intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sỹ Công nghệ thông tin: Xây dựng hệ thống thông tin đất đai tích hợp dữ liệu với quy mô huyện lỵ

Chia sẻ: Nguyennghe Nguyennghe | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:120

170
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sỹ Công nghệ thông tin "Xây dựng hệ thống thông tin đất đai tích hợp dữ liệu với quy mô huyện lỵ" được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu các văn bản pháp quy về đất đai, nghiên cứu, khảo sát hiện trạng dữ liệu và công tác quản lý đất đai thực tế tại Đồng Nai. Từ đó đề tài đã đề xuất xây dựng được cơ sở dữ liệu đất đai theo mô hình tập trung, xây dựng phần mềm đăng ký cấp giấy chứng nhận,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sỹ Công nghệ thông tin: Xây dựng hệ thống thông tin đất đai tích hợp dữ liệu với quy mô huyện lỵ

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG BÙI VĂN DŨNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT ĐAI TÍCH HỢP DỮ LIỆU VỚI QUY MÔ HUYỆN LỴ LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Đồng Nai, năm 2012
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG BÙI VĂN DŨNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT ĐAI TÍCH HỢP DỮ LIỆU VỚI QUY MÔ HUYỆN LỴ Chuyên ngành: Công nghệ thông tin Mã số: 60.48.02.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN VĂN LĂNG Đồng Nai, năm 2012
  3. LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này, Tôi đã nhận được sự giúp đỡ vô cùng to lớn của quý thầy cô Trường Đại học Lạc Hồng, cơ quan, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Tôi xin tỏ lòng biết ơn chân thành đến: PGS.TS. Trần Văn Lăng, người thầy đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu thực hiện đề tài; Tập thể quý thầy cô trực tiếp giảng dạy lớp Cao học khóa 2 - ngành Công nghệ Thông tin đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu tại Trường Đại học Lạc Hồng; Ban lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai đã tạo điều kiện tốt cho tôi được được tiếp cận nghiên cứu thực tế công tác quản lý nhà nước về đất đai; Đặc biệt là gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và các bạn học viên lớp Cao học khóa 2 ngành Công nghệ thông tin đã ủng hộ, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn! Đồng Nai, tháng 9 năm 2012 Học viên Bùi Văn Dũng
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Xây dựng hệ thống thông tin đất đai tích hợp dữ liệu với quy mô huyện lỵ” này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu sử dụng trong luận văn và các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực. Đồng Nai, tháng 9 năm 2012 Học viên Bùi Văn Dũng
  5. TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngày nay, trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nền kinh tế chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, phát triển theo cơ chế thị trường kéo theo nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng lên một cách nhanh chóng, tình hình biến động đất đai của các địa phương trong cả nước cũng ngày một đa dạng và phức tạp. Đặc biệt, ở các khu vực đang đô thị hóa rất nhiều biến động về chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích, thu hồi, giao đất, thế chấp... diễn ra rất sôi động. Vì vậy ngành quản lý đất đai cần phải có một hệ thống thông tin quản lý, cập nhật thông tin, dữ liệu một cách thường xuyên, đầy đủ và chính xác. Đề tài “Xây dựng hệ thống thông tin đất đai tích hợp dữ liệu với quy mô huyện lỵ” được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu các văn bản pháp quy về đất đai, nghiên cứu, khảo sát hiện trạng dữ liệu và công tác quản lý đất đai thực tế tại Đồng Nai. Từ đó đề tài đã đề xuất xây dựng được CSDL đất đai theo mô hình tập trung, xây dựng phần mềm đăng ký cấp giấy chứng nhận, cập nhật biến động đất đai và WebGis đất đai hỗ trợ công tác quản lý đất đai đến cấp xã và hỗ trợ nhu cầu tra cứu thông tin của tổ chức và các nhân. Đề tài đã nghiên cứu, ứng dụng công nghệ phù hợp với đinh hướng của Bộ Tài nguyên và Môi trường như công nghệ nền GIS của Esri và hệ quản trị CSDL Oracle nên khả năng quản lý dữ liệu không gian (dữ liệu bản đồ), dữ liệu phi không gian (thông tin thuộc tính) rất lớn. Kết quả đạt được của đề tài sẽ giúp các cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai ở địa phương thực hiện các tác nghiệp về quản lý, cập nhật biến động, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giải quyết về hồ sơ đất đai phục vụ người dân và doanh nghiệp một cách nhanh chóng, chính xác và thuận tiện.
