intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Tri thức dân gian trong sản xuất nông nghiệp của người Dao ở huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang

Chia sẻ: Nguyen Bao Ngoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:99

208
lượt xem
38
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tính đa dạng của nền văn hoá Việt Nam đƣợc thể hiện bằng những giá trị văn hoá đặc sắc của cộng đồng 54 dân tộc anh em. Trong nền văn hoá đa dạng mà thống nhất ấy, những giá trị văn hoá của cộng đồng các dân tộc ít ngƣời có vị trí quan trọng. Với điều kiện địa lí tự nhiên khác nhau, mỗi dân tộc đã tìm ra phƣơng thức ứng xử thiên nhiên khác nhau, hình thành tập quán sản xuất. Đây có thể đƣợc coi là một lâu đài văn hóa đồ sộ của mỗi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Tri thức dân gian trong sản xuất nông nghiệp của người Dao ở huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang

  1. Luận văn Tri thức dân gian trong sản xuất nông nghiệp của người Dao ở huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang
  2. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tính đa dạng của nền văn hoá Việt Nam đƣợc thể hiện bằng những giá trị văn hoá đặc sắc của cộng đồng 54 dân tộc anh em. Trong nền văn hoá đa dạng mà thống nhất ấy, những giá trị văn hoá của cộng đồng các dân tộc ít ngƣời có vị trí quan trọng. Với điều kiện địa lí tự nhiên khác nhau, mỗi dân tộc đã tìm ra phƣơng thức ứng xử thiên nhiên khác nhau, hình thành tập quán sản xuất. Đây có thể đƣợc coi là một lâu đài văn hóa đồ sộ của mỗi tộc ngƣời, là sản phẩm đƣợc tích lũy, chắt lọc qu a hàng ngàn năm lịch sử, tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc, làm thành chuẩn mực để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Tuy nhiên, hiện nay, những giá trị văn hoá đã bị mai một, thậm chí biến mất. Yêu cầu đặt ra là phải có biện pháp giữ gìn, phát huy những di sản văn hoá đó. Lục Nam là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang với 8 dân tộc anh em sinh sống, trong đó ngƣời Dao cƣ trú chủ yếu ở 4 xã Lục Sơn, Bình Sơn, Vô Tranh, Trƣờng Sơn. Quá trình đấu tranh lâu dài với thiên nhiên, lao động sản xuất để sinh tồn đã hình thành những kinh nghiệm sản xuất và đƣợc truyền từ đời này sang đời khác tạo nên bản sắc văn hoá của ngƣời Dao nơi đây. Tuy nhiên, để hội nhập và phát triển, việc thay đổi tập quán sản xuất và áp dụng khoa học kĩ thuật mới là yêu cầu cấp thiết đối với nông nghiệp của ngƣời Dao ở Lục Nam. Trong số kĩ thuật mới đƣợc áp dụng có những kĩ thuật đem lại hiệu quả sản xuất, nhƣng cũng có kĩ thuật không phù hợp với đặc thù về nơi cƣ trú, về tập quán và tổ chức xã hội. Điều đó cho thấy tập quán sản xuất nông nghiệp của đồng bào dân tộc Dao ở Lục Nam có những điểm tích cực cần đƣợc phát huy. Việc nghiên cứu về những tri thức dân gian trong sản xuất nông nghiệp sẽ giúp các cơ quan quản lý có thêm cơ sở để giải quyết tốt vấn đề trên, nhằm tạo ra sự phát triển nông nghiệp bền vững, góp phần xây Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  3. 2 dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của tộc ngƣời Dao ở Lục Nam tỉnh Bắc Giang. Với những lý do trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài “Tri thức dân gian trong sản xuất nông nghiệp của người Dao ở huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang”. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Về Tri thức dân gian trong sản xuất nông nghiệp của người Dao ở huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang đã đƣợc nhiều nhà khoa học nghiên cứu ở các góc độ khác nhau. Trong tác phẩm Kiến văn tiểu lục của tác giả Lê Quí Đôn viết năm 1778 đã đề cập tới ngƣời Man (ngƣời Dao) về phong tục tập quán và địa vực cƣ trú của họ. Đây là cơ sở để làm rõ tên gọi, những nét cơ bản về văn hóa và địa bàn cƣ trú của dân tộc Dao ở nƣớc ta cũng nhƣ trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Năm 1971, chuyên khảo công phu về ngƣời Dao của Viện dân tộc học xuất bản với nhan đề “ Người Dao ở Việt Nam” đã nghiên cứu một cách tổng thể về ngƣời Dao ở nƣớc ta về nhiều mặt nhƣ nguồn gốc ngƣời Dao, đời sống vật chất và tinh thần của các nhóm ngƣời Dao sống ở nƣớc ta. Bài viết Bước đầu tìm hiểu các nhóm Dao ở Việt Nam (Nguyễn Khắc Tụng, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 87/1996) và đề tài nghiên cứu Trang phục cổ truyền của người Dao ở Việt Nam (Nông Quốc Tuấn, Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam, năm 2000) đã làm rõ đƣợc cách phân biệt các nhóm Dao ở Việt Nam qua trang phục của ngƣời phụ nữ. Các công trình đề cập tới sự phân bố các nhóm Dao ở nƣớc ta, đây lại là một bằng chứng nữa để phân biệt các nhóm Dao và địa bàn cƣ trú của họ trong đó có ở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Cuốn Lịch sử Lục Nam do Ban thƣờng vụ huyện uỷ Lục Nam tổ chức biên soạn và xuất bản năm 1994 đã trình bày những nét cơ bản về huyện Lục Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  4. 