intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mối quan hệ giữa Đảng và nhà nước

Chia sẻ: Dang Van Tan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

1.629
lượt xem
181
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đảng giữ vững được vai trò lãnh đạo đối với Nhà nước, thông qua Nhà nước, nhân dân thực hiện và phát huy quyền làm chủ của mình tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội ngày càng tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mối quan hệ giữa Đảng và nhà nước

  1. Câu hỏi: Phân tích mối quan hệ giữa đảng và nhà nước trong hệ thống chính trị. Bài làm Đảng giữ vững được vai trò lãnh đạo đối với Nhà nước, thông qua Nhà nước, nhân dân thực hiện và phát huy quyền làm chủ của mình tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội ngày càng tốt hơn. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ta đã phát huy tốt hơn vai trò quản lý của mình, có chính sách đúng, động viên và phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp đổi mới. Tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước, trước hết là của cơ quan hành chính nhà nước, đã có một bước điều chỉnh theo yêu cầu của quá trình chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang quản lý nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo đ ịnh hướng xã hội chủ nghĩa. Nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước bước đầu đã có đổi mới theo hướng vừa bảo đảm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, vừa phát huy trách nhiệm, tính chủ động của các cơ quan nhà nước. Theo đó, đã giải quyết ngày càng tốt hơn quan hệ giữa Đảng với Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị: Tình trạng Đ ảng bao biện, làm thay Nhà nước đã giảm dần ở nhiều cấp; đã nâng cao vai trò chủ động và phát huy hiệu lực quản lý của Nhà nước, tính chủ động, tự giác của các tổ chức chính trị - xã hội. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ngày càng phát huy được vai trò của mình trong việc tập hợp, đoàn kết, động viên các tầng lớp nhân dân tham gia các phong trào cách mạng, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước và nâng cao tính tự quản của các cộng đồng dân cư. Nhận thức ngày càng sâu sắc hơn vai trò của dân chủ hóa toàn bộ đời sống xã hội, của việc phải từng bước xác lập và phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; từng bước làm rõ mối quan hệ giữa dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhất nguyên về chính trị, bảo đảm vai trò lãnh đạo duy nhất của Đảng; giữa dân chủ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước pháp quyền, yêu cầu và tác động của phát triển kinh tế thị tr ường, hội nhập kinh tế quốc tế tới việc phát huy dân chủ ở nước ta. Có nhiều chủ trương, biện pháp để đẩy mạnh quá trình dân chủ hóa xã hội như ban hành và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở. Quyền ứng cử, lựa chọn trong bầu cử, giám sát đại biểu được thực hiện có hiệu quả hơn. Quyền của công dân tham gia vào các công việc Nhà nước và xã hội, xây dựng các quyết định chính trị quan trọng của Đảng và Nhà nước được mở rộng và thực chất hơn. Trình độ và năng lực làm chủ của nhân dân từng bước được nâng lên. Bên cạnh đó, trong mối quan hệ Đảng - Nhà nước còn những khuyết điểm, hạn chế sau: Thứ nhất, sự lãnh đạo của Đảng chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của quá trình đổi mới tổ chức, hoạt động của Nhà nước; còn có tình trạng bao biện, chồng chéo và buông lỏng nên chưa phát huy tốt vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu l ực điều
  2. hành của bộ máy nhà nước. Việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đ ối với Nhà nước và xã hội chưa phát huy đúng mức vai trò lãnh đ ạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và quyền làm chủ của nhân dân. Thứ hai, chưa phân rõ, còn lẫn lộn chức năng, quyền hạn giữa Đảng lãnh đạo với Nhà nước quản lý, bộ máy Đảng bị "Nhà nước hóa", cồng kềnh, không rõ chức năng lãnh đạo. Càng xuống dưới càng khó phân biệt chức năng lãnh đ ạo, quyền lực chính trị. Mô hình tổ chức đảng - Nhà nước - đoàn thể còn cồng kềnh, chồng chéo, dư thừa, kém hiệu lực, hiệu quả. Thứ ba, cơ chế Đảng lãnh đạo - Nhà nước quản lý - đã được xác đ ịnh từ lâu, nhưng chưa được nghiên cứu để cụ thể hóa đầy đủ. Thứ tư, bộ máy hành chính còn nhiều tầng, nhiều nấc làm cho việc quản lý các quá trình kinh tế - xã hội chưa thật nhanh, nhạy và có hiệu quả. Tình trạng quan liêu, cửa quyền, nhũng nhiễu của một số bộ phận cán bộ, công chức nhà nước chưa được khắc phục, kỷ cương, phép nước bị xem thường ở nhiều nơi. Thứ năm, phương thức tổ chức, phong cách hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể không ít nơi vẫn chưa thoát khỏi tình