  6. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN TÓM TẮT LUẬN VĂN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU ................................................................................... 1 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................... 1 1.2. TÍNH CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .......................................................... 1 1.3. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................. 3 1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu: ........................................................................... 3 1.3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ...................................................... 3 1.3.2.1. Đối tượng nghiên cứu: .................................................................. 3 1.3.2.2. Phạm vi nghiên cứu: ..................................................................... 3 1.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: ................................................................... 3 1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 4 1.6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN VĂN............. 4 1.6.1. Ý nghĩa khoa học của luận văn:........................................................... 4 1.6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn: ........................................................... 5 1.7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN ......................................................................... 5 CHƯƠNG II: TỔNG QUAN ......................................................................... 7 2.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ NGOÀI NƯỚC ... 7 2.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới: ..................................................... 7 2.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước: ....................................................... 7 2.2. KHU VỰC NGHIÊN CỨU ..................................................................... 8 2.3. CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỂ XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT ĐAI9 2.4. HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ ..................................................... 10 2.4.1. Giới thiệu hệ thống thông tin địa lý ................................................... 10 2.4.2. Các định nghĩa về GIS ....................................................................... 11 2.4.3. Các thành phần của GIS .................................................................... 12 2.4.4. Một số ứng dụng của GIS .................................................................. 14
  7. CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH YÊU CẦU HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT ĐAI.................................................................................................................. 15 3.1. KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG .................................................................. 15 3.1.1. Hiện trạng hạ tầng mạng .................................................................... 15 3.1.2. Hiện trạng dữ liệu đất đai .................................................................. 15 3.1.3. Hiện trạng các quy trình nghiệp vụ ................................................... 16 3.1.3.1. Các quy trình nghiệp vụ ở cấp tỉnh ............................................. 16 3.1.3.2. Các quy trình nghiệp vụ ở cấp huyện.......................................... 20 3.2. PHÂN TÍCH YÊU CẦU VỀ DỮ LIỆU ............................................... 22 3.2.1. Dữ liệu không gian ............................................................................ 22 3.2.2. Dữ liệu thuộc tính .............................................................................. 23 3.2.3. Yêu cầu tối thiểu của cơ sở dữ liệu: .................................................. 23 3.3. PHÂN TÍCH YÊU CẦU VỀ CHỨC NĂNG CỦA HỆ THỐNG ....... 24 3.3.1. Yêu cầu chung của hệ thống .............................................................. 24 3.3.2. Yêu cầu các chức năng. ..................................................................... 25 3.3.2.1. Phần mềm đăng ký cấp giấy chứng nhận và cập nhật thông tin biến động đất đai. ..................................................................................... 