intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá tính an toàn và tính sinh miễn dịch của vắc xin Rotavin-M1 do Việt Nam sản xuất

Chia sẻ: Hoa La Hoa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:156

90
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Y học "Đánh giá tính an toàn và tính sinh miễn dịch của vắc xin Rotavin-M1 do Việt Nam sản xuất”, chuyên ngành Dịch tễ học do Bùi Đức Nguyên thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá tính an toàn của vắc xin Rotavin-M1 do Việt Nam sản xuấtl; đánh giá tính sinh miễn dịch của vắc xin Rotavin-M1 do Việt Nam sản xuất; xác định liều dùng và lịch sử dụng thích hợp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Y học: Đánh giá tính an toàn và tính sinh miễn dịch của vắc xin Rotavin-M1 do Việt Nam sản xuất

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG .......................*.......................... BÙI ĐỨC NGUYÊN ĐÁNH GIÁ TÍNH AN TOÀN VÀ TÍNH SINH MIỄN DỊCH CỦA VẮC XIN ROTAVIN-M1 DO VIỆT NAM SẢN XUẤT LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC HÀ NỘI - 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG .......................*.......................... BÙI ĐỨC NGUYÊN ĐÁNH GIÁ TÍNH AN TOÀN VÀ TÍNH SINH MIỄN DỊCH CỦA VẮC XIN ROTAVIN-M1 DO VIỆT NAM SẢN XUẤT Chuyên ngành: Dịch tễ học Mã số: 62.72.01.17 LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC Người hướng dẫn khoa học 1. PGS.TS. Nguyễn Đăng Hiền 2. GS.TS. Đặng Đức Anh HÀ NỘI – 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án tiến sỹ này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân tôi. Các kết quả nghiên cứu và phân tích là trung thực và chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào bởi bất cứ ai khác. Tác giả Bùi Đức Nguyên
  4. LỜI CẢM ƠN Hoàn thành luận án này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới các thầy hướng dẫn của tôi: - PGS.TS. Nguyễn Đăng Hiền – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế - GS.TS. Đặng Đức Anh – Phó viện trưởng Viện Vệ Sinh Dịch Tễ Trung Ương. Các thầy đã luôn tận tâm giúp đỡ, khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. - Tôi xin cảm ơn PGS.TS. Lê Thị Luân, TS. Nguyễn Vân Trang, TS Vũ Đình Thiểm đã quan tâm giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn: - Viện Vệ Sinh Dịch Tễ Trung Ương và cơ sở đào tạo sau đại học của Viện đã giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận án này. - Trung tâm nghiên cứu sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi nghiên cứu và hoàn thành luận án. - Đảng ủy ban giám đốc bệnh viện Bạch Mai tạo điều kiện để tôi nghiên cứu và hoàn thành luận án. - Ban lãnh đạo khoa truyền nhiễm, các anh chị em đồng nghiệp và toàn thể nhân viên khoa truyền nhiễm bệnh viện Bạch Mai. - Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong hội đồng, các nhà khoa học đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận án. Cuối cùng, tôi bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình tôi và bạn bè thân thiết luôn ủng hộ và hỗ trợ về mọi mặt trong cuộc sống để tôi có thể hoàn thành luận án này. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 7 năm 2014 Bùi Đức Nguyên
  5. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ........................................................................ 3 1.1. Virut Rota ............................................................................................ 3 1.1.1. Hình thái ....................................................................................... 5 1.1.2. Cấu trúc ........................................................................................ 5 1.1.3. Protein .......................................................................................... 7 1.1.4. Khả năng gây bệnh ..................................................................... 