intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Văn học Phật giáo thời Lý - Trần - Diện mạo và đặc điểm

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:215

328
lượt xem
49
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Văn học Phật giáo thời Lý - Trần - Diện mạo và đặc điểm là nhằm tìm hiểu về Văn học Phật giáo Lý – Trần trong bối cảnh thời đại Lý – Trần, Văn học Lý – Trần và Phật giáo Lý – Trần; diện mạo Văn học Phật giáo Lý – Trần; đặc điểm Văn học Phật giáo Lý – Trần.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Văn học Phật giáo thời Lý - Trần - Diện mạo và đặc điểm

  1. B Ộ GI ÁO DỤC VÀ ĐÀO T ẠO T RƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ……….0…….. NGUYỄ N CÔNG L Ý VĂN HỌC PHẬT GIÁO THỜI LÝ - TRẦN:DIỆN M ẠO VÀ ĐẶ C ĐIỂM . L UẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Hà Nộ i 2000
  2. B Ộ GI ÁO DỤC VÀ ĐÀO T ẠO T RƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ……….0…….. NGUYỄ N CÔNG L Ý VĂN HỌC PHẬT GIÁO THỜI LÝ - TRẦN:DIỆN M ẠO VÀ ĐẶ C ĐIỂM . Chuy ên ngà nh: VĂN HỌC VI ỆT NAM M ã số : 5043 3 L UẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn: GS. Nguy ễn Đình Chú PGS.T S. Ng uyễn Đă ng Na Hà Nộ i 2000
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác. Tác giả N g u yễ n Công Lý
  4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. 3 MỤC LỤC .......................................................................................................... 4 MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 7 1. Tính cấp thiết của đề tài. ........................................................................................ 7 2. Lịch sử vấn đề. ........................................................................................................ 7 3. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi khảo sát, nghiên cứu. .................................... 17 3.1. Đối tượng, nhiệm vụ của đề tài ....................................................................... 17 3.2. Phạm vi khảo sát, nghiên cứu. ........................................................................ 17 4. Phương pháp nghiên cứu. .................................................................................... 18 5. Đóng góp mới của luận văn ................................................................................. 19 6. Cấu trúc của luận án. ........................................................................................... 20 Chương 1: VĂN HỌC PHẬT GIÁO LÝ – TRẦN TRONG BỐI CẢNH THỜI ĐẠI LÝ – TRẦN, VĂN HỌC LÝ – TRẦN VÀ PHẬT GIÁO LÝ – TRẦN ............................................................................................................... 21 1.1. Văn học Phật giáo ở Giao Châu (trước thời Lý Trần)................................... 21 1.1.1. Khái niệm về Phật giáo Việt Nam trước thời Lý – Trần.............................. 21 1.1.2. Vài nét về điển trình và đặc điểm của văn học Phật giáo ở Giao Châu (trước thời Lý – Trần) ....................................................................................................... 26 1.2. Thời đại Lý – Trần và văn học Lý – Trần....................................................... 37 1.2.1. Đặc trưng thời đại Lý – Trần. ...................................................................... 37 1.2.2. Đặc điểm văn học Lý – Trần. ....................................................................... 42 1.3. Phật giáo thời Lý – Trần ................................................................................... 49 1.3.1. Khái lược về Phật giáo Việt Nam thời Lý – Trần ........................................ 49 1.3.2. Phật giáo Lý – Trần trong mối quan hệ với Phật giáo Ấn Độ, Phật giáo Trung Quốc và tín ngưỡng dân gian bản địa. ......................................................... 51 1.3.3. Phật học – Thiền học Lý – Trần với bản sắc dân tộc. .................................. 54 Chương 2: DIỆN MẠO VĂN HỌC PHẬT GIÁO LÝ – TRẦN ................. 63 2.1. Về lực lượng sáng tác. ....................................................................................... 64 2.1.1. Các tác giả Thiền sư. .................................................................................... 65 2.1.2. Các tác giả là vua chúa, quý tộc. .................................................................. 65 2.1.3. Các tác giả là Nho sĩ – quan lại. ................................................................... 66 2.2. Về hệ thống thể loại văn học. ............................................................................ 67 2.2.2. Từ khúc ........................................................................................................ 71
  5. 2.2.3. Kệ và thơ Thiền. ........................................................................................... 73 2.2.4. Ngữ lục ......................................................................................................... 78 2.2.5. Niêm tụng kệ, tụng cổ. ................................................................................. 79 2.2.6. Ca, ngâm....................................................................................................... 83 2.2.7. Phú ................................................................................................................ 83 2.2.8. Minh, bi, ký .................................................................................................. 84 2.2.9. Tự ................................................................................................................. 86 2.2.10. Luận thuyết tôn giáo................................................................................... 87 2.2.11. Truyện ký ................................................................................................... 88 2.3. Về văn tự ngôn ngữ ........................................................................................... 90 2.4. Về đề tài phản ánh ............................................................................................. 93 2.4.1. Đề tài trình bày trực tiếp hay gián tiếp giáo lý nhà Phật .............................. 93 2.4.2. Đề tài về thiên nhiên .................................................................................... 94 2.4.3. Đề tài về con người ...................................................................................... 94 2.4.4. Đề tài về cuộc sống trần thế ......................................................................... 95 CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM VĂN HỌC PHẬT GIÁO LÝ – TRẦN............. 97 3.1. Văn học Phật giáo Lý - Trần với trạng thái tư duy nghệ thuật kiểu trực cảm tâm linh ...................................................................................................................... 97 3.1.1. Tôn giáo và văn học nghệ thuật ................................................................... 97 3.1.2. Tư duy Phật giáo với tư duy văn học ......................................................... 101 3.1.3. Tư duy nghệ thuật kiểu trực cảm tâm linh ................................................. 104 3.2. Văn học Phật giáo Lý-Trần với việc thể hiện giáo lý nhà Phật. .................. 108 3.2.1. Về bản thể luận........................................................................................... 108 3.2.2. Về giải thoát luận và những con đường tu chứng. ..................................... 112 3.3. Văn học Phật giáo Lý-Trần với tinh thần dung hợp các hệ tư tưởng. ....... 118 3.3.1. Phật-Nho phân công hợp tác. ..................................................................... 118 3.3.2. Phật-Lão kết hợp tịnh hành. ....................................................................... 121 3.3.3. Quan niệm Tam giáo đồng nguyên. ........................................................... 123 3.4. Văn học Phật giáo Lý-Trần với cảm hứng về đất nước và quan niệm về con người. ....................................................................................................................... 125 3.4.1. Cảm hứng về đất nước. .............................................................................. 125 3.4.2. Quan niệm về con người ............................................................................ 129 3.5. Văn học Phật giáo Lý – Trần với cảm hứng thiên nhiên ............................. 134 3.5.1. Thiên nhiên biểu tượng .............................................................................. 135
