intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn " Tiểu thuyết của các nhà văn nữ Nam Bộ đầu thế kỉ XX, nhìn từ phê bình xã hội học "

Chia sẻ: Bút Màu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:55

152
lượt xem
29
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong thế kỉ XX, một cách cơ bản nhất, có thể tạm chia lí luận phê bình phương Tây theo ba khuynh hướng chính: Tâm lí học văn học, Ngôn ngữ học văn học, Xã hội học văn học. Nếu khuynh hướng tâm lí học văn học và ngôn ngữ học văn học xuất hiện tương đối gần đây và còn nhiều biến đổi cho đến hôm nay; thì xã hội học văn học có nguồn gốc xa hơn với dòng chảy lâu đời và những dịch chuyển khác nhau. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn " Tiểu thuyết của các nhà văn nữ Nam Bộ đầu thế kỉ XX, nhìn từ phê bình xã hội học "

  1. Luận văn Tiểu thuyết của các nhà văn nữ Nam Bộ đầu thế kỉ XX, nhìn từ phê bình xã hội học
  2. MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG DẪN NHẬP 1 1. Lý do chọn đề tài:............................................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề: ................................................................................................................ 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:.................................................................................... 7 4. Phương pháp nghiên cứu:................................................................................................. 8 5. Kết cấu khóa luận:............................................................................................................. 8 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG............................................................................. 10 1.1 Phê bình Xã hội học- quan niệm và phương pháp..................................................... 10 1.1.1. Phê bình Xã hội học, các quan niệm chính...................................................................... 10 1.1.2. Phê bình Xã hội học, các phương pháp tiếp cận.............................................................. 12 1.1 Đặc điểm xã hội và đặc điểm văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX................................ 14 1.1.1 Đặc điểm xã hội............................................................................................................... 14 1.1.2 Đặc điểm văn học............................................................................................................ 16 1.2 Nhà văn nữ Nam Bộ đầu thế kỉ XX- Một hiện tượng xã hội đáng chú ý................. 18 1.2.1 Những thức tỉnh buổi giao thời....................................................................................... 18
  3. 1.2.2 Những đóa hoa vươn mình.............................................................................................. 19 CHƯƠNG 2: TIỂU THUYẾT CỦA CÁC NHÀ VĂN NỮ NAM BỘ ĐẦU THẾ KỈ XX: TỪ CẤU TRÚC XÃ HỘI ĐẾN CẤU TRÚC Ý NGHĨA....................................................................................... 22 2.1 Đời sống Nam Bộ trong sự chuyển động từ truyền thống sang hiện đại.................. 22 2.1.1 Những khuôn khổ truyền thống...................................................................................... 22 2.1.2 Những tín hiệu hiện đại................................................................................................... 26 2.2 Thông điệp về khả năng gắn kết của con người......................................................... 32 2.2.1 Sự thay đổi các giá trị đạo đức xã hội.............................................................................. 32 2.2.2 Nguy cơ “lung lay” các chuẩn mực gia đình................................................................... 37 2.3 Ý thức nữ quyền và cuộc kiếm tìm vị thế người nữ.................................................... 43 2.3.1 Ý thức nữ quyền.............................................................................................................. 43 2.3.2 Cuộc kiếm tìm vị thế người nữ........................................................................................ 46 CHƯƠNG 3: TIỂU THUYẾT CỦA CÁC NHÀ VĂN NỮ NAM BỘ ĐẦU THẾ KỈ XX: NHỮNG CẤU TRÚC NGHỆ THUẬT TƯƠNG ỨNG................................................................................... 53 3.1 Cấu trúc cốt truyện........................................................................................................ 53 3.1.1 Cốt truyện đa dạng, phong phú....................................................................................... 53 3.1.2 Cốt truyện mang đậm tính công thức.............................................................................. 57 3.2 Cấu trúc nhân vật.......................................................................................................... 60
  4. 3.2.1 Nhân vật đời thường....................................................................................................... 61 3.2.2 Nhân vật có tính khuôn mẫu............................................................................................ 65 3.3 Cấu trúc diễn ngôn........................................................................................................ 70 3.3.1 Ngôn ngữ đậm sắc thái Nam Bộ...................................................................................... 71 3.3.2 Giọng điệu mang đậm dấu ấn của tiểu thuyết buổi giao thời.......................................... 75 KẾT LUẬN................................................................................................................................ 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................ 84
  5. 1.1 Phê bình Xã hội học- quan niệm và phương pháp 1.1.1 Phê bình Xã hội học, các quan niệm chính Trong thế kỉ XX, một cách cơ bản nhất, có thể tạm chia lí luận phê bình phương Tây theo ba khuynh hướng chính: Tâm lí học văn học, Ngôn ngữ học văn học, Xã hội học văn học. Nếu khuynh hướng tâm lí học văn học và ngôn ngữ học văn học xuất hiện tương đối gần đây và còn nhiều biến đổi cho đến hôm nay; thì xã hội học văn học có nguồn gốc xa hơn với dòng chảy lâu đời và những dịch chuyển khác nhau. Mối quan hệ giữa xã hội và văn học đã được quan tâm ngay từ buổi đầu của lí luận phê bình văn học. Tuy nhiên, từ thế kỉ XVIII trở về trước, vấn đề này chưa được xem xét một cách hệ thống. Đến thế kỉ XIX, thuật ngữ “xã hội” không chỉ được nhìn nhận trong tương quan với văn học mà đã trở thành một hướng tiếp cận, một con đường để khám phá nghệ thuật. Trong những bước phát triển khác nhau vào giai đoạn sau, có thể tạm chia xã hội học văn học thành hai loại: xã hội học văn học vĩ mô và xã hội học văn học vi mô. Với xã hội học văn học vĩ mô, văn học hiểu theo nghĩa rộng là một hoạt động xã hội. Nó được đặt trong bối cảnh hiện thực lịch sử rộng lớn để phân tích, lí giải, triển khai mối quan hệ cùng các hình thái hoạt động xã hội khác như kinh tế, chính trị, tôn giáo; đồng thời, xác định vị trí, vai trò đặc thù trong toàn bộ đời sống nói chung. Với xã hội học văn học vi mô, văn học được nhìn ở góc độ tập trung hơn, tiếp cận không chỉ qua “từ khóa” xã hội mà còn dùng những kiến thức và phương pháp xã hội học để nghiên cứu nó.
