intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển xuất khẩu một số nông sản chủ lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:202

78
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án nhằm làm rõ cơ sở khoa học lý luận và thực tiễn cho việc đề xuất giải pháp phát triển xuất khẩu một số nông sản chủ lực của Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá thời kỳ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; rút ra các bài học cho Việt Nam phát triển xuất khẩu một số nông sản chủ lực; đề xuất quan điểm, định hướng và các giải pháp cả ở tầm vĩ mô và vi mô nhằm phát triển xuất khẩu một số nông sản chủ lực của Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển xuất khẩu một số nông sản chủ lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ CÔNG THƢƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU THƢƠNG MẠI NGUYỄN THỊ CHI PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU MỘT SỐ NÔNG SẢN CHỦ LỰC TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI, 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ CÔNG THƢƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU THƢƠNG MẠI NGUYỄN THỊ CHI PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU MỘT SỐ NÔNG SẢN CHỦ LỰC TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Kinh doanh thƣơng mại Mã số : 62.34.01.21 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. NGUYỄN VĂN LỊCH 2. PGS.TS. HOÀNG VĂN HOAN HÀ NỘI, 2015
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong Luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong Luận án do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Tác giả Luận án Nguyễn Thị Chi
  4. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i MỤC LỤC ..................................................................................................................ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... v DANH MỤC BẢNG BIỂU, PHỤ LỤC .................................................................vii MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .......................................................... 9 NỘI DUNG, KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 16 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CHỦ LỰC TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ........ 16 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ CÔNG NGHIỆP HÓA HƢỚNG VỀ XUẤT KHẨU .................... 16 1.1.1. Khái niệm và nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa .......................... 16 1.1.2. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa hướng về xuất khẩu ............................... 19 1.1.3.Đặc trưng mới của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ................................... 21 1.2. PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CHỦ LỰC TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA .......................................... 22 1.2.1. Tổng quan về nông sản chủ lực ............................................................... 22 1.2.2. Nội dung của phát triển xuất khẩu nông sản chủ lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ........................................................................... 29 1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển xuất khẩu nông sản chủ lực ................. 35 1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển xuất khẩu nông sản chủ lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa .................................................. 39 1.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CHỦ LỰC TRONG QUÁ TRÌNH CNH, HĐH ................ 42 1.3.1. Kinh nghiệm của Thái Lan trong phát triển xuất khẩu mặt hàng gạo ..... 42 1.3.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc ................................................................. 46 1.3.3. Kinh nghiệm phát triển xuất khẩu mặt hàng cà phê của B-ra-xin........... 48 1.3.4. Kinh nghiệm phát triển xuất khẩu cao su thiên nhiên của Ma-lai-si-a ... 51 1.3.5. Bài học rút ra cho Việt Nam.................................................................... 53 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU MỘT SỐ NÔNG SẢN CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2003 – 2014 ............... 55 2.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN MỘT SỐ NÔNG SẢN CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM ............................................................................ 55 2.1.1. Xác định nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam .............................. 55
