intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ: Nâng cao năng lực điều hành của Giám đốc doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập quốc tế - Nghiên cứu điển hình trong ngành Điện Việt Nam

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:188

60
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận án là phân tích làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về năng lực điều hành và đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực điều hành của Giám đốc doanh nghiệp ngành Điện trong quá trình hội nhập quốc tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ: Nâng cao năng lực điều hành của Giám đốc doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập quốc tế - Nghiên cứu điển hình trong ngành Điện Việt Nam

  1. CAM KẾT Tác giả xin cam đoan nội dung luận án “Nâng cao năng lực điều hành của Giám đốc doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập quốc tế - Nghiên cứu điển hình trong ngành Điện Việt Nam” là công trình nghiên cứu độc lập dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Trần Thị Vân Hoa, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Công trình này được tác giả nghiên cứu và hoàn thành từ năm 2012-2015. Các tài liệu tham khảo, các số liệu thống kê phục vụ mục đích nghiên cứu luận án này được sử dụng đúng quy định. Các kết quả phân tích, nghiên cứu, kết luận trong luận án (ngoài các phần được trích dẫn) là kết quả làm việc của riêng cá nhân tôi. Tác giả xin cam đoan những nội dung nêu trên là hoàn toàn đúng sự thật. Nếu sai, tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Nghiên cứu sinh Phạm Anh Tuấn
  2. LỜI CÁM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình và những ý kiến đóng góp quý báu của cô giáo PGS.TS Trần Thị Vân Hoa, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân, người đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án “Nâng cao năng lực điều hành của Giám đốc doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập quốc tế - Nghiên cứu điển hình trong ngành Điện Việt Nam”. Tôi cũng bày tỏ sự biết ơn đối với GS.TS Ngô Thắng Lợi, Trưởng bộ môn Kinh tế Phát triển và các thầy cô giáo Khoa Kế hoạch và phát triển, Viện Sau đại học trường Đại học Kinh tế quốc dân, cũng như các đồng chí Lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Ban giám đốc Công ty Mua bán điện, các đồng chí lãnh đạo và cán bộ quản lý các đơn vị trong và ngoài ngành Điện, các đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi nhiệt tình trong quá trình nghiên cứu, thu thập số liệu, phỏng vấn, điều tra khảo sát và hoàn thiện luận án. Tôi cũng cảm ơn gia đình và bạn bè đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận án. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các đồng nghiệp để luận án được hoàn thiện hơn và tôi có thể đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng và xã hội. Xin trân trọng cảm ơn! 1
  3. MỤC LỤC CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LUẬN ÁN…………….……………… 9 1.1. Sự cần thiết của luận án………………………………………………….… 9 1.2. Tổng quan nghiên cứu ………………………………………………...…… 11 1.2.1. Một số nghiên cứu của nước ngoài về năng lực điều hành của Giám đốc doanh nghiệp……………………………………………………………………… 11 1.2.2. Một số nghiên cứu trong nước về năng lực điều hành của Giám đốc doanh nghiệp 14 1.2.3. Một số nghiên cứu điển hình của ngành Điện Việt Nam………………….. 18 1.3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu của luận án……………………………… 20 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án……………………………. 21 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………… 21 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu………………………………………………………... 21 1.5. Phương pháp nghiên cứu của luận án…………………………………….. 21 1.5.1. Quá trình nghiên cứu………………………………………………………. 21 1.5.2. Phương pháp thu thập và phân tích số liệu……………………………….. 22 1.6. Những đóng góp của luận án ………………….…………………………. 24 1.7. Cấu trúc của luận án……………………………………………………….. 24 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC ĐIỀU HÀNH CỦA GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP……………………………………………………..….... 26 2.1. Giám đốc doanh nghiệp và công việc của Giám đốc doanh nghiệp……………………………………………………………………….……. 26 2.1.1. Giám đốc doanh nghiệp …………………..………………………………. 26 2.1.2. Vai trò điều hành của Giám đốc doanh nghiệp…………............................ 27 2.2. Năng lực điều hành và các yếu tố cấu thành năng lực điều hành của Giám đốc doanh nghiệp……………………………………………………….... 30 2.2.1. Năng lực làm việc và các yếu tố cấu thành năng lực làm việc…………… 30 2.2.2. Năng lực điều hành của Giám đốc doanh nghiệp………………………..... 35 2.3. Phương pháp luận phân tích năng lực điều hành của Giám đốc doanh nghiệp……………………………………………………….................................. 40 2.4. Các nhân tố tác động đến năng lực điều hành của Giám đốc doanh nghiệp…………………………………………………………………………...... 44 2.4.1. Nhân tố từ môi trường quốc tế ………………………………………….… 44 2.4.2. Nhân tố từ môi trường kinh doanh ở Việt Nam…………………………… 48 2.4.3. Nhân tố bên trong doanh nghiệp…………………………………...……… 51 2.4.4. Nhân tố từ bản thân Giám đốc doanh nghiệp……………………………… 54 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH NĂNG LỰC ĐIỀU HÀNH CỦA GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP NGÀNH ĐIỆN………………………………… 58 3.1. Đặc điểm của đội ngũ Giám đốc doanh nghiệp ngành Điện trong quá trình hội nhập quốc tế…………………………………………………………... 58 2
