intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn: Những mảng tối của TCH và giải pháp của Việt Nam trong tiến trình hội nhập

Chia sẻ: Nguyen Bao Ngoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:70

71
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Toàn cầu hoá (TCH) là một quá trình chung đang diễn ra với qui mô toàn cầu, nó được coi là một tiến trình lịch sử. Đặc biệt, từ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, với những biến động của hệ thống kinh tế - Chính trị - Xã hội quốc tế và việc xảy ra hàng loạt loại biến cố mang tầm lịch sử, càng ngày người ta càng cảm nhận đầy đủ hơn, ảnh hưởng của những xu thế khác nhau, thậm chí đối nghịch nhau. Do tầm quan trọng và tính bao trùm của nó, xu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn: Những mảng tối của TCH và giải pháp của Việt Nam trong tiến trình hội nhập

  1. Luận văn Những mảng tối của TCH và giải pháp của Việt Nam trong tiến trình hội nhập 1
  2. LỜI NÓI ĐẦU Toàn cầu hoá (TCH) là một quá trình chung đang diễn ra với qui mô toàn cầu, nó được coi là một tiến trình lịch sử. Đặc biệt, từ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, với những biến động của hệ thống kinh tế - Chính trị - Xã hội quốc tế và việc xảy ra hàng loạt loại biến cố mang tầm lịch sử, càng ngày người ta càng cảm nhận đầy đủ hơn, ảnh hưởng của những xu thế khác nhau, thậm chí đối nghịch nhau. Do tầm quan trọng và tính bao trùm của nó, xu hướng TCH được coi là một vấn đề trung tâm cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn trên toàn thế giới. TCH trên thực tế, là xu hướng được khởi xướng từ các nước phát triển. Nhưng cho đến nay nó đã và đang kéo các nước, kể cả các nước chậm phát triển vào quỹ đạo của mình như một tất yếu lịch sử. Nó đang định ra những nguyên tắc mới cho “cuộc chơi” trên bàn cờ thế giới, chung cho tất cả các nước mà không phân biệt lớn hay nhỏ, phát triển hay kém phát triển. Đặc biệt với những nước chậm phát triển thì có thể khó khăn hơn khi giải quyết các vấn đề nhập vào xu hướng TCH, nhưng cũng không thể lảng tránh nó. Vấn đề đặt ra là chỉ có thể đối mặt với nó như thế nào để mỗi dân tộc giảm thiểu được những tiêu cực phát sinh từ đó, thu được hiệu quả phát triển tối đa trong khi vẫn bảo vệ được con đường phát triển đã lựa chọn. Đối với Việt Nam, sau hơn 20 năm đổi mới đã gặt hái được nhiều thành công rực rỡ. Nền kinh tế vận hành theo kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xu hướng này cũng tác động rất mạnh có ảnh hưởng to lớn và toàn diện đến tất cả các khía cạnh của đời sống Kinh tế - Chính trị - Xã hội. Hiện nay, càng tiến sâu vào quá trình hội nhập Quốc tế, chúng ta càng cảm nhận rõ hơn những mặt tích cực của tác động này, đồng thời là những tác động tiêu cực đó do chính xu hướng này tạo ra, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Á (1997) cho thấy rõ điều đó. Thế kỷ XXI mở ra thời kỳ mới với những vận hội mới và thách thức mới, nước ra đang từng bước chuyển chất lượng của tiến trình phát triển, bao gồm các bước hội nhập quốc tế về thực chất như thực hiện các quy chế AFTA, APEC, WTO, thiết lập quan hệ thương mại Việt- Mỹ. Việc khảo cứu xu hướng TCH càng 2
  3. cần được coi là một trong những cơ sở quan trọng để thiết kế đường lối và hoạch định chiến lược phát triển đất nước trên những chặng đường phía trước. Với mong muốn hiểu rõ hơn và đầy đủ hơn bản chất của TCH đặc biệt ngoài những mặt tích cực dễ nhận thấy là những tác động tiêu cực. Vì vậy, đề tài: “Những mảng tối của TCH và giải pháp của Việt Nam trong tiến trình hội nhập” được tác giả chọn nghiên cứu. Ngoài lời mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, khoá luận được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Chương 2: Những mảng tối của TCH Chương 3: Giải pháp của Việt Nam trong tiến trình hội nhập. CHƯƠNG 1 TOÀN CẦU HOÁ 3
  4. VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TOÀN CẦU HOÁ (TCH). TCH và hội nhập quốc tế trong những năm gần đây trở thành đề tài được đông đảo các nhà chính trị, các học giả, các nhà kinh doanh và dân chúng quan tâm đặc biệt. Vậy TCH là gì? Biểu hiện của nó ra sao? và tác động của nó như thế nào? 1.1.1. TCH là gì ? TCH là một xu thế, một quá trình lịch sử, nhưng trong giai đoạn hiện nay vẫn đang tiếp diễn, đang vận động phát triển rất nhanh và phức tạp. Do thế giới quan, nhân sinh quan chính trị - tư tưởng khác nhau hoặc do phương pháp tiếp cận, góc độ tiếp cận vấn đề khác nhau mà hiện có nhiều cách lý giải khác nhau, nhiều định nghĩa khác nhau về TCH. Cho đến nay, giữa các nhà nghiên cứu và hoạt động thực tiễn của Việt Nam cũng như trên thế giới chưa có sự thống nhất về khái niệm “TCH” (Globalization hay Mondialisation). Có thể nêu ra một số định nghĩa về TCH như sau: - TCH là quá trình chuyên môn hoá các yếu tố riêng của mỗi quốc gia dân tộc thành các yếu tố chung mà