  5. iii 2.1.2. Tình hình sản xuất và chế biến một số nông sản chủ lực của Việt Nam ....... 59 2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU MỘT SỐ NÔNG SẢN CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM ............................................................................ 65 2.2.1. Thực trạng phát triển xuất khẩu sản phẩm gạo ....................................... 67 2.2.2. Thực trạng phát triển xuất khẩu mặt hàng cao su ................................... 74 2.2.3. Thực trạng xuất khẩu mặt hàng cà phê ................................................... 80 2.2.4. Thực trạng phát triển xuất khẩu thuỷ sản ................................................ 87 2.3. THỰC TRẠNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU MỘT SỐ NÔNG SẢN CHỦ LỰC Ở VIỆT NAM .......................................... 94 2.3.1. Điều kiện về nguồn nhân lực................................................................... 94 2.3.2. Điều kiện về cơ sở hạ hạ tầng thương mại .............................................. 96 2.3.3. Điều kiện về cơ chế, chính sách .............................................................. 97 2.3.4. Điều kiện về ứng dụng công nghệ vào sản xuất và nghệ chế biến nông sản ở Việt Nam ....................................................................................... 107 2.3.5. Điều kiện về tạo dựng các mối liên kết hiệu quả trong sản xuất nông sản xuất khẩu ................................................................................................... 108 2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU MỘT SỐ NÔNG SẢN CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM THỜI GIAN QUA....... 110 2.4.1. Những kết quả đạt được ........................................................................ 110 2.4.2. Những hạn chế....................................................................................... 115 2.4.3. Nguyên nhân hạn chế ............................................................................ 118 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU MỘT SỐ NÔNG SẢN CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ........................................................... 127 3.1. BỐI CẢNH TRONG NƢỚC, QUỐC TẾ VÀ TRIỂN VỌNG THỊ TRƢỜNG NÔNG SẢN THẾ GIỚI ĐẾN NĂM 2020 ................................... 127 3.1.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế............................................................. 127 3.1.2. Triển vọng thị trường nông sản thế giới đến năm 2020 ........................ 129 3.2. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU MỘT SỐ NÔNG SẢN CHỦ LỰC TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI .......... 134 3.2.1 Xu hướng mới của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ................. 134 3.2.2. Quan điểm phát triển xuất khẩu nông sản chủ lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời gian tới .................................................... 136 3.2.3. Định hướng phát triển xuất khẩu một số nông sản chủ lực trong thời gian tới . 139
  6. iv 3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU MỘT SỐ NÔNG SẢN CHỦ LỰC TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM ......................................... 140 3.3.1. Khẩn trương rà soát lại các qui hoạch vùng sản xuất tập trung chuyên canh trong nông nghiệp ...................................................................... 140 3.3.2. Chính sách và giải pháp về đầu tư phát triển sản xuất, chế biến và xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ lực trong thời gian tới ................... 141 3.3.3. Phát triển nhanh kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại trong việc phát triển xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ lực trong thời gian tới ........... 143 3.3.4. Cấu trúc lại cơ cấu xuất khẩu để đảm bảo độ an toàn cần thiết trong điều kiện hội nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh và chất lượng tăng trưởng xuất khẩu.............................................................................................. 144 3.3.5. Xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia ....................................... 144 3.3.6. Chính sách phát triển nguồn nhân lực cho phát triển sản xuất và xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ lực ................................................. 145 3.3.7. Xây dựng, củng cố các yếu tố nền tảng cho phát triển nhanh và bền vững xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ lực ........................................ 146 3.3.8. Các giải pháp đảm bảo hài hoà giữa tăng trưởng xuất khẩu nông sản chủ lực và giải quyết các vấn đề xã hội........................................................... 148 3.3.9. Các giải pháp giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa tăng trưởng xuất khẩu nông sản chủ lực và bảo vệ môi trường .................................................. 150 3.3.10. Giải pháp cụ thể đối với một số nông sản xuất khẩu chủ lực ở Việt Nam ... 151 3.4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHÁC ....................................................................... 164 3.4.1. Các giải pháp đối với doanh nghiệp ...................................................... 164 3.4.2. Các giải pháp đối với hiệp hội ngành hàng ........................................... 165 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 166 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ........................................... 168 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 169 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 177