  6. 3.5.2. Thiên nhiên hiện thực................................................................................. 141 3.6. Vài nét đặc sắc về nghệ thuật ......................................................................... 148 3.6.1. Vài thành tựu về thể loại ............................................................................ 148 3.6.2. Vài đặc trưng thủ pháp ngôn ngữ nghệ thuật ............................................. 155 KẾT LUẬN .................................................................................................... 160 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 164
  7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. 1.1. Tư tưởng Phật, Nho, Đạo lừ lâu đã tồn tại, ảnh hưởng đến đời sống văn hóa tinh thần, đến sự phát triển củn xã hội Việt Nam và đã để lại dấu ấn khá dậm nét trong văn chương trung đại Việt Nam. Nghiên cứu ảnh hưởng của Tam giáo nói chung, Phật giáo nói riêng đối với đời sống dân tộc và đời sống văn chương không chỉ để hiểu con người Việt Nam trong quá khứ mà còn góp phần xây dựng con người Việt Nam hôm nay cũng như mai sau. Đây là một công việc cần thiết và bổ ích vì dó là một trong những cách giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. 1.2. Thời Lý – Trần, Phật giáo cực thịnh, ảnh hưởng sâu sắc đến văn học, do thế đã tồn lại một bộ phận văn học Phật-giáo. Các nhà nghiên cứu thừa nhận Phật giáo Lý – Trần là đỉnh cao của Phật giáo Việt Nam và văn học Phật giáo Lý - Trần là đỉnh cao của văn học Phật giáo Việt Nam, nên nếu giải quyết thỏa dáng vấn đề đặt ra sẽ rất có ý nghĩa về mặt khoa học. l.3. Thời đại Lý - Trần là thời đại phục hưng, đất nước được độc lập chủ quyền, dân tộc được hồi sinh sau hơn một nghìn năm nô lệ phương Bắc. Văn học Lý -Trần được sản sinh từ thời đại đó. Đây là giai đoạn mở đầu, đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển củn văn học viết Việt Nam, trong đó văn học Phật giáo Lý – Trần được vinh dự là một trong hai bộ phận văn học có vị trí gần như là tiên phong cho giai đoạn này với những thành tựu đáng kể. Nhờ thế nó đã tạo nên một tiếng nói rất riêng khó có thể tìm thấy ở các giai đoạn văn học sau. 1.4. Lâu nay, tác phẩm văn học Phật giáo Lý - Trần đã được đưa vào giảng dạy trong nhà trường các cấp nên nghiên cứu đề tài này còn có ý nghĩa thiết thực về mặt nghiệp vụ vì góp phần vào việc giải mã một bộ phận văn học vốn đậm chất uyên áo, giúp cho việc nghiên cứu và giảng dạy nó trong nhà trường tốt hơn. 2. Lịch sử vấn đề. 2.1. Tình hình sưu tầm, dịch thuật văn bản văn học Phật giáo Lý – Trần: Vấn đề này, đến nay qua hơn sáu thể kỷ sưu tầm, dịch thuật đã có những thành tựu đáng quý. Từ bộ sưu tập tài liệu đầu tiên của Phan Phu Tiên Việt Âm thi tập (1433) đến bộ Thơ văn Lý – Trần của Viện văn học (1977-1989) có đến 10 bộ chính, tuy vậy, vấn đề văn bản văn học vẫn còn là sự băn khoăn, trăn thở của nhiều thế hệ nghiên cứu, bởi trong đó, có một số đơn vị tác phẩm cụ thể còn tồn nghi, gây tranh luận không ít trong giới học thuật. Có hiện trạng này là do sự sao chép lẫn lộn về văn bản trong nội bộ văn học Việt Nam, giữa văn học Việt Nam với văn học Trung Quốc bởi mối quan hệ giao lưu, tiếp nhận, tiếp biến trước đây. Mặt khác, tình trạng “tam sao thất bản” cũng là một vấn đề cần lưu ý khi xác định văn bản. Ở đây, khi viết luận án, chung tôi căn cứ vào bộ Thơ văn Lý - Trần (3 tập) của Viện Văn học để khảo sát. Công trình này được tiến hành trong nhiều năm do hai
  8. nhà Hán học lão thành Nguyễn Đức Vân và Đào Phương Bình hoàn thành bước đầu, sau đó được hoàn thiện bởi các nhà nghiên cứu ở Viện Văn học do Nguyễn Huệ Chi chủ biên, dưới sự chỉ đạo đọc, duyệt bản thảo của hai học giả uyên bác : Đặng Thai Mai, Cao Xuân Huy. Có thể nói bộ Thư văn Lý – Trần là một công trình văn bản học có bề thế và tầm cỡ từ trước đến nay. Các soạn giả đã sưu tập từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau (tuyển tập, sách nhà Phật, trong dân gian, ở nước ngoài ...) để cho ra mắt bạn đọc một khối lượng đồ sộ 2420 trang in khổ lớn 19 x 27 gồm 163 tác giả với 914 đơn vị tác phẩm (chưa kể tập 2 quyển hạ, chưa xuất bản). Có được kết quả đó là nhờ các soạn giả đã thừa hưởng những thành tựu của sáu thế kỷ tìm tòi, sưu tầm với hơn 27 bộ sách làm tài liệu gốc [37,46-187]. Những gì ở tập 2 quyển hạ chưa xuất bản, chúng tôi tìm đọc các sách Thiền uyển tập anh, Tam tổ thực lục, Thánh đăng ngữ lục. Những văn bản hiện còn nghi ngờ, tranh cãi, chúng tôi vẫn sử dụng vì theo quan niệm của số đông các nhà nghiên cứu xưa nay vẫn xem đó là tác phẩm văn học Lý – Trần, bởi lẽ việc ảnh hưởng, giao lưu, tiếp nhận là chuyện bình thường và có tính chất phổ biến của thời trung đại. Chung quanh vấn đề văn bản văn học Phật giáo, có thể điểm qua vài nét như một số bài viết xuất phát từ góc độ văn bản để xác định tác giả và tìm hiểu giá trị tác phẩm, chẳng hạn: - Lê Mạnh Thát trong bài về tác giả bài thơ "Xuân nhật tức sự" [253] đã khẳng định đây là bài thơ Thiền đời Tống mà tác giả của nó là Thiền sư Ảo Đường Trung Nhân chứ không phải là Huyền Quang. - Hà Văn Tấn trong vấn đề văn bản học các tác phẩm văn học Phật giáo Việt Nam [241] đã nêu lên một số ý kiến xung quanh các văn bản văn học Phật giáo bằng một thái độ hoài nghi khoa học, về các tác phẩm như Lý hoặc luận, hay truyện Tịnh không, truyện nguyện đọc chép trong Thiền uyển tập anh có điểm giống với truyện Giáp Sơn, truyện Huệ Tư trong Cảnh Đức truyền đăng lục đời Tống, Trung Quốc) và bài Ngôn hoài của Dương Không Lộ đời Lý lại giống với bài của Lý Tường viết về tiếng cười của Thiền sư Duy Nghiễm cũng in trong sách truyền đăng nêu trên. Sau đó, trên báo Văn nghệ, báo Giáo dục thời đại có ý kiến muốn phủ nhận bài Ngôn hoài của Không Lộ. - Nguyễn Đình Chú trong sách Dạy thí điểm trung học chuyên ban lớp 10 môn Văn [51 ] cho rằng hiện lượng Ngôn hoài của Không Lộ với bài thơ của Lý Tường không phải là hiện tượng cá biệt trong đời sống văn học trung đại Việt Nam, vì nằm trong quy luật giao lưu văn hóa văn học, không xa lạ với lịch sử văn học trung đại thế giới. Ý kiến này được nhiều nhà nghiên cứu đồng tình. Trong bài về bài thơ Ngôn hoài của Không Lộ Thiền sư: chuyện rắc rối và cách đối xử [50], tác giả cũng đã đối chiếu nguyên tác bài thơ của Không Lộ với bài thơ của Lý Tường để chỉ ra nét đặc sắc nong bài thơ của Không Lộ, đó là cái lớn lao, cái khát vọng phi thường, khát vọng hòa nhập vũ trụ.