mọi quốc gia đều chấp nhận. Đó là quá trình tăng dần những mối quan hệ, sự ảnh hưởng, tác động qua lại và phụ thuộc lẫn nhau giữa tất cả những sản phẩm, những thành quả riêng có tính đặc thù của từng đơn vị xã hội trên toàn cầu theo hướng ngày càng xích lại gần nhau, tìm tới nhau, tạo thành những giá trị chung nhất, giá trị phổ quát có ý nghĩa toàn nhân loại. Toàn cầu hoá như vậy cũng có thể gọi là xã hội hoá, cộng đồng hoá, quốc tế hoá (GS.TS. Nguyễn Văn Huyên). - TCH là những quá trình mà thông qua đó thị trường và sản xuất ở nhiều nước khác nhau đang ngày càng trở nên phục thuộc lẫn nhau do có sự năng động của việc buôn bán hàng hoá và dịch vụ cũng như có sự lưu thông vốn tư bản và công nghệ. Đây không phải là một hiện tượng mới mà là sự tiếp tục của một tiến trình đã được khơi mào từ lâu (Uỷ ban châu Âu). 4
  5. - TCH là quá trình hoạt động bành trướng của các công ty xuyên quốc gia, là một thứ thiết chế và liên kết kinh tế của giới xuyên quốc gia trong quá trình tích tụ lực lượng nhằm đạt tới những tăng trưởng vững chắc (S.Herman). - TCH là một xu hướng chính trị, là xu hướng bành trướng quyền lực của Mỹ ra toàn thế giới nhằm mục đích thống trị thế giới. TCH hiện nay thực chất là Mỹ hoá các mặt đời sống xã hội loài người, từ chính trị, kinh tế đến văn hoá, hệ giá trị ( GS Jean Marie Guihenno). - TCH là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hoá, kinh tế, v.v… trên quy mô toàn cầu. Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, TCH hầu như được dùng chỉ các tác động của thương mại nói chung và tự do hoá thương mại hay “Tự do thương mại” nói riêng. Cũng ở góc độ kinh tế, người ta chỉ thấy các dòng chảy tư bản là quy mô toàn cầu kéo theo các dòng chảy thương mại, kỹ thuật, công nghệ thông tin, văn hoá. Từ các quan điểm, quan niệm các cách tiếp cận khác nhau về vấn đề TCH có thế rút ra một quan điểm chung: TCH là kết quả của sự phát triển cao của lực lượng sản xuất và sự gia tăng của mối liên hệ, liên kết, sự tuỳ thuộc và chế ước lẫn nhau giữa tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế. Có thể định nghĩa TCH là quá trình phổ biến hoá trên phạm vi toàn cầu những giá trị, hoạt động, mô hình. (Kinh tế, xã hội, văn hoá, chính trị, khoa học - kỹ thuật, công nghệ …) nhất định (1) . Một cách khách quan nhất TCH là sự phụ thuộc qua lại không ngừng giữa các quốc gia và các cá nhân sự phụ thuộc này có thể xảy ra trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, công nghệ, môi trường văn hoá hay xã hội… rõ ràng cần phân biệt TCH kinh tế với khái niệm rộng hơn là TCH nói chung. TCH bắt đầu từ lĩnh vực kinh tế kéo theo các lĩnh vực khác của đời sống xã hội, và cho đến nay vẫn chủ yếu là TCH kinh tế. TCH là sự gia tăng hoạt động (1) PGS.TS.Trình Mưu - Nguyễn Hoàng Giáp, Quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại Việt Nam, Nxb lý luận chính trị, HN- 2006. Tr63. 5
  6. kinh tế xuyên quốc gia để vươn tới quy mô toàn cầu, là sự nhất thể hoá về thị trường, vốn, sức lao động, dịch vụ, công nghệ và các quy mô pháp chế kinh tế giữa các nước trên thế giới trên cơ sở hợp tác và phân công lao động quốc tế sâu rộng. 1.1.2. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của toàn cầu hoá. 1.1.2.1. Cơ sở lý luận - Cơ sở lý luận quan trọng của toàn cầu hoá là lý thuyết về lợi thế so sánh do Adam Smith nêu ra năm 1776 và sau này David Ricado (1987) đã bổ xung thêm trong lý thuyết so sánh này có bốn điểm quan trọng: Thứ 1: Thương mại tự do làm cho sản xuất có hiệu quả cao hơn. Thứ 2: Thương mại tự do làm cho tiêu dùng có hiệu quả cao hơn. Thứ 3: Thương mại tự do làm cho cạnh tranh mạnh mẽ hơn, làm tăng trưởng kinh tế. Thứ 4: Thương mại tự do thúc đẩy quá trình đổi mới. Mọi quốc gia và công ty tham gia vào TCH đều chịu tác động theo 4 hướng trên. - Cơ sở lý luận thực tiễn đó là lý thuyết về kinh tế thị trường. Trước hết là những quy tắc của kinh tế thị trường bao gồm : sự đối xử về kinh doanh về quyền kinh doanh đối với công ty trong và ngoài nước, một đồng tiền quốc gia chuyển đổi tiêu dùng, tác dụng giá cả, lãi suất, tác dụng thương mại ... Đây chính là một nguồn lực phát triển cho mọi quốc gia . - Cơ sở lý luận đó là lý thuyết thế, chế trong điều kiện kinh tế thị trường hội nhập quốc tế những thể chế này có 5 hình thức : thể hiện tiền tệ, quan hệ lao động, quan hệ cạnh tranh, phương thức hội nhập quốc tế, bản chất và hình thức nhà nước. Có thể còn những cơ sở lý luận khác nữa, nhưng ba lý luận trên đã và sẽ là cơ sở quan trọng cho quá trình TCH và hội nhập kinh tế quốc tế và đại biểu cho quá trình này đi theo hướng tiến bộ phù hợp với lợi ích của các quốc gia. 1.1.2.2. Những cơ sở thực tiễn 6
