intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỘC CHẤT part 6

Chia sẻ: Afsjkja Sahfhgk | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:21

96
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các túi áo (quần) không dược đựng các thứ linh tinh. Không được mặc đồng phục đi ăn cơm. - Khẩu trang: khẩu trang phải làm bằng chất tổng hợp có hiệu lực ngăn cản các vi sinh vật trong nhiều giờ, khẩu trang phải che được toàn bộ mũi và miệng. Phải rửa tay sau khi đeo khẩu trang, sau khi sờ vào khẩu trang, sau khi tháo khẩu trang. - Mũ: nhất thiết phải đội mũ trong bếp, nhà giặt, phòng mổ, khoa điều trị tăng cường và khoa ghép. Mũ phải trùm lên toàn bộ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỘC CHẤT part 6

  1. quần dài. Các túi áo (quần) không dược đựng các thứ linh tinh. Không được mặc đồng phục đi ăn cơm. - Khẩu trang: khẩu trang phải làm bằng chất tổng hợp có hiệu lực ngăn cản các vi sinh vật trong nhiều giờ, khẩu trang phải che được toàn bộ mũi và miệng. Phải rửa tay sau khi đeo khẩu trang, sau khi sờ vào khẩu trang, sau khi tháo khẩu trang. - Mũ: nhất thiết phải đội mũ trong bếp, nhà giặt, phòng mổ, khoa điều trị tăng cường và khoa ghép. Mũ phải trùm lên toàn bộ tóc. - Rửa tay: Rửa tay việc ưu tiên hàng đầu, là biện pháp quan trọng nhất để phòng ngừa truyền bệnh nhiễm trùng. Rửa tay khi: + Tay bẩn. + Trước và sau khi vào nhà vệ sinh. + Sau khi hỉ mũi. + Sau khi thao tác với đồ vật - dụng cụ bẩn. + Khi rời tiếp xúc từ bệnh nhân này sang bệnh nhân khác. + Khi vào và ra khỏi bệnh nhân cách ly. + Lúc bắt đầu và sau khi làm việc. + Trước khi ăn. + Sau khi đeo, bờ tay vào khẩu trang. Việc rửa tay cần phải phân biệt tuỳ theo tính chất công việc sẽ làm. 4.2.2. Đối với người bệnh - Có giường chiếu, chăn màn, chăn gối sạch cho người bệnh mới vào. - Tất cả người bệnh phải được mặc quần áo của người bệnh. - Khi vào viện người bệnh phải được tắm rửa, thay quần áo. 4.2.3. Các biện pháp vệ sinh - Mục đích: Giữ cho trang thiết bị, phương tiện, tường, nền nhà không bị bẩn. Cần thiết trước khi tiệt trùng dụng cụ. - Nguyên tắc Bắt đầu từ phòng sạch nhất đến phòng bẩn nhất, vệ sinh từ trong cùng ra cửa. Chia làm ba khu vực: + Khu sạch: không trực tiếp liên quan tới việc chăm sóc người bệnh (phòng hành chính. văn phòng, nhà kho, phòng nhân viên). + Khu kém sạch: có liên quan đến hoạt động chăm sóc người bệnh (phòng bệnh nhân, 106
  2. phòng khám, phòng chuẩn bị, phòng thay băng). + Khu nhiễm bẩn nặng: nhà vệ sinh, phòng để rác, phòng thụt rửa - Khi làm vệ sinh không được làm thủ thuật. - Các quy định làm vệ sinh. Vệ sinh khẩn cấp: các vệt máu, chất nôn, nước tiểu, dịch tiết phải làm vệ sinh ngữ. Vệ sinh hàng ngày: tiến hành ở mọi khoa phòng hàng ngày Tổng vệ sinh: toàn bộ trang thiết bị, vật dụng, tường nhà, sàn nhà, quạt đèn, giường tủ... phải được làm vệ sinh. - Tẩy uế: được thực hiện trước khi khử khuẩn, dùng nước xà phòng cọ rửa dụng dụ sau tráng sạch bằng nước lã. a. Phương pháp khử khuẩn - Khử khuẩn bằng hóa chất + Cồn 70 - 900 dùng khử khuẩn bề mặt dụng cụ và da (Không dùng cho vết mổ Phạm vi diệt khuẩn: diệt khuẩn Gram (+) và (-), không có tác dụng với virus, nấm, nha bào. Thời gian tác dụng 30 giây. + Cloramin 5%: dùng để tẩy uế bề mặt Tác dụng: diệt vi khuẩn Gram (-), (+), nha bào + Viên nén Presep: Pha nồng độ 0,014% ra dùng để ngâm dụng cụ bằng thép không gỉ, đồ cao su, sứ, thủy tinh, nhựa... trong thời gian một giờ. Nồng độ 1% dùng để lau, khử khuẩn vết máu. Nồng độ 0,25% dùng để ngâm ống hút, bình, lọ xét nghiệm. + Iod: dùng nồng độ là khử khuẩn da trước khi phẫu thuật hoặc làm thủ thuật. Tác dụng: chống nấm, vi khuẩn, virus và một số ít nha bào. b. Phương pháp tiệt khuẩn - Tiệt khuẩn bằng nhiệt độ ướt: + Nhiệt độ 1210C: trong 15 phút kể từ khi nồi hấp đạt 1210C. + Nhiệt độ 1260C trong 10 phút. - Tiệt khuẩn bằng nhiệt độ khô: 1600C trong 120 phút. - Bảo quản vật dụng đã tiệt khuẩn: + Không để chung vật dụng vô khuẩn với vật dụng không vô khuẩn. + Phải để vật dụng trong tủ riêng hoặc trong kho sạch, không có bụi, không ẩm ướt, nhiệt độ ổn định. + Hàng tuần vệ sinh tủ, giá để dụng cụ vô khuẩn bằng nước và xà phòng hoặc lau bằng cồn 0 70 107