3 Nam và ngƣời Dao sống trên địa bàn. Tác phẩm đề cập tới vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên của huyện Lục Nam. Những nội dung không chỉ đề cập tới nghề sống chính của dân tộc Kinh chiếm đa số mà còn đề cập tới nghề sống chính của bộ phận ngƣời Dao ở đây, đó là nghề nông nghiệp. Tác phẩm cho thấy tầm quan trọng của nông nghiệp trong đời sống của ngƣời Dao nơi đây và đặc biệt với tầm quan trọng nhƣ vậy họ đã có những cách thức sản xuất nhƣ thế nào để đảm bảo cuộc sống. Công trình Địa chí Bắc Giang - Địa lí và kinh tế, do Sở văn hoá thông tin Bắc Giang phối hợp với Trung tâm UNESCO thông tin tƣ liệu lịch sử và văn hoá Việt Nam, (năm 2003), đã giới thiệu về dân tộc Dao ở Bắc Giang từ địa vực cƣ trú, truyền thống văn hoá đến tập quán canh tác . Các công trình Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Giang (2003) và Lịch sử Đảng bộ huyện Lục Nam (2003) đã giới thiệu sơ lƣợc về ngƣời Dao nhƣ địa bàn cƣ trú, tên gọi của các nhóm ngƣời Dao tại địa phƣơng và những truyền thống của họ trong đời sống văn hóa vật chất và tinh thần. Tác phẩm, là cơ sở để giải thích và làm rõ quá trình di cƣ và tên gọi các nhóm ngƣời Dao ở huyện Lục Nam. Năm 2006, Bảo tàng Bắc Giang xuất bản công trình “ Di sản văn hoá Bắc Giang về Văn hoá phi vật thể ”, tác phẩm là sự khái quát về những n ét văn hóa phi vật thể của cộng đồng các dân tộc ở t ỉnh Bắc Giang trong đó có đề cập tới ngƣời Dao về địa bàn cƣ tr ú, những nét văn hoá tiêu biểu của họ trong đời sống vật chất và tinh thần. Tác phẩm cũng đã cơ bản giới thiệu đƣợc những tri thức dân gian của dân tộc Dao ở Bắc Giang trong các lĩnh vực của đời sống trong đó có những tri thức dân gian liên quan tới lĩnh v ực nông nghiệp. Những kết quả nghiên cứu trên đây chính là ý kiến gợi mở, nguồn tài liệu quan trọng giúp tác giả tiếp cận và nghiên cứu đề tài. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  5. 4 3. Đối tƣợng, mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: Tri thức dân gian trong sản xuất nông nghiệp bao gồm các hoạt động trồng trọt và chăn nuôi của dân tộc Dao ở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang trong truyền thống và hiện tại. M ục đích: N ghiên cứu tri thức dân gian truyền thống và hiện tại trong sản xuất nông nghiệp của ngƣời Dao ở huyện Lụ c Nam. Nghiên cứu đó xác định những tri thức nào đã biến đổi, sự biến đổi đó phù hợp hoặc không phù hợp với điều kiện tự nhiên, môi trƣờng sinh thái và phƣơng thức canh tác hiện tại. Từ đó, đề xuất hƣớng áp dụng khoa học kĩ thuật có hiệu quả nhằm đảm bảo s ự phát triển bền vững ngành kinh tế nông nghiệp của ngƣời Dao ở địa phƣơng. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Khái quát về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và nguồn gốc của ngƣời Dao của huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. - Hệ thống lại những tri thức dân gian trong sản xuất nông nghiệp của ngƣời Dao ở huyện Lục Nam trong truyền thống. - Làm rõ sự biến đổi của tri thức dân gian trong sản xuất nông nghiệp dƣới tác động của các yếu tố nội sinh và ngoại sinh thời điểm hiện nay. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm phát huy tính tích cực của tri thức dân gian của ngƣời Dao trong sản xuất nông nghiệp. Phạm vi nghiên cứu: Về mặt không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu các thôn bản có đông ngƣời Dao sinh sống, đó là 4 xã Lục Sơn, Bình Sơn, Vô Tranh và Trƣờng Sơn - huyện Lục Nam. Về mặt thời gian: Nghiên cứu những tri thức dân gian trong sản xuất nông nghiệp truyền thống và hiện tại. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  6. 