  7. - Công nghệ toàn cầu là cơ sở quan trọng đầu tiên đặt nền tảng cho sự đẩy mạnh mẽ quá trình TCH. Trong những thập kỷ gần đây công nghệ thông tin và vận tải có những tiến bộ vượt bậc, đã làm giảm rất nhiều chi phí vận tải quốc tế và liên lạc viễn thông quốc tế. Tiến bộ công nghệ này đã có tác động cực kỳ quan trọng đến toàn bộ quan hệ kinh tế quốc tế, nó đã biến các công nghệ quốc gia thành công nghệ toàn cầu. Nhờ đó sự hợp tác giữa các quốc gia có thể mở rộng trên phạm vi toàn cầu. - Các quan hệ kinh tế toàn cầu ngày càng phát triển. - Những vấn đề kinh tế toàn cầu ngày càng xuất hiện nhiều và trở nên bức xúc, ngày càng đòi hỏi phải có sự phối hợp toàn cầu của các quốc gia. Các vấn đề kinh tế toàn cầu như : thương mại, điện tử, tiền tệ, dân số, lương thực, năng lượng, môi trường ... 1.1.3. Biểu hiện của toàn cầu hoá. Những tiến bộ vượt bậc của công nghệ gần đây đã tạo ra cơ hội cực kỳ lớn đối với quá trình phát triển của con người. Tuy nhiên, những thành tựu đó có mang lại lợi ích thiết thực cho nhân loại, cho cộng đồng quốc tế hay không còn tuỳ thuộc vào cách sử dụng và mục đích sử dụng của mỗi con người và mỗi quốc gia. Nền kinh tế tri thức phát triển nhanh chóng từ công nghệ mới, hiện tại nó đang giữ vị trí hàng đầu trong quá trình tương tác toàn cầu. Do đó gần đây nhiều quốc gia công nghiệp đang tập chung chú ý vào công nghệ. Công nghệ có tác dụng đột phá trong kinh tế tri thức là công nghệ thông tin kết hợp với truyền thông và sinh học.Các công nghệ đó đều có bước nhảy vọt căn bản trong quá trình đổi mới thể hiện ở hai mặt. Thứ nhất, thực hiện các cách thức và công việc cũ một cách nhanh chóng và thuận lợi. Thứ hai, tạo ra cách thức nghề nghiệp hoàn toàn mới mà trước đây loài người chưa thể hình dung ra được. Sự kết hợp giữa công nghệ thông tin và truyền thông đã tạo ra Internet. Chính hệ thống này đã loại bỏ các yếu tố mà trước đây con người khó vượt qua như yếu tố chi phí, không gian, thời gian và đang mở ra kỷ nguyên mạng thông tin toàn cầu lấy thị trường toàn cầu là mục tiêu và động lực phát triển. Công nghệ thông tin đã làm thay đổi 7
  8. phương thức sản xuất, hình thức kinh doanh, và đổi mới môi trường cạnh tranh kinh tế. Công nghệ sinh học tạo ra các khả năng nhận biết và chuyển dịch giữa các loại vật liệu và các loài sinh vật. Do đó, nó đã phá vỡ giới hạn tự nhiên, tạo ra những cơ thể mới, tạo ra mối liên kết giữa các nhà sản xuất và những người nông dân bản địa tại những quốc gia giàu tài nguyên và mối liên hệ giữa ngành nông nghiệp với các ngành công nghiệp như hoá dược, chế biến thực phẩm …Kinh tế tri thức phát triển nhanh trên cơ sở công nghệ mới,do đó tri thức trở thành tài sản quý giá. Trong giai đoạn hiện nay, với tiền đề về vật chất, thể chế, pháp lý, kinh nghiệm…, do quá trình quốc tế hoá, khu vực hoá tạo ra, đồng thời với sự tác động của các yếu tố kinh tế, khoa học công nghệ, chính trị… đã đẩy mạnh xu thế TCH với những biểu hiện cụ thể. 1.1.3.1. Nền sản xuất dựa trên sự phân công lao động quốc tế rộng rãi. Ngày nay đa số các sản phẩm hàng hóa dù giản đơn hay phức tạp đều không phải do một người sản xuất ra, mà thường do nhiều người, nhiều xí nghiệp thậm chí nhiều quốc gia cùng hợp tác sản xuất. Ví dụ như : về mặt kỹ thuật chiếc xe Toyota gồm khoảng 20.000 chi tiết cấu thành và do hơn 105 công ty khác nhau cùng tham gia sản xuất, hay một máy bay Boeing gồm hàng chục vạn chi tiết và nó là sản phẩm của trên 600 công ty được đặt ở 29 quốc gia khác nhau cùng hợp tác sản xuất. Điều này do quy luật phân công hợp tác lao động ngày càng phát triển, nó không chỉ diễn ra trong phạm vi từng ngành, từng quốc gia mà đã mang tầm quốc tế, tính toàn cầu. Do lợi thế tự nhiên về tài nguyên và trình độ kỹ thuật cũng như dân trí của mỗi nước là khác nhau do đó chuyên môn hoá sản xuất là tất yếu đã tạo tiền đề và cơ sở cho trao đổi thương mại quốc tế, hình thành các mạng sản xuất và phân phối toàn cầu. Giờ đây mỗi doanh nghiệp, mỗi quốc gia trở thành một mắt xích trong dây chuyền giá trị hàng hóa. Quá trình này phản ánh tính hai mặt của hội nhập : Một mặt tạo lợi thế cho các nước phát huy đầy đủ ưu thế của sản xuất như tiết kiệm lao động, giảm chi phí đầu vào, phân bổ và hình thành cơ cấu sản xuất tối ưu 8
  9. để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh; mặt khác, tạo ra sự liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước ngày chặt chẽ, nước nào có quy mô sở hữu vốn, kỹ thuật và trí tuệ ở trình độ cao sẽ có ưu thế, các nước nghèo dân trí thấp, kỹ thuật lạc hậu, sở hữu vốn nhỏ bé sẽ phải tiếp tục đương đầu với những khó khăn và sự thách đố ngày càng gay gắt của sự cạnh tranh quốc tế. 1.1.3.2. Sự lưu chuyển nhanh chóng và khổng lồ về hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, tài chính - tiền tệ, công nghệ … trên phạm vi toàn cầu. Thương mại quốc tế ngày càng được mở rộng và gia tăng với tốc độ cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế. Chỉ tính khoảng thời gian 50 năm trở lại đây, GDP tăng lên khoảng 4 lần thì tăng trưởng thương mại khoảng 16 lần. Thập niên 90 vừa