  3. + Hàng ngày kiểm tra hạn dùng dụng cụ tiệt khuẩn. +Hộp dụng cụ vô khuẩn phải được khử khuẩn lại khi bị nhiễm bẩn hoặc bị mở ra chưa dùng. c. Đồ vật - dụng cụ Một quy tắc căn bản: chỉ có thể khử trùng những thứ sạch, bất cứ đồ vật, dụng cụ nào cũng phải coi là nguồn có tiềm năng nhiễm trùng. Để giảm đến mức tối thiểu nguy cơ lây nhiễm do đồ vật, dụng cụ vừa được sử dụng, cần phải đưa những thứ đó qua nhiều giai đoạn: - Ngâm: Phải đem ngâm càng sớm càng tốt, để tránh những mảnh chất hữu cơ còn sót lại không bị khô đi, để thực hiện một bước lau rửa trước và khử nhiễm trùng. - Lau rửa: Mọi lau rửa đều kết hợp một tác nhân hóa học là chất tẩy rửa với một tác nhân vật lý là "chất dầu hỗ trợ". - Làm khô: Giai đoạn làm khô là một yếu tố cốt yếu, nhất là đối với dụng cụ nội soi. - Đóng gói: Nhằm hai mục đích: bảo vệ đồ vật - dụng cụ tránh bị tái nhiễm, chuẩn bị đồ vật dụng cụ để vô trùng. - Vô trùng: Vô trùng là sự phá huỷ mọi hình thái sinh sống và đặc biệt là mọi vi sinh vật ở dạng thực vật hay bào tử, có thể hoặc gây bệnh. + Những đồ vật cần phải được vô trùng: + Mọi đồ vật xâm nhập vào cơ thể qua kẽ hở. + Mọi đồ vật xâm nhập vào những khoang (hốc) không vô trùng (như núm vú sữa những bình sữa ở bệnh viện). + Mọi đồ vật xâm nhập vào những khoang vô trùng. - Các cách vô trùng: + Bằng phương pháp vật lý: vô trùng bằng tia X, nhựa khô, hơi nước dưới áp lực + Bằng phương pháp hóa học: lò hấp bằng oxyd etylen, lò hấp bằng formaldehyd, lò hấp bằng pladma. 4.2.4. Chuẩn bị da cho bệnh nhân mổ. a. Trong đơn vị điều trị Cạo lông, rửa ráy để mổ, sát khuẩn, mọi việc này là vào lúc gần mổ nhất. - Cạo lông: Các công trình nghiên cứu chứng minh rằng khuẩn lạc ở lông không nhiều hơn da. Nói chung, không bao giờ được cạo lông khô, chú ý tránh xước da khi cạo lông. 108
  4. - Rửa ráy: từ hôm trước, cho tắm xà phòng. - Ngay hôm mổ: Khoảng 2 - 3 giờ trước khi mổ, tắm với xà phòng sát khuẩn thuần khiết. Bệnh nhân sau khi cạo lông, mặc áo sơ mi mới và đặt vào một giương khăn trải và trải lót sạch. Bôi thuốc sát khuẩn vào lúc tiêm tê trên vùng mổ. Với một bệnh nhân chưa được khoẻ. rửa ráy phải được làm ở phòng với xà phòng sát trùng thuần khiết. - Ở phòng mổ: bao giờ cũng thực hiện hai lần bôi thuốc sát khuẩn, giữa hai lần có thời gian để khô. Việc bôi thuốc này làm theo phương pháp "hình sên" thời gian cộng từ 7 - 8 phút. TỰ LƯỢNG GIÁ Công cụ: Bộ câu hỏi lượng giá 1. Trả lời ngắn các câu từ 1 đến 9 bằng cách điền tử hoặc cụm từ thích hợp vào khoảng trống 1. Các quy định vệ sinh ở cơ sở điều trị cho người nhà và bệnh nhân gồm: A…… B…… C…… D…… 2. Căn nguyên gây nhiễm trùng bệnh viện gồm: A…… B…… 3. Căn nguyên ngoại sinh là do mầm bệnh...(A)... xâm nháp gây nhiễm trùng các cơ sở điều trị. A…… 4. Bốn loại hình gây nhiễm trùng tại các cơ sở điều trị là: A…… B…… C…… D…… 5.... (A)... là điều rất quan trọng vì phần lớn bệnh nhân cần được yên tĩnh để điều trị A…… 6. Ba loại kiến trúc trong xây dựng hệ thông bệnh viện là: A…… B…… C…… 7. Ba nguyên nhân lây nhiễm trùng trong các cơ sở điều trị là: 109
  5. 8. Ba nguyên nhân lây nhiễm trùng trong các cơ sở điều trị do con người là: A…… B…… C…… 9. Ba nguyên nhân chính do môi trường gây ra gây nhiễm trùng tại các cơ sở điều trị là: A…… B…… C…… 2. Phân biệt đúng sai cho các câu từ 10 đến 15 bằng cách đánh dấu X vào cột A cho câu đúng và cột B cho câu sai Câu hỏi A B 10 Liên cầu khuẩn Agalactae B gây nhiễm trùng sau đẻ 11 Liên cầu khuẩn S. faecalis gây nhiễm trùng phổi 12 Vi khuẩn đường ruột gây nhiễm trùng nhiều nhất tại các cơ sở điều trị 13 Cloramin 5% có tác dụng diệt khuẩn Gram (-) 14 Hàng quán phải cách cổng bệnh viện 20 m 15 Phòng khám trong bệnh viện phải ở cùng dãy với các khoa điều trị 3. Chọn một câu trả lời đúng nhất cho các câu từ 16 đến 20 bằng cách đánh dấu X vào ô có chữ cái tương ứng với chữ cái đầu trả lời mà bạn chọn Câu hỏi A B C D 16. Vị trí thuận tiện để xây dựng bệnh viện là: A. Ở ngoại ô thành phố B. Ở trung tâm thành phố, xa nhà máy, xa trường học. C. Ở trung tâm nhà máy D. Xa trường học, xa nhà máy 17. Hường tốt nhất để xây dựng các cơ sở điều trị là: A. Hướng Tây Nam B. Hướng Bắc C. Hướng Đông Nam D. Hướng Tây Bắc 18. Các tiêu chuẩn vệ sinh đối với khoa phòng trong bệnh viện là: A. Chống tiếng ồn B. Chống cháy nổ, đảm bảo chiếu sáng 110
