thể nói: “Chúng ta hãy lấy thêm một ý kiến nữa từ mọi người”. Khuyến khích những ý kiến ngờ nghệch, ngộ nghĩnh và thậm chí nhìn bề ngoài là “điên rồ”. Những đề nghị này thường có thể có tính chất sáng tạo và cuối cùng thích hợp với thực tế. Phương thức động não nên mang tính hài hước. Đóng góp và ghi lại ý kiến riêng của bạn. Điều này có thực hiện để truyền sinh lực cho nhóm khi nhóm bị đình trệ. Khuyến khích những người tham gia phát triển và thêm vào những ý kiến đã được ghi nhận. Điều này không nên bao gồm việc thảo luận hoặc đánh giá những ý kiến dù dưới hình thức nào. Không ai phải đánh giá ý kiến của mình trong giai đoạn động não. Dù điều này có xảy ra theo cách tích cực hoặc tiêu cực thì bạn cũng nên bỏ qua và hỏi “kẻ phạm lỗi” trên những ý kiến khác, và bằng cách ấy, chuyển sự tham gia thành sự đóng góp tích cực 4. Chọn giải pháp tối ưu: Có một số cách để đánh giá các đề nghị, giải pháp hoặc ý kiến. Bạn có thể loại trừ một số bằng cách đặt những câu hỏi sau đây : - Những phương tiện vật chất của tổ chức của bạn có làm cho các phương án trở nên không thực hiện được ? - Tổ chức của bạn có khả năng đáp ứng chi phí theo phương án này không ? - Lãnh đạo của bạn có nói rằng một số phương án nào đó không thể chấp nhận được hay không ? Tiêu chuẩn để đánh giá những giải pháp có thể có : - Rủi ro có liên quan đến kết quả mong đợi - Cố gắng cần phải có - Mức độ thay đổi mong muốn . - Khả năng có sẵn các nguồn tài nguyên (nhân sự và vật chất) Trang 11
  12. Diễn đàn thảo luận Kỹ Năng Mềm Kỹ năng Làm Chủ Bản Thân 5. Thực hiện quyết định: Nếu bạn muốn thành công ở giai đoạn quan trọng này thì bạn phải cần triển khai ít nhất là một số trong những kỹ năng sau đây : - Làm rõ - Thiết lập cấu trúc để thực hiện - Trao đổi thông tin - Xác định tiến trình - Đưa ra ví dụ chuẩn - Chấp nhận rủi ro - Tin tưởng 5.1. Làm rõ vấn đề Bạn phải thật sự rõ ràng ngay từ trong suy nghĩ của riêng bạn về việc cần phải làm. Hãy chắc chắn rằng bạn biết chính xác bạn sẽ đi về đâu trước khi bạn khởi hành. Hãy tự hỏi : Quyết định cần đạt được là quyết định gì ? 5.2. Thiết lập cơ cấu dể thực hiện Bạn phải thiết lập mục tiêu rõ ràng và thời hạn của quá trình thực hiện. Bởi vì trong quản lý mục tiêu, nhân viên phải biết chính xác điều họ cần đạt được và phải biết ngày hoàn thành nhiệm vụ. 5.3. Trao đổi thông tin Thông tin một cách rõ ràng cho người khác điều phải làm để đạt được quyết định. Nếu nhân viên cùng tham gia vào việc thực hiện quyết định mà không thông hiểu những kết quả mong muốn đạt được và vai trò của họ, thì việc thực hiện sẽ không có hiệu quả. 5.4. Nhờ cậy Bạn hãy chuẩn bị để xin được hỗ trợ về kinh nghiệm và tư vấn của người khác ngay từ khi bạn dự kiến làm thế nào để thực hiện một quyết định. Đừng nghĩ rằng bạn đã có sẵn tất cả các câu trả lời. Việc thực hiện, nhất là đối với những quyết định phức tạp, đòi hỏi lên kế hoạch cẩn thận, thường là đặc biệt. Không nên cố gắng tự làm tất cả mọi việc. 5.5. Chấp nhận rủi ro Hãy chuẩn bị chấp nhận rủi ro có tính toán để làm cho sự việc xảy ra. Phải nhiệt tình, kiên quyết và sốt sắng khi thực hiện một quyết định. Một quyết định sáng tạo đòi hỏi sự thực hiện phải có tính sáng tạo. Đừng nên áp dụng một qui trình thực hiện duy nhất có tính “tiêu biểu” vào mọi quyết định. Trang 12