10 1.1.5. Dự phòng .................................................................................... 10 1.1.6. Điều trị ....................................................................................... 11 1.2. Dịch tễ học ........................................................................................ 11 1.2.1. Đường lây truyền ........................................................................ 11 1.2.2. Mùa bệnh .................................................................................... 12 1.2.3. Lứa tuổi mắc bệnh ...................................................................... 12 1.2.4. Chủng lưu hành .......................................................................... 12 1.3. Tình hình nghiên cứu sản xuất vắc xin Rota trên thế giới .................. 17 1.3.1. Vắc xin đơn giá........................................................................... 17 1.3.2. Vắc xin đa giá ............................................................................. 19 1.3.3. Hướng phát triển vắc xin khác .................................................... 20 1.4. Nghiên cứu sản xuất vắc xin Rota ở Việt Nam .................................. 21 1.5. Các giai đoạn thử nghiệm lâm sàng .................................................. 26 1.5.1. Giai đoạn tiền lâm sàng .............................................................. 27 1.5.2. Giai đoạn I .................................................................................. 30 1.5.3. Giai đoạn II................................................................................. 31 1.5.4. Giai đoạn III ............................................................................... 31 1.5.5. Giai đoạn IV ............................................................................... 32
  6. 1.6. Các vấn đề cần lưu ý trong thử nghiệm vắc xin trên người ............... 32 1.6.1. Đề cương nghiên cứu .................................................................. 34 1.6.2. Lựa chọn đối tượng tình nguyện tham gia nghiên cứu ................ 35 1.6.3. Phân nhóm .................................................................................. 37 1.6.4. Giai đoạn giám sát ...................................................................... 38 1.6.5. Các nghiên cứu sau khi vắc xin được cấp giấy phép ................... 40 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 44 2.1. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu.................................................. 44 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................. 44 2.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn.................................................................... 44 2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ ...................................................................... 45 2.2. Vật liệu nghiên cứu............................................................................ 46 2.2.1. Các nguyên vật liệu, dụng cụ dùng cho uống vắc xin, lấy mẫu và xét nghiệm trong phòng thí nghiệm ............................................ 46 2.2.2. Vắc xin thử nghiệm .................................................................... 47 2.2.3. Vật liệu thu thập thông tin nghiên cứu ........................................ 49 2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 50 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu giai đoạn 1 .......................................... 50 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu giai đoạn 2. ......................................... 53 2.3.3 Phương pháp nghiên cứu giai đoạn 3 ........................................... 60 2.4. Vấn đề y đức trong nghiên cứu……………………………………....63 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................. 64 3.1. Kết quả nghiên cứu tính an toàn ........................................................ 64 3.1.1. Tính an toàn trên người trưởng thành.......................................... 64 3.1.2. Kết quả nghiên cứu tính an toàn trên trẻ em ................................ 71 3.2. Kết quả nghiên cứu liều và lịch sử dụng ............................................ 96 3.2.1. Hiệu giá kháng thể IgA ở các nhóm nghiên cứu.......................... 96
