intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận và sự vận dụng vào công tác vận động nông dân ở tỉnh Quảng Bình trong những năm đầu thế kỷ XXI

Chia sẻ: Nguyen Hai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:95

531
lượt xem
146
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, trong đó có tư tưởng về dân vận - một bộ phận hết sức quan trọng trong toàn bộ di sản vô giá mà Người để lại cho Đảng và nhân dân các dân tộc ở nước ta. Có thể nói, tư tưởng dân vận của Hồ Chí Minh không những chứa đựng tinh thần trọng dân, thương dân, hết lòng chăm lo lợi ích của nhân dân, nhận rõ sức mạnh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận và sự vận dụng vào công tác vận động nông dân ở tỉnh Quảng Bình trong những năm đầu thế kỷ XXI

  1. LUẬN VĂN: Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận và sự vận dụng vào công tác vận động nông dân ở tỉnh Quảng Bình trong những năm đầu thế kỷ XXI
  2. Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, trong đó có tư tưởng về dân vận - một bộ phận hết sức quan trọng trong toàn bộ di sản vô giá mà Người để lại cho Đảng và nhân dân các dân tộc ở nước ta. Có thể nói, tư tưởng dân vận của Hồ Chí Minh không những chứa đựng tinh thần trọng dân, thương dân, hết lòng chăm lo lợi ích của nhân dân, nhận rõ sức mạnh của nhân dân, mà còn chỉ ra nội dung và phương thức vận động, tập hợp nhân dân. Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta luôn luôn xác định rõ vai trò, vị trí quan trọng của công tác dân vận đối với sự nghiệp cách mạng. Bước vào thế kỷ XXI, đất nước đứng trước nhiều thời cơ và thách thức lớn; trong đó thách thức nổi bật là âm mưu của các thế lực thù địch hòng chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam. Do đó, công tác dân vận lúc này cần phải được đẩy mạnh và tăng cường hơn nữa với những nội dung phù hợp với tình hình mới của đất nước và thế giới nhằm phát huy cao độ sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi mục tiêu của sự nghiệp đổi mới đất nước. Trong 20 năm đổi mới vừa qua (1986-2006), công tác dân vận do Đảng tổ chức, lãnh đạo đã tạo ra động lực lớn cho các phong trào thi đua yêu nước, góp phần không nhỏ làm chuyển biến tình hình kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, chống lại có hiệu quả âm mưu "diễn biến hoà bình" của các thế lực thù địch, tạo thế và lực cho đất nước; đồng thời góp phần mở rộng quyền dân chủ, cải thiện đời sống nhân dân, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác dân vận vẫn còn một số yếu kém cần được khắc phục. Việc triển khai thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước còn thiếu đồng bộ, nhiều nơi còn làm hình thức, chiếu lệ. Đáng tiếc các cấp uỷ đảng, cấp chính quyền, cán bộ, đảng viên ở một số nơi vẫn chưa nhận thức đúng vị trí và tầm quan trọng của công tác dân vận, thậm chí còn xem nhẹ công tác này, không coi đó là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị. Tình trạng một số cán bộ, đảng viên quan liêu, ngại đi cơ sở nắm bắt nguyện vọng của nhân dân, thậm chí lợi dụng
  3. chức quyền, làm trái đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước để tham nhũng, trục lợi, vi phạm quyền dân chủ của nhân dân còn khá phổ biến. Tình trạng này là nguyên nhân chính gây ra các vụ khiếu kiện, làm giảm sút niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) đất nước, yêu cầu tập hợp, đoàn kết, vận động nhân dân tiếp tục được đặt ra một cách bức thiết. Do vậy, công tác dân vận đã được đề cập trong nhiều nghị quyết của Đảng, đặc biệt Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 khoá IX, có ba nghị quyết về công tác dân vận nhằm đáp ứng những yêu cầu bức thiết của nhân dân và huy động tối đa nội lực, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Vì vậy, nghiên cứu, quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận và tích cực đưa đường lối, chủ trương của Đảng vào cuộc sống, tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa trong công tác vận động nhân dân là một đòi hỏi bức thiết hiện nay. Với những lý do đó, tôi chọn đề tài "Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận và sự vận dụng vào công tác vận động nông dân ở tỉnh Quảng Bình trong những năm đầu thế kỷ XXI" làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Hồ Chí Minh học. 2. Tình hình nghiên cứu Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận là một công việc cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Do vậy, việc nghiên cứu này được nhiều cơ quan, tổ chức và nhiều nhà khoa học quan tâm thực hiện và đã có nhiều công trình nghiên cứu được công bố. Sau đây là một số công trình tiêu biểu mà tôi đã tham khảo: - Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận của TS. Đỗ Quang Tuấn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005; Khái niệm, nguồn gốc và quá trình hình thành tư tưởng của Hồ Chí Minh về dân vận của PGS.TS Nguyễn Bá Linh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005; Phong cách dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh của TS. Thanh Tuyền, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005; Cán bộ dân vận thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ, của TS. Trịnh Xuân Giới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005; Tác phẩm dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh mãi mãi toả sáng, soi đường cho công tác dân vận của Đảng trong thời kỳ mới của TS. Nguyễn Văn Hùng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005; Tư tưởng dân vận của Hồ Chí Minh với việc xây dựng kỹ năng, nghiệp vụ công tác dân vận của Lương