  13. Diễn đàn thảo luận Kỹ Năng Mềm Kỹ năng Làm Chủ Bản Thân 5.6. Mô hình hóa vai trò Bạn phải mô hình hóa các tiêu chuẩn cho nhân viên tích cực noi gương. Hãy chuẩn bị tinh thần làm việc hết sức tích cực. Hãy tự đặt cho mình những chỉ tiêu phấn đấu ở mức cao. Nếu bạn làm như vậy thì bạn mới có thể dễ dàng đặt cho nhân viên những chỉ tiêu cao hơn và có nhiều hy vọng họ đạt được mục tiêu hơn. Bạn đừng giống như nhà quản trị mà tôi đã có lần làm việc dưới quyền, ông ấy luôn nói với chúng tôi rằng ông ấy mong chúng tôi làm việc lâu dài và tích cực cho tổ chức này. Ấy vậy mà ông ta luôn là người đến cuối cùng và là người đầu tiên rời công ty. Ông ta gần như một mình làm lợi cho căng tin của công ty ! 5.7 Tin tưởng Bạn hay tin tưởng rằng bạn và nhân viên của bạn luôn luôn có thể làm tốt hơn nữa. Đừng tìm cách ngăn lại việc thực hiện một quyết định mà bạn nghĩ rằng bạn và nhân viên của bạn không có khả năng đạt được. Người ta thường làm việc ở mức độ mà bạn tin rằng họ có khả năng đạt đến mức đó, miễn là nó hợp lý. 6. Đánh giá quyết định Thẩm tra tính hiệu quả của một quyết định đòi hỏi một cách tiếp cận từ hai phía. - Một là, bạn phải đánh giá qui trình trên cơ sở đang diễn ra: Việc thực hiện có được tiến hành theo đúng trình tự của kế hoạch hay không ? Bạn có đạt được những kết quả mong muốn hay không ? - Hai là, bạn nên thẩm tra tính hiệu quả của toàn bộ quyết định và cả quá trình lấy quyết định nữa Việc đánh giá quyết định đang được thực hiện có thể tiến hành tốt nhất ở 2 mức độ : chính thức và không chính thức. - Việc xem xét lại một cách chính thức nên được dự kiến vào những ngày còn trong quá trình thực hiện quyết định, và có thể được thực hiện nhờ những cơ chế kiểm tra chuẩn mực như các cuộc họp, kiểm tra đầu ra, biên bản và báo cáo sản xuất. - Việc xem xét lại không chính thức thường xuyên xảy ra bao gồm việc quan sát và nói chuyện với thân viên tham gia vào quá trình thực hiện : “Công việc diễn ra như thế nào ?”, “Đến nay có vấn đề gì không ?”. Các loại tình huống này cũng đưa ra những cơ hội lý tưởng để khuyến khích và giữ nhân viên tiếp tục nhiệm vụ của họ. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP RA QUYẾT ĐỊNH - Phương pháp độc đoán - Phương pháp phát biểu cuối cùng Trang 13
  14. Diễn đàn thảo luận Kỹ Năng Mềm Kỹ năng Làm Chủ Bản Thân - Phương pháp nhóm tinh hoa - Phương pháp cố vấn - Phương pháp luật đa số - Phương pháp nhất trí 1. Phương pháp độc đoán Phương pháp độc đoán là khi bạn tự quyết định hoàn toàn và sau đó công bố cho nhân viên. Khi bạn ra một quyết định không được ưa thích bạn có thể cố gắng thuyết phục nhân viên về quyết định này, mà không đề nghị đối thoại hoặc thử thách. - Ưu điểm + Tiết kiệm thời gian. + Thuận lợi đối với quyết định theo chuẩn. + Lãnh đạo có kinh nghiệm - Nhược điểm + Nhân viên ít quyết tâm. + Nhân viên dễ bất mãn. + Công việc liên quan đến 1 người. 2. Phương pháp phát biểu cuối cùng Trong phương pháp phát biểu cuối cùng bạn cho phép nhân viên thảo luận và đề nghị giải pháp cho vấn đề. Bạn có thể lưu ý hoặc không lưu ý đến những đề nghị này khi ra quyết định. Bạn có thể cho phép tình huống được thảo luận theo cách thật cởi mở nhưng ở cuối cuộc thảo luận bạn tự ra quyết định. - Ưu điểm + Sử dụng một số nguồn lực của nhóm. + Cho phép một số sáng kiến - Nhược điểm + Nhân viên ít quyết tâm 3. Phương pháp nhóm tinh hoa Trang 14