  6. Phê bình xã hội học (tiếng Pháp: Sociocritique, tiếng Anh: Sociocriticism) nằm trong một lĩnh vực chung, có tên là xã hội học về văn học. Nó kế thừa, điều chỉnhvà phát triển một số nguyên tắc nền tảng của triết học Mác- xít. Khái niệm “socio-critique” được Claude Duchet khai sinh năm 1971, khi ông đề nghị một cách đọc lịch sử -xã hội về văn bản. Tuy nhiên, xoay quanh khái niệm này còn nhiều tên gọi khác nhau: “phê bình xã hội học” (sociocritique), “xã hội học về văn học” (sociologie de la littérature), “xã hội học về văn bản” (sociologie du text). Trước hết, cần có một sự phân biệt giữa “phê bình xã hội học” (sociocritique) và “xã hội học về văn học” (sociologie de la littérature). Mặc dù phát xuất cùng niềm tin nhưng về mức độ và phạm vi quan tâm, “xã hội học về văn học” lại tập trung vào toàn bộ yếu tố liên quan tới văn học; trong khi điều đó được khu biệt lại ở văn bản- đối với “phê bình xã hội học”. Mặt khác, Pierre V.Zima cho rằng “phê bình xã hội học” (sociocritique) và “xã hội học văn bản” (sociologie du text) là đồng nghĩa và ông đề xuất cách gọi “phê bình xã hội học” như một “sự lựa chọn theo hướng cập nhật” [64; 7]. Ngoài ra, cần phân biệt phương pháp phê bình xã hội học trong nghiên cứu văn học- có khuynh hướng phát triển thành một lí thuyết phê bình xã hội (bao gồm cả phê bình văn học) và những nghiên cứu xã hội học mang tính thực nghiệm về văn học (sociologie de la littérature empirique)- trong đó, khía cạnh phê bình ít nhiều bị lược bỏ. Một cách khái quát, khác với phê bình xã hội học truyền thống thường thiên về các phương diện: phản ánh hiện thực, tính luận đề, tính tư tưởng của tác
  7. phẩm; phê bình xã hội học hiện đại (xã hội học văn bản) quan tâm tới việc tìm hiểu bằng những con đường nào mà các vấn đề xã hội, những lợi ích và mối quan tâm của từng nhóm xã hội đã thẩm thấu vào trong cấp độ ngữ nghĩa, cú pháp, trần thuật của văn bản. Do vậy, tiếp cận xã hội học hiện đại tập trung tìm hiểu mối tương quan giữa các cấu trúc văn bản cũng như điều kiện sinh ra văn bản với những cấu trúc siêu văn bản khác. Một cách cụ thể, khi tiếp cận sự kiện văn học, các nhà phê bình xã hội học hiện đại cũng tập trung khảo sát những yếu tố xã hội có mặt trong văn bản. Tuy nhiên, họ không xem các yếu tố xã hội đó như là cái gì có sẵn, bất biến mà quan niệm rằng chúng luôn vận động nằm trong mạch vận động của văn bản văn chương. Do cái nhìn biện chứng và cởi mở như vậy, phê bình xã hội học hiện đại có thể dung nạp nhiều phương pháp phê bình khác như cấu trúc, phân tâm học, phát sinh, văn bản, mỹ học tiếp nhận, nữ quyền, hậu thực dân…và ngày càng chứng tỏ ưu thế khoa học của mình trong việc phân tích lý giải những vấn đề văn học. Phêbình xã hội học hiện đại khẳng định, đối tượng theo đuổi đầu tiên của trường phái này là văn chương. Nhưng văn chương phải gắn liền với xã hội, con người. Tác phẩm là sự tượng trưng hóa và gọi tên trực tiếp hay gián tiếp những thực tại lịch sử, xã hội và chính trị. Đọc phê bình xã hội học không chỉ là sự tìm kiếm các vấn đề xã hội, phát hiện những bế tắc và mâu thuẫn mà còn nói nhiều đến hệ tư tưởng. Đọc phê bình xã hội học cũng không đơn giản là hành động phụ họa cho một khuynh hướng tiến bộ có sẵn, giản đơn và ngây thơ. Việc đọc phải được xác tín như một cuộc phiêu lưu nhằm khám phá những khía cạnh còn tiềm ẩn trong tác phẩm.