  4. Ngọc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005; Chủ tịch Hồ Chí Minh với công tác dân vận của hệ thống chính trị của Đinh Hồng Vân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005; Quyền hạn và lợi ích của dân trong bài báo dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh của Nguyễn Thị Cận, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005; Quan hệ giữa chính quyền nhà nước và nhân dân trong sự nghiệp cách mạng của PGS.TS Trần Quang Nhiếp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005; Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác vận động nông dân của Lê Hoàng Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005; GS. Văn Tạo: Học tập tư tưởng dân vận Hồ Chí Minh, Tạp chí Dân vận, số 5-2000; PGS.TS Nguyễn Tri Thư: Tư tưởng Hồ Chí Minh về một số vấn đề trong công tác vận động quần chúng, Tạp chí Dân vận, số 1+2, 2000; PGS.TS Hoàng Chí Bảo: Hồ Chí Minh với quan điểm thực tiễn và phương pháp khoa học về dân vận, Tạp chí Dân vận, số 10-2000; TS. Phạm Văn Khánh: Tư tưởng Hồ Chí Minh về sức mạnh nhân dân và công tác dân vận, Tạp chí Dân vận, số 10-2003; PGS.PTS Đức Vượng: Đầu xuân suy ngẫm về dân vận trong sự nghiệp đổi mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Tạp chí Dân vận, số 1+2, 1999; PGS.TS Bùi Đình Phong: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận vào việc thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, Tạp chí Cộng sản, số 9-2003; GS.TS Mạch Quang Thắng: Dân vận - vấn đề luôn luôn mới (qua nghiên cứu tác phẩm "Dân vận" của Hồ Chí Minh), Tạp chí Lý luận chính trị, 8-2006. Ngoài ra, rất nhiều bài viết, luận văn, cuốn sách mà nội dung đề cập đến công tác dân vận cũng đã được công bố, như: Chính quyền và nhiệm vụ dân vận của Nguyễn Khánh, Tạp chí Cộng sản, số 1-1995; Lại bàn về dân vận của GS. Đặng Nguyên Anh, Tạp chí Dân vận, số 1-2003; "Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công" của Phạm Thế Duyệt, Tạp chí Dân vận, số 10-2002; Công tác dân vận là một bộ phận quan trọng của công tác cách mạng của Phan Diễn, Tạp chí Dân vận, số 11-2000; Cơ quan nhà nước làm công tác dân vận như thế nào của Nguyễn Khánh, Tạp chí Dân vận, số 8-2000; Dân vận - một nhiệm vụ quan trọng của chính quyền của Nguyễn Khánh, Tạp chí Cộng sản, số 8- 1996; Công tác dân vận của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới (1986 - 1996), Luận văn thạc sĩ Lịch sử của Nguyễn Thị Ngọc Mai, 2002. Nhìn chung các công trình nghiên cứu của tập thể và cá nhân nêu trên đã làm sáng tỏ lý luận và một số nội dung cụ thể của tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận. Song chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận. Tuy nhiên, những công trình này là những tài liệu quý báu để tôi tham khảo, kế thừa nhằm
  5. nghiên cứu, trình bày một cách tương đối hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận và vận dụng tư tưởng đó vào việc đánh giá thực trạng công tác dân vận trong những năm đầu thế kỷ XXI của tỉnh Quảng Bình; trên cơ sở đó xác định phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác nông vận của tỉnh này trong thời gian tới. 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Làm rõ nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận, trên cơ sở đó đánh giá thực trạng, nêu ra phương hướng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác nông vận hiện nay ở tỉnh Quảng Bình. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhằm đạt được mục đích nêu trên, luận văn thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu sau đây: - Phân tích cơ sở hình thành và nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận. - Phân tích thực trạng công tác nông vận trong những năm đầu thế kỷ XXI của tỉnh Quảng Bình, từ đó rút ra nguyên nhân, bài học kinh nghiệm của thực trạng trên. - Trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận và đánh giá thực trạng công tác nông vận, đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác nông vận trong những năm đầu thế kỷ XXI ở tỉnh Quảng Bình. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận và việc quán triệt, vận dụng tư tưởng đó trong vận động nông dân ở tỉnh Quảng Bình. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn chỉ nghiên cứu quá trình hình thành và nội dung cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận; nghiên cứu việc vận dụng tư tưởng đó trong công tác nông vận những năm đầu thế kỷ XXI ở tỉnh Quảng Bình. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn - Cơ sở lý luận của luận văn là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về công tác dân vận.
  6. - Phương pháp luận của luận văn là phương pháp duy vật biện chứng của triết học Mác - Lênin. - Về phương pháp cụ thể, luận văn sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lôgíc là chủ yếu, ngoài ra còn sử dụng nhiều phương pháp khác như thống kê, so sánh... 6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn - Luận văn nghiên cứu một cách tương đối toàn diện, hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận. - Trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận, luận văn làm rõ thực trạng công tác vận động nông dân hiện nay ở tỉnh Quảng Bình, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm về công tác này. - Luận văn mạnh dạn nêu ra một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng công tác nông vận trong giai đoạn hiện nay ở tỉnh Quảng Bình. 7. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn góp phần làm rõ tính cách mạng và khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận. Tính cách mạng và tính khoa học của tư tưởng này không chỉ có ý nghĩa và giá trị to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giành lại và bảo vệ độc lập dân tộc, mà cả trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy công tác dân vận và làm công tác dân vận, nhất là làm công tác dân vận đối với nông dân. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tham khảo, luận văn có 2 chương, 6 tiết.
