intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

LUẬN VĂN: Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng thuộc Đảng bộ Tổng cục Tham mưu Quân đội nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay

Chia sẻ: Nguyen Hai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:103

897
lượt xem
140
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tổ chức cơ sở đảng là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị lãnh đạo mọi mặt ở cơ sở. TCCSĐ có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối của Đảng ở cơ sở. Vì vậy, coi trọng xây dựng và nâng cao năng lực lãnh đạo (NLLĐ) và sức chiến đấu (SCĐ) của TCCSĐ là nội dung cơ bản, là vấn đề có tính quy luật trong xây dựng, đổi mới và chỉnh đốn Đảng của các Đảng Cộng sản cũng như Đảng Nhân dân cách mạng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: LUẬN VĂN: Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng thuộc Đảng bộ Tổng cục Tham mưu Quân đội nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay

  1. LUẬN VĂN: Năng lực lónh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng thuộc Đảng bộ Tổng cục Tham mưu Quân đội nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay Mở đầu
  2. 1. Tính cấp thiết của đề tài Tổ chức cơ sở đảng là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị lãnh đạo mọi mặt ở cơ sở. TCCSĐ có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối của Đảng ở cơ sở. Vì vậy, coi trọng xây dựng và nâng cao năng lực lãnh đạo (NLLĐ) và sức chiến đấu (SCĐ) của TCCSĐ là nội dung cơ bản, là vấn đề có tính quy luật trong xây dựng, đổi mới và chỉnh đốn Đảng của các Đảng Cộng sản cũng như Đảng Nhân dân cách mạng (ĐNDCM) Lào. Từ khi ra đời đến nay, ĐNDCM Lào đã đặc biệt quan tâm xây dựng, nâng cao NLLĐ và SCĐ của TCCSĐ. Qua mỗi bước phát triển của cách mạng, qua mỗi kỳ Đại hội Đảng, những vấn đề lý luận và thực tiễn về TCCSĐ lại được tổng kết và phát triển. Trong QĐND Lào nói chung, ở Tổng cục Tham mưu QĐND Lào nói riêng, các cục và đơn vị cơ sở là một chỉnh thể thống nhất, là tổng hợp của hệ thống các tổ chức; bao gồm những tổ chức đảng, tổ chức chỉ huy, tổ chức quần chúng; trong đó tổ chức đảng là bộ phận quan trọng nhất giữ vai trò hạt nhân lãnh đạo chính trị ở đó. Vì vậy, nâng cao NLLĐ và SCĐ của TCCSĐ là vấn đề rất cần thiết, vừa là nhiệm vụ then chốt trong xây dựng đảng bộ, chi bộ và xây dựng các cục, các đơn vị thuộc Tổng cục vững mạnh toàn diện. Hiện nay, tình hình thế giới, khu vực và trong nước Lào diễn ra hết sức phức tạp, thời cơ thuận lợi đan xen với nguy cơ thách thức to lớn, cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc đã trở thành một cuộc chiến hết sức gay gắt và quyết liệt. Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước dưới sự lãnh đạo của ĐNDCM Lào, nhằm đạt mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể; song, mặt trái của cơ chế thị trường và các tệ nạn xã hội đã gây ảnh hưởng, tác động tiêu cực đến nhận thức, tư tưởng của cán bộ, chiến sĩ, đảng viên. Đặc biệt là sự khủng hoảng kinh tế của đất nước vừa qua đã gây khó khăn rất lớn đến đời sống vật chất của nhân dân và sự bảo đảm cơ sở vật chất, kỹ thuật cho quân đội. Từ những tình hình trên, đòi hỏi phải có lực lượng và tiềm lực mạnh về mọi mặt để bảo vệ vững chắc Tổ quốc Lào, xây dựng đất nước Lào, giữ vững an ninh chính trị, toàn vẹn lãnh thổ, để đất nước phát triển bền vững trên mọi lĩnh vực. Do vậy, xây dựng QĐND Lào mà trọng tâm là các cục và các đơn vị thuộc Tổng cục Tham mưu
  3. QĐND Lào vững mạnh, chính quy, từng bước hiện đại, là nhiệm vụ cấp bách của ĐNDCM Lào. Tổng cục Tham mưu QĐND Lào là một Tổng cục trong QĐND Lào chỉ huy, lãnh đạo các cục, các đơn vị đảm nhận nhiệm vụ trọng yếu của đất nước. NLLĐ và SCĐ của TCCSĐ thuộc Đảng bộ Tổng cục có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự vững mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ của Tổng cục. Tuy nhiên, hiện tại NLLĐ và SCĐ của các TCCSĐ còn chưa đáp ứng yêu cầu của tình hình nhiệm vụ mới. Thể hiện ở: lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị hiệu quả chưa cao; việc thực hiện các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng còn chưa nghiêm; trình độ mọi mặt của đội ngũ cán bộ còn hạn chế; việc đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực còn ch ưa mạnh mẽ, kịp thời; nội dung, phương thức lãnh đạo chưa được đổi mới mạnh mẽ... Vì vậy, việc nghiên cứu đánh giá đúng thực trạng NLLĐ và SCĐ của TCCSĐ thuộc Đảng bộ Tổng cục Tham mưu, tìm nguyên nhân, đề xuất những giải pháp nâng cao NLLĐ và SCĐ của TCCSĐ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của đơn vị và của Đảng bộ là vấn đề rất cần thiết và cấp bách. Là cán b ộ của Q ĐND Lào công tác ở Tổng cục Tham mưu, được học tập một cách cơ bản, hệ thống lý luận về xây dựng Đảng tại Việt Nam, tôi xác định trách nhiệm của mình phải góp phần thực hiện nhiệm vụ cấp bách nêu trên. Vì thế, tôi chọn và thực hiện đ ề tài luận văn thạc sĩ: " Năng l ực lónh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đ ảng thuộc Đảng bộ Tổng cục Tham m ưu Quân đội nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay ". 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Những quan đi ểm, chủ trương, biện pháp lớn về NLLĐ và SCĐ cũng nh ư chất lượng của TCCSĐ của ĐNDCM Lào và Đảng Cộng sản Việt Nam đã đ ược nhiều nhà khoa học và những người làm công tác thực tiễn đ ã nghiên cứu ở những phạm vi, loại hình TCCSĐ khác nhau và đ ã đạt kết quả to lớn: - Khăm Pheng Nam Tha Vông: Việc nâng cao NLLĐ và SCĐ của tổ chức cơ sở ĐNDCM Lào, Luận án phó tiến sĩ khoa học lịch sử, chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 1991.