  8. Trên lí thuyết người đọc, tất cả độc giả đều thuộc về một xã hội và đều mang tính xã hội. Xã hội vừa quy định việc đọc của họ, vừa mở ra cho họ những không gian cắt nghĩa, vừa đưa họ đến con đường tự do và sáng tạo. Toàn bộ độc giả là một cái tôi, đến từ những quan hệ họ hàng và hệ thống biểu tượng. Những quan hệ này vừa quy định cái tôi ấy, vừa mở ra cho nó những không gian tìm tòi và giải thích. Viết văn và làm nghệ thuật là một cách để khám phá, biểu hiện tính xã hội- lịch sử, nhận thức sự tái diễn và đổi mới của đời sống và thân phận con người. Phê bình xã hội học đã tìm kiếm trong văn bản và trong văn hoá những thể nghiệm và dấu vết của quá trình phát triển lịch sử nhân loại. Trên dòng chảy lí thuyết ấy, nền tảng về một cách đọc mang đầy đủ tính chất và đặc điểm của hoạt động nghiên cứu văn chương được hình thành. Nó thường xuyên lựa chọn và cập nhật, tiến gần hơn với thời cuộc. Phê bình xã hội học hiện đại đã vượt qua nhãn quan của phê bình xã hội học truyền thống, hoàn thiện một phương pháp mà con người đã xác lập gọi là phương pháp đọc xã hội học. Cụ thể hơn, đọc xã hội học là dấn mình vào chuỗi những hệ thống tổ chức từ ngữ, diễn ngôn và ký hiệu luôn vận động. Người đọc có thể thông qua chúng hoặc thâm nhập vào trong từng lớp kết cấu ấy. Việc thừa nhận sự tồn tại của văn bản cũng như đánh giá cao các thành tố tạo nên tác phẩm là minh chứng rõ nét cho các loại cấu trúc luôn tiềm tàng và ẩn sâu dưới lớp thường thấy. Mặt khác, phê bình xã hội học tiến hành đồng thời việc đọc liên hình thức và liên thể loại nhằm tìm kiếm một cách viết đa dạng, thường náu mình trong những văn bản kinh điển.
  9. 1.1.2 Phê bình Xã hội học, các phương pháp tiếp cận: Nguyên tắc chính trong việc đọc phê bình xã hội học là nắm bắt sự vận động: vận động trong chiều kích ý nghĩa và vận động trong cả những mối quan hệ tương tác giữa các cấu trúc với nhau. Sự mới mẻ là chìa khóa để bắt đầu con đường chinh phục và khám phá mạch ngầm văn bản. Do đó, độc giả cần có ý thức tìm tòi, cố gắng thể nghiệm để phát hiện ra những diễn ngôn mới, luôn đặt câu hỏi để tìm ra vấn đề mới. Không chỉ rút ra những yếu tố xã hội có mặt trong văn bản, phương pháp đọc xã hội học luôn khuyến khích người tham dự nhận ra sự biến chuyển trong cách nhìn, cách viết của nhà văn. Thay đổi đó ít nhiều cũng phản ánh tinh thần thời đại. Phương pháp đọc xã hội học vừa lay động lịch sử và xã hội, vừa xem lịch sử và xã hội như những chất liệu có sẵn để sử dụng và bảo chứng. Văn chương thường xuyên vận động. Nếu việc đọc phê bình xã hội học luôn luôn có một chiều kích chính trị, nó cũng luôn luôn có một chiều kích hiện sinh. Với đọc xã hội học phát sinh, nhà phê bình có điều kiện nhìn thấy các hiện tượng tái diễn (sự lặp đi lặp lại có chủ ý hoặc không) và các hiện tượng trở thành (nơi những con người có một ý thức về hành vi viết cũng như hành vi đọc). Những quan niệm và nguyên tắc chung nêu trên chỉ là định hướng. Thực tế, có rất nhiều cách đọc xã hội học, tùy theo chủ thể (nhà phê bình) và tùy theo đối tượng (văn bản). Trong phạm vi đề tài và trong khả năng hữu hạn cá nhân, chúng tôi xin được trình bày về các bước tiến hành của mình nhằm triển khai công trình.