  6. C. Chống tiếng ồn, cháy nổ, chiếu sáng đủ, thông gió. D. Thoát hơi nước. 19. Tác nhân gây nhiễm trùng bệnh viện gồm; A. Tụ cầu vàng. liên cầu, phế cầu B. Tụ cầu vàng, phế cầu C. Tụ cầu vàng, liên cầu D. Liên cầu, phế cầu. 20. Nhiệt độ cần thiết trong phòng bệnh là: A. 15 - 200C B. 18 - 200C C. 22 - 250C D. > 250C HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU, VẬN DỤNG THỰC TẾ 1. Phương pháp học - Sinh viên nghiên cứu theo trình tự các bước trong bài giảng. Khi nghiên cứu phần kiến trúc các cơ sở điều trị cần tham khảo thêm tập tài liệu bài giảng “Tổ chức y tế” của bộ môn Y học xã hội. - Tìm đọc trên thư viện của Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên tài liệu: Bài giảng định hướng sức khỏe môi trường: bài giảng Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ tập I, Vệ sinh môi trường - Trường Đại học Y Hà Nội, các điều luật về môi trường để hiểu rõ thêm phần các giải pháp. - Tự đọc tài liệu, hãy đánh dấu vào những chỗ chưa hiểu, trình bày những chỗ chưa hiểu với giáo viên để được giải đáp. - Sinh viên quan sát kiến trúc, các công việc làm hàng ngày của các nhân viên y tế tại các cơ sở điều trị xem có phù hợp giữa lý thuyết và thực hành hay không? Quan sát các nội quy, quy định trong nơi làm việc tại các cơ sở điều trị. 2. Vận dụng thực tế Từ những vấn đề sinh viên quan sát được trong thực tiễn, kết hợp với lý thuyết được học tại giảng đường, sinh viên tuyên truyền cho người bệnh, nhân viên y tế, khách thăm, người nhà bệnh nhân biết cách phòng chống nhiễm trùng trong các cơ sở điều trị. 3. Tài liệu tham khảo 1. Lê Văn Khoa (1995), Môi trường và ô nhiễm, Nhà xuất bản Giáo dục. 2. Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (1998), Vệ sinh môi trường dịch tễ tập 1, Trường Đại học Y khoa Hà Nội. 111
  7. 3. Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên (1997), Bài giảng định hướng sức khỏe môi trường, Nhà xuất bản Y học. 4. Viện Y học lao động (2002), Thường quy kỹ thuật xét nghiệm, Nhà xuất bản Y học. 5. Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (2001), Bài giảng sức khỏe môi trường, Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên. 6. Dự án Việt Nam Hà Lan tăng cường giảng dạy hướng cộng đồng trong tám trường đại học Y Việt Nam (2001), Tài liệu phát tay phần môi trường, Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ, Trường Đại học Y khoa Hà Nội. 7. Giáo trình Môi trường - Độc chất (2004), Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên 8. Giáo trình thực hành Môi trường - Độc chất (2004), Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên. 112
  8. VỆ SINH TRƯỜNG HỌC VÀ CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Ở TUỔI HỌC SINH LIÊN QUAN ĐẾN TRƯỜNG HỌC MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng: 1. Liệt kê được các yêu cầu vệ sinh đối với trường học. 2. Trình bày được các yêu cầu vệ sinh lớp học. 3. Phân tích được các nguyên nhân gây ra một số bệnh học đường thường gặp. 4. Mô tả được tác động của các yêu tố môi trường tới sự phát triển của trẻ. Trong quá trình học tập từ lớp 1 đến lớp 12, trong 12 năm ngồi ghế nhà trường, các em phải học trên 1 vạn giờ ở trong lớp học, phải tiếp cận với các yếu tố ở trong môi trường lớp học, với các loại phương tiện học tập, trong đó có những yếu tố bất lợi đối với sức khỏe và tình trạng bệnh tật. Do đó mà các yêu cầu vệ sinh trong xây dựng trường học, lớp học, các chế độ học tập rèn luyện của học sinh, công tác bảo vệ sức khỏe cho học sinh phải được quan tâm đặc biệt. 1. Yêu cầu vệ sinh trong xây dựng trường học 1.1. Địa điểm xây dựng Trường học phải ở khu trung tâm của khu dân cư để cho học sinh không mất nhiều thời gian đi từ nhà đến trường và từ trường về nhà, giảm được những yếu tố bất lợi (các bệnh do thời tiết, các tai nạn giao thông) xảy ra đối với học sinh. Khoảng cách trung bình được quy định cho các cấp học như sau: Theo thời gian: khoảng cách được tính cho đi bộ từ nhà đến trường từ 20 - 30 phút. Quy ra khoảng cách được quy định như sau: Phổ thông cơ sở cấp I từ 800 - 1000 m. Phổ thông cơ sở cấp II từ 1000 - 1500 m. Phổ thông trung học từ 1500 - 3000 m. Khu trường học phải ở xa những trục đường giao thông lớn, các xa lộ, đường tàu, xa các sán bay, bến tàu xe, xa các sông hồ lớn... Trường phải ở xa và cuối chiều gió so với các nhà máy thải ra các hơi khí độc, bụi: khói và tiếng ồn, xa các vùng gây ô nhiễm như bãi rác, nghĩa trang, các bệnh viện truyền nhiễm. Trường phải được xây dựng theo hướng Đông Nam. Diện tích khu trường: Nông thôn miền núi: khoảng 10 m2/học sinh. Thành phố, thị xã: 6 m2/học sinh 113