25 3.3.2.2. WebGis đất đai ............................................................................ 26 3.4. PHÂN TÍCH VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG .......................................................................................................... 26 3.4.1. Microsoft Visual Studiol và Visual Basic .NET ............................... 26 3.4.2. ArcGis Engine ................................................................................... 27 3.4.2.1. Tổng quan về ArcGis Engine ...................................................... 27 3.4.2.2. ArcGIS Engine Developer Kit ..................................................... 28 3.4.2.3. ArcGIS Engine Runtime .............................................................. 28 3.4.2.4. Giao diện lập trình ứng dụng (APIs) được ArcGIS Engine hỗ trợ .................................................................................................................. 29 3.4.3. ArcGis Server .................................................................................... 29 3.4.4. Silverlight........................................................................................... 32 3.4.4.1. Các đặc tính của Silverlight ........................................................ 32 3.4.4.2. ArcGIS API for Silverlight .......................................................... 33 3.4.5. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle ........................................................ 33 3.5.4.1. Cấu trúc của database ................................................................ 34 3.4.6. Lựa chọn công nghệ........................................................................... 36 CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT ĐAI .................................................................................................................. 37 4.1. THIẾT KẾ TỔNG THỂ ........................................................................ 37
  8. 4.1.1. Phạm vi hệ thống ............................................................................... 37 4.1.2. Mô hình tổng thể hệ thống ................................................................. 39 4.1.3. Mô hình cơ sở dữ liệu ........................................................................ 40 4.1.4. Mô hình vận hành hệ thống ............................................................... 41 4.2. THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU ............................................................... 43 4.2.1. Thiết kế CSDL thuộc tính .................................................................. 43 4.2.1.1. Mô hình quan hệ.......................................................................... 43 4.2.1.2. Mô tả chi tiết các bảng thuộc tính ............................................... 50 4.2.2. Thiết kế CSDL không gian ................................................................ 50 4.3. THIẾT KẾ CÁC CHỨC NĂNG PHẦN MỀM ĐĂNG KÝ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN VÀ CẬP NHẬT THÔNG TIN BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI.................................................................................................................. 53 4.3.1. Nhóm chức năng hệ thống ................................................................. 53 4.3.1.1. Thiết lập cấu hình kết nối cơ sở dữ liệu ...................................... 53 4.3.1.2. Đăng nhập hệ thống .................................................................... 53 4.3.2. Nhóm chức năng quản trị người dùng ............................................... 54 4.3.3. Nhóm chức năng quản lý danh mục .................................................. 54 4.3.4. Nhóm chức năng tìm kiếm thông tin ................................................. 54 4.3.4.1. Tìm kiếm thông tin thửa đất trực tiếp trên bản đồ ...................... 54 4.3.4.2. Tìm kiếm thông tin thửa đất theo dữ liệu thuộc tính ................... 56 4.3.4.3. Tìm kiếm thông tin về hồ sơ ........................................................ 59 4.3.5. Nhóm chức năng đăng ký, xử lý, cập nhật biến động đất đai ........... 59 4.3.5.1. Tiếp nhận đăng ký biến động; ..................................................... 60 4.3.5.2. Nhập đơn đăng ký biến động; ..................................................... 