  7. Chương 1 tư tưởng hồ chí minh về dân vận 1.1. quan niệm về dân, dân chủ, dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh 1.1.1. Quan niệm về dân Chủ tịch Hồ Chí Minh là người suốt đời đấu tranh đưa dân tộc Việt Nam từ dân tộc nô lệ thành dân tộc tự do, đưa người dân Việt Nam từ thân phận người dân thuộc địa lên địa vị người làm chủ đất nước; đồng thời Người cũng suốt đời phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam độc lập, thống nhất, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Khái niệm "dân" trong tư tưởng Hồ Chí Minh là sự tiếp thu và phát triển những quan điểm tiến bộ về dân trong lịch sử tư tưởng dân tộc Việt Nam, lịch sử tư tưởng phương Đông, phương Tây và khái niệm quần chúng của chủ nghĩa Mác - Lênin. Hồ Chí Minh đã rút ra một hệ thống các quan niệm về dân. Cho dù xét theo cách tiếp cận nào thì quan niệm của Hồ Chí Minh về dân Việt Nam có thể khái quát trên các nội dung sau: Dân là những người chung một nước, chung một cộng đồng, chung một lãnh thổ thống nhất, là đồng bào, là "con Rồng cháu Tiên", là "con Hồng cháu Lạc", là anh em ruột thịt, là các tầng lớp, các đoàn thể, là những người cùng giai cấp, là những người yêu nước, là lực lượng cách mạng… Hồ Chí Minh mở rộng nội hàm khái niệm “dân” đến tất cả những ai thừa nhận mình là “Con dân đất Việt”. Người thường nói đến “Con Rồng cháu Tiên”, “đồng bào”, gốc tích Việt Nam, “Hồng Bàng là tổ tiên ta”, “người chung một nước”, không phân biệt dân tộc thiểu số với dân tộc đa số, người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng, không phân biệt “già, trẻ, trai, gái, giàu, nghèo, quý, tiện”. Dân là toàn bộ đồng bào trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, kể cả người Việt Nam ở nước ngoài. Dân là “toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu, nghèo, giai cấp, tôn giáo” [26, tr.8]. Dân ở đây trừ bọn phản bội, làm tay sai cho đế quốc thực dân đi ngược lại quyền lợi, nguyện vọng của toàn dân, dân tộc. Nói đến dân cũng là nói đến tuyệt đại đa số nhân dân là công nhân, nông dân, trí thức và những người lao động khác. Với quan niệm đó, Người cho rằng giai cấp tư sản dân tộc - những người có lòng yêu nước, cũng là dân; họ
  8. cũng có đóng góp nhất định trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Hồ Chí Minh phân tích một cách sâu sắc và khoa học lực lượng quần chúng ở nước ta và chỉ rõ: “Nhân dân là: bốn giai cấp công, nông, tiểu tư sản, và tư sản dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân và của Đảng, các giai cấp ấy đoàn kết lại, bầu ra chính phủ của mình” [49, tr.214]. Quan niệm về dân như vậy đã tạo ra một sự thuyết phục mạnh mẽ để tập hợp các lực lượng tiến bộ xã hội thành một mặt trận rộng rãi, làm nên thắng lợi của cách mạng. 1.1.2. Quan niệm về dân chủ Từ quan niệm về dân, Hồ Chí Minh đi đến quan niệm mới về dân chủ. Bằng những mệnh đề giản dị, hàm súc, ngắn gọn mà đầy đủ ý nghĩa, Hồ Chí Minh khái quát bằng cách riêng của mình những giá trị văn hoá dân chủ nhân loại từ cổ đại đến hiện đại mà lại rất Việt Nam - cụ thể và thiết thực nên ai đọc cũng nhận thức được ngay. Người viết: “Chế độ của ta là chế độ dân chủ. Nhân dân là chủ” [49, tr.368]; “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ” [48, tr.515]; “Bây giờ chúng ta là dân chủ. Dân chủ là thế nào? Là dân làm chủ” [50, tr.375]; “ Nước ta là nước dân chủ, nghĩa là nước nhà do nhân dân làm chủ ” [49, tr.452]; “Chế độ ta là chế độ dân chủ. Tức là nhân dân làm chủ” [52, tr.251]. “Nhân dân là người chủ nắm chính quyền, nhân dân bầu ra đại biểu thay mặt mình thi hành chính quyền ấy thế là dân chủ” [49, tr.218-219]. Có thể coi quan niệm trên đây là quan niệm chính thức của Hồ Chí Minh về dân chủ và đó là quan niệm ngắn gọn nhất, phản ánh đúng thực chất và nội dung quan niệm của Người về dân chủ. Cũng có thể thấy quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ còn thể hiện nội dung căn bản nhất của loài người về khái niệm dân chủ. Người viết: Nước ta là nước dân chủ Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân. Chính quyền xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân [47, tr.698].
  9. Như vậy, trong quan niệm của Hồ Chí Minh về dân chủ, vấn đề nhất quán và sáng tỏ nhất là sự khẳng định ngay chế độ dân chủ của nước ta phải thể hiện “bao nhiêu lợi ích đều vì dân”, “quyền hành”, “trách nhiệm, lực lượng” là “của dân”, “đều ở nơi dân”. Quan niệm đó cũng chỉ ra phương thức tổ chức, vận hành của xã hội dân chủ là chế độ đại diện, uỷ quyền, trong đó chính quyền và đoàn thể “do dân cử ra và do dân tổ chức nên”. Tóm lại, quan niệm dân chủ ở nước ta được Hồ Chí Minh chỉ ra là: dân là chủ và dân làm chủ; bản chất của vấn đề dân chủ là quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân, địa vị của dân là cao nhất, dân là chủ thể của mọi quyền lực. Có thể nói toàn bộ tư tưởng chủ đạo về dân chủ của Hồ Chí Minh nằm trong chữ "Dân". 1.1.3. Quan niệm về dân vận Dân vận là một hoạt động vận động, giác ngộ quần chúng nhân dân làm cho dân hiểu, dân biết, dân bàn, dân kiểm tra, dân quyết định trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ cách mạng do Đảng ta lãnh đạo. Hồ Chí Minh thường dùng thuật ngữ “Công tác quần chúng” và “dân vận” để chỉ một lĩnh vực công tác của Đảng. Vấn đề dân vận có nhiều khái niệm khác nhau và cho đến nay vẫn chưa có khái niệm nào xúc tích, dễ hiểu, lại độc đáo như khái niệm mà Chủ tịch Hồ Chí Minh viết trong bài “Dân vận”. Người viết: Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc Chính phủ và Đoàn thể giao cho. Dân vận không thể chỉ dùng báo chương, sách vở, mít tinh, khẩu hiệu, truyền đơn, chỉ thị mà đủ. Trước nhất là phải tìm mọi cách giải thích cho mỗi một người dân hiểu rõ ràng: Việc đó là lợi ích cho họ và nhiệm vụ của họ, họ phải hăng hái làm cho kỳ được. Điểm thứ hai là bất cứ việc gì đều phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiến và kinh nghiệm của dân, cùng với dân đặt kế hoạch cho thiết thực với hoàn cảnh địa phương, rồi động viên và tổ chức toàn dân ra thi hành. Trong lúc thi hành phải theo dõi, giúp đỡ, đôn đốc, khuyến khích dân.
