intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mặt trái của việc sử dụng hóa chất

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

268
lượt xem
67
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

-Hóa chất có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế ở Việt Nam, đặc biệt là trong công nghiệp và nông nghiệp. Ước tính khối lượng hóa chất sử dụng hàng năm ở Việt Nam đến khoảng 9 triệu tấn, trong đó có khoảng 3 triệu tấn phân bón và 4 triệu tấn các sản phẩm dầu mỏ. Trong ngành công nghiệp dệt nhuộm và giầy da. Các hóa chất sử dụng trong ngành công nghiệp này, nhất là các loại thuốc nhuộm và keo dán thường là các hóa chất độc. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mặt trái của việc sử dụng hóa chất

  1. Mặt trái của việc sử dụng hóa chất -Hóa chất có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế ở Việt Nam, đặc biệt là trong công nghiệp và nông nghiệp. Ước tính khối lượng hóa chất sử dụng hàng năm ở Việt Nam đến khoảng 9 triệu tấn, trong đó có khoảng 3 triệu tấn phân bón và 4 triệu tấn các sản phẩm dầu mỏ. Trong ngành công nghiệp dệt nhuộm và giầy da. Các hóa chất sử dụng trong ngành công nghiệp này, nhất là các loại thuốc nhuộm và keo dán thường là các hóa chất độc. Trong ngành giấy và bột giấy, các rủi ro về mặt độc học chủ yếu liên quan đến công đoạn tẩy trắng trong đó có sử dụng nhiều chất oxy hóa mạnh nh ư Clo, các hợp chất Clo, oxy già hoặc ozon. Chất thải từ quá trình tẩy có sử dụng các chất oxy hóa này thường là những chất độc sinh thái mạnh. Ngoài ra, một số hợp chất,
  2. dung môi rất độc khác cũng được sử dụng trong ngành điện. Ví dụ như POPs, PCB, MEK hoặc xylen còn được sử dụng nhiều ở các trạm biến thế cũ. Ngoài chế biến thực phẩm là một trong những ngành sử dụng một lượng lớn hóa chất dùng làm chất tẩy, chống thiu, chống mùi ...v.v. Ngành này sử dụng cả các hóa chất độc lẫn hóa chất thông dụng như thuốc tím (KMnO4). Ngành vật liệu xây dựng cũng là một trong những ngành được chọn để khảo sát vì có sử dụng một khối lượng lớn chất amiăng (mặc dù đã bị cấm sử dụng, một lượng lớn amiăng vẫn còn tồn tại và các doanh nghiệp vân phải sử dụng vì chưa có một giải pháp nào hữu hiệu để xử lý họặc thay thế amiăng). Các loại bụi hô hấp nh ư SiO2 cũng là một vấn đề đáng được quan tâm trong ngành vật liệu xây dựng xét về mặt độc học. Cuối cùng, cần phải kể đến các làng nghề như nguồn tiềm ẩn rủị ro hóa chất làng nghề là một thành phần không thể thiếu được của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ quá độ từ một nền kinh tế nông nghiệp sang một nền kinh tế công nghiệp. Thực tế quản lý hóa chất ở các làng nghề hiện nay vẫn là ngoài tầm kiểm soát. Thanh tra về an toàn lao động và mội trường ở các làng nghề hiện nay còn rất hạn chế. Theo kết quả điều tra, hiện khoảng 500 loại hóa chất tồn tại trong các c ơ sở công nghiệp được điều tra khảo sát. Tuy nhiên, chỉ 70-75% các loại hóa chất này được xác định với tên chính xác, còn phần lớn các hóa chất được lưu hành với tên thương mại. Tuy nhiên dựa vào thông tin thu nhập được về các loại hóa chất, có thể chia hóa chất làm 4 loại cần được chú ý đặc biệt. Đó là: hóa chất gây ăn mòn, hóa chất dễ gây cháy, hóa chât gây phản ứng và hóa chất độc. Kết quả điều tra cũng cho thấy ngoài các hóa chất cơ bản và hóa chất công nghiệp như xút axít và các chất bề mặt được sử dụng phổ biến nhất, có nhiều hóa chất độc và dễ bay hơi cũng được sử dụng với khối lượng lớn như toluene, xylem và TDl.
