intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

luận văn: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ TÍNH ĐA DẠNG NGUỒN TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC Ở MỘT SỐ KIỂU THẢM THỰC VẬT TẠI XÃ XUÂN SƠN, HUYỆN TÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ

Chia sẻ: Nguyễn Thị Bích Ngọc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:127

192
lượt xem
74
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đất nƣớc Việt Nam, thiên nhiên Việt Nam quả là một kho tàng dƣợc liệu nhiệt đới vô cùng phong phú. Với điều kiện khí hậu và địa hình đa dạng đặc thù, là nơi gặp gỡ của hai trung tâm giàu loài nhất thế giới: Trung Quốc và Inđônêxia, hệ thực vật nƣớc ta có thành phần loài mang cả yếu tố thực vật nhiệt đới ẩm Inđônêxia - Malayxia, đó là yếu tố thực vật nhiệt đới gió mùa, thực vật ôn đới nam Trung Hoa....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: luận văn: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ TÍNH ĐA DẠNG NGUỒN TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC Ở MỘT SỐ KIỂU THẢM THỰC VẬT TẠI XÃ XUÂN SƠN, HUYỆN TÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ---------------  --------------- NGUYỄN THỊ YẾN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ TÍNH ĐA DẠNG NGUỒN TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC Ở MỘT SỐ KIỂU THẢM THỰC VẬT TẠI XÃ XUÂN SƠN, HUYỆN TÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC THÁI NGUYÊN - 2008
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ---------------  --------------- NGUYỄN THỊ YẾN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ TÍNH ĐA DẠNG NGUỒN TÀI NGUYÊN CÂY THUỐC Ở MỘT SỐ KIỂU THẢM THỰC VẬT TẠI XÃ XUÂN SƠN, HUYỆN TÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ CHUYÊN NGÀNH: SINH THÁI HỌC MÃ SỐ: 60.42.60 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ NGỌC CÔNG THÁI NGUYÊN - 2008
  3. Lời cảm ơn Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Sinh thái học, khoa Sinh - KTNN Trƣờng Đại học Sƣ phạm - Đại học Thái Nguyên, tôi đã nhận đƣợc sự ủng hộ, giúp đỡ của các thầy cô giáo, các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình! Trƣớc tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến TS. Lê Ngọc Công - ngƣời thầy đã tận tình hƣớng dẫn, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Đỗ Hữu Thƣ đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô giáo khoa Sinh trƣờng Đại học Sƣ phạm, khoa Sau Đại học - Đại học Thái Nguyên đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trƣờng. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn UBND huyện Tân Sơn, Chi cục Kiểm lâm, phòng Thống kê, phòng Kế hoạch - Tài chính huyện Tân Sơn, UBND xã Xuân Sơn, đặc biệt là các ông lang, bà mế ngƣời dân tộc Dao và Mƣờng ở khu vực nghiên cứu! Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Khoa Khoa học Tự nhiên và Xã hội - Đại học Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học Cao học! Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn cổ vũ, động viên tôi trong suốt thời gian qua! Trong quá trình thực hiện luận văn do còn hạn chế về mặt thời gian, kinh phí cũng nhƣ trình độ chuyên môn nên không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận đƣợc những ý kiến quý báu của các thầy cô giáo, các nhà khoa học, cùng bạn bè, đồng nghiệp! Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 18 tháng 9 năm 2008 Tác giả Nguyễn Thị Yến 1 rQ \1JXLMiFK7^ http://www.lrc-tnu.edu.vn
  4. Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả Nguyễn Thị Yến 2 rQ \1JXLMiFK7^ http://www.lrc-tnu.edu.vn
  5. CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ EN Nguy cấp IUCN The International Union for Conservation of Nature and Natural Resources - Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên và Tài nguyên thiên nhiên Quốc tế KVNC Khu vực nghiên cứu NXB Nhà xuất bản OTC Ô tiêu chuẩn SCN Sau công nguyên SĐVN Sách đỏ Việt Nam TCN Trƣớc công nguyên VU Sẽ nguy cấp WHO World Health Organization - Tổ chức y tế thế giới 3 rQ \1JXLMiFK7^ http://www.lrc-tnu.edu.vn