  7. 3.2.2. Sự biến đổi hiệu giá IgG trong huyết thanh trẻ trước và sau khi uống các liều vắc xin ở các nhóm nghiên cứu ............................. 99 3.2.3. Đáp ứng kháng thể 1 năm sau khi uống vắc xin – So sánh giữa Rotavin-M1 và Rotarix ............................................................. 100 3.3. Kết quả nghiên cứu tính sinh miễn dịch ........................................... 103 3.3.1. Hiệu giá kháng thể trước khi uống vắc xin ................................ 103 3.3.2. Kết quả chuyển đổi huyết thanh sau 1 tháng uống liều 2 ........... 105 3.3.3. Hiệu giá kháng thể trung bình nhân sau khi uống vắc xin/giả dược (M2) 107 3.3.4. Phân bố hiệu giá kháng thể IgA trong các đối tượng nghiên cứu ... 111 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ........................................................................ 114 4.1. Tính an toàn của vắc xin Rotavin-M1 .............................................. 114 4.1.1. Tính an toàn trên người lớn....................................................... 114 4.1.2. Tính an toàn trên trẻ em ở giai đoạn 2 ....................................... 115 4.1.3. Tính an toàn trên trẻ em ở giai đoạn 3 ....................................... 118 4.2. Đánh giá liều và lịch uống vắc xin trên trẻ nhỏ ................................ 118 4.3. Đánh giá tính sinh miễn dịch của vắc xin Rotavin ở trẻ em tại Thái Bình và Thanh Sơn, Phú Thọ ........................................................... 123 KẾT LUẬN ............................................................................................... 125 KIẾN NGHỊ.............................................................................................. 126 DANH MụC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CứU ĐÃ CÔNG Bố CÓ LIÊN QUAN ĐếN LUậN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. CÁC CHỮ VIẾT TẮT CDC Centers for Disease Control and Trung tâm Kiểm soát và phòng Prevention ngừa bệnh tật Hoa Kỳ FFU Fluorescent focus-forming unit Đơn vị huỳnh quang GMT Geometric mean titer Hiệu giá kháng thể trung bình nhân IgA Imuno Globulin A Kháng thể IgA IgG Imuno globulin G Kháng thể IgG NIHE National Institue of Hygiene and Viện vệ sinh Dịch tễ Trung ương Epidemiology OD Optical Density Mật độ quang POLYVAC Center for Research and Trung tâm Nghiên cứu, sản xuất Production of Vaccines and Vắc xin và Sinh phẩm y tế Biologicals RT-PCR Reverse Transcription Phản ứng khuếch đại chuỗi gen sao polymerase chain reaction chép ngược RV Rotavirus Virut Rota SGOT Serum Glutamat Oxalacetat Men gan SGOT Transaminase SGPT Serum Glutanric Pyruvic Men gan SGPT Transaminase TCID50 Tissue culture infectous dose Liều gây nhiễm 50% tổ chức 50% TCMR Tiêm chủng mở rộng TĐLS Thực địa lâm sàng VP Virus protein
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Các gen và protein của RV .......................................................... 9 Bảng 3.1. Tóm tắt các đặc điểm nhân khẩu học ở những người tình nguyện 64 Bảng 3.2. Kết quả xét nghiệm máu ở người tình nguyện trước khi uống, so sánh với chỉ số bình thường ...................................................... 65 Bảng 3.3. Tỷ lệ người tình nguyện có biểu hiện sốt (trên 38oC) trong vòng 30 ngày sau mỗi liều ................................................................. 67 Bảng 3.4. Tỷ lệ có những triệu chứng đáng chú ý trong vòng 30 ngày sau mỗi liều vắc xin......................................................................... 68 Bảng 3.5. So sánh các kết quả xét nghiệm huyết học và sinh hóa lần 1 và lần 2 69 Bảng 3.6. So sánh các kết quả xét nghiệm huyết học và sinh hóa lần 1 và lần 3 70 Bảng 3.7. Tuổi của trẻ tham gia nghiên cứu sau các liều vắc xin ở các nhóm uống vắc xin khác nhau ................................................... 