  9. - Nguyễn Phạm Hùng trong Dương Không Lộ - Thiền sư thi sĩ [102] thì khẳng định việc vay mượn, ảnh hưởng là lẽ tất yếu, tự nhiên trong thời trung đại, nên Ngôn hoài vẫn là của Không Lộ Thiền sư. - Trần Đình Sử trong Những thế giới nghệ thuật thơ [225]đã nêu phương pháp tiếp cận thơ Thiền nói chung, bài Ngôn hoài nói riêng. Vấn đề là "phải hiểu ý nghĩa biểu trưng của nó” và "không nên hiểu thơ Thiền như thơ thông thường". - Nguyễn Khắc Phi- trong bài Quanh ngồn tư liệu hiện cổ liên quan đến bài Ngôn hoài của Không Lộ Thiền sư [196] đã đính chính tác giả bài thơ viết về tiếng cười của Duy Nghiễm là Lý Cao chứ không phải Lý Tường. Tác giả đồng ý với ý kiến của Nguyễn Đình Chú, tôi phân tích chữ nghĩa văn bản, nội dung tư tưởng bài thơ để kết luận Ngôn hoài là hài thơ xuất sắc của Không Lộ và của văn học trung đại Việt Nam. - Nguyễn Đăng Na đã khảo sát giải mã văn bản bài Vương lang quy từ [172]. Để khôi phục bài từ đúng như diện mạo của nó, tác giả đã đọc lại toàn bộ Tống từ theo điệu Nguyễn lang quy, đối chiếu câu chữ từng bài bằng một thao tác khoa học và công phu, có sức thuyết phục. Trong một bài viết khác, Nguyễn Đăng Na đã đi vào giải mã đoạn kết truyện Vô Ngôn Thông trong Thiền uyển tập anh [177] bằng cách thống kê, đối sánh và phân tích cách ghi năm tháng trong tập sách để làm sáng tỏ một điều mà hơn nửa thế kỷ nay, các nhà nghiên cứu bậc thầy đều cho là "sách chép sai" hoặc "câu văn tối nghĩa". Đó là hai chữ "khai hựu" với con số 24, 28 năm trong đoạn kết câu chuyện. Nêu vấn đề như trên để thấy đây là một trở ngại cho người viết khi phải khảo sát một tư liệu vừa nhiều, vừa khó để phần nào làm rõ diện mạo và đặc điểm của văn học Phật giáo Lý - Trần. 2.2. Tình hình nghiên cứu văn học Phật giáo Lý -Trần. Đây là mảnh đất có sức thu hút số đông nhà nghiên cứu, đã có nhiều chuyên luận, tiểu luận viết về vấn đề này, nhưng nhìn chung thừơng chỉ được khai phá bước đầu và thành tựu có thể nói là chưa tương xứng so với tầm vóc đồ sộ của văn học Phật giáo Lý - Trần. Người đặt nền móng, có ý thức nêu vấn đề để tìm hiểu phải kể đến công lao cùng đóng góp to lớn của Nguyễn Đổng Chi trong công trình Việt Nam cổ văn học sử (1942) [34] mà trước đây nhiều nhà nghiên cứu lấy làm chỗ dựa quan trọng khi biên soạn lịch sử văn học cổ. Trong công trình của mình, tác giả đã trình bày tiến trình văn học theo từng triều đại phong kiến, riêng về văn học Phật giáo Lý - Trần, do tư liệu bấy giờ còn hạn chế nên người viết chỉ điểm qua khi trình bày văn học các đời Ngô, Đinh, Lê (chương VII), đời Lý (chương IX) đời Trần (chương X). Tiếp theo, phải kể đến đóng góp của Ngô Tất Tố qua hai công trình biên soạn,dịch thuật : Văn học đời Lý, Văn học đời Trần (1942) [243], [244]. Trước khi cung cấp và dịch văn hản, soạn giả chỉ dành một số trang giới thiệu thành
  10. lựu văn học của các triều đại này, trong đó có một phần là văn học Phật giáo Lý – Trần. Hơn nửa thế kỷ qua, các nhà nghiên cứu ít nhiều có chú ý đến văn học Phật giáo Lý -Trần. Đặc biệt, vài năm trở lại đây vấn đề này lại được quan tâm nhiều hơn qua các hội thảo, hội nghị khoa học và lần đầu tiên Viện Văn học thông qua tạp chí của Viện đã dành trọn một chuyên san về văn học Phật giáo (số 4-1992). Có thể khái quát tình hình nghiên cứu theo ba dạng sau: 2.2.1. Mội là, khi nghiên cứu, các tác giả có điểm qua hoặc phẩm bình đôi lời về văn học Phật giáo Lý - Trần. Chúng tôi tạm gọi là dạng miêu tả, liệt kê. Dạng nghiên cứu này được thể hiện qua các công trình, các tiểu luận của các nhà nghiên cứu như Hoàng Xuân Hãn [84], Mật Thể [258], [259], Trầu Trọng Kim. [112], Lê Văn Siêu [212], [213], Nguyễn Duy Cần [19], Nguyễn Đăng Thục [265], [266], [267], [272], [273]... Thích Mãn Giác [75], [76], Trần Văn Giàn [77], Nguyễn Hữu Lợi [145], Nguyễn Duy Hinh [90], [91], Nguyễn Huệ Chi [38], Nguyễn Thế Đăng [69], Thích Phước Sơn [221], Thích Phước An [1]. Lê Anh Dũng [65] và trong các công trình tập thể của Viện Sử học [301], Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam [297], Trung tâm nghiên cứu Hán Nôm thuộc Viện Khoa học xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh [302], Viện Triết học [275]... ở đây, các tác giả không coi văn học Phật giáo là đối tượng chính để nghiên cứu mà chỉ thông qua văn học Phật giáo để tìm hiểu lịch sử tư tưởng, triết học nhà Phật, hoặc dùng văn học Phật giáo để minh họa cho tư tưởng triết lý đó. Cho dù các tác giả không đề cập cụ thể nhưng ít nhiều cũng giúp cho người viết luận án rõ thêm về diện mạo và đặc điểm của văn học Phật giáo Lý - Trần. 2.2.2. Hai là, khi nghiên cứu về lịch sử văn học, các tác giả ít nhiều có trực tiếp đề cập đến văn học phật giáo Lý-Trần. Chúng tôi tạm gọi đó là dạng đan xen. Có thể gặp dạng nghiên cứu này ở các tiểu luận đăng trên các tạp chí Nghiên cứu lịch sử (Viện Sử học), tạp chí Triết học (Viện Triết học), Tạp chí Văn học (Viện Văn học) ở Hà Nội, Tạp chí Tư tưởng, Tạp chí Vạn Hạnh ở Sài Gòn trước 1975 và trong các bộ văn học sử của nhóm Lê Quý Đôn, nhóm Văn -Sử - Địa, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam. Ở các công trình, tiểu luận vừa nêu, các tác giả chú trọng khai thác tìm hiểu thơ Thiền, còn mảng văn xuôi thì ít được quan tâm đến. Có thể nêu một số nhận định có liên quan đến văn học Phật giáo Lý -Trần ở một số công trình, tiểu luận trên như sau: - Dương Quảng Hàm trong"Việt Nam văn học sử yếu" (1941) cho rằng: "các vị sư đều là những người thâm Nho học, có nhiều vị làm thơ.... có nhiều tập thơ văn nói về giáo lý đạo phật "[81] mà trước đó trên tạp chí Đuốc Tuệ của Tổng hội Phật giáo Bắc kỳ cũng đã đề cập vấn đề này. - Nguyễn Đổng Chi trong "Việt Nam cổ văn học sử "(1942) [34] và Ngô Tất Tố trong "Văn học đời Lý" [143]. "Văn học đời Trần" [144] đã trình bày tổng quan về văn học Phật giáo như dã nêu trên.