  4. 3.1.1. Đặc điểm hình thành và phát triển của ngành điện Việt Nam……………. 58 3.1.2. Xu hướng phát triển doanh nghiệp ngành Điện trong quá trình hội nhập quốc tế……………………………………………………………………………. 60 3.1.3. Đặc điểm của đội ngũ Giám đốc doanh nghiệp ngành Điện trong quá trình hội nhập quốc tế…………………………………………………………………... 64 3.1.4. Khung năng lực điều hành của Giám đốc doanh nghiệp ngành Điện…….. 66 3.1.5. Yêu cầu đối với năng lực điều hành của Giám đốc doanh nghiệp ngành Điện trong quá trình hội nhập quốc tế……………………………………………. 72 3.2. Thu thập và phân tích số liệu về năng lực điều hành của Giám đốc doanh nghiệp ngành Điện………………………………………………………. 76 3.2.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp nghiên cứu tại bàn…………………….. 76 3.2.2. Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu qua phỏng vấn………………. 78 3.2.3. Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu qua điều tra khảo sát………… 81 3.3. Phân tích nhân tố khám phá và kiểm định độ tin cậy của dữ liệu khảo sát…………………………………………………………………………………. 86 3.3.1. Kiểm định độ tin cậy của phiếu điều tra…………………………………… 86 3.3.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá của dữ liệu điều tra…………………. 87 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC ĐIỀU HÀNH CỦA GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP NGÀNH ĐIỆN TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY…………………………………………………… 89 4.1. Phân tích thực trạng về kiến thức điều hành của Giám đốc doanh nghiệp ngành Điện………………………………………………………………. 89 4.2. Phân tích thực trạng về kỹ năng điều hành của Giám đốc doanh nghiệp ngành Điện….......................................................................................................... 91 4.2.1. Thực trạng kỹ năng giao tiếp………………………………………………. 92 4.2.2. Thực trạng kỹ năng định hướng mục tiêu và điều hành doanh nghiệp…… 96 4.2.3. Thực trạng kỹ năng phát triển nhân viên dưới quyền……………………... 100 4.2.4. Thực trạng kỹ năng tổ chức và sắp xếp công việc………………………… 104 4.2.5. Thực trạng kỹ năng phát triển các mối quan hệ…………………………… 107 4.2.6. Thực trạng kỹ năng quản lý bản thân…………………………………….... 110 4.3. Phân tích thực trạng về thái độ điều hành của Giám đốc doanh nghiệp ngành Điện ………………………………………………………………..……... 113 4.4. Đánh giá chung về năng lực điều hành của Giám đốc doanh nghiệp ngành Điện trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay…………………………. 117 4.4.1. Mức độ đáp ứng yêu cầu về năng lực điều hành của Giám đốc doanh nghiệp ngành Điện trong quá trình hội nhập quốc tế …...………………………... 117 4.4.2. Mức độ tác động của các yếu tố cấu thành năng lực điều hành của Giám đốc doanh nghiệp ngành Điện………………………………………….………… 118 4.4.3. Những ưu điểm và hạn chế trong năng lực điều hành của Giám đốc doanh nghiệp ngành Điện………………………………………………………………... 120 3
  5. 4.4.4. Nguyên nhân hạn chế trong năng lực điều hành của Giám đốc doanh nghiệp ngành Điện……………………………………………………………....... 124 CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐIỀU HÀNH CỦA GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP NGÀNH ĐIỆN TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ………………………………………………………………… 127 5.1. Quan điểm và định hướng về nâng cao năng lực điều hành của Giám đốc doanh nghiệp ngành Điện trong thời kỳ hội nhập quốc tế………………. 127 5.1.1. Quan điểm về nâng cao năng lực điều hành của Giám đốc doanh nghiệp ngành Điện……………………………………………………………………....... 127 5.1.2. Mục tiêu và phương hướng nâng cao năng lực điều hành cho Giám đốc doanh nghiệp ngành Điện………………………………………………………… 129 5.2. Các giải pháp nâng cao năng lực điều hành cho Giám đốc doanh nghiệp ngành Điện trong thời kỳ hội nhập quốc tế……………………………………. 130 5.2.1. Nhóm giải pháp tuyển chọn cán bộ………………………...……………… 131 5.2.2. Xây dựng cơ chế, bộ máy phát hiện, đào tạo và sử dụng nhân tài………… 136 5.2.3. Chính sách tiền lương, thưởng và các chế độ đãi ngộ đối với Giám đốc doanh nghiệp…………………………………………………………….……....... 137 5.2.4. Nhóm giải pháp đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ…………………… 139 5.2.5. Giải pháp nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng…………….. 143 5.2.6. Kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tham mưu làm công tác tổ chức cán bộ………………………………………………………. 146 5.3. Kiến nghị với các cơ quan hữu quan về điều kiện thực hiện giải pháp… 147 5.3.1. Kiến nghị đối với Tập đoàn Điện lực Việt Nam…………………………… 147 5.3.2. Kiến nghị đối với các Bộ ngành và Nhà nước……………………………... 147 KẾT LUẬN……………………………………………………………………….. 149 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………....... 152 PHỤ LỤC………………………………………………………………………… 161 4
