intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

LUẬN VĂN: Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty Cổ phần Cồn rượu Hà Nội trong điều kiện vận dụng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam

Chia sẻ: Nguyen Hai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:110

75
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong nền kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp sản xuất muốn tồn tại và phát triển cần phải có phương án sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao. Trong nền kinh tế thị trường tất yếu phải cạnh tranh, không những cạnh tranh trong nước mà còn cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Vì vậy, muốn đứng vững trong quy luật cạnh tranh khắc nghiệt ấy thì mọi hoạt động sản xuất kinh doanh bắt buộc phải đem lại hiệu quả tức là đảm bảo khả năng sinh lời, như vậy doanh nghiệp...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: LUẬN VĂN: Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty Cổ phần Cồn rượu Hà Nội trong điều kiện vận dụng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam

  1. LUẬN VĂN: Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty Cổ phần Cồn rượu Hà Nội trong điều kiện vận dụng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam LỜI MỞ ĐẦU
  2. Trong nền kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp sản xuất muốn tồn tại và phát triển cần phải có phương án sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao. Trong nền kinh tế thị trường tất yếu phải cạnh tranh, không những cạnh tranh trong n ước mà còn cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Vì vậy, muốn đứng vững trong quy luật cạnh tranh khắc nghiệt ấy thì mọi hoạt động sản xuất kinh doanh bắt buộc phải đem lại hiệu quả tức là đảm bảo khả năng sinh lời, như vậy doanh nghiệp cần phải thưởng xuyên cải tiến mẫu mã sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, nâng cao chất lượng sản phẩm, đặc biệt là tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, việc tổ chức công tác kế toán hợp lý để có thể tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm là con đường cơ bản để tăng lợi nhuận, nó cũng là tiền đề để hạ giá bán, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động, đảm bảo thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước, có lợi nhuận để tích lũy và mở rộng sản xuất,… Chi phí sản xuất và phân tích chi phí sản xuất là cơ sở để các nhà quản lý doanh nghiệp phân tích đánh giá tình hình sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn có hiệu quả hay không, tiết kiệm hay lãng phí,… từ đó đề ra các biện pháp hữu hiệu nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và đề ra các quyết định phù hợp sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Chính vì vậy cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, công ty Cổ phần Cồn rượu Hà Nội chứng tỏ mình là một doanh nghiệp năng động phát triển tốt và thích ứng với cơ chế thị trường “Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty Cổ phần Cồn rượu Hà Nội trong điều kiện vận dụng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam” cho chuyên đề của mình. Nội dung của chuyên dề gồm có 3 phần chính, ngoài ra còn có phần mở đầu và kết luận. Phần I: Tổng quan về công ty Cổ phần Cồn rượu Hà nội Phần II: Thực tế tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty Cổ phần Cồn rượu Hà Nội. Phần III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành công ty Cổ phần Cồn rượu Hà Nội.
  3. PHẤN 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1. Sự cần thiết của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất Sự phát sinh và phát triển của xã hội loài người gắn liền với quá trình sản xuất. Nền sản xuất xã hội của bất kì phương thức sản xuất nào cũng gắn liền với sự vận động và tiêu hao các yếu tố cơ bản tạo nên quá trình sản xuất. Nói cách khác, quá trình sản xuất hàng hoá là quá trình kết hợp ba yếu tố: Tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Quá trình sản xuất hàng hoá cũng chính là quá trình tiêu hao của chính bản thân các yếu tố trên. Như vậy, để tiến hành sản xuất hàng hoá, người sản xuất phải bỏ chi phí về thù lao lao động, về tư liệu lao động, đối tượng lao động. Vì thế, sự hình thành nên các chi phí sản xuất để tạo ra giá trị sản phẩm sản xuất là tất yếu khách quan, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người sản xuất. 1.1.1. Chi phí sản xuất 1.1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất Chi phí sản xuất - kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp bỏ ra liên quan đến hoạt động sản xuất - kinh doanh trong một thời kì nhất định (tháng, quý, năm). Thực chất, chi phí là sự dịch chuyển vốn - chuyển dịch giá trị của các yếu tố sản xuất vào các đối tượng tính giá (sản phẩm, lao vụ, dịch vụ), là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà doanh nghiệp phải tiêu dùng trong một kì để thực hiện quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Chi phí sản xuất của các doanh nghiệp phát sinh thường xuyên trong suốt quá trình tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp. Nhưng để phục vụ cho yêu cầu quản lý chi phí sản xuất phải được tập hợp theo từng thời kỳ: tháng, quý, hoặc năm. 1.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất Chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp bao gồm nhiều loại với tính chất kinh tế, mục đích, công dụng yêu cầu quản lý khác nhau. Để hạch toán đúng đắn CPSX và đáp ứng được các yêu cầu của quản trị doanh nghiệp cần phân loại CPSX theo các tiêu thức khác nhau.