71 Bảng 3.8. Kết quả xét nghiệm máu ở trẻ ở các nhóm trước khi uống ........ 72 Bảng 3.9. Trường hợp tiêu chảy có RV trong phân sau khi uống vắc xin liều 1 ở các nhóm nghiên cứu ............................................................. 84 Bảng 3.10. Trường hợp tiêu chảy có RV trong phân sau khi uống vắc xin liều 2 ở các nhóm theo liều uống ........................................................ 84 Bảng 3.11. Trường hợp tiêu chảy có RV trong phân sau khi uống vắc xin liều 3 ở các nhóm theo liều uống ..................................................... 85 Bảng 3.12. Tổng hợp trẻ tham gia nghiên cứu trong giai đoạn III ............... 86 Bảng 3.13. Tuổi (ngày) của trẻ tham gia nghiên cứu tại các thời điểm tham gia nghiên cứu........................................................................... 87 Bảng 3.14. Cân nặng (kg) của trẻ tại các thời điểm tham gia nghiên cứu .... 88 Bảng 3.15. Chiều cao (cm) của trẻ tham gia nghiên cứu tại các thời điểm tham gia nghiên cứu .................................................................. 88
  10. Bảng 3.16. Các triệu chứng không mong muốn ở trẻ uống vắc xin/giả dược 7 ngày sau mỗi liều tại cả 2 địa điểm nghiên cứu. ........................ 89 Bảng 3.17. Các triệu chứng không mong muốn ở trẻ tham gia nghiên cứu tại cả 2 địa điểm nghiên cứu 8-30 ngày sau khi uống liều 1 và 2 .... 91 Bảng 3.18. Mẫu phân tiêu chảy thu thập được trong thời gian nghiên cứu và khả năng phân lập RV trong phân ............................................. 94 Bảng 3.19. Một số đặc điểm lâm sàng trẻ tiêu chảy trong phân có virut Rota . 95 Bảng 3.20. Hiệu giá kháng thể IgA kháng virut Rota trong huyết thanh của các đối tượng uống vắc xin nghiên cứu và vắc xin Rotarix........ 96 Bảng 3.21. Hiệu giá kháng thể RV-IgA ở nhóm R (Rotavin) và nhóm E (Rotarix) tại các thời điểm (trước khi tham gia nghiên cứu Mo, 3 và 12 tháng sau liều 1 vắc xin (M2 và M3) ............................. 101 Bảng 3.22. Tỷ lệ đối tượng có kháng thể IgA kháng virut Rota dương tính thời điểm 1 năm sau liều 1 ...................................................... 102 Bảng 3.23. Tỷ lệ trẻ có kháng thể RV-IgA trước khi uống vắc xin/giả dược...103 Bảng 3.24. So sánh các mức hiệu giá kháng thể IgG ở trẻ trước khi uống vắc xin/giả dược tại 2 địa điểm nghiên cứu.................................... 104 Bảng 3.25. Tỷ lệ chuyển đổi kháng thể IgA tại thời điểm 1 tháng sau uống liều 2 ....................................................................................... 106 Bảng 3.26. Hiệu giá trung bình nhân của kháng thể IgA trước và sau khi uống vắc xin/giả dược tại các địa điểm nghiên cứu ................. 107 Bảng 3.27. Hiệu giá trung bình nhân của kháng thể IgG tại các thời điểm thăm khám .............................................................................. 108
  11. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Sự phân bố các chủng RV trên toàn cầu.......................................... 5 Hình 1.2. Ảnh chụp RV dưới kính hiển vi điện tử ........................................... 5 Hình 1.3. Sơ đồ cấu trúc hạt virut Rota và các vùng mã hóa protein................ 6 Hình 1.4. Hình ảnh hạt virut Rota G1P dưới kính hiển vi điện tử tại lần cấy truyền thứ 30 trên tế bào thận khỉ tiên phát chụp dưới kính hiển vi điện tử - Viện VSDTTƯ ................................................................ 22 Hình 1.5. Tóm tắt qui trình phát triển một loại thuốc mới ............................. 26 Hình 1.6. Tóm tắt các giai đoạn thử nghiệm vắc xin ..................................... 33 Hình 2.1. Sơ đồ tuyển chon và phân nhóm đối tượng giai đoạn 1 .................. 