  15. Diễn đàn thảo luận Kỹ Năng Mềm Kỹ năng Làm Chủ Bản Thân Phương pháp nhóm tinh hoa có sự tham gia của bạn và ít nhất một người khác vào việc ra quyết định mà không cần tham khảo ý kiến của những người khác. Bạn tranh luận và đưa ra giải pháp, đưa ra quyết định và trình bày quyết định cho số nhân viên còn lại. Bạn thậm chí có thể thảo luận về cơ sở của quyết định của bạn trước các nhân viên. - Ưu điểm + Tiết kiệm thời gian. + Thảo luận cởi mở. + Phát triển nhiều ý tưởng. - Nhược điểm + Nhân viên ít quyết tâm. + Xung đột vẫn duy trì + Ít có sự tương tác. 4. Phương pháp cố vấn Phương pháp cố vấn đặt bạn vào vị trí của người cố vấn. Bạn có thể đưa ra một quyết định ban đầu thăm dò và trình bày quyết định này cho nhóm để thảo luận và thu thập dữ liệu. Bạn xem xét cẩn thận và cởi mở ý kiến của nhóm trước khi ra quyết định. Thường bạn sẽ đi tới quyết định đầu tiên và trình bày quyết định này trước nhóm để thảo luận. Bạn phải có đầu óc cởi mở và cho phép chí trich bạn thay đổi do những lý lẽ mà nhân viên đưa ra. Bạn cũng cho phép người khác cải tiến một cách chi tiết quyết định ban đầu của bạn hoặc, ngược lại, đưa ra đề nghị và ủng hộ cho các quan điểm khác. Quyết định cuối cùng là do bạn đưa ra, có xem xét cẩn thận và một cách cởi mở các quan điểm khác. - Ưu điểm + Sử dụng nguồn lực cả nhóm. + Thảo luận cởi mở. + Phát triển nhiều ý tưởng - Nhược điểm + Ai là chuyên gia ? + Lãnh đạo phải cởi mở. 5. Phương pháp luật đa số Trang 15
  16. Diễn đàn thảo luận Kỹ Năng Mềm Kỹ năng Làm Chủ Bản Thân Phương pháp luật đa số có sự tham gia của mọi thành viên của nhóm trong quá trình ra quyết định bằng cách cho phép mỗi thành viên có một lá phiếu bình đẳng. Nhóm biểu quyết về việc chọn quyết định nào. Quyết định nhận được từ đại đa số phiếu sẽ thắng và trở thành quyết định cuối cùng. - Ưu điểm + Tiết kiệm thời gian. + Cho phép kết thúc các cuộc thảo luận. - Nhược điểm + Thiểu số cô lập. + Quyết tâm trong toàn nhóm không cao. 6. Phương pháp nhất trí Phương pháp nhất trí có sự tham gia của toàn thể nhân viên vào việc ra quyết định. Một quyết định không thể đạt được cho tới khi toàn bộ nhân viên đồng ý về một quyết định nào đó. Phương pháp này có thể đưa ra một quyết định có chất lượng cao do đầu vào lớn mạnh và phong phú, nhưng có thể tốn nhiều thời gian. Nhất trí là một phương pháp quyết định để sử dụng hết nguồn lực sẵn có của nhân viên và để giải quyết một cách sáng tạo những xung đột và các vấn đề chủ yếu. Nhất trí rất khó đạt được vì mọi thành viên của nhóm phải đồng ý trên quyết định cuối cùng. Sự nhất trí hoàn toàn không phải là mục tiêu bởi vì rất hiếm khi đạt được, nhưng mỗi thành viên của nhóm nên sẵn sàng chấp nhận ý kiến của nhóm trên cơ sở tính hợp lý và tính khả thi. Khi mọi thành viên của nhóm đều chấp nhận thì bạn đã đạt tới sự nhất trí, và sự đánh giá này có thể được xen như là quyết định của nhóm. Thực vậy, điều này có nghĩa là một người đơn độc nếu cần thiết có thể cản trở nhóm vì không chắc rằng mọi chi tiết đều được mọi người hoàn toàn chấp nhận. Việc biểu quyết là không được phép. Trong việc ra quyết định dựa vào sự nhất trí đích thân bạn phải tin chắc quyết định là quyết định đúng đắn và đồng ý đi theo quyết định này. - Ưu điểm + Kích thích sáng tạo. + Nhân viên quyết tâm. + Sử dụng mọi khả năng. - Nhược điểm + Tốn nhiều thời gian. + Các thành viên phải có kỹ năng, làm việc theo ê kíp cao Trang 16
