intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

LAO RUỘT TRÊN BỆNH NHÂN LAO PHỔI

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

88
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu: Xác định chẩn đoán và điều trị lao ruột trên bệnh nhân lao phổi Phương pháp nghiên cứu: cắt ngang phân tích Kết quả: Từ 01/2003 đến 12/2006, 48 trường hợp lao ruột trên bệnh nhân lao phổi (41 nam và 7 nữ). Tuổi trung bình là 40,3 tuổi (ranh giới tuổi, 27 – 63). Phần lớn có thời gian khởi bệnh kéo dài trên 1 tháng (89,58%), và đã khám nhiều lần tại khoa ngoại hoặc nội tiêu hóa trước đó. Tất cả trường hợp có rối loạn tiêu hóa (đau bụng, tiêu chảy và/hoặc táo...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: LAO RUỘT TRÊN BỆNH NHÂN LAO PHỔI

  1. LAO RUỘT TRÊN BỆNH NHÂN LAO PHỔI TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định chẩn đoán và điều trị lao ruột trên bệnh nhân lao phổi Phương pháp nghiên cứu: cắt ngang phân tích Kết quả: Từ 01/2003 đến 12/2006, 48 trường hợp lao ruột trên bệnh nhân lao phổi (41 nam và 7 nữ). Tuổi trung bình là 40,3 tuổi (ranh giới tuổi, 27 – 63). Phần lớn có thời gian khởi bệnh kéo dài trên 1 tháng (89,58%), và đã khám nhiều lần tại khoa ngoại hoặc nội tiêu hóa trước đó. Tất cả trường hợp có rối loạn tiêu hóa (đau bụng, tiêu chảy và/hoặc táo bón); 64,58% sờ thấy khối u hố chậu phải; 87,5% dấu Koenig dương tính; và 5 trường hợp có lỗ dò ra da vùng hố chậu phải. Đa số (75%) có các triệu chứng hô hấp (ho, đau ngực…). Ngoài ra, trên X-quang khung đại tràng có cản quang, chủ yếu là tổn thương lao vùng hồi – manh tràng (87,5%), thường gặp các dấu hiệu Stierlin, hình ảnh hẹp hoặc loét thành ruột. Siêu âm bụng cũng cho thấy hình ảnh phì đại hồi – manh tràng, khối u hố chậu phải và hạch ổ bụng (87,5%; 70,33% và 35,42%). Qua nội soi khung đại tràng phát hiện các sang thương đại thể: dạng loét thành ruột là 31,25%; dạng phì đại, xơ sẹo là 35,42%; và dạng phì đại, xơ sẹo kèm loét là 33,33%. Về kết quả giải phẫu bệnh lý, 58,33% là sang thương lao. Có 9,09% soi AFB dương
  2. tính và 40,91% cấy BK dương tính trong phân. Mặc khác, 48 trường hợp đều có sang thương trên X-quang phổi, chủ yếu là dạng thâm nhiễm (77,08%), một bên nhiều hơn hai bên (70,83% so với 29,17%). Soi AFB/đàm dương tính thấp (12,5%); phản ứng lao tố trong da dương tính mạnh (81,25%); số lượng bạch cầu tăng (56,25%); và tốc độ lắng máu tăng trung bình. Sau 6 – 9 tháng điều trị lao, tất cả các trường hợp đều được điều trị thành công. Kết luận: Xác định chẩn đoán đúng, sớm lao ruột nhằm có hướng điều trị kịp thời trên bệnh nhân lao phổi. ABSTRACT Objective: to determine the diagnosis and treatment of internal tuberculosis in pulmonary tuberculosis patients Method: analytical crossed sectional study Results: From 01/2003 to 12/2006, 48 cases of intestinal tuberculosis in pulmonary tuberculosis patients (41 male and 7 female patients). The average age was 40.3 (range, 27 to 63). Most of them had the incident time over 1 month (89.58%), and had been treated many times in surgical wards or intestinal wards previously. All cases had digestive troubles (abdominal pain, diarrhea, and/or constipation); 64.58% of palpable massess in the right iliac fossa; 87.5% of positive Koenig’s signs; and 5 cases of fistula in the