  4.  Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí. Theo cách phân loại này, những chi phí có tính chất, nội dung kinh tế giống nhau xếp vào một yếu tố, không phân biệt chi phí đó phát sinh trong lĩnh vực hoạt động sản xuất nào, ở đâu. Theo cách phân loại này toàn bộ CPSX của doanh nghiệp được chia thành các yếu tố sau: - Chi phí nguyên liệu, vật liệu: gồm toàn bộ chi phí nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế dùng cho sản xuất. - Chi phí nhân công: gồm toàn bộ số tiền công phải trả cho công nhân sản xuất và các khoản trích cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân sản xuất. - Chi phí khấu hao tài sản cố định: là toàn bộ sổ trích khấu hao của những tài sản cố định dùng cho sản xuất của doanh nghiệp. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: là số tiền trả cho các dịch vụ mua ngoài phục vụ co hoạt động sản xuất của doanh nghiệp như tiền điện, nước,… - Chi phí khác bằng tiền: là toàn bộ các chi phí khác dùng cho hoạt động sản xuất ngoài bốn yếu tố chi phí trên.  Phân loại CPSX theo mục đích công dụng của chi phí. - Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp: gồm toàn bộ chi phí nguyên vật liệu chính, phụ, nhiên liệu… tham gia trực tiếp vào việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ. - Chi phí nhân công trực tiếp: gồm tiền lương, phụ cấp lương và các khoản trích theo lương cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất. - Chi phí sản xuất chung: là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản xuất (trừ chi phí vật liệu và chi phí nhân công trực tiếp).  Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm sản xuất. - Chi phí khả biến (biến phí): là những chi phí có sự thay đổi về lượng tương quan tỷ lệ thuận với sự thay đổi của khối lượng sản phẩm sản xuất. - Chi phí bất biến (định phí): là những khoản chi phí không biến đổi khi mức độ hoạt động thay đổi, nhưng khi tính cho một đơn vị hoạt động thì chi phí này thay đổi. - Chi phí hỗn hợp: là các chi phí mà bản thân nó gồm các yếu tố của định phí và biến phí. Ở mức độ hoạt động nhất định chi phí hỗn hợp thể hiện các đặc điểm của định phí, nếu quá mức đó nó thể hiện đặc tính của biến phí.
  5.  Phân loại CPSX theo phương pháp tập hợp chi phí và đối tượng chịu chi phí. - Chi phí trực tiếp: là những CPSX có quan hệ trực tiếp đến việc sản xuất ra một loại sản phẩm, một công việc nhất định. - Chi phí gián tiếp: là những CPSX có liên quan đến việc sản xuất ra nhiều loại sản phẩm, nhiều công việc. - Phân loại CPSX theo nội dung cấu thành của chi phí - Chi phí đơn nhất: là những chi phí chỉ do một yếu tố duy nhất cấu thành. - Chi phí tổng hợp: là những chi phí do nhiều yếu tố khác nhau tập hợp lại theo cùng một công dụng. 1.1.2. Giá thành sản phẩm 1.1.2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm lao vụ đã hoàn thành. Chỉ tiêu giá thành phải gắn liền với từng loại sản phẩ m, được tính đối với số lượng sản phẩm đã hoàn thành khi kết thúc toàn bộ quy trình sản xuất, hay một giai đoạn sản xuất (bán thành phẩm) chứ không tính cho thành phẩm còn nằm trên dây chuyền sản xuất. Giá thành sản phẩm là một phạm trù của sản xuất hàng hoá, phản ánh lượng giá trị của những hao phí lao động sống và lao động vật hoá đã thực sự chi ra cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Trong giá thành sản phẩm chỉ bao gồm những chi phí tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất, tiêu thụ phải được bồi hoàn để tái sản xuất ở doanh nghiệp mà không bao gồm những chi phí phát sinh trong kì kinh doanh của doanh nghiệp. Những chi phí đưa vào giá thành sản phẩm phải phản ánh được giá trị thực của các tư liệu sản xuất tiêu dùng cho sản xuất, tiêu thụ và các khoản chi tiêu khác có liên quan tới việc bù đắp giản đơn hao phí lao động sống. Mọi cách tính toán chủ quan, không phản ánh đúng các yếu tố giá trị trong giá thành đều có thể dẫn đến việc phá vỡ các quan hệ hàng - tiền tệ, không xác định được hiệu quả kinh doanh và không thực hiện được tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng. 1.1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm
  6. Để đáp ứng yêu cầu của quản lí, hạch toán và kế hoạch hoá giá thành cũng như yêu cầu xây dựng giá cả hàng hoá, giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ, nhiều phạm vi tính toán khác nhau. Theo phạm vi phát sinh chi phí, giá thành được phân loại như sau: - Giá thành sản xuất (còn gọi là giá thành công xưởng) là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất. - Giá thành tiêu thụ (còn gọi là giá thành toàn bộ hay giá thành đầy đủ) là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Giá thành tiêu thụ được tính theo công thức: Giá thành toàn bộ Giá thành sản xuất Chi phí quản lí Chi phí = + + của sản phẩm của sản phẩm doanh nghiệp bán hàng Cách phân loại này có tác dụng giúp cho nhà quản lí biết được kết quả kinh doanh (lãi, lỗ) của từng mặt hàng, từng loại dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh. Ngoài ra, giá thành còn có thể được phân loại theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính. 1.1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Quá trình sản xuất là một quá trình thống nhất bao gồm hai mặt: Mặt hao phí sản xuất và mặt kết quả sản xuất. Tất cả những khoản chi phí (phát sinh trong kì, kì trước chuyển sang) và các chi phí trích trước liên quan đến khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ, đã hoàn thành trong kì sẽ tạo nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm. Nói cách khác, giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra bất kì ở kì nào nhưng có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm đã hoàn thành trong kì. Tổng giá thành Chi phí sản Chi phí sản Chi phí sản sản phẩm hoàn = xuất dở dang + xuất phát sinh - xuất dở dang thành đầu kì trong kì cuối kì Khi giá trị sản phẩm dở dang (chi phí sản xuất dở dang) đầu kì và cuối kì bằng nhau, hoặc các ngành sản xuất không có sản phẩm dở dang thì tổng giá thành sản phẩm bằng tổng chi phí phát sinh trong kì. Trong mối quan hệ chặt chẽ đó, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cũng có những điểm khác nhau cơ bản sau:
  7. Về thời gian: giá thành sản phẩm chỉ gắn với một thời kì nhất định còn chi phí sản xuất thì liên quan đến nhiều kì như chi phí kì trước chuyển sang, chi phí kì này phát sinh không bao gồm các chi phí chuyển sang kì sau. Về sản phẩm: chi phí sản xuất không gắn trực tiếp với số lượng sản phẩm hoàn thành trong kì, còn giá thành được tính trên số lượng bán thành phẩm hay sản phẩm hoàn thành. Về giá trị: Tổng giá thành sản phẩm không bao gồm những chi phí sản xuất đã chi ra trong kì (chi phí chờ phân bổ ở kì sau) song giá thành sản phẩm lại tính cả chi phí đã chi ở kì trước được phân bổ cho kì này. Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kì khác với tổng giá thành sản phẩm của các sản phẩm hoàn thành trong kì. 1.1.4. ý nghĩa và nhiệm vụ của kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai chỉ tiêu kinh tế c ơ bản phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quản lí tốt chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là yêu cầu quan trọng đối với các doanh nghiệp trong môi trường kinh tế cạnh tranh hiện nay. Việc tính đúng, đủ giá thành giúp cho phản ánh đúng tình hình thực hiện và kết quả thực hiện giá thành của doanh nghiệp, xác định đúng đắn kết quả kinh doanh trong kì. Trong một phạm vi nhất định giá thành vừa mang tính khách quan vừa mang tính chủ quan. Cần phải xem xét giá thành trên nhiều góc độ khác nhau để sử dụng chỉ tiêu giá thành một cách hiệu quả nhất.Tính khách quan của giá thành chính là tính tất yếu của sự di chuyển và kết tinh giá trị tư liệu sản xuất và sức lao động trong sản phẩm. Nhưng giá thành lại là một đại lượng được tính toán trên cơ sở chi phí sản xuất chi ra trong kì nên nó mang những yếu tố chủ quan nhất định. Từ đó cho thấy, giá thành sản phẩm là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh những tiêu hao trong quá trình sản xuất sản phẩm nhưng cũng đồng thời là thước đo năng lực và trình độ quản lí kinh tế của doanh nghiệp. Từ những ý nghĩa đó, nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là phải ghi chép và phản ánh một cách đầy đủ, trung thực về mặt lượng chi phí sản xuất đồng thời phải tính toán chi phí theo đúng nguyên tắc, xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí, phản ánh chi phí theo đúng thời điểm, địa điểm phát sinh. Để tính đúng và tính đủ giá thành, kế toán phải dựa trên cơ sở của việc tính chính xác chi phí sản xuất và