  9. Trong đó: Diện tích xây dựng các công trình: 20 - 30% Diện tích trồng cây xanh: 20 - 40% Diện tích sân chơi, bãi tập: 40 - 50% 1.2. Cách bố trí các khu nhà ở trong trường học Các khu nhà ở trong trường học phải cách rời nhau, mỗi khu nhà phải có mối liên hệ mật thiết với nhau. Trong trường học thường có các khu nhà sau đây: 1.2.1. Khu lớp học Là khu quan trọng nhất. Khoảng cách giữa các tòa nhà dùng để làm lớp học phải cách xa nhau một khoảng bằng 2 - 3 lần chiều cao của nhà đối diện. Các khu nhà dùng làm lớp học thường có kiến trúc chỉ có một hàng hiên nhìn về phía sân trường. Do đó phía có nhiều cửa sổ không có hiên thì được chọn là hướng chiếu sáng của lớp học. Tốt nhất là hướng Nam. 1.2.2. Khu vực làm việc hội họp của Ban giám hiệu và thầy có giáo 1.2.3. Khu vực các phòng thí nghiệm (đối với trường phổ thông trung học và trường nội trú) 1.3. Các công trình vệ sinh của trường học 1.3.1. Cung cấp nước sạch Nước sạch ở trong trường học dùng để trong (khi đun sôi) và để rửa ráy sau khi ra chơi hoặc sau buổi lao động, tập thể dục. - Nhu cầu nước ương cho một học sinh về mùa nóng là 0,3 lít/ học sinh/ ca học và về mùa lạnh là 0,1lít/ học sinh/ ca học. - Hình thức cung cấp nước sạch: tuỳ theo từng vùng mà có hình thức cụ thể: ở thành phố. thị xã: dùng nước máy theo tiêu chuẩn 1 vòi nước máy cho 200 học sinh. Ở vùng đồng bằng: dùng giếng khoan kiểu Unicef hoặc dùng nước giếng xây. Nước tắm rửa: có thể sử dụng nước máy hoặc nước giếng Nước máy: 1 vòi/200 học sinh/ ca học Nước giếng: 4 - 6 lít/ học sinh/ ca học 1.3.2. Nước thải Trường học phải có hệ thống cống ngầm để dẫn nước thải từ trường theo hệ thống cổng ra ao hồ, sông ngòi hoặc ra cánh đồng. Nếu chưa có hệ thống cống ngầm thì phải có hệ thống rãnh, hào để thoát nước thải, nước mưa để tránh ngập lụt về mùa mưa. 1.3.3. Hố tiêu, hố tiểu, hố rác - Hố tiêu: tiêu chuẩn một hố tiêu cho từ 200 - 300 học sinh sử dụng. Hình thức: ở thành phố, thị xã, vùng đồng bằng thì sử dụng loại hố xí tự hoại. Ở các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa sử dụng hố xí hai ngăn ủ phân tại chỗ. 114
  10. - Hố tiểu: tiêu chuẩn 50 học sinh cho 1 mét chiều rộng, chỗ để di tiểu. - Hố rác: toàn trường phải có một hố rác ở về phía cuối chiều gió của trường để đổ rác và đốt rác. Ở các thành phố, thị xã, thị trấn, trường học phải có thùng chứa rác. Hàng ngày thu gom rác từ các lớp học và khi làm vệ sinh. Mỗi phòng học, phòng làm việc phải có sọt đựng rác. 1.3.4. Đối với các trường nội trú, bán trú - Nhà ăn, ở: phải có nội quy về trật tự vệ sinh, nhà ăn phải được thực hiện đúng theo thông tư 04/1998/TT/BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 23/3/1998 hướng dẫn thực hiện quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm trong kinh doanh, dịch vụ và phục vụ ăn uống. - Cung cấp nước sạch: đảm bảo 100 - 150 lít/ học sinh/ 24 giờ. - Hố xí, hố tiểu: 25 học sinh/ 1 hố xí, 25 học sinh/ hố tiểu - Xử lý rác, nước thải: Phải có thùng đựng rác để thu gom rác Phải có hệ thống cống dẫn nước mưa, nước thải. 1.3.5. Phòng y tế - Trường học phải có phòng y tế để chăm sóc sức khỏe học sinh. Diện tích từ 12 m2 trở lên. - Có đủ trang thiết bị, dụng cụ thuốc men - Nếu là trường nội trú, bán trú: phải có phòng cách li và nhân viên trực 24/ 24 giờ. 2. Yêu cầu vệ sinh của lớp học 2.1. Diện tích - Kích thước lớp học: 8,5 m x 6,5 m x 3,6 m - Diện tích trung bình: 1,1 – 1,25 m2/ học sinh. 2.2. Thông gió trong lớp học Lớp học nếu được luôn luôn thoáng khí thì tỷ lệ khí CO2 do học sinh thải ra trong suốt cả ca học không làm ô nhiễm bầu không khí của lớp học. Tiêu chuẩn cho phép nồng độ khí CO2 ở trong lớp học là từ 0,7 đến 1ml khí CO2 trong 1m3 không khí (0,7 – 1%). Có hai loại thông gió: 2.2.1. Thông gió tự nhiên: Có hai hình thức: Thông gió tự nhiên không có tổ chức tức là không khí được tự do lọt qua các khe hở của lớp học để vào lớp. Thông gió tự nhiên có tổ chức: không khí ra vào lớp học phải đi qua một hệ thống cửa sổ, cửa ra vào. Nếu lớp học chọn hướng tốt thì việc thông gió có tổ chức sẽ có nhiều tác dụng làm thông thoáng khí trong lớp học. 2.2.2. Thông gió nhân tạo 115