64 4.3.5.3. Xử lý biến động; .......................................................................... 66 4.3.5.4. Kê khai đăng ký sau xử lý biến động (đối với các trường hợp biến động có thay đổi số hiệu thửa); ................................................................ 69 4.3.5.5. In giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; ...................................... 72 4.3.5.6. Trả kết quả và kết thúc hồ sơ. ..................................................... 75 4.3.6. Nhóm chức năng quản lý biến động đất đai ...................................... 77 4.3.6.1. Quản lý biến động đất đai ........................................................... 77 4.3.6.2. Tra cứu lịch sử thửa đất .............................................................. 79 4.3.7. Nhóm chức năng thống kê, tổng hợp................................................. 80 4.3.7.1. Nhóm chức năng tạo sổ bộ địa chính .......................................... 80 4.3.7.2. Thống kê đất đai .......................................................................... 80 4.4. THIẾT KẾ WEBGIS ĐẤT ĐAI ........................................................... 80 4.4.1. Chức năng chọn đơn vị hành chính ................................................... 81 4.4.2. Các chức năng tương tác trên bản đồ ................................................ 81 4.4.3. Xem thông tin đối tượng không gian ................................................. 81
  9. 4.4.4. Tìm kiếm thông tin thửa đất .............................................................. 82 4.4.5. Tra cứu kết quả xử lý hồ sơ biến động .............................................. 82 4.4.6. Tra cứu thông tin lịch sử thửa đất ...................................................... 82 4.4.7. Thống kê, tổng hợp thông tin đất đai................................................. 82 4.5. TÍCH HỢP DỮ LIỆU ............................................................................ 83 CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................. 85 5.1. KẾT QUẢ - KẾT LUẬN ......................................................................... 85 5.1.1 Kết quả đạt được của đề tài: ............................................................... 85 5.1.2. Ưu điểm và hạn chế của đề tài:.......................................................... 85 5.1.3. Kết luận:............................................................................................. 86 5.2. KIẾN NGHỊ - HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO .......................... 86 5.2.1. Kiến nghị: .......................................................................................... 86 5.2.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo: ............................................................. 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  10. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TNMT Tài nguyên và Môi trường GCN Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất VPĐK Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất P.ĐKTNMT Phòng Đăng ký tài nguyên và môi trường CSDL Cơ sở dữ liệu GIS Geographic Information System (Hệ thống thông tin địa lý) CNTT Công nghệ thông tin CC.QLĐĐ Chi cục Quản lý đất đai BĐĐC Bản đồ địa chính
  11. DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1: Mô tả lớp ranh thửa ..................................................................................52 Bảng 4.2: Mô tả lớp giao thông hiện trạng ...............................................................52 Bảng 4.3: Mô tả lớp thủy văn hiện trạng ..................................................................53 Bảng 4.4: Mô tả lớp lịch sử thửa đất .........................................................................53