  10. Khi thi hành xong phải cùng với dân kiểm thảo lại công việc, rút kinh nghiệm, phê bình, khen thưởng [47, tr.698-699]. Như vậy, công tác dân vận theo tư tưởng Hồ Chí Minh là phải có đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn, kịp thời; phải làm cho người dân hiểu rõ chủ trương, chính sách và việc thực hiện chủ trương, chính sách sẽ đưa lại lợi ích cho nhân dân và do nhân dân thực hiện, không ai làm thay dân được; phải sâu sát nhân dân, sâu sát cơ sở, bàn bạc với dân, với cơ sở về kế hoạch thực hiện chủ trương, chính sách cho phù hợp với hoàn cảnh của từng địa phương, từng cơ sở, phù hợp với khả năng của nhân dân và phải hướng dẫn nhân dân thực hiện chủ trương, chính sách; trong và sau khi thực hiện cần phải theo dõi, đôn đốc kiểm tra, rút kinh nghiệm để kịp thời bổ sung, uốn nắn những thiếu sót, lệch lạc, sai lầm trong chủ trương, chính sách, trong tổ chức thực hiện, đồng thời để khen thưởng và phê bình. 1.2. Cơ sở và quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận 1.2.1. Cơ sở hình thành Cơ sở lí luận: Tư tưởng Hồ Chí Minh, trong đó có tư tưởng dân vận, hình thành và phát triển có nguồn gốc từ nhiều yếu tố, trên cơ sở kế thừa và phát triển biện chứng chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đoàn kết của dân tộc, tinh hoa văn hoá nhân loại, đặc biệt là chủ nghĩa Mác - Lênin. 1.2.1.1. Tư tưởng và văn hoá truyền thông Việt Nam trong đó chủ nghĩa yêu nước giữ vị trí hàng đầu Tư tưởng dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa và phát huy tinh thần “trọng dân”, “yêu dân”, “dựa vào dân” của ông cha ta trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước. Bản “Tuyên ngôn Độc lập” của Lý Thường Kiệt có tác dụng “Dân vận” to lớn trong đấu tranh giữ nước và dựng nước. Bản Tuyên ngôn đã động viên toàn dân chống quân Tống xâm lược. Từ phòng tuyến Như Nguyệt đã vọng lên lời thơ “Thần diệu” thôi thúc lòng người đứng lên giữ nước: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư, Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
  11. Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm, Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư" [3, tr.65]. Tổng kết các bài học lớn của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên- Mông, Trần Quốc Tuấn nhận thấy rằng nguyên nhân lớn nhất của chiến thắng là “Vua tôi đồng tâm, anh em hoà thuận, cả nước góp sức”, và ông căn dặn: "Phải khoan thử sức dân để làm kế bền gốc sâu rễ, đó là thượng sách giữ nước”. Những lời tâm huyết đó đã thúc giục lòng người đứng lên giết giặc lập công. Lê Lợi, Nguyễn Trãi bằng chiến lược đánh vào lòng người đã động viên toàn quân, toàn dân trên tư tưởng "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân", "chở thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân". Tổng kết chiến thắng quân Minh, Nguyễn Trãi nhấn mạnh nguyên nhân thắng lợi là gắn bó với nhân dân, và vận động, giáo dục, phát huy sức mạnh của nhân dân: "Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phất phới Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào" [3, tr.78]. Như vậy, để tập hợp lực lượng, các chính quyền phong kiến đã biết phát huy tinh thần yêu nước của các tầng lớp nhân dân, đứng dưới ngọn cờ cứu nước. Trước hoạ ngoại xâm, cứu nước là để cứu dân. Kẻ ngoại xâm “nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ” [3, tr.76], nên cứu nước và giành lại nền độc lập cho đất nước là để cứu dân. Sau khi thắng lợi, các triều đại phong kiến Việt Nam đều có ý định thực hiện "kế sâu rễ, bền gốc là khoan thử sức dân". Đến đầu thế kỷ XX, các nhà yêu n ước tiêu biểu như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh vượt qua hệ tư tưởng phong kiến, tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản, thực hiện một bước tiến về chất trong lịch sử t ư tưởng dân tộc nói chung và trong vấn đề vận động quần chúng nói riêng. Tuy nhiên, các nhà yêu n ước nổi tiếng này chưa có phương pháp đánh giá và công tác vận động nhân dân một cách khoa học, nên phải chịu “trăm thất bại” mà không một thành công. Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa truyền thống “yêu nước, trọng dân” của ông cha trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin, do đó đã đưa công tác dân vận lên thành một khoa học. 1.2.1.2. Chủ nghĩa Mác - Lênin là nguồn gốc lý luận tư tưởng chủ yếu của sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, trong đó có tư tưởng dân vận
  12. Hồ Chí Minh là nhà yêu nước Việt Nam đầu tiên đến với chủ nghĩa Mác - Lênin và cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917. Người coi chủ nghĩa Mác - Lênin không những là cái “cẩm nang thần kỳ", mà còn là "kim chỉ nam" và "là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới mục đích cuối cùng", đó là chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin là đến với tri thức tiên tiến của thời đại, là tiếp thu sức mạnh và giá trị tinh thần của nhân loại. Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ rõ các đảng cộng sản đều phải làm công tác vận động nhân dân. Đó là một công tác lâu dài và phải kiên trì thực hiện. Giai cấp công nhân phải làm công tác dân vận để giành lấy sự đồng tình, sự ủng hộ của đa số nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh cách mạng của mình; và phải nhận thức rằng, mỗi thời kỳ cách mạng khác nhau phải có những hình thức, nội dung công tác dân vận khác nhau. Nghiên cứu lịch sử đấu tranh giai cấp ở Pháp năm 1848, C. Mác và Ph. Ăngghen viết trong lời nói đầu tác phẩm “Đấu tranh giai cấp ở Pháp từ 1848 đến 1850” rằng: Đã qua rồi, thời kỳ những cuộc đột kích, thời kỳ những cuộc cách mạng do những nhóm thiểu số tự giác cầm đầu những quần chúng không tự giác tiến hành. ở nơi nào mà vấn đề đặt ra là phải cải tạo hoàn toàn chế dộ xã hội, thì bản thân quần chúng phải tự mình tham gia vào công cuộc cải tạo ấy, phải tự mình hiểu rõ vì sao phải tiến hành đấu tranh, vì sao mình phải đổ máu và hy sinh tính mạng [42, tr.775]. Như vậy, theo C.Mác và Ph. Ăngghen, muốn thắng lợi, các cuộc cách mạng xã hội không phải do những cá nhân, những nhóm người nhỏ bé cầm đầu, những quần chúng không tự giác tiến hành, mà phải do các chính đảng có lý luận tiên phong của các giai cấp lãnh đạo; các đảng đó phải biết thuyết phục, giác ngộ và tập hợp đông đảo quần chúng, huấn luyện quần chúng dám xả thân đấu tranh. Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ rõ rằng sức mạnh của quần chúng nhân dân là vô địch; cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Tuy nhiên, quần chúng nhân dân chỉ có thể phát huy được sức mạnh của mình khi họ được tổ chức lại: Trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, C.Mác và Ph.Ăngghen viết: “Mục đích trước mắt của những người cộng sản cũng là mục đích trước mắt của tất cả các đảng vô sản khác:
  13. tổ chức những người vô sản thành giai cấp, lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản, giai cấp vô sản giành lấy chính quyền” [41, tr.615]. Phát triển tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen, V.I.Lênin khẳng định rằng: 1) Không một phong trào cách mạng nào mà lại vững chắc được nếu không có một tổ chức ổn định và duy trì được tính liên tục gồm những người lãnh đạo; 2) Càng có đông đảo quần chúng được thu hút tự phát vào cuộc đấu tranh, tạo thành cơ sở cho phong trào và tham gia phong trào, thì càng cấp thiết phải có một tổ chức như thế và tổ chức ấy lại càng phải vững chắc (nếu không thì bọn mị dân sẽ dễ lôi cuốn được những tầng lớp lạc hậu trong quần chúng); một tổ chức như thế thì chủ yếu phải gồm những người lấy hoạt động cách mạng làm nghề nghiệp của mình [35, tr.158-159]. Vì vậy, V.I.Lênin nhấn mạnh "hãy cho chúng tôi một tổ chức những người cách mạng, và chúng tôi sẽ đảo ngược nước Nga lên!" [35, tr.162]. Muốn có sức mạnh phải thống nhất ý chí, phải đoàn kết, phải có tổ chức. Vì thế trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, C. Mác và Ph. Ăngghen viết: “Vô sản tất cả các nước, đoàn kết lại!” [41, tr.646]. Vận dụng tư tưởng của C. Mác và Ph. Ăngghen vào thời đại của mình - thời đại đế quốc chủ nghĩa và cách mạng vô sản, Lênin kêu gọi mở rộng khối đại đoàn kết của giai cấp công nhân với các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Về phương hướng công tác dân vận, chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ rõ cần phải dùng phương pháp nêu gương và giúp đỡ; trong công tác dân vận thì những tấm gương, những mô hình thực tiễn cụ thể có tác dụng cổ vũ, động viên, hướng dẫn quần chúng nhân dân rất to lớn; đối với quần chúng nhân dân không được dùng mệnh lệnh áp đặt ý chí chủ quan của cá nhân lãnh đạo đối với họ. V. I. Lênin rất coi trọng công tác thuyết phục, giáo dục và nêu gương đối với quần chúng nhân dân. Người đề ra nhiệm vụ hàng đầu cho các đảng cộng sản là phải “thuyết phục cho đa số nhân dân thấy được sự đúng đắn của cương lĩnh và sách lược của mình” [37, tr.208]. Nhiệm vụ chiến lược quan trọng trong thời kỳ giành được chính quyền, xây dựng chủ nghĩa xã hội là quản lý, nhưng “Chúng ta phải suy nghĩ kỹ rằng muốn quản lý được tốt, thì ngoài cái tài biết thuyết phục, biết chiến thắng trong cuộc nội chiến, còn cần phải biết tổ chức trong lĩnh vực thực tiễn” [37, tr.210]. Đồng thời, V. I. Lênin phê phán những đảng viên, cán bộ, những tổ chức đảng không gương mẫu, không dũng cảm hoặc
  14. “rất ít dùng những điển hình, những tấm gương cụ thể, sinh động, lấy trong mọi lĩnh vực của đời sống, để giáo dục quần chúng” [38, tr.109]; Người yêu cầu lấy kinh nghiệm, lấy ví dụ thực tế để chứng minh cho quần chúng thấy rõ sự cần thiết của công việc đang làm và coi đó là một biện pháp có hiệu quả. Để vận động quần chúng, V. I. Lênin khuyến khích mở rộng dân chủ, công khai làm cho mỗi người dân biết công việc của Đảng, của Nhà nước. Đây là phương pháp vận động quần chúng có tác dụng nâng cao tính chủ động, tính tích cực sáng tạo, cách mạng của quần chúng. V. I. Lênin viết: “Một nước mạnh là nhờ ở sự giác ngộ của quần chúng. Nước mạnh là khi nào quần chúng biết rõ tất cả mọi cái quần chúng có thể phán đoán được về mọi cái, và đi vào hành động một cách có ý thức” [36, tr.23]. V. I. Lênin rất trân trọng ý kiến của quần chúng; xem tâm tư, nguyện vọng của quần chúng nhân dân là những nguồn thông tin cực kỳ quý báu để hình thành chính sách. Vì vậy, Người đề nghị tìm mọi cách để duy trì, phát triển và mở rộng hội nghị công nhân, nông dân ngoài Đảng, vì thông qua những hội nghị như thế, Đảng có thể “nhận xét tâm trạng của quần chúng, gần gũi họ, giải quyết những nhu cầu của họ, giao cho những phần tử tốt nhất, trong số họ đảm nhiệm những chức vụ trong bộ máy nhà nước..” [39, tr.39]. Như vậy, chủ nghĩa Mác - Lênin là thế giới quan khoa học, là cơ sở phương pháp luận giúp Hồ Chí Minh tổng kết, tiếp thu có chọn lọc các học thuyết t ư tưởng của nhân loại, đường lối của cách mạng thế giới. Với ý nghĩa đó, chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở, là nguồn gốc lý luận chủ yếu nhất để Người nâng cao truyền thống yêu nước của dân tộc theo phương hướng “Giải phóng dân tộc bằng con đường cách mạng vô sản”, hình thành và hoàn chỉnh tư tưởng về con đường cách mạng Việt Nam nói chung, về tư tưởng dân vận nói riêng để vận động, giáo dục, tổ chức nhân dân hành động dưới ngọn cờ của đảng nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. * Cơ sở thực tiễn: Điều kiện tự nhiên và hoàn cảnh lịch sử của nước ta đã tạo nên mối quan hệ đoàn kết, gắn bó chặt chẽ với nhau trong chống chọi với thiên nhiên cũng như trong chống giặc ngoại xâm của cộng đồng người Việt. Lịch sử đã chứng minh truyền thống đoàn kết, ý chí độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường của dân tộc ta đã được hun đúc qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Hồ Chí Minh là người am hiểu sâu sắc lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc; đã nhận thức được lịch sử Việt Nam thời phong kiến, tuy
