intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lựa chọn bất lợi và tâm lý ỷ lại

Chia sẻ: Tae_in Tae_in | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

516
lượt xem
65
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

LỰA CHỌN BẤT LỢI Thuật ngữ lựa chọn bất lợi (adverse selection) được gắn với ngành bảo hiểm. Sự lựa chọn người mua bảo hiểm không phải là một mẫu ngẫu nhiên của tổng thể dân số, mà là một nhóm người với thông tin riêng về tình huống cá nhân của mình. Điều này làm cho những người mua bảo hiểm có xu hướng thu lợi từ hợp đồng bảo hiểm cao hơn mức bình quân. Ví dụ, nếu một công ty bảo hiểm phát hành một hợp đồng bảo hiểm y tế cá nhân, trong đó cam...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lựa chọn bất lợi và tâm lý ỷ lại

  1. Lựa chọn bất lợi và tâm lý ỷ lại LỰA CHỌN BẤT LỢI Thuật ngữ lựa chọn bất lợi (adverse selection) được gắn với ngành bảo hiểm. Sự lựa chọn người mua bảo hiểm không phải là một mẫu ngẫu nhiên của tổng thể dân số, mà là một nhóm người với thông tin riêng về tình huống cá nhân của mình. Điều này làm cho những người mua bảo hiểm có xu hướng thu lợi từ hợp đồng bảo hiểm cao hơn mức bình quân. Ví dụ, nếu một công ty bảo hiểm phát hành một hợp đồng bảo hiểm y tế cá nhân, trong đó cam kết trang trải chi phí y tế khi mang thai và sinh đẻ, thì có thể đánh cược một cách khá chắc chắn rằng những người mua hợp đồng này đa số sẽ là các phụ nữ có kế hoạch sinh con trong tương lai gần. Kế hoạch sinh con là thông tin riêng, tức là đặc điểm không quan sát được của người mua bảo hiểm và điều này có tác động rất lớn tới chi phí bảo hiểm. Việc cung cấp bảo hiểm mang thai và sinh đẻ một cách toàn diện cho từng cá nhân chịu ảnh hưởng bởi vấn đề lựa chọn bất lợi một cách nghiêm trọng. Do vậy, ở Hoa Kỳ không còn có kiểu bảo hiểm toàn diện như thế này và hầu hết bảo hiểm y tế là do khu vực tư nhân thực hiện. Ở nhiều nước, sự không đầy đủ của dịch vụ bảo hiểm y tế tư nhân đã khiến chính phủ phải quốc hữu hóa dịch vụ y tế, mặc dù kết quả đạt được là cả tích cực lẫn tiêu cực. Ở Hoa Kỳ, khu vực tư nhân đã phản ứng bằng cách phát triển một thông lệ hoạt động mới - bảo hiểm y tế nhóm - với vai trò thay thế một phần cho
  2. việc thiếu vắng thị trường các hợp đồng bảo hiểm y tế. Theo thông lệ hiện đại, phần lớn bảo hiểm mang thai và sinh đẻ được cung cấp thông qua các kế hoạch bảo hiểm y tế do tổ chức sử dụng lao động đóng góp. Theo hình thức này, bảo hiểm mang tính tự động và bắt buộc đối với tất cả các thành viên của một nhóm người lao động. Do việc tham gia không phải tự nguyện và do lợi ích bảo hiểm mang thai và sinh đẻ được gắn với các lợi ích y tế khác, công ty bảo hiểm có thể đảm bảo có được một tập hợp đa dạng người mua bảo hiểm và tránh được tình trạng lựa chọn bất lợi. Một ví dụ thứ hai về lựa chọn bất lợi là bảo hành xe hơi. Xe mới thường có bảo hành, trong đó nhà sản xuất trả tiền cho mọi vấn đề nảy sinh (trừ bảo trì định kỳ) đối với xe hơi trong một khoảng thời gian nhất định, ví dụ như một năm hay 12.000 dặm. Một số nhà sản xuất xe hơi đã thử nghiệm việc bán bảo hành