qua, thương mại quốc tế tăng bình quân 6% trong khi đó tổng sản phẩm quốc nội chỉ tăng khoảng 2%. Thương mại quốc tế phát triển nhanh chóng trở thành sợi dây liên kết quan trọng gắn bó nền kinh tế của các nước trên thế giới, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ thế giới tăng không ngừng: Năm 1950 là 61 tỷ USD; năm 1970 là 315 tỷ USD; năm 1990 là 3447 tỷ USD; năm 2005 con số đó là 10.160 tỷ USD (2). Sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin đã tạo tiền đề hiện thực cho một cuộc cách mạng mới trong quản lý mà trước hết là một cuộc cách mạng về các quan niệm. Từ sự xuất hiện của Internet dẫn đến sự ra đời của thương mại điện tử và do đó quy mô thương mại điện tử đang tăng lên chóng mặt, đã đạt tới hàng ngàn tỷ USD ở thời điểm hiện nay. Đầu tư nước ngoài tăng lên nhanh chóng: Năm 1960 tổng FDI quốc tế là 80 tỷ USD; Năm 1980 là 502 tỷ USD; Năm 2000 là 1410 tỷ USD; năm 2005 con số đó là trên 900 tỷ USD (3). Cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế của FDI, quá trình quốc tế hoá tiền tệ cũng tăng nhanh, hàng loạt các vụ sáp nhập các ngân hàng lớn diễn ra,chỉ trong vòng hơn một thập kỷ qua ít nhấp có 25 lần sáp nhập các ngân hàng lớn từ hạng 200 trở lên, do đó thị trường tiền tệ mở rộng nhanh chóng, mức giao dịch ngoại hối toàn cầu thậm chí cao gấp vài chục lần mức mậu dịch toàn cầu. Công 9
  10. nghệ thông tin phát triển đã góp phần hiện đại hoá sự giao dịch trên thị trường ngoại hối và dung lượng ngoại hối hiện nay đã đạt tới hàng ngàn tỷ USD mỗi ngày. 1.1.3.3. Sự phát triển của các TNCs. Các công ty xuyên quốc gia ( TNCs) phát triển nhanh chóng cả quy mô và số lượng thúc đẩy quá trình TCH diễn ra nhanh hơn. Cuối năm 1997 giá trị sản lượng (2) Websites: http://wto.org//english (3) Websites: http://untad.org.fdi.slaticliu của TNCs chiếm 20% tổng giá trị sản lượng toàn thế giới, chiếm 60% mậu dịch toàn cầu; 70% kỹ thuật cao của thế giới và 80% chuyển giao kỹ thuật của thế giới. Ngày nay, với khoảng 50.000 TNCs mà chủ yếu (80%) là các nước phát triển đã can thiệp và khống chế phần lớn FDI, kỹ thuật cao và mậu dịch. Đứng trước sức ép cạnh tranh và làn sóng tự do hoá giữa chúng đã có sự xích lại để hình thành lên các liên minh chiến lược kiểu mới nhằm bảo vệ và tăng cường năng lực cạnh tranh của mình. 1.1.3.4. Hình thành hệ thống các thiết chế quốc tế đầy quyền lực. Sự ra đời của WTO đánh dấu một bước phát triển mới của thương mại quốc tế trước hết là một chế ước có tính pháp lệnh nghiêm ngặt ISO 9000 đã trở thành tiêu chuẩn chung của mậu dịch quốc tế. Cơ chế điều hoà hoạt động mậu dịch quốc tế hoá kinh tế thế giới ngày càng hoàn thiện. Quyền lực và vai trò của các tổ chức quốc tế như: IMF, WB, WTO… với tư cách điều hoà và giám sát các hoạt động kinh tế thế giới ngày càng được thể hiện rõ hơn. 1.1.3.5. Đời sống văn hoá - xã hội thế giới có nhiều nét chung. Quá trình TCH đem lại sự kết nối hàng loạt lĩnh vực khoa học, công nghệ, truyền thông, sản xuất và lưu thông hàng hoá … Văn hoá, với tính cách là nền tảng tinh thần của xã hội không nằm ngoài tác động của xu hướng TCH, xu hướng mà sự liên thông ngày càng tăng giữa các xã hội và các yếu tố của nó do sự xuyên văn hoá; sự gia tăng bùng nổ giao thông và công nghệ truyền thông góp phần thúc đẩy giao lưu văn hoá, gia tăng trao đổi văn hoá quốc tế như việc xuất 10
  11. khẩu các văn hoá sản phẩm (phim ảnh hay sách báo …). Sự tràn lan của chủ nghĩa đa văn hoá và việc cá nhân ngày càng có xu hướng đến đa dạng văn hoá làm mờ đi những nét riêng trong văn hoá quốc gia thông qua sự đồng hoá, lai tạp của văn hoá. Đó chính là những biểu hiện cụ thể của TCH. Người ta đã xác định rằng hiện nay đang hình thành một thế giới nhất thể hoá trên cơ sở 5 mạng lưới liên kết bao gồm: làng thông tin toàn cầu (global information village), chợ văn hoá toàn cầu (global cultural bazaar), đại siêu thị toàn cầu (global shopping mall), trụ sở lao động toàn cầu (global work place) và mạng lưới tài chính toàn cầu (global financial network)(4) 1.1.4. Tác động của TCH đến đời sống nhân loại. TCH có bản chất kép. Một mặt, nó là một xu thế khách quan như kết quả của sự phát triển cao của lực lượng sản xuất và các yếu tố vật chất khác. Mặt khác nó cũng là một quá trình kinh tế - xã hội, chính trị và văn hóa bị một số thế lực tư bản quốc tế chi phối. Sự đan xen giữa cái khách quan và cái chủ quan đã làm cho TCH, về bản chất, trở thành quá trình đầy mâu thuẫn, chứa đựng mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực đối với từng quốc gia cũng như toàn thể nhân loại. 1.1.4.1. Trên lĩnh vực kinh tế TCH thúc đẩy phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất đưa lại tăng trưởng cao cho nền kinh tế thế giới nói chung cũng như từng nước nói riêng, thúc đẩy mọi nước kể cả các nước có nền kinh tế thị trường phát triển nhất, phải cải tổ và bắt nhịp vào quá trình hình thành một thị trường thế giới thống nhất như một chỉnh thể. TCH truyền bá và chuyển giao trên quy mô lớn những thành quả mới mẻ, những đột phá sáng tạo về khoa học công nghệ, về tổ chức quản lý, về sản xuất kinh doanh, đưa kiến thức và kinh nghệm quốc tế đến mọi quốc gia dân tộc, đến từng gia đình, từng con người và đặc biệt, tạo tiền đề và điều kịên cho các quốc gia đi sau thực hiện các bước phát triển rút ngắn. TCH thúc đẩy sự cải cách sâu rộng các nền kinh tế quốc gia cũng như gia tăng tiến trình hội nhập khu vực 11