  4. - Đỗ Ngọc Ninh: Nâng cao chất lượng TCCSĐ nông thôn (cấp xã) ở đồng bằng sông Hồng, Luận án tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 1995. - Nguyễn Trọng Hân: Nâng cao chất lượng TCCSĐ trong các trường sĩ quan quân đội đáp ứng yêu cầu bậc đào tạo đại học, Luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử, chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2000. - Nguyễn Việt Dũng: Nâng cao NLLĐ và SCĐ của các đảng bộ xã vùng đồng bào Khơ-me tập trung ở tỉnh Kiên Giang hiện nay, Luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử, chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2000. - Dương Trung ý: Nâng cao NLLĐ và SCĐ của các đảng bộ xã ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2002. - Nguyễn Đức ái: Năng lực lãnh đạo và SCĐ của TCCSĐ nông thôn vùng cao phía Bắc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Luận án tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2002. - Bùi Hữu Dược: Năng lực lãnh đạo và SCĐ của TCCSĐ nông thôn vùng có đồng bào công giáo ở tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay - Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2003. - "Nâng cao NLLĐ và SCĐ của Đảng trong thời kỳ mới", do GS.TS Nguyễn Phú Trọng, PGS.TS Tô Huy Rứa, PGS.TS Trần Khắc Việt (đồng chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004. - "Chất lượng các đảng bộ vùng trung du Bắc Bộ hiện nay", Luận án tiến sĩ của Dương Trung ý, bảo vệ tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, 2008. Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình khoa học, luận văn, luận án nào nghiên cứu một cách cơ bản về NLLĐ và SCĐ của các TCCSĐ thuộc Đảng bộ Tổng cục Tham mưu QĐND Lào trong giai đoạn hiện nay.
  5. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn * Mục đích Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về NLLĐ và SCĐ của TCCSĐ thuộc Đảng bộ Tổng cục Tham mưu QĐND Lào; luận văn đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu nâng cao NLLĐ và SCĐ của TCCSĐ thuộc Đảng bộ Tổng cục Tham mưu đến năm 2015. * Nhiệm vụ - Làm rõ những quan niệm, khái niệm và những vấn đề cơ bản về lý luận chủ yếu về NLLĐ và SCĐ của TCCSĐ thuộc Tổng cục Tham mưu QĐND Lào. - Khảo sát, đánh giá thực trạng NLLĐ và SCĐ của TCCSĐ thuộc Tổng cục Tham mưu QĐND Lào và thực trạng hoạt động để có NLLĐ và SCĐ, chỉ ra ưu, khuyết điểm nguyên nhân và những kinh nghiệm. - Đề xuất ph ương hướng và những giải pháp chủ yếu nâng cao NLL Đ và SCĐ của TCCSĐ thu ộc Tổng cục Tha m mưu QĐND Lào đến n ăm 2015. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn * Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu về NLLĐ và SCĐ của các TCCSĐ thuộc Tổng cục Tham mưu QĐND Lào trong giai đoạn hiện nay. * Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu NLLĐ và SCĐ của các TCCSĐ thuộc Tổng cục Tham mưu QĐND Lào và các hoạt động tạo nên NLLĐ và SCĐ của các TCCSĐ đó từ năm 2000 đến nay. Phương hướng và các giải pháp đề xuất trong luận văn có giá trị đến năm 2015. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn * Cơ sở lý luận Cơ sở lý luận của luận văn là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng Cay Xỏn Phôm Vi Hản và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và ĐNDCM Lào về công tác xây dựng Đảng và TCCSĐ. * Phương pháp nghiên cứu
  6. Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu như: phương pháp duy vật biện chứng, điều tra, thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, lôgíc - lịch sử, trong đó chú trọng phương pháp tổng kết thực tiễn. 6. Những đóng góp về khoa học của luận văn - Quan niệm về NLLĐ và SCĐ của TCCSĐ thuộc Đảng bộ Tổng cục Tham mưu QĐND Lào. - Những kinh nghiệm về nâng cao hoạt động tạo nên NLLĐ và SCĐ của các TCCSĐ thuộc Đảng bộ Tổng cục Tham mưu. - Những giải pháp chủ yếu nâng cao NLLĐ và SCĐ của các TCCSĐ thuộc Đảng bộ Tổng cục Tham mưu. 7. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Kết quả của luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho các cấp uỷ của Đảng bộ Tổng cục Tham mưu trong quá trình nâng cao NLLĐ và SCĐ của các TCCSĐ thuộc Đảng bộ. Kết quả đó còn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ học tập, giảng dạy trong các trường đào tạo cán bộ về công tác đảng, công tác chính trị của QĐND Lào. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương, 6 tiết.
