intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỂ THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN TRONG SÁCH GIÁO KHOA ĐỊA LÍ 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Chia sẻ: Nguyen Bao Ngoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:140

236
lượt xem
57
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hiện nay nước ta đang đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế để tiến tới hội nhập với nền kinh tế - xã hội thế giới, nhằm tạo ra một sự phát triển vượt bậc vì mục tiêu nâng cao toàn diện đời sống nhân dân và nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế. Để đạt được điều đó nhất thiết phải nâng cao năng lực về mọi mặt nguồn lực con người. Vì thế, nhiệm vụ đặt ra cho ngành Giáo dục...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỂ THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN TRONG SÁCH GIÁO KHOA ĐỊA LÍ 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM P HẠM NGỌC THƢƠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỂ THIẾT KẾ BÀI G IẢNG ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN TRONG SÁCH GIÁO KHOA Đ ỊA LÍ 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA H ỌC GIÁO DỤC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Trần Viết Khanh THÁI NGUYÊN - 2008 S ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc -tnu.edu.vn
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM P HẠM NGỌC THƢƠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỂ THIẾT KẾ BÀI G IẢNG ĐỊA L Ý TỰ NHIÊN TRONG SÁCH GIÁO KHOA Đ ỊA LÍ 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN NGÀNH : Lý luận và phƣơng pháp dạy học bộ môn địa lý MÃ SỐ : 60.14.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Trần Viết Khanh THÁI NGUYÊN – 2008 S ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc -tnu.edu.vn
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi, các s ố liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và đảm bảo tính khoa học. Thái nguyên tháng 9 năm 2008 Tác giả S ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc -tnu.edu.vn
  4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ Công nghệ thông tin CNTT : SGK : Sách giáo khoa Trung học phổ thông THPT : Trung học cơ sở THCS : Thực nghiệm TN : ĐC Đối chứng : Đtb Điểm trung bình : Đĩa chứa nội dung bài giảng CD : S ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc -tnu.edu.vn
  5. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình, sơ đồ, biểu đồ, tranh ảnh MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................ 2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 4. Giới hạn nghiên cứu của đề tài .................................................................... 5. Lịch sử nghiên cứu của vấn đề .................................................................... 6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 7. Đóng góp của luận văn ............................................................................... 8. Cấu trúc của luận văn .................................................................................. NỘI DUNG Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc ứng dụng CNTT trong thiết kế bài giảng Địa lí tự nhiên 10 THPT .......................................................... 1.1. Cơ sở lí luận của đề tài ............................................................................ 1.1.1. Đặc điểm tâm lí và trình độ nhận thức của lứa tuổi học sinh THPT .... 1.1.2. Một số khái niệm cơ bản trong lí luận dạy học Địa lí ......................... 1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ......................................................................... 1.2.1. Quan điểm dạy học theo hướng tích cực ........................................... 1.2.2. Tin học hóa – Nhu cầu tất yếu của thời đại mới .................................. 1.2.3. Quan niệm dạy học có sử dụng CNTT .............................................. S ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc -tnu.edu.vn