  11. - Phạm Thế Ngũ trong "Vịêt Nam văn học sử giản ước tân biên" (1961), phần II, Văn học lịch triều; Hán văn đã trình bày sự phát triển văn học theo hệ thống thể loại: Thi văn, truyện ký,công văn, sứ ký, biên khảo. Khi miêu tả, phân tích dù là đại lược, tác giả dã có đôi nét về các tác phẩm thuộc văn học Phật giáo thông qua các thể loại đó [184 ]. Bùi Văn Nguyên trong “Lịch sử văn học Việt Nam" tập 2 ( thế kỷ X - XVII), phần "Văn học viết từ thế kỷ X – XIV” có nhận xét "Thơ Thiền đời Lý mang nặng ý thức hệ phật giáo Thiền tông, "nội dung đạo Thiền ở ta đã biến thiên cho phù hợp với thực tiễn địa phương. Chính nhờ vậy mà các nhà sư ở ta đã có tác dụng tích cực trong việc xây dựng nền độc lập buổi đầu", "điểm thú vị là các nhà sư thường trở thành nhà thơ và có tâm hồn rung động trước cảnh vật và lòng người", thơ văn của các nhà sư "biểu lộ tư tưởng tự do phóng khoáng", "hoài nghi đường lối tu hành" , "vượt ra ngoài khuôn khổ của triết lý Thiền tông", "biển hiện tinh thần yêu nước chống xâm lăng"... về văn học phật giáo đời Trần, tác giả nhận xét "Phật học đời Trần cũng có những tư tưởng độc đáo, không rập khuôn theo phương Bắc", "văn học đời Trần mở đầu loại văn bút chiến và văn chương phê bình", "các vua đời Trần thường là thi nhân hơn là Thiền sư" [185]. - Đinh Gia Khánh trong khi nêu tiến trình của lịch sử văn học cổ có điểm qua văn học phật giáo Lý – Trần trong Văn học cổ Việt Nam (1960) [125]; còn trong lời giới thiệu "Tám thế kỷ tiến trình văn học" trong sách "Hợp tuyển thơ văn Việt Nam" tập 2 [126] tác gỉa nhận định về thơ Thiền Lý - Trần : "... bên cạnh ý nghĩa triết học và tôn giáo, nhiễu bài thơ lại có ý nghĩa nhân sinh và giá trị văn học", " những ảnh hưởng trên (Nho, Phật, Lão) không hề làm lu mờ tinh thần dân tộc", " ... chính hào khí tiếp thu được từ cuộc chiến đấu của dân tộc lại khiến các tác giả uốn nắn và nâng cao nội dung của những tư tưởng ấy để phù hợp với yêu cầu phản ánh thiên nhiên, xã hội và con người trong nước Đại Việt (độc lập, tự cường". Trong giáo trình "Văn học Việt Nam thể kỷ X – nửa đầu thế kỷ XVIII" tập 1, phần 2 “văn học từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIV” [127] tác giả dành nhiều trang, viết về văn học Lý - Trần, trong đó có những ý kiến về văn học Phật giáo đời Lý như : "Văn học đời Lý mang nặng ảnh hưởng Phật giáo ... dù rằng đa số tác giả là nhà sư, nhưng văn học đời Lý không phải chỉ là văn học Phật giáo", "ngay trong các tác phẩm văn học Phật giáo đời Lý thì nhiều khi vẫn tìm thấy những nội dung liên quan đến việc xây dựng nhân phẩm và có ý nghĩa tích cực", "văn học Thiền tông đời Lý dầu sao không phải lúc nào cũng thuần túy. Nhiều nhà sư Thiền tông mà tu luyện theo giới luật Mật tông "Cơ sở tư tưởng của văn học Thiền tông đời Lý là ở quan niệm phiếm thần luận", "sự hòa đồng giữa con người và thiên nhiên là cơ sở cho những tứ thơ độc đáo và những hình tượng thơ rất sinh động. Thiên nhiên được miêu tả với tình cảm thắm thiết và niềm lạc quan yêu đời, thể hiêin thái
  12. độ an nhiên tự tại, bản lĩnh vững vàng, tự tin của con người", "văn học đời Lý mở đầu những truyền thống lớn của dòng văn học viết" và "văn học thiền tông có vị trí nhất định; thơ Thiền gắn bó với đời sống dân tộc". Về văn học Phật giáo đời Trần, tác giả đã nhận định: "xét về mặt học thuật đời Trần, trước hết phải nói đến những trước tác về Phật học", "văn học đời Trần với quan niệm Tam giáo đồng nguyên, đồng thời xuất hiện xu hướng phân công giữa Phật và Nho", " Thơ của các vị vua tu Thiền, các nhà sư thể hiện một niềm yêu đời, yêu thiên nhiên tha thiết". Bên cạnh, tác giả còn phân tích một số tác phẩm thuộc bộ phận văn học Phật giáo như các bài ca, bài phú chữ Nôm, các tác phẩm văn xuôi chữ Hán như Thiền uyển tập anh, Tam tổ thực lục... Phạm Văn Diêu trong Hai trăm năm lịch sử văn học đời Lý [61] đã đề cập những nét chung của văn học đời Lý và liệt kê, có tóm tắt nội dung các tác phẩm của 52 tác giả - Trong Văn học đời Trần Hồ [62], tác giả đã giới thiệu văn học thời này theo hệ thống thể loại: văn sử ký viết trong nước; văn sử ký của người Việt việt ở Trung Hoa, văn truyện cổ, văn bi ký tựa, văn lý luận phê bình, văn nghị luận chính trị... trong đó có một số tác phẩm là của văn học Phật giáo. - Đặng Thai Mai trong bài viết Mấy điều tâm đắc về một thời đại văn học [168] đã đề cập đến thái độ tích cực lạc quan trong các bài thơ Thiền, của các nhà thơ Thiền và một đạo Phật khoan dung cởi mở, từ đó sinh ra những nhà thơ có bản lĩnh, có tâm hồn phóng khóang và giàu chất nhân bản; những bài thơ Thiền độc đáo, có khí sắc, đạo nhưng rất đời. Nguyễn Phạm Hùng trong [98],[100] và đặc biệt với luận án PTS "Vận dụng quan điểm thể loại vào việc nghiên cứu văn học Việt Nam thời Lý - Trần"[101] ở mục c tác giả đã khảo sát văn học Lý-Trần theo 5 thể loại: Thơ, chiếu, hịch, phú, truyện. Trong đó có một chương tác giả trình bày về thơ Thiền đời