  7. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT A. Viết tắt tiếng Việt ATTP An toàn thực phẩm BNN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn BVMT Bảo vệ môi trường CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNSH Công nghệ sinh học DN Doanh nghiệp ES Chỉ số chuyên môn hoá xuất khẩu HACCP Tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm GDP Tổng sản phẩm trong nước KNXK Kim ngạch Xuất khẩu NSLĐ Năng suất lao động USD Đô la Mỹ XTTM Xúc tiến thương mại TI Chỉ số cường độ thương mại VICOFA Hiệp hội Cà phê và Ca cao Việt Nam VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm
  8. vi B. Viết tắt tiếng Anh ACFTA The ASEAN-China Free Trade Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN- Area Trung Quốc AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN ASEAN National Association Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á of Southeast Asian ABIC Brazil association of Coffee Hiệp hội cà phê B-ra-xin BSCA Specialty coffee Hiệp hội cà phê đặc sản B-ra-xin association Brazil EU European Union Liên minh châu Âu ERP Effective rate of protection Tỷ lệ bảo hộ thực tế FAO Food and Agriculture Tổ chức Nông nương Liên hợp quốc Organization of the United Nations FELCRA Federal Land Consolidation and Cơ quan phục hồi và củng cố đất liên Rehabilitation Authority bang Maliaxia GATT The General Agreement on Hiệp định về thuế quan và mậu dịch Tariffs and Trade IBC Brazil Institute of Coffee Viện cà phê B-ra-xin ISO International Standard Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế Organization ITC International Trade Centre Trung tâm Thương mại thế giới MRB Malaysia Rubber Board Uỷ ban Cao su Malaixia SPS The Agreement on the Hiệp định Vệ sinh Kiểm dịch động Aplication of Sanitary and thực vật Phytosanitary Measures TBT The Agreement on Technical Hiệp định về Rào cản kỹ thuật trong Barriers to Trade thương mại USDA United States Department of Bộ Nông nghiệp Mỹ Agriculture WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới
  9. vii DANH MỤC BẢNG BIỂU, PHỤ LỤC BẢNG: Bảng 2.1. Kim ngạch xuất khẩu một số nông sản chủ lực của Việt Nam ............. 66 giai đoạn 2003 - 2014............................................................................ 66 Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu của mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2003 - 2014 ........................................................................................... 67 Bảng 2.3. Kim ngạch xuất khẩu gạo theo mặt hàng giai đoạn 2003 - 2014.......... 68 Bảng 2.4. Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam phân theo thị trường............. 69 giai đoạn 2003 - 2013............................................................................ 69 Bảng 2.5. Giá xuất khẩu gạo của Việt Nam phân theo thị trường giai đoạn 2003 - 2013 ........................................................................................... 71 Bảng 2.6. Giá xuất khẩu gạo của Việt Nam theo mặt hàng giai đoạn 2003 - 2014 ....................................................................................................... 71 Bảng 2.7. Vị trí của Việt Nam trên thị trường gạo thế giới năm 2013 .................. 72 Bảng 2.8. Chỉ số chuyên môn hoá ES của một số nước giai đoạn 2003 - 2013 ... 73 Bảng 2.9. Chỉ số cường độ thương mại TI ............................................................ 73 Bảng 2.10. Kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam theo mặt hàng .................. 75 giai đoạn 2003 - 2014............................................................................ 75 Bảng 2.11. Kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam phân theo thị trường ........ 76 giai đoạn 2003 - 2013............................................................................ 76 Bảng 2.12. Đơn giá xuất khẩu cao su của Việt Nam theo thị trường giai đoạn 2003 - 2013 ........................................................................................... 77 Bảng 2.13. Chỉ số thương mại mặt hàng cao su của Việt Nam năm 2013 .............. 78 Bảng 2.14. Một số chỉ tiêu của mặt hàng cao su giai đoạn 2003 - 2014 ................. 79 Bảng 2.15. Chỉ số chuyên môn hoá ES mặt hàng cao su ...................................... 79 Bảng 2.16. Chỉ số cường độ thương mại TI mặt hàng cao su .............................. 80 Bảng 2.17. Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam theo mặt hàng .................. 81 giai đoạn 2003 - 2014............................................................................ 81 Bảng 2.18. Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam phân theo thị trường ........ 82 giai đoạn 2003 - 2013............................................................................ 82 Bảng 2.19. Giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam theo mặt hàng giai đoạn 2003 - 2014 84 Bảng 2.20. Giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam phân theo thị trường .................... 84 giai đoạn 2003 - 2013............................................................................ 84