  6. MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đất nƣớc Việt Nam, thiên nhiên Việt Nam quả là một kho tàng dƣợc liệu nhiệt đới vô cùng phong phú. Với điều kiện khí hậu và địa hình đa dạng đặc thù, là nơi gặp gỡ của hai trung tâm giàu loài nhất thế giới: Trung Quốc và Inđônêxia, hệ thực vật nƣớc ta có thành phần loài mang cả yếu tố thực vật nhiệt đới ẩm Inđônêxia - Malayxia, đó là yếu tố thực vật nhiệt đới gió mùa, thực vật ôn đới nam Trung Hoa. Nƣớc ta hiện có tới 10.386 loài thuộc 2.257 chi và 305 họ thực vật bậc cao có mạch, chiếm 4% tổng số loài, 15% tổng số chi và 57% tổng số họ của toàn thế giới [46]. Con số thống kê trên đã cho thấy sự giàu có, đa dạng của giới thực vật ở nƣớc ta, đồng thời chỉ rõ vị trí, tầm quan trọng của nó đối với con ngƣời. Không chỉ với vai trò là lá phổi xanh khổng lồ điều hoà khí hậu, là khâu quan trọng trong chu trình tuần hoàn vật chất của tự nhiên, thảm thực vật rừng còn là nguồn tài nguyên vô giá cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp (gỗ, giấy, dệt…), là thức ăn cho động vật nói chung, đặc biệt là nguồn dƣợc liệu quý giá đối với việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của con ngƣời. Trong cuộc đấu tranh hàng ngày với bệnh tật để bảo tồn sự sống và sức khoẻ, trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, nhiều cây thuốc đã trở thành vị cứu tinh cho các chiến sĩ, nhiều bài thuốc cổ truyền đƣợc nhân dân sử dụng rộng rãi. Theo thống kê của Viện Dƣợc liệu, các nhà khoa học đã phát hiện đƣợc 1.863 loài cây thuốc thuộc 238 họ [2], thu thập đƣợc 8000 tiêu bản thuộc 1.296 loài. Qua đó cho thấy việc nghiên cứu về các loài cây thuốc, bài thuốc đã đƣợc quan tâm chú ý. Ngày nay, nguồn dƣợc liệu từ thực vật ngày càng đƣợc ƣa chuộng bởi những ƣu điểm là đáp ứng đƣợc nhu cầu ngƣời bệnh, có tác dụng chữa bệnh tốt lại rẻ tiền, việc sử dụng tƣơng đối dễ dàng và đặc biệt là ít gây tác dụng 4 rQ \1JXLMiFK7^ http://www.lrc-tnu.edu.vn
  7. phụ cho ngƣời bệnh. Những tính năng ƣu việt trên cũng là lý do để chúng ta cần coi trọng nguồn dƣợc liệu quý giá của thiên nhiên, và coi đó nhƣ là một loại cây tài nguyên cao cấp. Đảng ta chủ trƣơng đề ra đƣờng lối phát triển nền Y dƣợc học Việt Nam là kết hợp Y dƣợc học hiện đại và Y dƣợc học cổ truyền, nhằm xây dựng nền Y dƣợc học dân tộc. Nhờ đó mà dƣợc liệu Việt Nam đang đƣợc quan tâm chú ý phục vụ cho việc phòng, chữa bệnh. Tiềm năng của thảm thực vật nƣớc ta thật là lớn. Càng đi sâu vào lòng đất, lòng rừng, ngƣời Việt Nam càng cảm thấy tự hào và có trách nhiệm hơn với thiên nhiên, đƣa khoa học, kỹ thuật vào nghiên cứu, bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên quý giá này. Tuy nhiên, một thực trạng đáng lo ngại ở nƣớc ta trong những năm gần đây là nạn phá rừng, làm rẫy, khai thác gỗ củi vẫn liên tiếp xảy ra, diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, nhiều loài sinh vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, lâm tặc ngang nhiên lộng hành, tàn phá thiên nhiên… Nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời thì trong những năm tới, nguồn tài nguyên rừng nói chung và nguồn dƣợc liệu tự nhiên có nguồn gốc sinh vật nói riêng sẽ bị cạn kiệt hoàn toàn. Xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ là một trong 4 xã thuộc Vƣờn Quốc gia Xuân Sơn, với tổng diện tích tự nhiên là 6.548ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp chiếm hơn 80% với thành phần loài thực vật khá phong phú và đa dạng [60]. Trƣớc khi trở thành Khu bảo tồn thiên nhiên (năm 1986) và Vƣờn Quốc gia (năm 2002) thì hiện tƣợng chặt phá rừng, khai thác lâm sản ngoài gỗ vẫn diễn ra thƣờng xuyên đã làm cho chất lƣợng rừng bị giảm sút nghiêm trọng. Từ khi trở thành Khu bảo tồn thiên nhiên, thảm thực vật ở đây đã đƣợc bảo vệ nghiêm ngặt, tình trạng phá rừng không còn, song việc khai thác nguồn tài nguyên phi lâm sản (song mây, dƣợc liệu, hoa quả rừng…) vẫn diễn ra hàng ngày, nên đã làm giảm đáng kể tính đa dạng sinh học nói chung, đặc biệt là nguồn dƣợc liệu. 5 rQ \1JXLMiFK7^ http://www.lrc-tnu.edu.vn