  6. DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ Sơ đồ 1.1. Quá trình nghiên cứu của luận án…………………………………. 22 Bảng 3.1. Khung năng lực điều hành của Giám đốc doanh nghiệp ngành Điện 68 Bảng 3.2. Mô tả đối tượng tham gia phỏng vấn………………………………. 79 Bảng 3.3. Nội dung phiếu phỏng vấn sâu……………………………………... 80 Bảng 3.4. Đối tượng trả lời phiếu điều tra theo độ tuổi………………………. 84 Bảng 3.5. Đối tượng trả lời phiếu điều tra theo qui mô………………….......... 84 Bảng 3.6. Số năm kinh nghiệm của giám đốc tham gia trả lời phiếu điều tra… 85 Bảng 3.7. Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha (α) của dữ liệu phân tích………………………………………………………………………............ 87 Bảng 3.8. Kết quả kiểm định các nhân tố xác định các biến đủ điều kiện phân tích……………………………………………………………………………… 87 Bảng 4.1. Thực trạng về kỹ năng điều hành của Giám đốc doanh nghiệp ngành Điện……………………………………………………………………………... 91 Bảng 4.2. Kỹ năng giao tiếp của Giám đốc doanh nghiệp theo đánh giá của các vị trí công việc đang đảm nhận…………………………………………………. 93 Bảng 4.3. Kỹ năng giao tiếp của Giám đốc doanh nghiệp theo khối SXKD và qui mô doanh nghiệp…………………………………………………………… 94 Bảng 4.4. Kỹ năng giao tiếp theo trình độ học vấn và thâm niên của Giám đốc doanh nghiệp……………………………………………………………………. 95 Bảng 4.5. Kỹ năng điều hành của Giám đốc doanh nghiệp theo đánh giá của các vị trí công việc đang đảm nhận…………………………………………….. 96 Bảng 4.6. Kỹ năng điều hành doanh nghiệp theo quy mô doanh nghiệp và khối SXKD…………………………………………………………………………… 98 Bảng 4.7. Kỹ năng điều hành theo năm công tác và trình độ học vấn của Giám đốc doanh nghiệp……………………………………………………………….. 99 Bảng 4.8. Kỹ năng phát triển nhân viên dưới quyền theo đánh giá của các vị trí công việc đang đảm nhận……………………………………………………….. 101 Bảng 4.9. Kỹ năng phát triển nhân viên theo khối SXKD và quy mô lao động của doanh nghiệp……………………………………………………………….. 102 Bảng 4.10. Kỹ năng phát triển nhân viên theo năm công tác và trình độ học vấn của Giám đốc doanh nghiệp………………………………………………... 103 Bảng 4.11: Kỹ năng tổ chức sắp xếp công việc của Giám đốc doanh nghiệp theo đánh giá của các vị trí công việc đang đảm nhận…………………………. 104 5
  7. Bảng 4.12. Kỹ năng tổ chức sắp xếp công việc theo quy mô doanh nghiệp và khối SXKD……………………………………………………………………... 105 Bảng 4.13. Kỹ năng tổ chức và sắp xếp công việc theo kinh nghiệm và trình độ học vấn của Giám đốc doanh nghiệp…………………………………………… 106 Bảng 4.14. Kỹ năng phát triển các mối quan hệ theo đánh giá của các vị trí công việc đang đảm nhận……………………………………………………….. 107 Bảng 4.15. Kỹ năng phát triển quan hệ theo quy mô, khối SXKD…………….. 108 Bảng 4.16. Kỹ năng phát triển quan hệ theo trình độ học vấn và thâm niên công tác của Giám đốc doanh nghiệp…………………………………………... 109 Bảng 4.17. Kỹ năng quản lý bản thân theo đánh giá của các vị trí công việc đang đảm nhận………………………………………………………………….. 110 Bảng 4.18. Kỹ năng quản lý bản thân theo quy mô doanh nghiệp và khối SXKD……………………………………………………………………………. 111 Bảng 4.19. Kỹ năng quản lý bản thân theo kinh nghiệm và trình độ học vấn của Giám đốc doanh nghiệp…………………………………………………………. 112 Bảng 4.20. Thái độ điều hành của Giám đốc doanh nghiệp theo đánh giá của các vị trí công việc đang đảm nhận……………………………………………… 115 Bảng 4.21. Thái độ điều hành của Giám đốc doanh nghiệp theo quy mô công ty và khối SXKD…………………………………………………………………… 115 Bảng 4.22. Thái độ điều hành của Giám đốc doanh nghiệp theo năm kinh nghiệm và trình độ học vấn……………………………………………………… 116 Bảng 4.23: Mức độ đáp ứng yêu cầu về năng lực điều hành của Giám đốc doanh nghiệp ngành Điện……………………………………………………….. 117 Hình 3.1. Đối tượng trả lời phiếu điều tra theo vị trí công tác đang đảm nhận… 85 Hình 3.2. Trình độ của giám đốc tham gia trả lời phiếu điều tra……………….. 86 Hình 4.1. Thực trạng kiến thức của Giám đốc doanh nghiệp…………………… 90 Hình 4.2. Thực trạng thái độ điều hành của Giám đốc doanh nghiệp ngành Điện 114 Hình 4.3. Thực trạng năng lực điều hành của Giám đốc doanh nghiệp ngành Điện……………………………………………………………………………… 118 6
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT AEC Cộng đồng kinh tế Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á BCH: Ban chấp hành CEO: Giám đốc điều hành DN: Doanh nghiệp DNNN: Doanh nghiệp Nhà nước EVN: Tập đoàn Điện lực Việt Nam GAP: Phương pháp phân tích khoảng cách GDP: Tổng sản phẩm quốc dân HĐQT Hội đồng quản trị HĐTV Hội đồng thành viên NXB: Nhà xuất bản. SXKD: Sản xuất kinh doanh XHCN: Xã hội chủ nghĩa 7
