intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lưu ý cho bà bầu bắt đầu tập thể dục

Chia sẻ: Bu Bubam | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

97
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đảm bảo sự an toàn và tính mạng của thai nhi, khi luyện tập thể dục bà bầu cần thực hiện đúng các nguyên tắc. Thể dục có nhiều lợi ích đặc biệt với bà bầu. Nếu trước khi mang thai bạn đã luyện tập thể dục thì nên tiếp tục duy trì điều này. Dưới đây là 13 nguyên tắc bà bầu cần lưu ý khi tập thể dục để bảo đảm an toàn cho tính mạng của mình và thai nhi: 1. Tham vấn ý kiến của các bác sỹ Nếu bạn tập thể dục thường xuyên trước khi mang thai...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lưu ý cho bà bầu bắt đầu tập thể dục

  1. Lưu ý cho bà bầu bắt đầu tập thể dục
  2. Để đảm bảo sự an toàn và tính mạng của thai nhi, khi luyện tập thể dục bà bầu cần thực hiện đúng các nguyên tắc. Thể dục có nhiều lợi ích đặc biệt với bà bầu. Nếu trước khi mang thai bạn đã luyện tập thể dục thì nên tiếp tục duy trì điều này. Dưới đây là 13 nguyên tắc bà bầu cần lưu ý khi tập thể dục để bảo đảm an toàn cho tính mạng của mình và thai nhi: 1. Tham vấn ý kiến của các bác sỹ Nếu bạn tập thể dục thường xuyên trước khi mang thai và thai kì của bạn không có vấn đề rắc rối gì, bạn có thể tiếp tục duy trì thói quen lành mạnh này. Tuy nhiên, trước khi tập, bạn nên tham vấn ý kiến bác sỹ có chuyên môn để chắc chắn rằng, những hoạt động không làm cho thai nhi gặp nguy hiểm. 2. Hấp thu đủ lượng calo Bà bầu cần thêm khoảng 300-500 calo trong ngày để duy trì sự phát triển của thai nhi đặc biệt là khi bạn lại đang luyện tập thể dục. Bạn nên có một chế độ ăn giàu dinh dưỡng để bảo đảm sức khỏe cho cơ thể của bạn. 3. Hạn chế những môn thể thao nguy hiểm Không chơi những môn thể thao liên quan tới sự cân bằng như cưỡi ngựa, đi
  3. xe đạp. Bạn có thể bị ngã, ảnh hưởng tới tính mạng của thai nhi và sự an toàn của bạn đặc biệt là trong quý I có thể dẫn tới sảy thai. Bạn nên thực hiện đúng các nguyên tắc thể dục để đảm bảo sự an toàn 4. Mặc quần áo phù hợp
  4. Mặc những bộ quần áo thoải mái nhưng vừa vặn, dễ thở và dễ hoạt động. Đầu tiên, bạn nên mặc 2 lớp quần áo, sau khi làm ấm cơ thể thì cởi lớp ngoài ra. Chọn giầy thể thao vừa vặn với chân và đem lại cảm giác êm ái khi luyện tập. Thông thường, chân của bạn thường to hơn vì phù khi mang thai cho nên có thể sắm cho mình một đôi giầy mới. 5. Làm ấm cơ thể Cần khởi động để làm ấ m cơ thể chuẩn bị cho các múi cơ và các bộ phận sẵn sàng cho những động tác thể dục. Nếu bỏ qua việc khởi động làm ấm cơ thể trước khi tập thể dục bạn có thể bị căng cơ, đau nhức. 6. Uống nhiều nước Uống nước trước, trong và sau khi tập thể dục. Bạn tiêu tốn một năng lượng khá lớn cho các hoạt động của cả cơ thể vì thế bạn rất háo nước. Chứng háo nước có thể gây ra những cơn co và làm tăng nhiệt độ của thân thể bạn, ở mức nào đó nó rất nguy hiểm cho thai nhi và sức khỏe của chính bạn. Bạn nên uống một cốc nước trước khi tập và cứ 20 phút thì uống thêm 1 cốc, sau khi tập uống một cốc nữa. Nếu trời lạnh nên uống nước ấm và nếu trời nóng, bạn có thể uống thêm nước nếu bạn cần. 7. Không nằm ngửa xuống sàn nhà Sau quý I của thai kì, bạn hạn chế nằm ngửa xuống nền nhà. Tư thế này làm cho áp lực lên các mạch máu càng cao có thể hạn chế máu chảy tới não và
  5. thai nhi khiến bạn choáng ngất, thở ngắn và có thể bị nôn mửa. Tuy nhiên, có một số thai phụ thích tư thế nằm này thì nên đặt một chiếc gối dưới hông hoặc dưới đầu gối. 8. Luôn di chuyển Bạn không nên đứng quá lâu hoặc ngồi quá lâu trong một tư thế đặc biệt là khi luyện tập yoga, máu chảy vào thai nhi sẽ giảm. Chân bạn cũng bị tê và bạn có thể bị choáng ngất bất cứ lúc nào. Vì vậy, bạn nên thường xuyên di chuyển. 9. Không tập quá sức Đừng khiến bản thân bị mệt mỏi vì những lần tập thể dục quá sức. Lời khuyên tốt nhất là hãy lắng nghe bản thân bạn. Khi bạn cảm thấy đau nghĩa
  6. là có điều gì đó không phù hợp, lúc này bạn nên dừng lại. 10. Không để cơ thể quá nóng Đừng để bạn trở nên quá nóng đặc biệt là trong quý I của thai kì khi các chức năng của thai nhi đang phát triển. Mặc dù chưa có nghiên cứu nào ở người nhưng một vài nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng, nếu quá nóng có thể dẫn tới những ảnh hưởng khi sinh. Sự tăng tuần hoàn máu chứng tỏ rằng bạn đang cảm thấy ấm hơn bình thường đặc biệt là khi bạn tập thể dục. Thêm vào đó là do mang thai, trọng lượng của thai nhi giúp bạn cảm thấy người lúc nào cũng nóng hơn người bình thường. Dấu hiệu của cơ thể quá nóng là bạn cảm thấy mướt mồ hôi, cảm giác nóng khó chịu, hoa mắt và thở ngắn. Nếu bạn tập vào trời nóng, bạn nên tập thể dục trong nhà với căn phòng thoáng khí hoặc có điều hòa. Mặc quần áo thoải mái và uống nhiều nước. Nếu bạn tập vào trời quá lạnh thì nên ở trong phòng đủ ấm, uống nhiều nước và thường xuyên di chuyển. 11. Đứng dậy từ từ Khi bụng bạn càng lớn, bạn càng khó có thể di chuyển. Đó là lí do tại sao cần phải quan tâm tới việc bạn thay đổi vị trí. Đứng lên hoặc bật dậy đột ngột có thể khiến bạn hoa mắt, dẫn tới bạn bị ngã. 12. Thư giãn cơ thể sau khi tập
  7. Sau khi tập xong, bạn dành một vài phút đi bộ và thả lỏng cơ thể. Nhịp tim thường tăng lên khi bạn tập vì thế mà bạn hãy có thời gian cho nó “bình tâm” lại. 13. Tập thể dục là một thói quen Giữ cho việc luyện tập thể dục đều đặn là một việc làm khó trong thai kì. Tuy nhiên, mỗi ngày bạn chỉ cần bỏ ra khoảng 30 phút luyện tập, bạn sẽ thấy lợi ích của việc này nhiều hơn bạn tưởng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2