  10. Bước thứ nhất mà chúng tôi tiến hành, đó là khảo sát nhanh toàn bộ tiểu thuyết của các nhà văn nữ Nam Bộ đầu thế kỉ XX sưu tầm được. Từ đó chọn ra những văn bản thực sự gắn với đề tài, xem đó là những văn bản mẫu, cần phải khảo sát sâu. Bước thứ hai, chúng tôi đọc kỹ các văn bản mẫu, đi tìm và xác lập hệ cấu trúc ý nghĩa, thông qua cốt truyện, hệ thống hình tượng, hệ thống nhân vật…trong văn bản. Bước thứ ba, thông qua hệ cấu trúc xã hội từ văn bản mẫu, chúng tôi đi tìm và xác lập hệ cấu trúc ý nghĩa tương ứng, bằng cách quy chiếu với bối cảnh xã hội thời đại và tiểu sử tác giả (trên những đường nét đã xác định ở chương 1). Bước thứ tư, phân tích và lý giải mối quan hệ thuận/ nghịch/ hỗ tương/ vận động…giữa hệ cấu trúc ý nghĩa với hệ cấu trúc xã hội đã tìm thấy (nhất quán hay có một độ chênh nhất định). Bước thứ năm, trình bày, phân tích về cách viết của tác giả bằng hệ cấu trúc nghệ thuật thể hiện qua tác phẩmnhư là một sản phẩm mang tính xã hội- lịch sử và nhận định, lý giải mối quan hệ thuận/ nghịch của nó với hệ cấu trúc ý nghĩa và hệ cấu trúc xã hội đã nêu trên. Bước cuối cùng là rút ra nhận định tổng quan về những gì đã khảo sát, gồm những kết luận và những câu hỏi còn để ngỏ. Nhìn chung, ý thức tiếp cận văn bản bằng phương pháp phê bình xã hội học hiện đại đã xuất hiện từ thế kỉ XIX và những quan niệm về cách đọc này
  11. cho đến nay vẫn tiếp tục được hoàn thiện. Việc xác lập một phương pháp riêng chỉ mang tính tương đối dựa trên các nguyên tắc chung nhằm cụ thể hơn phương tiện nghiên cứu. * CHƯƠNG 3: TIỂU THUYẾT CỦA CÁC NHÀ VĂN NỮ NAM BỘ ĐẦU THẾ KỈ XX: NHỮNG CẤU TRÚC NGHỆ THUẬT TƯƠNG ỨNG Nếu mỗi cấu trúc xã hội vận động trong văn bản bằng từng cấu trúc ý nghĩa là các thông điệp về mặt tư tưởng thì từ phương diện nối kết, nó cũng có sự tương tác nhất định với cấu trúc nghệ thuật. Như những dòng chảy cùng hòa ra biển lớn, mỗi loại cấu trúc là một hải lưu dịch chuyển theo từng cách riêng, dù vậy, nó vẫn sóng sánh cùng nhau khi hướng đến cội nguồn chung là chỉnh thể tác phẩm văn học. Nó tồn tại song song cùng cấu trúc tư tưởng như lời lí giải cho câu hỏi vì sao và như thế nàonhững thông điệp này có thể chuyển tải vào các cấp độ văn bản. Một cách cụ thể, trong tiểu thuyết của các nhà văn nữ Nam Bộ đầu thế kỉ XX, ngoài sự vận động từ cấu trúc xã hội sang cấu trúc ý nghĩa còn có các cấu trúc nghệ thuật tương ứng được thể hiện trên ba phương diện: cốt truyện, nhân vật, diễn ngôn. 3.1 Cấu trúc cốt truyện Theo Từ điển thuật ngữ văn học, cốt truyện là “hệ thống sự kiện cụ thể, được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học” [29; 99].
  12. Ảnh hưởng xu thế văn học giao thời, cốt truyện trong tiểu thuyết của các nhà văn nữ Nam Bộ đầu thế kỉ XX vừa lưu giữ những nét truyền thống, vừa mang hơi hướng hiện đại. Ngoài ra, dù chúng khá đa dạng, phong phú nhưng vẫn ít nhiều mang tính công thức. 3.1.1 Cốt truyện đa dạng, phong phú Trong thời kì mà tiểu thuyết vừa định hình và đang từng bước hoàn thiện, cốt truyện vẫn còn khá đơn giản. Phần lớn, chúng bao quát cuộc sống bằng cái nhìn toàn diện hơn là các góc quay cận cảnh. Những chuyển biến sâu sắc bên trong, những khía cạnh tâm linh chưa được chú trọng khai thác ở văn học giai đoạn này. Vì vậy, tính “đa đạng, phong phú” trước hết được hiểu như sự phản ánh muôn mặt đời thường trong tác phẩm. Khảo sát ba mươi cốt truyện tiểu thuyết được chọn làm mẫu nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy bức tranh Nam Bộ đa sắc màu được khắc họa khá rõ nét. Đó là cuộc sống hằng ngày với mưu sinh và tồn tại, là chuyện tình duyên- hôn nhân giữa ranh giới truyền thống và cách tân, là các mối quan hệ giai cấp phức tạp đan xen sự phân biệt rạch ròi. Có thể nói, đời sống Nam Bộ đã mang vào tiểu thuyết một thế giới hết sức chân thực, gần gũi. Hầu hết tác phẩm đều có bối cảnh tại Sài Gòn và miền Tây. Chẳng hạn, cuộc gặp gỡ tình cờ trong Duyên chàng nợ thiếp là do Tĩnh Cương đi ngang qua chợ Sài Gòn, thấy chiếc xe màu vàng đụng phải Liêu Kim rồi bỏ chạy nên đến giúp đỡ. Hai nhân vật chính trong Bạch công tử gặp Hắc công tử cũng xuất thân ở miền Nam. Người là con nhà thế phiệt vang danh chốn Tiền Giang, kẻ giàu có sang trọng nhất bậc Hậu Giang. Từ đây, câu chuyện về con người và cuộc đời cứ