mở rộng cho các chi phí không phải bảo trì đình kỳ trong một khoảng thời gian lâu hơn, ví dụ như 5 năm hay 50.000 dặm. Lý thuyết bảo hiểm dự đoán rằng bảo hành mở rộng sẽ chủ yếu được những người có khả năng sử dụng xe cường độ cao (như lái xe trở hàng nặng hay kéo rơ-moóc trên đường xấu trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt) mua. Những ai chỉ sử dụng xe để trở khách và lái trên đường tốt trong điều kiện thời tiết bình thường sẽ ít khả năng mua bảo hành mở rộng. Chú ý rằng bảo hành mở rộng trong đó bảo hiểm cho tất cả những người mua sẽ ít khả năng chịu rắc rối này hơn, và gần đây các hàng xe hơi đã áp dụng phương thức này. Vậy, mặc dù bảo hành mở rộng không phải là một lựa chọn đặc biệt thông dụng, một số
  3. hãng xe hơi đã bắt đầu đã cung cấp bảo hành dài hạn như một chính sách chuẩn khi bán xe. Bảo hiểm phổ quát có tác dụng tốt hơn là bảo hiểm các nhân. Lý do cũng tương tự như việc bảo hiểm mang thai gắn trong hợp đồng bảo hiểm y tế do tổ chức sử dụng lao động đóng góp có khả năng đứng vững về mặt kinh tế còn chính sách bảo hiểm lợi ích mang thai cho từng các nhân thì không. Lựa chọn bất lợi là trục trặc của yếu tố cơ hội chủ nghĩa trước hợp đồng; nó nảy sinh vì thông tin riêng mà người mua bảo hiểm có trước khi họ ký hợp đồng bảo hiểm, trong lúc đang tính toán xem mua bảo hiểm thì có lợi hay không. Một phụ nữ tính chuyện mua bảo hiểm y tế với nhiều lợi ích về lao động và sinh đẻ có thông tin riêng về kế hoạch gia đình của mình. Người lái xe mua bảo hành mở rộng có thông tin riêng về việc sử dụng xe như thế nào. Các vấn đề rắc rối này phát sinh cùng với vấn đề tâm lý ỷ lại. Tâm lý ỷ lại trong bảo hiểm là vấn đề bảo hiểm làm thay đổi hành vi không được giám sát của người mua bảo hiểm. Tâm lý ỷ lại, chứ không phải lựa chọn bất lợi, nảy sinh nếu một gia đình đã mua bảo hiểm mang thai và sinh đẻ có động cơ sinh nhiều con hay có xu hướng sử dụng các sinh vụ hộ sinh tốn kém, hay nếu một người sở hữu xe với bảo hiểm mở rộng có đông cơ ít cẩn thận với xe hơn. Lựa chọn bất lợi không tương thích với lý thuyết tân cổ điển về thị trường trong Chương 3. Theo lý thuyết tân cổ điển, mọi hoạt động mua bán được thực hiện trong một thị trường không mang tính nhân bản, và không ai quan tâm tới việc ai là người ở phía bên kia giao dịch. Điều này không còn đúng khi có lựa
  4. chọn bất lợi. Trong mô hình tân cổ điển, mỗi doanh nghiệp có một tập hợp xác định các kế hoạch khả thi về kỹ thuật. Mỗi kế hoạch bao gồm những thứ mà doanh nghiệp phải mua và bán để thực hiện kế hoạch. Khi có lựa chọn bất lợi, nguồn lực cần để cung cấp bảo hiểm phụ thuộc không chỉ vào việc bao nhiều hợp đồng bảo hiểm được bán mà con vào các đặc điểm không quan sát được của người mua. Doanh nghiệp không thể xác thực được tính khả thi kỹ thuật của kế hoạch sản xuất của mình nếu không biết hỗn hợp các đặc điểm không quan sát được của khách hàng. Những điều này không chỉ phụ thuộc vào kế hoạch của doanh nghiệp mà còn vào những sản phẩm bảo hiểm của các đối thủ cạnh tranh, vào giá của những sản phẩm, và vào hỗn hợp các đặc điểm của toàn dân