intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lễ hội cầu trâu ở Hương Nha, Phú Thọ

Chia sẻ: Nguyenthu Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

200
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lễ hội cầu trâu ở Hương Nha, Phú Thọ Làng Hương Nha nằm ở huyện Tam Nông, hữu ngạn sông Hồng, cách Đền Hùng chưa đầy 10km về phía tây nam. Tương truyền vào nửa đầu thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên, Tô Định sang đánh nước ta, lúc đó ở châu Đại Man có người con gái tên gọi là Xuân Nương tài sắc vẹn toàn, thùy mị, nết na, tinh thông võ nghệ, viết chữ, tính toán đều giỏi, lại có đức độ, các bậc "tu mi nam tử" không ai sánh kịp....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lễ hội cầu trâu ở Hương Nha, Phú Thọ

  1. Lễ hội cầu trâu ở Hương Nha, Phú Thọ Làng Hương Nha nằm ở huyện Tam Nông, hữu ngạn sông Hồng, cách Đền Hùng chưa đầy 10km về phía tây nam. Tương truyền vào nửa đầu thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên, Tô Định sang đánh nước ta, lúc đó ở châu Đại Man có người con gái tên gọi là Xuân Nương tài sắc vẹn toàn, thùy mị, nết na, tinh thông võ nghệ, viết chữ, tính toán đều giỏi, lại có đức độ, các bậc "tu mi nam tử" không ai sánh kịp. Cha mẹ mất sớm, anh trai bị Tô Định sát hại, trong lòng căm giận, nàng nguyện báo thù nhà. Nàng cắt tóc giả làm ni cô đi đến các phủ, huyện để chiêu tập binh hùng tướng mạnh. Hai Bà Trưng nghe tiếng Xuân Nương bèn truyền hịch nghênh đón về, lại cho nàng thống lĩnh quân Nội thị nữ tốt bên tả. Ngày nay, nhân dân trong vùng tổ chức lễ cầu trâu để tưởng nhớ công đức của bà. Lễ cầu trâu được tổ chức vào ngày mồng 2 tháng giêng âm lịch hằng năm để nhớ câu chuyện xưa nhân dân đã dâng trâu để Bà khao quân tướng khi thắng trận trở về. Từ 20 tháng Chạp, dân làng đã họp bàn để chọn mua trâu. Trâu phải là trâu đực béo khỏe. Người được nhận nuôi trâu gọi là "chứa lềnh", nhất thiết phải ăn chay từ khi rước trâu về. Lán của trâu phải làm bằng các vật liệu mới, mỗi buổi chiều, "chứa lềnh" phải đem trâu ra bến tắm, sau đó tắm cho mình. Đến 7 giờ tối ngày 2 tháng Giêng, nhà "chứa lềnh" phải làm một cỗ gà và một cỗ chay gồm: củ mài, mía ngọt, chè lam, chè kho, hoa quả và một hũ rượu mộng. Tối đến, dân làng đến nhà "chứa lềnh" rước trâu ra đền Hạ (còn gọi là Miếu Ông) nơi thờ thập bộ thần quan là những tướng sĩ khi nghe tin bà mất đã nhảy xuống hồ trẫm mình để chứng tỏ lòng trung nghĩa. Trước khi làm lễ cầu trâu, người ta đốt bên cạnh cột buộc trâu hai bó đuốc bằng nứa khô. Sau đó, nhà sát trói trâu vào cọc bằng dây tre, rồi làm lễ mật khẩn xin âm dương. Khi trâu ngã gục và chết, người dân đem lột da, chôn 4 cọc rồi căng da trâu làm "nồi da nấu thịt", tái hiện cảnh mổ trâu khao quân của nữ tướng Xuân Nương khi xưa. Người ta còn cắt 12 miếng thịt ngon ở bắp làm 12 quả đài xinh để tế thần. Sáng mồng 3 âm lịch, người dân tổ chức lễ "chạy chài". Lễ gồm có thịt và lòng trâu đặt trên mâm tre. Sau đó nhà sát đội ra bến Giếnh, trên đường về người dân thi nhau tranh cướp lễ vật. Ai cướp được lễ vật thì năm đó làm ăn phát đạt, con cháu thuận hòa, gặp