Lý- Trần về tên gọi, nội dung, khái niệm, phân lọai thơ Thiền, tư tưởng "hòa quang đồng Trần", tính tượng trưng, ước lệ, con người trong thơ Thiền... Cũng ở dạng nghiên cứu theo trạng thái vừa nêu, có thể kể thêm một số công trình cuả Trần Thị Băng Thanh [249], Bùi Văn Nguyên [1871, Nguyễn Huệ Chi [38], [39], [41], Nguyễn Cung Lý [156]... Trong các bùi viết đó khi phân tích, đánh giá về thơ văn Lý – Trần, ít nhiều các tác gỉa có đề cập đến văn học phật giáo thời này bởi nó là một bộ phận văn học không nhỏ gốp phần làm nên diện mạo cả thời đại văn học mở đầu văn học viết Việt Nam. Khác với dạng nghiên cứu trước, ở dạng này, các tác giả đã xem văn học Phật giáo Lý - Trần với tư cách là một đối tượng văn học để nghiên cứu trực tiếp. Rất tiếc là, các tác giả chỉ nêu vài nét đại lược chứ chưa trình bày cụ thể về diện mạo, đặc điểm của văn học Phật giáo Lý - Trần. 2.2.3. Ba là, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu trực tiếp thơ Thiền Lý - Trần, văn học Thiền Lý Trần, văn học Phật giáo Lý - Trần hoặc tìm hiểu về nội dung, hoặc đi sâu về nghệ thuật cũng có khi tìm hiểu cả hai mặt. Chúng tôi tạm gọi là dụng biệt lập. Qua các công trình, các tiểu luận đã công bố, hầu như các tác
  13. giả thường chủ yếu tìm hiểu mảng thơ, còn mảng văn xuôi của bộ phận văn học này ít được chú ý hơn. Có thể nêu ra đây một số công trình tiêu biểu như : Kiều Thu Hoạch trong tìm hiểu thơ văn các nhà sư Lý - Trần [93] đã cho thấy rằng bên cạnh thơ văn đề cao ý thức tự cường dân tộc, tinh thần yêu nước chống ngoại xâm, còn có luận văn của các Thiền sư. Thơ văn này có nhiều yếu tố siêu thóat, nhưng nó cũng là một hiện tượng khá đặc biệt trong lịch sử văn học. Thời Lý – Trần thời kỳ phồn thịnh nhất của đạo Phật nên có nhiều nhà sư nổi tiếng về văn học. Các Thiền sư hay làm thơ và có thơ hay; trong kệ, chất thơ cũng bàng bạc, giáo lý đạo Phật được trình bày khá bóng bẩy, sinh động, giàu nghệ thuật. Tác giả đã chia thơ văn Thiền sư làm hai loại: Một là, thơ văn nhằm mục đích tôn giáo nhưng giữa tư tưởng siêu thoát lại lóe lên những tia sáng lạc quan yêu đời, mang hơi thở của con người; hai là, những sáng tác văn học thật sự, thể hiện tâm tình, ca ngợi cảnh đẹp nhiên nhiên mang nhân tố tích cực và ngược lại với giáo lý đạo Thiền. - Minh Chi trong Thơ thiền đời Lý [31] đã tìm hiểu những vấn đề triết học được thể hiện trong thơ Thiền như vũ trụ quan, nhân sinh quan, chân lý là gì, chân lý ở đâu, sinh tử, sắc-không, hữu-vô... - Phạm Ngọc Lan nong Chất trữ tình trong thơ Thiền đời Lý [131] đã đề cập đến niềm say sưa yêu mến cuộc sống của nhà thơ - Thiền sư và kết luận, thơ Thiền đời Lý đã phản ánh vẻ đẹp nên thơ hữu tình của thiên nhiên. - Nguyễn Phạm Hùng trog Thơ Thiền và việc lĩnh hội thơ Thiền [99] đã tiếp thu ý kiến của Suzuki [222], của Nguyễn Lang [136] dể nêu lên tính trực giác của thơ Thiền. Thơ Thiền có hai yếu tố: mặt vật chất là cái tượng trưng, còn triết lý là cái được tượng trưng. Những gía trị thẩm mỹ của thơ Thiền lại nhìn ở mặt vật chất của hình tượng thơ. - Trần Thị Băng Thanh trong Thử phân định hai mạch cảm hứng trong dòng văn học Việt Nam mang đậm dấu ấn Phật giáo [251] đã nêu ý kiến có nên dùng khái niệm "dòng" trong "dòng thơ Thiền đời Lý "dòng văn học Phật giáo đời Trần" như các nhà nghiên cứu trước đây thường đề cập hay không ? Nếu có thì căn cứ vào tiêu chí nào để phân biệt? Tác giả đã dùng khái niệm "bộ phận văn học mang đậm dấu ấn Phật giáo" và cho rằng bộ phận văn học này có hai mạch cảm hứng: Một là, những tác phẩm trực tiếp bàn giải về triết học, giáo lý và các biện pháp tu hành; hai là, những khái niệm, những nội dung triết học sâu sắc của đạo Phật, cả cảnh già lam chỉ là những gợi ý, những luồng ánh sáng để tiếp dẫn thi nhân cảm hứng về cuộc đời sâu sắc hơn. Từ sự phân định trên, bài viết đã dùng thơ văn Thiền Lý - Trần để lý giải phân tích, - Đoàn Thu Vân qua thống kê để phân loại, tìm hiểu để đưa ra những nhận xét về ngôn ngữ thơ Thiền [279], tìm hiểu quan niệm con người trong thơ Thiền Lý - Trần [280] và trong luận án Khảo sát một số đặc trưng nghệ thuật của thơ Thiền Việt Nam thế kỷ XI-XIV [281] đã đề cập đến ngôn ngữ thơ Thiền, hình
  14. tượng con người, hình tượng thiên nhiên ngoại vật, không gian nghệ thuật, thể thơ, kết cấu, cách miêu tả, giọng điệu, và so sánh cách đặc trưng nghệ thuật thơ Thiền Lý – Trần với thơ Nho cùng thời, với thơ Thiền Trung quốc, Nhật Bản. Nhìn chung, tác giả cho rằng thơ Thiền Lý – Trần là sản phẩm kết hợp của nền triết học giàu chất tự do phóng khoáng và một thời đại đậm tính nhân văn nên đã đem lại nhiều thứ độc đáo, mới mẻ cho thơ ca dân tộc. Đó là thế giới nghệ thuật đầy sức thu hút, có xu hướng vươn tới không gian và thời gian vô hạn đạt sự hợp nhất. Các nhà thiền sư là những con người nhập thế giúp đời. Thơ Thiền với hệ thống ký hiệu nghệ thuật khác hẳn thơ Nho, đả phá cái nhìn nhị nguyên và con người trong thơ Thiền là