  8. Từ lẽ đó, chúng tôi chọn đề tài: "Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở một số kiểu thảm thực vật tại xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ''. 2. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu: - Cấu trúc, thành phần loài thực vật. - Thành phần loài cây thuốc trong một số kiểu thảm thực vật: rừng tự nhiên (80 tuổi), rừng thứ sinh (30 tuổi), thảm cây bụi (12 tuổi), thảm cỏ (8 tuổi) và rừng trồng keo tai tƣợng (10 tuổi) ở độ cao dƣới 800m so với mực nƣớc biển. Vì thời gian có hạn nên đề tài không tiến hành thực nghiệm về các loài thực vật làm thuốc và các bài thuốc chữa bệnh. 3. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN - Bƣớc đầu xác định đƣợc thành phần loài, đặc điểm của một số loài cây thuốc trong 5 kiểu thảm thực vật ở xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. - Xác định đƣợc một số loài thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng theo Sách đỏ Việt Nam (2007) và Danh lục đỏ IUCN (2001). - Có đƣợc một bộ ảnh chụp các loài cây quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng ở xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, để có biện pháp bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên dƣợc liệu quan trọng ở địa phƣơng. 6 rQ \1JXLMiFK7^ http://www.lrc-tnu.edu.vn
  9. Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Những nghiên cứu về kiểu thảm thực vật và hệ thực vật Trên thế giới, việc nghiên cứu về thảm thực vật đã đƣợc tiến hành từ rất sớm. Theo Thái Văn Trừng (1978), hệ thống phân loại đầu tiên về thảm thực vật rừng nhiệt đới là của A.F.Schimper (1898), ông đã chia thảm thực vật thành 3 quần hệ: quần hệ khí hậu, quần hệ thổ nhƣỡng và quần hệ vùng núi [56]. Trong mỗi quần hệ, ông còn phân biệt các kiểu rừng khác nhau. Sau Schimper còn có nhiều tác giả khác nhƣ Rubel, Ilinxki, Aubreville, Champion (1936), Beard (1944) [56]. Trong đó đáng chú ý là hệ thống của Aubreville đã làm nổi bật giá trị của tiêu chuẩn độ tán che trên mặt đất của tầng ƣu thế sinh thái, và đã phân hoá đƣợc những kiểu quần thể thƣa nhƣ kiểu rừng thƣa và kiểu truông cỏ [56]. Tuy nhiên, nhƣợc điểm lớn nhất của các hệ thống phân loại thảm thực vật nói trên là không thấy rõ mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố sinh thái với thảm thực vật, hoặc là không làm nổi bật mối quan hệ qua lại giữa các nhân tố sinh thái với nhau [56]. Năm 1973, UNESCO đã công bố một khung phân loại thảm thực vật thế giới dựa trên nguyên tắc ngoại mạo và cấu trúc, chia thảm thực vật thế giới thành 5 lớp quần hệ (Lớp quần hệ rừng kín, lớp quần hệ rừng thƣa, lớp quần hệ cây bụi, lớp quần hệ cây bụi lùn, lớp quần hệ cây thảo) [56]. Ở Việt Nam, bảng phân loại thảm thực vật đầu tiên là của A.Chevalier (1918), ông đã phân loại rừng Bắc bộ với 10 kiểu khác nhau [56]. Maurand (1943) nghiên cứu về thảm thực vật Đông Dƣơng và ông đã chia thảm thực vật Đông Dƣơng làm 3 vùng: Bắc Đông Dƣơng, Nam Đông Dƣơng và vùng trung gian. Đồng thời, ông đã kể ra 8 kiểu quần lạc trong các vùng [54]. Sau đó là các tác giả: Rollet, Lý Văn Hội, Neangéiam Oli (1952), Dƣơng Hàm Hi (1956) và M.Schmid (1962) [56]. 7 rQ \1JXLMiFK7^ http://www.lrc-tnu.edu.vn
  10. Năm 1960, Cục Điều tra quy hoạch rừng đã áp dụng cách phân loại rừng theo trạng thái của Loschau. Hệ thống này chia thảm thực vật thành 4 loại hình lớn: - Loại hình I: Gồm những đất đai hoang trọc, trảng cỏ và trảng cây bụi. - Loại hình II: Gồm những rừng non mới mọc. - Loại hình III: Gồm tất cả các loại rừng bị khai thác lạm dụng nên trở thành nghèo kiệt. - Loại hình IV: Gồm những rừng già nguyên sinh chƣa bị khai phá [56]. Năm 1970, Thái Văn Trừng đã đƣa ra một số kiểu quần lạc lớn: Quần lạc thân gỗ kín tán, quần lạc thân cỏ kín rậm, quần lạc thân cỏ thƣa và hoang mạc [ 56]. Trần Ngũ Phƣơng (1970) trong bảng phân loại rừng miền Bắc Việt Nam, ông đã phân loại thành các đai: Đai nhiệt đới gió mùa, đai á nhiệt đới mƣa mùa và đai á