  8. tính đủ mọi hao phí bỏ ra theo đúng chế độ quy định. Tính đủ giá thành cũng đồng nghĩa với việc loại bỏ những chi phí không liên quan đến giá thành sản phẩm. 1.2. Nội dung các chuẩn mực kế toán Việt Nam quy đinh về về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp  Chuẩn mực số 01- Chuẩn mực chung: Quy định về chi phí: - Chi phí bao gồm các chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp và các chi phí khác. - Chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, như: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí lãi tiền vay, và những chi phí liên quan đến hoạt động cho các bên khác sử dụng tài sản sinh ra lợi tức, tiền bản quyền,... Những chi phí này phát sinh dưới dạng tiền và các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho, khấu hao máy móc, thiết bị. - Chi phí khác bao gồm các chi phí ngoài các chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, như: chi phí về thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, các khoản tiền bị khách hàng phạt do vi phạm hợp đồng,...  Chuẩn mực số 02 – Hàng tồn kho: - Xác định giá trị hàng tồn kho: Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được - Giá gốc hàng tồn kho: Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. - Phương pháp tính giá hàng tồn kho: Việc tính giá trị hàng tồn kho được áp dụng theo một trong các phương pháp sau: Phương pháp tính theo giá đích danh, Phương pháp bình quân gia quyền, Phương pháp nhập trước, xuất trước, Phương pháp nhập sau, xuất trước.  Chuẩn mực số 03 – Tài sản cố định hữu hình:
  9. - Ba phương pháp khấu hao TSCĐ hữu hình, gồm: Phương pháp khấu hao đường thẳng, Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần, Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm. - Theo phương pháp khấu hao đường thẳng, số khấu hao hàng năm không thay đổi trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản. Theo ph ương pháp khấu hao theo số dư giảm dần, số khấu hao hàng năm giảm dần trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản. Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm dựa trên tổng số đơn vị sản phẩm ước tính tài sản có thể tạo ra. Phương pháp khấu hao do doanh nghiệp xác định để áp dụng cho từng TSCĐ hữu hình phải được thực hiện nhất quán, trừ khi có sự thay đổi trong cách thức sử dụng tài sản đó. 1.3. Kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp. 1.3.1. Kế toán chi phí sản xuất 1.3.1.1. Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất Tổ chức hạch toán quá trình sản xuất bao gồm hai giai đoạn kế tiếp nhau. Đó là giai đoạn hạch toán chi tiết chi phí sản xuất phát sinh theo từng sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng, giai đoạn công nghệ, phân xưởng… và giai đoạn tính giá thành sản phẩm, chi tiết sản phẩm, sản phẩm theo đơn đặt hàng đã hoàn thành…theo đơn vị tính giá thành quy định. Việc phân chia này xuất phát từ yêu cầu quản lí, kiểm tra và phân tích chi phí, yêu cầu hạch toán kinh doanh nội bộ, theo đặc điểm quy trình công nghệ của từng doanh nghiệp và yêu cầu tính giá thành sản phẩm theo đơn vị tính giá thành quy định. Có thể nói, việc phân chia quá trình hạch toán thành hai giai đoạn là do sự khác nhau cơ bản về giới hạn tập hợp chi phí trong hạch toán chi phí sản xuất - tức là đối tượng hạch toán chi phí sản xuất - và sản phẩm hoàn thành cần phải tính giá thành một đơn vị - tức là đối tượng tính giá thành. Như vậy, xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất chính là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí mà thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là một phương pháp hay hệ thống các phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại các chi phí sản xuất trong phạm vi giới hạn của đối tượng hạch toán chi phí. Về cơ bản, phương pháp hạch toán chi phí bao gồm các phương pháp hạch toán chi phí theo sản phẩm, theo đơn đặt hàng, theo giai đoạn công nghệ, theo phân xưởng, theo nhóm sản phẩm v.v.. Nội dung chủ yếu là kế toán mở thẻ