  7. Chương 1 Năng lực lãnh đạo và Sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng thuộc Đảng bộ Tổng cục Tham mưu quân đội nhân dân Lào - những vấn đề lý luận và thực tiễn ĐNDCM Lào là người tổ chức, lãnh đạo và giáo dục, rèn luyện QĐND Lào. Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố chủ yếu quyết định mọi bước trưởng thành và chiến thắng của Quân đội, đó cũng là nguyên tắc cơ bản nhất, quyết định nhất trong xây dựng quân đội cách mạng của giai cấp công nhân. Có sự lãnh đạo của Đảng, quân đội mới có mục tiêu chiến đấu đúng đắn; có lập trường cách mạng vững vàng, thực sự mang bản chất của giai cấp công nhân; thực sự trở thành lực l ượng chính trị, đủ sức vượt qua mọi khó khăn hoàn thành mọi nhiệm vụ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Cộng hoà Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Lào, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ an ninh quốc gia và bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng trong mọi tình huống. Đặc biệt là trước những âm mưu thủ đoạn hết sức tinh vi, xảo quyệt của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch trong và ngoài nước Lào hiện nay. Để lãnh đạo "triệt để, trực tiếp và toàn diện" đối với quân đội, Đảng đã xác lập và không ngừng củng cố hệ thống tổ chức đảng trong quân đội, chăm lo xây dựng các tổ chức đảng trong sạch vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Trong đó coi trọng nâng cao NLLĐ và SCĐ của các TCCSĐ là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng và cấp thiết. Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng NDCM Lào xác định "Xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị tư tưởng và tổ chức là vấn đề chiến lược, là nhiệm vụ thường xuyên lâu dài của hệ thống chính trị" [37, tr.57]. 1.1. Đảng bộ Tổng cục Tham mưu và các tổ chức cơ sở Đảng thuộc Đảng bộ 1.1.1. Khái quát về Tổng cục Tham mưu và Đảng bộ Tổng cục 1.1.1.1. Khái quát về Tổng cục Tham mưu Tổng cục tham mưu là một Tổng cục trực thuộc Bộ Quốc phòng QĐND Lào, nhiệm vụ chủ yếu của Tổng cục là làm công tác tham mưu cho Bộ Quốc phòng QĐND Lào, lãnh đạo, chỉ đạo tất cả các lực lượng bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu để bảo vệ vững chắc nước CHDCND Lào. Ngoài ra, Tổng cục
  8. còn huấn luyện về môn quân sự, môn chuyên ngành kỹ thuật cho các đơn vị cơ sở và củng cố xây dựng lực lượng vũ trang trong QĐND Lào vững mạnh về chính trị, tư tưởng, quân sự và có kỷ luật nghiêm minh. Tổng cục Tham mưu có quan hệ chặt chẽ với Bộ Quốc phòng, với cơ quan lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, chính quyền địa phương và quan hệ với các nước XHCN về công tác tham mưu. Tổng cục Tham mưu có 14 cục, 3 văn phòng và 32 đơn vị cơ sở trực thuộc, có lực lượng 5.442 đồng chí, nữ 849 đồng chí, trong đó có cán bộ chỉ huy từ Tổng cục xuống đơn vị cơ sở 1.248 đồng chí, thuộc 3 dân tộc lớn như: Lào Lụm, Lào xụng, Lào thâng [40, tr.2]. * Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Tổng cục Tham mưu: + Văn phòng Tổng cục Tham mưu, văn phòng chính trị, văn phòng hành chính. + Cục Tác chiến, Cục Huấn luyện, Cục Xe tăng, Cục Công binh, Cục Bộ đội địa phương, Cục Quân huấn, Cục Pháo binh, Cục Không quân, Cục Hoá học, Cục 49, Cục Bộ đội Biên phòng. + Tiểu đoàn 224, Tiểu đoàn 214, Tiểu đoàn 203, Tiểu đoàn 205, Tiểu đoàn 201, Tiểu đoàn 579, Tiểu đoàn 588, Tiểu đoàn 587, Tiểu đoàn 511, Tiểu đoàn 661, Tiểu đoàn 615, Tiểu đoàn, Tiểu đoàn 761, Tiểu đoàn 986, Tiểu đoàn 425, Tiểu đoàn 15, Tiểu đoàn hữu nghị Lào - Trung Quốc, Tiểu đoàn Thể thao Quân đội, Trường 301, Trường 303, Trường Công binh, Tiểu đoàn Nhà xuất bản bản đồ, Tiểu đoàn 986, Tiểu đoàn Pháo binh. + Đại đội 51, Đại đội 202, Đại đội 172, Đại đội 174, Đại đội 584, Đại đội 32, Đại đội 14, Đại đội 52, Đại đội Dự án thông tin I, Đại đội Dự án thông tin II. 1.1.1.2. Khái quát về Đảng bộ Tổng cục Tham mưu và chức năng, nhiệm vụ Đảng bộ Tổng cục Tham mưu là một đảng bộ trực thuộc đảng uỷ Bộ Quốc phòng QĐND Lào, được thành lập ngày 10/10/1986, hiện nay có 20 đảng bộ cơ sở và 107 chi bộ thuộc đảng bộ Tổng cục Tham mưu, trong đó có 1880 đảng viên, đảng viên chính thức 1.710 đồng chí, nữ 273 đồng chí, đảng viên dự bị 173 đồng chí, nữ 13 đồng chí. Đảng bộ Tổng cục Tham mưu là cấp trên của các TCCSĐ và cấp dưới của đảng uỷ Bộ Quốc phòng, đảng bộ Tổng cục hoạt động dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, tập trung thống nhất của đảng uỷ Bộ Quốc phòng. Đảng bộ Tổng cục là trung tâm của khối
  9. đoàn kết, nhất trí và gương mẫu đi đầu trong việc thực hiện đường lối, chính sách, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên. Đảng bộ Tổng cục là cơ quan lãnh đạo trực tiếp, tập trung thống nhất và toàn diện đối với các cơ quan, đơn vị thuộc đảng bộ Tổng cục, có nhiệm vụ: đề ra các chủ trương, chính sách và biện pháp cụ thể, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, thực hiện nghị quyết đại hội đảng cấp mình theo Điều lệ của Đảng và pháp luật của Nhà nước; lãnh đạo cơ quan, các đơn vị trực thuộc; tiến hành công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, phát huy vai trò của chế độ hai thủ trưởng để bảo đảm nguyên tắc lãnh đạo tập thể, phân công nhiệm vụ cho cá nhân phụ trách, phát huy dân chủ và sáng kiến của cán bộ, đảng viên, chiến sĩ trong lĩnh vực công tác. Tích cực xây dựng đảng bộ vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và tác phong làm việc, nhất là củng cố xây dựng cơ sở đảng, chi bộ, đảng viên trong sạch vững mạnh, có NLLĐ hoàn thành nhiệm vụ được giao. Củng cố, tăng cường khối đoàn kết thống nhất vững chắc trong đảng bộ, đoàn kết giữa cấp uỷ với cán bộ, chiến sĩ trong Tổng cục. Lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức quần chúng ở các đơn vị cơ sở như: tổ chức thanh niên, phụ nữ, công đoàn (nếu có) hoạt động đúng quy chế, Điều lệ và đúng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Kiểm tra và đóng góp ý kiến vào kế hoạch, phương pháp tổ chức thực hiện của các bí thư, cấp uỷ làm cho kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị. Lãnh đạo công tác xây dựng, quản lý và biên chế cán bộ hợp lý, kiểm tra giám sát hoạt động của cán bộ trong việc thực hiện chính sách đối với người có công và thi hành kỷ luật với cán bộ có hành vi sai phạm. Lãnh đạo công tác kiểm tra bảo vệ nội bộ Đảng và cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quyền hạn, để đảng bộ ổn định, trong sạch về chính trị, tư tưởng, vững mạnh về tổ chức ngăn chặn và chống lại mọi âm mưu diễn biến hoà bình của địch. Xem xét và phê duyệt các nghị quyết của cơ sở đảng (chi bộ, đảng bộ cơ sở) thành lập hoặc giải thể một chi bộ, đảng bộ cơ sở nào đó có vi phạm Điều lệ Đảng nhưng phải báo cáo xin ý kiến của lãnh đạo Tổng cục Chính trị quân đội và đảng uỷ Bộ Quốc phòng QĐND Lào. Đảng bộ Tổng cục Tham mưu chỉ có quyền phê bình và cảnh báo chi bộ, đảng bộ cơ sở đã vi phạm Điều lệ ĐNDCM Lào (Điều 35, chương X). Phê duyệt kết nạp quần chúng ưu tú vào Đảng và chuyển đảng viên dự bị lên đảng viên chính thức; phê duyệt
  10. thi hành kỷ luật đối với đảng viên cấp hạ sĩ, chiến sĩ. Đối với đảng viên là sĩ quan từ thiếu uý trở lên Đảng bộ có quyền quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức phê bình và cảnh cáo, đề nghị Tổng cục Chính trị QĐND và đảng uỷ Bộ Quốc phòng QĐND Lào phê duyệt khai trừ đảng viên ra khỏi Đảng. Đảng uỷ của Đảng bộ Tổng cục Tham mưu được thành lập trên cơ sở bỏ phiếu kín của Đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên của cơ quan, đơn vị. Trong trường hợp không có điều kiện tiến hành đại hội thì đảng uỷ Bộ Quốc phòng chỉ định tạm thời đảng uỷ Bộ Tổng Tham mưu để chuẩn bị điều kiện tiến hành đại hội bầu đảng uỷ chính thức [33, tr.4]. 1.1.2. Các tổ chức cơ sở đảng thuộc đảng bộ Tổng cục Tham mưu - khái niệm, vị trí, vai trò, chức năng nhiệm vụ và đặc điểm 1.1.2.1. Khái niệm tổ chức cơ sở đảng thuộc đảng bộ Tổng cục Tham mưu và vị trí, vai trò a. Khái niệm: Điều lệ ĐNDCM Lào quy định: TCCSĐ là tổ chức đảng ở đơn vị cơ sở. TCCSĐ bao gồm: chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở. Đơn vị cơ sở có từ 3 đảng viên chính thức đến 29 đảng viên thì lập chi bộ cơ sở; đơn vị cơ sở có từ 30 đảng viên trở lên thì lập đảng bộ cơ sở, có các chi bộ trực thuộc đảng uỷ; Trường hợp lập đảng bộ cơ sở trong đơn vị cơ sở chưa đủ 30 đảng viên và lập đảng bộ bộ phận trực thuộc đảng uỷ cơ sở thì phải được cấp uỷ cấp trên trực tiếp đồng ý [39, tr.34-35] * Điều lệ Đảng thông qua Đại hội VIII của ĐNDCM Lào năm 2006 tạ Điều 15 chương III còn chỉ rõ thêm: - TCCSĐ (chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở) là nền tảng của Đảng, là hạt nhân trong hệ thống chính trị ở cơ sở, là nơi sinh hoạt của đảng viên, là nơi kết nạp quần chúng tiên tiến vào đảng, là nơi tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước. - ở bản hay xóm làng, cơ quan, nhà trường, bệnh viện, doanh nghiệp, đơn vị cơ sở khác có từ 3 đảng viên chính thức trở lên, lập TCCSĐ, nếu chưa đủ đảng viên chính thức thì cấp uỷ cấp trên trực tiếp giới thiệu đảng viên sinh hoạt ở TCCSĐ thích hợp.
  11. - TCCSĐ dưới ba mươi đảng viên chính thức, lập chi bộ cơ sở, có các tổ đảng trực thuộc. - TCCSĐ có từ ba mươi đảng viên chính thức trở lên lập đảng bộ cơ sở, có các chi bộ trực thuộc đảng uỷ. - Những trường hợp sau đây, cấp uỷ cấp dưới phải báo cáo và được cấp uỷ cấp trên trực tiếp đồng ý mới được thực hiện: + Lập đảng bộ cơ sở trong đơn vị cơ sở chưa đủ 30 đảng viên chính thức. + Lập chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở hơn 30 đảng viên chính thức. + Lập đảng bộ bộ phận trực thuộc đảng uỷ cơ sở. b. Vị trí, vai trò Học thuyết về chính đảng cách mạng của giai cấp công nhân đã khẳng định: TCCSĐ trong mọi giai đoạn phát triển là một trong những khâu quan trọng trong hệ thống tổ chức và trong thực hiện vai trò lãnh đạo củ Đảng; chính vai trò đó nói lên vị trí nền tảng của TCCSĐ, trên cơ sở đó Đảng được xây dựng vững mạnh, trưởng thành và phát triển. C.Mác và Ph.Ăngghen là những người đầu tiên đưa ra những tư tưởng, quan điểm về vai trò, vai trò của TCCSĐ, trực tiếp thể hiện nó trong quá trình Xây dựng và lãnh đạo "Liên đoàn những người Cộng sản". Ngay từ những ngày đầu của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, C.Mác và Ph.Ăngghen đã nhấn mạnh phải... "biến mỗi chi bộ của mình thành trung tâm và hạt nhân của các liên hiệp công nhân" [14, tr.348]. Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội trên lĩnh vực tổ chức và tiến hành xây dựng chính đảng kiểu mới của giai cấp công nhân, V.I.Lênin đã phát triển tư tưởng đó. Người luôn chăm lo xây dựng, nhằm xác lập vai trò lãnh đạo của các tiểu tổ chức của Đảng công nhân dân chủ - xã hội, sau đó phát triển thành những chi bộ cơ sở trong các nhà máy, công xưởng, khu dân cư... của Đảng Bôn sê vich Nga. Khi cách mạng chuyển sang giai đoạn thực hiện chuyên chính vô sản, Đảng trở thành trung tâm chính trị của toàn xã hội, các TCCSĐ tăng lên cả về số lượng và chất lượng, phong phú về nội dung và phương thức hoạt động. V.I.Lênin viết: Những chi bộ ấy liên hệ chặt chẽ với nhau và với trung ương Đảng, phải trao đổi kinh nghiệm lẫn cho nhau, phải làm công tác cổ động, tuyên truyền,