  10. viii Bảng 2.21. Vị trí của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới năm 2013 ............. 85 Bảng 2.22. Một số chỉ tiêu của mặt hàng cà phê ..................................................... 86 Bảng 2.23. Chỉ số chuyên môn hoá xuất khẩu Việt Nam với 10 thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới ................................................................ 86 Bảng 2.24. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam theo mặt hàng giai đoạn 2003 - 2014............................................................................ 88 Bảng 2.25. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam phân theo thị trường ..... 89 giai đoạn 2003 - 2013............................................................................ 89 Bảng 2.26. Một số chỉ tiêu của nhóm hàng thuỷ sản giai đoạn 2003 - 2014 ......... 91 Bảng 2.27. Chỉ số chuyên môn hoá xuất khẩu ES tại một số thị trường ................. 92 Bảng 2.28. Chí số cường độ thương mại TI ............................................................ 92 Bảng 2.29. Giá xuất khẩu thủy sản của Việt Nam phân theo mặt hàng .................. 93 giai đoạn 2003 - 2014............................................................................ 93 Bảng 2.30. Vị trí của Việt Nam trong xuất khẩu thủy sản thế giới ......................... 93 Bảng 2.31. Thu nhập bình quân hàng tháng của lao động trong ngành nông, lâm, thủy sản ............................................................................................... 114 Bảng 3.1. Dự báo tình hình xuất khẩu nông sản thế giới đến năm 2020 ............ 133 Bảng 3.2. Dự báo tình hình nhập khẩu nông sản thế giới đến năm 2020............ 133 Bảng 3.3. Dự báo xuất khẩu một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đến năm 2020 ..................................................................... 134 BIỂU ĐỒ: Biểu đồ 2.1. Sản lượng và diện tích trồng cà phê Việt Nam ..................................... 61 Biểu đồ 2.2. Sản lượng cà phê Việt Nam, tính theo loại ............................................ 62 Biểu đồ 2.3. Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất ngành thuỷ sản 2005 - 2013 (theo giá thực tế) ................................................................................... 63 Biểu đồ 2.4. Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2003 - 2013 ....................................................................................................... 70 Biểu đồ 2.5. Cơ cấu thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam giai đoạn 2003 - 2013 ....................................................................................................... 83 Biểu đồ 2.6. So sách giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam với quốc gia khác............ 85
  11. ix HÌNH: Hình 1.1. Mối quan hệ giữa CNH, HĐH với phát triển xuất khẩu nông sản ........ 30 Hình 1.2. Sơ đồ nội dung của phát triển xuất khẩu ............................................... 35 Hình 2.1. Nguồn gốc của lợi thế cạnh tranh ......................................................... 56 Hình 2.2. Định vị các nông sản xuất khẩu Việt Nam ........................................... 58 PHỤ LỤC Phụ lục 1a. Diện tích lúa giai đoạn 2003 - 2013 ..................................................... 177 Phụ lục 1b. Năng suất lúa của Việt Nam trong giai đoạn 2003 - 2013 ................... 178 Phụ lục 1c. Sản lượng lúa giai đoạn 2003 - 2013 ................................................... 179 Phụ lục 2. Sản lượng cao su tự nhiên của Việt Nam giai đoạn 2003 – 2014 ......... 180 Phụ lục 3. Năng suất và sản lượng cà phê Việt Nam giai đoạn 2003 - 2014 ....... 180 Phụ lục 4a. Giá trị sản xuất thủy sản theo giá thực tế giai đoạn 2003 - 2013.......... 181 Phụ lục 4b. Tổng sản lượng thủy sản giai đoạn 2003 - 2013 .................................. 182 Phụ lục 4c. Sản lượng thủy sản nuôi trồng giai đoạn 2003 - 2013.......................... 182 Phụ lục 4d. Sản lượng thủy sản khai thác giai đoạn 2003 - 2013............................ 183 Phụ lục 5. So sánh xuất khẩu gạo của Việt Nam với các quốc gia khác năm 2013. 184 Phụ lục 6. So sánh xuất khẩu cao su của Việt Nam với các quốc gia khác ......... 185 năm 2013 ............................................................................................. 185 Phụ lục 7 . So sánh xuất khẩu cà phê của Việt Nam với các quốc gia khác năm 2013186 Phụ lục 8. So sánh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam với các quốc gia khác năm 2013 ............................................................................................ 187