  10. (hoặc sổ) chi tiết hạch toán chi phí sản xuất theo từng đối tượng đã xác định, phản ánh các đối tượng liên quan đến từng đối tượng, hàng tháng tổng hợp chi phí theo từng đối tượng. Tuỳ theo phương pháp hạch toán hàng tồn kho áp dụng trong doanh nghiệp mà công tác hạch toán chi phí sản xuất được thực hiện theo một trong hai phương pháp sau: Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên (KKTX) và hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kì (KKĐK). 1.3.1.2. Chứng từ kế toán Các loại chứng từ sử dụng để kế toán chi phí sản xuất bao gồm: - Chứng từ phản ánh chi phí lao động: Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương: BHYT, BHXH, KPCĐ. - Chứng từ phản ánh chi phí vật tư: Bảng phân bổ vật liệu, công cụ, dụng cụ. Bảng kê, hoá đơn chứng từ mua vật liệu công cụ, dụng cụ không nhập kho mà sử dụng ngay cho kinh doanh. - Chứng từ phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ: Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ. - Chứng từ phản ánh dịch vụ mua ngoài như hoá đơn mua hàng, chứng từ chi tiền mặt. - Chứng từ phản ánh thuế, phí và lệ phí doanh nghiệp phải nộp, đã nộp. - Chứng từ phản ánh các khoản chi bằng tiền khác. Việc tập hợp chi phí sản xuất phải được tiến hành theo một trình tự hợp lí, khoa học thì mới có thể tính giá thành sản phẩm một cách chính xác, kịp thời. Thông thường trình tự hạch toán chi phí sản xuất như sau: Bước 1: Tập hợp các chi phí cơ bản liên quan đến đối tượng sử dụng. Bước 2: Tính toán và phân bổ chi phí cho từng đối tượng sử dụng. Bước 3: Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kì. Bước 4: Tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm hoàn thành. 1.3.1.3. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu…được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm. Đối với những vật liệu khi xuất dùng có liên quan đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt (phân xưởng, bộ phận sản xuất, hoặc sản phẩm, loại sản phẩm, lao vụ…) thì
  11. hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó. Trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, không thể tổ chức hạch toán riêng được thì phải áp dụng gián tiếp để phân bổ chi phí cho các đối tượng có liên quan. Tiêu thức phân bổ thường được sử dụng là phân bổ theo định mức tiêu hao, theo hệ số, theo trọng lượng, số lượng sản phẩm… Để theo dõi các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo phương pháp kê khai thường xuyên, kế toán sử dụng TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất) với kết cấu như sau: Bên Nợ: Tập hợp chi phí nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ. Bên Có: - Giá trị vật liệu xuất dùng không hết. - Kết chuyển chi phí vật liệu trực tiếp. Tài khoản 621 cuối kì không có số dư. T K 62 1 T K 15 2 T K 15 1, 15 2, 3 31 , 11 1, 1 12 .. Vật liệu dùng không hết nhập lại kho Vật liệu xuất dùng trực T K 15 4 tiếp chế tạo sản phẩm, tiến hành lao vụ, dịch vụ Kết chuyển chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp Sơ đồ 1: Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 1.3.1.4. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
  12. Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản thù lao phải trả cho nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ như tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương (phụ cấp khu vực, độc hại, phụ cấp làm đêm, thêm giờ…). Ngoài ra, chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản đóng góp cho các quỹ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn do doanh nghiệp chịu và được tính vào chi phí kinh doanh theo một tỉ lệ nhất định với số tiền lương phát sinh của công nhân trực tiếp sản xuất. Để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí giống như TK 621. Bên Nợ:Tập hợp chi phí NCTT sản xuất sản phẩm thực hiện lao vụ, dịch vụ. Bên Có: Kết chuyển chi phí NCTT vào tài khoản tính giá thành. Tài khoản 622 không có số dư cuối kì. T K 33 4 T K 62 2 T K 15 4 Lương và phụ cấp phải trả cho nhân công trực tiếp T K 33 8 Các khoản đóng góp theo tỉ lệ với tiền lương thực tế của Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp công nhân trực tiếp sản xuất phát sinh T K 33 5 Trích trước tiền lương phép, lương ngừng việc của công nhân trực tiếp sản xuất
  13. Sơ đồ 2: Sơ đồ kế toán chi phí nhân công trực tiếp. 1.3.1.5. Kế toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm. Đây là những chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp. Để theo dõi và phản ánh các khoản chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK 627 “Chi phí sản xuất chung”. Tài khoản này được mở theo từng phân xưởng, bộ phận sản xuất. TK 627 có kết cấu như sau: Bên Nợ: Chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kì. Bên Có: Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung. TK 627 cuối kì không có số dư do đã kết chuyển hay phân bổ hết cho các loại sản phẩm, dịch vụ, lao vụ và được chi tiết thành 6 tài khoản cấp 2: TK 6271 - Chi phí nhân viên phân xưởng TK 6272 - Chi phí vật liệu TK 6273 - Chi phí dụng cụ sản xuất TK 6274 - Chi phí khấu hao TSCĐ TK 6277 - Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6278 - Chi phí bằng tiền khác T K 33 4 T K 62 7 T K 11 1, 1 12 , 1 38 ,1 52 Lương và phụ cấp lương nhân viên phân xưởng T K 33 8 B HXH, BHYT, K PCĐ Các khoản ghi giảm chi ( phần tính vào chí p hí) phí sản xuất chung T K 15 2, 1 53 ,1 42 ,2 42
