intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội - Mở Đầu

Chia sẻ: Le Thuy Duong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

246
lượt xem
40
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong giai đoạn 2001 – 2005, Hà Nội tiếp tục khẳng định vai trò của một trung tâm chính trị, kinh tế xã hội của cả nước. Kinh tế Hà Nội đã đạt được những thành tựu quan trọng. Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng hiện đại, đến cuối năm 2005, dịch vụ chiếm 57,5% GDP của thủ đô, công nghiệp đóng góp 40,5% và nông nghiệp chỉ còn 2,0%, trước thời hạn 5 năm so với mục tiêu trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội thủ đô Hà Nội thời kỳ 2001 – 2010.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội - Mở Đầu

  1. Môi trường và chính sách  kinh doanh của Hà Nội      Kenichi Ohno
  2. Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội Danh mục các từ viết tắt ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á BOT Xây dựng khai thác và chuyển giao Bộ KHĐT Bộ Kế hoạch và Đầu tư BQL Ban quản lý BR-VT Bà Rịa – Vũng Tàu CCN Cụm công nghiệp CDMA Công nghệ truyền thông di động sóng ngắn CHKQT Cảng hàng không quốc tế CSHT Cơ sở hạ tầng DNNN Doanh nghiệp nhà nước DPI Sở Kế hoạch và Đầu tư ĐTNN Đầu tư nước ngoài DWT Tải trọng tàu EU Cộng đồng châu Âu FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài GTCC Giao thông công chính GTVT Giao thông vận tải HAIDEP Chương trình Phát triển Đô thị Tổng thể thủ đô Hà Nội HAPI Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội HOUTRANSS Nghiên cứu về Quy hoạch Tổng thể và Nghiên cứu Khả thi về Giao thông đô thị tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh ICD Cảng cạn container JETRO Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản KCN Khu công nghiệp KCNC Khu công nghệ cao KCX Khu chế xuất KOTRA Trung tâm xúc tiến Đầu tư Thương mại Hàn Quốc v
  3. Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội LDIF Quỹ đầu tư phát triển địa phương MPDF Chương trình Phát triển dự án Mê Kông MPI Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam MT Bộ giao thông vận tải PCU Đơn vị vận tải QL Đường quốc lộ ROV Phần còn lại của Việt Nam TDSI Viện chiến lược và Phát triển giao thông TEDI Tổng Công ty Tư vấn và Thiết kế Giao thông Vận tải TEU Đơn vị tương đương với 20 feet Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh UBND Uỷ ban nhân dân UK Vương Quốc Anh UNCTAD Hội nghị Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc UNDP Chương trình phát triển Liên hợp quốc US Hoa Kỳ USD Đô la Mỹ VCCI Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam VDF Diễn đàn Phát triển Việt Nam VIR Thời báo Đầu tư Việt nam VNCI Dự án nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam VND Đồng Việt Nam VRA Cục Đường bộ Việt Nam WTO Tổ chức thương mại thế giới vi
  4. Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội LỜI NÓI ĐẦU Từ các sản phẩm chủ lực tới môi trường kinh doanh Trong giai đoạn 2001 – 2005, Hà Nội tiếp tục khẳng định vai trò của một trung tâm chính trị, kinh tế xã hội của cả nước. Kinh tế Hà Nội đã đạt được những thành tựu quan trọng. Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng hiện đại, đến cuối năm 2005, dịch vụ chiếm 57,5% GDP của thủ đô, công nghiệp đóng góp 40,5% và nông nghiệp chỉ còn 2,0%, trước thời hạn 5 năm so với mục tiêu trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội thủ đô Hà Nội thời kỳ 2001 – 2010. Hà Nội cũng định hướng tập trung vào việc phát triển và nâng cao trình độ, chất lượng các ngành dịch vụ chủ chốt như thông tin viễn thông, du lịch, thương mại, tài chính - ngân hàng, bảo hiểm, đào tạo nhân lực. Công nghiệp được xây dựng theo hướng có chọn lọc, đột phá vào những ngành hàng, sản phẩm sử dụng công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến, có hàm lượng chất xám cao. Ngày 24 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 113/2006/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2010, quy định các ngành công nghiệp chủ lực của Hà Nội là: Điện tử - Công nghệ thông tin, Cơ khí, Chế biến thực phẩm - đồ uống, Dệt may, Vật liệu xây dựng - trang trí nội thất cao cấp. Vấn đề hiện nay là làm như thế nào để các ngành kinh tế chủ lực được xác định thực sự phát huy được vai trò và ảnh hưởng lan toả của mình, tạo một sức đột phá mới trong phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô. Trong bối cảnh các nguồn lực của Chính quyền còn hạn chế, việc lựa chọn phát triển các ngành kinh tế sẽ không phụ thuộc nhiều vào mong muốn của các nhà hoạch định chính sách mà chủ yếu do thị trường, các doanh nghiệp và các nhà đầu tư quyết định. Chính vì vậy, trong quá trình làm việc giữa Đại học Kinh tế Quốc dân, Diễn đàn Phát triển Việt Nam (VDF) và Sở Khoa học Công nghệ thành phố Hà Nội, các nhà khoa học đã đề xuất một cách tiếp cận tương đối mới. Cốt lõi của cách tiếp cận mới này là Chính quyền sẽ tập trung tạo dựng một môi trường kinh doanh thuận lợi, thông thoáng với những định hướng chính sách rõ ràng và minh bạch, tăng cường khả năng thu hút vốn đầu tư từ vii
  5. Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội mọi nguồn, từ đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) và gián tiếp (IFI) tới các nguồn vốn trong nước. Công việc còn lại của các nhà đầu tư là lựa chọn những lĩnh vực kinh doanh phù hợp nhất với khả năng của họ và thị trường. Môi trường kinh doanh của Hà Nội được tập trung vào những nội dung cơ bản sau đây: Hình ảnh của Hà Nội trong con mắt của các nhà đầu tư Quan hệ giữa chính quyền và doanh nghiệp trên địa bàn Chi phí kinh doanh của các doanh nghiệp được xem xét từ 03 góc độ chủ yếu: chi phí vận chuyển, chi phí mặt bằng kinh doanh (các khu công nghiệp) và chi phí vốn Môi trường tự nhiên: mức độ ô nhiễm, chi phí bảo vệ môi trường Mặc dù không phải tất cả các yếu tố của môi trường kinh doanh đã được đề cập nhưng đây là những yếu tố cốt lõi quyết định mức độ hấp dẫn của Hà Nội như một địa điểm đầu tư. Mặt khác, cũng cần phải xem xét Hà Nội như một phần hữu cơ của môi trường kinh doanh của cả nước. Trên cơ sở đó, xác định những cơ hội và khả năng của Hà Nội để bứt phá. Trong quá trình thực hiện, các cán bộ nghiên cứu đã nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ của các cơ quan ban ngành của Chính quyền Thành phố Hà Nội, đặc biệt là Sở Khoa học Công nghệ, các doanh nghiệp trên địa bàn Thủ đô. Các nhà khoa học Nhật Bản đã có những đóng góp quan trọng cả về nội dung và phương pháp nghiên cứu. Tất cả những yếu tố đó đã tạo nguồn sức mạnh cho các cán bộ khoa học của Đại học Kinh tế Quốc dân, đang làm việc tại Diễn đàn Phát triển Việt Nam hoàn thành công trình với niềm tin và mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào sự nghiệp phát triển Thủ đô, hướng tới 1000 năm Thăng Long. Hà Nội, tháng 12 năm 2006 viii
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2