  9. Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LUẬN ÁN 1.1. Sự cần thiết của Luận án Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế đã trở thành một xu thế tất yếu của nhân loại hiện nay. Trong xu thế đó, ở các mức độ khác nhau, các nước không thể không tham gia hội nhập. Vấn đề đặt ra là nếu không có sự chuẩn bị, không chủ động phát huy nội lực thì không thể hội nhập thành công. Đây cũng là thách thức đối với mỗi doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Thực tế cho thấy, hoạt động điều hành đóng vai trò quan trọng trong mỗi doanh nghiệp và là tổng hợp của hoạt động lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp. Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình hội nhập quốc tế cả về kinh nghiệm, nhân lực, khoa học công nghệ, trình độ, năng lực cạnh tranh, cơ sở hạ tầng, môi trường pháp lý v.v… Tình trạng kém hiệu quả, lãng phí, thua lỗ, thất thoát của các Tập đoàn kinh tế Nhà nước cũng như sự phá sản của hàng loạt các doanh nghiệp trong thời gian qua bắt nguồn từ nguyên nhân chính là đội ngũ lãnh đạo không đủ năng lực điều hành doanh nghiệp đáp ứng được các yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế. Các nghiên cứu về năng lực điều hành mới tập trung ở một trong các khía cạnh như năng lực làm việc, năng lực lãnh đạo, năng lực quản lý của cá nhân mà chưa xem xét tổng thể về năng lực điều hành và các điều kiện kinh tế xã hội cũng như điều kiện nội tại của mỗi doanh nghiệp. Ngành Điện được xem là một ngành kinh tế mũi nhọn, đóng vai trò quan trọng đối với sự nghiệp phát triển của mỗi quốc gia. Điện lực được xem như là cơ sở hạ tầng, là nguồn động lực đầu vào không thể thiếu được đối với tất cả các ngành kinh tế. Với quy mô cả về nhân lực, tài chính, nguồn nhân lực, v.v… và trải dài khắp các tỉnh thành trên cả nước, ngành Điện có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế và toàn xã hội. Trong những năm qua, cùng với nhu cầu phát triển của xã hội, đặc biệt trong quá trình hội nhập quốc tế, ngành Điện Việt Nam cũng đã có những thay đổi đáng kể nhằm tiếp cận với công nghệ hiện đại của thế giới, áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật 8
  10. tiên tiến vào quá trình sản xuất, truyền tải và phân phối điện đến người tiêu dùng. Điều đó không những đã mang lại hiệu quả kinh tế và kỹ thuật cao cho ngành Điện mà còn tạo điều kiện để nước ta hoà nhập với cộng đồng quốc tế, từng bước hiện đại hoá hệ thống, nâng cao trình độ công nghệ và quản lý của Ngành. Tuy nhiên, các Giám đốc doanh nghiệp điện đã quen với môi trường kinh doanh bao cấp trong ngành Điện trong thời gian dài, mà chưa quen và chưa có khả năng thích ứng, hòa nhập, bươn chải trong cơ chế thị trường mở. Đội ngũ giám đốc và cán bộ quản lý doanh nghiệp ngành Điện còn chưa được đào tạo bài bản về quản lý, nhiều giám đốc còn thiếu kiến thức và kỹ năng quản trị kinh doanh, đặc biệt là yếu về năng lực điều hành khi ngành Điện hội nhập với quốc tế. Một trong những nhân tố quan trọng để đáp ứng được các yêu cầu của xu thế hội nhập quốc tế là đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nâng cao năng lực điều hành của đội ngũ Giám đốc doanh nghiệp ngành Điện. Đây là đội ngũ cán bộ đóng vai trò đầu tàu trong doanh nghiệp và tham gia điều hành mọi hoạt động của doanh nghiệp. Việc nâng cao năng lực điều hành cho các giám đốc sẽ giúp cho doanh nghiệp ngành Điện thích ứng được với môi trường cạnh tranh quyết liệt trong xu thế hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay. Bài toán đặt ra là năng lực điều hành của đội ngũ Giám đốc doanh nghiệp của ngành Điện hiện nay đang ở mức độ nào và có thể đáp ứng được bao nhiêu so với nhu cầu của quá trình hội nhập và mục tiêu phát triển của ngành Điện. Làm thế nào để nâng cao năng lực điều hành cho đội ngũ Giám đốc doanh nghiệp trong ngành Điện để có thể đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập và phát triển ngành Điện trong giai đoạn tới? Nghiên cứu tập trung vào việc nghiên cứu nguồn lực quan trọng cho ngành Điện, một ngành mũi nhọn và là xương sống của nền kinh tế. Việc nghiên cứu và làm rõ những vấn đề này có ảnh hưởng rất lớn trong quá trình hoạch định chính sách phát triển nguồn nhân lực ngành Điện cho doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập. Nghiên cứu sinh là người chuyên trách công tác cán bộ của một trong những doanh nghiệp thuộc ngành Điện và đã có thời gian công tác tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Vì vậy, từ nhu cầu thực tiễn cấp bách và khả năng bản thân, tác giả lựa chọn đề tài “Nâng cao 9
  11. năng lực điều hành của Giám đốc doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập quốc tế - Nghiên cứu điển hình trong ngành Điện Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu sinh. 1.2. Tổng quan nghiên cứu 1.2.1. Một số nghiên cứu của nước ngoài về năng lực điều hành của Giám đốc doanh nghiệp Năng lực điều hành của Giám đốc doanh nghiệp luôn là một đề tài được các nhà khoa học nước ngoài cũng như các quốc gia tập trung nghiên cứu vì con người là tài sản lớn nhất đối với mỗi quốc gia nói chung cũng như các doanh nghiệp nói riêng. Hầu hết các công trình nghiên cứu hiện nay đi sâu nghiên cứu đưa ra các tiêu chí của năng lực điều hành, các kỹ năng để điều hành một doanh nghiệp, một tổ chức, một quốc gia... như năng lực công tác, năng lực hoạt động lao động sáng tạo, năng lực nghiên cứu khoa học, năng lực quản lý cơ quan, xí nghiệp, nền tảng về giá trị và đạo đức liên quan đến trách nhiệm của người quản lý. Một số công trình khoa học tiêu