  11. Thường sử dụng các loại quạt (quạt trần, quạt cây...) hoặc máy hút để đưa không khí bẩn từ trong lớp học ra ngoài và đưa không khí sạch từ ngoài vào lớp học. Thông có còn có tác dụng làm giảm độ ẩm, nhiệt độ và lượng bụi trong lớp học. Tiêu chuẩn số hạt bụi trong lớp học không được quá 1000 hạt/1m3 không khí. 2.3. Chiếu sáng trong lớp học Lớp học phải được chiếu sáng tốt. Nếu trong quá trình học tập, học sinh phải ngồi trong điều kiện thiếu ánh sáng thì sẽ là một nguyên nhân quan trọng gây ra bệnh cận thị trường học. Có hai loại chiếu sáng trong lớp học: 2.3.1. Chiếu sáng tự nhiên Muốn lớp học có chiếu sáng tự nhiên tốt thì phải đảm bảo các yêu cầu trong xây dựng như sau: - Lớp học phải quay về hướng có nguồn ánh sáng tự nhiên tốt: hướng Nam, Đông Nam. Hệ số ánh sáng tự nhiên ở trong lớp học từ 1/4 - 1/5. - Muốn đảm bảo được hệ số ánh sáng tự nhiên thì hệ thống cửa sổ trong lớp học phải đảm bảo một số quy định như sau: Khoảng cách giữa hai cửa sổ từ: 0,5 – 0,75 m. Bờ trên của cửa sổ cách trần 0,4m. Bờ dưới cửa sổ cách nền 0,8m. Hệ thống cửa sổ và cửa ra vào phải có hai lớp cửa. Cửa chớp để che nắng. Cửa kính để ngăn bụi và tiếng ồn, cửa phải có các song cửa sổ để đảm bảo an toàn cho học sinh. - Để tăng độ sáng trong lớp học thì tường, trần và nền lớp học phải quét vôi và lát gạch men màu sáng. 2.3.2. Chiếu sáng nhân tạo Chiếu sáng nhân tạo có tác dụng bổ sung nguồn sáng trong lớp học khi các buổi học bắt đầu quá sớm hoặc tan quá muộn. Trong những lúc thiếu ánh sáng mặt trời (khi có giông, bão, về mùa đông - xuân...). Có các nguồn chiếu sáng nhân tạo sau đây: - Loại chiếu sáng bằng ánh sáng thẳng. - Loại chiếu sáng bằng ánh sáng phản chiếu. - Để hỗ trợ khi phòng học thiếu ánh sáng tự nhiên, dùng các loại đèn sau: + Đèn tóc: 4 bóng công suất 150W - 200W + Đèn neon: 6 - 8 bóng, mỗi bóng dài 1,2 m Các bóng đèn treo ở độ cao cách mặt bàn học 2,8 m. Các nguồn sáng trên được phát ra từ các bóng đèn tóc (đèn tròn) hoặc loại đèn (đèn 116
  12. neon...). Trong hai nguồn sáng trên, thường dùng loại bóng đèn khí vì đèn khí có các ưu điểm hơn so với đèn tóc: + Tốn ít năng lượng điện. + Ánh sáng gần giống với ánh sáng tự nhiên. + Không làm tăng nhiệt độ không khí trong lớp học. - Tiêu chuẩn về chiếu sáng nhân tạo: Đơn vị để đo độ chiếu sáng nhân tạo là lux (luych). Tiêu chuẩn từ 400 lux. Tối đa không được quá 700 lux. Tối thiểu không được dưới 100 lux. 2.4. Yêu cầu vệ sinh của các phương tiện phục vụ học tập Các phương tiện phục vụ học tập bao gồm: bàn, ghế, bảng và các học cụ (cặp, sách vở, giấy bút). 2.4.1. Bàn và ghế - Các yêu cầu chung: + Bàn và ghế phải rời nhau. + Kích thước bàn, ghế phải phù hợp với tầm vóc của học sinh. + Giúp cho học sinh ngồi ngay ngắn và đúng tư thế. + Thuận tiện khi học sinh đứng lên ngồi xuống, lúc vào học, ra chơi và khi tan trường. + Chiếm một diện tích tối thiểu ở trong lớp học. + Bàn ghế phải đẹp, mỹ thuật và chắc chắn. - Tiêu chuẩn cụ thể của bàn ghế: Kích thước: chiều cao, chiều sâu, bề rộng của bàn, ghế phải tương đương nhau và phải phù hợp với tầm vóc của học sinh. Cụ thể: Các chỉ số Cỡ bàn và ghế I II III IV V VI Chiều cao bàn 46 50 55 61 69 74 Chiều cao ghế 27 30 33 38 44 46 Hiệu số chiều cao giữa bàn và ghế 19 20 22 23 25 28 2.4.2. Bảng - Kích thước: chiều dài: 1,8 m - 2,0 m. - Màu sắc: nguyên tắc sử dụng bảng và phấn tạo được sự tương phản cao giữa bảng và phấn. Do đó có thể sử dụng các loại bảng màu trắng, màu xanh lá cây hoặc màu đen tuỳ từng địa phương. - Cách treo bảng: Hàng bàn đầu tiên đặt cách bảng từ 2 m đến 2,5 m. Bờ dưới của bảng cách nền 0,8 m đến 1 m. 117
  13. - Chữ viết của thầy cô giáo ở trên bảng phải đủ lớn để cho học sinh ngồi ở dãy bàn cuối cùng nhìn rõ. - Tiêu chuẩn chiều cao của chữ bằng 1/200 chiều dài lớp học. 2.4.3. Học cụ - Cặp đựng sách: phải có hai quai, học sinh phải đeo đi học (cho học sinh cấp 1 và 2). - Sách, vở... đảm bảo nguyên tắc: lớp càng bé thì bài học càng ngắn, chữ in càng to và hình càng đẹp. 3. Các bệnh thường gặp ở lứa tuổi học sinh liên quan đến trường học Ngoài các bệnh phổ biến ở lứa tuổi thanh thiếu niên như các bệnh nhiễm ký sinh trùng, bệnh ngoài da, bệnh tiêu hóa, bệnh của hệ xương khớp... trong học sinh thường mắc phải hai bệnh có mối liên quan đến quá trình học tập của các em, đó là bệnh biến dạng cột sống và bệnh cận thị trường học. 3.1. Bệnh biến dạng cột sống 3.1.1. Nguyên nhân - Do bàn ghế không hợp tiêu chuẩn vệ sinh, như bàn cao mà ghế thấp hoặc bàn thấp mà ghế lại cao. - Do chiếu sáng ở trong lớp không đầy đủ, học sinh phải xoay vở ra phía có nhiều ánh sáng để viết. - Do tư thế xấu khi ngồi học như vẹo đầu, vặn người hay ngồi xổm để học... - Do phải lao động chân tay quá sớm hoặc phải ngồi làm việc thủ công ở một tư thế gò bó trong thời gian dài khi tuổi đang còn nhỏ. - Do hậu quả của một số bệnh như bại liệt, lao cột sống... 3.1.2. Hình dáng vẹo Thường gặp 4 dạng vẹo sau đây: Hình chữ C thuận. Hình chữ C ngược. Hình chữ S thuận Hình chữ S ngược. Có 3 độ vẹo: Độ I (nhẹ) Độ II (vừa). Độ III (hàng). 3.1.3. Ảnh hưởng của biến dạng cột sống Tùy theo mức độ biến dạng của cột sống mà có ảnh hưởng tới sức khỏe của học sinh. Ở mức độ I chưa có ảnh hưởng gì. Ở mức độ II đã có ảnh hưởng đến hình dáng tư thế của học 118