  12. DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai ................................9 Hình 2.2: Định hướng phát triển của khoa học GIS .................................................10 Hình 2.3: Các thành phần của GIS ............................................................................12 Hình 3.1: Mô hình mạng máy tính của ngành TNMT tỉnh Đồng Nai ......................15 Hình 3.2 : Các thành phần của CSDL đất đai ...........................................................22 Hình 3.3: Các thành phần của ArcGis Engine ..........................................................27 Hình 3.4: Chức năng của ArcGis Engine và ArcGis Engine Runtime .....................28 Hình 3.5: Các thành phần của hệ thống ArcGIS Server ...........................................30 Hình 3.6: Các hướng phát triển ứng dụng ArcGIS Server ........................................31 Hình 3.7: Cấu trúc database ......................................................................................34 Hình 3.8: Quan hệ giữa tablespace và datafile ..........................................................35 Hình 4.1: Mô hình phạm vi của hệ thống .................................................................38 Hình 4.2: Mô hình kiến trúc tổng thể hệ thống thông tin đất đai ..............................39 Hình 4.3: Mô hình cơ sở dữ liệu đất đai ...................................................................40 Hình 4.4: Mô hình vận hành hệ thống ......................................................................42 Hình 4.5: Mô hình quan hệ nhóm dữ liệu “Hệ thống” ..............................................44 Hình 4.6: Mô hình quan hệ nhóm dữ liệu “Danh mục” ............................................45 Hình 4.7: Mô hình quan hệ nhóm dữ liệu “Hồ sơ” ...................................................46 Hình 4.8: Mô hình quan hệ nhóm dữ liệu “Hồ sơ” tiếp theo ....................................47 Hình 4.9: Mô hình quan hệ nhóm dữ liệu “Lưu trữ” ................................................48 Hình 4.10: Mô hình quan hệ nhóm dữ liệu “Lịch sử” ..............................................49 Hình 4.11: Màn hình tổ chức lưu trữ CSDL không gian ..........................................51 Hình 4.12: Mô hình tổ chức CSDL không gian ........................................................51 Hình 4.13: Cấu trúc CSDL không gian .....................................................................52 Hình 4.14: Sơ đồ tuần tự chức năng tìm kiếm thông tin thửa đất trên bản đồ ..........55 Hình 4.15: Màn hình tìm kiếm thông tin thửa đất trên bản đồ .................................55 Hình 4.16: Sơ đồ tuần tự chức năng tìm kiếm thông tin thửa đất theo thuộc tính ....57 Hình 4.17: Màn hình tìm kiếm thửa đất theo thông tin tờ, thửa ...............................57 Hình 4.18: Màn hình kết quả tìm kiếm .....................................................................58 Hình 4.19: Sơ đồ các bước công việc đăng ký, xử lý hồ sơ biến động .....................59 Hình 4.20: Sơ đồ tuần tự chức năng tiếp nhận hồ sơ ................................................61 Hình 4.21: Màn hình chức năng quản lý hồ sơ đã tiếp nhận ....................................61 Hình 4.22: Màn hình chức năng nhập thông tin hồ sơ ..............................................62 Hình 4.23: Màn hình biên nhận hồ sơ .......................................................................62 Hình 4.24: Sơ đồ tuần tự chức năng nhập đơn đăng ký ............................................64 Hình 4.25: Màn hình theo dõi hồ sơ đang chờ nhập đơn đăng ký ............................65 Hình 4.26: Sơ đồ tuần tự chức năng nhập đơn đăng ký ............................................67 Hình 4.27: Màn hình chức năng quản lý hồ sơ chờ xử lý .........................................67 Hình 4.28: Sơ đồ tuần tự chức năng kê khai đăng ký thửa đất sau biến động ..........70 Hình 4.29: Màn hình chức năng quản lý các hồ sơ có thửa đất cần đăng ký............70 Hình 4.30: Màn hình danh sách thửa đất cần đăng ký ..............................................71 Hình 4.31: Màn hình chức năng kê khai thửa đất .....................................................71 Hình 4.32: Sơ đồ tuần tự chức năng in GCN ............................................................73 Hình 4.33: Màn hình chức năng quản lý danh sách hồ sơ đang chờ in GCN ...........73 Hình 4.34: Màn hình chức năng nhập thông tin GCN ..............................................74