nhiệt đới mƣa mùa núi cao. Mỗi đai ông lại chia ra các kiểu rừng. Mỗi kiểu rừng lại phân ra nhỏ hơn nhƣ loại hình khí hậu và các kiểu phụ: Kiểu phụ khí hậu và kiểu phụ thứ sinh [56]. Phan Kế Lộc (1977), áp dụng khung phân loại thảm thực vật thế giới của UNESCO (1973) để xây dựng bảng phân loại thảm thực vật Việt Nam. Bảng này gồm có 4 lớp quần hệ: rừng rậm, rừng thƣa, trảng cây bụi và trảng cỏ [33]. Hoàng Chung (1980), nghiên cứu về đồng cỏ vùng núi phía Bắc Việt Nam đã công bố 233 loài thực vật thuộc 54 họ và 44 bộ [22]. Theo Phạm Hoàng Hộ (1991 - 1993) trong cuốn "Cây cỏ Việt Nam" đã thống kê đƣợc số loài hiện có của hệ thực vật Việt Nam là 10.500 loài [28]. Lê Ngọc Công (1998) khi nghiên cứu tác dụng cải tạo môi trƣờng của một số mô hình rừng trồng ở Quảng Ninh đã công bố một danh sách gồm 211 loài thuộc 64 họ [9]. Lê Đồng Tấn (1999), khi nghiên cứu quá trình phục hồi rừng tự nhiên sau nƣơng rẫy ở Sơn La đã kết luận: Mật độ cây giảm khi độ dốc tăng, mật độ 8 rQ \1JXLMiFK7^ http://www.lrc-tnu.edu.vn
  11. cây giảm từ chân lên đỉnh đồi, mức độ thoái hoá đất ảnh hƣởng đến mật độ, số lƣợng loài cây và tổ thành loài cây. Kết quả cho thấy ở tuổi 4 có 41 loài, tuổi 10 có 56 loài, tuổi 14 có 53 loài [43]. Phạm Hồng Ban (2000) nghiên cứu tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng sau nƣơng rẫy ở vùng Tây Nam Nghệ An. Tác giả đã xác định thành phần loài, mật độ cá thể và phổ dạng sống của thảm thực vật phục hồi sau nƣơng rẫy theo thời gian bỏ hoá. Theo tác giả, hệ thực vật sau nƣơng rẫy ở vùng đệm Pù Mát (Nghệ An) khá đa dạng về thành phần loài, gồm 586 loài thuộc 344 chi, 105 họ thực vật bậc cao có mạch [4]. Đặng Kim Vui (2002), nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng sau nƣơng rẫy ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, cho thấy 1-2 tuổi có 76 loài thuộc 36 họ, 3-5 tuổi có 65 loài thuộc 34 họ, 5 - 10 tuổi có 56 loài thuộc 36 họ, 11- 15 tuổi có 57 loài thuộc 31 họ [59]. Phạm Ngọc Thƣờng (2003) khi nghiên cứu đặc điểm quá trình tái sinh tự nhiên sau nƣơng rẫy ở Bắc Kạn, đã kết luận quá trình phục hồi sau nƣơng rẫy chịu tác động tổng hợp của các nhóm nhân tố sinh thái nhƣ nguồn giống, địa hình, thoái hoá đất, con ngƣời. Mật độ cây giảm dần theo thời gian phục hồi của thảm thực vật, cây gỗ trên đất tốt nhiều nhất 11 - 25 loài, trên đất xấu 8 - 12 loài [53]. Nguyễn Thế Hƣng (2003) nghiên cứu tổ thành loài thực vật trong các trạng thái thực bì sau nƣơng rẫy ở Quảng Ninh. Kết quả thu đƣợc 324 loài thuộc 251 chi, 93 họ [30]. Vũ Thị Liên (2005) khi nghiên cứu một số kiểu thảm thực vật ở Sơn La đã thu đƣợc 452 loài thuộc 326 chi và 153 họ [32]. Lê Ngọc Công (2004) khi nghiên cứu quá trình phục hồi bằng khoanh nuôi trên một số thảm thực vật ở Thái Nguyên đã xếp thảm thực vật tỉnh Thái Nguyên vào 4 lớp quần hệ: lớp quần hệ rừng kín, lớp quần hệ rừng thƣa, lớp 9 rQ \1JXLMiFK7^ http://www.lrc-tnu.edu.vn
  12. quần hệ cây bụi và lớp quần hệ cỏ. Thành phần loài thực vật ở đây đã thống kê sơ bộ đƣợc 654 loài thuộc 468 chi, 160 họ [10]. Trần Đình Lý (2006), căn cứ vào hệ thống phân loại thảm thực vật của UNESCO (1973) đã phân loại thảm thực vật các tỉnh Bắc Trung bộ (Việt Nam) thành 4 lớp quần hệ: Lớp quần hệ rừng kín, lớp quần hệ rừng thƣa, lớp quần hệ cây bụi và lớp quần hệ thảm cỏ. Tác giả đã thống kê đƣợc hệ thực vật ở khu vực này là 1.750 loài thực vật bậc cao có mạch, chỉ chiếm khoảng 50% số loài thực vật có thể có ở vùng này [36]. Từ những dẫn liệu trên cho thấy, các công trình đã công bố chủ yếu tập trung điều tra cơ bản về thành phần loài thực vật trong các quần xã rừng tự nhiên, hoặc trong quần xã rừng phục hồi sau nƣơng rẫy mà chƣa đề cập đến thành phần, số lƣợng loài tái sinh trong các quần xã rừng trồng. 