  6. 1.2.4. Ứng dụng CNTT vào giảng dạy để thực hiện tốt mục tiêu dạy học và hiện đại hóa nền giáo dục .................................................................. 1.2.5. Thực trạng của việc ứng dụng CNTT trong thiết kế bài giảng Địa lí tự nhiên 10 THPT hiện nay ........................................................... Chƣơng 2: Sử dụng CNTT và các phần mềm tin học có nội dung Địa lí để thiết kế bài giảng Địa lí tự nhiên trong SGK Địa lí 10 THPT ................. 2.1. Giới thiệu một số phần mềm có khả năng khai thác và thiết kế một bài g iảng Địa lí ............................................................................... 2.1.1. Một số yêu cầu và nguyên tắc đố i với việc thiết kế bài giảng .............. 2.1.2. Một số phần mềm cơ bản được sử d ụng trong thiết kế bài giảng ........ 2.1.3. Sử dụng Power point để thết kế bài giảng Địa lí tự nhiên 10 THPT ........................................................................ 2.2. Thiết kế một số bài giảng Địa lí tự nhiên cụ thể trong chương trình Địa lí 10 THPT có sử dụng Power point và các phần mềm tin học có nội dung Địa lí ................................................................................. 2.2.1. Chương trình và nội dung môn Đ ịa lí ở trường phổ thông .................. 2.2.2. Quy trình thiết kế một bài giảng có sử dụng CNTT ............................ 2.2.3. Áp dụng trực tiếp vào thiết kế mẫu bài giảng Địa lí tự nhiên trong SGK Địa lí 10 THPT .................................................................... Chƣơng 3 Thực nghiệm sƣ phạm ................................................................. 3.1 Mục đích thực nghiệm .............................................................................. 3.2 Nhiệm vụ thực nghiệm ............................................................................. 3.3 Nguyên tắc thực nghiệm ............................................................................ 3.4 Tổ chức thực nghiệm................................................................................. 3.4.1 Chọn trường thực nghiệm .................................................................. 3.4.2 Chuẩn bị thực nghiệm ........................................................................ 3.4.3 Đánh giá sau thực nghiệm .................................................................. S ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc -tnu.edu.vn
  7. 3.5 Nhận xét kết quả thực nghiệm .................................................................... Kết luận ........................................................................................................ Tài liệu tham khảo ....................................................................................... Phụ lục S ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc -tnu.edu.vn
  8. DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, TRANH ẢNH Số hiệu Tên hình, sơ đồ, biểu đồ, tranh ảnh Stt Trang Vị trí của mô hình 1 Hình 1.1 Hệ thống các phương tiện dạy học Địa lí 2 Hình 1.2 Cấu trúc bài giảng 3 Hình 1.3 Màn hình làm việc của Power point 4 Hình 2.1 Hộp thoại Autocontent Winzard 5 Hình 2.2 Danh sách tệp mẫu trong Design templates 6 Hình 2.3 Một Slide trắng với bố cục có sẵn 7 Hình 2.4 Một Slide với phần trình bày trắng 8 Hình 2.5 Thao tác đóng gói vào CD 9 Hình 2.6 Thêm các tính năng khi đ óng gói vào CD 10 Hình 2.7 Cửa sổ Microsoft Organization chart 11 Hình 2.8 Một Slide trong bài các phép chiếu hình bản đồ cơ bản 12 Hình 2.9 13 Hình 2.10 Các kiểu chữ nghệ thuật trong WordArt 14 Hình 2.11 Chèn biểu đồ vào Slide 15 Hình 2.12 Định dạng nhanh F ont chữ 16 Hình 2.13 Dùng Slide Master định dạng nhanh các Slide 17 Hình 2.14 Một Slide có Video 18 Hình 2.15 Slide xác định nhiệm vụ và là phiếu học tập 19 Hình 2.16 Slide có sơ đồ là mối quan hệ nguyên nhân - kết quả 20 Hình 2.17 Slide có bản đ ồ Một Slide trong bài 5: Vũ trụ. Hệ Mặt Trời và Trái 21 Hình 2.18 Đất. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất Biểu đồ đánh giá kết quả thực nghiệm bài 1:Các 22 Hình 3.1 S ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc -tnu.edu.vn