  12. và quốc tế để các chủ thể này có thể nâng cao thế thương lượng cạnh tranh và phát triển trong nền kinh tế thế giới. Ý niệm về chủ quyền quốc gia và biên giới quốc gia mờ đi thông qua các hiệp ước quốc tế dẫn đến việc thành các tổ chức như: WTO, OPEC… các tổ chức quốc gia sẽ mất dần quyền lực, quyền lực này sẽ chuyển về tay các tổ chức đa phương như WTO, WIPO, IMF… các tổ chức này sẽ mở rộng việc tự do đối với các giao dịch thương mại, và thông qua các hiệp ước đa phương hạ thấp hoặc nâng cao các hàng rào thuế quan để điều chỉnh thương mại quốc tế. Thúc đẩy thương mại quốc tế: - Về hàng hoá: giảm hoặc bỏ hẳn các loại thuế quan; xây dựng các khu mậu (4) Một số vấn đề cần biết về toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb lao động, HN- 2004. Tr12. dịch tư do với thuế quan thấp hoặc không có. - Về tư bản: giảm hoặc bỏ hẳn các hình thức kiểm soát tư bản. - Giảm hoặc bỏ hẳn hay điều hoà việc trợ cấp cho các doanh nghiệp địa phương. Thắt chặt vấn đề sở hữu trí tuệ: - Hoà hợp luật sở hữu trí tuệ giữa các quốc gia. - Công nhận sở hữu trí tuệ ở quy mô giữa các nước. Ví dụ: Bằng sáng chế do Việt Nam cấp có thế được Mỹ thừa nhận. TCH cũng làm cho hiện tượng “chảy máu chất xám” diễn ra nhiều và dễ dàng hơn, kéo theo biến tướng là nạn “săn đầu người”. Hai hiện tượng này đã góp phần làm gia tăng khoảng cách giầu nghèo các quốc gia phát triển và đang phát triển, giữa từng khu vực riêng biệt. 1.1.4.2. Trên lĩnh vực văn hoá, xã hội. Toàn cầu hoá sẽ tạo ra những hiệu quả trái ngược ở mức độ cá nhân và dân tộc. - Một sự đa dạng cho các cá nhân do họ được tiếp xúc với các nền văn hoá và văn minh khác nhau. TCH giúp con người hiểu hơn về thế giới và những thách 12
  13. thức ở quy mô toàn cầu qua sự bùng nổ các nguồn thông tin, việc phổ thông hoá hoạt động du lịch, qua việc tiếp cận dễ dàng hơn với giáo dục và văn hoá. - Một sự đồng nhất đối với các dân tộc qua ảnh hưởng của các dòng chảy thương mại và văn hoá mạnh. Trên thực tế thông tin tạo ra chính kiến và vì thế một vài tập đoàn truyền thông lớn, chủ yếu là ở phương Tây có thể tạo ra và làm giả thông tin đưa đến dân chúng. Việc gia tăng các luồng dữ liệu xuyên biên giới thông qua việc sử dụng các công nghệ như Internet, các vệ tinh liên lạc, điện thoại… đồng thời làm gia tăng trao đổi văn hoá quốc tế. Việc tiếp cận dễ dàng với các luông thông tin và văn hoá có thể dẫn đến sự đồng hoá, lai tạp văn hóa, Tây hoá, Mỹ hoá hay Hán hoá của văn hoá. Do đó, giữ gìn bản sắc văn hoá riêng của dân tộc là một trong những vấn đề đặt ra của mỗi quốc gia trong thời đại TCH. Ở góc độ ngôn ngữ, chúng ta thấy rõ ràng khuynh hướng, hướng tới đồng nhất hoá việc dùng “tiếng Anh toàn cầu” (“globish” viết tắt của global English). Xu thế TCH thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động giao lưu văn hoá và trí thức quốc tế, tăng cường sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau và tình hữu nghị giữa các dân tộc. Văn hoá chỉ thực sự trở thành động lực, mục tiêu và hệ điều tiết sự phát triển khi nó được thường xuyên bồi bổ thông qua giao lưu rộng mở sâu sắc giữa các nền văn hoá khác nhau. Lần đầu tiên trong lịch sử cơ hội giao lưu này được mở rộng ra nhờ xu hướng TCH làm cho phương Đông và phương Tây, dân tộc này và dân tộc khác xích lại gần nhau. Đồng thời xu thế TCH làm cho tri thức loài người kết tinh khá cô đọng vào các phát minh; sáng chế khoa học, công nghệ, kỹ thuật… được phổ biến rộng rãi toàn thế giới, tạo động lực cho sự bùng nổ trí tuệ nhân loại. 1.1.4.3. Trên lĩnh vực chính trị. Xu thế TCH tạo điều kiện cho tất cả các nước tham gia vào đời sống quốc tế, bày tỏ chính kiến, bảo vệ lợi ích tập hợp lực lượng… nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược của mình. Các nước đang phát triển đã khẳng định vị thế ngày càng cao của mình trong bối cảnh TCH hiện nay thông qua các diễn đàn quốc tế như Liên Hợp Quốc, Phong trào không liên kết, nhóm G77 (gồm 77 quốc gia đang 13