1.2. Những nghiên cứu về cây thuốc, vị thuốc trên thế giới Lịch sử nghiên cứu cây thuốc và vị thuốc đã xuất hiện cách đây hàng nghìn năm. Nƣớc ta cũng nhƣ nhiều nƣớc trên thế giới (Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Ấn Độ…) đã chú ý sử dụng cây thuốc trong phòng và chữa bệnh, đặc biệt phát triển rộng rãi ở các nƣớc phƣơng Đông. Tài liệu cổ về cây thuốc hiện còn lại không nhiều, tuy nhiên có thể coi năm 2838 trƣớc Công nguyên (TCN) là năm hình thành bộ môn nghiên cứu cây thuốc và dƣợc liệu. Cuốn "Kinh Thần Nông" (Shen' nong Bencạoing, vào thế kỷ I SCN) đã ghi chép 364 vị thuốc. Đây là cuốn sách tạo nền tảng cho sự phát triển liên tục của nền y học dƣợc thảo Trung Quốc cho đến ngày nay [1]. Năm 1595, Lý Thời Trân (Trung Quốc) đã tổng kết tất cả kinh nghiệm về cây thuốc và dƣợc liệu để soạn thành quyển: "Bản thảo cƣơng mục". Đây là cuốn sách vĩ đại nhất của Trung Quốc về lĩnh vực này. Tác giả đã mô tả và giới thiệu 1.094 cây thuốc và vị thuốc từ cây cỏ [54]. 10 rQ \1JXLMiFK7^ http://www.lrc-tnu.edu.vn
  13. Năm 384 - 322 (TCN), Aristote ngƣời Hy Lạp đã ghi chép và lƣu giữ sớm nhất về kiến thức cây cỏ ở nƣớc này. Sau đó, năm 340 (TCN) Theophraste với tác phẩm "Lịch sử thực vật" đã giới thiệu gần 480 loài cây cỏ và công dụng của chúng. Tuy công trình của ông mới chỉ dừng lại ở mức mô tả, thống kê, song nó mở đầu cho một giai đoạn tìm tòi, nghiên cứu sâu về lĩnh vực này [23]. Thầy thuốc ngƣời Hy Lạp Dioscorides năm 60 - 20 (TCN) giới thiệu 600 loài cây cỏ chủ yếu để chữa bệnh. Đồng thời, ông cũng là ngƣời đặt nền móng cho nền y dƣợc học [23]. Năm 79 - 24 (TCN), nhà tự nhiên học ngƣời La Mã Plinus soạn thảo bộ sách "Vạn vật học" gồm 37 tập giới thiệu 1000 loài cây có ích [23]. Năm 1952, tác giả ngƣời Pháp A.Pétélot có công trình "Les phantes de médicinales du Cambodye, du Laos et du Viet nam" gồm 4 tập nghiên cứu về cây thuốc và sản phẩm làm thuốc từ thực vật ở Đông Dƣơng [66]. Nhƣ vậy, những công trình nghiên cứu về dƣợc liệu đã có từ lâu đời, hình thành và phát triển cùng với tiến trình lịch sử của nhân loại. Tuy nhiên, do sự hạn chế của trình độ khoa học đƣơng thời nên những công trình này chỉ dừng lại ở mức độ mô tả, thống kê và chỉ ra công dụng của chúng, chƣa có cơ sở khoa học để chứng minh thành phần hoá học của chúng có tồn tại trong đó và tham gia vào việc chữa bệnh nhƣ thế nào. Chỉ đến khi khoa học kỹ thuật phát triển thì vấn đề này mới đƣợc làm sáng tỏ, tạo độ tin cậy đối với ngƣời bệnh khi sử dụng. 1.3. Những nghiên cứu về cây thuốc và vị thuốc ở Việt Nam Ở Việt Nam, tập quán sử dụng cây thuốc đã có từ lâu. Có thể nói, nó xuất hiện từ buổi đầu sơ khai, khi con ngƣời còn sống theo lối nguyên thuỷ. Trong quá trình tìm kiếm thức ăn, tổ tiên chúng ta đã ngẫu nhiên phát hiện ra công dụng và tác hại của nhiều loại cây. Suốt một thời gian dài nhƣ vậy, tổ tiên chúng ta đã dần dần tích luỹ đƣợc nhiều kinh nghiệm, biết lợi dụng tính chất của cây rừng để làm thức ăn và làm thuốc chữa bệnh. 11 rQ \1JXLMiFK7^ http://www.lrc-tnu.edu.vn
  14. Từ những buổi đầu dựng nƣớc, dƣới thời các vua Hùng, ông cha ta đã biết sử dụng hành, tỏi, gừng, riềng… làm gia vị trong những bữa ăn hàng ngày. Thế kỷ XI (TCN), nhân dân ta có tục ăn trầu cho ấm ngƣời, thơm miệng, uống nƣớc chè xanh cho mát, nụ vối cho dễ tiêu… Điều đó nói lên những hiểu biết về dinh dƣỡng và sử dụng thuốc của dân tộc [37]. Thế kỷ II (TCN), hàng trăm loại thuốc đã đƣợc phát hiện nhƣ: sắn dây, khoai lang, mơ, quýt… và trong thời kỳ Bắc thuộc, nhiều vị thuốc của ta đã đƣợc xuất sang Trung Quốc [27]. Dƣới triều vua nhà Lý (1010 - 1244) có nhiều lƣơng y nổi tiếng, trong đó có nhà sƣ Minh Không (Nguyễn Chí Thành) ở chùa Giao Thuỷ đã có công chữa bệnh cho Lý Thần Tông. Nhà Lý đặt quan hệ với Tống Huy Tông (Trung Quốc) trao đổi thuốc Nam lấy thuốc Bắc [27]. Dƣới triều Trần (1244 - 1399), đã có kế hoạch tự túc thuốc Nam để kháng chiến. Tƣớng Phạm Ngũ Lão đã trồng cây thuốc ở Vạn An và Dƣợc Sơn (xã Hƣng Đạo - Chí Linh - Hải Dƣơng) để cung cấp cho quân y [26]. Ở địa phƣơng hạt Giao Thuỷ, Sơn Nam (Nam Định), Dạ Cẩm, Hồng Châu (Cẩm Bình, Hải Dƣơng) Tuệ Tĩnh đã mở nhiều cơ sở chữa bệnh làm phúc ở các chùa và gây phong trào trồng cây thuốc ở gia đình. Ông là một đại sƣ nƣớc Việt dùng thuốc Nam, sắc thuốc chữa bệnh cho nhân dân