con người phá chấp, đạt đạo hòa với đời. - Nguyễn Công Lý trong chuyên luận Bản sắc dân tộc trong văn học Thiền Tông thời Lý - Trần [1154) đã đi từ việc tìm hiểu khái niệm Thiền Tông, văn học Thiền tông đến tìm hiểu nét đặc sắc của Thiền học Việt Nam làm cơ sở nghiên cứu bản sắc dân tộc trong văn học Thiền qua thơ văn viết về triết lý tư tưởng Thiền, về thiên nhiên và con người cuộc sống với tinh thần lạc quan, phong cách bình thản tin tưởng, cuối cùng xác định vị trí và những đóng góp của văn học Thiền Lý - Trần trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam; Tìm hiểu mối quan hệ giữa Phật giáo với văn học. [167]; Trạng thái tư duy nghệ thuật kiểu trực cảm tâm linh. Ở dạng nghiên cứu theo trạng thái biệt lập này còn rất nhiều bài viết đi sâu vào những tác giả, tác phẩm tiêu biểu của bộ phận văn học Phật giáo để phát hiện những điều độc đáo và mới mẻ về tư tưởng, về nghệ thuật như: Đỗ Văn Hỷ trong bài viết Câu chuyện Huyền Quang và cách đọc thơ Thiền [108] đã nêu lại chuyện oan tình của Huyền Quang. Tác giả đã đồng ý với ý kiến cuả Kiều Thu Hoạch [93], của Trần Thị Băng Thanh [250], tức Huyền Quang chẳng oan tình gì, trên cơ sở đó, bài viết nêu lên một khiá cạnh nhỏ về thủ pháp biểu hiện của thơ Huyền Quang và cách tiếp nhận thơ Thiền. Nguyễn Huệ Chi trong Trần Tung - một gương mặt lạ trong làng thơ Thiền [36] đã cho rằng Tuệ Trung Thượng sĩ chính là Trần Tung chứ không phải là Trần Quốc Tảng như một thời gian dài mọi người đã nhầm lẫn. Bài viết còn nhận xét về nét đặc sắc trong thơ văn Trần Tung qua Thượng sĩ ngữ lục, Tụng cổ... đó là ý thức về bản ngã, về sự tự do tự tại của một nhà tư tưởng, một nhà duy lý ẩn náu trong con người Thiền: Ồng là con người vừa Nho, vừa Phật, vừa Lão - Trang. vấn đề Tuệ Trung Thượng sĩ chính là Trần Tung cũng đã được Nguyễn Lang nêu ra trong Việt Nam Phật giáo sử luận [135],1136]. - Nguyễn Phương Chi với bài huyền Quang, nhà sư thi sĩ [47] thì cho rằng cái cốt lõi của Huyền Quang không phải là con người Thiền mà chính là con người thi sĩ. Thiền sư chỉ là cái vỏ, là hình thức cho con người thi nhân sống thực, cảm xúc thực đầy sáng tạo.
  15. Mai Quốc Liên trong các nhà thơ đời Trần đã đề cập đến những điểm cơ bản của mỹ học Thiền: vắng lặng, hư tịch, phản ánh chân như của vũ trụ theo quan điểm Phật giáo. Từ đó nêu ra những đặc trưng trong thơ Thiền của Trần Nhân Tông, của Huyền Quang. - Nguyễn Huệ Chi với tiểu luận Mãn giác và bài thơ Thiền nổi tiếng của ông đã tiếp cận và khai thác bài thơ trên gốc độ triết lý Thiền và trên góc độ của cảm xúc thực tiền. Nhờ thớ, bài viết đã phát hiện ra nét đặc sắc của bài thơ bài kệ vấn đề không chỉ ở sự tuần hoàn theo quy luật sinh hóa của vạn pháp mà là ở sự đổi mới, ở cái sinh soi nảy nở. - Thích Thanh Từ trong bài Thiền Trúc Lâm qua vấn đáp [297] đã giải thích ý chỉ của Trúc Lâm đệ nhất tổ trong những câu đối đáp về Phật về Thiền với các đệ tử; trong bài Thiền Trúc Lâm qua thơ văn chữ Hán [297], tác giả đã nhận xét về hồn thơ, về chất Thiền độc đáo, đậm sắc màu dân tộc trong thơ Trần Nhân Tông. Còn trong bài Tinh thần siêu phóng của Tuệ Trung Thượng sĩ thì tác giả tìm hiểu về đối cơ và thơ tụng của Tuệ Trung để chứng minh tinh thần siêu phóng của ông; giữa đời mà vẫn ung dung, tu tập Thiền định, hành đạo và hóa đạo ngay trong gia đình lăng xăng, trong vòng tay thê thiếp vây quanh. Thích Minh Tuệ qua bài chất Thiền nơi Tuệ Trung Thượng sĩ [297] đã ngợi ca phẩm chất Thiền thể hiện từ con người, phong cách sống đến tư tưởng của Tuệ Trung. Minh Chi trong thơ Huyền Quang thì không đồng ý với ý kiến của Nguyễn Phương Chi cho rằng con nguời thi nhân rõ nét hơn con người tôn giáo. Theo tác giả, thơ Huyền Quang mang đậm nét trữ tình mà văn chương phật giáo không phải là văn chương khô khan thiếu trữ tình. Các Thiền sư không phải là con người lạnh lùng, không cảm xúc. Thơ văn là trực cảm, cảm xúc với người với cảnh và với bản thân mình. Đó không phải là cái ta hời hợt mà là cái ta đại ngã mà bậc giác ngộ cảm nhận là cùng một bản thể với chúng sinh, vạn vật. - Minh Tuệ trong Thiền sư Huyền Quang, một nhà thơ lớn [297] thì cho rằng Huyền Quang vừa là Thiền sư ngộ đạo, vừa người nghệ sĩ lớn với thi hứng dạt dào, phóng khoáng. - Phạm Ngọc Lan trong Trần Nhân Tông và cảm hứng Thiền trong thơ [132] đã đề cập những cảm hứng trong những bài thơ viết về thiên nhiên của Trần Nhan Tông. - Đặc biệt, năm 1993, Trung tâm nghiên cứu Hán Nôm thuộc Viện Khoa học Xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh đã kết hợp với Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tổ chức một hội thảo khoa học về Tuệ Trung Thượng sĩ. Nhiều bài Viết trong tập kỷ yếu Tuệ Trung Thượng sĩ với Thiền tông Việt Nam [302] đã đề cập và lý giải một cách sâu sắc về con người Tuệ Trung, phong cách tiêu dao phóng khoáng, tinh thần siêu phóng, tư tưởng hòa quang đồng trần trong tụng cổ ngữ lục, trong thơ văn Tuệ Trung.