  3. right iliac fossa. Many cases had respiratory symptoms (chest pain, cough…). On the orther ha nd, there were mainly tuberculous lesions in ileocecal area (87.5%) on the colonic radiography with barium, often Stierlin’s sign, lumen stenosis and ulcerative form. Abdominal echo also showed ileocecal hypertrophy, mass in the right iliac fossa, and adenopathy (87.5%; 70.33% và 35.42%). On gross pathologic examination, they were the ulcerative forms (31.25%); fibrous hypertrophic forms (35.42%) and ulcerohypertrophic forms (33.33%). About pathologic results of biopsies, they were tuberculous lesions (58.33%). There were 9.09% of positive AFB smear and 40.91% of positive BK culture in faece. Alternatively, 48 cases had lesions on the chest X-rays, especially in nodullar infiltration (77.08%), unilateral lung more than bilateral lung (70.83% versus 29.17%). Positive AFB sputum smear was low (12.5%); 81.25% of cases had positive tuberculin test; WBC level was high (56.25%); and the sedimentation increased in average level. After a 6 – 9 month antituberculosis therapy, all of cases had been successful. Conclusion: Determination of diagnosis of internal tuberculosis was correctlly and early due to treat antituberculosis drugs timely in pulmonary tuberculosis patients
  4. ĐẶT VẤN ĐỀ Lao ruột là một dạng thường gặp của lao hệ thống tiêu hóa, thường là thể lao thứ phát, xuất hiện sau lao phổi và là một bệnh lý đáng quan tâm ở nhiều nước kém phát triển. Lao ruột chiếm 1,8 – 3 % các trường hợp lao ngoài phổi. Tuy nhiên, khoảng 20 – 25% các trường hợp lao ruột kèm theo sang thương lao trên X-quang phổi. Đặc biệt, sang thương lao vùng hồi – manh tràng thường gặp trong lao ruột (chiếm 80 – 90%). Ngoài ra, do tình trạng bùng phát đại dịch HIV/AIDS làm cho sang thương lao ở ruột ngày càng nhiều. Biểu hiện lâm sàng của lao ruột (chủ yếu là rối loạn tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, khối u hố chậu phải…) dễ lầm với các bệnh lý khác nh ư viêm ruột thừa, viêm đại tràng mãn, ung thư manh – đại tràng… làm cho vấn đề chẩn đoán và điều trị trở nên khó khăn. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm xác định chẩn đoán bằng các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết và điều trị kịp thời các trường hợp lao ruột trên bệnh nhân lao phổi. PHƯƠNG PHÁP - ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Loại hình nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang phân tích Đối tượng nghiên cứu
  5. Tất cả các bệnh nhân có biểu hiện rối loạn tiêu hóa (đau bụng, tiêu chảy, khối u hố chậu phải…) kèm sang thương lao trên X-quang phổi đến khám và điều trị tại phòng khám phổi, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh từ 01/2003 – 12/2006 đều được đưa vào nghiên cứu thỏa mãn các tiêu chuẩn chọn bệnh như sau: Lâm sàng Triệu chứng nhiễm lao chung: sốt về chiều, mệt mỏi, ăn kém, sụt cân. Triệu chứng rối loạn tiêu hóa: đau bụng từng cơn kèm những cơn gò thành bụng nhất là vùng hố chậu phải, đôi khi đau dữ dội dễ lầm với bụng ngoại khoa hoặc đau âm ỉ, kéo dài, khu trú hoặc lan tỏa khắp bụng; tiêu chảy thường phân lỏng có thể kèm đàm nhớt hoặc máu, thỉnh thoảng tiêu chảy xen lẫn với táo bón. Khám bụng: phát hiện dấu hiệu Koenig ở vùng hố chậu phải (một khối nổi gồ lên làm bệnh nhân rất đau nhất là khi có cơn nhu động ruột, kèm theo tiếng hơi di động qua chỗ hẹp, lúc đó khối gồ xẹp từ từ và bệnh nhân bớt đau) hoặc có thể sờ thấy khối u vùng hố chậu phải, chắc di động không đau. Có thể phát hiện lỗ dò ra da kèm chảy mủ vàng, hôi thối, ở vùng hố chậu phải. Triệu chứng hô hấp: ho khan, ho ra máu, đau ngực, khó thở…