  9. phép chiếu hình cơ bản Biểu đồ đánh giá kết quả thực nghiệm bài 5:Vũ trụ. Hệ Mặt Trời và Trái Đất. Hệ quả chuyển động tự 24 Hình 3.2 quay quanh trục của Trái Đất Biểu đồ đánh giá kết quả thực nghiệm bài 7:Cấu trúc 25 Hình 3.3 của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng. S ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc -tnu.edu.vn
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Stt Trang Cơ sở vật chất phục vụ cho việc ứng dụng CNTT vào thiết Bảng 1.1 1 kế bài giảng và giảng dạy môn Địa lí ở một số trường THPT Bảng 3.1 Tên trường và các giáo viên tham gia thực nghiệm 2 Bảng 3.2 Lớp và số học sinh tham gia thực nghiệm 3 Kết quả thực nghiệm bài 1: Các phép chiếu hình bản Bảng 3.3 4 đồ cơ bản Bảng phân bố tần số, tần suất kết quả khảo sát bài 1: Bảng 3.4 5 Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản Giá trị phương sai và độ lệch chuẩn kết quả khảo sát Bảng 3.5 6 bài 1: Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản Kết quả thực nghiệm bài 5: Vũ trụ. Hệ Mặt Trời và Trái Bảng 3.6 7 Đất. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất Bảng phân bố tần số, tần suất kết quả khảo sát bài 5: Bảng 3.7 Vũ trụ. Hệ Mặt Trời và Trái Đất. Hệ quả chuyển 8 động tự quay quanh trục của Trái Đất Giá trị phương sai và độ lệch chuẩn kết quả khảo sát Bảng 3.8 bài 5: Vũ trụ. Hệ Mặt Trời và Trái Đất. Hệ quả 9 chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất Kết quả thực nghiệm bài 7: Cấu trúc của Trái Đất. 10 Bảng 3.9 Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng Bảng phân bố tần số, tần suất kết quả khảo sát bài 7: Cấu 11 Bảng 3.10 trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng Giá trị phương sai và độ lệch chuẩn kết quả khảo sát 12 Bảng 3.11 Bài 7: Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng S ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc -tnu.edu.vn
  11. MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hiện nay nước ta đang đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế để tiến tới hội nhập với nền kinh tế - xã hội thế giới, nhằm tạo ra một sự phát triển vượt bậc vì mục tiêu nâng cao toàn diện đời sống nhân dân và nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế. Để đạt được điều đó nhất thiết phải nâng cao năng lực về mọi mặt nguồn lực con người. Vì thế, nhiệm vụ đặt ra cho ngành Giáo dục là phải đào tạo ra những con người lao động mới, có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thời kì đổi mới. Nghị quyết đại hội Đảng cũng đã đề ra “ Phải xác định rõ mục tiêu, nội dung đổi mới p hương pháp giáo dục đào tạo... Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học” để “đào tạo được những con người lao động tự chủ, năng động và sáng tạo, có năng lực giải quyết các vấn đề do thực tiễn đặt ra, tự lo được việc làm, lập nghiệp, và thăng tiến trong cuộc sống, qua đó góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Xu hướng mới hiện nay trong quá trình dạy học là “Lấy học sinh làm trung tâm”, tức là người dạy học phải phát huy tối đa tính tích cực chủ động của người học trong quá trình dạy học, phải đề c ao vai trò chủ thể của người học trong quá trình nhận thức. Bắt học sinh phải làm việc nhiều hơn để tự nắm kiến thức, tự tìm ra chân lí thông qua nhiều biện pháp đổi mới về phương pháp cũng như vận dụng các phương tiện thiết bị dạy học hiện đại. Để phù hợp với xu thế ngày nay, việc dạy và học phải được thay đổi theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của người học thông qua nhiều con đường như: Đổi mới về phương pháp, phương tiện dạy học... Một trong những hướng đó là sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại để phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong quá trình học tập. S ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc -tnu.edu.vn