  3. Các hóa chất đáng chú ý về phương diện độc học được đề cập chi tiết trong báo cáo gồm: PCB, dung môi, hơi, các hợp chất có kim loại, các khí độc như Cl2, CO .. các chất độc khác như PAH, amiăng... Các ngành công nghiệp liên quan đến sự tồn tại các hóa chất này cũng được đề cập chi tiết, thí dụ ngành vận tải điện với PCB, ngành sơn, xử lý kim loại, điện tử với dung môi, các ngành liên quan đến kim loại như luyện kim, mạ sơn. Liên quan giữa chất lượng môi trường và hóa chất Chất lượng môi trường Việt Nam trong những năm gần đây đang có xu hướng giảm, và một trong những nguyên nhân cơ bản của sự suy thoái là ô nhiễm hóa chất từ các hoạt động công nghệ và hóa chất nông nghiệp. Hóa chất từ các nguồn công nghiệp và hóa chất nông nghiệp. Hóa chất từ các nguồn công nghiệp khác nhau xâm nhập vào môi trường và gây ra những nguy cơ khác nhau cũng như ảnh hưởng đến các cơ quan khác nhau trong cơ thể con người. Đường tiếp xúc và nhiễm hóa chất chủ yếu là qua da, qua đường hô hấp và tiêu hóa. Những loại ô nhiễm hóa chất đáng chú ý bao gồm: nồng độ CO vượt quá tiêu chuẩn quy định, trong đó có 30 ngành vượt từ 1 đên 5 lần; 6 ngành vượt từ 5 đến 10 lần; và 15 ngành vượt từ 11 đến 25 lần. Trên 200 nghề hay công việc có hơi chì vượt tiêu chuẩn từ 3 đến 120 lần. Đặc biệt là nghề tái sinh chì, ắc quy chì. Tỷ lệ nhiễm chì hữu cơ cao hơn khoảng 10% đối với khu vực ô nhiễm hơi xăng, tại một số kho của công ty xăng dầu nồng độ tetrarthyl chì vượt đến 40 lần. Loại chỉ tiêu không đạt TCVS cao nhất là hơi khí độc (khoảng 30%), sau đó đến bụi (26%): hóa chất hay chất thải là yếu tố đáng kể tác động đến sức khỏe người lao động. Bệnh nghề nghiệp liên quan đến bóa chất Báo cáo đã đưa rạ nhiều số liệu cụ thể thu thập được về các bệnh nghề nghiệp liên quan đến hóa chất trong các ngành công nghiệp ở Việt Nam. Đặc biệt là các bệnh hoặc tình trạng sức khỏe khác nhau do hậu quả của việc nhiễm độc TNT, nhiễm
  4. độc dung môi hữu cơ và nhiễm độc chì . Báo cáo cũng đề cập đến bệnh nghề nghiệp trong các ngành nghề khác nhau như ngành luyện kim, ngành dược phẩm hoặc do tiếp xúc với phenol. Nhìn chung các loại bệnh nghề nghiệp đến đặc thù của các hoạt động công nghiệp cũng như điều kiện bảo hộ lao động. Mối li ên hệ giữa bệnh nghề nghiệp và trình độ hiểu biết của cộng đồng là khá rõ ràng: nếu người lao động có hiểu biết tốt hơn về độc học, mức độ mắc phải các bệnh nghề nghiệp chắc chắn là sẽ giảm đi đáng kể. Hiện nay, nhận thức về bảo hộ lao động nói chung và an toàn hóa chất nói riêng vẫn còn rất hạn chế trong cộng đồng lao động cũng như ở các cấp quản lý. Những vấn đề về độc học chính do sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật ở Việt Nam. Nhiễm độc sản xuất và sử dụng chất bảo vệ thực vật trực tiếp. Qua các số liệu thu được của hơn 10 bài báo cáo tổng kết về đề tài về nhiễm độc HCBVTV cho thấy ở 5 tỉnh Cần Thơ, Tiền Giang, Khánh Hòa, Huế và Thanh Hóa từ năm 1996 - 1999 đã có tới 1596 người lao động trực tiếp bị nhiễm HCBVTV, chiếm 5,3% lượng người bị nhiễm độc từ các phương thức khác nhau. Trình độ hiểu biết về thuốc BVTV còn yếu kém, 60-70% người sản xuất chưa được học tập, hướng dẫn đầy đủ về cách pha chế, sử dụng, phòng ngừa nhiễm độc cho bản thân. 40-50% ngưới sử dụng không có bảo hộ lao động đầy đủ. Các nhà quản lý, chủ doanh nghiệp còn chạy theo lợi nhuận, quan tâm chưa thỏa đáng tới sức khỏe công nhân, chưa tuân thủ nghiêm túc các chế độ bảo hiểm y tế.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2