  6. Cân lâm sàng Chụp X-quang khung đại tràng có cản quang: cho thấy hình ảnh điển hình vùng hồi manh tràng bị teo hẹp; hoặc hình ảnh loét hoặc hẹp thành đại tràng. Nội soi khung đại tràng phát hiện sang thương viêm phù nề, loét, biến dạng hẹp van vùng hồi – manh tràng… kèm sinh thiết sang thương nhất là vùng hồi manh tràng xác định lao qua giải phẫu bệnh lý. X-quang phổi thẳng: có sang thương nhu mô phổi (thâm nhiễm, nốt, hình hang,…). Các xét nghiệm tầm soát nhiễm lao: Công thức máu (bạch cầu bình thường hoặc tăng nhẹ, chủ yếu là tăng lympho bào); tốc độ lắng máu tăng; phản ứng lao tố trong da dương tính hoặc âm tính; soi, cấy tìm vi trùng lao trong đàm, trong phân. Tiêu chuẩn loại trừ Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu hoặc bỏ trị, không tái khám theo lịch hẹn trong suốt thời gian điều trị. * Phân tích sang thương lao trên X -quang phổi dựa theo phân loại của Hiệp Hội Lồng Ngực Hoa Kỳ (ATS, 1990) như sau:
  7. Sang thương lao mức độ nhẹ (kí hiệu I): Sang thương không có hang, tổng diện tích sang thương một hoặc hai bên phổi không vượt quá một phân thùy phổi. Sang thương lao mức độ trung bình (kí hiệu II): Sang thương một hoặc cả hai bên phổi, tổng diện tích sang thương không vượt quá giới hạn một thùy phổi và tổng đường kính các hang lao không quá 4 cm. Sang thương lao mức độ nặng (kí hiệu III): Sang thương nặng hơn ở mức độ trung bình (II), nghĩa là tổng diện tích sang thương một hoặc hai bên phổi vượt qua một thùy phổi hoặc chiếm cả một bên phổi và tổng đường kính các hang trên 4 cm. Phương pháp tiến hành nghiên cứu Tiến hành chọn bệnh nhân theo tiêu chuẩn trên. Bệnh nhân sẽ được giải thích rõ, khám bệnh, và làm một số xét nghiệm cần thiết (X-quang phổi; soi AFB, cấy tìm vi trùng lao trong đàm; phản ứng lao tố trong da; siêu âm bụng tổng quát; soi AFB, cấy tìm vi trùng lao trong phân; và các xét nghiệm khác: công thức máu, đường máu, BUN, creatinin, SGOT, SGPT…) giúp chẩn đoán xác định và điều trị. Chúng tôi áp dụng điều trị lao theo phác đồ chương trình chống lao của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ (CDC).
  8. Thống kê và xử lý số liệu Dùng phần mềm EXCEL 2003 và STATA phiên bản 6.0 để nhập và xử lý số liệu thu dung được. Giá trị p > 0,05 có ý nghĩa thống kê. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Trong thời gian nghiên cứu từ tháng 01/2003 đến 12/2006, có 48 trường hợp lao ruột trên bệnh nhân lao phổi được chẩn đoán và điều trị tại BV. Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Trong đó, có 41 bệnh nhân nam (85,42%) và 7 bệnh nhân nữ (14,58%). Tuổi trung bình là 40,3 tuổi; tuổi nhỏ nhất là 27, và tuổi lớn nhất là 63 tuổi. Tất cả các trường hợp này đến khám và điều trị khoa ngoại tiêu hóa hoặc nội tiêu hóa trước đó ít nhất một lần. Trong đó, - 15 trường hợp (31,25%) khám ngoại khoa chuẩn bị mổ với chẩn đoán trước mổ là theo dõi u manh tràng và đại tràng phải. - 4 trường hợp (8,33%) đã được mổ cắt nửa đại tràng phải, nối hồi tràng với đại tràng ngang với chẩn đoán trước mổ theo dõi u manh tràng – đại tràng phải. Kết quả giải phẫu bệnh mô sang thương: sang thương lao manh tràng và đại tràng phải. - 29 trường hợp (60,42%) khám điều trị nội tiêu hóa vì tiêu chảy kéo dài (nghĩ do viêm đại tràng mạn tính).