  12. Do đặc trưng đối tượng nghiên cứu của khoa học Địa lí là các vấn đề về tự nhiên và kinh tế xã hội nên lượng kiến thức này càng tăng lên nhanh chóng hơn. Nếu không kịp thời nắm bắt các kiến thức đó thì sẽ nhanh chóng bị tụt hậu và trở nên lạc hậu. Bên cạnh đó trong giai đoạn bùng nổ thông tin, đất nước đã và đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, điều này cũng góp phần làm cho nguồn tri thức Địa lí ngày càng trở nên phong phú, nó được giới hạn không chỉ ở trong những phương tiện truyền thống như các loại sách báo, các tài liệu thông thường mà nó được phổ biến rộng rãi trên nhiều các phương tiện thông tin đại chúng và các công nghệ hiện đại khác như: đài, tivi, và nhất là t rên mạng Internet. Sự phát triển mạnh mẽ đó đã tạo ra các điều kiện vô cùng thuận lợi cho quá trình học tập của học sinh nhưng nó cũng đặt ra cho người giáo viên nhiều thách thức trong quá trình giảng dạy. Điều đó được thể hiện ở việc giảng dạy của giáo viên phải làm thế nào để vừa giải quyết được những vấn đề cốt lõi của bài học nhưng lại phải cập nhật thông tin mới về xã hội và nội dung khoa học của bộ môn. Chính điều này đòi hỏi phải có sự thay đổi trong phương pháp giảng dạy của giáo viên. Người giáo viên lúc này không chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là truyền đạt tri thức khoa học mà phải là người hướng dẫn học sinh, xây dựng cho học sinh một phương pháp tự học, tự nghiên cứu, để tự mình nắm bắt kiến thức, bắt kịp với sự phát triển của xã hội và có như vậy thì mới có thể phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong quá trình học tập. Điều này cũng phù hợp với quy luật triết học, đó là con người phát triển trong vận động. Chính những lí do đó mà việc đưa tin học và ứng dụng tin học như một phương tiện vào trong giảng dạy và học tập là một nhiệm vụ quan trọng trong giáo dục bậc phổ thông hiện nay, đồng thời đây cũng là một điều kiện thiết S ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc -tnu.edu.vn
  13. yếu để hiện đại hóa nền giáo dục nói chung, môn Địa lí nói riêng trong nhà trường phổ thông, phù hợp với xu thế phát triển của khoa học kĩ thuật. Tuy nhiên trong nhà trường phổ thông hiện nay việc ứng dụng CNTT và truyền thông vào giảng dạy chưa nhiều, một số nơi còn chưa phát huy được tính hiệu quả của phương tiện kĩ thuật hiện đại. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến điều nà y: Đó là cơ sở vật chất chưa đảm bảo, còn thiếu thốn cả về phòng học, phương tiện; Sự chuyển biến chậm trong đổi mới phương pháp cũng như nhiều giáo viên còn bỡ ngỡ trong việc sử dụng các thiết bị phương tiện dạy học hiện đại. Với mong muốn góp tiếng nói c hung vào công cuộc đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng thiết kế bài giảng cũng như mở rộng thêm khả năng ứng dụng CNTT vào dạy học ở trường phổ thông, tôi lựa chọ n đề tài: “Ứng dụng CNTT để thiết kế bài giảng phần địa lí tự nhiên trong SGK Điạ lí 10 THPT” làm đề tài nghiên cứu cho mình. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu sử dụng hiệu quả của một số phần mềm ứng dụng trong thiết kế bài giảng và cách thức tiến hành thiết kế một bài giảng để giáo viên có thể ứng dụng trong giảng dạy. - Nêu được nguyên tắc, cơ sở và quy trình thiết kế bài giảng Đ ịa lí có sử dụng CNTT. - Xây dựng đĩa CD về một số dạng thiết kế bài giảng phần địa lí tự nhiên trong SGK địa lí 10 THPT nhằm thử ngh iệm việc ứng dụng CNTT trong dạy học hiện nay. 3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu các cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tiến hành nghiên cứu đề tài. - Nghiên cứu cách thức khai thác, sử dụng một số phần mềm ứng dụng để phục vụ cho việc thiết kế một bài giảng địa lí tự nhiên trong nhà trường phổ thông. S ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc -tnu.edu.vn