50 Hình 2.2. Sơ đồ uống vắc xin và lấy mẫu theo dõi an toàn giai đoạn 1 .......... 51 Hình 2.3. Sơ đồ tuyển chọn và phân nhóm đối tượng giai đoạn 2 .................. 54 Hình 2.4. Sơ đồ uống vắc xin và lấy mẫu xét nghiệm giai đoạn 2 nhóm C, E và N .. 55 Hình 2.5. Sơ đồ uống vắc xin và lấy mẫu xét nghiệm giai đoạn 2 nhóm B và R . 55 Hình 2.6. Tóm tắt tuyển chọn và thực hiện cho uống vắc xin tại Thành phố Thái Bình....................................................................................... 60 Hình 2.7. Tóm tắt tuyển chọn và thực hiện cho uống vắc xin tại Thanh Sơn - Phú Thọ ......................................................................................... 61 Hình 2.8. Tóm tắt tuyển chọn và thực hiện cho uống vắc xin cả hai địa điểm .... 62 Hình 2.9. Sơ đồ uống vắc xin và lấy mẫu xét nghiệm giai đoạn 3................. 63
  12. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Đồ thị 1. Chủng lưu hành gây bệnh theo týp G từ 1998 – 2009 ........... 16 Đồ thị 2. Chủng lưu hành gây bệnh theo týp P từ 2000 - 2011............. 17 Biểu đồ 3.1. So sánh chỉ số men gan trung bình trước khi uống và sau mỗi liều vắc xin. Đường kẻ ngang thể hiện chỉ số bình thường .... 70 Biểu đồ 3.2. Chỉ số hồng cầu ở trẻ trước và sau khi uống vắc xin ở các nhóm khác nhau.................................................................... 73 Biểu đồ 3.3. Chỉ số bạch cầu ở trẻ trước và sau khi uống vắc xin ............. 73 Biểu đồ 3.4. Chỉ số tiểu cầu ở trẻ trước và sau khi uống vắc xin ............... 73 Biểu đồ 3.5. Nồng độ SGOT trước và sau khi uống vắc xin ...................... 74 Biểu đồ 3.6. Nồng độ SGPT ở trẻ trước và sau khi uống vắc xin .............. 74 Biểu đồ 3.7. Nồng độ urê trong huyết thanh trẻ trước và sau khi uống vắc xin ................................................................................. 74 Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ trẻ có các biểu hiện không mong muốn trong vòng 7 ngày sau liều 1 ở các nhóm nghiên cứu................................. 76 Biểu đồ 3.9. So sánh tỷ lệ trẻ ở các nhóm có phản ứng không mong muốn từ ngày thứ 8 đến ngày 30 sau liều 1 ..................................... 77 Biểu đồ 3.10. Tỷ lệ trẻ có triệu chứng không mong muốn trong vòng 1 - 7 ngày sau khi uống liều 2 ....................................................... 79 Biểu đồ 3.11. Tỷ lệ trẻ có triệu chứng không mong muốn từ ngày 8-30 sau khi uống liều 2 ...................................................................... 80 Biểu đồ 3.12. Tỷ lệ trẻ có các triệu chứng không mong muốn trong vòng 7 ngày sau liều 3 ...................................................................... 81 Biểu đồ 3.13. Tỷ lệ trẻ có triệu chứng không mong muốn trong vòng 8-30 ngày sau liều 3 ...................................................................... 82 Biểu đồ 3.14. Các triệu chứng không mong muốn trong 7 ngày uống liều 1 và 2 ở trẻ tham gia nghiên cứu tại Thành phố Thái Bình và huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ............................................ 90 Biểu đồ 3.15. Các dấu hiệu/ triệu chứng từ ngày 8 – 30 sau uống liều 1 và 2 tại Thành phố Thái Bình và huyện Thanh sơn, Phú Thọ ....... 92
  13. Biểu đồ 3.16. Các triệu chứng không mong muốn ở cả 2 địa điểm nghiên cứu trong vòng 30 ngày sau mỗi liều vắc xin/giả dược ................ 93 Biểu đồ 3.17. Tỷ lệ trẻ có động lực IgA 1 tháng sau liều vắc xin cuối cùng ở các nhóm nghiên cứu ............................................................ 97 Biểu đồ 3.18. Đáp ứng kháng thể RV- IgA sau 2 liều và 3 liều vắc xin ở nhóm C và N ........................................................................ 98 Biểu đồ 3.19. Tỷ lệ trẻ có chuyển đổi kháng thể RV-IgG trong huyết thanh ở các nhóm nghiên cứu ............................................................ 