5 4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài Nguồn tƣ liệu Nguồn tài liệu chung: Bao gồm một số sách sử và địa ch í cổ; các công trình nghiên cứu, sách, báo, tạp chí đã xuất bản của các nhà khoa học trong và ngoài nƣớc. Nguồn tài liệu địa phƣơng: Các công trình nghiên cứu về lịch sử, lịch sử Đảng bộ và văn hoá tộc ngƣời ở tỉnh Bắc Giang nói chung và huyện Lục Nam nói riêng. Nguồn tƣ liệu điền dã: Bao gồm sự quan sát trực tiếp cảnh quan, môi trƣờng, nguồn tài liệu truyền miệng thông qua phỏng vấn trực tiếp. Phƣơng pháp nghiên cứu Phƣơng pháp lịch sử nghiên cứu khái quát về huyện Lục Nam, nguồn gốc tộc ngƣời, các tập quán trong sản xuất nông nghiệp của ngƣời Dao nơi đây và những biến đổi của nó trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phƣơng pháp logic nhằm rút ra những nhận xét, đánh giá khách quan về vấn đề nghiên cứu, giúp ngƣời đọc có cái nhìn hệ thống và khái quát về những tri thức trong nông nghiệp của ngƣời Dao ở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Phƣơng pháp điền dã dân tộc học khai thác đƣợc nguồn tƣ liệu thực tế không đƣợc ghi lại thành văn đồng thời khẳng định tính chính xác của nó. Ngoài ra, đề tài còn kết hợp với một số phƣơng pháp khác nhƣ so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp các nguồn tƣ liệu liên quan để rút ra những kết luận khoa học. 5. Đóng góp của luận văn Luận văn hệ thống đƣợc những tri thức dân gian trong sản xuất nông nghiệp của ngƣời Dao ở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang nhƣ: chọn đất, chọn giống, lựa chọn thời vụ, cách thức chăm sóc, bảo quản sản phẩm... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  7. 6 Qua nghiên cứu Tri thức dân gian trong sản xuất nông nghiệp của người Dao ở huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang làm sáng tỏ sự biến đổi của tri thức dân gian trong sản xuất nông nghiệp dƣới tác động của các yếu tố nội sinh và ngoại sinh. Đây sẽ là cơ sở ý tƣởng cho các công trình nghiên cứu khoa học sau này. Luận văn cũng góp phần vào việc giới thiệu bản sắc văn hoá của dân tộc Dao ở huyện Lục Nam nói riêng và cộng đồ ng các dân tộc ở tỉnh Bắc Giang nói chung. Luận văn là nguồn tƣ liệu cho dạy học lịch sử địa phƣơng, giáo dục tƣ tƣởng tình cảm yêu quê hƣơng, đất nƣớc. 6. Bố cục của luận văn Ngoài các phần mở đầu, kết luận, nội dung chính của luận văn đƣợc chia thành 3 chƣơng. Chƣơng 1. Khái quát về huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang. Chƣơng 2. Tri thức dân gian trong sản xuất nông nghiệp của ngƣời Dao ở huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang trong truyền thống. Chƣơng 3. Sự biến đổi của tri thức dân gian trong sản xuất nông nghiệp của ngƣời Dao ở huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang hiện nay. Cuối cùng là tài liệu tham khảo, phụ lục bao gồm một số bảng biểu và ảnh minh họa. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  8. 7 CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN LỤC NAM 1.1. Lịch sử hành chính huyện Lục Nam Vùng đất Lục Nam ngày nay vốn thuộc địa phận huyện Na Ngạn thời Lý- Trần; huyện Na Ngạn - Lục Na thời thuộc Minh; huyện Lục Ngạn thời Lê sơ; huyện Lục Ngạn, Phƣợng Sơn thời Mạc; huyện Lục Ngạn - Phƣợng Nhã n - Bảo Lợi thời Lê trung hƣng - Tây Sơn và thời Nguyễn. Thời kỳ thực dân Pháp thống trị, năm 1889, thực dân Pháp thành lập tỉnh Lục Nam, tỉnh lỵ đóng ở thị trấn Lục Nam. Năm 1891, tỉnh Lục Nam bị giải thể, thuộc về tỉnh Bắc Ninh [3, tr.7]. Sau ngày hòa bình lập lai, ngày 21 tháng 1 năm 1957, huyện Lục Nam đƣợc thành lập (thuộc tỉnh Bắc Giang). Theo Nghị định số 24-Ttg của Thủ tƣớng Chính phủ, 3 xã Cẩm Lý, Vũ Xá, Đan Hội thuộc huyện Chí Linh của Hải Dƣơng; 2 xã Yên Sơn, Bắc Lũng thuộc huyện Yên Dũng - Bắc Giang; 7 xã: Hoà Bình A, Tam Dị, Bảo Đài, Bảo Sơn, Tiên Hƣng, Phƣơng Sơn, Tân Lập thuộc huyện Lạng Giang-Bắc Giang đƣợc trả về huyện Lục Ngạn (cũ). Trên cơ sở hai huyện là Lục Ngạn và Sơn Động (cũ) chia thành 3 huyện là Lục Ngạn, Sơn Động và Lục Nam. Khi ấy, Lục Nam có 19 xã và 1 thị trấn: Nam Sơn, Cẩm Lý, Vũ Xá, Đan Hội, Yên Sơn A, Yên Sơn B, Bắc Sơn, Bắc Lũng, Bảo Đài, Bảo Sơn, Tam Dị, Hoà Bình A, Hoà Bình B, Tiên Hƣng, Tân Lập, Phƣơng Sơn, Mỹ An, Nghĩa Phƣơng, Trƣờng Sơn và Thị trấn Lục Nam. Theo Nghị định số 535-TC CQNTNĐ kí ngày 6 - 9 - 1957 hai xã là Nam Sơn và Bắc Lũng đƣợc chia thành 4 xã là: Nam Sơn, Cƣơng Sơn, Bắc Lũng và Khám Lạng [3, tr.7]. Ngày 28-7-1958, Bộ Nội vụ ra Nghị định số 241-NV chia xã Phƣơng Sơn thành 2 xã Phƣơng Sơn và Thanh Sơn; chia xã Hoà Bình B thành 2 xã Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  9. 