  12. công tác tổ chức, phải thích nghi với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, với tất cả mọi loại và mọi tầng lớp quần chúng lãnh đạo, những chi bộ ấy phải thông qua công tác muôn hình muôn vẻ đó mà rèn luyện bản thân mình, rèn luyện Đảng, giai cấp, quần chúng một cách có hệ thống [12, tr.232, 233]. Vai trò của các TCCSĐ càng quan trọng hơn ở thời kỳ Đảng tập trung sự lãnh đạo vào lĩnh vực kinh tế. Khi chuyển sang thực hiện chính sách kinh tế mới, V.I.Lênin cho rằng: để giành được thắng lợi trong bước chuyển biến chiến lược này, các TCCSĐ có vai trò hết sức to lớn. Người đã chỉ ra cho các tổ chức đảng, các chi bộ phải là những pháo đài trên mặt trận này và có trách nhiệm: "đem hết sức lực, đem hết chú ý để tạo ra, để phát huy một tính chủ động sáng tạo hơn ở cơ sở [11, tr.279]. Thực tiễn ở Nga trong thời kỳ đó đã khẳng định, chỉ bằng con đường thực hiện nhiều biện pháp nâng cao vai trò của tổ chức đảng, chăm lo xây dựng, phát huy cao độ tính chủ động sáng tạo của cơ sở thì những nhiệm vụ và mục tiêu chính sách kinh tế mới của nhà nước Xô Viết mới được thực hiện trong thực tiễn và giành được thắng lợi. V.I. Lênin đánh giá rất cao tác dụng của những chuyển biến tích cực đó, trong điều kiện đảng cầm quyền, Đảng lãnh đạo chính quyền cách mạng XHCN. Điều lệ ĐNDCM Lào do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII thông qua đã xác định: "TCCSĐ là nền tảng của Đảng, là hoạt động trong hệ thống chính trị ở cơ sở, là nơi sinh hoạt của đảng viên, là nơi kết nạp quần chúng tiên tiến vào Đảng, là nơi tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước". TCCSĐ có vị trí, vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển, trưởng thành của toàn Đảng và đối với sự vững mạnh của đơn vị cơ sở. ở Tổng cục Tham mưu QĐND Lào, TCCSĐ là một bộ phận cấu thành đảng bộ Tổng cục, giữ vị trí, vai trò là nền tảng của Đảng bộ; là nơi trực tiếp lãnh đạo toàn diện mọi mặt công tác và hoạt động của đơn vị cơ sở; thực hiện các nguyên tắc lãnh đạo, tổ chức và sinh hoạt của Đảng ở cơ sở; nâng cao chất lượng xây dựng chi bộ, đảng bộ; xây dựng và triển khai thực hiện nghị quyết và sinh hoạt của tổ chức đảng; là nơi trực tiếp lãnh đạo quản lý, giáo dục, rèn luyện xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên thực sự vững mạnh; là cầu nối giữa các tổ chức quần chúng với Tổng cục Tham mưu QĐND Lào.
  13. Các TCCSĐ thuộc đảng bộ Tổng cục Tham mưu là nền tảng; hạt nhân lãnh đạo chính trị ở đơn vị cơ sở thuộc Tổng cục; nơi trực tiếp tổ chức lãnh đạo thực thi nhiệm vụ của Tổng cục, quản lý bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia; nơi tiến hành mọi hoạt động xây dựng nội bộ đảng ở các đơn vị cơ sở; là cầu nối liền giữa Đảng với quần chúng, là người nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng của họ phản ánh với Đảng, để Đảng đề ra đường lối, chủ trương, chính sách phù hợp với quy luật, phù hợp với nguyện vọng chính đáng của nhân dân. TCCSĐ các đơn vị cơ sở là nơi tổ chức thực hiện sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp toàn diện đối với đơn vị cơ sở. Đồng thời còn là nơi kiểm nghiệm kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác quốc phòng toàn dân theo đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Có thể nói, kết quả hoàn thành nhiệm vụ của Đảng bộ Tổng cục Tham mưu nói chung, của chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở nói riêng, không tách rời sự lãnh đạo của TCCSĐ. Chất lượng của các cục, và các đơn vị cơ sở thuộc Tổng cục Tham mưu là nhân tố quyết định việc hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ của các cục, các đơn vị cơ sở thuộc Tổng cục Tham mưu QĐND Lào. Thực tế sự nghiệp bảo vệ chủ quyền an ninh, quốc phòng trong nhiều năm qua, nhất là những năm gần đây cho thấy rằng: các cục và các đơn vị thuộc Tổng cục có TCCSĐ mạnh đáp ứng được đòi hỏi của công cuộc đổi mới, thực sự là nền tảng của Đảng, là người lãnh đạo, dẫn đường cho mọi hoạt động ở cơ sở, thì ở đó, đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, nội bộ đoàn kết nhất trí, đơn vị có nền nếp và kỷ luật, niềm tin của quần chúng đối với Đảng được củng cố và nâng lên. Các TCCSĐ lập thành nền tảng của Đảng, đó là các tổ chức chính trị được tổ chức một cách chặt chẽ và khoa học từ ban chấp hành Trung ương đến chi bộ. Các TCCSĐ là một bộ phận cấu thành Đảng, không có TCCSĐ thì không có Đảng. Sự tồn tại của Đảng trước hết là sự tồn tại của các tế bào của Đảng là chi bộ, đảng bộ cơ sở. Sự vững chắc của Đảng là do các TCCSĐ và các cơ quan lãnh đạo của Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "chi bộ là nền móng của Đảng, chi bộ tốt thì mọi việc sẽ tốt" [19, tr.210]. 1.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm của các tổ chức cơ sở Đảng của Đảng bộ Tổng cục
  14. * Chức năng - Các TCCSĐ thuộc Tổng cục Tham mưu QĐND Lào có chức năng rất quan trọng, là hạt nhân lãnh đạo chính trị ở các cục, các đơn vị cơ sở thuộc Tổng cục, thực hiện nhiệm vụ chính trị ở cơ sở theo đúng đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Các TCCSĐ thuộc Đảng bộ Tổng cục Tham mưu QĐND Lào là đội tiên phong chính trị ở đơn vị cơ sở, có chức năng lãnh đạo chính trị ở cơ sở. Đó là tổ chức gắn bó mật thiết với quần chúng của đơn vị, là người bảo đảm sự lãnh đạo "tuyệt đối, trực tiếp toàn diện" củ Đảng ở đơn vị. Các TCCSĐ của đảng bộ Tổng cục quán triệt và vận dụng sáng tạo đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, Điều lệnh, quy định của quân đội, nghị quyết, chỉ thị của Đảng uỷ, mệnh lệnh của thủ tr ưởng cấp trên và cấp mình để cụ thể hoá, đề ra chủ trương phương hướng công tác của mình; tổ chức thực hiện, biến những chủ trương, phương hướng đó thành nhiệm vụ, mục tiêu phấn đấu cụ thể của đơn vị nhằm xây dựng đơn vị vững mạnh về mọi mặt, có SCĐ cao, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị. Sự lãnh đạo của TCCSĐ còn nhằm vào xây dựng và kiện toàn các tổ chức lãnh đạo đơn vị