99 Biểu đồ 3.20. Hiệu giá kháng thể RV-IgG trước và sau khi uống vắc xin ở các nhóm nghiên cứu ............................................................ 99 Biểu đồ 3.21. Hiệu giá RV-IgA ở 2 nhóm nghiên cứu tại các thời điểm ... 101 Biểu đồ 3.22. Sự phân bố các mức hiệu giá kháng thể IgG ở trẻ trước khi uống vắc xin tại 2 địa điểm nghiên cứu. .............................. 105 Biểu đồ 3.23. Tỷ lệ chuyển đổi kháng thể IgA tại thời điểm 1 tháng sau uống liều 2 ......................................................................... 106 Biểu đồ 3.24. Hiệu giá trung bình nhân của kháng thể IgA trước và sau khi uống vắc xin/giả dược tại các địa điểm nghiên cứu ............. 107 Biểu đồ 3.25. Tỷ lệ giữa hiệu giá kháng thể IgG trong mẫu M2 và mẫu Mo ở trẻ tham gia nghiên cứu. ..................................................... 109 Biểu đồ 3.26. Hiệu giá trung bình nhân của kháng thể IgG tại các thời điểm thăm khám .......................................................................... 110 Biểu đồ 3.27. Tổng hợp phân bố hiệu giá IgA sau liều 2 tại Thành phố Thái Bình ...................................................................... 111 Biểu đồ 3.28. Tổng hợp phân bố hiệu giá IgA sau liều 2 tại Thanh Sơn – Phú Thọ......................................................................... 112 Biểu đồ 3.29. Tổng hợp phân bố hiệu giá IgA sau liều 2 tại 2 địa điểm nghiên cứu .......................................................................... 112
  14. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh tiêu chảy do virut Rota là căn bệnh viêm dạ dày ruột cấp tính phổ biến ở trẻ em trên toàn thế giới. Ở các nước phát triển có 35 - 52% trẻ em bị tiêu chảy cấp là do virut Rota. Ở các nước đang phát triển, tỷ lệ tử vong ở trẻ em do tiêu chảy chiếm 1/3 tổng số tử vong vì mọi nguyên nhân, trong đó tỷ lệ tử vong do tiêu chảy liên quan đến virut Rota chiếm khoảng 20 – 40%. Hàng năm, trên thế giới có khoảng trên 600 nghìn trẻ chết vì tiêu chảy do virut Rota, chiếm 5% số ca chết vì mọi nguyên nhân ở trẻ em dưới 5 tuổi [6],[13],[49],[116]. Tại Việt Nam, hàng năm tỷ lệ mắc tiêu chảy do virut Rota chiếm trên 50% trong tổng số trẻ em dưới 5 tuổi bị tiêu chảy vào điều trị tại một số Bệnh viện Nhi lớn của Việt Nam [6], [99], [114]. Như vậy, tiêu chảy do virut Rota ở trẻ em là một gánh nặng đối với tất cả các nước trên thế giới. Việc cải thiện điều kiện vệ sinh cũng không làm giảm tỷ lệ mắc tiêu chảy do virut Rota, do vậy biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất hiện nay là sử dụng vắc xin. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã và đang đặc biệt quan tâm đến vấn đề sản xuất vắc xin phòng bệnh do virut Rota [11], [14], [46]. Tại Việt Nam, từ năm 2008, vắc xin Rotarix của Hãng Glaxo Smith Kline đã được đưa vào sử dụng trên thị trường. Tuy nhiên, giá thành của vắc xin này rất cao >700.000 đồng/liều. Do vậy không nhiều người dân có đủ điều kiện để sử dụng vắc xin này cho con em họ. Từ thực tế đó, POLYVAC được Bộ Y tế giao nhiệm vụ nghiên cứu sản xuất vắc xin Rota nhằm chủ động nguồn vắc xin cho nhu cầu trong nước thông qua đề tài nghiên cứu qui trình công nghệ sản xuất vắc xin Rota tại Việt Nam. Đề tài đã được nghiệm thu đạt kết quả xuất sắc. Để triển khai bước tiếp
  15. 2 theo nhằm tiến tới xin cấp đăng ký sử dụng vắc xin Rota tại Việt Nam, chúng tôi đã sử dụng sản phẩm của đề tài cấp nhà nước nói trên là các loạt vắc xin Rotavin-M1 đã được đánh giá trong phòng thí nghiệm và tiền lâm sàng và được Viện Kiểm định Quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm Y tế cấp giấy chứng nhận chất lượng để tiến hành đề tài: “Đánh giá tính an toàn và tính sinh miễn dịch của vắc xin Rotavin-M1 do Việt Nam sản xuất”. Mục tiêu của luận án: 1. Đánh giá tính an toàn của vắc xin Rotavin-M1 do Việt Nam sản xuất. 2. Đánh giá tính sinh miễn dịch của vắc xin Rotavin-M1 do Việt Nam sản xuất. 3. Xác định liều dùng và lịch sử dụng thích hợp.