với phƣơng châm: "Thuốc Nam chữa bệnh ngƣời Nam" ông đã truyền bá y dƣợc cổ truyền cho nhân dân trong các tác phẩm: - "Nam dược thần hiệu": gồm 499 vị và 3.932 phƣơng thuốc trị 184 loại bệnh, chia làm 10 khoa (năm 1725). Đây là tập sách thứ hai xuất hiện trong lịch sử nghiên cứu cây thuốc ở nƣớc ta sau tập "Bản thảo thực vật toàn yếu" do Phan Chu Tiên biên soạn (1429) là tập cây thuốc và dƣợc liệu đầu tiên của Việt Nam. - "Các bài thuốc Nam và thập tam phương gia giảm": chép 13 cổ phƣơng với bổ âm đơn do ông sáng chế để chữa các bệnh gia giảm theo 12 rQ \1JXLMiFK7^ http://www.lrc-tnu.edu.vn
  15. chứng. Các tài liệu này đƣợc in lại trong "Nam dƣợc chính bản". Sau đƣợc triều hậu Lê in lại trong "Hồng Nghĩa giác tƣ y thƣ" (1717 và 1723) và đƣợc lƣu truyền đến nay [44]. Thế kỷ XVIII, Hải Thƣợng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1729 - 1791) đã thừa kế dƣợc học của Tuệ Tĩnh chép vào tập "Lĩnh Nam bản thảo", nội dung gồm 496 vị thuốc Nam của "Nam dƣợc thần hiệu" và phát hiện thêm hơn 300 vị nữa. Tƣ liệu vĩ đại nhất của ông là bộ sách: "Hải Thƣợng y tông tâm lĩnh" gồm 66 quyển viết về lý luận cơ bản, phƣơng pháp chẩn đoán, trị bệnh [25]. Ngoài các bộ sách trên, còn kể đến tập "Vạn phƣơng thập nghiệm" của Nguyễn Nho và Ngô Văn Tĩnh gồm 8 tập, xuất bản năm 1763. Tập "Nam bang thảo mộc" của Trần Nguyệt Phƣơng mô tả 100 loài cây thuốc Nam, xuất bản năm 1858 [27]. Triều Tây Sơn (1788 - 1808) Nguyễn Hoành đã để lại tập "Nam dƣợc" với 620 vị thuốc, với các phƣơng thuốc kinh nghiệm gia truyền [26]. Triều Nguyễn (1802 - 1845) có quyển "Nam dƣợc tập nghiệm quốc âm" của Nguyễn Quang Lƣợng về phƣơng thuốc dân gian [26]. Công trình nghiên cứu của Ch.Crévost và A.Pétélote (1928 - 1935), đã nghiên cứu và công bố kết quả điều tra về tài nguyên thực vật ở Việt Nam và Đông Dƣơng [63]. Sau cách mạng tháng 8-1945, y dƣợc học cổ truyền đạt đƣợc những thành tựu to lớn. Dƣới sự lãnh đạo của Bộ Y tế cùng y học hiện đại, sức khoẻ của ngƣời dân đƣợc quan tâm và chăm lo chu đáo hơn. Sau khi nƣớc nhà thống nhất (năm 1975), việc nghiên cứu cây thuốc ở nƣớc ta đƣợc quan tâm nhiều. Có nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu, tìm tòi và phát hiện thêm nhiều loài cây thuốc mới. Dƣợc điển Việt Nam tập 2 (1983) của NXB Y học do nhiều thành viên và các cơ quan tham gia xây dựng, đã mô tả và nêu công dụng của hơn 430 loài cây thuốc [ 3]. 13 rQ \1JXLMiFK7^ http://www.lrc-tnu.edu.vn
  16. Trần Đình Lý (1995) đã xuất bản "1900 loài cây có ích" cho biết trong số các loài thực vật bậc cao có mạch đã biết ở Việt Nam, có 76 loài cho nhựa thơm, 160 loài có tinh dầu, 260 loài cho dầu béo, 600 loài chứa tanin, 50 loài cây gỗ có giá trị, 40 loài tre nứa, 40 loài song mây [35]. Lƣơng y lão thành, thầy thuốc ƣu tú Lê Trần Đức với tác phẩm "Cây thuốc Việt Nam" (1995) đã mô tả hơn 830 loài cây thuốc và giới thiệu cách trồng, hái, chế biến, trị bệnh ban đầu [27]. Đỗ Tất Lợi (1970 - 2005) khi nghiên cứu các loài cây thuốc và vị thuốc Việt Nam đã công bố 793 loài thuộc 164 họ ở hầu hết các tỉnh nƣớc ta. Trong tài liệu này, tác giả cũng tiến hành mô tả từng cây, cách thu hái và chế biến, thành phần hoá học, công dụng và liều dùng. Tuy nhiên, nơi phân bố của từng loài tác giả giới thiệu rất khái quát [34]. Võ Văn Chi (1996) với bộ sách "Từ điển cây thuốc Việt Nam" đã giới thiệu 3.200 loài cây mọc hoang và trồng ở Việt Nam. Tác giả đã mô tả khá chi tiết từng loài, bộ phận dùng, nơi sống và thu hái, tính vị, công dụng của chúng. Ngoài ra, sách còn có hình vẽ và ảnh chụp một số loài cây nên thuận lợi cho việc tra cứu [18]. Đặng Quang Châu (2001) đã công bố một số dẫn liệu về cây thuốc của dân tộc Thái ở huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) gồm 177 loài, thuộc 149 chi, thuộc 71 họ khác nhau [16]. Đặng Quang Châu, Bùi Hồng Hải (2003), khi điều tra các loài cây thuốc của dân tộc Thái ở huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã thu đƣợc 93 loài thuộc 7 chi, 42 họ [17]. Các tác giả đã phân loại cây đƣợc sử dụng theo các nhóm bệnh: bệnh ngoài da, bệnh về đƣờng tiêu hoá, bệnh về gan, bệnh về xƣơng… Lƣu Đàm Cƣ, Hà Tuấn Anh, Trƣơng Anh Thƣ (2004), khi điều tra các loài cây có ích của dân tộc H'Mông ở vùng núi cao phía Bắc đã phân loại 14 rQ \1JXLMiFK7^ http://www.lrc-tnu.edu.vn