  16. - Nguyễn Công Lý trong bài Xuân tàn mai vẫn nở hoa [157] tiếp cận bài kệ của Mãn Giác trên góc độ triết luận tư tưởng Thiền và cho rằng bài kệ không thoát ly giáo lý Thiền môn mà là thể hiện rõ đặc thù Thiền học Việt Nam với chân lý vạn vật nhất thể cho nên trong cái tàn lụi vẫn nảy sinh cái mầm của sự sống sinh sôi của mùa xuân bất tận. Cũng theo hướng nghiên cứu dạng biệt lập này, ở mảng văn xuôi văn học Phật giáo Lý - Trần, các nhà nghiên cứu đi sâu vào truyện các nhà sư qua tác phẩm Thiền uyển tập anh. Trong các giáo trình lịch sử văn học, Bùi Văn Nguyên [l85], Đinh Gia Khánh [127] đã phâm tích giá trị nội dung, nghệ thuật của tập sách mà chúng tôi có nêu ở trước. - Nguyễn Hữu Sơn viết một loại bài xung quanh tác phẩm Thiền uyển tập anh như đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm [214], nét đặc trưng lạ hóa về sự ra đời của các Thiền sư [216], nhận xét chung về sách Thiền uyển tập anh, tìm hiểu thể tài biến văn của tác phẩm - Nguyễn Tử Cường thì đặc vấn đề nghiên cứu Thiền uyển tập anh có phải là văn bản truyền đăng không ? - Nguyễn Công Lý đã khảo sát văn bản Thiền tông chỉ nam tự để nêu giá trị lịch sử, giá trị văn học, giá trị triết luận của bài tựa. Đây chính là cương lĩnh của triết học Việt Nam đời Trần, là kim chỉ nam của Thiền phái Trúc Lâm. Trong các hài viết khác, người viết đi sâu tìm hiểu đặc sắc tư tưởng Thiền, văn học Phật giáo đời Lý thông qua thuyết Tâm pháp nhất như của Cứu Chỉ [61], thuyết Tam ban của Ngộ Ấn [162]. Đó chính là những đóng góp lớn của các Thiền sư đời Lý đối với Thiền học Việt Nam, Thiền học phương Đông. Tóm lại, kông tính những công trình sưu tầm văn bản văn học Lý-Trần trong đó có văn học Phật giáo Lý-Trần từ thế kỷ XIX trở về trước, chỉ tính riêng từ những năm cuối thế kỷ 20 của thế kỷ này (1927) cho đến nay, các nhà nghiên cứu ngày càng quan tâm tìm hiểu nhiều vờ văn học Phật giáo Lý-Trần ở các phương diện như văn bản học sưu tầm, dịch thuật, giới thiệu ; tìm hiểu tác giả, nghiên cứu giá trị tác phẩm Nếu trước cách mạng tháng Tám. các nhà nghiên cứu thường chú trọng đến việc sưu tầm, dịch thuật, ít nhiều cũng tìm hiểu giá trị của văn bản văn học Phật giáo Lý-Trần mà công đầu phải kể đến tên tuổi của Đinh Văn Chấp, Nguyễn Hữu Tiên, Ngô Tất Tố... thì sau năm 1945, trong Nam Ngoài Bắc, việc tìm hiểu văn học phật giáo Lý Trần càng có nhiều thành tựu. Ngoài việc sưu tầm thêm để giới thiệu văn bản mà bộ thơ văn Lý Trần là tập đại thành, còn có nhiều tiểu luận, công trình nghiên cứu đã khai thác trên nhiều bình diện khác nhau về tác gỉa, nội dung và nghệ thuật tác phẩm của bộ phận văn học này. Đặc biệt là sau năm 1985 trở lại đây, cùng với sự đổi mới của đất nước, trong điều kiện hội nhập với khu vực, với thế giới, các nhà nghiên cứu hơn lúc nào hết, có nhiều điều kiện để tập trung tìm hiểu giá trị của những tác phẩm văn học Phật giáo Lý-Trần trên hai cấp độ: vĩ mô và vi mô, vừa khái quát lại vừa cụ thể với những bài viết, tiểu luận, công trình
  17. nghiên cứu như đã trình bày. Điều đó chứng tỏ văn học phật giáo Lý Trần là mảnh đất có sức hấp dẫn đối với số đông các nhà nghiên cứu. Tất cả là những đóng góp rất bổ ích để người viết nghiền ngẫm, tiếp thu và kế thừa khi thực hiện đề tài luận án. 3. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi khảo sát, nghiên cứu. 3.1. Đối tượng, nhiệm vụ của đề tài Đối tượng của đề tài là tìm hiểu diện mạo và đặc điểm của văn học Phật giáo đời Lý - Trần. Vì thế luận án có hai nhiệm vụ: Một là, dựng lại diện mạo của văn học Phật giáo thời Lý - Trần: bằng cách thống kê, miêu tả, trình bày những thành tố làm nên diện mạo văn học theo tiêu chí mà luận án đề ra. Hai là, từ diện mạo đó, luận án sẽ tìm hiểu nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm để nêu ra đặc điểm của văn học Phật giáo Lý-Trần. Để làm tốt hai nhiệm vụ trên, luận án sẽ không thể không tìm hiểu dù chỉ là sơ lược về lịch sử Phật giáo, tư tưởng Phật giáo từ lúc mới du nhập cho đến thời Lý-Trần. Đồng thời tìm hiểu văn học Phật giáo trước thời Lý-Trần, thời đại Lý-Trần với tư cách là tiền đề quan trọng để tìm hiểu diện mạo và đặc điểm văn học Phật giáo Lý-Trần. 3.2. Phạm vi khảo sát, nghiên cứu. 3.2.1. Trước hết, đề tài được xác định để nghiên cứu là văn học Phật giáo Lý – Trần cần lưu ý là văn học Phật giáo chứ không chỉ là văn học Thiền, và càng không chỉ là thơ Thiền. Mặc dù khái niệm phật giáo, thiền giáo, thiền đạo, thiền tông hay phật và thiền là khái niệm có mối quan hệ, liên hệ với nhau, có khi đồng nhất, có khi bao hàm nhau, cũng có khi khu biệt nhau, nhưng tất cả đều hòa đồng và phát triển trong đời sống môi trường phật giáo. 3.2.2. Về khái niệm Phật học và Phật giáo. Khi nói Phật học tức là nói học thuyết, triết thuyết, triếl lý của Phật mà Thích Ca là người khai sáng. Còn nói Phật giáo trước hết là nói đến một tôn giáo (Réligion) có tổ chức hệ thống với sự kính tin, kính ngưỡng, tín ngưỡng của quảng đại quần chúng; dĩ nhiên có bao hàm cả triết học của nó. Phật trở thành một tôn giáo, một đạo chỉ ra đời sau khi Thích Ca nhập diệt. Khi Thích Ca còn tại thế, chưa phải là một tôn giáo theo đúng nghĩa mà chỉ là một hệ thống tư tưởng triết học cùng phương pháp tập thể dẫn dắt mọi người lìa bỏ bên mê để đi đến bờ giác. 3.2.3. Chúng tôi cho rằng nghiên cứu văn học Phật giáo là nghiên cứu những tác phẩm viết về Phật giáo hoặc có liên quan đến Phật giáo, kể cả những tác phẩm bài xích, chống phật. Về mặt hình thức tồn tại, những tác phẩm đó hiện còn trên các văn bia, văn chuông, các bản ván, các bộ thực lục, ngữ lục, các Thiền phả... về mặt hình thức thể loại, đó là những tác phẩm thuộc các thể loại chức năng gắn với