  16. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. Virut Rota Virut Rota (RV) là virut không màng, có vật liệu di truyền ARN kép, thuộc họ Reoviridae [17],[18],[78]. Họ này gồm có các nhóm: Reovirut, Coltivirut, Cypovirut, Fijivirut, Orbivirut, Phytoreovirut, Oryzavirut, Reovirut. RV gây bệnh ở động vật có vú, chim, bò sát. Virut có hình khối tròn, đường kính trung bình từ 65-70 nm, giống như một cái bánh xe có các gai ngắn và một cái vành rất nhẵn do vậy có tên là RV [48]. RV được chia thành 7 nhóm; A, B, C, D, E, F và G, trong đó chỉ có nhóm A, B, C gây bệnh cho cả người và động vật [83]. Nhóm D, E, F, G chỉ thấy ở động vật. Nhóm A hay gặp nhất, gây ra hầu hết các vụ dịch tiêu chảy nặng ở trẻ em. Nhóm B thường gây ra những vụ dịch tiêu chảy nặng trên người lớn ở Trung Quốc, còn nhóm C gây ra các trường hợp lẻ tẻ trong các vụ dịch tiêu chảy ở trẻ. VP6 là kháng nguyên quyết định nhóm và phân nhóm, I hoặc II [28],[29],[30]. Các týp huyết thanh và genotype. Týp huyết thanh của RV được đặc trưng bởi hai protein capsid lớp ngoài là VP4 và VP7, xác định bởi kỹ thuật trung hoà, sử dụng kháng huyết thanh tạo ra ở động vật [124]. Giống như virut cúm, phân loại RV dựa trên cùng một lúc VP4 (týp huyết thanh P) và VP7 (týp huyết thanh G). Ví dụ chủng Wa (G1P1A) phân lập từ người thuộc nhóm A, phân nhóm II, týp huyết thanh G1 và P1A, còn chủng DS-1 (G2P1B) thuộc nhóm A, phân nhóm I, týp huyết thanh G2 và P1B. Gần đây RV còn được phân loại dựa theo genotype. Đối VP7, týp huyết thanh G (phân loại bằng kỹ thuật trung hoà) và genotype G (xác định bằng RT-PCR) có mối liên quan chặt chẽ với
  17. 4 nhau, do vậy có thể sử dụng 2 thuật ngữ này tương đương [123],[138]. Có 14 týp huyết thanh G đã phân lập được. Tuy nhiên, đối với VP4, tồn tại song song 2 hệ phân loại theo týp huyết thanh (13 týp) và genotype (21 genotypes). Do 2 hệ phân loại này không trùng lặp, cả 2 thuật ngữ đều được sử dụng để miêu tả chủng RV; ví dụ chủng Wa được ký hiệu là P1A [8] trong đó P1A là týp huyết thanh 1A và [8] là genotype (số trong ngoặc đơn vuông). Tuy nhiên, việc tạo kháng thể chỉ kháng VP4 rất khó khăn (do tỷ lệ VP4 trong hạt virut nhỏ, 1.5% so với tỷ lệ VP7 30%), xu hướng phân loại RV hiện nay dựa trên genotype (xác định bằng RT-PCR) [1],[30]. 14 genotype G đã được nhận dạng ở RV nhóm A. Các týp 1, 2, 3 và 4 là các genotype chiếm đa số còn lại các týp 5,6, 7, 8, 9, 10, 12 chiếm thiểu số trong các týp gây bệnh ở người. Có ít nhất 21 genotype P đã được phát hiện tại thời điểm của bài viết này (tương đương với 12 týp huyết thanh), 8 trong số đó phát hiện ở người là P1A [8], P1B [4], P2A [6], P3 [9], P4 [10], P5A [3], P8 [11], P11 [14]. Các chủng có sự kết hợp giữa G và P genotype bắt đầu xuất hiện với chiều hướng tăng. Về mặt lý thuyết sẽ có rất nhiều chủng RV của người khác nhau bởi khả năng kết hợp của các genotype G (14 chủng) và P (21 chủng). Các kết hợp G và P thường gặp là G1P[8], G3P[8], G4P[8], G2P[4]. Đây là một thuận lợi cho mục đích phát triển vắc xin. Tuy nhiên, sự lưu hành của các chủng RV có khác nhau đáng kể ở các vùng khí hậu khác nhau, một số chủng không thông thường lại phân bố ở một vài quốc gia đang phát triển, týp huyết thanh G9[6] chiếm 9,5% tổng số các chủng RV ở Ấn Độ [15]. Ở Việt Nam theo nghiên cứu dịch tễ học phân tử RV trên trẻ em dưới 5 tuổi nhập viện do tiêu chảy từ năm 2000 - 2003 cho thấy chủng G1P [8] chiếm đa số. Ngoài ra có một tỷ lệ nhỏ các chủng G1P [4], G2P [4], G4P [8], G4P [6],… Tuy nhiên, từ năm 2006 đến nay, tỷ lệ lưu hành của chủng G1P[8] đã giảm dần, thay vào đó là sự lưu hành rộng rãi của chủng G3P [6] hoặc G3P[8] [6, 7, 8, 9, 10, 114].
