intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

MẠNG VÀ TRUYỀN THÔNG - Chương III: Mạng Internet

Chia sẻ: Nguyen Kim Tien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:43

804
lượt xem
470
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mạng Internet - Giới thiệu chung về Internet - Các dịch vụ và ứng dụng trên Internet - Ứng dụng và giao thức ứng dụng - Giao tiếp giữa các tiến trình trên Internet - Các mô hình ứng dụng

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: MẠNG VÀ TRUYỀN THÔNG - Chương III: Mạng Internet

  1. 3.3.Mạng Internet 3.3.1.Giới thiệu chung về Internet 3.3.2.Các dịch vụ và ứng dụng trên Internet
  2. 3.3.1.Giới thiệu chung về Internet a) Lịch sử  6/1968: bộ quốc phòng Mỹ thiết lập mạng máy tính đầu tiên, lấy tên gọi là ARPANET  Đầu những năm 80, tách làm 2 mạng quân sự (Milnet) và dân sự (vẫn gọi là ARPANET)  11/1986: đã có 5089 máy kết nối vào mạng  Tới năm 1990, mạng máy tính mở rộng ra toàn cầu, chính thức trở thành mạng Internet ngày nay.
  3. b) Cơ chế quản lý Internet  Không có cơ quan quản lý tối cao cho toàn bộ mạng Internet.  Một tổ chức đứng ra điều phối hoạt động: Hiệp hội Internet (IOSC).  Việc phân phối địa chỉ IP do các trung tâm thông tin mạng (NIC) của từng khu vực đảm nhiệm
  4. 3.3.2 Các dịch vụ và ứng dụng trên Internet
  5. Ứng dụng và giao thức ứng dụng  Ứng dụng: – Các tiến trình (có giao tiếp với nhau) trên Internet – Hoạt động trên các hệ thống cuối – Trao đổi thông điệp  Giao thức ứng dụng – Là các quy tắc giao tiếp – Sử dụng các dịch vụ giao vận  Ví dụ ứng dụng/giao thức – Web (HTTP), Mail (SMTP/POP/IMAP)
  6. Các thành phần của ứng dụng  Giao diện người sử dụng – Hỗ trợ NSD làm việc với ứng dụng (trình duyệt web, phần mềm gửi thư, v.v) – Cài đặt các giao thức và sử dụng dịch vụ giao vận  Tiến trình ứng dụng: một chương trình đang chạy  Giao tiếp giữa các tiến trình – IPC (inter-process communication) trên một máy – Socket: giữa các máy trên mạng
  7. Giao tiếp giữa các tiến trình trên Internet  Socket là 1 giao diện giữa tiến trình ứng dụng và tầng giao vận  Socket được định danh bởi – Số hiệu cổng, địa chỉ IP – Kiểu giao thức giao vận (TCP, UPD)  Socket API: Cho phép các tiến trình lựa chọn tham số, dịch vụ
  8. Các mô hình ứng dụng  Khách chủ  P2P  Mô hình lai
  9. Mô hình khách chủ  Khách: – Gửi yêu cầu truy cập dịch vụ đến máy chủ – Có thể có địa chỉ IP động hay vào mạng không thường xuyên – Về nguyên tắc, không liên lạc trực tiếp với các khách khác  Chủ: – Thường xuyên online – Địa chỉ IP tĩnh – Có máy chủ dự phòng nâng cao hiệu năng đề phòng sự cố
  10. Mô hình điểm điểm thuần túy  Không có máy chủ trung tâm  Các máy có vai trò ngang nhau  Hai máy bất kì có thể liên lạc trực tiếp  Có thể có IP động, không cần vào mạng trức tiếp
  11. Mô hình lai  Một máy chủ trung tâm để quản lý NSD, thông tin tìm kiếm  Các máy khách giao tiếp trực tiếp với nhau sau khi đăng nhập  Ví dụ Skype: – Máy chủ Skype quản lý các phiên đăng nhập, mật khẩu – Sau khi kết nối các máy gọi VoIP trực tiếp cho nhau