  15. chỉ là những việc đấu tranh thay đổi triều đại nhưng đã ghi lại những tấm gương tâm huyết dựng nước và giữ nước của cha ông ta. Khi đất nước bị giặc xâm lăng, “Vua tôi đồng lòng, anh em hoà thuận, cả nước góp sức” và “Khoan thử sức dân để làm kế sâu rễ, bền gốc là thượng sách giữ nước”. Hội nghị Diên Hồng đời Nhà Trần là một điển hình của truyền thống đoàn kết toàn dân tộc nhằm tập hợp mọi lực lượng, thu phục tướng sĩ, nhân tài, phát huy sức mạnh của cả dân tộc để đánh đuổi kẻ thù. Truyền thống này được Hồ Chí Minh kế thừa và phát huy lên một tầm cao mới, trong thời đại mới. Năm 1858, thực dân Pháp tấn công bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), mở đầu cuộc vũ trang xâm lược và áp bức của chúng đối với dân tộc ta. Chúng đã thi hành nhiều chính sách nguy hiểm và bằng mọi thủ đoạn độc ác, đê hèn để bóc lột nhân dân ta, đặc biệt là chính sách “chia để trị”. Với chính sách đó kẻ thù hòng phân biệt, tách rời giữa đồng bào miền xuôi với đồng bào miền ngược, giữa đồng bào không theo đạo với đồng bào theo đạo… Nguy hiểm hơn, chúng đã chia đất nước ta thành ba miền: Bắc - Trung - Nam; mỗi miền có một chế độ cai trị khác nhau nhằm tập trung phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, một truyền thống có từ lâu đời của chúng ta. Thực tế đó đặt ra cho cách mạng nước ta phải thực hiện chiến lược đoàn kết để tập hợp mọi lực lượng yêu nước có thể đoàn kết được, không phân biệt đảng phái, giai cấp, giàu nghèo thành một mặt trận thống nhất, tạo thành sức mạnh của toàn dân tộc. Có vậy, mới giành được thắng lợi, đưa cách mạng tiến lên. Ngay từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, phong trào yêu nước Việt Nam đã diễn ra rất mạnh mẽ. Từ phong trào Cần Vương, Yên Thế cuối thế kỷ XIX, đến các phong trào Đông Du, Duy Tân đầu thế kỷ XX, các thế hệ người Việt Nam yêu nước nối tiếp nhau đứng dậy chống ngoại xâm, nhưng đều thất bại. Hồ Chí Minh nhận thấy được những hạn chế của các nhà yêu nước trong chủ trương tập hợp lực lượng và trong việc nắm bắt những đòi hỏi khách quan của lịch sử dân tộc trong giai đoạn này. Đây cũng chính là lý do, là điểm xuất phát để Hồ Chí Minh quyết tâm ra nước ngoài tìm chân lý cách mạng, rồi trở về nước cùng với nhân dân cứu nước. * Thực tiễn thế giới: Trong hành trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh khảo sát nhiều nước tư bản chủ nghĩa và nhiều nước thuộc địa, phụ thuộc ở hầu khắp các châu lục. Cuộc khảo nghiệm đó đã giúp Người nhận ra một sự thật là: Giới cần lao ở các dân tộc thuộc địa tiềm ẩn một
  16. sức mạnh vĩ đại; song cuộc đấu tranh của họ chưa đi đến thắng lợi, bởi vì các dân tộc bị áp bức chưa biết tập hợp lại, chưa biết đoàn kết chặt chẽ với giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở “chính quốc”, chưa có tổ chức và chưa biết tổ chức. Hồ Chí Minh nghiên cứu một cách thấu đáo con đường Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và những bài học kinh nghiệm quý báu mà cuộc cách mạng này đem lại cho phong trào cách mạng thế giới; đặc biệt là bài học về huy động, tập hợp lực lượng quần chúng công nông đông đảo để giành chính quyền cách mạng. Đối với phong trào cách mạng của các nước thuộc địa và phụ thuộc, Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý đến phong trào cách mạng ở Trung Quốc và ấn Độ là hai nước có thể đem lại cho Việt Nam nhiều bài học rất bổ ích về tập hợp các lực lượng yêu nước, tiến bộ để tiến hành cách mạng, như kinh nghiệm tập hợp lực lượng của Tôn Dật Tiên trong Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc và của lãnh tụ đấu tranh đòi độc lập Mahatma Ganđi ở ấn Độ. 1.2.2. Quá trình hình thành phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về dân vận Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh đã dành không ít tâm sức của mình vào công việc to tát, vĩ đại và hệ trọng bậc nhất là vận động, tổ chức và lãnh đạo quần chúng làm cách mạng. Lý luận Dân vận của Hồ Chí Minh hoà làm một với thực hành công tác dân vận, một cuộc thực hành bền bỉ kéo dài trong suốt cuộc đời của Người. Tư tưởng dân vận của Người được hình thành, phát triển và hoàn thiện gắn liền với quá trình hoạt động cách mạng của Người; gắn liền với quá trình phát triển, thắng lợi của cách mạng Việt Nam. 1.2.2.1 Thời kỳ thơ ấu đến năm 1920: tham gia hoạt động yêu nước và hình thành tư tưởng yêu nước, tư tưởng dân vận Trong thời kỳ này, Hồ Chí Minh tiếp thu truyền thống yêu nước và lòng nhân ái từ gia đình và quê hương. Tại quê hương, Hồ Chí Minh được khai tâm bằng chữ Hán, hấp thụ tinh thần yêu nước bất khuất của phong trào chống Pháp, cách đối nhân xử thế, nhân nghĩa thuỷ chung, khí khái của các nhà nho yêu nước. Tại Huế (1895 - 1901 và 1906 - 1909), Hồ Chí Minh học được kiến thức về tự nhiên, xã hội, bước đầu tiếp xúc với văn minh phương Tây.