  14. - Nghiên cứu cách thức và quy trình thiết kế một bài giảng địa lí tự nhiên để phụ vụ cho việc giảng dạy trong nhà trường phổ thông. - Thiết kế một số bài giảng cụ thể trong phần địa lí tự nhiên trong SGK Địa lý lớp 10 THPT. - Thực nghiệm sư phạm tại một số trường phổ thông trên địa bàn tỉnh TN, Bắc Kạn, Tuyên Quang để đánh giá tính khả thi của vấn đề nghiên cứu. - Đánh giá những thuận lợi và khó khăn. Đưa ra một số giải pháp để tăng tính hiệu quả trong việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông. 4. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Bước đầu nghiên cứu cách thức ứng dụng CNTT vào việc thiết kế bài giảng địa lí tự nhiên trong SGK địa lí 10. 5. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU CỦA VẤN ĐỀ - Hiện nay trên Thế giới việc sử dụng CNTT vào dạy học đã được quan tâm và vận dụng từ lâu, nhất là các nước phát triển và ngay các nước trong khu vực như Singapo, Thái Lan… - Ở nước ta việc ứng dụng CNTT vào dạy học cũng đã được quan tâm. Đã có nhiều văn bản thể hiện việc quan tâm này như: Nghị quyết 49/CP … - Trong những năm gần đây cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu ứng dụng CNTT vào dạy học như : + “Ứng dụng CNTT trong giáo dục” - Hội thảo KHCN Bộ GD - ĐT, 2001 + “ Thiết kế bài giảng địa lí ở nhà trường phổ thông”. Nguyễn Trọng Phúc, Nxb ĐHSP Hà Nội, 2004. + “ Thiết kế bài giảng địa lí ở nhà trường phổ thông có sử dụng Power point và các phần mềm địa lí”. Nguyễn Trọng Phúc - Hội thảo quốc tế về CNTT và TT, Bộ GD-ĐT, 2004. S ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc -tnu.edu.vn
  15. + “Khai thác chương trình PC - Pact, Encata, World 2000 và Power point để thiết kế và xây dựng bài giảng địa lí”. Nguyễn Trọng Phúc, Hội thảo khoa học “Sử dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học” ĐHSP Hà Nội, 2002. Qua các đề tài nghiên cứu trên của các nhà khoa học giáo dục cho thấy việc ứng dụng CNTT vào dạy học đã đem lại kết quả khả quan, phát huy được vai trò chủ động c ủa học sinh trong học tập, học sinh đã say mê và hứng thú hơn với việc học tập địa lí. 6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6.1. Phƣơng pháp thu thập tài liệu - Căn cứ vào mục đích nhiệm vụ của đề tài, tôi đã tiến hành thu thập, phân tích tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau như trong các sách báo, tạp chí, các luận văn, các công trình đề tài nghiên cứu khoa học, các phần mềm nghiên cứu ứng dụng vào học tập có liên quan. - Để việc thiết kế bài giảng đảm bảo tính khoa học và tính giáo dục, tôi chú ý đến việc nghiên cứu tà i liệu chuẩn cho việc thiết kế bài giảng là SGK Địa lí 10 THPT hiện hành thuộc ban cơ bản, các tài liệu về tâm lí học đại cương, tâm lí học sư phạm, tâm lí học lứa tuổi để đảm bảo cho việc thiết kế bài giảng đạt hiệu quả cao nhất. 6.2. Phƣơng pháp phân tíc h hệ thống Đây là cơ sở để nghiên cứu nội dung, chương trình, các bài học trong SGK Địa lí 10 THPT. Để đảm bảo tính khoa học, các đối tượng nghiên cứu phải được xem xét và phân tích trong một hệ thống hoàn chỉnh. 6.3. Phƣơng pháp thống kê toán học Sử dụng phương pháp thống kê toán học trong việc xử lí kiểm tra đánh giá kết quả đạt được qua tìm hiểu thực tế, qua thực nghiệm các bản thiết kế bài giảng Địa lí có sử dụng CNTT đối với lớp 10 THPT. S ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc -tnu.edu.vn