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết nghiên cứu của luận án Sau gần 30 năm đổi mới, nông nghiệp Việt Nam có những biến chuyển đáng kể, từ một nước phải nhập khẩu lương thực trong những năm 1988 thì đến nay Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đứng đầu về xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ lực trên thế giới. Với chính sách đa dạng hoá sản phẩm, sản xuất nông nghiệp đã có nhiều bước tiến vượt bậc, tạo ra khối lượng nông sản hàng hóa lớn, tự tin hội nhập thị trường nông sản quốc tế. Cùng với mục tiêu thực hiện thành công chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá quy mô lớn, áp dụng khoa học công nghệ vào trong quá trình sản xuất nhằm nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng cho hàng hóa nông sản. Trong thời gian qua, xuất khẩu nông sản của Việt Nam đã đạt được nhiều thành công. Kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng trưởng ở mức cao trong thời gian dài. Tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 10,5 tỷ USD năm 2006, đạt 27,5 tỷ USD năm 2012, đạt 27,3 tỷ USD năm 2013, giảm 0,7% so với năm 2012 và năm 2014 ước đạt 30,86 tỷ USD, tăng 11,2% so năm 2013. Trong đó, nhiều mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh là cà phê tăng 32,2%, hạt điều tăng 21,1%, hồ tiêu tăng 34,1%, rau quả tăng 34,9%, thủy sản tăng 18%, lâm sản và đồ gỗ tăng 12,7%, và gạo (không kể tiểu ngạch) tăng 5,3%... Tỷ trọng giá trị xuất khẩu nông sản chiếm 17,2% năm 2006, tăng lên 21,2% năm 2012, đạt 20,9% năm 2013 và đạt 20,57% năm 2014 trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam bao gồm: gạo, cao su và sản phẩm cao su, cà phê, thuỷ sản, hạt điều, sắn, hạt tiêu, rau quả… Nông sản xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt trên thị trường của 160 nước và vùng lãnh thổ. Danh sách các nước nhập khẩu nông sản của Việt Nam ngày càng mở rộng từ Bắc Mỹ, châu Âu, Đông Bắc Á, châu Úc sang Nam Mỹ, châu Phi và Tây Á. Nhiều nhất trong số đó là Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Thụy Sĩ, Úc, Sing-ga-po, Hà Lan, Vương quốc Anh và các nước ASEAN…
  13. 2 Trung Quốc hiện vẫn là thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam. Năm 2013, xuất khẩu nhóm hàng nông sản, thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc (bao gồm cả gạo) đạt 4,14 tỷ USD; Tiếp đến là thị trường Hoa Kỳ, đạt 2,64 tỷ USD; Nhật Bản đạt 1,4 tỷ USD;… Xuất khẩu nông sản của Viê ̣t Nam trong những năm qua đã tăng nhanh v ề số lượng lẫn về giá trị, có mức độ tăng trưởng cao và mang lại giá trị thặng dư trong hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, cũng trong suốt thời gian qua, nông sản xuất khẩu của Việt Nam luôn đứng trước các thách thức: sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt do năng lực cạnh tranh thấp so với thế giới trên nhiều mặt, cả về trình độ sản xuất, công nghiệp chế biến, chất lượng, giá cả… chủ yếu xuất thô, giá trị gia tăng thấp, hàm lượng khoa học công nghệ khiêm tốn và phải chật vật vượt qua hàng rào kỹ thuật của các nước phát triển,... Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như: lúa gạo, cà phê, hồ tiêu, hạt điều… hầu như chưa có thương hiệu trên thị trường quốc tế. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là chiến lược dài hạn của Việt Nam với mục tiêu đến năm 2020 phải xây dựng được một cơ cấu kinh tế hợp lý mà "bộ xương" của nó là "cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp - dịch vụ gắn với phân công và hợp tác quốc tế sâu rộng". Là một quốc gia nông nghiệp, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tất yếu phải được tiến hành bằng cách mạng khoa học và công nghệ, nhất là đối với lĩnh vực nông nghiệp. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ngày càng được nhận thức sâu sắc hơn và Đảng ta đã đ ề ra những chủ trương, định hướng cũng như ban hành hệ thống chính sách kịp thời, phù hợp từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường; thực hiện cơ khí hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, đưa nhanh tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh phù hợp với từng vùng, từng địa phương, phát triển các khu nông nghiệp công nghệ cao, vùng trồng trọt và chăn