  17. đƣợc 4 nhóm theo công dụng: cây lƣơng thực - thực phẩm, cây làm thuốc, cây có độc, cây để nhuộm màu, cây ăn quả. Trong nhóm cây làm thuốc, các tác giả đã thống kê đƣợc 657 loài thuộc 118 họ mà ngƣời H'Mông sử dụng làm thuốc chữa bệnh cho ngƣời và gia súc [13]. Nguyễn Thị Thuỷ, Lƣu Đàm Cƣ, Phạm Văn Thính, Bùi Văn Thanh (2005), khi nghiên cứu việc thu hái và sử dụng cây thuốc của đồng bào dân tộc Tày khu vực Việt Lâm (Vị Xuyên, Hà Giang) đã cho biết: Có hơn 400 loài cây thuốc thƣờng xuyên bị thu hái thuộc 104 họ thực vật, trong đó những họ có số loài đƣợc sử dụng nhiều nhất là Fabaceae (25 loài), Euphorbiaceae (19 loài), Asteraceae (18 loài), Rutaceae (12 loài)… [ 51]. Nguyễn Thị Phƣơng Thảo, Nguyễn Thị Thuỷ, Phạm Văn Thính (2005), đã điều tra các nhóm cây có ích trong cộng đồng dân tộc Mƣờng và Dao tại xã Chiềng Yên (Mộc Châu, Sơn La), cho biết: Ngƣời Mƣờng đã khai thác và sử dụng thƣờng xuyên 12 nhóm cây tài nguyên, trong đó nhóm cây thuốc gồm 198 loài… Ngƣời Dao thƣờng xuyên khai thác và sử dụng 165 loài cây thuốc, bao gồm 22 loài cây rau ăn, 10 loài cây ăn quả, 9 loài cây lấy gỗ, 5 loài cây độc… [ 45]. Lƣu Đàm Cƣ, Trƣơng Anh Thƣ, Hà Tuấn Anh (2005), đã điều tra việc sử dụng cây thuốc hoang dại của ngƣời H'Mông ở xã SaPả (huyện SaPa, tỉnh Lào Cai) cho thấy, họ thƣờng xuyên thu hái và sử dụng 251 loài cây thuốc thuộc 148 chi, 72 họ để điều trị 86 chứng bệnh của 21 nhóm bệnh. Trong đó, các nhóm bệnh sử dụng nhiều loài cây thuốc để điều trị gồm: bệnh về tiêu hoá (18 loài), các bệnh phụ nữ (18 loài), các bệnh tiết niệu (15 loài), các bệnh cơ - xƣơng (12 loài)… Các tác giả còn xác nhận có 38 loài đƣợc ghi trong Sách đỏ Việt Nam [14]. Lê Ngọc Công, Nguyễn Văn Hoàn (2006), nghiên cứu đa dạng các loài cây thuốc ở khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử (Bắc Giang) đã thống kê 15 rQ \1JXLMiFK7^ http://www.lrc-tnu.edu.vn
  18. đƣợc 152 loài, 133 chi thuộc 72 họ, có tác dụng chữa trị 19 nhóm bệnh khác nhau. Các tác giả chƣa mô tả đƣợc đặc điểm hình thái từng loài cũng nhƣ nơi sống của chúng [11]. Lê Ngọc Công, Bùi Thị Dậu, Đinh Thị Phƣợng (2007), nghiên cứu sự đa dạng các loài cây có ích ở Phú Lƣơng (Thái Nguyên), trong đó nhóm cây làm thuốc có 296 loài, 90 họ thuộc 4 ngành thực vật bậc cao có mạch [12]. Cùng với sự ra đời của các công trình nghiên cứu, nhiều tổ chức về y học dân tộc đƣợc thành lập: Hội Đông y Việt Nam, Viện nghiên cứu Đông y… đã thành công trong việc điều tra, sƣu tầm dƣợc liệu: sƣu tầm đƣợc 1.863 loài cây thuốc thuộc 238 họ thực vật, thu thập 8.000 tiêu bản của 1.296 loài [17]. Trong những năm gần đây, có rất nhiều công trình mới nghiên cứu về cây thuốc và đƣợc đúc rút thành những cuốn sách có giá trị. Cuốn "Cây thuốc, bài thuốc và biệt dƣợc" của các tác giả Phạm Thiệp, Lê Văn Thuần và Bùi Xuân Chƣơng, xuất bản năm 2000, đề cập đến 327 cây thuốc thƣờng dùng trong thực tế cùng với các bài thuốc kèm theo đƣợc sử dụng [48]. Đến năm 2002, công trình nghiên cứu của Đỗ Huy Bích và cộng sự đã đƣợc công bố trong 2 tập "Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam" [5]. Đồng thời, nhằm đào tạo và nâng cao kiến thức cho nghiên cứu sinh và thực tập sinh về điều tra, bảo tồn và tạo nguồn nguyên liệu chất lƣợng cao làm thuốc phòng và chữa bệnh, Viện Dƣợc liệu, năm 2006, đã cho ra đời cuốn "Nghiên cứu thuốc từ thảo dƣợc" [2]. Cùng năm, cuốn "Cây có vị thuốc ở Việt Nam" của Phạm Hoàng Hộ đã góp phần quan trọng cho việc điều tra về y dƣợc thiên nhiên và y dƣợc dân tộc của nƣớc ta [28]. Gần đây nhất, Tào Duy Cần và Trần Sỹ Viên (2007) đã thống kê trên 500 vị thuốc Nam - Bắc thƣờng dùng với hàng chục ngàn bài thuốc trong cuốn "Cây thuốc, vị thuốc, bài thuốc Việt Nam" [6]. 16 rQ \1JXLMiFK7^ http://www.lrc-tnu.edu.vn