  9. Ngoài ra, có 6 trường hợp (12,5%) kèm bệnh đái tháo đường týp 2 (gồm 4 trường hợp chưa điều trị và 2 trường hợp đang điều trị thuốc hạ đường huyết uống nhưng chưa được kiểm soát tốt). Bảng 1: Phân bố lứa tuổi Lứa tuổi n (%) ≤ 30tuổi 3 (6,25%) 31 – 50 tuổi 33 (68,75%) ≥ 51 tuổi 12 (25%) n: số trường hợp Bảng 2: Thời gian khởi bệnh: Thời khởi n (%) gian bệnh Dưới 1 tháng 5 (10,42%) 1 – 3 tháng 16 (33,33%) 4 – 6 tháng 19 (39,58%) Trên 6 tháng 8 (16,67%)
  10. * Đặc điểm triệu chứng lâm sàng Bảng 3: Biểu hiện triệu chứng lâm sàng Triệu chứng lâm sàng n (%) Đau bụng, tiêu chảy hoặc 48 (100%) táo bón Sốt, ớn lạnh về chiều 39 (81,25%) Ăn kém, sụt cân, mệt 42 (87,5%) mỏi Buồn nôn, nôn 14 (29,17%) Dò phân ra da vùng hố 5 (10,42%) chậu phải Dấu Koenig vùng hố 42 (87,5%) chậu phải Sờ thấy khối u hố chậu 31 (64,58%) phải Ho khan hoặc ho khạc 36 (75%)
  11. đàm và/hoặc đau ngực * Đặc điểm triệu chứng cận lâm sàng: Bảng 4: Kết quả vi trùng lao trong đàm, phản ứng lao tố và số lượng bạch cầu n (%) BK/đàm Dương tính 6 (12,5%) Am tính 42 (87,5%) IDR > 10 mm 39 (81,25%) ≤ 10 mm 9 (18,75%) Số lượng > 10.000/mm3 27 (56,25%) bạch cầu ≤ 10.000/mm3 21 (43,75%) Bảng 5: Tốc độ lắng máu trung bình Giá trị trung bình Giờ thứ nhất 31,8 ± 5,7 mm Giờ thứ hai 54,4 ± 9,1 mm
  12. Bảng 6: Kết quả đường máu n (%) Đường huyết 6 (12,5%) lúc đói > 140 mg% Bảng 7: Các dạng sang thương trên X-quang phổi n (%) Sang thương Thâm nhiễm 37 (77,08%) Hình hạt kê 5 (10,42%) Hình hang 4 (8,33%) Phì đại hạch rốn 13 (27,08%) phổi, trung thất Xơ mô kẽ phổi 11 (22,92%) Khí phế thũng 7 (14,58%) Bảng 8: Vị trí và mức độ sang thương lao trên X-quang phổi (theo ATS) n (%)
  13. n (%) Vị trí sang Bên trái 13 (27,08%) thương lao Bên phải 21 (43,75%) Hai bên 14 (29,17%) Mức độ Nhẹ 22 (45,83%) Sang Trung bình 17 (35,42%) thương lao Nặng 9 (18,75%) Bảng 9: Hình ảnh sang thương siêu âm bụng tổng quát n (%) Sang thương Phì đại hồi tràng, manh 42 (87,5%) tràng Hình khối u, hoặc mảng 34 (70,33%) phù nề hố chậu phải Phì đại hạch ổ bụng 17 (35,42%) Bảng 10: Hình ảnh sang thương trên X-quang đại tràng có cản quang
  14. Hình ảnh sang thương n (%) Dấu hiệu Stierlin 31 (64,58%) Hẹp lòng manh tràng 21 (43,75%) và đại tràng phải Loét thành đại tràng phải 14 (29,17%) Bảng 11: Đặc điểm sang thương qua nội soi khung đại tràng n (%) Đặc điểm sang thương Hẹp hoặc tắc nghẽn do phì 4 đại xơ sẹo (8,33%) thành ruột ở van hồi manh tràng Hẹp hoặc tắc nghẽn do phì 8 đại xơ sẹo ở (16,67%) van hồi manh tràng và kèm theo loét