trạng hành chính hóa nặng nề, xơ cứng, chậm đổi mới; một số cán bộ đoàn thể chưa thật gần với quần chúng. Dự thảo cương lĩnh (bổ sung và phát triển 2011) đã nêu rõ, trong quá trình thực hiện phương hướng cơ bản xây dựng chủ nghĩa xã hội phải chú trọng nắm vững và giải quyết tốt mối quan hệ giữa "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý ". Đ ể tiếp tục giải quyết và xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý " trong thời kỳ mới của đất nước cần thực hiện tốt những vi ệc sau: Một là, nhận thức rõ về mối quan hệ "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, " phù hợp với đặc điểm của thời kỳ mới ở nước ta. Nhân dân làm chủ là yếu tố trung tâm của mối quan hệ giữa "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý " bởi vì mọi hoạt động của Đảng và Nhà nước đều từ nhân dân, và vì nhân dân. Người dân thực hiện quyền làm chủ của mình không chỉ thông qua bộ máy nhà nước, mà họ còn tự mình thực hiện quyền ấy. Sự lãnh đạo của Đảng chủ yếu phải thông qua Nhà nước chứ không phải lãnh đạo với tư cách là một chủ thể độc lập đứng bên ngoài hay đứng trên Nhà nước bằng mệnh lệnh, quyền uy chỉ đạo cụ thể đối với các cơ quan nhà nước. Điều này có nghĩa rằng, Đảng phải hóa thân vào Nhà nước, nắm giữ các cương vị của bộ máy nhà nước. Đảng phải phát huy vai trò và trách nhiệm cá nhân của từng đảng viên ưu tú của Đảng, được nhân dân tín nhiệm bầu ra, nhân dân chính thức giao quyền. Đảng lãnh đạo nhân dân bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục và chứng minh cho nhân dân thấy tính đúng đắn và tính khoa học trong các đường lối, quyết sách của mình. Đ ể có thể thực hiện chức năng quản lý nhà nước của mình, Nhà nước phải được tổ chức thành các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp để đảm bảo "lao động" quyền lực được phân công một cách hiệu quả. Nguyên tắc ở đây là Nhà nước tồn tại đ ể phục vụ nhân dân, chứ không phải nhân dân tồn tại để phục vụ Nhà nước. Trong một xã hội dân chủ thì nhà nước phải là người bảo vệ quyền công dân, quyền con người chứ không phải để tước đoạt và ngăn cấm công dân thực hiện quyền
  3. dân chủ của mình. Do vậy, tư duy mới phải đặt "nhân dân" vào trung tâm của mối quan hệ này; sự lãnh đạo của Đảng; sự quản lý của Nhà nước đều xuất phát từ nhu cầu dân chủ của người dân, phục vụ lợi ích của nhân dân và là những đảm bảo quan trọng để nhân dân thật sự là chủ và thật sự làm chủ. Hai là, cần xác định rõ hơn mối quan hệ giữa Đảng cầm quyền và Nhà nước pháp quyền trong việc thực hiện quyền lực của nhân dân. Đảng và Nhà nước đều là những tổ chức thực hiện các ủy quyền quyền lực của nhân dân. Quyền lực nhà nước và quyền lực của Đảng đều bắt nguồn từ quyền lực của nhân dân, do vậy, Đảng trong vai trò Đảng cầm quyền không bao hàm ý nghĩa Đảng là cấp trên của Nhà nước, đứng lên trên Nhà nước, quyết định các công việc của Nhà nước. Ba là, tiếp tục thể chế hóa, cụ thể hóa mối quan hệ Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Cơ chế "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý," chỉ có thể vận hành và đưa lại kết quả thiết thực khi các quan hệ giữa Đảng, nhân dân, Nhà nước được phân biệt rành mạch về quyền và trách nhiệm của mỗi chủ thể thông qua một hệ thống thể chế xác định. Điều này đòi hỏi phải thể chế hóa vai trò, trách nhiệm lãnh đạo của Đảng, vai trò, trách nhiệm quản lý của Nhà nước và địa vị làm chủ, hình thức, phương thức làm chủ của nhân dân bằng một hệ thống các văn bản pháp luật, các quy chế quan hệ cụ thể giữa Đảng với Nhà nước và nhân dân. Bốn là, bảo đảm quyền làm chủ và tăng cường năng lực làm chủ của nhân dân trong việc triển khai mối quan hệ Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý. Để bảo đảm được quyền làm chủ của người dân trong mối quan hệ với Đảng và Nhà nước, trong thời gian tới chúng ta cần tập trung giải quyết một số vấn đề sau: (1) Đổi mới công tác bầu cử; (2) Thiết lập những giới hạn quyền lực của Nhà nước trong Hiến pháp; (3) Thiết kế một cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ngay trong bộ máy nhà nước; (4) Xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước của người dân; Phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" không chỉ là mô thức thực hiện dân chủ ở cơ sở, mà cần phải trở thành phương châm thực hành dân chủ ở mọi cấp. Để có thể trở thành phương châm dân chủ có tính phổ quát ở tất cả các cấp, nhiều nghiên cứu về dân chủ đã đề xuất thay "dân kiểm tra" bằng "dân giám sát" và bổ sung vào phương châm này nội dung: dân quyết đ ịnh, dân được hưởng để hoàn thiện mô hình tổng quát về dân chủ của người dân: dân biết, dân bàn, dân quyết định, dân làm, dân giám sát và dân được hưởng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2