và toàn thể quần chúng trong đơn vị cơ sở, chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, lựa chọn cán bộ đưa ra ứng cử hoặc giới thiệu họ với các tổ chức đoàn thể để bố trí, sử dụng; tiến hành kiểm tra, giám sát các hoạt động ở đơn vị; ngăn chặn những tiêu cực, biểu d ương những ưu điểm, bảo đảm cho đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, các chỉ thị, nghị quyết, mệnh lệnh của cấp trên và cấp mình được thực hiện có hiệu quả [9] . Hội nghị tổng kết công tác xây dựng TCCSĐ toàn quân ở Lào lần thứ II ngày 29 tháng 12 năm 2005 khẳng định: "TCCSĐ trong QĐND Lào đều chú trọng làm tốt công tác giáo dục, chính trị tư tưởng cho đơn vị, bằng nhiều nội dung, hình thức, biện pháp thích hợp, có hiệu quả gắn liền với cuộc sinh hoạt chính trị xây dựng, chỉnh đốn Đảng, làm cho cán bộ, đảng viên và quần chúng quán triệt, nắm vững đường lối, quan điểm của Đảng, kỷ luật, kỷ cương của nhà nước, nhiệm vụ quân đội, có quyết tâm cao vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao [46, tr.9].
  15. Các TCCSĐ còn có chức năng, tiến hành công tác xây dựng nội bộ, thường xuyên chỉnh đốn, củng cố và kiện toàn tổ chức thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ và các nguyên tắc khác trong tổ chức và hoạt động của các TCCSĐ, nhằm không ngừng nâng cao NLLĐ và SCĐ của mình. Xây dựng các TCCSĐ ở các cục và các đơn vị trong sạch, vững mạnh, trên cơ sở thống nhất về tư tưởng, ý chí và hành động; phát triển đảng viên mới; phân công đảng viên trong các TCCSĐ phụ trách từng công việc cụ thể, gắn với công tác quản lý đảng viên chặt chẽ, hiệu quả. Chức năng lãnh đạo của TCCSĐ còn được thể hiện ở quá trình tuyên truyền giáo dục, tổ chức thực hiện nghị quyết, cụ thể hoá những chủ tr ương, phương hướng thành kế hoạch, mục tiêu phấn đấu, chương trình hành động phân công cá nhân theo cương vị chỉ huy, chức trách cán bộ tổ chức thực hiện. Phát huy dân chủ, đề cao tính năng động, sáng tạo của quần chúng trong thực hiện kế hoạch, mục tiêu, đưa nghị quyết vào thực tiễn bằng các hành động thiết thực. * Nhiệm vụ TCCSĐ ở các cục, các đơn vị cơ sở thuộc Đảng bộ Tổng cục Tham mưu QĐND Lào cũng như tất cả các TCCSĐ khác trong QĐND Lào và trong toàn Đảng đều có trách nhiệm thực hiện đầy đủ 5 nhiệm vụ đã được quy định trong điều lệ ĐNDCM Lào [39, tr.38,39]. Một là: quán triệt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên, nhiệm vụ chính sách của quân đội và đơn vị; căn cứ vào tình hình thực tiễn của đơn vị, đề ra chủ trương biện pháp lãnh đạo phù hợp và triển khai tổ chức thực hiện có hiệu quả, bảo đảm cho mọi nghị quyết của Đảng, pháp luật của nhà nước, chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên được chấp hành đầy đủ và nghiêm chỉnh ở cơ sở, lãnh đạo xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện; lấy xây dựng về chính trị làm c ơ sở, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Hai là: thường xuyên củng cố mối quan hệ giữa tổ chức đảng, đảng viên với quần chúng, tôn trọng nhân cách bảo đảm quyền dân chủ công bằng cho mọi cán bộ, chiến sỹ; xây dựng ý thức trách nhiệm, tính tự giác cao, phát huy tinh thần tự lực, tự cường của mọi người, mọi tổ chức trong xây dựng, chiến đấu và công tác; chăm lo xây dựng đời
  16. sống vật chất tinh thần và sự tiến bộ trưởng thành của quần chúng, xây dựng và củng cố Đoàn thanh niên nhân dân cách mạng Lào và các tổ chức quần chúng khác ở cơ sở vững mạnh; tôn trọng tính độc lập, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các tổ chức quần chúng hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ và phát huy được tính chủ động sáng tạo trong hoạt động ở đơn vị cơ sở. Ba là: chăm lo xây dựng TCCSĐ trong sạch vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, thực sự là hạt nhân lãnh đạo chính trị ở cơ sở; thường xuyên kiện toàn và nâng cao NLLĐ và SCĐ của cấp uỷ đảng, chi bộ; chấp hành nghiêm chỉnh nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo đi đôi với cá nhân phụ trách; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có chất lượng cao, số lượng phù hợp, thực sự tiên phong gương mẫu, có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, trình độ kiến thức, năng lực hoạt động tốt, luôn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; đồng thời thực hiện tốt công tác phát triển đảng viên mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả sinh hoạt chi bộ, đảng uỷ, thực hiện nghiêm chỉnh chế độ tự phê bình và phê bình, giữ gìn kỷ luật, tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong đảng bộ và đơn vị. Bốn là: lãnh đạo quần chúng tích cực tham gia xây dựng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Nắm vững và hiểu biết sâu sắc tâm tư tình cảm nguyện vọng của quần chúng trong đơn vị. Kịp thời giải quyết những yêu cầu bức xúc, chính đáng và hợp lý của quần chúng trong phạm vi khả năng cho phép; giáo dục ý thức cảnh giác cách mạng, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xây dựng, lãnh đạo tốt công tác dân vận ơ khu vực đóng quân của đơn vị, góp phần xây dựng địa bàn trong sạch, tăng cường đoàn kết quân dân, thực hiện "Quân với dân một ý chí" hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Năm là: lãnh đạo công tác kiểm tra và thực hiện kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên trong đảng bộ về chấp hành và thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của cấp trên giao; kiểm tra việc chấp hành Điều lệ Đảng của đội ngũ đảng viên, coi trọng việc chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật, tự phê bình và phê bình, giữ gìn đoàn kết nội bộ, giữ gìn phẩm chất đạo đức cách mạng của đảng viên, trung thành vô hạn với Đảng, với quân đội, với Tổ quốc và với nhân dân các bộ tộc Lào.