8 Đông Hƣng và Tiên Nha; chia xã Yên Sơn B thành 2 xã Bình Sơn và Hùng Sơn; chia xã Mỹ An thành 2 xã Mỹ An và Trƣờng Giang. Đồng thời theo Nghị định, xã Mỹ An đƣợc chuyển về huyện Lục Ngạn, còn xã Lan Mẫu thuộc huyện Yên Dũng đƣợc chuyển về huyện Lục Nam. Thực hiện chỉ thị số 23 -TTg kí ngày 15-4-1963 của Thủ tƣớng C hính phủ, 2 xã đƣợc trả lại tên cũ là Hoà Bình A thành Chu Điện và Bắc Sơn thành Vô Tranh, 4 xã đƣợc đổi tên mới là Tân Lập thành Đông Phú, Hùng Sơn thành Lục Sơn, Thanh Sơn thành Thanh Lâm và Nam Sơn thành Huyền Sơn. Kể từ đây, huyện Lục Nam có 25 xã và 1 thị trấn: Bảo Đài, Bắc Sơn, Bắc Lũng, Bình Sơn, Cẩm Lý, Cƣơng Sơn, Chu Điện, Đan Hội, Đông Phú, Đông Hƣng, Huyền Sơn, Khám Lạng, Lan Mẫu, Lục Sơn, Nghĩa Phƣơng, Phƣơng Sơn, Tam Dị, Tiên Nha, Tiên Hƣng, Thanh Lâm, Trƣờng Giang, Trƣờng Sơn, Vũ Xá, Vô Tranh, Yên Sơn và Thị trấn Lục Nam. Ngày 18-2-1997, Chính phủ ra Nghị định số 19/CP thành lập Thị trấn Đồi Ngô trên cơ sở tách một phần dân cƣ từ xã Chu Điện, Tiên Hƣng, Tam Dị. Thị trấn huyện lị Đồi Ngô đƣợc đầu tƣ qui hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của huyện. 1.2. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên Lục Nam là huyện miền núi, nằm ở phía Đông - Nam của tỉnh Bắc Giang, có diện tích tự nhiên 59.858 ha. Địa hình của huyện chia thành ba vùng: vùng núi, vùng trung du và chiêm trũng. Diện tích đất nông nghiệp là 14.800 héc ta, diện tích đất rừng và đồi là 31.170 héc ta. Huyện Lục Nam nằm ở vị trí từ 21 độ 11 phút đến 21 độ 27 phút vĩ độ Bắc; từ 106 độ 18 phút đến 106 độ 41 phút kinh độ Đông. Phía Bắc huyện Lục Nam giáp huyện Lục Ngạn, phía Tây Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Nam giáp hai tỉnh Quảng Ninh và Hải Dƣơng, phía Đông giáp huyện Sơn Động, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  10. 9 phía Tây giáp hai huyện là Lạng Giang và Yên Dũng. Trung tâm huyện cách Hà Nội 100km và cách thành phố Bắc Giang 25km. Do nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa khu vực núi rừng Đông - Bắc với khu vực Trung du và đồng bằng Bắc bộ nên khí hậu Lục Nam có tính đa dạng của chế độ hoàn lƣu gió mùa nhiệt đới phức hợp, có phân hóa rõ rệt theo mùa. Nhiệt độ bình quân hàng năm là 22,90C. Do sự ảnh hƣởng của địa hình nên trong cùng một huyện cũng có sự chênh lệch về nhiệt độ, tạo ra những tiểu vùng khí hậu khác nhau. Số ngày mƣa của huyện trong năm trung bình là 107 ngày, mƣa phân bố không đều giữa các vùng trong huyện, giữa các tháng trong năm. Mùa mƣa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9, tập trung ở các tháng 6, 7 và 8 (chiếm từ 50 - 60% lƣợng nƣớc mƣa của cả năm). Huyện Lục Nam có Sông Lục Nam chảy qua từ đầu đến cuối huyện. Sông Lục Nam phát nguyên từ Đình Lập (Lạng Sơn), thời cổ mang tên là Minh Đức và đƣợc mệnh danh là một Trƣờng Giang đẹp nhất Bắc Kì. Sông dài 178 km, chi lƣu là các sông Cẩm Đàn, sông Thanh Luận, sông Bò. Đối với huyện, đây là nguồn nƣớc chính phục vụ cho nông nghiệp. Nƣớc từ sông Lục Nam đƣợc dẫn qua các kênh mƣơng về các đầm, ao, hồ tạo ra hệ thống thủy lợi phong phú, thuận lợi. Ven sông hình thành các làng chài đánh bắt cá và đây cũng là nghề sống chủ yếu của các làng sống ven sông. Sông Lục, núi Huyền còn tạo ra một cảnh tƣợng hùng vĩ, rất đẹp, là nguồn lợi cho du lịch đang đƣợc quan tâm đầu tƣ và khai thác. Đất đai của huyện Lục Nam rất đa dạng. Đất đồi, đƣợc hình thành chủ yếu do sự phong hóa của các loại đá mẹ sa thạch và phiến thạch, một phần do sự phong hoá của đất phù sa cổ, do đó đất đồi của Lục Nam nghèo dinh dƣỡng. Đất ruộng, loại đất này cũng có nhiều loại nhƣng chủ yếu đƣợc chia làm 3 nhóm là đất ruộng lúa nƣớc có nguồn gốc Feralit, có nguồn gốc Feralit Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  11. 10 bạc mầu và lúa nƣớc có nguồn gốc phù sa. Nhìn chung, đất ruộng của Lục Nam diện tích không lớn, ít dinh dƣỡng. Toàn huyện có 26.300 ha rừng, trong đó rừng tự nhiên và rừng tái sinh là 14.300 ha. Rừng nguyên sinh với hai ba tầng cây, tầng thứ nhất với các loại hầu hết là gỗ quý nhƣ đinh, lim, sến, táu, dẻ; tầng thứ hai là những cây thấp - cây bụi nhƣ tre, nứa, song, mây. Tuy nhiên, do khai thác chƣa hợp lí nên rừng nguyên sinh diện tích còn lại không nhiều, chủ yếu là rừng tái sinh, khó định tầng, bề ngoài rậm rạp, độ che tán lớn, nhƣng bên trong rỗng, cây to gỗ lớn còn lại ít, phần lớn là gỗ tạp hoặc rừng tre, nứa xen gỗ tạp. N hiều nơi, chân núi và sƣờn núi vẫn còn rừng cây che phủ nhƣng đến gần đỉnh núi chỉ có cây bụi hoặc sim, mua, ràng ràng, cỏ gianh. Huyện Lục Nam có mỏ than bùn khá lớn, tập trung chủ yếu ở 2 xã là Lục Sơn và Trƣờng Sơn. Ngoài ra còn có đất sét, có hai loại là đất sét chịu lửa và đất sét làm gạch ngói. Nhìn chung, huyện Lục Nam có điều kiện thuận lợi về đất, nƣớc, rừng để phát triển nền nông lâm nghiệp đa dạng về cây trồng, vật nuôi đảm bảo cuộc sống ổn định cho đồng bào các dân tộc tại địa phƣơng. 