  15. Loét van hồi manh tràng 9 (18,75%) Phì đại xơ sẹo thành ruột làm 13 hẹp lòng (27,08%) manh tràng và đại tràng phải Phì đại xơ sẹo thành ruột làm 8 hẹp lòng (16,67%) manh tràng và đại tràng phải, kèm loét Loét thành đại tràng phải đơn 6 thuần (12,5%) Như vậy, qua nội soi khung đại tràng, sang thương lao thường gặp nhất là vùng hồi manh tràng (42 trường hợp) và sang thương đại tràng phải đơn thuần chỉ có 6 trường hợp. Bảng 12: Kết quả giải phẫu bệnh của sinh thiết sang thương qua nội soi khung đại tràng hoặc sau phẫu thuật Kết quả n (%)
  16. Kết quả n (%) Sang thương lao 28 (58,33%) Viêm đại tràng mạn 20 (41,67%) tính Bảng 13: Kết quả soi AFB và cấy tìm vi trùng lao trong phân (n=44 trường hợp) Kết quả Kết quả n (%) Dương tính 4 (9,09%) Soi AFB Am tính 40 (91,91%) Cấy tìm vi Dương tính 18 (40,91%) trùng lao Am tính 26 (59,09%) Hiệu quả điều trị với phác đồ điều trị lao 48 trường hợp (100%) đáp ứng tốt với điều trị lao sau 6 – 9 tháng. Sau thời gian điều trị lao 1/2 – 2 tháng trong giai đoạn tấn công, Bệnh nhân cải thiện tốt về triệu chứng lâm sàng (hết đau bụng, hết tiêu chảy, hết táo bón, hết ho và đau ngực…), và cận lâm sàng (sang thương lao trên X-quang phổi thu hẹp diện tích, có khuynh hướng xơ hóa, vôi hóa…; AFB/đàm âm tính; bạch
  17. cầu trở về bình thường). Sau đó bệnh nhân tiếp tục được điều trị cho đủ thời gian trong vòng 6 – 9 tháng. Bảng 14: Thời gian cải thiện hết sang thương lao trên X-quang phổi Thời gian n (%) Sau 1 tháng 3 (6,25%) Sau 2 tháng 14 (29,17%) Sau 4 tháng 22 (45,83%) Sau 6 tháng 9 (18,75%) Bảng 15: Kết quả điều trị lao thành công theo phác đồ n (%) Phác đồ 6 tháng 17 (35,42%) 8 tháng 22 (45,83%) 9 tháng 9 (18,75%) BÀN LUẬN Về dịch tễ học
  18. Trong thời gian nghiên cứu (từ 01/2003 đến 12/2006), chúng tôi thu dung 48 trường hợp lao ruột trên bệnh nhân lao phổi được chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Theo y văn, hiện nay chưa có một tỉ lệ tổng quan về lao ruột vì chưa có những cuộc điều tra dịch tễ học ngẫu nhiên tại nhiều vùng dân cư, nhưng cũng đã ghi nhận một tỉ lệ bệnh nhất định theo một vài số liệu thống kê tại một số bệnh viện. Theo Archane M.I. et al, báo cáo vào 1983, trong vòng 6 năm tại bệnh viện Rabat có 21 trường hợp lao hồi-manh tràng (1,8%) trong số 1.172 trường hợp lao ngoài phổi. Theo Trần Hà, báo cáo năm 1985 tại Viện lao và bệnh phổi, có 16 trường hợp lao ruột (3%) trong số 558 trường hợp lao ngoài phổi. Ngoài ra, chúng tôi chưa có một tỉ lệ chính xác lao ruột có kèm theo lao phổi nhưng tất cả 12 trường hợp lao ruột này đều kèm sang thương lao phổi. So với các nghiên cứu khác, Mahesh K.N.A. et al, khoảng 20 – 25% lao ruột kèm sang thương lao phổi. Theo Mitchell R. et al, khoảng 30,5% lao ruột kèm sang thương lao phổi từ mức độ nhẹ đến nặng. Trong 48 trường hợp lao ruột, có 42 trường hợp có sang thương lao vùng hồi – manh tràng so với sang thương lao ở đại tràng (chiếm 87,5% so với 29,17%). Điều này cũng phù hợp với y văn, sang thương lao vùng hồi – manh tràng thường gặp trong lao ruột (chiếm 80 – 90%).