  14. Công cụ, vật liệu xuất dùng phục vụ phân xưởng T K 21 4 TK 154 Khấu hao TSCĐ dùng cho phân xưởng Phân bổ và kết chuyển chi T K 11 1, 1 12 , 33 1 phí sản xuất chung Chi phí dịch vụ mua ngoài T K 13 3 Thuế GTGT đầu vào Sơ đồ 5: Kế toán chi phí sản xuất chung. 1.3.1.6. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất Để phản ánh quá trình tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kì theo phương pháp kê khai thường xuyên, kế toán sử dụng TK 154 - “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. TK 154 được mở chi tiết cho từng ngành sản xuất, từng nơi phát sinh chi phí hay từng loại sản phẩm, nhóm sản phẩm, chi tiết sản phẩm, từng loại lao vụ, dịch vụ…của các bộ phận sản xuất - kinh doanh chính, sản xuất kinh - doanh phụ (kể cả thuê ngoài gia công chế biến). T K 15 2, 1 11 … T K 62 1 T K 15 4 C ác kho ản ghi giảm chi Kết chuyển chi phí p hí s ản xuất nguyên v ật liệu trực tiếp T K 15 2, 1 55 T K 62 2 Nhập kho
  15. Sơ đồ 6: Tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên. 1.3.2. Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì 1.2.2.1. Ý nghĩa của việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, còn nằm trong quá trình sản xuất. Để tính được giá thành sản phẩm doanh nghiệp cần phải tiến hành kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang. Giá thành sản phẩm có được tính đúng tính đủ hay không phụ thuộc vào việc giá trị sản phẩm dở dang có được tính chính xác hay không. Chính vì thế doanh nghiệp cần phải lựa chọn phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang phù hợp nhất với đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất và tính chất sản phẩm của doanh nghiệp.
  16. 1.2.2.2. Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang Doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang như sau: - Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (hoặc nguyên vật liệu chính). - Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương. - Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức. 1.3.3. Tính giá thành sản phẩm 1.3.3.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm Xác định đối tượng tính giá thành chính là việc xác định sản phẩm, bán thành phẩm, công việc, lao vụ nhất định đòi hỏi phải tính giá thành một đơn vị. Đối tượng đó có thể là sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất hay là sản phẩm của một giai đoạn sản xuất, tuỳ theo yêu cầu của chế độ kế toán mà doanh nghiệp áp dụng. Việc xác định rõ mối quan hệ và sự khác nhau giữa đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành là vấn đề có ý nghĩa lớn, mang tính định hướng cho tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Để phân biệt được đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành ngay cả khi chúng đồng nhất là một, cần dựa vào các cơ sở sau: - Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất: (sản xuất giản đơn hay phức tạp) Với sản xuất giản đơn, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là sản phẩm hay toàn bộ quá trình sản xuất (nếu sản xuất một thứ sản phẩm) hoặc có thể là nhóm sản phẩm (nếu sản xuất nhiều loại sản phẩm). Đối tượng tính giá thành ở đây là sản phẩm cuối cùng. Với sản xuất phức tạp, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là bộ phận, chi tiết sản phẩm, các giai đoạn chế biến, phân xưởng sản xuất hoặc nhóm chi tiết, bộ phận sản phẩm… Còn đối tượng tính giá thành lại là thành phẩm ở bước chế tạo cuối cùng hay bán thành phẩm ở từng bước chế tạo. - Loại hình sản xuất: (đơn chiếc, sản xuất hàng loạt nhỏ hay sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn) Với sản xuất đơn chiếc và sản xuất hàng loạt nhỏ, đối tượng hạch toán chi phí là các đơn đặt hàng riêng biệt, còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm của từng đơn đặt hàng.