1.3. Nguồn gốc ngƣời Dao ở huyện Lục Nam 1.3.1. Tên gọi và nguồn gốc tộc người Ngƣời Dao ở Việt Nam có khoảng 600 nghìn ngƣời cƣ trú ở 18 tỉnh (Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Cao Bằng, Yên Bái, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Lai Châu, Lạng Sơn, Hoà Bình, Sơn La, Phú Thọ, Bắc Giang, Thanh Hoá, Đắc Lắc, Đồng Nai và Hà Tây). Do nhiều biến cố lịch sử, ngƣời Dao ở Trung Quốc phân tán thành nhiều nhóm nhỏ trong đó có một số nhóm vào Việt Nam "Không còn nghi ngờ gì nữa, họ vốn có nguồn gốc ở Trung Quốc, quá trình thiên di của họ vào Việt Nam là một thời kỳ dài". [8, tr. 56]. Do nhiều biến cố lịch sử nhƣ, một bộ phận ngƣời Dao đã Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  12. 11 phải di cƣ vào Lạng Sơn và Quảng Ninh (Việt Nam) rồi từ đây đi sang các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam và Yên Thế của Bắc Giang qua nhiều thờ i kì, bằng nhiều con đƣờng, với nhiều nhóm địa phƣơng khác nhau để sinh cơ lập nghiệp. [27; tr. 299]. Mặc dù có rất nhiều nhóm Dao với những tên gọi khác nhau, nhƣng căn cứ vào đặc điểm văn hoá mà nét chủ yếu của nó là trang phục phụ nữ, các nhà khoa học chia ngƣời Dao ở Việt Nam thành các nhóm sau đây: + Dao Đỏ còn có tên Dao Cóc Ngáng, Dao Sừng, Dao Dụ Lạy + Dao Quần Chẹt (Dao Sơn Đầu, Dao Tam Đảo, Dao Nga Hoàng) + Dao Lô Gang (Thanh Phán, Dao Đội Ván, Dao Cóc Mùn) + Dao Tiền + Dao Quần Trắng + Dao Thanh Y (Dao Ban Y, Dao Chàm) + Dao Làn Tẻn (Dao Tuyển, Dao Áo Dài, Dao Tẻn) [ 8, tr36] Về tiếng nói ngôn ngữ dân tộc Dao đƣợc các nhà nghiên cứu xếp vào ngữ hệ Mông - Dao. Đến nay ngƣời Dao chƣa có chữ viết riêng, từ xa xƣa, đồng bào dựa vào chữ Hán để phiên âm ra chữ Nôm gọi là chữ Nôm Dao và sử dụng bộ chữ này để ghi chép gia phả, sách cúng, sáng tác truyện, thơ… Về tiếng nói, các nhóm Dao đều nói chung một thứ tiếng, đó là tiếng Dao. Sự khác nhau về tiếng nói giữa các nhóm không nhiều, chỉ trong một số ít từ và thanh điệu. Cũng nhƣ tiếng Dao trong cả nƣớc, tiếng Dao ở Bắc Giang cũng gồm hai phƣơng ngữ: phƣơng ngữ thứ nhất gồm hai nhóm Dao là Lô Gang, Thanh Phán; phƣơng ngữ thứ hai có nhóm Dao Thanh Y. Tại thời điểm hiện tại, ngƣời Dao sinh sống tại các bản thuộc các xã của Lục Nam vẫn nói tiếng Dao trong sinh hoạt hàng ngày. Nhƣng khi có khách là ngƣời dân tộc khác họ cũng có thể nói đƣợc tiếng Việt làm ngôn ngữ giao tiếp thứ hai. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  13. 12 Ở Bắc Giang, thế kỉ XVII, nhóm Dao Thanh Y từ Quảng Đông và Móng Cái qua Lục Ngạn, đến Bắc Giang, sang sông Đuống rồi ngƣợc lên Tuyên Quang. Một bộ phận khác lên Yên Bái và Lào Cai, đƣợc gọi là Dao tuyển. Thế kỉ XVIII, một bộ phận dân tộc Dao từ Quảng Đông và Quảng Tây vào Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Giang, đó là nhóm Dao Lô Ga ng [ 21, tr.10]. Nhƣ vậy, dân tộc Dao ở Bắc Giang chủ yếu thuộc các nhóm Dao Thanh Y, Dao Thanh Phán và Dao Lô Gang. Hiện nay họ sống thành làng riêng hoặc xen kẽ với một số dân tộc anh em nhƣ Kinh, Tày, Nùng, Sán Chay… Kết quả khảo sát ở địa phƣơng cho thấ y ngƣời Dao sinh sống ở các xã của huyện Lục Nam có nguồn gốc từ Quảng Ninh di thực sang. Ngƣời Dao ở đây thuộc các nhóm là Dao Thanh Y và Dao Thanh Phán. Ngƣời Dao ở các bản Gốc Dẻ, Văn Non, xã Lục Sơn, huyện Lục Nam vẫn nhắc tới một địa danh là Khe Sú, Ba Trẽ nhƣ nói tới nơi cội nguồn của mình. Một số nhân chứng kể lại, vào khoảng những năm 20, 30 thế kỉ 20 thì ngƣời Dao mới di cƣ đến đây và sinh sống cạnh những làng của các dân tộc nhƣ Tày, Nùng hay Kinh. Điều tra xác minh Khe Sú, Ba Trẽ đều là những bản của ngƣời Dao sinh sống thuộc huyện Uông Bí của tỉnh Quảng Ninh [55]. Cho đến thời điểm hiện tại, để chỉ ngƣời Dao, các dân tộc khác thƣờng gọi là ngƣời Mán, Mán Sơn Đầu. Đồng bào Dao thì tự nhận mình là Kiềm Miền, Dìu Miền. Các công trình nghiên cứu về ngƣời Dao đều ghi rõ tên Mán bắt đầu từ âm Man (âm Hán - Việt), là tên gọi phiếm xƣng có ý miệt thị dân tộc vì phong kiến Trung Quốc dùng để chỉ các tộc ngƣời nhỏ bé, sinh sống bên ngoài địa bàn cƣ trú của ngƣời Hán. Tên gọi Kiềm Miền (Kiềm nghĩa là rừng, Miền nghĩa là ngƣời), tức là ngƣời ở rừng núi, cũng là tên gọi phiếm xƣng, không chính xác, vì cùng với ngƣời Dao ở rừng còn có nhiều tộc ngƣời khác sống ở miền núi. Tên Mán Sơn Đầu cũng là tên gọi của các tộc ngƣời Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  14. 