biểu ở nước ngoài sau đây: - “Tư vấn quản lý, một quan điểm mới với sự hỗ trợ của các công cụ được tuyển chọn toàn diện” (An innovative view of Management Consultancy) của tác giả Dr. Koenraad Tommissen năm 2007, đưa ra những lý thuyết và kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp. Tác giả đã đưa ra những công cụ giúp cho các nhà quản lý, các Giám đốc doanh nghiệp có thể sử dụng để nâng cao năng lực điều hành doanh nghiệp của mình. Thực tế cho thấy trong những điều kiện và hoàn cảnh nhất định việc biết sử dụng công cụ nào đem lại hiệu quả cao, đó là phụ thuộc vào năng lực của người điều hành. - “Quản lý xuyên văn hóa” (Managing Across Cultures) của tác giả Charlene M. Solomon Michael S.Schell năm 2009 đưa ra các quan điểm cho các giám đốc để có thể kinh doanh thành công trên quan điểm toàn cầu hóa. Các tác giả cũng đưa ra mô hình nghiên cứu trên các khía cạnh văn hóa kinh doanh để giúp các Giám đốc doanh nghiệp có thể thấy những thời cơ và những biện pháp thích hợp trong công tác điều hành doanh nghiệp. Quả thật văn hóa kinh doanh là sự tổng hợp của kĩ năng và thái độ 10
  12. của người điều hành. Ngày nay, các nhà kinh doanh không thể đứng ngoài, đứng độc lập với chuỗi giá trị và giá trị gia tăng toàn cầu. Vì vậy, văn hóa kinh doanh phải được thực thi thấu suốt trong kinh doanh toàn cầu và đó là sự quản lý, điều hành có văn hóa mang tầm quốc tế. - “Tác dụng đòn bẩy của năng lực điều hành trong việc tạo dựng nên vị thế lãnh đạo: tạo ra khác biệt bằng cách tập trung vào chiến lược và kết quả” (Leveraging Leadership Competencies to Produce Leadership Brand: Creating Distinctiveness by Focusing on Strategy and Result) của các tác giả Jim Intagliata, Dave Ulrich và Norm Smallwood, năm 2000. Cuốn sách nêu rõ vai trò quan trọng của năng lực điều hành và những vấn đề khiếm khuyết của các mô hình năng lực điều hành hiện tại. Thông qua đó có thể phân tích và đánh giá được thực trạng năng lực điều hành so với những mô hình đã được đề ra. - “Khung năng lực điều hành” trích từ cuốn “Glasgow City Council Leadership Competency Framework” trong đó miêu tả chi tiết và định nghĩa từng năng lực điều hành và các mức yêu cầu có thể đạt được đối với mỗi tiêu chí năng lực. Tuy nhiên cuốn sách nghiên cứu năng lực điều hành của các cơ quan Nhà nước và chính phủ mà không đề cập đến năng lực điều hành của các doanh nghiệp. Do đặc điểm của doanh nghiệp khác với khối cơ quan Nhà nước nên vẫn còn nhiều điểm cuốn sách chưa đề cập hết. - “Năng lực lãnh đạo: đặt chúng tất cả với nhau” (Leadership Competencies: Putting It All Together) năm 2008 của tác giả George Klemp và các cộng sự của Công ty Tư vấn Cambria chuyên về lĩnh vực tư vấn nhân sự cấp cao cho các Tập đoàn lớn trên thế giới. Công trình nghiên cứu các yếu tố chung giữa các mô hình năng lực lãnh đạo và điều hành của các công ty hàng đầu thế giới, các khiếm khuyết và các bước thực hành tốt nhất để nâng cao năng lực điều hành. Đây là nguồn tài liệu tốt cho việc nghiên cứu năng lực điều hành của giám đốc các doanh nghiệp. - “Từ điển năng lực cho vai trò lãnh đạo trong khu vực dịch vụ công” (Competency Dictionary for Leadership Roles in the Public Servic of Nova Scotia) của Nova Scotia, năm 2004. Trong đó đưa ra các khái niệm về năng lực điều hành trong 11
  13. dịch vụ công. Tương tự như những tác phẩm nghiên cứu về năng lực điều hành trong khu vực Nhà nước, tác phẩm cũng có những điểm chưa phù hợp với năng lực điều hành tại các doanh nghiệp, đặc biệt gắn với quá trình hội nhập quốc tế. - “Nghệ thuật lãnh đạo doanh nghiệp” của Ram Charan do Tuấn Ngọc dịch năm 2007, NXB TP.Hồ Chí Minh đưa ra các bước thực hiện và các công cụ, các phương pháp để điều hành và quản lý một doanh nghiệp. Tác giả có thể dựa vào các phương pháp và công cụ lãnh đạo doanh nghiệp để lựa chọn những phương pháp tốt nhất và đề xuất trong quá trình nghiên cứu của mình. - “Công cụ lãnh đạo: tầm nhìn, cảm hứng, động lực” (The tool of leadership) của Max Landsberg do Phan Hoàng Lệ Thủy dịch năm 2007, NXB Trẻ, đưa ra các phương pháp, công cụ thường được sử dụng trong công tác lãnh đạo. Việc đánh giá năng lực điều hành như một công cụ lãnh đạo. Tác phẩm này cũng tương tự tác phẩm “Nghệ thuật lãnh đạo doanh nghiệp”. Thông qua nó, tác giả có thể nghiên cứu tham khảo lựa chọn các giải pháp phù hợp với đặc điểm doanh nghiệp của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. - “Những vấn đề cốt yếu của Quản lý”, NXB Khoa học kỹ thuật, 2008 của tác giả Harold Koontz, Cyril Odonnell, Heinz Weirich. Cuốn sách đưa ra các nguyên tắc chính trong lĩnh vực quản lý. Trong đó tổng hợp lại những phát minh, những công thức và những nghiên cứu của nhiều nhà quản lý và nhiều học giả nghiên cứu về những khía cạnh khác nhau của khái niệm quản lý. Cuốn sách cũng đề cập đến các vấn đề của quản lý bao gồm lập kế hoạch, điều hành, kiểm tra đánh giá v.v… Nhìn chung đây là một cuốn sách đầy đủ về công tác quản lý một doanh nghiệp, tuy nhiên chưa xây dựng được các tiêu chí cụ thể cần thiết đối với người quản lý nói chung cũng như Giám đốc doanh nghiệp nói riêng. Tập hợp các công trình tiêu biểu nêu trên ở một số nước trên thế giới và trong khu vực Đông Nam Á hiện nay, thể hiện các công trình đã công bố chỉ tập trung nghiên cứu nguồn nhân lực hoặc nguồn nhân lực ngành Điện nói chung mà chưa đi sâu vào nghiên cứu nguồn nhân lực cấp cao ngành Điện nói riêng. 12