  14. 3 nuôi tập trung, doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ gắn với hình thành các ngành nghề, làng nghề, hợp tác xã, trang trại, tạo ra những sản phẩm có thị trường và hiệu quả kinh tế cao. Trong giai đoạn trước mắt, thách thức trực tiếp và cũng là cơ hội đối với nông nghiệp Việt Nam là làn sóng tự do thương mại. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đang đi sau các nước trong khu vực về trình độ phát triển công nghiệp chế biến, đặc biệt là tỷ lệ hàng nông sản chế biến sâu trong tổng xuất khẩu. Để giảm thách thức và tận dụng được cơ hội, Việt Nam phải chuyển dịch nhanh cơ cấu xuất khẩu, phải có khả năng cung cấp ngày càng nhiều mặt hàng nông sản cạnh tranh được trên thị trường khu vực và thế giới. Muốn vậy phải xác định được những mặt hàng nông sản có lợi thế so sánh , chuyển hướng chiến lược cho phù hợp với tình hình mới và tận dụng ngoại lực để vừa làm tăng nội lực vừa nhanh chóng tăng năng lực cạnh tranh. Nông nghiệp là lĩnh vực Việt Nam có lợi thế cạnh tranh do điều kiện tự nhiên thuận lợi và chi phí lao động thấp. Tuy nhiên, nền nông nghiệp của Việt Nam lại quá tập trung vào sản lượng, năng suất, nặng phát triển theo chiều rộng mà chưa thực sự chú trọng nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, phát triển theo chiều sâu nhằm khai thác những lợi thế cạnh tranh về điều kiện tự nhiên và chi phí. Tuy nhiên, những lợi thế này ngày càng giảm trong điều kiện cạnh tranh gay gắt bởi toàn cầu hóa trong lĩnh vực thương mại hiện nay. Do vậy, làm thế nào để ngành nông nghiệp Việt Nam bứt phá, vươn lên một đẳng cấp cao hơn, để khai thác tốt tiềm năng, lợi thế về sản xuất hàng nông sản, lợi thế về thị trường tiêu thụ đã tạo dựng được trong thời gian qua, nâng cao hiệu quả chung cho các mặt hàng nông sản xuất khẩu và tạo bước tăng trưởng cao hơn trong xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam? Đòi hỏi trong thời gian tới Việt Nam cần phải có những giải pháp tích cực, mang tính đột phá như: tiếp tục khai thác lợi thế so sánh để nâng cao giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị hàng nông sản toàn cầu; mặt khác, cần nghiên cứu khả năng tham gia ở mức sâu hơn vào các khâu tạo ra giá trị gia tăng cao của sản phẩm này ở quy mô toàn cầu như tham gia vào khâu chế biến, vào mạng lưới phân phối nông sản thành phẩm toàn cầu. Đồng thời, phát triển nông nghiệp là một chủ trương lớn của Đảng và Chính phủ Việt Nam được thể hiện cụ thể trong các Văn
  15. 4 kiện Đại hội Đảng và nghị quyết của Chính phủ với mục tiêu là hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, góp phần thực hiện chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam. Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013, phê duyệt “Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”. Do vậy, việc tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Phát triển xuất khẩu một số nông sản chủ lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam ” là hết sức cần thiết và có ý nghĩa sâu sắc. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của Luận án là nghiên cứu và đề xuất giải pháp phát triển xuất khẩu một số nông sản chủ lực của Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời kỳ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Để thực hiện mục tiêu trên, Luận án đi vào giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu sau: - Khái quát chung một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển xuất khẩu nông sản chủ lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; - Phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu một số nông sản chủ lực của Việt nam giai đoạn 2003 - 2014; - Đề xuất một số giải pháp phát triển xuất khẩu một số nông sản chủ lực của Việt Nam thời kỳ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển xuất khẩu một số nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH (Cụ thể là một số mặt hàng nông sản được lựa chọn như: lúa gạo, cà phê, cao su và thuỷ sản. Đây là những nông sản có tốc độ phát triển xuất khẩu tương đối cao, tăng trưởng trong thời gian dài, ổn định. Đây cũng là những nhóm mặt hàng nông nghiệp có tiềm năng trong sản xuất và có khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu trong thời gian tới. Ngoài ra, phát triển xuất khẩu nhóm mặt hàng này không chỉ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà còn mang lại cho nhà nước ngoại tệ thì còn góp phần rất lớn trong việc tạo công ăn việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người
  16. 5 dân vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Đảm bảo ổn định an ninh lương thực, an ninh quốc phòng và phát triển bền vững ngành nông nghiệp trong thời gian tới). Từ đó, định hướng và đưa ra giải pháp phát triển xuất khẩu các mặt hàng nông sản này trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 nhằm góp phần thực hiện thành công mục tiêu trong chiến lược xuất khẩu hàng hóa của cả nước đến năm 2020 và góp phần quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi chiến lược CNH, HĐH đất nước, góp phần hoàn thành mục tiêu Việt Nam sẽ cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: + Trọng tâm của Luận án là nghiên cứu dưới góc độ vĩ mô một số vấn đề lý luận về phát triển xuất khẩu mặt hàng nông sản chủ lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; + Phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu một số nông sản chủ lực (tập trung chủ yếu vào phân tích các mặt hàng: gạo, cà phê, cao su và thuỷ sản) của Việt Nam giai đoạn 2003 - 2014; + Đề xuất một số giải pháp phát triển xuất khẩu một số nông sản chủ lực của Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời kỳ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. - Về thời gian: Đánh giá thực trạng xuất khẩu một số nông sản chủ lực (tập trung chủ yếu vào phân tích các mặt hàng: gạo, cà phê, cao su và thuỷ sản) từ 2003 đến 2014 và giải pháp cho thời gian tới năm 2020 và tầm nhìn cho đến năm 2030. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: Dùng để khái quát hóa được một cách cơ bản khung lý luận về xuất khẩu nông sản chủ lực. Trên cơ sở đó, Luận án có thể đưa ra khái niệm và xác định được nôi dung, khung phân tích của Luận án; - Thu thập thông tin, tư liệu, tài liệu về các nghiên cứu có liên quan: Luận án đã thu thập các thông tin, tư liệu từ các nghiên cứu có liên quan để có cơ sở tư liệu, thông tin phục vụ cho việc phân tích thực trạng xuất khẩu một số nông sản chủ lực của Việt Nam;
  17. 6 - Nhằm củng cố, cập nhật thêm những thông tin, số liệu sơ cấp phục vụ cho việc phân tích thực trạng giá trị gia tăng trong Luận án, Nghiên cứu sinh sử dụng “Phương pháp điều tra, thu thập thông tin trực tiếp” thông qua việc gửi, phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân, các doanh nghiệp thu mua, chế biến, xuất khẩu nông sản chủ lực; - Phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, tổng hợp, đây là phương pháp mà Nghiên cứu sinh sử dụng để phân tích, so sánh nhằm khái quát hóa được bức tranh tổng quan về thực trạng xuất khẩu một số nông sản chủ lực của Việt Nam việc sử dụng các chuỗi số liệu về thực trạng có liên quan; - Nhằm củng cố, cập nhật thêm những thông tin, số liệu sơ cấp phục vụ cho việc phân tích thực trạng trong Luận án, Nghiên cứu sinh sử dụng “Phương pháp điều tra, khảo sát thu thập thông tin” thông qua việc triển khai điều tra, khảo sát trực tiếp và gửi phiếu điều tra tới các đối tượng điều tra đã được xác định; - Trong toàn bộ qúa trình t ừ khi viết báo cáo tổng quan 3 chuyên đề, viết báo cáo tổng hợp Luận án, Nghiên cứu sinh có sử dụng “Phương pháp chuyên gia” bằng cách gửi nội dung báo cáo cho các chuyên gia có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến nội dung nghiên cứu của Luận án để xin ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện nội dung của Luận án một cách tốt nhất; - Ngoài ra, nghiên cứu sinh có sử dụng một số phương pháp khác trong toàn bộ quá trình nghiên cứu như: Phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước, các Bộ/ngành, các viện nghiên cứu có liên quan nhằm nhận được sự hỗ trợ và tư vấn về chuyên môn. 5. Những đóng góp mới của luận án Luận án của Nghiên cứu sinh đã có một số đóng góp mới như sau: - Hệ thống hoá và phân tích, luận giải rõ cơ sở lý luận về phát triển xuất khẩu nông sản chủ lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đặc biệt, trên cơ sở lý luận, Luận án đã xác định được các nội dung cơ bản về về phát triển xuất khẩu nông sản chủ lực trong quá trình CNH, HĐH, từ đó xây dựng được khung lý thuyết về về phát triển xuất khẩu nông sản chủ lực trong điều kiện CNH, HĐH, đây sẽ là cơ
  18. 7 sở quan trọng cho việc phân tích thực trạng và kiến nghị giải pháp nhằm về phát triển xuất khẩu một số nông sản chủ lực của Việt Nam trong thời gian tới. - Với hệ thống tài liệu, số liệu điều tra thực tế, Luận án đã chỉ rõ phát triển xuất khẩu một số nông sản chủ lực của Việt Nam mới chủ yếu là phát triển theo chiều rộng, giá trị gia tăng trong xuất khẩu thấp; trong khi đó, việc phát triển xuất khẩu theo chiều sâu còn nhiều bất cập, hạn chế và yếu kém. - Bằng việc sử dụng công cụ phân tích: Chỉ số chuyên môn hoá xuất khẩu (ES), Luận án đã chỉ ra được triển vọng về thị trường và khả năng phát triển xuất khẩu một số nông sản chủ lực của Việt Nam trong thời gian qua. Điều này chứng tỏ rằng, khả năng phát triển xuất khẩu một số nông sản chủ lực của Việt Nam trong thời gian tới là còn rất nhiều tiềm năng. Bên cạnh đó, Chỉ số cường độ thương mại (TI),… cũng đã chỉ ra được, xu hướng chuyển dịch luồng thương mại hàng nông sản của Việt Nam, đây là cơ sở cho việc định hướng chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam trong thời gian tới. Mặt khác , Luận án đã phân tích được thực trạng các điều kiện về nhân lực, về cơ sở hạ tầng thương mại, điều kiện về cơ chế chính sách, ứng dụng công nghệ vào sản xuất và tạo dựng mối liên kết trong phát triển xuất khẩu nông sản chủ lực từ đó Luận án cũng đã chỉ ra được những hạn chế trong phát triển xuất khẩu một số nông sản chủ lực của Việt Nam thời gian qua. Đồng thời, luận giải rõ về những nguyên nhân yếu kém trong phát triển xuất khẩu một số nông sản chủ lực của Việt Nam. - Luận án đã tổng hợp và đưa ra được những dự báo về triển vọng phát triển thị trường nông sản thế giới, dự báo triển vọng một số mặt hàng nông sản thế giới và đưa ra triển vọng phát triển xuất khẩu một số nông sản chủ lực của Việt Nam thời kỳ đến năm 2020. Trên cơ sở đó, đưa ra được các quan điểm, định hướng phát triển xuất khẩu một số nông sản chủ lực trong xu thế mới về CNH, HĐH và đề xuất các nhóm giải pháp cụ thể nhằm phát triển xuất khẩu một số nông sản chủ lực thời kỳ đến năm 2020.