13 khác đặt cho ngƣời Dao ở nhóm Dao Lô Gang, do đồng bào có tục chải đầu bằng sáp ong. Tên tự gọi nữa của đồng bào là Dìu Miền, âm Hán Việt: Dìu là Dao, Miền là ngƣời; có nghĩa là ngƣời Dao. Tên gọi Dao đƣợc nhắc nhiều trong các truyện truyền miệng, truyện cổ. Theo tài liệu “ Người Dao ở Việt Nam”, tên gọi Dao còn đƣợc ghi trong các thƣ tịch cổ của Trung Quốc. Chẳng hạn sách “Thuyết man” viết: “Man bắt đầu từ Ngũ Khê gọi là Bàn Hồ ở rải rác khắp vùng Sở Việt gọi là Dao, lúc bấy giờ có công nên được miễn giao dịch gọi là Mạc Dao, về sau gọi sai đi là Dao”. Sách “Quế hải ngu hành chí” viết: “ Người Dao vốn dòng dõi Bàn Hồ ở Ngũ Khê…”. [28, tr. 8] Nhƣ vậy, “Dao” là tên tự nhận của ngƣời Dao, nó gắn với lịch sử hình thành tộc ngƣời và đƣợc họ thừa nhận. vào những thập kỉ 60 – 70 của thế kỉ trƣớc, các nhà khoa học đã đề xuất và đƣợc Chính phủ công nhận “Dao” là tên gọi chính thức. 1.3.2. Địa bàn cư trú Ngƣời Dao ở Việt Nam cƣ trú ở cả ba vùng: vùng cao, vùng giữa, và vùng thấp. Sống ở vùng cao (trung bình từ 800 - 1000m) phần nhiều là ngƣời Dao Đỏ, một bộ phận Dao Tiền, Dao Làn Tẻn. Cƣ trú ở vùng giữa (trung bình từ 400-600m) chủ yếu là ngƣời Dao Quần Chẹt, Dao Lô Gang, Dao Thanh Phán. Vùng thấp, chuyển tiếp giữa vùng núi và đồng bằng (độ cao khoảng 200m) là địa bàn cƣ trú của ngƣời Dao Quần Trắng, Dao Quần Chẹt, Dao Tiền v.v ...Ở Bắc Giang, dân tộc Dao là một trong 7 thành phần dân tộc chủ yếu của tỉnh, sinh sống chủ yếu ở Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế. Tuy số lƣợng không đông lắm, dân số 7.337 ngƣời (số liệu năm 2003), đứng thứ 7 về dân số trong 7 dân tộc chủ yếu sinh sống trên địa bàn tỉnh Bắc Giang và quá trình cƣ trú tại Bắc Giang chƣa lâu song đồng bào đã ổn định cuộc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  15. 14 sống của mình, coi Bắc Giang là quê hƣơng và đóng góp sức mình xây dựng quê hƣơng mới, đồng thời mang những nét văn hóa đặc trƣng của mình đóng góp cùng các dân tộc anh em, góp phần tạo nên sắc thái văn hóa riêng của tỉnh Bắc Giang [27]. Các công trình nghiên cứu về ngƣời Dao ở Bắc Giang cho biết ở Bắc Giang có 4 nhóm Dao là Dao Thanh Phán, Dao Đỏ, Dao Thanh Y và Dao Lô Gang. Qua khảo sát thực tế tại địa bàn cƣ trú, ngƣời Dao ở Bắc Giang có 3 nhóm Dao chủ yếu là: Dao Lô Gang, Dao Thanh Phán và Dao Thanh Y.. Ở Lục Nam có hai nhóm Dao Thanh Phán và Dao đỏ sống chủ yếu trong 4 xã: Lục Sơn, Bình Sơn, Trƣờng Sơn và Vô Tranh. Bảng1. Thống kê số lượng theo nhóm người Dao ở huyện Lục Nam năm 2009 Bản Số hộ Số khẩu STT Xã Nhóm Gốc Dẻ Lục Sơn 1 70 340 Thanh Y Văn Non Lục Sơn 2 178 925 Thanh Y Đồng Đỉnh Bình Sơn 3 115 480 Thanh Phán Trƣờng Sơn 4 Vua Bà 72 324 Thanh Y Đồng Vành 1 Lục Sơn 5 61 219 Thanh Phán Đồng Vành 2 Lục Sơn 6 62 221 Thanh Phán 7 Vô Tranh 20 90 Thanh Phán (Phiếu khảo sát về Các giá trị văn hóa truyền thống của gia đình các dân tộc huyện Lục Nam, tháng 10 năm 2009) Ngƣời Dao Thanh Phán và Dao Thanh Y sinh sống tại c ác thôn bản của huyện Lục Nam đã coi đây là quê hƣơng của mình, đang đóng góp công sức Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  16. 15 xây dựng cuộc sống, xây dựng quê hƣơng ngày càng giàu đẹp. Thôn bản của ngƣời Dao thƣờng tập trung thành từng cụm gần rừng, đồi. Thƣờng mỗi hộ ở một quả đồi, khu nào đất đẹp thì hai hay ba hộ ở cạnh nhau. Ranh giới giữa các bản thƣờng là đƣờng mòn, khe núi, dòng suối… đƣợc dân bản công nhận theo quy ƣớc không thành văn. Ngoài một số ruộng nƣơng đã có ngƣời sở hữu, còn tất cả rừng, suối, núi đều thuộc quyền sử dụng chung c ủa mọi nhà trong bản. Đồng bào hạn chế những ngƣời ở nơi khác đến làm ruộng, nƣơng hoặc lấy gỗ ở phạm vi thôn bản mình. Dân cƣ trong mỗi thôn bản thƣờng chỉ có từ 2 - 3 họ, trong đó bao giờ cũng có một họ đông ngƣời hơn và thƣờng là họ của những ngƣời đến cƣ trú đầu tiên. Mỗi thôn, bản Dao đều có những nghi lễ chung: liên quan đến trồng trọt, chăn nuôi, sắn bắn. Thƣờng thì trƣớc khi gieo trồng (đầu xuân), khi lúa mọc cao (mùa hè), sau khi gặt lúa (mùa thu), lúc hạn hán kéo dài, trong bản có dịch gia súc hoặc ngƣời ốm đau nhiều… là dân bản lại họp nhau cúng thổ thần, bàn việc chung, tổ chức ăn uống chung. Từ xƣa, thôn bản ngƣời