số. Trong mô hình tân cổ điển, không một yếu tố nào trong những yếu tố trên được phép tác động đến tính khả thi kỹ thuật của một kế hoạch sản xuất. Lựa chọn bất lợi và đóng cửa thị trường Khi vấn đề lựa chọn bất lợi trở nên đặc biệt nghiêm trọng, thì có thể không có mức giá nào mà lượng cung hàng hóa của người bán bằng với lượng cầu của người mua. Vấn đề là giá phải đồng nhất đối với mọi người mua, cho dù chi phí phục vụ từng loại khách hàng có thể khác nhau, vì người bán không quan sát được đối tượng nào có chi phí cao và đối tượng nào có chi phí thấp. Tuy nhiên, chỉ có những người nào có thông tin riêng ch thấy mức giá là có lợi thì mới mua. Đó thường là những người (như các phụ nữ có kế hoạch sinh con và đang tính toán mua bảo hiểm với các lợi ích khi sinh đẻ) có chi phí phục vụ cao. Nếu việc bán sản
  5. phẩn còn có thêm chi phí quản lý thì giá sẽ phải đủ cao để người bán có thể hòa vốn trong tình huống mà cả những người định giá sản phẩm cao nhất cũng không mua. Mọi mức giá thấp hơn mức giá hòa vốn này sẽ chỉ thu hút những người mà chi phí phục vụ cao hơn giá bán. Do vậy, thị trường hoàn toàn sụp đổ. Thị trường sụp đổ trong khi nếu không có thông tin riêng thì thương mại lẽ ra là có lợi. Ví dụ, chi phí mua bảo hiểm sinh đẻ có thể vô cùng cao, đến mức cao hơn cả chi phí thanh toán dịch vụ y tế trực tiếp. Phát tín hiệu và sàng lọc Tuy nhiên, vấn có thể tạo ra lợi ích cho các bên nếu phía có thông tin riêng muốn và có thể làm cho bên kia biết thông tin về mình. Điều này tạo ra động cơ khuyến khích để các bên tìm ra các cách đủ tin cậy để truyền tải thông tin. Một cách thực hiện là để cho bên không có thông tin tự nỗ lực suy diễn thông tin từ các hành động có thể quan sát được của bên có thông tin. Cách làm này tạo ra hai chiến lược khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết, với tên gọi là phát tín hiệu và sàng lọc. Sự khác nhau giữa hai chiến lược phục thuộc vào bên có thông tin hay bên không có thông tin đóng vai trò chủ động. Trong phát tín hiệu, bên có thông tin riêng giữ vai trò chủ động trong việc thực hiện hành vi thông qua đó sẽ bộc lộ thông tin của mình nếu hành động được diễn giải đúng. Sàng lọc là các hoạt động do bên không có thông tin thực hiện để tách biệt các loại đối tác có thông tin riêng khác nhau theo một khía cạnh nào đó. TÂM LÝ Ỷ LẠI
  6. Tâm lý ỷ lại là hình thức cơ hội chủ nghĩa sau hợp đồng, phát sinh do các hành động có tác động đến hiệu quả nhưng lại không dễ dàng quan sát được và vì thế những người thực hiện các hành động này có thể chọn theo đuổi những lợi ích cá nhân của mình trên cơ sở gây tổn hại cho người khác. Bảo hiểm và hành vi sai trái Thuật ngữ tâm lý ỷ lại (moral hazard) bắt nguồn từ ngành bảo hiểm với ý nghĩa là những người mua bảo hiểm có xu hướng thay đổi hành vi từ đó làm tăng giá trị bồi thường mà công ty bảo hiểm phải trả. Ví dụ, sau khi được bảo hiểm mọi người có thể trở nên không còn cẩn thận trong việc tránh né hay tối thiểu hóa mất mát như trước đây nữa. Nếu các biện pháp phòng ngừa cần thiết được biết trước và có thể đo lường hay ghi chép một cách chính