  17. Thời kỳ này, Hồ Chí Minh cũng đã chứng kiến cảnh đàn áp dã man của thực dân Pháp đối với những người yêu nước Việt Nam; cảnh sống cơ cực, đói rách của nhân dân lao động; cuộc sống xa hoa của bọn thực dân Pháp và quan lại tay sai. Hồ Chí Minh tham gia phong trào biểu tình chống thuế của nhân dân Trung Kỳ, thấy được thất bại của phong trào Đông Du (1906 - 1908) do Phan Bội Châu tổ chức, lãnh đạo và phong trào “Đông kinh Nghĩa thục”(1907). Tìm hiểu nguyên nhân thất bại của các phong trào yêu nước lúc bấy giờ, Hồ chí Minh nhận xét như sau: chủ trương dựa vào Nhật để đánh Pháp của Phan Bội Châu, “Điều đó rất nguy hiểm, chẳng khác gì đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau” [69, tr.13]; chủ trương của Phan Chu Trinh dựa vào Pháp để “Duy Tân” đất nước “chẳng khác gì đến xin giặc rủ lòng thương” [69, tr.12]; còn cuộc khởi nghĩa Yên Thế của Hoàng Hoa Thám “Còn nặng cốt cách phong kiến” [69, tr.13]. Khi bị đuổi học khỏi trường Quốc học Huế, Nguyễn Tất Thành vào dạy học ở trường Dục Thanh (Phan Thiết) (9/1910 - 2/1911). Trong thời gian này anh đã phổ biến cho học sinh những thơ ca yêu nước, như bài “Ca hớt tóc”: Phen này cắt tóc đi tu, Tụng kinh độc lập ở chùa Duy Tân, Đêm ngày khấn vái chuyên cần, Cầu cho ích nước lợi dân mới là, Quyết tu sao phỉ chí dân nhà, Tu sao độ được nước ta phú cường, Lòng thành thắp một tuần nhang, Nam mô phật tổ hồng bàng chừng tri [5, tr.38]. Ngày 5/6/1911 anh thanh niên Nguyễn Tất Thành ra nước ngoài tìm đường cứu nước, cứu dân. Khi rời bến Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành có một tâm nguyện rằng: “Tôi muốn đi ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta” [69, tr.13]. Trong thời gian làm việc trên tàu buôn của Pháp, Người gia nhập Hội viên Công hội, Hội những người thuỷ thủ Việt Nam ở nước ngoài. Năm 1917, Hồ Chí Minh trở lại Pháp - một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá lớn ở Châu Âu lúc bấy giờ, sau đó tham gia Đảng Xã hội Pháp (1918). Năm 1919, Người thay mặt những người Việt Nam yêu
  18. nước gửi đến Hội nghị Vecxây Bản Yêu sách của nhân dân An Nam, gồm 8 điểm đòi tự do dân chủ đơn sơ, đòi có tiếng nói riêng của người bản xứ trong Quốc hội Pháp, đòi thay thế chế độ sắc lệnh bằng các đạo luật.... Mặc dù không được Hội nghị Vecxây xem xét, song bản yêu sách đã có tiếng vang lớn. Từ thực tế này, Hồ Chí Minh đi đến kết luận về Kế hoạch 14 điểm của Tổng thống Mỹ Uyn-Xơn rêu rao về quyền tự quyết dân tộc: “Chủ nghĩa Uyn - Xơn chỉ là trò bịp lớn”, và “muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào mình, trông cậy vào lực lượng của bản thân mình” [69, tr.33]. Trong thời gian này, Hồ Chí Minh qua nhiều nước ở châu á, châu Phi, châu Mỹ và châu Âu, chú ý xem xét tình hình các nước, suy nghĩ về thực tế đang diễn ra ở các nước đó và nhận định rằng: trên thế giới này chỉ có hai giống người: bị bóc lột và bóc lột mà thôi. Người kết luận giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở đâu cũng là bạn; chủ nghĩa đế quốc ở đâu cũng là thù. Từ đó đã làm nảy nở ở Người tình cảm và ý thức giai cấp cũng như tình đoàn kết quốc tế. Người cũng đã tìm hiểu các cuộc cách mạng lớn trên thế giới, khảo sát cuộc sống, tình cảnh của nhân dân bị áp bức và ảnh h ưởng về con đường Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, một cuộc cách mạng đã thành công đến nơi, vì “Cách mạng rồi quyền giao cho dân chúng số nhiều”. Bằng những hoạt động tích cực ấy, Hồ Chí Minh đã đi trước một đoạn đường khá thành công của công tác dân vận. Năm 1920, đọc Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa, Hồ Chí Minh tìm thấy con đường chân chính cho sự nghiệp cứu nước, tìm thấy lực lượng cách mạng hùng hậu cho thắng lợi của cách mạng thuộc địa. Tháng 12/1920, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 18 Đảng Xã hội Pháp họp tại thành phố Tua, Hồ Chí Minh bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế III . Tiếp đó, Người tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên. Sự kiện đó đánh dấu bước chuyển biến về chất trong nhận thức tư tưởng và lập trường chính trị của Người. Từ đây, khát vọng giải phóng dân tộc của Người được soi sáng bởi một hệ tư tưởng cách mạng và khoa học. Đó là chủ nghĩa Mác - Lênin. 1.2.2.2. Thời kỳ từ năm 1921 đến năm 1930: hình thành cơ bản tư tưởng về con đường cách mạng Việt Nam và tư tưởng dân vận Thời kỳ này Hồ Chí Minh vừa tiếp tục hoạt động cách mạng, vừa đi sâu nghiên cứu tư tưởng Mác- Lênin, từng bước xây dựng tư tưởng, chiến lược, sách lược, phương pháp và lực lượng cách mạng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam. Năm 1921, Hồ Chí