  19. Mặt khác, đa số các trường hợp xảy ra chủ yếu trong lứa tuổi từ 31 – 50 (chiếm 68,75%), và có thời gian khởi bệnh kéo dài trên 1 tháng (chiếm 89,58%). Đồng thời, tất cả 48 trường hợp này đều đã đến khám nhiều lần tại khoa ngoại tiêu hóa hoặc nội tiêu hóa trước đó với các triệu chứng nổi bật của rối loạn tiêu hóa và được điều trị không đúng cách do chẩn đoán ban đầu không chính xác (trong đó, có 4 trường hợp đã được mổ cắt nửa đại tràng phải nhưng kết quả giải phẫu bệnh là sang thương lao manh tràng và đại tràng phải và 15 trường hợp chuẩn bị mổ với chẩn đoán trước mổ theo dõi u manh tràng – đại tràng phải; và 29 trường hợp được điều trị nội khoa kéo dài như tình trạng viêm đại tràng mãn tính). Do đó, sai lầm trong chẩn đoán xác định sẽ dẫn đến việc điều trị không đúng v à hậu quả là bệnh nhân phải gắnh chịu về thể chất và tinh thần. Về đặc điểm lâm sàng 48 trường hợp lao ruột và lao phổi đều có biểu hiện rối loạn tiêu hóa: đau bụng, tiêu chảy, hoặc táo bón (100%), sờ phát hiện 31 trường hợp (64,58%) sờ thấy khối u hố chậu phải và 42 trường hợp (87,5%) dấu Koenig dương tính. Điều này cũng phù hợp với mô tả lâm sàng trong y văn. Tuy nhiên, theo Phạm Thái Hà và cộng sự, chỉ ghi nhận 71,19% trường hợp lao ruột có biểu hiện tiêu chảy xen lẫn táo bón. Ngoài ra, chúng tôi gặp 5 trường hợp (10,42%) có lỗ dò ra da vùng hố chậu phải kèm chảy dịch vàng hôi, đôi khi
  20. lẫn phân thoát ra ngoài, trong đó có 3 trường hợp đã được mổ cắt manh tràng và ½ đại tràng phải với chẩn đoán u manh tràng – đại tràng phải nhưng kết quả là lao manh tràng và không được điều trị lao kịp thời sau mổ trong một thời gian dài nên sang thương lao ruột vẫn tiến triển và vết mổ là điều kiện thuận lợi thúc đẩy nhanh hình thành đường dò ra da; và 2 trường hợp còn lại có thời gian khởi bệnh kéo dài trên 6 tháng và được điều trị nội khoa kéo dài như một viêm đại tràng mạn tính. Theo Shirish K.B., khả năng lao manh tràng chiếm 75% trường hợp nếu phát hiện một khối u ở vùng manh tràng. Ngoài ra, chúng tôi cũng ghi nhận có trên 80% các trường hợp bệnh nhân có biểu hiện triệu chứng nhiễm lao chung (như sốt về chiều, mệt mỏi ăn kém, sụt cân, ăn kém) và 75% trường hợp có biểu hiện các triệu chứng hô hấp như ho khan, hoặc ho khạc đàm và/hoặc đau ngực… nhưng không được quan tâm chẩn đoán bệnh lý về đường hô hấp một cách đúng mức trước đó. Về đặc điểm cận lâm sàng 48 trường hợp lao ruột được chụp X-quang khung đại tràng có cản quang đều cho thấy có hình ảnh sang thương, chủ yếu là sang thương vùng hồi – manh tràng qua dấu hiệu Stierlin (64,58%), kế đến là hẹp lòng manh tràng và đại tràng phải (43,75%) và chỉ có 14% trường hợp có ổ loét thành đại tràng phải (ứ động chất cản quang thành ruột). Qua siêu âm bụng tổng quát, phát hiện đa số trường hợp có biểu hiện phì đại hồi tràng, manh tràng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2