  17. Những nhiệm vụ trên đã khẳng định trách nhiệm chính trị rất nặng nề của TCCSĐ ở các đơn vị QĐND Lào. Các TCCSĐ thuộc Đảng bộ Tổng cục Tham mưu QĐND Lào, trước Đảng, trước nhân dân, trước đảng bộ phải thường xuyên lãnh đạo đơn vị hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ chính trị đúng với đường lối quan điểm của Đảng, pháp luật của nhà nước, nghị quyết, chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên. Muốn vậy, TCCSĐ ở các cục, các đơn vị cơ sở thuộc đảng bộ Tổng cục Tham mưu phải thường xuyên nâng cao NLLĐ và SCĐ tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ chính trị của mình trong giai đoạn hiện nay. * Đặc điểm Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII của ĐNDCM Lào khẳng định: TCCSĐ (đảng bộ cơ sở, chi bộ cơ sở) là tổ chức lãnh đạo của Đảng được thành lập ở cơ sở, bao gồm các bản, thị trấn và tương đường; các doanh nghiệp, nhà trường, cơ quan, đơn vị sự nghiệp, đơn vị cơ sở trong các lực lượng vũ trang (tiểu đoàn, đại đội và tương đương) và các đơn vị cơ sở khác… có từ 3 đảng viên chính thức thì có thể lập tổ đảng hoặc là do cấp uỷ cấp trên trực tiếp giới thiệu đảng viên sinh hoạt ở TCCSĐ thích hợp. TCCSĐ nào, số lượng đảng viên chính thức không đến 30 đảng viên thì thành lập chi bộ cơ sở và lập nhiều tổ đảng trực thuộc. Nếu TCCSĐ nào mà có số lượng đảng viên chính thức từ 30 đảng viên trở lên, thấy cần thiết có thể thành lập đảng bộ cơ sở và lập nhiều chi bộ trực thuộc, do cấp uỷ cấp trên trực tiếp quyết định [39, tr.34-36]. Trong QĐND Lào, căn cứ vào Điều lệ ĐNDCM Lào đã được Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII, sửa đổi, bổ sung và đã khẳng định: "ĐNDCM Lào lãnh đạo QĐND Lào tuyệt đối, trực tiếp và toàn diện". Sự lãnh đạo của Đảng được thể hiện thông qua các hệ thống tổ chức ở các cấp trong quân đội, từ toàn quân cho đến đơn vị cơ sở. Trong hệ thống tổ chức của quân đội thì hệ thống tổ chức lãnh đạo của Đảng là một bộ phận, nhưng là bộ phận quan trọng nhất, giữ vị trí hạt nhân chính trị, định hướng cho sự tồn tại và phát triển của các bộ phận khác. Thực hiện Quy định số 06/QĐ-BCT của Bộ Chính trị ĐNDCM Lào, ngày 5-3- 1996 đã xác định: Đảng thực hiện sự lãnh đạo đối với quân đội thông qua hệ thống tổ chức đảng, hệ thống tổ chức chỉ huy, hệ thống cơ quan chính trị, đội ngũ cán bộ chính trị các cấp và ban chấp hành các tổ chức quần chúng ở đơn vị cơ sở.
  18. Hệ thống tổ chức đảng trong QĐND Lào, căn cứ vào quy định của Điều lệ ĐNDCM Lào được xác định có 3 cấp gồm: Đảng bộ Bộ Quốc phòng; Đảng bộ các Tổng cục, Quân khu, Học viện, Sư đoàn, Trung đoàn và tương đương; Đảng bộ cơ sở, chi bộ cơ sở. Căn cứ vào Điều lệ Đảng, quy định của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Quyết định số 025/ĐU-BQP, ngày 15-3-2001 của Đảng uỷ Bộ Quốc phòng, xác định: TCCSĐ trong QĐND Lào được thành lập theo Điều lệ Đảng, Quy định của Bộ Chính trị và theo tổ chức của đơn vị cơ sở trong toàn quân, do cấp uỷ cấp trên trực tiếp quyết định. Căn cứ vào số lượng đảng viên, cơ cấu tổ chức và tính chất, đặc điểm, nhiệm vụ của đơn vị mà thành lập TCCSĐ một cấp hoặc hai cấp (không có TCCSĐ 3 cấp) [42, tr.26]. TCCSĐ trong Đảng bộ Bộ tổng Tham mưu QĐND Lào có những đặc điểm chủ yếu sau đây: Một là, trong Tổng cục Tham mưu, TCCSĐ được thành lập theo một hệ thống dọc và được xác lập theo đầu mối đơn vị cơ sở của các đại đội độc lập và tiểu đoàn độc lập đúng theo quy định của Điều lệ Đảng NDCM Lào, do đảng uỷ Tổng cục Tham mưu trực tiếp quyết định. Căn cứ vào số lượng đảng viên, cơ cấu tổ chức, tính chất hoạt động và đặc điểm nhiệm vụ của đơn vị mà thành lập đảng bộ cơ sở ở các tiểu đoàn độc lập, đơn vị tương đương trực thuộc đảng bộ Tổng cục Tham mưu (là TCCSĐ 2 cấp); chi bộ cơ sở ở các văn phòng, các Cục và đại đội độc lập, đơn vị tương đương trực thuộc đảng bộ Tổng cục Tham mưu (là TCCSĐ một cấp). Hai là, TCCSĐ thuộc đảng bộ Tổng cục đều đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, thống nhất về mọi mặt của Đảng uỷ Tổng cục Tham mưu theo phân cấp và chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan chính trị Tổng cục Tham mưu trong xác định về những chủ trương, phương hướng công tác của đơn vị; nhất là công tác quốc phòng - an ninh, công tác xây dựng Đảng, công tác cán bộ, công tác quần chúng và xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao. Ba là, đặc điểm về hoạt động của TCCSĐ thuộc đảng bộ Tổng cục là hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo với phân công cá nhân phụ trách; lấy tự phê bình và phê bình làm quy luật phát triển đảng.