  19. Minh cùng một số chiến sỹ cách mạng ở nhiều nước lập ra tổ chức “Hội Liên hiệp thuộc địa” và xuất bản báo Le Paria. Tháng 12/1921, theo kiến nghị của Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Pháp thành lập Ban Nghiên cứu thuộc địa. Hồ Chí Minh được cử làm trưởng Tiểu ban nghiên cứu Đông Dương. Năm 1923, trong bức "Thư gửi các bạn cùng hoạt động ở Pháp” trước khi rời nước Pháp, Nguyễn ái Quốc viết: “Chúng ta phải làm gì? Chúng ta không thể đặt vấn đề ấy một cách máy móc. Điều đó tuỳ thuộc vào hoàn cảnh của mỗi dân tộc chúng ta. Đối với tôi, câu trả lời đã rõ ràng: trở về nước, đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do độc lập” [43, tr.192]. Những lời của Người trong bức thư ngắn gọn nêu trên cho thấy tư tưởng, quan điểm của Người với những nội dung hết sức rõ ràng cụ thể về cuộc vận động quần chúng làm cách mạng, từ giáo dục, tuyên truyền, tổ chức, tập hợp lực lượng và thực hành tranh đấu. ở đây có hai điểm: 1) Phải gắn bó mật thiết với quần chúng, sống và tranh đấu cùng quần chúng; 2) Đoàn kết quần chúng. *Tư tưởng dân vận của Hồ Chí Minh ở thời kỳ này định hướng cho cách mạng thuộc địa. Sự định hướng đó thể hiện ở chỗ: “Giải phóng dân tộc bằng con đường cách mạng vô sản”. Đánh giá sức mạnh của nhân dân thuộc địa, Người viết: Ngày mà hàng trăm triệu nhân dân châu á bị tàn sát và áp bức thức tỉnh để gạt bỏ sự bóc lột đê tiện của bọn thực dân lòng tham không đáy, họ sẽ hình thành một lực lượng khổng lồ, và trong khi thủ tiêu một trong những điều kiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc, họ có thể giúp đỡ những người anh em ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn [43, tr.36]. Trong những năm 1925-1927, Hồ Chí Minh hoạt động Quảng Châu (Trung Quốc). ở đây, Người vận động, tổ chức Hội Việt Nam Thanh niên cách mạn g, ra báo Thanh niên và viết tác phẩm “Đường Kách mệnh”, mở các lớp huấn luyện chính trị đào tạo cán bộ rồi đưa họ về nước hoạt động. Trong “Đường Kách mệnh”, Hồ Chí Minh nói rõ mục đích “Vì sao phải viết sách này”. Người viết: 5. Mục đích sách này là để nói cho đồng bào ta biết rõ: (1) Vì sao chúng ta muốn sống thì phải cách mệnh. (2) Vì sao cách mệnh là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc một hai người. (3) Đem lịch sử cách mệnh các
  20. nước làm gương cho chúng ta soi. (4) Đem phong trào thế giới nói cho đồng bào ta rõ. (5) Ai là bạn ta? Ai là thù ta? Cách mệnh thì phải làm thế nào? 6. Sách này muốn nói cho vắn tắt, dễ hiểu, dễ nhớ. Chắc có người chê rằng văn chương cụt quằn. Vâng ! Đây nói việc gì thì nói rất giản tiện, mau mắn, chắc chắn như 2 lần hai là 4, không tô vẽ trang hoàng gì cả. Sách này chỉ ước ao sao đồng bào xem rồi thì nghĩ lại, nghĩ rồi thì tỉnh dậy, tỉnh rồi thì đứng lên đoàn kết nhau mà làm cách mệnh. Văn chương và hy vọng sách này chỉ ở trong hai chữ “Cách mệnh! Cách mệnh!! Cách mệnh !!! [44, tr.262]. Đây là cách đặt vấn đề xuất phát từ quan điểm thực tiễn rất tiêu biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Quan điểm này là nền tảng của dân vận, của khoa học chính trị vận động quần chúng. Tác phẩm “Đường Kách mệnh” là ngọn cờ chỉ đạo; là bước chuẩn bị rất cơ bản về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ 6/1 đến 7/2/1930, Hồ Chí Minh chủ trì Hội nghị Hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước, sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam và các đoàn thể cách mạng Việt Nam như Thanh niên Cộng sản Đoàn, Hội Phụ nữ, Công hội, Hội Cứu tế đỏ, Hội Nông dân và Hội Phản đế đồng minh. Hội nghị Hợp nhất đã thông qua “Chánh cương vắn tắt của Đảng”, “Sách lược vắn tắt của Đảng”, “Chương trình tóm tắt của Đảng” và “Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam”. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do Hồ Chí Minh khởi thảo là bản cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Văn kiện này đã thể hiện sự nhận thức sâu sắc và đúng đắn của Hồ Chí Minh và của Đảng ta về nhiều vấn đề cơ bản nhất của cách mạng; trong đó có vấn đề dân vận. Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, Hồ Chí Minh còn viết "Lời kêu gọi"; trong đó, Hồ Chí Minh phân tích tình hình thế giới, tình hình trong n ước và nêu lên đường lối, mục tiêu trước mắt và lâu dài của cách mạng Việt Nam, cổ vũ các tầng lớp nhân dân đứng lên đấu ranh dưới ngọn cờ cứu nước của Đảng Cộng sản Việt Nam để giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc. Như vậy, thông qua những tác phẩm như: “Bản án chế độ thực dân Pháp”, “Đường Kách mệnh”, “Chánh cương vắn tắt của Đảng”, "Sách lược vắn tắt của Đảng", “Điều lệ vắn tắt của Đảng”, “Lời kêu gọi”, tổ chức Đảng và các tổ chức quần chúng của Đảng ra
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2