intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Làm thế nào để bảo vệ tên miền?

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

80
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Domain (tên miền) được biết đến như một địa chỉ website, xa hơn nữa nó có thể là bộ mặt, giá trị của một tổ chức hay doanh nghiệp trên Internet. Hiện tượng hàng loạt các website lớn Việt Nam mang tên miền quốc tế bị hack và chuyển registrar, hầu như không thể lấy lại được, đã làm nổi lên vấn đề bảo mật cho tên miền. Tuy nhiên, chỉ cần thực hiện một số bước cơ bản, bạn cũng đã bảo vệ được phần nào sự an toàn cho tên miền của mình trên Internet. 1. Lựa chọn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Làm thế nào để bảo vệ tên miền?

  1. Làm thế nào để bảo vệ tên miền? Domain (tên miền) được biết đến như một địa chỉ website, xa hơn nữa nó có thể là bộ mặt, giá trị của một tổ chức hay doanh nghiệp trên Internet. Hiện tượng hàng loạt các website lớn Việt Nam mang tên miền quốc tế bị hack và chuyển registrar, hầu như không thể lấy lại được, đã làm nổi lên vấn đề bảo mật cho tên miền. Tuy nhiên, chỉ cần thực hiện một số bước cơ bản, bạn cũng đã bảo vệ được phần nào sự an toàn cho tên miền của mình trên Internet. 1. Lựa chọn registrar để đăng ký tên miền Đây là bước quan trọng đầu tiên khi bạn tiến hành mua tên miền để phát triển website, nó giống như bạn trao chìa khóa ngôi nhà của mình cho người khác bảo hộ. Hiện nay trên Internet có khá nhiều nhà đăng ký tên miền như dreamhost.com, namecheap. com, yahoo.com, register.com, vv... Giá tên miền cũng khá thống nhất, độ vào khoảng 9 - 10 USD/năm (.com, .info, .org). Với nhà đăng ký Register.com thì giá khá đắt, vào khoảng 35 - 40 USD/năm cho tên miền quốc tế. Mức giá khá cao này làm cho nhiều người “chê” và không đăng ký ở đây. Thật ra thì “tiền nào của nấy”, Register.com cung cấp một chế độ bảo mật tên miền khá cao bao gồm hỗ trợ Private Domain Protection, Automatic Domain Renewal... và còn nhiều dịch vụ khác nữa. Theo kinh nghiệm, nếu đã có ý định phát triển web lâu dài thì không nên ham của rẻ. Việc lựa chọn nhà đăng ký tốt ngay từ đầu cũng giống như tạo nền móng cho ngôi nhà của bạn, nền móng có vững chắc thì mới phát triển lâu dài được. 2. Password Email Thường khi đăng ký, nhà cung cấp sẽ yêu cầu bạn cung cấp một địa chỉ email để liên lạc, có khi email này là tên đăng nhập vào hệ thống quản trị tên miền
  2. của nhà cung cấp đó. Thói quen của rất nhiều người dùng Internet là đặt password chung cho email cùng với các tài khoản khác trên mạng. Đều này vô cùng nguy hiểm, vì khi máy bạn bị dính keylogger (một chương trình ghi lại thao tác bàn phím và màn hình) thì chắc chắn hacker sẽ chiếm lĩnh được toàn bộ thông tin của bạn. Do đó để đảm bảo tính an toàn, bảo mật, bạn nên đặt password khác nhau cho mỗi account trên Internet và không dùng chung với tài khoản đăng nhập quản trị domain của mình. 3. Domain Automatic Renew Domain Automatic Renew là một dịch vụ thường được cung cấp bởi domain registrar. Đa phần người dùng không chọn phần này do nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên để tránh khỏi tình trạng “mất bò mới làm chuồng”, bạn nên chọn tính năng này cho tên miền của mình, lúc đó trước khi tên miền hết hạn một khoảng thời gian nào đó, nhà cung cấp dịch vụ sẽ gởi mail thông báo đáo hạn domain, bạn có thể chấp nhận hoặc từ chối. Nếu không chọn tính năng này thì khi hết hạn bạn sẽ mất luôn tên miền đang sử dụng. Có lẽ bạn cũng nghe nói đến dịch vụ back order của một số nhà cung cấp, đây là dịch vụ khá nguy hiểm vì nó cho phép hacker đăng ký trước một tên miền và sẵn sàng chộp lấy tên miền của bạn khi nó vừa hết hạn (giá của dịch vụ này khá đắt so với giá thực của tên miền). Việc sử dụng tùy chọn Automatic Renew sẽ phát huy tác dụng trong trường hợp này, ngăn cản hacker đánh cắp tên miền của bạn. 4. Domain Lock Domain Lock là tính năng khóa tên miền, không cho phép chuyển nhà đăng ký, tốt nhất sau khi tên miền đã trỏ DNS, IP... ổn định, bạn nên khóa tên miền lại. 5. Sử dụng DNS trung gian
  3. DNS trung gian là dịch vụ hỗ trợ quản lý tên miền ở tầng thứ 2, tức là tên miền của bạn có thể đăng ký ở bất cứ nơi đâu, chỉ cần trỏ DNS về server quản lý và tạo account, bạn cũng có thể quản lý tên miền của mình một cách dễ dàng. Một số DNS server uy tín như Sitelutions.com, DNSEver. com, vv... Lợi điểm khi sử dụng DNS trung gian là: quản lý tên miền tập trung, dễ sử dụng, hỗ trợ khá nhiều domain trên tài khoản, và đa số các DNS Server là miễn phí. Trên đây chỉ là một số thủ thuật nhỏ và rất cơ bản giúp bạn có thể bước đầu tự mình bảo mật cho domain. Tuy vậy, chừng đó vẫn chưa phải là hoàn toàn đầy đủ, bạn cần lưu ý rằng trên Internet không có trang web nào là tuyệt đối an toàn, bạn phải hết sức cảnh giác và luôn luôn quan tâm đúng mức đến việc bảo vệ cho website của mình.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2