  18. 5 G1P8 G2P4 14% G3P8 G4P8 Hỗn hợp 14,3% C ác loại khác 53% 5,4% 10,7% Hình 1.1. Sự phân bố các chủng RV trên toàn cầu 1.1.1. Hình thái Virut có hình khối tròn, đường kính trung bình từ 65-70 nm [1,2]. Giống hệt như một cái bánh xe có các gai ngắn và một cái vành rất nhẵn. Tên Rota virut từ tiếng La Tinh, “Rota” có nghĩa là bánh xe bắt đầu từ hình thái của nó [5,16]. Hình 1.2. Ảnh chụp RV dưới kính hiển vi điện tử [42] 1.1.2. Cấu trúc Dưới kính hiển vi điện tử, virut Rota có dạng khối cầu 20 mặt, đường kính khoảng 75nm [14,101,120]. Chuỗi nucleocapsid của virut được tạo thành bởi ba vòng xoắn đồng tâm gồm 11 đoạn RNA kép. Hạt Rota virut có hai lớp
  19. 6 áo protein bao ngoài. Mỗi đoạn dsRNA mã hóa cho một protein cần thiết cho sự tồn tại và nhân lên của virut [121]. Capsid của RV có dạng đối xứng 20 mặt, 132 capsomer sắp xếp đối xứng xoắn [77,120]. - Lớp ngoài chứa protein cấu trúc VP4 và VP7 - Lớp trong chứa protein cấu trúc VP6 - Lớp lõi chứa protein cấu trúc VP1, VP2 và VP3. Trong đó VP2 là protein bao quanh RNA. Các nghiên cứu bằng kĩ thuật điện di miễn dịch và kính hiển vi điện tử đã khẳng định: Capsid trong mang kháng nguyên đặc hiệu nhóm. Capsid ngoài mang kháng nguyên đặc hiệu týp [6, 14, 88, 100]. Hình 1.3: Sơ đồ cấu trúc hạt virut Rota và các vùng mã hóa protein
  20. 7 Genome của Rota virut là RNA sợi đôi có 11 đoạn kí hiệu từ 1->11. Có độ lớn khoảng 18.555 cặp base. Mỗi gen có trọng lượng phân tử từ 2x10 5 -> 2,2x10 6 (Dalton), mã hóa cho một protein cấu trúc hoặc không cấu trúc. Trừ gen 9 và gen 11, mỗi chuỗi mã hóa hóa cho hai phân tử protein. Trọng lượng 11 đoạn ước tính khoảng 10x10 6 đến 14x106 (Dalton) [41, 42]. Điện di trên gel acrylamit thấy 11 đoạn gen của Rota virut được chia ra làm 4 khu vực. Những gen này được đánh số theo thứ tự phân bố của chúng trên bản gel, chẳng hạn gen nào di chuyển chậm nhất được đánh số 1 [52]. Đối với Rota virut nhóm A: - 4 gen có kích thước lớn: 1,2,3,4 - 2 gen trung bình: 5,6 - 3 gen nhỏ: 7,8,9 - 2 gen nhỏ nhất: 10, 11 1.1.3. Protein 1.1.3.1. Protein cấu trúc Hạt virut chứa ít nhất 6 protein cấu trúc: - Các đoạn 1, 2, 3 và 6 mã hóa cho các protein VP1, VP2, VP3 và VP6. - VP1 là enzym ARN polymerase nằm trong lõi hạt virut, tham gia vào quá trình phiên mã tạo ra các phân tử mARN và tạo ra các bản sao genom ARN cho các hạt virion mới. - VP2 là lớp lõi của hạt virion và liên kết với genom ARN. - VP3 là một phần của màng lõi trong của hạt virion và là enzyme Guanylyl transferase, có vai trò gắn mũ vào đầu 5’ trong quá trình cải biến sau phiên mã phân tử mARN, bảo vệ mARN khỏi sự phân huỷ của các nuclease [110,118]. - Ba protein mang tính đặc hiệu kháng nguyên của virut là VP4,VP6 và VP7.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2