xách thì hợp đồng bảo hiểm có thể quy định rõ hình thức phòng ngừa phải được thực hiện. Tuy nhiên, thường thì không thể quan sát hay kiểm chứng được hành vi thích thích hợp và do vậy không thể viết các hợp đồng trong đó cụ thể hóa hành vi phải tuân thủ mà lại có thể giám sát thực hiện được. (Hợp đồng có thể quy định hành vi, nhưng làm thế nào mà công ty bảo hiểm có thể xác định được là hành vi đó có được tuân thủ hay không?) Các hình thức tâm lý ỷ lại liên quan đến bảo hiểm thường nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ, bạn thường cận thận hơn rất nhiều khi lái một chiếc xe thuê mà mình phải chịu trách nhiệm tài chính đối với mọi sự hỏng hóc so với trường hợp mua bảo hiểm để không phải chịu trách nhiệm trang trải chi phí nếu đụng xe. Tương tự, nếu một người mua bảo hiểm y tế để không phải chịu hầu như
  7. bất cứ chi phí nào khi đi khám bệnh thì người sẽ có xu hướng sử dụng các dịch vụ y tế các loại với tần suất nhiều hơn: đến bác sĩ để khám bệnh, đến phòng cấp cứu, yêu cầu bác sĩ kê đơn thuốc, khám thai, v.v… Trong mỗi trường hợp, việc mua bảo hiểm làm thay đổi hành vi, từ đó làm tăng chi phí cho bên cung cấp bảo hiểm. Các tác động về hiệu quả của tâm lý ỷ lại Mặc dù khái niệm tâm lý ỷ lại có ý tiêu cực, nhưng không phải mọi thay đổi hành vi do bảo hiểm gây ra là không mong muốn về mặt xã hội. Đó là vì một số lợi ích xã hội có thể không được thể hiện trong thương lượng giữa bên cung cấp bảo hiểm và bên được bảo hiểm. Ví dụ, việc gia tăng số lần đến khám thai sẽ có tác động làm tăng sức khoẻ của cả mẹ và con, một tác động phù hợp với những mục tiêu của xã hội. Hơn nữa, công ty bảo hiểm có thể không gặp phải tâm lý ỷ lại nếu định mức phí bảo hiểm đủ cao để bù đắp cho chi phí. Mặc dù vậy, tâm lý lại có tác động đến khả năng thực hiện các thỏa thuận hai bên cùng có lợi và thường gây ảnh hưởng xấu cho hiệu quả. Tâm lý ỷ lại trong bảo hiểm tạo ra vấn đề về hiệu quả bởi vì những lợi ích gia tăng mà người mua bảo hiểm được hưởng do thay đổi hành vi thường không bằng chi phí. Điều này xảy ra vì người mua bảo hiểm khi thay đổi hành vi không xem xét tất cả các loại ích và chi phí liên quan đến quyết định của mình. Hơn nữa, bản chất của bảo hiểm là cho điều này là không thể tránh khỏi. Trong ví dụ thuê xe, khi không có bảo hiểm ta chịu toàn bộ chi phí nếu không sử dụng xe cẩn thận;
  8. nhưng khi đã được bảo hiểm thì việc giữ xe cẩn thận không đem lại lợi ích thêm nào cả. Động cơ khuyến khích thay đổi hành vi sẽ không gây trục trặc gì cả nếu ta có thể dễ dàng xác định khi nào hành vi là phù hợp và đề phòng việc sử dụng quá mức. Tuy nhiên, giám sát như vậy thường không thể làm được hoặc ít nhất cũng là rất tốn kém. Hãng cho thuê xe hầu như không có cách thức hữu hiệu về mặt chi phí nào để quan sát mức độ cẩn thận khi lái xe của người thuê xe. Chính vì lý do này mà tâm lý ỷ lại là một vấn để về thông tin: mức độ khó khăn hay chi phí của việc giám sát hay cưỡng chế một hành vi thích hợp nào đó tạo ra tâm lý ỷ lại. Do những khó khăn này, hợp đồng không thể toàn diện vì không có lợi lộc gì trong việc viết hợp đồng