  19. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về y học cổ truyền bản địa của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam còn ít đề cập đến, có thể nói công trình đầu tiên của Võ Thị Thƣờng (1986) đã nghiên cứu các loài cây ăn đƣợc của đồng bào Mƣờng. Trong đó, tác giả đã giới thiệu 89 loài thuộc 38 họ, đồng thời đƣa ra một số nhận xét về mối quan hệ giữa việc sử dụng cây thuốc của đồng bào Mƣờng với điều kiện sống và nơi ở của họ [52]. Năm 1994. Lê Nguyên Khanh và Trần Thiện Quyền đã xuất bản cuốn "Những bài thuốc kinh nghiệm bí truyền của các ông lang bà mế miền núi" [31]. Công trình nghiên cứu của Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thị Hạnh và Ngô Trực Nhã (2001) về vấn đề Thực vật học dân tộc: Cây thuốc của đồng bào Thái ở Con Cuông - Nghệ An. Trong đó, các tác giả đã đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc, vấn đề sử dụng cây thuốc và đặc biệt là đánh giá tính hiệu quả của cây thuốc mà đồng bào dân tộc Thái sử dụng [49]. Gần đây, năm 2003, Trần Văn Ơn trong luận án Tiến sĩ Dƣợc học "Góp phần nghiên cứu bảo tồn cây thuốc ở Vƣờn Quốc gia Ba Vì", ông đã điều tra đƣợc 503 loài cây thuốc đƣợc ngƣời Dao sử dụng thuộc 321 chi, 118 họ của 5 ngành thực vật [39]. Trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam đều đánh giá cao sự phong phú, ý nghĩa thực tiễn, giá trị khoa học cũng nhƣ giá trị kinh tế của nguồn tài nguyên cây thuốc. Cây thuốc dân tộc và đặc biệt tri thức y học dân tộc cổ truyền Việt Nam đã góp phần không nhỏ trong việc duy trì, tồn tại và phát triển của dân tộc ta từ xa xƣa đến nay. Việc ứng dụng những kinh nghiệm dân gian và nghiên cứu Thực vật học dân tộc ở Việt Nam nói chung, và các dân tộc thiểu số nói riêng là rất cần thiết để góp phần phát triển nền kinh tế của đồng bào dân tộc. Vì vậy, để phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp cũng nhƣ góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn nguồn gen, bảo tồn những kinh nghiệm phong phú và quý báu của đồng bào dân tộc thì vấn đề điều tra, 17 rQ \1JXLMiFK7^ http://www.lrc-tnu.edu.vn
  20. thu thập cây thuốc và kinh nghiệm sử dụng của cộng đồng là hoạt động quan trọng nhất trong công tác bảo tồn. Các công trình nói trên đều có một hƣớng nghiên cứu chung là mô tả các loài, nêu thành phần hoá học, đặc biệt nói đến công dụng, cách chế biến và liều lƣợng. Nhờ đó giúp cho ngƣời sử dụng có thêm hiểu biết cơ bản về loại dƣợc liệu mình sử dụng, có độ tin cậy cao. Tuy nhiên, hầu hết các tác giả chƣa quan tâm chú ý đến việc mô tả từng loài cây thuốc, nơi sống của chúng. Đây cũng là một vấn đề mà nội dung luận văn này cần giải quyết. 1.4. Ý nghĩa kinh tế - xã hội của cây thuốc Để duy trì sự tồn tại và phát triển của con ngƣời, ngoài các yếu tố dinh dƣỡng, môi trƣờng sống và các yếu tố xã hội khác thì chống lại bệnh tật, phòng và chữa bệnh là một trong những yếu tố quan trọng giúp con ngƣời thích nghi, sống khoẻ và sống lâu hơn. Vì vậy, có thể nói thuốc nói chung, trong đó cây thuốc nói riêng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 80% dân số thế giới sử dụng cây thuốc cho việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Một số tài liệu khác cũng cho thấy ở các nƣớc đang phát triển, 70 - 80% dân số vùng nông thôn sử dụng cây thuốc là nguồn chữa bệnh chủ yếu. Qua số liệu trên cho thấy, mặc dù hiện nay khoa học công nghệ phát triển, việc sử dụng cây thuốc và y học cổ truyền vẫn có vai trò vô cùng quan trọng [2]. Ngoài việc sử dụng trực tiếp cây thuốc để chữa bệnh, hàng năm ngành bào chế dƣợc phẩm trên thế giới tiêu thụ một khối lƣợng rất lớn dƣợc liệu cho các dây chuyền sản xuất. Ở Mĩ, hàng năm có 25% nguyên liệu làm thuốc lấy từ thực vật. Sản phẩm này đóng góp 1,5 tỷ đô la và giữ vai trò đáng kể trong cán cân thƣơng mại [37]. Tinh dầu đƣợc chiết xuất từ các loài cây làm thuốc có tác dụng rõ rệt lên hệ tuần hoàn, hô hấp, thần kinh. Hiện nay, trong một số xí nghiệp ở Mĩ, Nga, 18 rQ \1JXLMiFK7^ http://www.lrc-tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2