Dao đã vận hành theo phƣơng thức tự quản. Mỗi bản thƣờng có ngƣời đứng đầu, giữ vai trò trụ cột, điều hành toàn bộ mọi hoạt động của bản. Nếu bản có một dòng họ cƣ trú thì ngƣời đứng đầu bản do ngƣời có uy tín trong dòng họ nắm giữ. Khi thôn bản có nhiều họ cƣ trú thì dân bản chọn ngƣời có uy tín, biết cúng thổ thần, am hiểu phong tục tập quán dân tộc, lai lịch và mối quan hệ họ hàng của dân bản, có kinh nghiệm đoán định thời tiết… để bầu vào chức đứng đầu bản. Ngƣời đứng đầu thôn, bản đƣợc bà con tôn trọng và tin cậy, khi có việc không tự phân xử đƣợc các bên đều đến hỏi ngƣời đứng đầu bản và làm theo sự phân sử của ngƣời này. Ở các nhóm dân tộc Dao, bên cạnh vai trò chính của ngƣời đứng đầu thôn, bản thì các cụ già làng, trƣởng họ và thầy cúng là những ngƣời có uy tín cao, thƣờng có mặt trong các công việc chung của bản, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  17. 16 thôn, đƣợc dân bản tôn trọng. Hiện nay, ngƣời phụ trách các tổ c hức đoàn thể nhƣ Chi hội Phụ nữ, Chi hội Nông dân, Chi hội Cựu chiến binh, chi đoàn thanh niên, ban công tác mặt trận và nhất là vai trò của chi bộ Đảng ở t hôn, bản có tiếng nói giúp trƣởng thôn, bản làm tốt hơn nhiệm vụ của mình. Ngoài khu vực cƣ trú, mỗ i thôn bản còn có đất canh tác, rừng núi, suối, ao, đƣờng đi… hợp lại thành đất bản. Ranh giới giữa các bản có tính ƣớc lệ nhƣng đƣợc tôn trọng. Trong địa vực đất bản, các gia đình đƣợc quyền khai phá nƣơng rẫy nhƣng không đƣợc khai phá rừng đầu nguồn, rừn g cấm, chỗ đất đã có chủ (đƣợc đánh dấu bằng cọc gỗ nhỏ hoặc gài lá gianh). Hết thời điểm phát nƣơng mà ngƣời đánh dấu không khai phá, coi nhƣ đất vô chủ. Nếu tranh chấp nƣơng đã đánh dấu thì cây nêu của ai cắm trên mảnh đất đó lá héo hơn, đất thuộc về ngƣời đó. Mảnh nƣơng đã canh tác, bỏ hoá hai, ba vụ vẫn của chủ cũ. Đất công (đƣờng đi, suối, rừng cấm, bãi chăn thả…) do ngƣời đứng đầu bản quản lý, các hộ dân trong bản có trách nhiệm giữ gìn, tu sửa, bảo vệ. Nhiều bản ngƣời Dao có quy định về bảo vệ rừng và nguồn nƣớc khá chặt chẽ. Tiêu biểu nhƣ bản Đồng Vành, xã Lục Sơn, huyện Lục Nam. Mỗi bản đều có một khu rừng đầu nguồn, ở đó thần rừng trú ngụ, rất thiêng, không ai đƣợc thu hái măng, vầu, nứa, chặt củi. Nếu để trâu bò vào rừng làm đổ cây, gẫy măng thì bị phạt khá nặng. Đối với nguồn nƣớc duy trì sản xuất và sinh hoạt, đồng bào thƣờng xuyên tu sửa, khơi dòng lấy nƣớc đầu nguồn. Ai thả xác súc vật chết vào nguồn nƣớc ăn thì phải làm lại máng nƣớc và khơi nguồn nƣớc khác cho ngƣời bị hại. Đồng bào cũng quy định không đƣợc chôn cất ngƣời chết gần nguồn nƣớc. Sông suối chảy qua thôn bản nào thì thôn bản đó quản lý. Nguồn thuỷ sản (cá, tôm, cua, ốc, hến…) dân bản đều đƣợc hƣởng nhƣng không đƣợc đánh bắt bằng hình thức ruốc bằng cây lá độc. Để bảo vệ hoa màu, hiện Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  18. 17 nay ở nhiều thôn bản đồng bào tuân thủ việc không thả rông trâu bò, lợn, gà, vịt… Ai vi phạm phải bồi thƣờng cho ngƣời bị hại. Gia đình chủ yếu của dân tộc Dao ở huyện Lục Nam, chủ yếu là hình thức phụ quyền. Mỗi gia đình thƣờng có 2 thế hệ (gồm cha mẹ và các con chƣa lập gia đình) hoặc 3 thế hệ (gồm một cặp vợ chồng, các con chƣa lập gia đình và ông bà). Rất hiếm gặp những gia đình lớn bốn thế hệ. Xu hƣớng phát triển của gia đình ở các nhóm Dao là: con trai sau khi lập gia đình nếu có điều kiện thì tách ra ở riêng, thƣờng dựng nhà gần nhà bố mẹ, đƣợc bố mẹ chia tài sản (ruộng, trâu, gia cầm) làm vốn ban đầu nhằm bảo đảm cuộc sống. Trong gia đình, quyền lực thuộc về ngƣời đàn ông, nếu bố chết thì con trai trƣởng thay thế. Ngƣời chồng chủ yếu lo những cô ng việc lớn nhƣ lập kế hoạch làm ăn, làm nhà, cúng bái, săn bắn, đối ngoại. Những việc này đều đƣợc các con lớn tuổi bàn bạc và thống nhất. Ngƣời vợ đóng vai trò chính về nội trợ, quản lý kinh tế gia đình, may vá thêu thùa, giáo dục con cái. Các công việc nƣơng rẫy, ruộng vƣờn cả hai vợ chồng đều gánh vác. Trong mọi công việc, đời sống hàng ngày, vợ nghe lời chồng, con cái vâng lời cha mẹ, em nghe lời anh chị. Trong quan hệ giữa con dâu, em dâu với bố mẹ chồng, anh chồng, ngƣời con rể với mẹ vợ… có quy định nghiêm ngặt: con dâu, em dâu không đƣợc ăn cùng mâm, không đƣợc đến khu vực ngủ của bố chồng, anh chồng; ngƣợc lại bố chồng, anh chồng không đƣợc đến gần giƣờng ngủ của em dâu, con dâu. Ngƣời Dao ở Lục Nam có các họ chính: Bàn, Đặng, Triệu, Trƣơng, Trần, Lã, Lý. Trong các họ Dao, họ Bàn đƣợc coi là gốc. Mỗi dòng họ thƣờng có một trƣởng họ do các gia đình trong dòng họ cử ra. Nhà trƣởng họ gọi là nhà lớn, nơi đặt bàn thờ ông tổ, nơi cúng lễ, ăn tết và cấp sắc chung cho các thành viên trong họ. Trƣởng họ có trách nhiệm chủ trì lễ cấp sắc, lễ cúng bàn Vƣơng, là đầu mối quán xuyến việc giúp đỡ các gia đình trong tông tộc làm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  19. 