  13. thế chuyển động cùng bức tranh đời sống Nam Bộ. Nó có thể chỉ diễn ra ở một địa danh nhất định: Mỹ Tho (Đám cưới lạ, Tấm gương trung hiếu), Rạch Giá (Trách ai), Bạc Liêu (Ngọc chìm đáy biển) hoặc nhiều nơi khác nhau nhưng đều tựu trung tại miền Nam: Sóc Trăng và Cần Thơ (Tại ai), An Giang và Đồng Tháp (Một tấm lòng son). Nó có thể đơn giản như việc một người mẹ động viên con trai gia nhập nghĩa binh (Tấm gương trung hiếu) hay phức tạp và gay cấn qua nhiều sự kiện tiếp nối nhau (Nữ anh tài, Kiếp hoa thảm sử). Dù vậy, các chi tiết, hoạt động của đời sống thường nhật luôn được đưa vào tác phẩm in đậm dấu ấn văn hóa vùng miền. Hình ảnh những chiếc ghe liền nhau đón dâu trong đám cưới, một cái nhà ngói ba căn vách ván cất theo kiểu xưa, lũy tre bao quanh vườn cây ôm ấp bờ đê lối mòn đã đi vào tiểu thuyết hết sức mộc mạc, chân phương. Mặt khác, tương ứng với các cấu trúc ý nghĩa (thông điệp trong văn bản), cấu trúc nghệ thuật mà cụ thể ở đây là cốt truyện cũng vận động theo quỹ đạo chung của nó. Khi nói đến đời sống Nam Bộ trong sự chuyển động từ truyền thống sang hiện đại, ta thấy xuất hiện những tình tiết bộc lộ rõ nét văn hóa buổi giao thời. Đằng sau dấu ấn Tây phương, ta vẫn thấy thấp thoáng bóng dáng của yếu tố xưa cũ tồn tại song song cùng sự mới mẻ. Đó là lí do vì sao các tác giả nữ Nam Bộ dù đã để nhân vật mình tiếp xúc với “ánh sáng tân thời” nhưng không quên “giữ” cho họ những đức tính truyền thống. Một Bích Ngọc (Ngọc chìm đáy biển) đã quá quen với cách giao tiếp lịch sựphương Tây vẫn không khỏi ngại ngùng, lúng túng khi thầy Minh Tâm bắt tay. Một Liêu Kim dù mạnh dạn đến tìm Tĩnh Cương để tạ ơn nhưng lại hết sức băn khoăn, e thẹn vì nỗi đường đột của mình. Tương tự, khi chuyển tải thông điệp
  14. về sự gắn kết của con người, cốt truyện thường hướng trọng tâm vào các tình huống gây xáo trộn tinh thần. Từ đó, dóng lên hồi trống cảnh báo những đổi thay đạo đức và nguy cơ “lung lay” chuẩn mực gia đình. Trong Cô hai văn minh, Cẩm Tâm đã tinh tế khi phát hiện rằng chính sự “tự do”, “bình đẳng” mà ai cũng ngỡ là chìa khóa hạnh phúc lại trở thành con dao sắc nhọn ngăn trở sự gắn kết đôi vợ chồng luôn hướng theo phương Tây. Từ đây, cốt truyện được sắp xếp xoay quanh chi tiết ấy để bộc lộ những căng thẳng, rạn vỡ tất yếu. Trong một tương quan khác, ý thức nữ quyền và cuộc tìm kiếm vị thế người nữ chỉ thật sự có ý nghĩa khi xây dựng được những cốt truyện xác đáng, tô đậm sắc thái tư tưởng. Với Nữ anh tài, Hoàng Thị Tuyết Hoa đã dụng công lần lượt sắp xếp các tình huống: trắc trở trong tình duyên,tự lập kế mưu sinh,tìm cách giải oan cho cha để khắc họa hình ảnh một phụ nữ thủy chung, bản lĩnh, sâu sắc. Như vậy, những thông điệp của đời sống Nam Bộ đã hiện diện trong tác phẩm bằng các cấu trúc cốt truyện tương ứng. Không chỉ đa dạng khi phản ánh bức tranh xã hội, tính phong phú trong tiểu thuyết của các nhà văn nữ Nam Bộ đầu thế kỉ XX còn thể hiện qua các loại cốt truyện.Tuy nhiên, vì mới đặt bước chân đầu tiên vào mảnh đất văn chương nên khái niệm cũng như cách phân loại này chỉ mang tính nhất thời. Ở đây, người viết tập trung vào cách gọi tên mà các tác giả nữ đã đặt theo mỗi tác phẩm khi xuất bản. Thứ nhất, họ nghiêng về độ dài văn bản, gọi chung tác phẩm là “đoản thiên tiểu thuyết”.Thứ hai, tùy nội dung biểu hiện mà phân loại, ví dụ: “xã hội tiểu thuyết”, “ái tình tiểu thuyết”, “bi tình tiểu thuyết”, “phiêu lưu tiểu thuyết”, “cảnh thế tiểu thuyết”...Với lí thuyết hiện đại, có thể sự sắp xếp này chưa thật sự thỏa đáng; nhưng ở góc độ cơ bản