  17. Diễn đàn thảo luận Kỹ Năng Mềm Kỹ năng Làm Chủ Bản Thân CHƯƠNG 2: LÀM CHỦ CẢM XÚC Trong cuộc sống, chúng ta không thể tránh khỏi những tình huống căng thẳng, mâu thuẫn, xung đột... gây ra những cảm xúc tiêu cực Điều quan trọng là làm cách nào để làm chủ những cảm xúc tiêu cực ấy và giảm thiểu những tác hại do nó đem lại. Chúng tôi đưa ra một số gợi ý để bạn tham khảo: Tìm nguyên nhân: Sáng nay bạn không thể tập trung vào công việc, nỗi buồn mơ hồ xâm chiếm bạn. Bạn càng cố giấu đi, càng cố che đậy thì cảm xúc càng ùa về choán hết tâm trí. Như vậy, trốn tránh không phải là cách chế ngự cảm xúc. Cách tốt nhất là nhìn thẳng vào nó và tìm ra nguyên nhân. Thay vì cứ chìm đắm trong nỗi buồn, bạn nên truy tìm thủ phạm xem ai, chuyện gì đã khiến bạn buồn như thế. Điều gì xảy ra đối với bạn nếu bạn cứ thể hiện cảm xúc như vậy? Sau khi tự vấn, bạn chợt phát hiện việc không đạt được học bổng và bị mẹ la nặng lời nguồn cơn của tâm trạng sáng nay. Suy nghĩ tích cực: Chắc hẳn khi không đạt học bổng sau bao ngày miệt mài phấn đấu, bạn sẽ tự trách mình: “bất tài”, “vô dụng”, “không làm việc gì nên hồn cả”... điều này khiến bạn tổn thương và gây ra tâm trạng chán nản. Bạn hãy thử đưa ra cách suy nghĩ tích cực cho tình huống không hay mà bạn gặp phải. Giả dụ như “thôi thì mình sẽ cố lần sau vậy” hay là “mẹ mình la như vậy vì mong muốn mình đừng tự phụ mà lo học tốt hơn”... Với cách tiếp cận lạc quan, bạn sẽ thấy mình được trấn tĩnh, được động viên bởi bạn có lý do để phấn đấu hơn. Diễn tả cảm xúc phù hợp: Đúng là không thể nhịn được, bạn đã “ăn miếng, trả miếng” với ông chủ khi ông ta giận dữ với bạn. Nhưng liệu đó có phải là cách hay nhất để biểu đạt cảm xúc, nhất là nơi công sở? Bạn có thể lựa chọn cách khác để bày tỏ cảm xúc mà không gây hậu quả xấu và không làm mất đi hình ảnh của bạn. Bạn cần nhớ rằng sự nóng giận của bạn cũng có thể làm cho người khác nóng giận theo. Sự bình tĩnh của bạn có tác dụng trấn an mọi người. Hãy chia sẻ và rèn luyện: Viết nhật ký, viết thư, viết blog, tư vấn, tâm sự với bạn bè... là những cách mà bạn có thể lựa chọn để chia sẻ cảm xúc. Nếu bạn cố kìm nén những cảm xúc tiêu cực, nó có thể âm thầm thiêu cháy bạn. Bên cạnh đó, luyện tập đều đặn, dinh dưỡng hợp lý và suy nghĩ lạc quan sẽ giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh và một trí tuệ minh mẫn. Nó sẽ giúp bạn đề kháng tốt với các “virus cảm xúc” gây bệnh và cân bằng cảm xúc tốt hơn. A. 6 nguyên tắc làm chủ cảm xúc 1- Hiểu bản chất của cảm xúc: là kết quả phản ứng của bạn trước môi trường xung quanh. Việc xảy đến không quan trọng bằng cách bạn tiếp nhận nó. 2- Chấp nhận cảm xúc tiêu cực: đừng kìm nén chúng kẻo chúng sẽ tàn phá bạn từ bên trong rồi bất ngờ “nổ tan xác” bạn. Khi chấp nhận, bạn tạo cho chúng lối thoát lành mạnh Trang 17