18 nhà, tổ chức đám cƣới, chia gia tài, làm ma, chay,.. Ngƣợc lại, các thành viên trong dòng họ có bổn phận giúp đỡ lẫn nhau tận tình khi có nhà gặp khó khăn, hoạn nạn. Bộ nữ phục nhóm Dao Thanh Y gồm có: quần dài (khoa), áo dài (gủi), mũ (mâu), khăn (plảu mìn), yếm (tùng pàn), thắt lƣng (thỉn làng). Đặc điểm của nhóm là phụ nữ thƣờng đội chiếc mũ nhỏ có gắn nhiều chiếc cúc tròn bằng bạc ở vòng quanh mặt ngoài, trên áo thêu hoa văn trang trí hình ngƣời đội hoa. Phụ nữ nhóm Dao Thanh Y để tóc dài, búi tóc lên đỉnh đầu, đội mũ hình tròn. Cốt mũ bằng sơ mƣớp, ngoài lợp chỉ đen, quanh thành mũ gắn hai hàng khuy bạc song song (đƣờng kính mỗi khuy t rên 1,5cm), mỗi hàng gồm 40 khuy; đỉnh mũ phẳng, có gắn ngôi sao bạc tám cánh hoặc mƣời cánh, đƣờng kính của sao xấp xỉ đƣờng kính mặt phẳng tròn của đỉnh mũ. Bên ngoài mũ phủ chiếc khăn nhỏ mầu đỏ hoặc trắng thêu hoa văn, có hai dải vải, mỗi dải rộng 4-5cm, mầu đỏ, đính từ hai góc khăn, thả buông hai bờ vai. Áo của phụ nữ Dao Thanh Y xẻ ngực dài đến ống chân, màu chàm. Cổ áo thấp, vẫn nối liền với nẹp ngực nhƣng có phân biệt với nẹp ngực bằng dải vải rộng 4cm, màu trắng, chạy từ ngực phải vòng qua cổ sau s ang ngực trái, thêu nhiều hoa văn. áo xẻ tà từ gấu lên đến thắt lƣng. Gấu áo và các mép xẻ tà, xẻ ngực viền vải đỏ. ống tay áo rộng vừa phải, cổ tay áo may vải đỏ từ cổ tay lên đến bắp tay (10cm). Hai thân áo trƣớc so le: bên phải dài trên 60cm từ vai xuốn g, bên trái dài hơn 90cm, nếp trong mỗi thân là vải đỏ. Cũng nhƣ áo phụ nữ các nhóm Dao khác, áo phụ nữ nhóm Dao Thanh Y không có khuy, khi mặc dùng dây lƣng buộc ngoài, nút thắt phía lƣng. Các đầu dây lƣng thả dài đến khoeo chân. Dây lƣng của phụ nữ Dao T hanh Y bằng vải trắng, dài 3,5 - 4 m, rộng 4 - 5cm, trên mặt thêu kín các đƣờng chỉ xanh, đỏ xen lẫn nhau theo hình chân rết. Yếm ngực là một vuông vải có hình ô trám, chia làm hai tam giác cân, tam giác phía trên để trắng, ở giữa có gắn một bán cầu bằng bạ c có đƣờng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  20. 19 kính 3 - 4cm, tam giác bên dƣới là vải đỏ. Quần phụ nữ Dao Thanh Y mầu chàm, may kiểu chân què, ống rộng vừa phải, không thêu. Đồ trang sức gồm vòng cổ (tẳng khuỳn), vòng tay (ná sằm), nhẫn (pô đà quỳn) bằng bạc. Bộ nữ phục nhóm Dao Thanh Phán gồm có áo (linh lùi), yếm (nom càm), quần (chu chùn), thắt lƣng (hầu hang), khăn (nom mùa), mũ (đổng) (mũ chỉ giành cho các bé gái). Trang phục nữ nhóm Dao Thanh Phán có đặc điểm chỉ có một màu chàm thẫm, không có hoa văn trang trí. Trƣớc đây đồng bào mặc á o dài có thêu trang trí trên nẹp cổ. Hiện nay một số nơi, nữ Dao Thanh Phán mặc áo ngắn cài khuy bên sƣờn phải nhƣ áo của ngƣời Hoa. Kể chuyện là hình thức sinh hoạt văn hóa rất độc đáo của ngƣ ời Dao. Hầu hết các truyện thần thoại, truyện cổ tích của ng ƣời Dao đều đƣợc viết thành thơ. Do đó có thể vừa đọc, vừa hát khi kể. Th ƣờng trong các buổi lễ cầu mùa, lễ cấp sắc kéo dài nhiều ngày, những ngƣời già thƣờng kể chuyện cho con cháu nghe bên bếp lửa. Cũng có khi trong cuộc hát, hai bên hát về một câu chuyện cổ với mục đích thử sự hiểu biết của đối phƣ ơng. Với cách hát này, cùng một câu chuyện song mỗi bên lần lƣợt hát từng đoạn sau đó dừng lại để bên kia phải hát tiếp. Bên nào không tiếp tục hát đƣ ợc coi nhƣ kém cỏi. Do đó những câu chuyện cổ đ ƣợc phổ biến rất rộng trong cộng đồng. Hát dân ca (báo dung) là một loại hình sinh hoạt văn hóa tinh thần đã tồn tại từ lâu đời trong cộng đồng dân tộc Dao ở Lục Nam. Dân ca Dao đƣợc cất lên trong nhiều trƣờng hợp, nhiều hoàn cảnh khác nhau chứ không đơn thuần là những lời ca giải trí khi nhàn rỗi, lời hát giao duyên của nam nữ thanh niên. Hát dân ca đặc sắc nhất là loại hình hát giao duyên. Thời gian tổ chức hát thƣờng vào lúc nông nhàn, nhất là vào dịp lễ hội. Cũng nhƣ các tộc ngƣời khác, vào đầu mùa xuân, n gƣời Dao Lục Nam tổ chức nhiều lễ hội (xíp bịp xuân). Những lễ hội này thƣờng đƣợc tổ chức tại các ngôi đình, chùa - địa điểm mà đồng bào cho là linh thiêng nhất trong bản, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2