  2. nhiều may mắn. Nguồn tin: Hà Nội mới Lễ hội cầu trâu Nguồn tin từ Du lịch Việt Nam kể về lễ hội này như sau: Làng Hương Nha nằm ở huyện Tam Nông, hữu ngạn sông Hồng, cách Đền Hùng chưa đầy 10km về phía tây nam. Tương truyền vào nửa đầu thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên, Tô Định sang đánh nước ta, lúc đó ở châu Đại Man có người con gái tên gọi là Xuân Nương tài sắc vẹn toàn, thùy mị, nết na, tinh thông võ nghệ, viết chữ, tính toán đều giỏi, lại có đức độ, các bậc "tu mi nam tử" không ai sánh kịp. Cha mẹ mất sớm, anh trai bị Tô Định sát hại, trong lòng căm giận, nàng nguyện báo thù nhà. Nàng cắt tóc giả làm ni cô đi đến các phủ, huyện để chiêu tập binh hùng tướng mạnh. Hai Bà Trưng nghe tiếng Xuân Nương bèn truyền hịch nghênh đón về, lại cho nàng thống lĩnh quân Nội thị nữ tốt bên tả. Ngày nay, nhân dân trong vùng tổ chức lễ cầu trâu để tưởng nhớ công đức của bà. Lễ cầu trâu được tổ chức vào ngày mồng 2 tháng giêng âm lịch hằng năm để nhớ câu chuyện xưa nhân dân đã dâng trâu để Bà khao quân tướng khi thắng trận trở về. Từ 20 tháng Chạp, dân làng đã họp bàn để chọn mua trâu. Trâu phải là trâu đực béo khỏe. Người được nhận nuôi trâu gọi là "chứa lềnh", nhất thiết phải ăn chay từ khi rước trâu về. Lán của trâu phải làm bằng các vật liệu mới, mỗi buổi chiều, "chứa lềnh" phải đem trâu ra bến tắm, sau đó tắm cho mình. Đến 7 giờ tối ngày 2 tháng Giêng, nhà "chứa lềnh" phải làm một cỗ gà và một cỗ chay gồm: củ mài, mía ngọt, chè lam, chè kho, hoa quả và một hũ rượu mộng. Tối đến, dân làng đến nhà "chứa lềnh" rước trâu ra đền Hạ (còn gọi là Miếu Ông) nơi thờ thập bộ thần quan là những tướng sĩ khi nghe tin bà mất đã nhảy xuống hồ trẫm mình để chứng tỏ lòng trung nghĩa. Trước khi làm lễ cầu trâu, người ta đốt bên cạnh cột buộc trâu hai bó đuốc bằng nứa khô. Sau đó, nhà sát trói trâu vào cọc bằng dây tre, rồi làm lễ mật khẩn xin âm dương. Khi trâu ngã gục và chết, người dân đem lột da, chôn 4 cọc rồi căng da trâu làm "nồi da nấu thịt", tái hiện cảnh mổ trâu
  3. khao quân của nữ tướng Xuân Nương khi xưa. Người ta còn cắt 12 miếng thịt ngon ở bắp làm 12 quả đài xinh để tế thần. Sáng mồng 3 âm lịch, người dân tổ chức lễ "chạy chài". Lễ gồm có thịt và lòng trâu đặt trên mâm tre. Sau đó nhà sát đội ra bến Giếnh, trên đường về người dân thi nhau tranh cướp lễ vật. Ai cướp được lễ vật thì năm đó làm ăn phát đạt, con cháu thuận hòa, gặp nhiều may mắn .
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2