  12. a) Dịch vụ chuyển đổi tên miền(DNS)  Định danh máy tính qua địa chỉ IP -> – Khó nhớ – Không thể hiện được các thông tin cần thiết:  Địa lý  Tổ chức  Người dùng – Thích hợp với các thiết bị (host, router)  Sử dụng cách đặt tên thông thường (tên miền) để định danh cho một máy tính trên mạng – www.yahoo.com – www.vnexpress.net
  13. Tên miền  Tên miền – Gồm các miền, miền cách nhau bởi dấu (.) – Gợi nhớ – Độ dài thay đổi  Khuôn dạng tên miền: Phân miền theo các cấp – Cấp cao nhất  Lĩnh vực hoạt động (edu, gov, com, mil, org, net)  Cấp quốc gia (vn, jp, cn, …) – Cấp dưới – Theo tổ chức (vcu, hut,…) – Theo dịch vụ cung cấp, …(mail, …) – Ví dụ: www.vcu.edu.vn, mail.vcu.edu.vn
  14.  Tên miền được đọc từ trái sang phải  Tên miền được xử lý từ phải sang trái – Phần quan trọng nhất bên phải – Phần tận cùng bên trái là tên một máy tính cụ thể  Một tổ chức muốn tham gia hệ thống đặt tên miền, tổ chức phải áp dụng một tên phía dưới một trong các miền cấp độ trên cùng.
  15. Tên miền  Tên miền dễ nhớ nhưng máy tính không sử dụng trực tiếp được. – Tên miền có độ dài xâu ký tự thay đổi  Xử lý phức tạp hơn (so sánh) – Lưu tên miền xử lý tốn nhiều không gian bộ nhớ  Tên miền không chứa thông tin giúp định vị máy tính trên mạng -> Dịch vụ chuyển đổi tên miền sang địa chỉ IP (Domain Name System)
  16. Cơ chế phân giải tên miền  Việc ánh xạ địa chỉ IP vào tên miền được thực hiện bởi các phần mềm Name Server cài đặt tại máy chủ và phần mềm Name Resolver cài đặt trên máy khách/trạm.
  17. Tổ chức máy chủ DNS  Cơ sở dữ liệu của tên miền không lưu trữ trên chỉ một máy mà được phân phối giữa nhiều máy chủ DNS tại các vùng (site) khác nhau trên Internet.  Mỗi máy chủ DNS quản lý một phần của hệ thống phân cấp tên miền.  Khi một tổ chức quản lý một miền nhất định, nó có thể tự tạo cây phân cấp tên miền của tổ chức đó.
  18. Máy chủ tên gốc: Chứa thông tin về cách liên lạc với các server khác Máy chủ tên của Việt Nam: quản lý tên miền .vn Máy chủ tên của ĐH Thương mại: quản lý tên miền .edu.vn Các máy chủ liên kết với nhau tạo thành một hệ thống đồng nhất. Mỗi máy chủ biết cách liên lạc với máy chủ tên gốc và cách liên lạc với các máy chủ quản lý các tên ở phần dưới của hệ thống phân cấp.
  19. Tổ chức máy chủ DNS  Local name servers: Mỗi nhà cung cấp dịch vụ duy trì một LNS của riêng mình  Root name servers: Có 13 RNS trên thế giới, tập trung chủ yếu ở Bắc Mỹ, có thể chuyển đổi tên miền trực tiếp hoặc trung gian với các ANS  Authoritative name servers: nơi đăng ký tên miền của các máy tính trên mạng
  20. Hoạt động của máy chủ DNS  Yêu cầu chuyển đổi tên miền trước hết được đưa cho LNS của nhà cung cấp dịch vụ  Nếu không chuyển đổi được, yêu cầu sẽ được đưa cho một RNS nào đó  RNS sẽ xem xét, nếu cần thiết sẽ xác định ANS để yêu cầu chuyển đổi tên miền hoặc đưa cho LNS địa chỉ của máy chủ quản lý tên miền cấp thấp hơn tương ứng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2