  14. Trong thời gian vừa qua, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng tham gia một số hội thảo với các Công ty Điện lực ở khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Singapore, Malaysia, v.v… về phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trong ngành Điện, tập trung chủ yếu về việc đưa ra các giải pháp giữ chân người tài, người có năng lực mà chưa đi sâu vào nghiên cứu đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao đặc biệt là đội ngũ giám đốc và năng lực điều hành của đội ngũ Giám đốc doanh nghiệp. Nhiều tác giả cũng như một số trường đại học trên thế giới đào tạo Thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA) đã tập trung nghiên cứu và giảng dạy về năng lực điều hành. Một số điểm nổi bật của các công trình nghiên cứu về năng lực điều hành như sau: - Xây dựng các nguyên tắc đánh giá năng lực điều hành. - Đưa ra khái niệm về năng lực điều hành, khái niệm về điều hành và quản lý. - Hệ thống hóa các tiêu chí về năng lực điều hành. - Các yếu tố tác động tới tiêu chí đánh giá năng lực điều hành. 1.2.2. Một số nghiên cứu trong nước về năng lực điều hành của Giám đốc doanh nghiệp Ở Việt Nam trong những năm qua cũng đã có một số công trình nghiên cứu về năng lực điều hành của đội ngũ quản lý, đặc biệt là đội ngũ Giám đốc doanh nghiệp. Tuy nhiên, chưa có một hệ thống tổng quát để đánh giá năng lực điều hành mà chủ yếu nghiên cứu phân tích những khía cạnh, yếu tố trong năng lực điều hành nói chung. Nhiều tác giả nghiên cứu vẫn chưa phân biệt được khái niệm “lãnh đạo” và “quản lý”, hay “lãnh đạo” và “điều hành”, “cán bộ lãnh đạo” và “cán bộ quản lý” “cán bộ điều hành”, “năng lực điều hành” và “năng lực quản lý”. Nhiều tác giả lồng ghép phần năng lực điều hành vào nghiên cứu chung về phát triển nguồn nhân lực. Do vậy, không có điều kiện đánh giá được hết các khía cạnh liên quan đến năng lực điều hành. Nhiều giáo trình nghiên cứu về quản trị doanh nghiệp đi sâu vào phân tích vai trò của giám đốc điều hành (CEO) đối với doanh nghiệp. Trong đó tổng hợp các 13
  15. phương pháp quản trị doanh nghiệp cũng như các giải pháp để một CEO đạt được những kết quả tốt trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, chưa nghiên cứu nào đưa ra được một hệ thống tiêu chí cần thiết để có thể đánh giá năng lực điều hành của một giám đốc. Một số đề tài đã bước đầu nghiên cứu về năng lực điều hành, tuy nhiên tập trung vào nghiên cứu năng lực điều hành của một số tỉnh, thành phố, nên có nhiều điểm khác so với năng lực điều hành của các doanh nghiệp, đặc biệt là năng lực điều hành của Giám đốc doanh nghiệp ngành Điện Việt Nam. Ngoài ra, cũng còn có một số công trình đã công bố về quy hoạch, bố trí, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, nâng cao văn hóa chính trị, về đề bạt cán bộ, đánh giá thang giá trị đạo đức đối với cán bộ lãnh đạo v.v... Các công trình này tập trung nghiên cứu về tiêu chí của năng lực điều hành nhưng không toàn diện. Một số tác phẩm đi sâu vào việc xây dựng và phát triển đội ngũ lãnh đạo, trong đó năng lực điều hành chỉ là một yếu tố trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ lãnh đạo mà không có sự phân tích chuyên sâu về năng lực điều hành. Một số công trình tiêu biểu ở trong nước: - “Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Hệ thống chính trị cấp tỉnh, thành phố (qua kinh nghiệm của Hà Nội)”, NXB Chính trị quốc gia, năm 2008 của Cao Khoa Bảng. Tác giả nêu lên một số lý luận về cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, thực trạng và các phương hướng, giải pháp xây dựng đội ngũ lãnh đạo. Tuy nhiên, đề tài mới chỉ đề cập đến khái niệm cán bộ lãnh đạo và cán bộ của khối cơ quan công quyền, chưa xây dựng được hệ thống tiêu chí năng lực điều hành cho các doanh nghiệp, đặc biệt chưa gắn với quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay. - “Nâng cao năng lực điều hành của cán bộ nữ trong hệ thống chính trị”, NXB Chính trị quốc gia, năm 2009, do Nguyễn Đức Hạt chủ biên. Cuốn sách đã nêu ra được khái niệm lãnh đạo, khái niệm năng lực điều hành. Tuy nhiên, tác phẩm mới chỉ tập trung phân tích nghiên cứu năng lực điều hành của cán bộ nữ trong hệ thống chính trị, 14