  14. sinh, đến chức năng hô hấp. Ở mức độ III thì ảnh hưởng rõ rệt đến chức năng hô hấp, tư thế xấu. Nếu ở các em gái thì còn ảnh hưởng tới khung chậu. 3.1.4. Biện pháp đề phòng - Bàn ghế phải hợp tiêu chuẩn vệ sinh đã quy định. - Lớp học phải được chiếu sáng tự nhiên tốt, đúng tiêu chuẩn vệ sinh, phải có hệ thống chiếu sáng nhân tạo. - Đeo cặp hai vai mà không được xách cặp ở một bên. - Ngồi học trong lớp cũng như ở góc học tập tại nhà phải đúng tư thế. - Phòng tránh các bệnh truyền nhiễm và nâng cao thể trạng. - Không lao động nặng quá sớm... 3.2. Bệnh cận thị 3.2.1. Nguyên nhân - Do lớp học không được chiếu sáng đầy đủ (chiếu sáng tự nhiên và nhân tạo) vì vậy mắt của học sinh phải điều tiết nhiều trong quá trình dài dẫn tới trục trước bầu của mắt bị kéo dài mà làm cho hình ảnh của vật không hiện ở trên võng mạc mà lại hiện ở phía trước võng mạc. - Do bàn ghế không hợp quy cách: Ví dụ: + Bàn cao ghế thấp làm cho khoảng cách giữa mắt và vở quá gần, nên mắt phải điều tiết nhiều. + Bàn thấp, ghế cao, học sinh phải cúi xuống để viết làm cho máu dồn vào hố mắt nhiều làm cho áp lực trong hố mắt tăng lên, đẩy thủy tinh thể phồng ra phía trước. - Do học tập không hợp vệ sinh như lúc sáng sớm, buổi chiều hôm, nằm để học... đều làm cho mắt phải điều tiết nhiều. 3.2.2. Tác hại của bệnh cận thị trường học - Ảnh hưởng đến quá trình học tập vì không nhìn rõ chữ và hình vẽ ở trên bảng (do không đeo kính). - Ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày, thường là chậm chạp và dễ gây ra các tai nạn. Một số ngành nghề không sử dụng những người mắt kém. - Biến chứng nguy hiểm nhất của cận thị trường học là bong võng mạc gây ra mù. 3.2.3. Biện pháp đề phòng - Lớp học phải được chiếu sáng đầy đủ (chiếu sáng tự nhiên và nhân tạo). - Bàn ghế phải hợp quy cách và đúng tiêu chuẩn vệ sinh. - Trong chế độ ăn uống cần đủ chất, đặc biệt vitamin A. 4. Tác động của môi trường tới sự phát triển của trẻ Cơ thể sống và môi trường bên trong của nó, như là các dịch thể giữa các tế bào máu, 119
  15. huyết tương hay bạch huyết và môi trường bên trong hoặc ngoài cũng rất da dạng. Mỗi một sự thay đổi của môi trường bên trong hoặc bên ngoài đều có tác động nhất định đến sức khỏe. Trẻ em cần phải được chăm sóc, vì tính dễ bị tổn hại và sự phụ thuộc của các em. "Trẻ em hôm nay - thế giới ngày mai". Nếu như lứa tuổi này bị huỷ hoại vì điều kiện sống quá khắc nghiệt hoặc vì sự nuôi dạy không được đầy đủ thì tạo ra một con người cho tương lai cũng sẽ bị phó mặc cho may rủi. Xã hội nào mà bỏ mặc trẻ em của mình thì xã hội đó sẽ không có ngày mai. Tình trạng sức khỏe của trẻ em trên thế giới trong nhiều thập kỷ tới phải được quyết định bởi thế hệ cha mẹ các em ngày hôm nay. Họ cùng nhau chia xẻ trách nhiệm trong công tác phát triển kinh tế, xã hội và những biện pháp tác động tới trẻ em và gia đình của chúng. Trước hết trẻ em lớn lên trong môi trường gia đình và các em sẽ nhận được những kết quả tốt đẹp nhất khi mà những nhu cầu sinh học và vật lý học dược cung cấp một cách đầy đủ ở trong môi trường gia đình. Thành phần gia đình và lối sống gia đình cũng khác nhau tuỳ theo từng nhóm xã hội. Khi xảy ra những khủng hoảng gia đình thì trẻ em sẽ là một đối tượng bị nguy cơ lớn nhất, do đó các em cần phải được chăm sóc để giảm nhẹ những tác động đó. Phải có sự chăm sóc về y tế cho các em, tuy nhiên những can thiệp này sẽ trở nên vô ích nếu như không có đường lối chính trị và các cơ sở hạ tầng của xã hội và cộng đồng để đảm bảo rằng: nhóm người này sẽ được dành cho những ưu tiên thào tỷ lệ nhu cầu của họ trong một quần thể dân chúng. - Môi trường xã hội rộng lớn thông qua các stress của mình mà có thể gây ra những lo âu, chán nản ở nhiều người làm cha mẹ và bằng cách đó đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự trưởng thành của trẻ. - Các dịch vụ xã hội để bảo vệ trẻ em thoát khỏi các ảnh hưởng của những stress như ốm đau, thất nghiệp, sự tổn thất hoặc tan vỡ của gia đình. Trẻ em và các nhu cầu cho quá trình phát triển Theo G. Morris (1970) thì một trong những quá trình sinh học kỳ lạ nhất của trẻ em là quá