  19. Bốn là, hiện nay các TCCSĐ thuộc đảng bộ Tổng cục Tham mưu QĐND Lào, do xuất phát từ sự khác nhau về số lượng đảng viên, cơ cấu tổ chức, tính chất, đặc điểm nhiệm vụ và điều kiện thực tế của từng đơn vị, nên TCCSĐ thuộc đảng bộ được tổ chức theo hai hình thức cơ bản là: đảng bộ cơ sở (hai cấp), chi bộ cơ sở (một cấp). - Tổng cục Tham mưu QĐND Lào có các đơn vị trực thuộc như sau: + 3 văn phòng, mỗi văn phòng được thành lập TCCSĐ một cấp (chi bộ). + 14 cục, mỗi cục được thành lập TCCSĐ một cấp (chi bộ). + Đại đội độc lập một đại đội được lập TCCSĐ một cấp (chi bộ). + Tiểu đoàn độc lập và nhà trường hạ sĩ quan có đơn vị trực thuộc tiểu đoàn và biên chế tổ chức tiểu đoàn gồm các đại đội. TCCSĐ cấp tiểu đoàn về hệ thống tổ chức là TCCSĐ hai cấp; Đảng uỷ tiểu đoàn, chi bộ ở các đại đội. Năm là, trong QĐND Lào từ cấp đại đội đến cấp sư đoàn và các trường sĩ quan, học viện, bệnh viện đều là tổ chức hai thủ trưởng (thủ trưởng quân sự và thủ trưởng chính trị). Thủ trưởng quân sự là người chỉ huy đơn vị về công tác quân sự. Thủ trưởng chính trị là người chủ trì công tác Đảng, công tác chính trị của đơn vị. Đa số cán bộ làm công tác Đảng, công tác chính trị chưa qua trường đào tạo huấn luyện về chính trị, song có kinh nghiệm và có nhiều tuổi quân, tuổi Đảng. Sáu là, đội ngũ đảng viên ở TCCSĐ các Cục, các đơn vị cơ sở đã trưởng thành về nhân cách, có sức khoẻ, có khả năng vượt qua mọi khó khăn thử thách để hoàn thành nhiệm vụ được giao, có ý chí quyết tâm cao trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, vận động quần chúng tổ chức thực hiện thắng lợi nghị quyết có hiệu quả; có ý thức tổ chức kỷ luật, ý chí vươn lên khắc phục mọi khó khăn; có tinh thần đấu tranh ngăn chặn, chống lại những ảnh hưởng tiêu cực trong đời sống xã hội và sự phá hoại của kẻ thù, củng cố và giữ vững trận địa tư tưởng của Đảng ở TCCSĐ, xây dựng TCCSĐ trong sạch vững mạnh gắn với xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, nâng cao sức mạnh chiến đấu, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu trong mọi tình huống. 1.2. Năng lực lãnh đạo và Sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng thuộc đảng bộ Tổng cục Tham mưu quân đội nhân dân Lào - quan niệm và tiêu chí đánh giá
  20. 1.2.1. Quan niệm về năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng thuộc Tổng cục Tham mưu Theo Đại từ điển tiếng Việt: "Năng lực" là khả năng để thực hiện tốt một công việc: có năng lực chuyên môn, năng lực tổ chức [26, tr.1172]. "Lãnh đạo đgt; I. Dẫn dắt tổ chức phong trào theo đường lối cụ thể: lãnh đạo cuộc đấu tranh; II. Cơ quan lãnh đạo, bao gồm những người có khả năng tổ chức dẫn dắt phong trào: chờ lãnh đạo có ý kiến [26, tr.979]. Theo ý kiến của Vũ Hữu Ngoạn thì NLLĐ của Đảng là "khả năng đề ra được mục tiêu cách mạng đúng đắn, cơ bản, lâu dài, cũng như từng thời kỳ và bằng những phương thức, phương pháp đúng đắn tổ chức nhân dân, dân tộc thực hiện có hiệu quả" [21, tr.38]. Như vậy, có thể hiểu: NLLĐ là khả năng của một tập thể hay cá nhân thực hiện những mục tiêu, đường lối, nhiệm vụ cụ thể và những chủ trương, phương hướng, giải pháp để thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ đó; đồng thời là khả năng tổ chức, dẫn dắt tập thể thực hiện thắng lợi những mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. Trong tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc", Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: lãnh đạo đúng nghĩa là: phải quyết định mọi vấn đề một cách đúng đắn; phải tổ chức sự thi hành cho đúng; phải tổ chức sự kiểm soát [17, tr.285]. Như vậy, sự lãnh đạo của Đảng gồm những khâu chủ yếu: ra quyết định (nghị quyết), tổ chức thực hiện quyết định (nghị quyết) và kiểm soát việc thực hiện. Việc ra quyết định (nghị quyết) bao gồm cả việc chuẩn bị ra quyết định; việc tổ chức thực hiện quyết định (nghị quyết) bao gồm cả việc cụ thể hoá quyết định (nghị quyết). Việc kiểm soát xuyên suốt trong toàn bộ quá trình lãnh đạo từ chuẩn bị ra quyết định, tổ chức thực hiện quyết định, sơ kết, tổng kết và đã bao hàm cả việc kiểm tra và giám sát. Từ đây có thể quan niệm: NLLĐ của các TCCSĐ thuộc đảng bộ Tổng cục Tham mưu là khả năng quán triệt, nắm vững và vận dụng đúng đắn, sáng tạo đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng uỷ Quân sự Trung ương và của cấp trên để cụ thể hoá đúng đắn nhiệm vụ chính trị của đơn vị và tổ chức thực hiện, tiến hành tốt công tác kiểm tra, giám sát đảm bảo cho nhiệm vụ chính trị được thực hiện.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2