  15. nhất, nó thể hiện tính đa dạng trong sáng tác văn xuôi. Duyên chàng nợ thiếp rõ ràng là một “ái tình tiểu thuyết” khi xây dựng cốt truyện với đầy đủ cung bậc: yêu thương, dằn vặt, đau đớn, hạnh phúc. Sở dĩ Một đời mấy thân được ghi là “phiêu lưu tiểu thuyết” bởi nhân vật phải trải qua rất nhiều cuộc ra đi. Đi vì bản thân và đi vì nghĩa lớn. Tuy có phần giản đơn và chất phác nhưng ở khía cạnh nào đó, sự đa dạng, phong phú của cốt truyện vẫn rất đáng được ghi nhận. Trong mối tương quan chung, bên cạnh những cốt truyện phản ánh đậm nét đời sống Nam Bộ thì ảnh hưởng của cốt truyện Trung Quốc vẫn len lỏi vào cách viết. Thời điểm này, bên cạnh tác phẩm phương Tây, không ít tiểu thuyết chương hồi nổi tiếng ở Trung Hoa được dịch và phổ biến rộng rãi. Với lối kể chuyện và tâm lí gần gũi người Việt, nó thu hút đa số độc giả thuộc các tầng lớp khác nhau. Ta thấy nhiều tác phẩm kết cấu theo kiểu chương hồi, có cả lời khái quát. Bên cạnh những tiểu thuyết chỉ phân cách các chương bằng số thứ tự (Kiếp hoa thảm sử, Một đời mấy thân, Nữ anh tài, Ngọc chìm đáy biển…) thì khá nhiều sáng tác thường đặt tên mỗi phần. Đơn giản nhất, tác giả tóm gọn đại ý trong vài từ cô đọng nhưng có sức gợi.Ví dụ, Lâm Kiều Loan được chia thành từng chương với những cái tựa ngắn gọn: “Kiếp hoa đào”, “Chàng phụ thiếp”, “Bước li hương”…Vì một chữ tình (Cẩm Tâm)cũng khái quát bằng các tên: “Con cầu con khẩn”, “Tình cờ gặp gỡ”, “Duyên hay nợ”...Ngược lại, nhiều tiểu thuyết ảnh hưởng mạnh mẽ các tác phẩm chương hồi của Trung Quốc. Điều này được thể hiện khá rõ nét qua kết cấu của Lương duyên túc đế. Toàn tiểu thuyết chia thành mười hai hồi, mỗi hồi có lời tựa viết theo lối vần điệu. Chẳng hạn ở hồi thứ nhất: “Gái còn xuân, đối với
  16. ngọn đèn lờ/ Mẹ đã già, nằm trên bộ ván lạnh”, hồi thứ nhì: “Người thành thiệt lao đao lận đận/ Đứa gian tà gác tía lầu son”. Mặt khác, có nhà văn chọn trích thơ từ sáng tác nổi tiếng để làm lời dẫn. Trong Phận bạc má đào, Cẩm Tâm đã “mềm hóa” các chương bằng những câu Kiều nhịp nhàng: “Phận sao phận bạc như vôi/ Đã từng đau đớn những hồi bé thơ”, “Tiếc thay trong giá trắng ngần/ Đến phong trần cũng phong trần như ai”. Không chỉ qua lời tựa, lối văn biền ngẫu còn xuất hiện trong cả lời của nhân vật và lời người kể. Những câu nói uyển chuyển, vần điệu hòa cùng với ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày khiến cho tiểu thuyết vừa có nét trầm bổng, vừa hơi hướng các sáng tác truyền kì Trung Quốc. Tâm trạng của Tĩnh Cương trong hoàn cảnh éo le càng khiến cho Duyên chàng nợ thiếp rung lên những cung bậc đầy cảm xúc: “Có bạc tiền thì nọ thì kia, không ruộng đất nay vầy mai khác; hèn chi thói đời đen bạc, cuộc thế đổi xoay, kẻ vô lương sao tạo hóa sanh đầy, người thành thật tầm hoài không có một!” [34; 34]. Ngoài ra, dấu ấn Trung Hoa còn thể hiện qua mật độ từ Hán Việt khá dày trong các tiểu thuyết. Điển cố điển tích vẫn được sử dụng rất nhiều trong Giọt lệ phòng đào để diễn tả tâm trạng nàng Ngọc Lam trước tình cảm dành cho văn sĩ Cẩm Tâm. Bên cạnh đó, văn hóa Pháp cũng có ảnh hưởng nhất định đến cốt truyện tiểu thuyết giai đoạn này. Sự du nhập của lối sống phương Tây đã xuất hiện trong Cô hai văn minh hay Ngọc chìm đáy biển qua tư tưởng và hành động tân thời của nhân vật. Các từ phiên âm cũng bắt đầu chiếm số lượng lớn. Từ đây, có thể thấy rằng, cốt truyện của các tác giả nữ vừa có tính hướng ngoại, vừa lưu giữ những đặc trưng dân tộc.