  16. 6.4. Phƣơng pháp điều tra quan sát, tổng kết kinh nghiệm - Việc áp dụng các phương pháp phương tiện dạy học cho phù hợp với khả năng của học sinh là một quá trình thử nghiệm lâu dài, đòi hỏi người giáo viên phải có nhiều kinh nghiệm. Để đạt hiệu quả trong việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy ở trường phổ thông cần phải tì m hiểu kĩ về thái độ t iếp nhận của giáo viên và học sinh, tìm hiểu thực tế việc dạy học Địa lí và thiết kế bài giảng Địa lí 10 THPT nói chung, phần Địa lí tự nhiên trong sách giáo khoa Địa lí 10 THPT nói riêng, đặc biệt là những chương trình có sử dụng CNTT trong dạy học. - Tiến hành dự giờ một số giờ ở các trường THPT có sử dụng CNTT để từ đó rút ra kinh nghiệm và bổ xung những vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu. 6.5. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm - Tiến hành thiết kế một số bài giảng có sử dụng CNTT và bước đầu tiến hành thực nghiệm bài giảng có ứng dụng CNTT để dạy một số tiết trong chương trình Địa lí 10 THPT phần Địa lí tự nhiên. - Sử dụng các phiếu thăm dò ý kiến giáo viên và các phiếu kiểm tra kết quả học tập c ủa học sinh để đánh giá những kế t quả thu được và tính khả thi của đề tài. 7. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN Nghiên cứu, tổng hợp, hệ thống hóa và tiếp thu những cơ sở lí luận cơ bản của việc thiết kế bài giảng nói chung và thiết kế bài giảng có sử dụng CNTT nói riêng. Nghiên cứu thực trạng việc thiết kế bài giảng Địa lí hiện nay nhất là việc thiết kế bài giảng có ứng dụng CNTT trong dạy học Địa lí ở một số nhà trường phổ thông trong xu thế đổi mới phương pháp dạy học và ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật. S ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc -tnu.edu.vn
  17. Nêu được sơ sở, nguyên tắc, quy trình t hiết kế bài giảng Địa lí có ứng dụng CNTT đối với phần Địa lí tự nhiên lớp 10 THPT. Xây dựng một số bài giảng có ứng dụng CNTT nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Địa lí 10 THPT nói chung và phần Địa lí tự nhiên lớp 10 THPT nói riêng. 8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các sơ đồ, bảng biểu, phiếu điều tra, luận văn bao gồm các phần sau: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc ứng dụng CNTT trong thiết kế bài giảng Chương 2: Sử dụng CNTT và các p hần mềm tin học có nội dung Địa lí để thiết kế bài giảng Địa lí tự nhiên trong sách giáo khoa Địa lí 10 THPT. Chương 3: Thực nghiệm sư phạm. S ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc -tnu.edu.vn
  18. NỘI DUNG Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ỨNG DỤNG CNTT TRONG THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN 10 THPT 1.1. Cơ sở lí luận của đề tài. 1.1.1. Đặc điểm tâm lí và trình độ nhận thức của lứa tuổi học sinh THPT. 1.1.1 .1. Đặc điểm học tập. Do nội dung học tập của chương trình THPT có nhiều thay đổi so với THCS vì thế đặc điểm học tập của các em cũng khác nh iều. Ở lứa tuổi này các em đã có những động cơ, thái độ học tập rõ ràng, có xu hướng học tập gắn liền với nghề nghiệp bởi các em đã có trưởng thành về mức độ nào đó về nhận thức, tư tưởng cũng như tâm lí nhằm giúp các em định hướng việc chọn lựa nghề nghệp và có quan điểm đúng đắn trong mọi lĩnh vực của đời sống. Đối với học sinh lớp 10 tuy vừa mới bước vào một giai đoạn mới của quá trình học tập nhưng các em cũng đã có mục đích học tập cho bản thân cụ thể hơn. Mức độ nhận thức, tư duy và tâm lí tuy chưa thật vững vàng song đây là thời điểm thích hợp để giáo viên có thể giúp các em có được định hướng đúng đắn trong việc học tập, hướng nghiệp và trong cuộc sống. Đối với bộ môn Địa lí 10 THPT, nội dung hết sức phong phú về các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội cũng tạo ra sự hấp dẫn trong các giờ học. Nhất là hiện nay việc tăng thêm 50% dung lượng kiến thức về khoa học tự nhiên đầy lí thú vào nội dung SGK đã có những tác động ít nhiều tới động cơ học tập của học sinh cũng như việc lựa chọn nghề nghiệp. Đồ ng thời nâng cao s ự ham mê tìm tòi và nghiên cứu về những gì các em được học. Nếu việc thiết kế bài giảng Địa lí lớp 10 THPT được sử dụng CNTT, nhất là đối với phần Địa lí tự nhiên vốn có rất nhiều các hiện tượng cần được quan sát, được thể hiện, mô phỏng lại thì rõ ràng sẽ thu hút nhiều hơn sự quan S ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc -tnu.edu.vn