  18. nhà chùn như : kệ, thơ, tự, bi, minh, ký, ngữ lục, luận thuyết triết lý, tụng cổ, niêm tụng kệ, truyện (thực lục, hành trạng, truyền đăng)... Luận án tìm hiểu hai mảng văn vần và văn xuôi với những tác phẩm hiện có của bộ phận văn học này trên cơ sở quan niệm Văn – Sử - Triết bất phân của văn học trung đại. 3.2.4. Về văn bản để khảo sát, chúng tôi sử dụng bộ thơ văn Lý Trần của Viện Văn học và Thiền uyển tập anh, tam tổ thực lục, thánh đăng ngữ lục, khi trích dẫn, sẽ có phiên âm và kèm theo nguyên tác. Phần dịch thơ văn chủ yếu dựa vào Thơ văn Lý Trần, có tham khảo thêm các bản dịch khác trên các loại ; tạp chí, các công trình dịch thuật thơ văn có liên quan... gặp trường hợp bản dịch xa với bản gốc quá, chúng tôi sẽ dịch lại và ghi rõ là lạm dịch. 4. Phương pháp nghiên cứu. Văn học Phật giáo đến nay tuy có nhiêu người quan tâm nghiên cứu đạt được những thành tựu đáng quý nhưng so với yêu cầu của khoa Văn học sử thì vấn đề này vẫn còn khoảng cách khá xa. Do vậy, vấn đề đặt ra, còn có thể tiếp cận nhiều hướng trên cấp độ vi mô như nghiên cứu vấn đề ở dạng khái quát: Mối quan hệ giữa văn học Phật giáo; mối quan hệ giao lưu tiếp biến giữa văn học Phật giáo Việt Nam với văn học Phật giáo các nước trong khu vực; hoặc tìm hiểu chung về văn học Phật giáo Việt Nam; hoặc tìm hiển văn học Phật gíao ở một giai đoạn lịch sử cụ thể. Trên cấp độ vi mô, có thể tìm hiểu vấn đề này theo tác giả, tác phẩm, thể loại đặc trưng ngôn ngữ nghệ thuật.... Đề tài cuả luận án là đề tài vừa khái quát lại vừa cụ thể, vì phải mở ra diện rộng để tìm hiểu một bộ phận văn học keó dài suốt năm thế kỷ và có tiền đề trước đó, vừa phải đi sâu khái quát nội dung tư tưởng, nghệ thuật, thể loại, ngôn ngữ của một số tát phẩm, tác giả để góp phần dựng lại diện mạo và đặc điểm của nó. Cho nên, khi tiến hành thực hiện đề tài, luận án đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: 4.1. Phương pháp nghiên cứu văn học sử : Đây là phương pháp chủ yếu vì đề tài của luận án tà tiền văn học sử. Cụ thể là dùng phương pháp phân tích, phương pháp tồng hợp trên cái nhìn lịch đại và đồng đại, để từ đó tìm hiểu nguyên nhân và động lực đã thúc đẩy sự hình thành và phát triển của văn học phật giáo trong một thời đại lịch sử cụ thể. 4.2. Các phương pháp bổ trợ: Phương pháp liên ngành vì đề tài nghiên cứu là văn học nhưng lại có liên quan đến lịch sử, triết học, xã hội học nên luận án cũng sử dụng những thành tựu về phương pháp nghiên cứu của các ngành khoa học đố phương pháp văn bản học để đính chính văn bản nếu cần thiết. Phương pháp loại hình để khảo sái lọai hình tư tưởng, loại hình thể loại, cấu trúc thể loại, loại hình ngôn ngữ văn tự; phương pháp so sánh để tìm nét tương đồng, dị biệt khi trình bày diện mạo và đặc điểm của văn học Phật giáo Lý - Trần; phương pháp thống kê,
  19. phân loại để làm cứ liệu phân tích. Điều muốn được lưu ý ở đây, vì đối tượng nghiên cứu là văn học phạt giáo mà Phật giáo chú trọng đến tâm và tư duy phật giáo là tư duy tổng hợp, cầu tính, trực giác, trực cảm tâm linh, nên nghiên cứu bộ phận văn học này không thể chỉ dùng phương pháp phân tích duy lý mà phải dùng trực cảm để cảm nhận vấn đề, thấy được đặc điểm, bản chất của đối tượng. Việc nêu ra có tính tách bạch của các phương pháp được sử dụng như trên chỉ là tương đối, bởi phần lớn chúng được đan xen nhau trong khi trình bày, lý giải từng đối tượng cụ thể. Tất cả đều nhằm mục đích là để giải quyết những yêu cầu mà đề tài luận án đã đề ra. 5. Đóng góp mới của luận văn 5.1. Trong một chừng mực nào đó, có thể nói đây là công trình văn học sử đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về văn học phật giáo Việt nam thời Lý – Trần. 5.2. Để lý giải tại sao văn học phật giáo Lý – Trần phát triển, có những thành tựu đáng quý, luận án đã đặt nó trong bối cảnh văn học phật giáo trước Lý – Trần, thời đại xã hội Lý – Trần, văn học Lý – Trần và phật giáo Lý Trần với tư cách là những tiền đề quan trọng. 5.3. Luận án dựng lại diện mạo văn học phật giáo Lý – Trần một cách có hệ thống, lý giải hiện tượng thăng trầm của bộ phận văn học này, trên cơ sở ít nhiều có so sánh văn học phật giáo đời Lý với văn học phật giáo đời Trần để rút ra những kết luận cần thiết. 5.4. Bước đầu luận án đã nêu ra một số đặc điểm cơ bản về nội dung, về nghệ thuật của văn học phật giáo Lý – Trần như trạng thái tư duy nghệ thuật kiểu trực cảm tâm linh, thể hiện giáo lý nhà phật qua việc dùng tác phẩm để trình bày những vấn đề về bản thể luận và giải thoát luận, tinh thần dung hợp điều hòa các hệ tư tưởng, cảm hứng đất nước, quan hệ về con người, cảm hứng thiên nhiên và cuối cùng là mấy nét đặc sắc về nghệ thuật mang tính đặc trưng của văn học phật giáo. Văn học phật giáo Lý – Trần không chỉ kế thừa những thành tựu trước đó mà còn ảnh hưởng đến văn học giai đoạn sau để đem lại cho văn học Việt Nam một bộ phận “Văn thơ Thiền thế sự” và một ấn tượng đẹp trong lòng người đọc qua bao thế hệ. Có thể nói, văn học phật giáo Lý – Trần là một tiếng nói rất riêng “một đi không trở lại”. Tiếng nói ấy chính là tinh hoa của thời đại phật giáo cực thịnh, là tinh hoa của văn học phật giáo Việt Nam, góp phần làm cho nội dung văn học Việt Nam thêm đa dạng phong phú. Do vậy kết quả nghiên cứu của luận án sẽ có thể bổ sung nhất định, chưa dám nói là đáng kể vào việc nghiên cứu văn học phật giáo Lý – Trần.
  20. 6. Cấu trúc của luận án. Mở đầu: Trình bày các vấn đề chung: Tính cấp thiết của đề tài, lịch sử vấn đề, lịch sử vấn đề, đối tượng nhiệm vụ và phạm vi khảo sát nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đóng góp mới của luận án. Nội dung gồm 3 chương. Chương 1: Văn học Phật giáo Lý – Trần trong bối cảnh thời đại Lý – Trần, văn học Lý – Trần và Phật giáo Lý – Trần. Chương 2: Diện mạo văn học Phật giáo Lý – Trần Chương 3: Đặc điểm văn học Phật giáo Lý – Trần Kết luận Phụ lục: Nguyên tác thơ văn được trích dẫn, những đơn vị tác phẩm được đùng để khảo sát, tài liệu tham khảo.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2