  16. chưa phân tích về khối doanh nghiệp. Các giải pháp nêu ra về nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ nữ mà chưa có cái nhìn tổng thể cho đội ngũ giám đốc các doanh nghiệp. - “Xây dựng và phát triển đội ngũ Giám đốc doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam” NXB Chính trị quốc gia, năm 2009 do TS.Vũ Đăng Minh chủ biên. Cuốn sách tập trung nêu bật những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ giám đốc, nội dung xây dựng và phát triển đội ngũ giám đốc, thực trạng và giải pháp. Tuy nhiên tác phẩm chưa nêu rõ khái niệm năng lực điều hành để từ đó có những giải pháp cụ thể gắn với năng lực điều hành. - “Hoàn thiện yêu cầu về tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo quản lý Nhà nước trong sự nghiệp đổi mới”, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, năm 1992, luận án Phó Tiến sĩ của Lê Trọng Điều. Tác giả đã xây dựng được hệ thống tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo quản lý Nhà nước thông qua lý luận và thực trạng cán bộ lãnh đạo quản lý Nhà nước, đề xuất các giải pháp hoàn thiện tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo quản lý. Đây là bước đầu để tiếp cận nghiên cứu năng lực điều hành nói chung mà chưa đề cập đến cán bộ quản lý ngành Điện. - “Nâng cao năng lực lãnh đạo cho giám đốc điều hành các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế”, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, năm 2011, đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ của PGS.TS.Trần Thị Vân Hoa. Tác giả đã đưa ra phương pháp đánh giá năng lực điều hành của các Giám đốc doanh nghiệp, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành năng lực điều hành và phân tích được thực trạng năng lực điều hành cho đội ngũ giám đốc điều hành các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay vừa đề xuất được các biện pháp nâng cao năng lực điều hành. Đề tài là nguồn tư liệu quý báu cung cấp cho nghiên cứu sinh phương pháp đánh giá năng lực và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực. Tuy nhiên đề tài nghiên cứu mang tính tổng quát, tập trung vào nghiên cứu năng lực của đội ngũ Giám đốc doanh nghiệp nói chung mà chưa nghiên cứu về một ngành, một lĩnh vực cụ thể. 15
  17. - “Đánh giá, quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, NXB chính trị quốc gia của PGS, TS Trần Đình Hoan. Cuốn sách đưa ra những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác cán bộ nói chung, đồng thời đưa ra những giải pháp hiệu quả cho việc đánh giá, quy hoạch cán bộ lãnh đạo trong điều kiện phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước hiện nay. Tuy nhiên cuốn sách mới đề cập đến một khía cạnh trong công tác quy hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo nói chung. Đây chỉ là một trong những giải pháp nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý nói chung và đội ngũ giám đốc nói riêng. - “Phát triển năng lực tư duy của người cán bộ lãnh đạo hiện nay”, NXB Chính trị quốc gia, năm 2002 của Hồ Bá Thâm. Cuốn sách đề cập đến một trong những yếu tố cần thiết của người cán bộ lãnh đạo Tác phẩm mới chỉ đi sâu vào phân tích một yếu tố trong năng lực điều hành mà chưa có cái nhìn tổng thể toàn bộ năng lực điều hành. - “Bản lĩnh chính trị với năng lực của cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị nước ta hiện nay”, NXB Chính trị quốc gia, năm 2006 của Hoàng Hải Bằng, Nguyễn Ngọc Long, Nguyễn Văn Huyên. Cuốn sách đề cập đến bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý. Đó chính là nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là bản lĩnh giai cấp công nhân của người cán bộ. Những năng lực cần thiết của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý hiện nay đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - “Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, NXB Chính trị quốc gia, năm 2007 của Vũ Văn Hiền. Tác giả đã đưa ra các lý luận cũng như yêu cầu hiện tại so sánh với thực trạng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý để đề ra các giải pháp xây dựng đội ngũ lãnh đạo. Tác phẩm không đi sâu vào phân tích đội ngũ Giám đốc doanh nghiệp mà chỉ đề cập đến đội ngũ lãnh đạo nói chung. - “Xác định cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong hệ thống chính trị đổi mới”, NXB Chính trị quốc gia, năm 1998, của Trần Xuân Sâm. Tác giả đã 16
  18. đưa ra được hệ thống tiêu chuẩn đánh giá cán bộ lãnh đạo chủ chốt và các giải pháp xây dựng phù hợp trong giai đoạn hiện nay. Ngoài ra, một số bài đăng tải trên các báo, internet cũng đã nghiên cứu về năng lực điều hành, dưới dạng khái quát về khái niệm, tình hình, chưa đi sâu phân tích các tiêu chí, các yếu tố để xây dựng một hệ thống giải pháp hoàn chỉnh. Đối với ngành Điện Việt Nam, trải qua hơn 55 năm trưởng thành và phát triển, đã có nhiều đề tài nghiên cứu đến lực lượng lao động, chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ. Một số đề tài đã khái quát đánh giá về đội ngũ cán bộ lãnh đạo, đánh giá những ưu điểm, nhược điểm và đề ra một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ lãnh đạo. 1.2.3. Một số nghiên cứu điển hình của ngành Điện Việt Nam Trong những năm qua, ngành Điện Việt Nam đã liên tục đổi mới không chỉ trong lĩnh vực khoa học công nghệ, kỹ thuật mà cả vấn đề nhân sự, trong đó đặc biệt là đội ngũ Giám đốc doanh nghiệp ngành Điện, từ kinh nghiệm của điện lực các nước trên thế giới cũng như trong khu vực, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã tiến hành triển khai nhiều mặt thông qua các đề án, công trình nghiên cứu, quy định, quy chế về công tác nhân sự của Tập đoàn nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giám đốc ngành Điện nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế cũng như quá trình Công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. - Đề án “Kế hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực của Tập đoàn Điện lực Việt Nam giai đoạn 2008-2010, dự kiến đến năm 2015” của Ban Tổ chức Nhân sự, Tập đoàn Điện lực Việt Nam năm 2008. Đề án tập trung nghiên cứu vào việc xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Tập đoàn, trong đó có đánh giá sơ bộ nguồn nhân lực của Tập đoàn trong giai đoạn 2008-2010. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu cụ thể đội ngũ Giám đốc doanh nghiệp mà chỉ phân tích chung toàn bộ lao động của Tập đoàn. - Đề án “Sắp xếp lao động và việc làm đến năm 2010 của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam” của Ban Lao động Tiền lương năm 2005. Trong đó phân tích đánh giá 17
  19. thực trạng lao động và việc làm của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (nay là Tập đoàn Điện lực Việt Nam) từ năm 2000-2005, từ đó đưa ra một số định hướng giải pháp về sắp xếp lao động và giải quyết việc làm đến năm 2010. Đề án cũng chưa có nghiên cứu sâu vào đội ngũ Giám đốc doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, chưa đánh giá yếu tố năng lực điều hành. - Luận án tiến sĩ “Phát triển nguồn nhân lực của Tập đoàn Điện lực Việt Nam đến năm 2015” năm 2010 của tác giả Đinh Văn Toàn. Đề tài cũng tập trung đi sâu vào phân tích chất lượng nguồn nhân lực của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực của Tập đoàn nói chung. Trên đây là toàn bộ tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. Những kết luận rút ra thể hiện ở những góc độ khác nhau về lãnh đạo, quản lý, điều hành, tổ chức nguồn nhân lực nói chung. Những tài liệu nghiên cứu này đã giúp nghiên cứu sinh có một cách nhìn, cách đánh giá, các chỉ tiêu nhất định về năng lực lãnh đạo và điều hành của người cán bộ nói chung, Giám đốc doanh nghiệp và năng lực điều hành của Giám đốc doanh nghiệp nói riêng để thừa kế, áp dụng hợp lý ở điều kiện hoàn cảnh nhất định của mình trong thực tiễn. Các công trình nghiên cứu trên đã tập trung nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau về năng lực điều hành của đội ngũ cán bộ, các tiêu chí đánh giá năng lực... Tuy nhiên, đa phần các công trình nghiên cứu chỉ đi sâu vào nghiên cứu các tiêu chí hình thành năng lực điều hành nói riêng, hoặc nghiên cứu trong mô hình một doanh nghiệp, một tổ chức. Một số chỉ nghiên cứu về năng lực điều hành một cách độc lập. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu đã không còn phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội hiện nay như các tác động của quá trình hội nhập quốc tế lên năng lực điều hành, sự thay đổi của các điều kiện kinh tế - chính trị, xã hội, luật pháp của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập, sự thay đổi bên trong doanh nghiệp.... Đặc biệt là chưa có một đề tài nào đề cập trực tiếp đến năng lực điều hành của đội ngũ Giám đốc các doanh nghiệp thành viên trong ngành Điện Việt Nam gắn với điều kiện hội nhập quốc tế. Những nội dung này sẽ là đối tượng nghiên cứu của Luận án. 18
  20. 1.3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu của luận án Mục tiêu chung: Mục tiêu của luận án là phân tích làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về năng lực điều hành và đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực điều hành của Giám đốc doanh nghiệp ngành Điện trong quá trình hội nhập quốc tế. Mục tiêu cụ thể của luận án: - Hệ thống hoá các vấn đề lý luận về năng lực điều hành của Giám đốc các doanh nghiệp trong hội nhập quốc tế. - Làm rõ nội hàm các yếu tố cấu thành năng lực điều hành của Giám đốc các doanh nghiệp ngành Điện Việt Nam. - Phân tích thực trạng về năng lực điều hành của Giám đốc các doanh nghiệp ngành Điện hiện nay để tìm ra những mặt mạnh và hạn chế; phân tích nguyên nhân của hạn chế đó. - Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực điều hành của Giám đốc các doanh nghiệp ngành Điện nhằm đáp ứng yêu cầu trong điều kiện hội nhập quốc tế. Mục tiêu nghiên cứu của luận án nhằm trả lời các câu hỏi sau: - Các yếu tố nào cấu thành nên năng lực điều hành của Giám đốc doanh nghiệp ngành điện? Nội hàm của các yếu tố đó là gì? - Yêu cầu về năng lực điều hành (Kiến thức, kỹ năng và thái độ) của Giám đốc các doanh nghiệp ngành điện trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế là gì? Thực trạng hiện nay, năng lực điều hành của Giám đốc doanh nghiệp ngành Điện có đáp ứng yêu cầu hay không? Nguyên nhân vì sao? - Giải pháp nào dùng để nâng cao năng lực điều hành (kiến thức, kỹ năng, thái độ điều hành) của Giám đốc doanh nghiệp ngành Điện để đáp ứng các yêu cầu trong hội nhập kinh tế quốc tế? 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2