  19. tâm của các em học sinh đối với môn Địa lí, từ đó nâng cao hiệu quả của việc dạy và học. 1.1.1 .2. Đặc điểm trí tuệ của học sinh THPT Vì các em đang ở độ tuổi chuẩn bị trở thành người lớn do đó tính tích cực, năng động, sáng tạo được thể hiện rõ nét trong hoạt động của bản thân. Ở lứa tuổi này, hoạt động học tập đã trở thành trách nhiệm rõ rệt, các em nhận thức rõ ràng vai trò, nhiệm vụ của việc học tập. Tất cả mọi năng lực tư duy và nhận thức gắn liền với mục đíc h mà các em đã đặt ra. Đặc điểm nổi bật về sự phát triển trí tuệ của học sinh là tính chủ động, tích cực, tính tự giác được thể hiện rõ nét ở tất cả các quá trình nhận thức. Năng lực tư duy, năng lực tưởng tượng và các khả năng khác ở lứa tuổi này được hoàn thiện nhanh chóng và có chất lượng cao. Ở tuổi này ghi nhớ có chủ định trong hoạt động trí tuệ, đồng thời vai trò của ghi nhớ logic trừu tượng, ghi nhớ ý nghĩa ngày càng tăng lên rõ rệt. Đặc biệt các em đã tạo được tâm thế phân hóa trong ghi nhớ, các em phân biệt được tài liệu nào nên ghi nhớ từng câu chữ, tài liệu nào chỉ cần đọc hiểu mà không cần nghi nhớ. Tuy nhiên vẫn có những em ghi nhớ đại khái, mang tính chất chung chung, còn đánh giá thấp việc ôn tập tài liệu dẫn đến kết quả ghi nhớ chưa cao. Qua khảo sát thực tế ở một số trường phổ thông cho thấy khả năng nhận thức của học sinh ở từng trường, từng khu vực khác nhau có trình độ nhận thức khác nhau. Học sinh ở các trường thành phố, thị xã nhìn chung có trình độ nhận thức cao hơn học sinh ở những trường miền núi và vùng nông thôn. Điều này cũng dễ hiểu vì ở khu vực thành phố, thị xã các điều kiện phục vụ cho việc dạy và học tốt hơn, cơ sở vật chất được trang bị tốt và đầy đủ hơn. Còn đối với học sinh vùng miền núi và nông thôn thời gian dành cho việc học tập ít hơn, cuộc sống vật chất nhìn chung khó khăn hơn. Bên cạnh đó còn do S ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc -tnu.edu.vn
  20. tâm lí dè dặt trong giao tiếp, ngại nêu ý kiến bản thân… cũng là những nguyên nhân làm hạn chế khả năng nhận thức của học sinh ở đây. Chính vì vậy, việc giúp các em phát triển khả năng nhận thức là một nhiệm vụ quan trọng của giáo viên, vấn đề đặt ra ở đây là để nâng cao chất lượng học tập của học sinh thì điều kiện tiên quyết là cần phải đổi mới phương pháp dạy học nói chung và việc thiết kế bài giảng nói riêng, nó sẽ là đòn bẩy thúc đẩy quá trình dạy học. 1.1.1 .3. Đặc điểm nhân cách của học sinh lứa tuổi THPT. Học sinh THPT là lứa tuổi đang trong độ tuổi nhạy cảm nhất, các em chưa trưởng thành nhưng cũng không còn nhỏ. Do hoàn cảnh thực tế của lứa tuổi đã thức đẩy thế giới quan của thanh niên học sinh hoàn thành nhanh chóng và ngày càng có chất lượng cao, thế giới quan đóng vai trò thống trị ở giai đoạn này là thế giới quan duy vật biện chứng. Sự phát triển của sự tự ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển của nhân các h học sinh lứa tuổi THPT, nó có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của lứa tuổi thanh niên. Quá trình này diễn ra một cách phong phú, phức tạp, thể hiện đa dạng ở các mức độ từ thấp đến mức độ cao. Việc hình thành sự tự ý thức ở lứa tuổi thanh niên là mộ t quá trình lâu dài, trải qua nhiều mức độ khác nhau. Ở lứa tuổi này quá trình tự ý thức diễn ra mạnh mẽ, sôi nổi, có các đặc thù riêng. Các em có nhu cầu tìm hiểu và đánh giá những đặc điểm tâm lý của mì nh theo quan điểm riêng về mục đích cuộc sống và hoài bão của mình. Chính điều này khiến các em quan tâm hơn đến đời sống tâm lý, phẩm chất nhân cách và năng lực riêng. Nội dung của sự tự ý thức cũng diễn ra phức tạp, các em không chỉ nhận thức về cái tôi của mình trong hiện tại như tuổi thiếu niên mà còn nhận thức về vị trí của mình trong xã hội, trong tương lai. S ố hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc -tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2