intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ thuật trồng cà chua chế biến

Chia sẻ: Nguyen UYEN | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

163
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cà chua ngày nay không chỉ còn là một loại rau trong các bữa ăn hàng ngày mà còn là một loại nước giải khát bổ dưỡng. Đặc biệt, người châu Âu, châu Mỹ rất ưa chuộng loại nước uống này. Chính vì vậy trên thị trường thế giới, cà chua cô đặc là một mặt hàng có khả năng tiêu thụ lớn. Giá trung bình của nước cà chua cô đặc khoảng 840USD/tấn. ở nước ta sau khi khánh thành nhà máy chế biến nước cà chua cô đặc Hải Phòng 200 tấn cà chua/ngày được đưa vào...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ thuật trồng cà chua chế biến

  1. Kỹ thuật trồng cà chua chế biến
  2. Cà chua ngày nay không chỉ còn là một loại rau trong các bữa ăn hàng ngày mà còn là một loại nước giải khát bổ dưỡng. Đặc biệt, người châu Âu, châu Mỹ rất ưa chuộng loại nước uống này. Chính vì vậy trên thị trường thế giới, cà chua cô đặc là một mặt hàng có khả năng tiêu thụ lớn. Giá trung bình của nước cà chua cô đặc khoảng 840USD/tấn. ở nước ta sau khi khánh thành nhà máy chế biến nước cà chua cô đặc Hải Phòng 200 tấn cà chua/ngày được đưa vào chế biến để tạo ra những mặt hàng xuất khẩu và tiêu dùng trong nước rất có giá trị. Tuy nhiên cà chua dùng để chế biến công nghiệp có những yêu cầu rất khác xa so với cà chua chúng ta vẫn sử dụng hàng ngày và hầu như không thể sử dụng các loại cà chua có sẵn để đưa vào chế biến được. Vì vậy nông dân cần đặc biệt chú ý khi gieo trồng và chăm sóc loại cà chua này. Giống Giống là khâu quyết định đến phẩm chất của cà chua và hiệu quả của người sản xuất. Đối với chế biến công nghiệp, quả cà chua cần phải đáp ứng yêu cầu khắt khe về độ khô, độ dày cùi, ngoài ra còn phải đảm bảo độ chua thấp, độ cứng, màu đỏ đậm và nhất là phải không lẫn tạp chất côn trùng, vi sinh vật cũng như phải có hàm lượng nitrat ở mức cho phép. Hiện nay, chúng ta có khá nhiều giống cà chua chế biến đã được nghiên cứu, khảo nghiệm như PT18, PT48, C50, V95, VF10, Ronita... Song phần nhiều các giống trên mới chỉ dừng ở mức độ khảo nghiệm, quy mô nhỏ. Hiện chỉ có
  3. giống VF10 nhập từ Italia là có khả năng trồng rộng rãi. Tuy vậy, nếu không chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật thì hiệu quả cũng không cao do năng suất thấp. Thời vụ - Vụ sớm: Gieo hạt tháng 7, trồng tháng 8, thu hoạch tháng 11. - Vụ chính: Gieo hạt cuối tháng 9, trồng cuối tháng 10 đến giữa tháng 11, thu hoạch vào tháng 1 đến tháng 2 năm sau. - Vụ muộn: Gieo hạt từ cuối tháng 11 đến đầu tháng 1. Làm vườn ươm Vườn ươm phải được bố trí nơi cao ráo, dễ thoát nước, đủ ánh sáng, đất tơi xốp, nhiều mùn. Nên chọn chân đất thịt nhẹ, đất cát pha, nhất là vụ trước đã trồng các loại cây chịu nước để ngăn ngừa nguồn bệnh lây lan. Đất được cày ải, đập nhỏ và xử lý bằng vôi bột (30-50kg/sào), hay Regent 0,3 G thay thế. Luống vườn ươm rộng 80-100cm, cao 20-30cm, để dễ thoát nước.
  4. Lượng phân bón cần dùng cho vườn ươm khoảng 9.000-15.000 tấn/ha phân chuồng hoai mục, 110-160kg/ha super lân. Các loại phân bón này cần được bón sâu và đảo đều trước khi gieo hạt. Trước khi gieo, hạt giống được xử lý bằng nước 2 sôi-3 lạnh, sau đó rửa sạch và ngâm trong nước 4-5 giờ, vớt ra để ráo rồi đem ủ khoảng 24 giờ cho nứt nanh thì đem gieo. Lượng giống cần 14-15 kg/ha (1,4-1,5g/m2) đối với loại hạt nhỏ và 19-25 kg/ha (1,9-2,5g/m2) đối với hạt lớn. Sau khi gieo hạt, phủ lên mặt luống một lớp đất mỏng (0,5-0,7cm) để lấp kín hạt, rồi phủ rơm, rạ mục, băm nhỏ hoặc trấu mục lên trên trước khi phủ thêm một lớp rơm rạ dài và tưới nước giữ ẩm thường xuyên đến khi hạt mọc thì bỏ lớp rơm rạ dài đi. Chú ý làm giàn che cho cây con bằng cót, phên hoặc nilon sáng màu. Cây con được 4-6 lá thật (20-30 ngày tuổi) thì đem trồng ra ruộng. Trước khi nhổ cần tưới đẫm nước lên luống để khi nhổ không làm giập nát, gãy cây. Kỹ thuật trồng và chăm bón Lựa chọn các vùng đất tơi xốp, giàu mùn, chủ động tưới tiêu để trồng. Không trồng trên đất chua, đất kiềm và nhất là đất đã trồng các cây họ cà (cà pháo, cà chua, khoai tây...) vụ trước. Nên luân canh cà chua với các cây trồng chịu nước như lúa để hạn chế nguồn bệnh. Đất trong ruộng trồng cũng cần được phơi ải, cày bừa và dọn sạch cỏ, khi cần thiết có thể thêm vôi