  13. Hình 4.35: Màn hình trang in GCN ..........................................................................74 Hình 4.36: Sơ đồ tuần tự chức năng trả kết quả hồ sơ ..............................................76 Hình 4.37: Màn hình chức năng trả kết quả hồ sơ ....................................................76 Hình 4.38: Sơ đồ tuần tự chức năng quản lý biến động đất đai ................................77 Hình 4.39: Màn hình chức năng quản lý biến động đất đai ......................................78 Hình 4.40: Sơ đồ tuần tự chức năng tra cứu lịch sử thửa đất ....................................79 Hình 4.41: Màn hình chức năng tra cứu lịch sử thửa đất ..........................................79 Hình 4.42: Mô hình hoạt động của WebGis Đất đai .................................................81 Hình 4.43: Giao diện chính WebGis Đất đai ............................................................82 Hình 4.44: Mô hình tích hợp CSDL đất đai ..............................................................83
  14. 1 CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng. Điều 18, Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam qui định: ”Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả”[3]. Do đó, công tác quản lý nhà nước về đất đai cần phải nắm chắc các thông tin về đất đai như vị trí, diện tích, chủ sử dụng, mục đích sử dụng, loại đất, hình thể thửa đất, để phục vụ tốt công tác quản lý nhà nước, quản lý chuyên ngành và đáp ứng mọi nhu cầu hoạt động của dân cư, tài chính - ngân hàng, kinh tế - xã hội, kế hoạch, pháp luật... Trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nền kinh tế chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần phát triển theo cơ chế thị trường kéo theo nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng lên một cách nhanh chóng, tình hình biến động đất đai của các địa phương trong cả nước cũng ngày một đa dạng và phức tạp. Đặc biệt, ở các khu vực đang đô thị hóa rất nhiều biến động về chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích, thu hồi, giao đất, thế chấp... diễn ra rất sôi động. Vì vậy ngành quản lý đất đai cần phải có một công cụ quản lý, cập nhật thông tin, dữ liệu một cách thường xuyên, đầy đủ và chính xác. Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin đã đưa tin học thâm nhập sâu vào nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội. Hệ thống thông tin địa lý (GIS) là một trong những ứng dụng rất có giá trị của công nghệ tin học, việc nghiên cứu và phát triển ứng dụng dựa trên nền tảng công nghệ GIS sẽ giúp ta dễ dàng xây dựng một hệ thống thông tin đất đai phục vụ hiệu quả công tác quản lý nhà nước. 1.2. TÍNH CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong những năm qua, ngành Tài nguyên và Môi trường không ngừng nỗ lực trong việc xây dựng một hệ thống thông tin hiện đại nhằm đáp ứng các mục tiêu quản lý Nhà nước về đất đai theo hướng xây dựng Chính phủ điện tử và thực hiện
  15. 2 chủ trương kinh tế hóa của ngành. Kết quả có nhiều phần mềm quản lý đất đai được nhiều đơn vị trong nước nghiên cứu xây dựng, các hệ thống cơ bản đều được xây dựng và hoàn thiện trên cơ sở luật hiện hành. Tuy nhiên, các phần mềm hầu như được thiết kế rất lâu nên thường chỉ giải quyết một số công việc kỹ thuật cụ thể hoặc một vài khâu trong mắt xích điều hành mà chưa mang tính chất là một hệ thống quản lý, điều hành, hỗ trợ ra quyết định cho cấp lãnh đạo và đáp ứng nhu cầu tra cứu thông tin của nhân dân qua mạng Internet; hơn nữa, với thiết kế mô hình CSDL hiện tại chưa đáp ứng được tính chia sẻ trực tuyến và đồng bộ CSDL giữa các cấp theo thời gian thực. Do đó, dẫn đến cơ sở liệu không thống nhất theo hệ thống tham chiếu không gian và không được cập nhật thường xuyên; dữ liệu thuộc tính vừa thiếu vừa không đáp ứng đúng yêu cầu; sự trùng lắp thông tin vẫn thường tồn tại. Ngoài ra, ở cấp quản lý vi mô cụ thể là ở cấp phường, xã thì hầu như vẫn sử dụng phương thức quản lý đất đai dưới dạng giấy nên bộc lộ nhiều hạn chế như mất nhiều thời gian, thông tin xử lý thiếu chính xác do không cập nhật kịp thời,… gây ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước. Hiện nay, Bộ TNMT đã chỉ đạo Sở TNMT các tỉnh triển khai thực hiện xây dựng và hoàn thiện dữ liệu đất đai theo Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT và Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường [6,7]. Tuy nhiên, để kết quả của việc xây dựng dữ liệu đất đai được đưa vào sử dụng hiệu quả, cần phải xây dựng một hệ thống phần mềm đáp ứng được các yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai như đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; cập nhật, chỉnh lý biến động thường xuyên; thống kê, tổng hợp, hỗ trợ ra quyết định cho các cấp Lãnh đạo;...Đồng thời hỗ trợ cung cấp thông tin đất đai trên trang thông tin điện tử phục vụ nhu cầu tra cứu thông tin của tổ chức và cá nhân. Xuất phát từ tình hình thực tế trên và tính cấp thiết hiện nay trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, việc ứng dụng CNTT và GIS vào công tác quản lý đất đai là cần thiết thông qua đề tài “Xây dựng hệ thống thông tin đất đai tích hợp dữ liệu với quy mô huyện lỵ”