trong đó xác định cụ thể một hành vi nào đó nhưng lại không quan sát được các hành động mong muốn, và ví thế cũng không thể nào giám sát thực hiện được một hợp đồng viết như vậy . Kiểm soát tâm lý ỷ lại Để có sự tồn tại của tâm lý ỷ lại, ba điều kiện phải được thỏa mãn. Thứ nhất, phải có sự khác biệt về quyền lợi giữa các bên. Xung đột quyền lợi không phải lúc nào cũng nảy sinh và không phải lúc nào cũng xảy ra trên mọi khía cạnh. Quyền lợi của những cá nhân khác nhau có thể tương thích một cách tự nhiên trong một tình huống cụ thể. Tuy nhiên, mâu thuẫn thường xảy ra, có khi đơn giản chỉ vì sự khan hiếm về nguồn lực làm cho một người có thì người kia không có. Thứ hai, phải có một cơ sở nào đó để tạo ra trao đổi có lợi hay một hình thức hợp
  9. tác khác nhau giữa các cá nhân (tức là có lý do để đồng ý giao dịch) từ đó làm lộ ra mâu thuẫn về quyền lợi. Với hai điều kiện này thì các cơ chế thị trường đơn giản vẫn phát huy tác dụng: khác biệt về quyền lợi là một nhân tố trong mọi giao dịch và các giao dịch vẫn được thực hiện thành công mà không bị tâm lý ỷ lại. Điều kiện thiết yếu thứ ba là phải tồn tại những khó khăn trong việc xác định xem các điều kiện thỏa thuận có đúng là được tuân thủ và thực hiện hay không. Những khó khăng này thường nảy sinh do các hành động giám sát hay kiểm chứng một thông tin báo cáo thường tốn kém hay không khả thi. Tuy nhiên, những khó khăn cũng có thể nảy sinh ngay cả khi cả hai bên đều biết rằng hợp đồng đã bị vi phạm nhưng sự vi phạm này không thể được một bên thứ ba (như tòa án hay trọng tài - người có quyền lực cưỡng chế) kiểm chứng. Điều này có nghĩa là giải pháp thị trường thông thường sẽ gặp trục trặc, vì các bên sẽ có thể viết một hợp đồng mang tính khả thi trong đó bao trùm tất cả các nội dung thiết yếu của giao dịch. Ba điều kiện trình bày ở đây gợi cho ta các cách để giải quyết vấn đề tâm lý ỷ lại. Giải pháp đầu tiên bắt nguồn từ điều kiện thứ ba: tăng nguồn lực dành cho hoạt động giám sát và kiểm chứng. Đôi khi người ta có ý tưởng ngăn chặn hành vi không thích hợp bằng cách trực tiếp loại trừ nó trước khi nó xảy ra. Ví dụ, các công ty Mỹ không được phép công bố các báo cáo tài chính trước khi những báo cáo này được kiểm toán độc lập kiểm chứng. Trong các tình huống khác, giám sát có mục tiêu giảm thiểu khả năng thực hiện hành vi tư lợi, không hiệu quả cho xã hội, nhưng lại trốn thoát mà không ai phát hiện ra được. Trong trường hợp này,
  10. các kết quả của giám sát là cơ sở để thưởng và phạt. Ví dụ, công nhân thường được yêu cầu nhấn đồng hồ tính giờ khi đến và rời nơi làm việc, và sẽ bị cắt lương hay chịu các hình phạt khác nếu đến muộn hay về sớm. Giám sát cũng được sử dụng làm cơ sở cho hệ thống thưởng khi có hành vi tốt. Trong một số tình huống, giám sát hành vi thực tế hay kiểm chứng tính đúng đắn của một báo cáo có thể quá tốn kém nên không đáng để thực hiện. Tuy nhiên, vẫn có thể quan sát được kết quả và tạo ra các động cơ khuyến khích để tưởng thưởng cho hành vi tốt. Ví dụ, thậm chí nếu không thể giám sát được sự cẩn thận và kỹ năng của công nhân bảo trì máy, thì người