  5. (1.300-1.500kg/ha) để cải tạo. Luống cà chua làm rộng 120cm, rãnh rộng 30cm, cao 25-30cm (đối với vụ chính) và 30-35cm (đối với các vụ khác). Cà chua chế biến nên trồng thành 2 hàng mỗi luống, hàng cách hàng 70cm, cây cách cây 30cm, đảm bảo mật độ 28.000-30.000 cây/ha (1.000-1.200 cây/sào Bắc Bộ) để nâng cao hiệu quả kinh tế. Sau khi lên luống, bổ hốc (hoặc đánh rãnh) theo đúng mật độ, bỏ phân vào từng hốc, đảo với đất bột trong hốc cho đều rồi trồng. Khi trồng, lấp đất kín gốc cà chua vừa phải, ấn nhẹ xung quanh để giữ cây thẳng đứng rồi tưới đẫm nước. Chú ý không trồng cây quá sâu, không nén đất quá chặt làm tổn hại đến gốc và bộ rễ của cây. Không để rễ cây tiếp xúc trực tiếp với phân. Khi có nắng nóng nên che đậy và giữ ẩm để cây mau hồi phục. Lượng phân bón cần dùng cho mỗi hecta cà chua là 14-20 tấn phân chuồng hoai mục, 270-300kg đạm urê, 670-810kg lân super và 300-330kg kali clorua. Trong đó, bón lót 100% lượng phân chuồng, 25% đạm, 65-75% lân và 20% kali; bón thúc lần 1 khi cây hồi xanh (7-8 ngày sau trồng) với 5- 10% lượng đạm, 5% lượng lân kết hợp với việc vun xới lần 1 (thời kỳ này chỉ cần xới nhẹ và vun thấp là được); bón thúc lần 2 khi cây bắt đầu ra chùm hoa đầu (22-26 ngày sau trồng) với 30% lượng đạm, 40% kali và 5-10% lân kết hợp phun thuốc, kết hợp vun xới lần 2 (có thể xới 2 bên rãnh và giữa luống cà chua sau đó vun ấp vào thân luống, phủ rơm rạ lên trên mặt luống khi có điều kiện) bón thúc lần 3 khi quả lớn (41-45 ngày sau trồng) với 30% lượng đạm, 30% kali, bón thúc lần 4 với số phân còn lại sau mỗi đợt thu quả. Cần chú ý khi cây ra hoa rộ không nên bón thúc quá mạnh, không bón, tưới thẳng phân vào gốc cây.
  6. Cà chua cần được tưới nước thường xuyên để giữ ẩm, nhưng không được để nước ứ đọng trong rãnh, nhất là vào thời kỳ từ khi ra hoa đến khi quả lớn. Tuyệt đối không dùng các loại nước thải công nghiệp hoặc nước thải sinh hoạt để tưới cho cà chua chế biến. Kỹ thuật làm giàn, bấm nhánh, tỉa cành Các kỹ thuật này có ảnh hưởng lớn đến năng suất cà chua. Khi vun xới lần 2 cần tiến hành làm giàn. Có thể làm giàn chữ nhân, giàn chữ A hoặc giàn hàng rào. Tùy từng điều kiện có thể áp dụng kiểu này hoặc kiểu khác để vừa tiết kiệm được vật liệu làm giàn vừa dễ chăm sóc cho cây. Buộc thân cây vào hàng rào bằng lạt mềm hoặc dây nilon nhằm giữ cho cây khỏi đổ. Mối buộc đầu tiên ở dưới chùm hoa thứ nhất, sau đó cứ cách 15-20cm lại buộc một nút theo sự tăng trưởng của cây. Việc buộc dây cần kết hợp với tỉa cành để đỡ tốn công lao động và tạo điều kiện tốt cho cây phát triển. Với giống sinh trưởng vô hạn hoặc bán hữu hạn cần bấm ngọn khi thân chính và thân phụ ra được 8-9 chùm hoa để tập trung dinh dưỡng cho việc ra hoa, kết quả. Thu hoạch và bảo quản
  7. Khác với cà chua thông thường, cà chua chế biến chỉ thu hoạch khi quả đã chín đỏ hoàn toàn trên cây. Khi thu hái phải làm nhẹ nhàng, tránh xây xát, giập vỡ. Sau khi thu hái, cà chua phải được đựng trong các loại bao bì cứng (sọt, thùng...) để vận chuyển, tránh giập nát trong quá trình này. Tuyệt đối không dùng các loại bao bì mềm để đựng cà chua vì làm như vậy quả dễ bị giập, nát không đạt được phẩm chất khi đưa vào chế biến.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2