  17. Đối với sản xuất hàng loạt có khối lượng lớn, phụ thuộc vào quy trình công nghệ sản xuất (đơn giản hay phức tạp) mà đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là sản phẩm, nhóm sản phẩm, chi tiết, nhóm chi tiết, giai đoạn công nghệ… Còn đối tượng tính giá thành có thể là sản phẩm cuối cùng hay bán thành phẩm. - Yêu cầu và trình độ quản lí, tổ chức sản xuất kinh doanh: Dựa trên cơ sở trình độ, yêu cầu và tổ chức quản lí để xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành. Với trình độ cao, có thể chi tiết đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành ở các góc độ khác nhau. Ngược lại, nếu trình độ thấp thì đối tượng đó có thể bị hạn chế và bị thu hẹp lại. 1.3.3.2. Đơn vị tính giá thành và kì tính giá thành Đơn vị tính giá thành là căn cứ tính được thừa nhận phổ biến trong nền kinh tế quốc dân và phải phù hợp với tính chất hoá lí của sản phẩm. Đơn vị tính giá thành phải tương ứng với đơn vị tính đã ghi trong kế hoạch của doanh nghiệp. Trên cơ sở đối tượng tính giá thành đã xác định, căn cứ vào chu kì sản xuất sản phẩm, đặc điểm tổ chức sản xuất, tính chất sản phẩm, để xác định kì tính giá thành nhằm cung cấp số liệu về giá thành sản phẩm một cách kịp thời phục vụ cho công tác quản lí doanh nghiệp. Thông thường, những doanh nghiệp sản xuất với khối lượng lớn, chu kì sản xuất ngắn thì kì tính giá thành thích hợp là hàng tháng. Còn đối với những doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc hoặc theo từng đơn đặt hàng, có chu kì sản xuất dài, sản phẩm hay nhóm sản phẩm hoàn thành khi kết thúc chu kì sản xuất của sản phẩm hay nhóm sản phẩm đó thì kì tính giá thành là thời điểm hoàn thành. Kì tính giá thành ở đây không trùng với thời điểm báo cáo. 1.3.3.3. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm - Phương pháp trực tiếp (còn gọi là phương pháp giản đơn): phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, khép kín từ khi đưa nguyên vật liệu vào sản xuất cho tới khi hoàn thành sản phẩm, mặt hàng sản phẩm ít, khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo. Theo phương pháp này giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí đã tập hợp trong kỳ, chi phí của sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ. Công thức tính:
  18. Tổng giá thành Chi phí của sản phẩm Chi phí sản Chi phí của sản phẩm = + - sản phẩm dở dang đầu kỳ xuất trong kỳ dở dang cuối kỳ Tổng giá thành sản phẩm Giá thành đơn vị = sản phẩm Khối lượng sản phẩm hoàn thành - Phương pháp tính giá thành phân bước: Phương pháp này thích hợp với các doanh nghiệp có qui trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục, sản phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn (phân xưởng) chế biến liên tục kế tiếp nhau, nửa thành phẩm của giai đoạn trước là đối tượng tiếp tục sản xuất ở giai đoạn sau. Trong trường hợp này đối tượng tính giá thành có thể là thành phẩm hay nửa thành phẩm. Do có sự khác nhau về đối tượng tính giá thành nên phương pháp này có 2 phương án như sau : phương án tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm và phương án tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm.  Phương án tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm: Kế toán phải lần lượt tính giá thành nửa thành phẩm (NTP) của giai đoạn trước kết chuyển sang giai đoạn sau một cách tuần tự để tiếp tục tính giá thành nửa thành phẩm của giai đoạn sau, cứ như vậy cho đến khi tính được giá thành thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng. Trình tự tính giá thành thể hiện qua sơ đồ sau: Chi phí nguyên vật liệu Giá thành NTP giai Giá thành NTP giai chính (trực tiếp) đoạn 1 chuyển sang đoạn (n-1) chuyển sang + + + Chi phí sản xuất khác ở Chi phí sản xuất khác ở Chi phí sản xuất khác ở giai đoạn 1 giai đoạn 2 giai đoạn n Tổng giá thành và Zđv Tổng giá thành và Zđv Tổng giá thành và Zđv nửa TP ở giai đoạn 1 nửa TP ở giai đoạn 2 của thành phẩm Trong đó:
  19. Giá thành Giá thành NTP CPSX dở CPSX phát CPSX dở NTP giai = giai đoạn (i-1) + dang đầu kỳ sinh trong kỳ - dang cuối kỳ + đoạn i chuyển sang giai đoạn i giai đoạn i giai đoạn i  Phương án tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm: Theo phương án này đối tượng tính giá thành là thành phẩm ở giai đoạn công nghệ cuối cùng . Do vậy để tính giá thành chỉ cần tính toán, xác định chi phí sản xuất của từng giai đoạn nằm trong thành phẩm. Trình tự tính giá thành thể hiện qua sơ đồ sau: Chi phí sản xuất giai Chi phí sản xuất giai Chi phí sản xuất giai đoạn 1 đoạn 2 đoạn n CPSX của giai đoạn 1 CPSX của giai đoạn 2 CPSX của giai đoạn n trong thành phẩm trong thành phẩm trong thành phẩm Giá thành sản phẩm PHẦN II: THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CỔ PHẦN CỒN RƯỢU HÀ NỘI 2.1. Đặc điểm tổ chưc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức công tác kế toán tại công ty Cổ phần Cồn rượu Hà Nội
  20. 2.1.1. Đặc điểm, tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh ở công ty Cổ phần Cồn rượu Hà Nội 2.1.1.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh ở công ty Cổ phần Cồn rượu Hà Nội.  Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần Cồn rượu Hà Nội. Công ty Cổ phần Cồn rượu Hà Nội {Tên giao dịch quốc tế: HALICO (Hanoi Liquor Limited Company)} trực thuộc Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội, được thành lập năm 1892. Công ty rượu Hà Nội có tiền thân là một nhà máy rượu nằm trong hãng Phongten Đông Dương của Pháp. Thời kỳ đầu mới thành lập, nhà máy có nhiệm vụ chủ yếu là sản xuất rượu phục vụ cho quân đội Pháp ở Đông Dương. Tháng 7 năm 1993, do yêu cầu của công tác quản lý sản xuất phù hợp với những vấn đề do thị trường đặt ra như: chất lượng sản phẩm sản xuất, khối lượng sản phẩm tiêu thụ,…Ngoài ra, được sự đồng ý của Bộ Công Nghiệp Nhẹ và Chính Phủ, cụ thể là quyết định QĐ338/CP của Chính Phủ, nhà máy rượu Hà Nội đổi tên thành Công ty rượu Hà Nội trực thuộc công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam. Công ty có tư cách pháp nhân, có các xí nghiệp thành viên và hạch toán độc lập. Trong những năm gần đây nhờ sự đổi mới trong quản lý kinh doanh, nắm bắt kịp thời nhu cầu và diễn biến thị trường, công ty đã không ngừng nâng cao chất lượng và mẫu mã sản phẩm tạo được uy tín đối với bạn hàng và người tiêu dùng. Hiện nay, Công ty rượu Hà Nội đã chuyển thành Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước (TNHH) một thành viên rượu Hà Nội theo quyết định của Bộ Trưởng Bộ Công Nghiệp số 172/2004/QĐ - BCN ngày 20/12/2004. Từ tháng 1/2007 Công ty chuyển thành Công ty Cổ phần Cồn rượu Hà Nội. Công ty có con dấu riêng, tài khoản riêng và thực hiện từ ngày 01/02/2005. Công ty có mã số thuế: 0100102245-1, tài khoản số: 1500.311.000007 tại Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội, Công ty có giấy phép đăng ký kinh doanh số: 0104000163 cấp ngày 07/01/2004.  Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh ở công ty Cổ phần Cồn rượu Hà Nội. Công ty Cổ phần Cồn rượu Hà Nội hiện có 481 cán bộ công nhân viên, trong đó:Lao động trực tiếp: 391 người, lao động gián tiếp: 90 người. Hiện nay sản phẩm của công ty gồm có: Cồn(bao gồm cồn tinh chế và cồn xanh), Rượu ( rượu lúa mới, rượu nếp mới, rượu voska, rượu vang,…), các sản phẩm khác như:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2