  17. Như vậy, cốt truyện trong tiểu thuyết của các nhà văn nữ Nam Bộ đầu thế kỉ XX tương đối đa dạng và phong phú. Đa dạng qua bức tranh đời sống nhiều màu sắc và phong phú bởi loại thể phản ánh. Tuy vẫn giữ được đặc trưng trong văn hóa dân tộc nhưng cốt truyện ít nhiều vẫn mang yếu tố ngoại lai. Qua đó, tính công thức nổi lên như là một điểm quan trọng của tiểu thuyết giai đoạn này. 3.1.2 Cốt truyện mang đậm tính công thức Tiểu thuyết của các nhà văn nữ Nam Bộ đầu thế kỉ XX thường có nhiều mô thức chung trong ý tưởng và cách triển khai cốt truyện. Những ngang trái về hôn nhân, những khắc nghiệt từ cuộc sống mưu sinh, những mâu thuẫn giữa quan hệ giai cấp hay trở đi trở lại trong tiềm thức các cây bút nữ. Cấu trúc nghệ thuật qua góc độ cốt truyện đậm tính công thức được thể hiện bằng kết cấu truyền thống và nhấn mạnh vào nhu cầu giải trí. Khảo sát các tiểu thuyết được chọn làm mẫu, có thể thấy rằng, phần lớn cốt truyện được triển khai theo cấu tứ chung: mở- phát sinh xung đột- giải quyết xung đột- kết. Mạch vận động đơn tuyến với những chi tiết bình dị, gắn liền đời sống. Duyên chàng nợ thiếp chủ yếu xoay quanh tâm trạng của Tĩnh Cương và Liêu Kim khi gặp trắc trở trong tình duyên. Câu chuyện dần trở nên đáng chú ý hơn khi Liêu Kim phải theo sự sắp đặt của cha để lấy một gã bất lương và Tĩnh Cương, vì cần tiền cưới người yêu mà chấp nhận đánh đổi tính mạng. Trách ai chỉ ra những mâu thuẫn giữa truyền thống- hiện đại mà khép lại là nỗi đau của người trong cuộc. Xung đột nảy sinh khi ông Cai- vốn kiên quyết phản đối hôn nhân của con gái mình với anh Bồi Hai- lại bắt gặp
  18. họ đang tình tự. Nhìn chung, các tình huống này dù góp phần làm sống động hơn cho tiểu thuyết nhưng không có nhiều điểm khác biệt. Chúng diễn tiến theo trình tự từ đầu đến cuối, ít khi thay đổi; nếu có cũng gắn liền với mạch vận động chung và thường không xa rời quỹ đạo. Đôi khi, cốt truyện còn giản lược theo hướng một “lát cắt”, một “khoảnh khắc” bắt gặp trong đời sống. Tấm gương trung hiếu chủ yếu xoay quanh hình ảnh người mẹ hết lòng động viên con trai gia nhập nghĩa binh. Thẹn phận tuổi hồng là lời tâm sự của nàng Nguyệt Anh với cô em Việt Nga vì người chồng sa đọa, hèn kém. Tình cốt nhục suy cho cùng cũng là câu chuyện viên mãn về gia đình êm ấm. Tác giả Nguyễn Thị Công đã xây dựng cốt truyện theo công thức quen thuộc về mối quan hệ giữa các thành viên, có mở ra mâu thuẫn khi xuất hiện vai trò mẹ kế nhưng kết lại, mọi xung đột được giải quyết trọn vẹn. Ở góc độ nào đó, hình thức cốt truyện theo tính truyền thống này phản ánh rất rõ đặc trưng của tiểu thuyết thời kì đầu. Nó đánh dấu một giai đoạn mở màn và đang tiếp tục hoàn thiện đối với thể loại được xem là mới mẻ và hấp dẫn này. Đi sâu vào phương diện xung đột trong tiểu thuyết, tính công thức còn thể hiện qua đặc điểm ít gay gắt, không nhiều kịch tính nhưng khá tinh tế. Thật vậy, các nhà văn nữ không xây dựng cốt truyện theo kiểu căng thẳng, hồi hộp đến nghẹt thở mà độc giả vẫn mải miết theo dõi từng hành động, từng biến cố xảy tới với nhân vật. Mâu thuẫn của Cô hai văn minh chẳng qua là những nghi ngờ, ghen tuông trong đời sống vợ chồng. Tuy nhiên, người đọc vẫn muốn biết kết cuộc qua các tình tiết tiếp nối. Đánh vào tâm lí tò mò của số đông, Cẩm Tâm đã xây dựng một cốt truyện nhẹ nhàng để đến phút cuối, mọi gãy đổ hiện ra bất ngờ. Sức hấp dẫn không nằm ở những mâu thuẫn gay gắt