trình sinh trưởng. Trẻ không thể sinh trưởng một cách hợp lý trong thời kỳ bị ốm đau là bị một tác động của một yếu tố môi trường nào đó; sáng khi bình phục trở lại thì trẻ có thể có sự sinh trưởng “bù”. Mạt khác, nếu những dịp "mất sinh trưởng" xảy ra một cách thường xuyên hoặc trong một thời gian dài, hoặc là những điều kiện môi trường không tốt, thì sự “lớn lên” sẽ không xảy ra và những gì mất đi sẽ không bao giờ lấy lại được nữa. Hiện tượng này xảy ra khác nhau tuỳ theo các tầng lớp nhân dân sống ở trong xã hội, nó được thể hiện ở một số biểu hiện như: nghề nghiệp của cha mẹ và sự thu nhập các dịch vụ sẵn có. Như vậy các tầng lớp xã hội mang nhiều đặc trưng chịu ảnh hưởng của xã hội và các hành vi sức khỏe cũng như những vấn đề khác tồn tại ở bậc thang cuối cùng của xã hội, đặc biệt là ở những vùng nghèo khổ nhất phải chịu dựng cuộc sống thiếu thốn trong một môi trường độc hại. Do đó chất lượng cuộc sống ở trong mỗi gia đình rõ ràng là có sự liên quan mật thiết đến quá trình phát triển của các em, nếu như những đặc trưng đó bị rối loạn ví dụ như sự rối loạn 120
  16. cảm xúc ở người mẹ hoặc người cha hoặc giả như cha mẹ các em mắc phải những bệnh về tâm thần hay thể chất cũng như sự thiếu hụt những chất trong cuộc sống cộng đồng, nếu có thêm sự phối hợp với những khó khăn trong đời sống như thất nghiệp: nhà ở thiếu thơn, chật chội, nghiện hút... thì nguy trên lại càng tăng. Hiện tượng này thường xảy ra ở những khu lao động nghèo ở thành phố hoặc ở những vùng nông thôn nghèo. Nhịp độ phát triển ở giai đoạn đầu thường nhanh, sau đó là giai đoạn phát triển chậm và khi đứa trẻ lên 5 tuổi thì bắt đầu giảm xuống. Sau đó lại chuyển sang giai đoạn tăng hết mức ở thời kỳ tuổi thiếu niên. - Yếu tố di truyền cũng có ý nghĩa trong sự quyết định xu hướng phát triển và xu hướng này cần phải được duy trì và thúc đẩy thông qua năng lượng lấy từ môi trường. Vì thế mà trong những giới hạn bình thường mỗi cá thể có một quỹ đạo phát triển riêng của mình. Nếu như có sự chệch hướng, chính là do sự tác động bất lợi của môi trường đã khởi động các cơ thể để "bắt kịp". Khả năng bắt kịp tiềm tàng cho phép mỗi cá thể đạt được một đường cong phát triển như ban đầu trong những trường hợp bình thường. Môi trường văn hóa và xã hội với sự phát triển ở trẻ em - J.Colley và D.D. Reid, A.R.Desai, S.D. Phillai (1972) còn nêu lên vấn đề môi trường văn hóa và xã hội cũng có những ảnh hưởng tới quá trình phát triển thể lực và sự giáo dục. Có nhiều yếu tố đã được xác định như là một chỉ thị của môi trường kinh tế, xã hội trong đó có những yếu tố có quan hệ chặt chẽ với quá trình phát triển của trẻ em. - Nhà cửa, sự tăng nhanh dân số, tỷ lệ giữa người giàu, người nghèo, mức thu nhập hoặc số ruộng đất để canh tác đều có một mối quan hệ hữu cơ với sự phát triển thể lực của trẻ em. Người ta cũng nhận thấy rằng chất lượng của việc chăm sóc một đứa trẻ phải được đánh giá qua trình độ học vấn của cha mẹ, nhất là mẹ. Trong những gia đình có cả cha và mẹ hoặc gia đình có ít người, có khoảng cách giữa các lần sinh dẻ ít nhất là 24 tháng đều có mối liên quan chặt chẽ với sự phát triển đầy đủ của đứa trẻ. Nếu như một đứa trẻ có cân nặng thấp khi sinh, người mẹ đẻ nhiều con, nhà chật chội, cha mẹ không đủ khả năng nuôi dưỡng, đứa trẻ bị ỉa chảy nhiều lần, không được sự chăm sóc đầy đủ của y tế, và thức ăn lại thiếu chất, vv... đều là những yếu tố góp phần tác động lên sự phát triển của trẻ. Nếu như những yếu tố trên càng nhiều ở một đứa trẻ thì trẻ đó có xu hướng bé nhỏ đi. - Ngoài ra nếu như tình trạng thiếu thốn về nhà cửa, đông người, tình trạng vệ sinh kém, thu nhập gia đình thấp, mối quan hệ trong gia đình bị đổ vỡ sẽ dẫn tới thiếu sự ủng hộ về đạo đức, xã hội, văn hóa. Kết hợp với hoàn cảnh của người mẹ phải lao động quá vất vả, không còn thời gian chăm sóc con cái cũng dẫn tới sự giảm sút về phát triển thể lực ở trẻ em. - Mối liên quan về sự trưởng thành: về tri thức và tâm lý xã hội ở trẻ em: Trẻ em cùng ở với cha mẹ và gia đình sẽ được trưởng thành đần trong quá trình giáo dục của gia đình và xã hội về các lĩnh vực văn hóa, xã hội, dù ở bất kỳ một chế độ xã hội nào. Sự hiểu biết này là kết quả của một quá trình trưởng thành phức tạp và lâu dài TỰ LƯỢNG GIÁ 121