ta vẫn có thể tính được tỷ lệ thời gian máy bị hỏng hóc. Nếu tỷ lệ hư hỏng máy hoàn toàn được quyết định bởi hiệu quả làm việc của công nhân bảo trì thì việc gắn tiền lương vào tỷ lệ hỏng hóc máy sẽ hoàn toàn tương đường với gắn tiền lương vào mức độ cẩn thận và kỹ năng. Tuy nhiên, mối liên kết hoàn hảo giữa hành động không quan sát được và kết quả tạo ra quan sát được là rất hiếm. Thường thì hành vi của con người chỉ xác định được một phần kết quả và không thể nào tách biệt một cách chính xác tác động của hành vi. Ví dụ, tổng doanh số của một doanh nghiệp phụ thuộc không chỉ vào nỗ lực của nhân viên bán hàng mà còn vào một loạt các yếu tốc khác như giá và chính sách quản cáo của doanh nghiệp, giá và chính sách khuyến mãi của đối thủ cạnh tranh và các điều kiện khác ảnh hưởng đến cầu của người tiêu dùng. Do vậy, tưởng thưởng trên cơ sở của kết quả làm cho thu nhập của các nhân viên bán hàng bị phụ thuộc vào các yếu tố ngẫu nhiên, không kiểm soát được. Một tác
  11. động tương tự cũng nảy sinh khi kết quả hoàn toàn được xác định bởi nỗ lực của công nhân nhưng không thể đo lường một cách chính xác, mà chỉ được ước tính với một sai số ngẫu nhiên, không biết trước. Như vậy, trong trường hợp này thì thu nhập cũng bị lệ thuộc vào những biến thiên ngẫu nhiên. ========= *: Adverse Selection được dịch ra rằng "sự chọn lựa bất lợi". Sự dịch giải và cách đùng từ này không chính sác, cho nên TQ xin phép được bổ xung. Khi người mua bảo hiểm (hay người tiêu dùng) ra chiêu "adverse selection" (= sự chọn lựa bất lợi), người mua bảo hiểm tất nhiên là có lợi, nhưng thiệt hại cho hãng bảo hiểm quá cao. Kết quả cuối cùng (net result) thì hãng bảo hiểm sẽ lỗ và thua thiệt quá nhiều. Nếu nhiều người cùng làm như thế thì không có dịch vụ bảo hiểm, vì các hãng bảo hiễm sẽ phá sản hết. Như vậy, sự thiệt thòi này là thiệt thòi cho xã hội nói chung, chứ không phải thiệt thòi cho người ra chiêu "adverse selection". *: Ðồng thời cần phân biệt với rũi ro đạo đức (moral hazard - trích trong tự điển Kinh Tế Thương Mại của Trần Văn Chánh(1999)). Ghi chú: bài trên dùng từ tâm lý ỷ lại, không dược chính sác lắm. Tâm lý ỷ lại chỉ là một ví dụ nhỏ của rũi ro đạo đức. Ví dụ, thấy một người tên X đi ăn cấp, mình đi ăn cắp theo nó, đó là moral hazard (hay rũi ro đạo đức ???). Ðây thuộc về lãnh vực đạo đức: làm những chuyện thiếu đạo đức mặc dù có người khác làm chung hay đã làm rồi. Nhưng nếu như mình không cần vật gì, nhưng vẫn bon chen đem về nhà phòng hờ khi cần thì
  12. sài, đó là adverse selection. Làm những chuyện đúng theo pháp luật, theo đạo đức, nhưng đặt lợi ích cá nhân của mình quá cao và quá nặng là thuộc về adverse selection (=sự chọn lựa bất lợi). Trong dịch vụ bán bảo hiểm, cụ già nào cũng chờ gần chết mới mua bảo hiểm nhân thọ, thì làm gì có công ty nào dám bán bảo hiễm. Nếu không có công ty bảo hiểm, thì làm sao người trẻ tuổi tuổi có thể mua bảo hiểm. Sự thiệt thòi (=bất lợi) là xã hội không có hãng bão hiễm. Tóm lại, nhiều người sống ích kỷ quá thì sẽ đưa đến cái hại cho xã hội!!!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2