  19. đến đỉnh điểm mà phát xuất ngay từ chi tiết hết sức bình thường, thậm chí đã quá quen thuộc trong đời sống. Dần dần, chúng được phát lộ bằng hành động và thái độ của nhân vật. Hay như ở Giọt lệ phòng đào, câu chuyện về nàng Ngọc Lam chủ yếu xoay quanh tình cảm với văn sĩ Cẩm Tâm và những biến cố xảy đến sau khi xa cách. Tình tiết khá nhẹ nhàng, đa phần đều là tâm trạng của người nữ trước nghịch cảnh. Thế nhưng, chính điều đó lại có một “ma lực” vô hình thôi thúc độc giả trải nghiệm cùng đời sống tinh thần của mỗi nhân vật. Phải chăng các nhà văn nữ đã thể hiện ưu thế tuyệt đối về giới trong những cảm quan sâu sắc để làm mềm mại và uyển chuyển hơn tác phẩm?. Mặt khác, văn chương giai đoạn này thường tập trung vào nhu cầu giải trí. Bên cạnh những tác phẩm dành cho tầng lớp trí thức thì các loại tiểu thuyết dung dị, dễ hiểu vẫn có sức hút đặc biệt. Nó gắn liền với độc giả đủ mọi lứa tuổi thuộc các tầng lớp khác nhau trong xã hội. Điều này góp phần đưa tiểu thuyết của các nhà văn nữ Nam Bộ phổ biến và đến gần hơn với công chúng. Không có những yếu tố câu khách nhưng tác phẩm của họ vẫn hấp dẫn bằng sự độc đáo riêng. Sức sống của chúng lan tỏa mạnh mẽ như một hương thơm khó lẫn giữa khu vườn có hàng trăm, hàng ngàn đóa hoa cùng khoe sắc. Từ đây, nhu cầu giải trí cũng được nhấn mạnh như là một trong những điều kiện để tiểu thuyết phát triển. Trong một tương quan khác, khi nói đến vấn đề cốt truyện của tiểu thuyết, ta thấy chúng hầu hết đều khép lại bằng kết thúc có hậu. Điều này hoàn toàn phù hợp với kiểu xung đột nhẹ nhàng theo mô típ truyền thống vốn đã trở thành công thức chung. Tĩnh Cương và Liêu Kim của Duyên chàng nợ thiếp ngỡ phải chia ly trong đau đớn vì ngăn trở giàu- nghèo nhưng cuối cùng, họ
  20. cũng đến được với nhau. Sau bao thử thách, thậm chí chấp nhận đánh đổi tính mạng, tiểu thuyết là một kết thúc đẹp cho những người thủy chung, son sắt. Tương tự như vậy, Lương duyên túc đế mở đầu bằng tình cảnh đáng thương của mẹ con nàng Bích, cốt truyện phát triển xoay quanh những thử thách về tính cách, nhân phẩm của họ. Để rồi khép lại là “đám cưới rất long trọng làm cho từ Sài Gòn xuống Mỹ Tho ai cũng nghiêng tai ghé mắt (…). Từ đây chàng Túc với nàng Hạnh nên cuộc đá vàng, người gìn nghĩa kẻ đáp ơn, nghĩa ơn ơn nghĩa lương duyên hài hòa” [87; 133]. Những định kiến, cách biệt không thể ngăn cản duyên số trời sinh. Dù rất nhiều biến cố xảy đến nhưng họ vẫn vượt qua. Có mối liên hệ nhất định giữa các cấp độ cấu trúc trong văn bản. Cốt truyện phát triển theo hướng vẹn toàn một mặt thể hiện những phẩm chất cao đẹp của con người, đặc biệt là người phụ nữ: tài năng, tự trọng, sâu sắc. Mặt khác, nó mở ra không gian chung về phương diện nghệ thuật để mỗi sáng tác thấm đượm quan điểm “ở hiền gặp lành” của dân tộc. Ngoài ra, trong một số tiểu thuyết, tuy không có kết thúc tròn đầy nhưng ít nhiều đã gửi gắm những thông điệp tinh thần đáng quý. Đây cũng là sự tương tác về mặt cấu trúc trong văn bản. Nguyệt Hương và Xuân Tiểu (Cổ Nguyệt Hương), người trở về tiên giới, kẻ lấy thân đền tội nhưng độc giả vẫn thấy hiện lên chân dung một “anh liệt hầu” oai phong không thua gì nam giới. Từ đây, qua cốt truyện đậm chất thần kì, người đọc cảm nhận được ý thức đề cao nữ giới mạnh mẽ. Hay ở Một đời mấy thân, nàng Ngọc Mai đã hy sinh thân mình hết sức cao đẹp. Cuộc kiếm tìm vị thế người nữ, qua cốt truyện “phiêu lưu tiểu thuyết” này mà trở nên sinh động hơn. Phải chăng trong nhân sinh quan và thế giới quan của mình, các cây bút nữ vẫn luôn tâm niệm về một kết
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2