  16. 3 1.3. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu: Xây dựng hệ thống thông tin đất đai nhằm quản lý quyền sử dụng đất, quản lý biến động đất đai đồng thời hỗ trợ ra quyết định cho các cấp lãnh đạo. - Phục vụ cho công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức và cá nhân; - Cập nhật và quản lý biến động đất đai đồng bộ dữ liệu giữa cấp huyện và tỉnh; - Hỗ trợ ra quyết định cho các cấp lãnh đạo và cung cấp thông tin đất đai trên trang thông tin điện tử phục vụ nhu cầu tra cứu thông tin của nhân dân. 1.3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 1.3.2.1. Đối tượng nghiên cứu: - Luật Đất đai 2003 và các văn bản pháp quy hiện hành về quản lý đất đai; - Xây dựng phần mềm đăng ký cấp GCN và cập nhật thông tin biến động đất đai và trang thông tin điện tử thông tin đất đai; 1.3.2.2. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Luận văn chỉ đi sâu nghiên cứu các quy định về chuẩn dữ liệu địa chính và hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính để từ đó nghiên cứu xây dựng phần mềm đăng ký cấp GCN và cập nhật thông tin biến động đất đai và trang thông tin điện tử thông tin đất đai. Phạm vi về lãnh thổ nghiên cứu: Đề tài giới hạn nghiên cứu dữ liệu quản lý thực tế về đất đai trên địa bàn huyện Long Thành - tỉnh Đồng Nai. 1.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: - Nghiên cứu thiết kế mô hình và CSDL đất đai; - Thiết kế phần mềm đăng ký cấp GCN và cập nhật thông tin biến động đất đai;
  17. 4 - Đưa ra giải pháp đồng bộ dữ liệu giữa cấp huyện và tỉnh; - Thiết kế trang thông tin điện tử thông tin đất đai (WebGis đất đai) phục vụ công tác quản lý đất đai của cấp địa chính xã và nhu cầu tra cứu thông tin của nhân dân; hỗ trợ ra quyết định cho các cấp lãnh đạo trong lĩnh vực quản lý đất đai; - Tích hợp dữ liệu thực tế về quản lý đất đai của huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. 1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phân tích, áp dụng luật Đất đai 2003 và các văn bản pháp quy về quản lý đất đai, đồng thời đồng thời nghiên cứu đúc kết kinh nghiệm từ các phần mềm quản lý đất đai hiện có; - Khảo sát các quy trình tác nghiệp có liên quan đến công tác quản lý đất đai: như quy trình đăng ký cấp giấy chứng nhận, quy trình cập nhật biến động thông tin thửa đất,… - Áp dựng mô hình Geodatabase trong việc thiết kế CSDL không gian. - Nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ nền để phát triển hệ thống như: ArcGIS Server, ArcSDE, ArcGIS Engine của ESRI; Visual Studio.Net, Silverlight của Microsoft; hệ quản trị CSDL Oracle. - Kế thừa kết quả xây dựng dữ liệu địa chính của huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai để tích hợp thử nghiệm vào hệ thống. 1.6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN VĂN 1.6.1. Ý nghĩa khoa học của luận văn: Việc xây dựng hệ thống thông tin đất đai trên nền tảng công nghệ GIS đã giúp cho công tác quản lý nhà nước về đất đai được thực hiện trên môi trường công nghệ hiện đại, khoa học thay thế cho phương thức quan lý truyền thống (quản lý trên giấy). Qua hệ thống việc quản lý, cập nhật, chỉnh lý biến động thường xuyên được thực hiện qua mạng máy tính sẽ giúp cho công tác quản lý nhà nước về đất đai thống nhất, đồng bộ từ cấp tỉnh đến cấp xã. Đây là tiền đề quan trọng để hướng đến hoàn thiện hệ thống thông tin về đất đai hiện đại, minh bạch, phục vụ việc chia sẻ
  18. 5 thông tin nhanh cho các cơ quan nhà nước; đáp ứng nhu cầu tra cứu thông tin đất đai cho người dân và doanh nghiệp qua môi trường mạng máy tính. 1.6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn: Luận văn xây dựng phương pháp luận và xây dựng phần mềm quản lý đất đai dựa trên cơ sở luật hiện hành về lĩnh vực quản lý đất đai tại Việt Nam, tích hợp thí điểm dữ liệu thực tế tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai nên có thể ứng dụng cho các đơn vị hành chính khác trong nước. Luận văn đã nghiên cứu ứng dụng công nghệ nền GIS và hệ quản trị CSDL Oracle nên khả năng quản lý dữ liệu không gian (dữ liệu bản đồ), dữ liệu phi không gian (thông tin thuộc tính) rất