  14. phát triển, chủ trương đoàn kết trao đổi ý kiến, phối hợp hoạt động trong diễn đàn liên hợp quốc chống lại sự áp đặt của các cường quốc tư bản phát triển). Xu thế TCH cũng làm cho các quốc gia dân tộc ngày càng phụ thuộc lẫn nhau. Đây là cơ hội tích cực để loại bỏ mọi biểu hiện của ý đồ thiết lập mối quan hệ một chiều chứa đựng sự áp đặt, chi phối, thống trị của các siêu cường đối với đông đảo các quốc gia dân tộc khác trên thế giới. Đây cũng là cơ hội cho sự hình thành một trật tự thế giới đa cực, đa trung tâm như khuôn khổ quyền lực cho cơ chế sinh hoạt quốc tế dân chủ, công bằng, bình đẳng giữa các quốc gia dân tộc. Do tác động chủ quan hay khách quan, TCH trong giai đoạn hiện nay là một quá trình đầy mâu thuẫn và mang tính chất hai mặt : vừa tích cực, vừa tiêu cực. Với tư cách là một xu thế tất yếu, khách quan, là hệ quả của sự phát triển cao của lực lượng sản xuất và các yếu tố vật chất khác, TCH là một xu thế tiến bộ, tích cực trong đời sống nhân loại. Loài người tồn tại và phát triển trước hết dựa trên sản xuất. Vì vậy TCH bắt nguần từ sự phát triển của lực lượng sản xuất và xã hội hoá sản xuất những thành quả của sản xuất ; từ việc mở rộng quan hệ xã hội, chính trị, công nghệ, văn hoá... Những thành quả kinh tế - chính trị, khoa học - công nghệ, các hệ thống quản lý xã hội, các định chế pháp lý quốc tế, thậm chí cả lối tư duy và lối sống thông qua giao lưu ngày càng sâu rộng, đặc biệt qua điện tử viễn thông, qua Internet đã trở thành tài sản chung, thành những khái quát chung của cộng đồng quốc tế. TCH đã tạo cơ hội cho mọi người, mọi quốc gia, dân tộc có thể rút ngắn khoảng cách. Thông qua giao lưu trao đổi hợp tác TCH còn làm tăng cường sự hiểu biết tình hữu nghị, sự tôn trọng lẫn nhau trong khu vực, các nền văn hoá, văn minh các tôn giáo khác nhau . Xem xét từ tất cả các mặt trên rõ ràng TCH là bước phát triển tích cực của đời sống nhân loại. TCH trong giai đoạn hiện nay không đơn giản là quá trình tiến hoá lịch sử tự nhiên của loài ngưới cũng không phải là đơn thuần là quốc tế kinh tế - kỹ thuật mà chủ yếu là phạm trù kinh tế - xã hội đang chứa đựng những bất công và nghịch lý lớn. Hiện nay các nước tư bản chủ nghĩa giàu có nhất và các công ty tư bản xuyên 14
  15. quốc gia đang nắm trong tay những nguồn lực vật chất và phương tiện hùng mạnh nhất (vốn kỹ thuật, công nghệ, tổ chức kinh tế, thương mại quốc tế) để tác động lên toàn thế giới. Họ cũng nắm cả những phương tiện hùng mạnh nhất trong lĩnh vực sản xuất, tinh thần, văn hoá, văn minh cũng như các nguồn lực quan trọng về chất xám từ đó có thể thấy rằng TCH kinh tế trong điều kiện hiện nay là một quá trình đang diễn ra với ưu thế dẫn đầu, chi phối của chủ nghĩa tư bản, là xu hướng bành trướng quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ra toàn thế giới, là quá trình TCH giá trị của các nước tư bản chủ nghĩa phát triển phương tây. Xét từ khía cạnh này TCH là xu thế tiêu cực phản văn hoá. Vì thế TCH trong điều kiện hiện nay là một quá trình đầy mâu thuẫn, trong sâu xa là cả một cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc gay gắt cho một TCH bình đẳng giữa các quốc gia, dân tộc, vì một xã hội quốc tế công bằng ngày càng thoát khỏi sự khống chế, áp đặt, bá quyền, lũng đoạn của các thế lực tư bản quốc tế. 1.2. QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM. Sự tham gia quá trình TCH được gọi là hội nhập. Hội nhập có nhiều nội dung và cấp độ khác nhau như : Hội nhập khu vực, hội nhập quốc tế, hội nhập văn hoá, hội nhập kinh tế… TCH và hội nhập có thể nhiều mặt : an ninh; chính trị; kinh tế; văn hoá… nhưng cho đến nay,TCH và hội nhập tiến triển mạnh nhất và rõ nét nhất là TCH và hội nhập về kinh tế. 1.2.1. Sự cần thiết hội nhập quốc tế của Việt Nam. TCH và hội nhập quốc tế là một xu thế, một quá trình, không phải ngẫu nhiên mà nó đã và đang lôi kéo ngày càng nhiều quốc gia tham gia vào. Mỗi quốc gia đều có lý do riêng của mình nhưng đều có nhận định rằng tất cả các quốc gia cũng như Việt Nam đều nhận thấy những lợi ích mà quá trình này mang lại. Thứ nhất: Hội nhập quốc tế làm gia tăng các mối quan hệ, giao lưu giữa các quốc gia với nhau, từ đó có cơ hội mở rộng thị trường ra bên ngoài, phát triển sản xuất. 15
  16. Thứ hai: TCH và hội nhập giúp tiếp cận các nguồn vốn, khoa học công nghệ mới có hiệu quả hơn, góp phần rút ngắn khoảng cách giữa các nước giàu với các nước nghèo, giúp các nước đang phát triển tiến kịp các nước phát triển. Thứ ba: TCH giúp khai thông giao lưu các nguồn lực của các quốc gia trên thế giới, làm cho việc phân bổ các nguồn lực có hiệu quả hơn, đẩy mạnh quá trình phân công lao động quốc tế. Thứ tư: Tham gia TCH, trở thành thành viên các tổ chức khu vực và thế giới giúp nâng cao vị thế quốc tế và tạo thế đứng vững chắc hơn trong quan hệ quốc tế, tránh bị phân biệt đối xử trong thương mại quốc tế đối với tất cả các quốc gia, đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển và kém phát triển. Thứ năm: Đối với Việt Nam tham gia TCH và hội nhập quốc tế còn là cơ hội để đẩy nhanh quá trình cải cách đất nước củng cố và hoàn thiện hệ thống luật pháp. TCH và hội nhập quốc tế giống như một con tàu đang chạy, nếu như một quốc gia không nhanh chóng nhảy lên tàu thì khoảng cách giữa họ và con tàu sẽ ngày càng xa, hay nói cách khác, nếu một quốc gia đứng ngoài quá trình toàn cầu hoá thì họ sẽ bị tụt hậu. TCH và hội nhập quốc tế là cơ hội phát triển cho tất cả các quốc gia. Tham gia hội nhập quốc tế, tất cả các quốc gia cũng như Việt Nam sẽ nhận được những cơ hội và lợi ích từ quá trình này mang lại. Điều này phản ánh sự cần thiết phải hội nhập quốc tế của Việt Nam. 1.2.2. Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam. Xu thế TCH có nhiều tác động tích cực tạo ra cơ hội và điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các quốc gia dân tộc. Trước sự gia tăng cả về bề rộng lẫn chiều sâu của xu thế TCH, Việt Nam không thể đứng ngoài, không tham gia quá trình TCH (hay hội nhập quốc tế). Chính sách hội nhập quốc tế từng bước được hình thành trong quá trình triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá và đa dạng hoá của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII. Nghị quyết Hội nghị lần thứ III, Ban chấp hành trung ương (khoá VIII)(29-6-1992) về chính sách đối ngoại và kinh tế đối ngoại nêu rõ nhiệm vụ cố gắng khai thông 16
  17. quan hệ với các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế IMF, WB, ADB... mở rộng quan hệ với các tổ chức hợp tác khu vực trước hết ở Châu Á - Thái Bình Dương. Cũng như với các nước đang phát triển khác, TCH tạo nhiều cơ hội để phát triển, nhưng cũng đặt ra không ít thách thức cho Viêt Nam. Đảng ta nhận định: “TCH là xu thế khách quan, lôi cuốn các nước, bao trùm hầu hết các lĩnh vực, vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng sức ép cạnh tranh và tính tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế”. Đảng ta chủ trương: “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, đảm bảo độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường”. 1.2.2.1. Việt Nam chủ động hội nhập quốc tế và lần lượt trở thành thành viên của nhiều tổ chức quốc tế và khu vực . Quá trình tham gia hội nhập khu vực và quốc tế của Việt Nam là một quá trình mang tính chủ động, xuất phát từ việc thừa nhận các lợi ích to lớn do hội nhập kinh tế - thương mại khu vực và quốc tế mang lại và những thách thức gay gắt của xu hướng hội nhập trên toàn thế giới đặt ra. Sự kiện đánh dấu quá trình chuyển đổi, chủ động hội nhập của nước ta bắt đầu từ Đại hội VI của Đảng Cộng Sản Việt Nam, năm 1986 quyết định thi hành chính sách đổi mới. Cho đến nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 169 quốc gia trên thế giới, ký các hiệp định thương mại đa phương và song phương với trên 80 quốc gia thực hiện chế độ tối huệ quốc với trên 70 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các dấu mốc đặc biệt quan trọng đáng chú ý trong tiến trình mở cửa hội nhập là: năm 1992 ký các hiệp định hợp tác kinh tế thương mại với EU; năm 1995 gia nhập ASEAN; năm 1998 gia nhập APEC; năm 2001 ký hiệp định thương mại song phương Việt- Mỹ; năm 2003 tham gia AFTA của ASEAN và ngày 7-11-2006, trở thành thành viên chính thức và đầy đủ thứ 150 của WTO đánh dấu sự mở cửa hội nhập hoàn toàn vào nền kinh tế toàn cầu của Việt Nam. Gần đây nhất, ngày 16- 10-2007 vừa qua Việt Nam đã được Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc bầu làm thành viên không thường trực nhiệm kỳ 2008-2009 của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp 17
  18. Quốc. Từ năm 1992 đến nay đã khai thông quan hệ với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như IMF, WB, ADB. Ngay sau khi trở thành thành viên chính thức của ASEAN, Việt Nam đã tham gia vào một loạt các chương trình hợp tác đầu tư trong khu vực: - Ngày 15/12/1995, tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 5, Việt Nam đã ký nghị định thư về thực hiện CEPT nhằm hoàn thành AFTA. Theo nghị định thư, Việt Nam cam kết sẽ cắt giảm thuế quan nhập khẩu hàng hoá trong nội bộ các nước ASEAN xuống còn 0.5% trong vòng 10 năm từ ngày 1/1/1996 đến 1/1/2006, đồng thời dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan nhằm thực hiện tự do hoá thương mại trong khu vực. - Ngày 15/12/1998, Việt Nam công bố danh sách hàng hóa thực hiện CEPT. Doanh mục này được xây dựng dựa vào các nguyên tắc riêng của Việt Nam mà: không gây ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách, bảo hộ hợp lý cho nền sản xuất trong nước tạo điều kiện khuyến khích việc chuyển giao kỹ thuật đổi mới công nghệ cho nền sản xuất trong nước và cùng hợp tác với ASEAN để thực hiện CEPT nhằm mở rộng thị trường cho xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài. Việt Nam đã thực hiện cam kết ban đầu cho nghị định thư số 1 (ký ngày 15/12/1997 tại Kualalampua- Malaysia) và nghị định thư số 2 (ký ngày 16/2/1998 tại Hà Nội) về vấn đề tự do hoá một số ngành dịch vụ trong ASEAN. - Tại chương trình hành động Hà Nội (tháng 12 năm 1998), Việt Nam đã cam kết giảm thuế quan và loại bỏ các rào cản thương mại trong lĩnh vực hải quan với các nội dung chính là : Tiếp tục loại bỏ các hạn chế trong thương mại, hài hoà hệ thống hải quan tiêu chuẩn hoá và đánh giá sự hợp chuẩn của sản phẩm trong danh mục quản lý vào năm 2005, thực hiện hiệp định khung ASEAN về những thoả thuận công nhận lẫn nhau (MRAs)… - Việt Nam đã ký hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN (AIA) vào tháng 10 năm 1998. trước mắt Việt Nam đưa ra danh sách loại trừ tạm thời chưa mở cửa thực hiện đầu tư đối với một số ngành nghề và danh mục nhạy cảm không giành 18