  18. Diễn đàn thảo luận Kỹ Năng Mềm Kỹ năng Làm Chủ Bản Thân để tự tin đối đầu với chúng. Viết nhật ký, vận động thân thể, tâm tình với bạn bè, người thân sẽ giảm bớt tác hại của chúng. 3- Suy nghĩ trước khi hành động: suy đi nghĩ lại trước khi làm gì đó dưới ảnh hưởng của cảm xúc. Hãy cân nhắc những hậu quả bạn có thể gặp trong tương lai gần. Học cách phân tích toàn bộ tình hình rồi hãy hành động. 4- Cảnh giác với ngôn từ xỉ vả, chỉ trích: chúng dễ khiến bạn điên tiết. Khi đó hãy niệm câu thần chú: “Gậy, đá có thể làm gãy xương ta nhưng lời nói đừng hòng làm ta trầy xước”. Luôn học cách cư xử nhã nhặn, tránh nổi khùng. 5- Thay đổi nếp suy nghĩ: hãy lập trình lại cách phản ứng trong não bạn với những tình huống cụ thể. Ví dụ, bạn hay trầm uất, suy sụp khi không đạt được mục tiêu. Bây giờ bạn hãy bắt đầu khiêu vũ, thậm chí nhảy cẫng lên, rồi tinh thần bạn được vực dậy, bạn sẽ thấy vấn đề chỉ là một thách thức không hơn. 6- Nuôi dưỡng cảm xúc tích cực: chăm sóc bản thân, ăn uống điều độ, ngủ đủ, vệ sinh sạch sẽ, tập thể dục đều đặn, đặt mục tiêu thực tế, tập trung vào điều bạn muốn và cần. Những điều này sẽ giúp bạn xây dựng hệ thống phòng thủ trước cảm xúc tiêu cực. B. Biết làm chủ cảm xúc - cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn Khả năng làm chủ cảm xúc là một trong 7 tiêu chí đánh giá chỉ số EQ - chỉ số xúc cảm. Đây là chỉ số quy định sự thành đạt về lối sống trong cuộc đời, là khả năng hòa nhập với gia đình và cộng đồng Dân gian có câu “Giận mất khôn”, nhưng các trạng thái cảm xúc vui, buồn, phẫn nộ trong mỗi chúng ta vẫn diễn ra hằng ngày. Có ai dám cả quyết rằng mình chưa từng nổi giận bao giờ? Khi cảm xúc vượt khỏi tầm kiểm soát Theo thạc sĩ tâm lý Võ Thị Tường Vy, cuộc sống hiện đại cạnh tranh, áp lực và thử thách khốc liệt buộc chúng ta phải đối mặt với các chứng bệnh của thời đại là stress, trầm cảm, cáu gắt và dễ nóng giận. Khi cảm xúc vượt khỏi tầm kiểm soát, bạn không chỉ phá vỡ các mối quan hệ, đánh mất các cơ hội tốt đẹp mà còn gây hại cho sức khỏe. Chính vì lẽ đó, bạn cần phải kiềm chế cảm xúc tiêu cực, hấp tấp của bản thân mình. Làm sao làm chủ được cảm xúc của mình? Có bốn vấn đề chính được giảng viên cùng các học viên bàn luận sôi nổi và đưa ra kết luận. Thứ nhất, cảm xúc tiêu cực nếu không nhìn nhận đúng bản chất thì không thể tự mất đi. Thứ hai, nếu giấu kín mãi trong lòng đến một lúc nào đó sẽ tự bùng cháy. Thứ ba, nếu không biết cách giũ bỏ, cảm xúc tiêu cực sẽ đeo đẳng mãi và hủy hoại chính bản thân. Thứ tư, để giải tỏa cảm xúc tiêu cực, không còn cách nào khác ngoài việc quay trở lại chất vấn nó để tìm ra căn nguyên vấn đề. Trang 18
  19. Diễn đàn thảo luận Kỹ Năng Mềm Kỹ năng Làm Chủ Bản Thân Cảm xúc trong các mối quan hệ giả định cũng được đưa ra làm ví dụ sinh động để thử nghiệm ứng phó với sự tức giận. Theo bạn Hồng Hà - sinh viên Khoa Tâm lý, Trường ĐH Sư phạm - trước tình huống con cái bất đồng quan điểm với bố mẹ và mâu thuẫn xảy ra triền miên trong gia đình nên bày tỏ với cha mẹ trong những trường hợp cụ thể chứ không nên dồn nén. Điều đó vừa giúp bố mẹ hiểu rõ tâm tư, tình cảm của con cái vừa rút ngắn khoảng cách giữa hai thế hệ. Bạn có quyền giận dữ và biểu lộ sự tức giận của mình! Nhưng, bộc lộ như thế nào, theo cách nào để đối phương hiểu được vấn đề mà mối quan hệ không bị ảnh hưởng là một nghệ thuật. Nếu có thể, bạn hãy bắt đầu diễn tả cơn giận của mình bằng cách: “Điều bạn làm đã khiến tôi cảm thấy...”