lớn. Kết quả đạt được sẽ giúp các cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai ở địa phương thực hiện các tác nghiệp về quản lý, cập nhật biến động, cấp GCN và giải quyết về hồ sơ đất đai phục vụ người dân và doanh nghiệp một cách nhanh chóng, chính xác và thuận tiện. 1.7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN Đề tài: “Xây dựng hệ thống thông tin đất đai tích hợp dữ liệu với quy mô huyện lỵ” được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu các văn bản pháp quy về quản lý đất đai; nghiên cứu hệ thống thống thông tin địa lý và lựa chọn công nghệ phù hợp để xây dựng hệ thống. Nội dung trình bày của luận văn bao gồm 05 chương: CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU Nội dung chương này trình bày: đặt vấn đề; tính cần thiết của đề tài; mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu; nội dung nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu; ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn. CHƯƠNG II: TỔNG QUAN Chương này trình bày khái quát tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới; khái quát những vấn đề cơ bản của khu vực nghiên cứu; các cơ sở pháp lý áp dụng để xây dựng hệ thống thông tin đất đai; tổng quan về hệ thống thông tin địa lý. CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH YÊU CẦU HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT ĐAI
  19. 6 Nội dung chính của chương này tập trung vào: Khảo sát hiện trạng về quản lý đất đai; phân tích nhu cầu về dữ liệu; phân tích nhu cầu chức năng; giới thiệu và lựa chọn công nghệ nền để phát triển hệ thống. CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐẤT Nội dung chính của chương này tập trung vào: nghiên cứu phân tích, thiết kế tổng thể về kiến trúc hệ thống; thiết kế CSDL; phân tích thiết kế các chức năng của hệ thống; tích hợp dữ liệu thí nghiệm ở huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. CHƯƠNG V: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ Trình bày kết quả đạt được của đề tài, phân tích ưu điểm và hạn chế của đề tài, từ đó đưa ra kết luận, kiến nghị và hướng nghiên cứu tiếp theo.
  20. 7 CHƯƠNG II: TỔNG QUAN 2.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ NGOÀI NƯỚC 2.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới: Các nước phát triển như Mỹ, Pháp, Canada, Australia, Nhật Bản,..từ năm 1996 đến nay, đã tiến hành nghiên cứu khả thi về hệ thống CSDL không gian thống nhất toàn cầu mang tên GSDI (Global Spatial Data Infrastructure) với khả năng thu nhận, lưu trữ, truy cập, xử lý phân tích và cung cấp thông tin cần thiết để hỗ trợ cho nhiều lĩnh vực khác nhau. Hiện nay, hầu hết các nước Châu Á đang tham gia chương trình “Cơ sở hạ tầng về thông tin địa lý khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (GIS Infrastructure for Asia and the Pacific) do Liên Hiệp Quốc chủ trì. Bộ TNMT được Chính Phủ cho phép là cơ quan đại diện cho Việt Nam tham gia các chương trình hoạt động quốc tế này [16]. Điều này cho thấy việc áp dụng công nghệ GIS để xây dựng Hệ thống thông tin đất đai (LIS – Land Information System) là nhu cầu rất lớn và được nhiều nước quan tâm. Tại hội nghị khoa học "Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế nhằm xây dựng hệ thống quản lý đất đai hiện đại tại Việt Nam" được tổ chức ngày 10/9/2010 tại Hà Nội, một số nước cũng đã chia sẻ sự thành công trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý đất đai như: Đăng ký đất, định giá đất và hệ thống thông tin đất đai Thuỵ Điển; Ứng dụng công nghệ số trong quản lý đất đai ở Hà Lan; Quy hoạch sử dụng đất, phát triển quỹ đất và bồi thường về đất đai của Hàn Quốc; Quy hoạch sử dụng đất của Trung Quốc. 2.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước: Ở Việt Nam trong thời gian qua cũng có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng một hệ thống thông tin đất đai hiện đại như: chương trình hợp tác Việt Nam - Thụy Điển về “nâng cao năng lực quản lý nhà nước về Đất đai và Môi trường”; Chương trình "Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm hoàn thiện, hiện đại hóa hệ thống quản lý Nhà nước về đất đai, đảm bảo sử dụng đất hiệu quả, hài hòa giữa các lợi ích, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững và bảo vệ môi trường"; Dự án hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai Việt Nam (VLAP).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2