  19. ưu đãi quốc gia (NT) và không mở cửa tự do đầu tư đối với các nhà đầu tư ASEAN. Ngoài ra, Việt Nam cũng cam kết tham gia kế hoạch hành động phát triển thị trường vốn (trong chương trình hành động Hà Nội năm 1998), các chương trình hợp tác về công nghiệp, năng lượng, viễn thông, du lịch, giao thông vận tải… Nhờ chính sách đổi mới, mở cửa, hoạt động xuất nhập khẩu đạt được những kết quả trước nay chưa từng có tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu đã tăng từ mức 2,9 tỷ USD năm 1986 lên 84,7 năm 2006. trong đó kim ngạch xuất khẩu tăng 57 lần sau 20 năm, từ 789 triệu USD năm 1986 lên 44,9 tỷ năm 2006, bình quân tăng trưởng 20%/ năm. hàng hoá Việt Nam đã có mặt ở hơn 100 quốc gia trên thế giới, trong đó các thị trường chủ yếu là Hoa Kỳ (18%), EU (17%) và ASEAN (16,8%)(5) . Lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng đạt những thành tựu to lớn, vượt ra khỏi khuôn khổ của lượng vốn được các công ty nước ngoài đem đến Việt Nam đầu tư kinh doanh. Lượng vốn FDI chiếm khoảng 20% tổng lượng vốn đầu tư xã hội hằng năm, góp phần nâng cao tổng lượng vốn đầu tư xã hội so với GDP lên tới 40% trong những năm gần đây, là một trong những nền kinh tế có tỷ lệ đầu tư / GDP cao nhất thế giới. Đặc biệt là ngay sau khi Việt Nam gia nhập WTO, xu hướng vốn FDI vào Việt Nam có dấu hiệu gia tăng rõ rệt trong năm 2007. Tổng FDI còn hiệu lực cộng dồn giai đoạn 1998- 2007 là 77.8 tỷ USD. Nguồn vốn FDI năm 2005 là 4.2 tỷ USD, thì năm 2006 là 10.2 tỷ USD (6) . Hơn nữa, hiện nay, bước đầu các doanh nghiệp Việt Nam đã có một số dự án đầu tư ra nước ngoài. Với những thành quả trên, một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp đánh dấu bước chuyển quan trọng của kinh tế Việt Nam là cán cân thanh toán quốc tế có thặng dư khá, (5) Bùi Tất Thắng, Kinh tế Việt Nam đến năm 2020: tầm nhìn và triển vọng - Tạp chí nghiên cứu kinh tế. Số 356, tháng 1/2008. Tr4. (6) Bùi Tất Thắng, Kinh tế Việt Nam đến năm 2020: tầm nhìn và triển vọng - Tạp chí nghiên cứu kinh tế. Số 356, tháng 1/2008. Tr5. dự trữ ngoại tệ tăng từ gần 12 tuần nhập khẩu vào cuối năm 2006 lên gần 20 tuần nhập khẩu vào cuối năm 2007, đáp ứng được nhu cầu về ngoại tệ và bình ổn thị 19
  20. trường ngoại hối. Nợ của chính phủ và nợ nước ngoài của quốc gia vẫn duy trì ở mức kiểm soát được. Sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, mở cửa nền kinh tế chủ động tham gia hội nhập quốc tế, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng mang tính lịch sử. Từ tình trạng trì trệ và khủng hoảng của nền kinh tế, kế hoạch hoá tập trung, Việt Nam đã chuyển mình để trở thành một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm thuộc loại cao trên thế giới (khoảng 7.5 %/năm) trong suốt hai thập niên qua. Năm 2007, GDP tăng 8.48%, cao nhất trong 10 năm trở lại gần đây. Quy mô GDP của Việt Nam năm 2006 là 60.8tỷ USD, đứng thứ 57 trong số 183 nền kinh tế. Mặc dù vậy, do điểm xuất phát thấp và dân số đông (84 triệu người - là nước đông dân đứng thứ 13 trên thế giới và thứ nhì ở Đông Nam Á), nên Việt Nam vẫn thuộc nhóm những nước nghèo tính theo chỉ tiêu GDP bình quân đầu người. Theo Ngân hàng Thế giới, nước có thu nhập thấp là nước có mức trung bình bình quân GDP đầu người thấp hơn 765 USD (năm 2003). Nếu theo thời giá hiện nay, con số này khoảng 875 USD/ người. Năm 2007, GDP/ người tính theo giá thực tế của Việt Nam ước đạt khoảng 835 USD(7) , tức là chưa ra khỏi tình trạng nước nghèo. 1.2.2.2.Mở rộng quan hệ thương mại song phương với nhiều nước. Việt Nam đã mở rộng quan hệ đối ngoại song phương với nhiều nước.Năm 2001, đã ký kết hiệp định thương mại song phương Việt Nam- Hoa Kỳ, bao gồm nhiều nội dung thương mại hàng hoá: Sở hữu trí tuệ, thương mại dịch vụ và phát triển quan hệ đầu tư. Vấn đề tạo thuận lợi cho kinh doanh tính minh bạch, công khai và quyền khiếu kiện cũng là những nội dung trong kỳ thoả thuận trong hiệp định phù hợp với nguyên tắc của WTO. Đại hội Đảng VII, năm 1991 đã đề ra cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000, đề ra đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hoá, đa (7) Bùi Tất Thắng, Kinh tế Việt Nam đến năm 2020: tầm nhìn và triển vọng - Tạp chí nghiên cứu kinh tế. Số 356, tháng 1/2008. Tr3. phươnghoá theo chủ trương “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2