. Hay “Tôi đau đớn khi bạn cư xử như vậy với tôi...!”. Hướng suy nghĩ theo lối tích cực Trong cuộc sống, không nhiều thì ít chúng ta sẽ đối diện với sự mất mát, lạm dụng và tổn thương. Làm sao biến những biến cố thành sức mạnh? Theo bạn Nguyễn Xuân Trường, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, mỗi khi phải đối diện với sự mất mát, sức chịu đựng của con người có giới hạn. Vì thế, hãy chia sẻ cảm xúc mất mát với những người thân yêu, tin cậy của bạn. Nếu không quen nói trực tiếp, bạn có thể dùng điện thoại, mail hoặc viết thư, nhật ký. Những hình thức ấy sẽ giúp bạn vơi đi gánh nặng trong lòng. Bạn cũng có thể đối diện với sự bất công, thất bại. Con đường bạn đi tìm sự công bằng và quyền lợi chính đáng của mình không ít lần phải đối diện với sự bực tức, phẫn nộ. Nhưng liệu sự phẫn nộ của bạn có hóa giải được vấn đề hay chỉ làm mọi việc tệ thêm? Muốn vậy, khi đối diện với một tình huống nào đó ngoài ý muốn, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân và mổ xẻ nó để tìm ra nguyên nhân sâu xa. Và điều đó sẽ giúp bạn cơ hội bình tĩnh trở lại. Tình huống đưa ra để các học viên thảo luận là bạn Trường trong đợt thi ĐH vừa qua bị trượt. Dĩ nhiên, tâm trạng bạn ấy sẽ vô cùng thất vọng, bi quan, âu lo, thậm chí mất phương hướng. Làm sao bạn Trường có thể thoát được trạng thái cảm xúc buồn chán ấy? Theo bạn Hà Hiếu Dũng, sinh viên Trường ĐH Kinh tế, trong trường hợp ấy, bạn Trường nên bình tâm suy xét lại và nhìn nhận đúng thực lực của mình. Nếu Trường hướng được suy nghĩ của mình rằng tương lai không chỉ có con đường vào ĐH mà còn nhiều con đường khác để đi thì tâm trạng sẽ đỡ nặng nề hơn. Còn theo ý kiến của bạn Ngô Thị Bích Đào – ĐH Bách khoa, “thất bại là sự trì hoãn của thành công. Bạn Trường nên nhanh chóng vượt qua trạng thái không tốt chuẩn bị tinh thần để ôn thi tiếp và nuôi dưỡng hy vọng”. Qua những phân tích trên, thạc sĩ Tường Vy nhấn mạnh rằng, cách nhìn tích cực sẽ cải thiện được những ý nghĩ và hành động tiêu cực. Chính vì lẽ đó, nếu như phải đối mặt với cơn giận dữ, bạn nên đặt mình vào vị trí người khác để có cái nhìn khách quan hơn. Hãy tìm mọi cách kiềm chế cơn giận của mình trước khi đòi hỏi đối phương. Những điều cần thiết bạn nên làm trong lúc giận là cố gắng giữ giọng ôn tồn, bình tĩnh, không chỉ trích, không miệt thị. Hiệu quả mang lại mà bạn nhận biết được là bạn có thể điều khiển được hành động và cảm xúc của chính mình và cả chính đối phương. Trang 19
  20. Diễn đàn thảo luận Kỹ Năng Mềm Kỹ năng Làm Chủ Bản Thân Nếu có dấu hiệu cho thấy bạn hoặc đối phương bắt đầu giận dữ trước một vấn đề hay công việc nào đó, tốt nhất hãy nhanh chóng rút lui khỏi môi trường căng thẳng ấy vài phút bằng cách đi uống nước, hít thở thật sâu, thả lỏng cơ thể. Khi những cảm xúc căng thẳng nguội dần đi, bạn trở lại giải quyết vấn đề trong sự bình tĩnh, chắc chắn kết quả sẻ tốt hơn. Trang 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2