  17. Công cụ: câu hỏi trắc nghiệm Hướng dẫn tự lượng giá: Sau khi học xong bài học này, anh / chị hãy tự lượng giá bằng trả lời các câu hỏi sau: 1. Trả lời ngắn các câu từ 1 đến 8 bằng cách điền từ hoặc cụm tử thích hợp vào khoảng trống: 1. Hai tác hại chính của bệnh cận thị học đường là: A……. B……. 2. Trường học phải có phòng...(A)..... để chăm sóc sức khỏe cho học sinh A……. 3. Mức độ cong vẹo cột sống gồm: A……. B……. C……. 4. Thông gió nhân tạo thường sử dụng..... (A)... hoặc... (B)... để đưa không khí bẩn từ trong lớp học ra ngoài. A……. B……. 5. Khi phòng học thiếu ánh sáng, cần hỗ trợ hai loại đèn trong phòng là: A……. B……. 6. Trong lớp học phải có hai hệ thống cửa là: A……. B……. 7. Ba ưu điểm của đèn neon là: A……. B……. C…….. 8. Hai yêu cầu chính của bàn và ghế là: A……. B……. 122
  18. 2. Chọn một câu trả lời đúng nhất cho các câu từ 9 đến 13 bằng cách đánh dấu X vào ô có chữ cái tương ứng với chữ cái đầu trả lời mà bạn chọn Câu hỏi A B C D 9. Địa điểm xây dựng trường học phải: X A. Ở xa trung tâm B. Ở khu trung lâm C. Ở ngoại ô thành phố D. Ở khu không có nhà máy sản xuất công nghiệp 10. Hướng tốt nhất của lớp học để lấy được nhiều ánh sáng là: X A. Hướng Nam, hướng Tây Nam B. Hướng Đông, hướng Bắc C. Hướng Nam, hướng Đông Nam D. Hướng Đông, hướng Đông Bắc 11. Diện tích xây dựng trường học ở nông thôn miền núi là: A. 6 m2/học sinh B. 8 m2/học sinh C. 10 m2/học sinh D. 12 m2/học sinh 12. Diện tích đất cần thiết để trồng cây xanh trong nhà trường là: A. 40% B. 50% C. 60% D. 70% 13. Nhu cầu được uống cho học sinh vào mùa bóng là: A. 0,3 lít /học sinh/ca học B. 0,5 lít /học sinh/ca học C. 0,7 lít /học sinh/ca học D. 0,9 lít /học sinh/ca học 3. Phân biệt đúng sai cho các câu từ 14 đến 20 bằng cách đánh dấu X vào cột A cho câu đúng và cột B cho câu sai Câu hỏi A B 14 Đơn vị đo ánh sáng nhân tạo là lux 15 Tiêu chuẩn ánh sáng nhân tạo trong phòng học là: 400- 700 lux 123
  19. 16 Cửa chớp để ngăn bụi và chống tiếng ồn 17 Bờ trên của cửa sổ phải cách tràn 0,5 m 18 Tường của lớp học phải được quét vôi màu tối để tăng độ chiếu sáng 19 Diện tích đất trồng cây xanh trong trường học phải bằng 40% diện tích đất cho xây dựng 20 Bờ dưới của bảng phải cách nền 1 m HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU, VẬN DỤNG THỰC TẾ 1. Phương pháp học Sinh viên nghiên cứu trình tự các phần trong bài học. Khi nghiên cứu phần yêu cầu vệ sinh của lớp học cần tham khảo thêm cuốn sách "Sổ tay học đường", tr 10 - 18. Tìm đọc trên thư viện của Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên tài liệu: Bài giảng định hướng sức khỏe môi trường, Bài giảng Vệ sinh - Môi trường -Dịch tễ tập I, Vệ sinh môi trường - Trường Đại học Y Hà Nội để hiểu rõ thêm phần các bệnh liên quan đến trường học - Tự đọc tài liệu, hãy đánh dấu vào những chỗ chưa hiểu, trình bày những chỗ chưa hiểu với giáo viên để được giải đáp. Sinh viên quan sát tại các trường tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học như đại điểm xây dựng trường học, lớp học, cách bố trí các khu nhà trong trường học, điều kiện học tập bàn, ghế, phấn bảng.... xem có phù hợp với thực tiễn hay không? Phỏng vấn các trường hợp cong vẹo cột sống, cận thị học đường để tìm ra các yếu tố nguy cơ . 2. Vận dụng thực tế Cần nắm vững các kiến thức về các nguyên nhân gây ra các bệnh học đường để tuyên truyền cho học sinh trong độ tuổi đi học, các bậc phụ huynh biết cách phòng chống các bệnh học đường như trong trường học bàn ghế phải hợp quy cách, có góc học tập ở nhà, ánh sáng phải dạt tiêu chuẩn.... 3. Tài liệu tham khảo 1. Lê Văn Khoa (1995), Môi trường và ô nhiễm, Nhà xuất bản Giáo dục. 2. Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (1998), Vệ sinh môi trường dịch tễ tập 1, Trường Đại học Y khoa Hà Nội. 3. Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên (1997), Bài giảng định hướng sức khỏe môi trường, Nhà xuất bản Y học. 4. Viện lao động (2002), Thường quy kỹ thuật xét nghiệm, Nhà xuất bản Y học. 5. Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ (2001), Bài giảng sức khỏe môi trường, Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên. 6. Dự án Việt Nam Hà Lan tăng cường giảng dạy hướng cộng đồng trong tám trường đại 124
  20. học Y Việt nam (2001), Tài liệu phát tay phần môi trường, Bộ môn Vệ sinh - Môi trường - Dịch tễ. Trường Đại học y khoa Hà Nội. 7. Giáo trình Môi trường - Độc chất (2004), Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên. 8. Giáo trình thực hành Môi trường - Độc chất (2004), Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên. 125
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2