  19. 8 6. Nội dung nghiên cứu Ngoài phần mở đầu, tổng quan tình hình nghiên cứu, kết luận, tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung kết quả nghiên cứu của luận án được kết cấu thành ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển xuất khẩu nông sản chủ lực trong qua trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Chương 2: Thực trạng phát triển xuất khẩu một số nông sản chủ lực của Việt Nam giai đoạn 2003 - 2014 Chương 3: Một số giải pháp phát triển xuất khẩu một số nông sản chủ lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời kỳ đến năm 2020
  20. 9 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc - Nghiên cứu FAO and MARD (2000) “The Competitiveness of the Agricultural Sector of Viet Nam: A Preliminary Analysis in the Context of ASEAN and the AFTA” (Khả năng cạnh tranh của ngành nông nghiệp Việt Nam: phân tích sơ bộ trong bối cảnh hội nhập ASEAN và AFTA) trong dự án TCP/VIE/8821 đã mô tả tương đối chi tiết tiến trình giảm thuế trong AFTA nói chung và tiến trình giảm thuế của Việt Nam trong AFTA nói riêng. Tuy nhiên, nghiên cứu này không đi sâu vào tiến trình giảm thuế cho các mặt hàng nông sản Việt Nam. Mặc dù đã đánh giá khả năng cạnh tranh của một số mặt hàng nông sản của Việt Nam như lúa gạo, thịt lợn, tôm cá, gỗ, mía đường, cà phê, cao su, cà chua và dứa, phân Urê, động cơ Diezel nhỏ, hầu hết các đánh giá khả năng cạnh tranh này là đánh giá định tính, chỉ số được dùng để đánh giá là chỉ số bảo hộ (Norminal Protection Rate) nên chưa phản ánh đúng khả năng cạnh tranh của ngành hàng và không có những so sánh cụ thể với các đối thủ cạnh tranh trong khối ASEAN [83]. - Nghiên cứu ISGMARD (2002) “Impact of trade liberalization on some agricultural sub-sectors of Vietnam: Rice, coffee, tea and sugar” (Tác động của tự do hoá thương mại đến một số ngành hàng nông nghiệp Việt Nam: Lúa gạo, cà phê, chè, đường) đi sâu hơn vào đánh giá tác động của AFTA. ISGMARD (2000) sử dụng mô hình cân bằng riêng phần để đánh giá tác động của AFTA đối với gạo, cà phê, chè và mía đường. Kết quả nghiên cứu cho thấy AFTA sẽ giúp xuất khẩu nông sản tăng cả về số lượng và về giá xuất khẩu. Lượng gạo xuất khẩu sẽ tăng 10.5% với giá tăng 4.2%, lượng cà phê xuất khẩu tăng 2.3% với giá tăng 1.9%, lượng chè tăng 1.3%, giá tăng 0.8%. Với ngành hàng mía, khi không còn trợ cấp chính phủ và hàng rào thuế quan, tất cả các nhà máy đường công suất dưới 150 nghìn tấn/năm sẽ phải đóng cửa và lượng cung trong nước sẽ giảm xuống 35% so với năm 1999- 2000. Tuy nhiên, số liệu được sử dụng là số liệu điều tra nông hộ thuần tuý nên chỉ số cạnh tranh (NRC) của nghiên cứu này không phản ánh đúng chỉ số cạnh tranh của toàn ngành hàng Việt Nam (các yếu kém về chế biến, lưu trữ, buôn bán trong
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2